Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019

ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 12

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Những món ăn tàn nhẫn và vô nhân tính nhất thế giới

Bộ Công an công bố danh tính 10 bị can trong vụ án Nhật Cường

authorPV Thứ Tư, ngày 10/07/2019 18:02 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Bộ Công an đã chính thức công bố danh tính của những bị can trong vụ án Nhật Cường Software. Trong số này có ông chủ Nhật Cường và một đối tượng nữa đang trốn truy nã.


   
 bo cong an cong bo danh tinh 10 bi can trong vu an nhat cuong hinh anh 1
Ông chủ Nhật Cường Bùi Quang Huy đã bị Bộ Công an truy nã. (Ảnh: IT)
Danh tính 10 người đã bị khởi tố bị can gồm:
1. Bùi Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường về 2 tội danh “Buôn lậu” và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” theo Khoản 4 Điều 188 và Khoản 3 Điều 221 Bộ luật hình sự năm 2015; “Rửa tiền” theo khoản 3 Điều 324 Bộ luật hình sự.
2. Nguyễn Bảo Ngọc, Giám đốc Tài chính Công ty Nhật Cường về 02 tội danh “Buôn lậu” và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” theo Khoản 4 Điều 188 và Khoản 3 Điều 221 Bộ luật hình sự năm 2015;
3. Nguyễn Thị Bích Hằng, Kế toán trưởng Công ty Nhật Cường về tội danh “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” theo Khoản 3 Điều 221 Bộ luật hình sự năm 2015;
4. Trần Ngọc Ánh, Phó Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường về tội danh “Buôn lậu” theo Khoản 4 Điều 188 Bộ luật hình sự năm 2015;
5. Đỗ Quốc Huy, Giám đốc kinh doanh Công ty Nhật Cường về tội danh “Buôn lậu” theo Khoản 4 Điều 188 Bộ luật hình sự năm 2015;
6. Hoàng Văn Phong, Trưởng ngành hàng Apple Công ty Nhật Cường về tội danh “Buôn lậu” theo Khoản 4 Điều 188 Bộ luật hình sự năm 2015;
7. Nông Văn Lư, Nhân viên Công ty Nhật Cường về tội danh “Buôn lậu” theo Khoản 4 Điều 188 Bộ luật hình sự năm 2015;
8. Đỗ Văn Dũng, tội danh “Buôn lậu” theo Khoản 4 Điều 188 Bộ luật hình sự năm 2015;
9. Ngô Xuân Sử, Giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng Thanh Sơn về tội danh “Buôn lậu” theo Khoản 4 Điều 188 Bộ luật hình sự năm 2015;
10. Ngô Tuấn Sửu, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng Thanh Sơn về tội danh “Buôn lậu” theo Khoản 4 Điều 188 Bộ luật hình sự năm 2015.
Trong đó, đã truy nã toàn quốc, truy nã quốc tế đối với bị can Bùi Quang Huy và Ngô Xuân Sử; 8 bị can còn lại hiện đang tạm giam.
Trước đó tại buổi họp báo thường kỳ tháng 5/2019, báo chí đã đặt câu hỏi về danh tính những người bị khởi tố trong vụ án Nhật Cường với Trung tướng Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng Bộ Công an, Tướng Quang đãcho biết: Bản chất của các trường hợp phạm tội khi bị phát hiện luôn "tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để trốn tránh", trong đó có cả việc bỏ trốn khỏi nơi cư trú như ông chủ Nhật Cường. Thực tế này gây khó khăn cho quá trình điều tra.
Cơ quan chức năng đang điều tra mở rộng vụ án, làm rõ vi phạm của các trường hợp liên quan; đồng thời tập trung lực lượng, biện pháp để truy bắt bằng được Bùi Quang Huy, đưa về xử lý theo đúng quy định của pháp luật...
"Chúng tôi sẽ công bố danh tính 8 người đã bị khởi tố trong thời điểm thích hợp nhất, để không ảnh hưởng đến quá trình điều tra vụ án", Trung tướng Lương Tam Quang nói.
Liên quan đến vụ án Nhật Cường, chiều nay (10/7), Bộ Công an đã thông báo: Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 12/C03-P14, Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố bị can số 21/C03-P14 và Lệnh khám xét số 114/C03-P14 đối với bị can Bùi Quang Huy, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường  về tội “Rửa tiền” theo khoản 3 Điều 324 Bộ luật hình sự.
Ngày 10/7/2019, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã phê chuẩn các Quyết định và Lệnh nêu trên. Cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thi hành Quyết định và Lệnh nêu trên theo đúng quy định pháp luật.
Trước đó, ngày 14/5/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra Quyết định khởi tố vụ án số 27/C03-P14 về tội “Buôn lậu” theo Điều 188 Bộ luật hình sự năm 2015 và tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 221 Bộ luật hình sự năm 2015, xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường. Đồng thời đã khởi tố 10 bị can nêu trên.

Họ đã toan tính những gì để đến nỗi bị kỷ luật?

Lại một thông báo được phát đi từ UB Kiểm tra TƯ, với nhiều cái tên cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo một số địa phương, bộ ngành và nguyên lãnh đạo Chính phủ bị kỷ luật.

Người dân khó hiểu vì sao, trên cương vị công tác đó, những cán bộ này lại vi phạm kỷ luật như vậy, khi chính họ hiểu rất rõ các qui định của pháp luật và những nguyên tắc trong sinh hoạt Đảng dành cho cán bộ chủ chốt.
Cái tên đầu tiên được dư luận quan tâm là nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh. Ông Ninh bị UB Kiểm tra TƯ đề nghị Bộ Chính trị thi hành kỷ luật vì những sai phạm thời ông làm Bộ trưởng Tài chính rồi Phó Thủ tướng khi quyết định chủ trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các cảng Quy Nhơn, Quảng Ninh trái với kết luận của Bộ Chính trị.
Rồi trên cương vị Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Tài chính kiêm Chủ tịch Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ông đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để xảy ra vụ việc gây thiệt hại lớn tiền của Nhà nước, nhiều cán bộ, đảng viên liên quan bị xử lý hình sự trong vụ án kinh tế Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho công ty Cho thuê tài chính 2 (ALC 2) vay tiền.
Họ đã toan tính những gì để đến nỗi bị kỷ luật?
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh. Ảnh: VietnamFinance
Những vi phạm của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh được cho là “rất nghiêm trọng”, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân ông. Mức kỷ luật cụ thể thế nào, phải chờ quyết định của Bộ Chính trị, nhưng chắc chắn sẽ không nhẹ đối với những sai phạm của một người từng là ủy viên Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ.
Liên quan đến những sai phạm của ông Vũ Văn Ninh là sai phạm của 4 vị Thứ trưởng của Bộ GTVT. Thứ trưởng Nguyễn Văn Công nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo, 2 Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông và Nguyễn Nhật bị khiển trách cùng với ông Nguyễn Ngọc Huệ, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. UB Kiểm tra TƯ đã đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ GTVT nhiệm kỳ 2011 - 2016 và nguyên Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường của Bộ này.
Những sai phạm của Ban cán sự đảng Bộ GTVT được kết luận là “nghiêm trọng, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT, gây thất thoát lớn tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và ngành GTVT, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật”.
Không chỉ lãnh đạo Bộ GTVT mà những người liên quan như các ông Phạm Viết Muôn, nguyên Phó Chủ nhiệm VPCP; Trần Ngọc Thành, nguyên Chủ tịch HĐTV Tổng công ty ĐSVN cũng nhận án kỷ luật vì tiếp tay cho sai phạm.
Một tập thể lãnh đạo nữa bị kỷ luật Đảng trong dịp này là Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Đồng Nai. Hai đời giám đốc công an tỉnh “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm”, đến các ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh này.
Nắm giữ một ngành rất quan trọng trong hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật của nhà nước, thế nhưng họ đã buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong hoạt động điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc; trong công tác quản lý, sử dụng vũ khí, đất đai, tài chính, tài sản và công tác cán bộ; để nhiều cán bộ, chiến sĩ bị xử lý hình sự.
Cùng với đó, UB Kiểm tra TƯ cũng chỉ ra những sai phạm của một vị đại biểu Quốc hội 3 khóa liền - ông Hồ Văn Năm. Từng đứng đầu ngành Kiểm sát địa phương, giờ là ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai, Trưởng đoàn ĐBQH Đồng Nai, ủy viên UB Tư pháp của Quốc hội nhưng ông cũng “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, dẫn đến sai phạm trong việc giải quyết một số vụ án hình sự”.
Một nguyên Phó Thủ tướng, 4 ông vừa “nguyên” vừa “hiện” ngồi ghế Thứ trưởng; rồi những cán bộ chủ chốt của các cơ quan bảo vệ pháp luật của một tỉnh, hơn ai hết, họ rất hiểu những nguyên tắc cơ bản trong sinh hoạt Đảng khi lãnh đạo, chỉ đạo công việc chuyên môn của ngành, lĩnh vực mình phụ trách. Thế mà hầu hết, họ đã vi phạm vào nguyên tắc đầu tiên: “ tập trung dân chủ”.
Chắc có lẽ, khó ai tin rằng đó là những sai phạm do vô ý, do hạn chế về trình độ, nhận thức! Còn vì lý do gì mà họ rủ nhau vi phạm nguyên tắc sinh hoạt đảng, bắt tay nhau cùng sai phạm pháp luật, dẫn đến những thiệt hại to lớn về tài sản cho nhà nước, danh dự của tổ chức đảng và cá nhân mình thì chỉ có họ mới biết. Chỉ có điều người dân không biết là khi quyết định làm sai có lề có lối như vậy, những cán bộ chủ chốt này đã đặt uy tín của Đảng ở đâu, giữa những toan tính thiệt hơn của mình!
Ông Vũ Văn Ninh trong thời gian giữ cương vị đã có nhiều quyết định quan trọng. Một số trong đó đã được ....
Lưu Hương

Cựu thượng tá Út 'Trọc' tiếp tục bị điều tra cáo buộc lừa đảo

Bộ Quốc phòng cho hay ông Đinh Ngọc Hệ mở công ty không vốn, không nhân lực song vẫn ký hợp đồng liên doanh để kiếm lời


Chiều 9/7 trả lời báo giới về tiến trình điều tra giai đoạn 2 vụ án liên quan ông Đinh Ngọc Hệ (Út "Trọc", cựu chủ tịch Công ty Cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn - Bộ Quốc phòng), người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Đức cho biết cơ quan điều tra đã làm rõ việc ông Hệ thuê làm người làm giám đốc của 8 công ty.
Các giám đốc này có nhiệm vụ ký nhận bảo lãnh vay vốn ngân hàng bằng tài sản thế chấp ở khu đất 79 của TP HCM để phục vụ cho mục đích của ông Hệ.
Đinh Ngọc Hệ tại phiên toà sơ thẩm. Ảnh: PV
Đinh Ngọc Hệ tại phiên toà sơ thẩm. Ảnh: PV
Cơ quan điều tra cũng xác định ông Hệ làm chủ của công ty Yên Khánh nhưng doanh nghiệp này không có vốn, không có cơ cấu tổ chức, nhân lực...; lập ra chỉ để ký hợp đồng liên doanh phục vụ cho mục đích cá nhân, kiếm lời.
"Hành vi của Đinh Ngọc Hệ và đồng phạm có đủ yếu tố cấu thành tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Bộ Quốc phòng đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan để xử lý trong giai đoạn tiếp theo", ông Được nói.
Ông Hệ đang thụ án 12 năm tù trong vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụSử dụng giấy tờ giả của cơ quan tổ chức, theo bản án phúc thẩm tháng 11/2018 TAND quân sự trung ương.
Mở rộng điều tra các sai phạm của ông Hệ tại Công ty Thái Sơn, đầu năm 2019 Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01, Bộ Công an) cũng khởi tố vụ án, khởi tố bị can với Đinh Ngọc Hệ về hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, theo điều 358 Bộ luật Hình sự năm 2015. 
Hoàng Thùy



Vụ bắt ông Lê Tấn Hùng: Nhiều giao dịch giữa Sagri và tập đoàn Trung Thủy

Bạch Huệ |

Vụ bắt ông Lê Tấn Hùng: Nhiều giao dịch giữa Sagri và tập đoàn Trung Thủy

Tập đoàn Trung Thủy là doanh nghiệp có tiếng tại Tp.HCM với thế mạnh kinh doanh bất động sản, với hàng loạt dự án mang thương hiệu Lancaster đã và đang được triển khai. Người đại diện theo pháp luật của Tập đoàn này là bà Dương Thanh Thuỷ, giám đốc là ông Nguyễn Trung Tín.

Ngày 6/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã bắt tạm giam ông Lê Tấn Hùng (56 tuổi, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn - Sagri) trong vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Ông Lê Tấn Hùng được biết đến là em trai của ông Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành uỷ Tp.HCM.
Dưới thời ông Lê Tấn Hùng, Sagri có nhiều giao dịch, hợp tác làm ăn với Tập đoàn Trung Thuỷ.
Theo Kiểm toán Nhà nước, Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Nông Lâm Hải sản (100% vốn của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn) đã ký 10 hợp đồng góp vốn thành lập pháp nhân mới để hợp tác đầu tư trên 24 khu đất có tổng diện tích hơn 1.900 ha.
Trong số hơn 1.900 ha đất nói trên, Tổng công ty đã bàn giao đất và tài sản trên đất của Công ty TNHH MTV Bò sữa Tp.HCM (Công ty con của Sagri) cho Công ty TNHH Nông nghiệp Trung Thủy Sagri là 140 ha.
Công ty TNHH Nông nghiệp Trung Thuỷ Sagri là công ty con được thành lập do Tập đoàn Trung Thủy nắm 64% còn Sagri nắm 36%.
Công ty có vốn điều lệ 223 tỷ đồng. Doanh nghiệp này được thành lập dựa trên hợp tác giữa Trung Thuỷ và Sagri để thực hiện Dự án nông nghiệp công nghệ cao ở Củ Chi, với điện tích 650 ha đất và vốn đầu tư khoảng 820 tỷ đồng.
Phía Tập đoàn Trung Thủy cam kết tự nguyện cho Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn vay toàn bộ tiền góp vào vốn điều lệ ban đầu liên doanh nói trên và không tính lãi.
Theo hợp đồng hợp tác này, bên Trung Thủy thanh toán cho Sagri chi phí đầu tư vào đất còn lại tạm tính 500 triệu đồng/ha.
Việc hợp tác này bị Kiểm toán Nhà nước cho rằng Việc này là không đúng quy định của Thủ tướng và quyết định của UBND Tp.HCM (Quyết định 5039/2013) về công nhận quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH MTV Bò sữa Tp.HCM.
Cụ thể, Quyết định 5039 của UBND Tp.HCM có quy định là "không được cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất dưới bất kỳ hình thức nào.
Vì thế, Kiểm toán Nhà nước đã đề nghị Sagri thanh lý hợp đồng với Trung Thuỷ Group về việc góp vốn thành lập pháp nhân mới là Trung Thuỷ Sagri, do thuộc lĩnh vực không được phép đầu tư.
Năm 2016, Trung Thuỷ và Sagri cũng có thương vụ hợp tác và hiện đã có kết quả. Cụ thể hai bên đã thực hiện dự án cao ốc văn phòng 195 Điện Biên Phủ có quy mô 1.398 m2, với tổng mức đầu tư 146 tỷ đồng. Thời hạn hợp tác là 20 năm. Hiện dự án đã hoàn thành và đi vào khai thác với tên gọi DreamPlex 2.
Ngoài ra, Sagri còn thành lập nhiều pháp nhân có liên quan đến Trung Thuỷ thực như Công ty TNHH Trung Thủy Lancaster, Lancaster Tân Thuận…để thực hiện loạt dự án trên các khu đất vàng rộng hàng trăm ngàn m2 tại Tp.HCM.
Tập đoàn Trung Thuỷ do bà Dương Thanh Thuỷ thành lập năm 1994, ban đầu kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, là người khai sinh thương hiệu Miss Aodai.
Năm 2003 thì tập đoàn này đã bước và kinh doanh bất động sản. Cũng từ đó, Trung Thuỷ cho ra đời loạt chung cư, dự án bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp ở nhiều vị trí đắc địa tại Tp.HCM, Hà Nội hay các tỉnh ven biển.
Tuy là doanh nghiệp địa ốc tầm cỡ nhưng Trung Thuỷ khá kín tiếng. Doanh nghiệp này chỉ thực sự gây sốt khi Dreamplex tiếp đón Tổng thống Obama khi ông qua Việt Nam công du và doanh nhân trẻ Nguyễn Trung Tín - con trai của bà Dương Thanh Thuỷ kết hôn với hoa hậu Việt Nam Đặng Thu Thảo .
theo VnEconomy

Nguyên tổng giám đốc Sài Gòn One Tower lãnh án

Dân trí Lợi dụng nhiệm vụ được giao Dũng, tự ý lập hồ sơ đề xuất, phê duyệt, quyết định chi tiền theo thủ tục tạm ứng trái với quy định của công ty Sài Gòn One Tower cho cá nhân mình để chiếm đoạt số tiền 16,6 tỉ đồng.

Chiều 10/7, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt bị cáo Phạm Thanh Dũng (SN 1970, nguyên tổng giám đốc công ty Sài Gòn One Tower) 12 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.



Nguyên tổng giám đốc Sài Gòn One Tower lãnh án - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Bị cáo Dũng lãnh 12 năm tù.
Theo cáo trạng, công ty cổ phần Sài Gòn One Tower thành lập ngày 31/3/2004, với tên gọi ban đầu là công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn M&C, địa chỉ trụ sở tại 34 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1.
Công ty Sài Gòn One được thành lập để thực hiện đầu tư xây dựng dự án cao ốc Sài Gòn One Tower trên diện tích 6.672,2 m2. Dự án đã được khởi công xây dựng từ năm 2008, đã hoàn thành xong phần thô và tạm ngưng triển khai các hạng mục còn lại do thiếu vốn từ tháng 11/2011 đến nay.
Phạm Thanh Dũng được bổ nhiệm tổng giám đốc công ty Sài Gòn one Tower từ ngày 26/5/2007 đến 20/7/2011, bị bãi nhiệm.
Từ ngày 30/7/2007 đến 12/5/2011, Phạm Thanh Dũng đã lợi dụng nhiệm vụ được giao là tổng giám đốc của công ty Sài Gòn One Tower, tự ý lập hồ sơ đề xuất, phê duyệt, quyết định chi tiền theo thủ tục tạm ứng trái với quy định của công ty Sài Gòn One Tower cho cá nhân mình 121 lần với tổng số tiền 41 tỉ đồng. Dũng chỉ sử dụng một phần nhỏ cho việc chi phí của công ty số tiền 604 triệu đồng, số còn lại Dũng đã chiếm đoạt để sử dụng cá nhân và chi tiêu bất hợp pháp hết không thu hồi được gây thiệt hại về tài sản cho công ty Sài Gòn One Tower.
Tại phiên tòa, bị cáo Dũng khai nhận hành vi như cáo trạng quy kết. Tuy nhiên, bị cáo cho rằng có nhiều khoản tiền bị cáo mới chỉ ký tạm ứng và số tiền này vẫn đang nằm trên tài khoản của công ty.



Nguyên tổng giám đốc Sài Gòn One Tower lãnh án - 2
Nhấn để phóng to ảnh
Tòa nhà Sài Gòn one Tower bị bỏ hoang nhiều năm.
Luật sư bào chữa cho bị cáo cho rằng không có đủ căn cứ xác định bị cáo phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài. Cơ quan điều tra không xác định rõ số tiền chiếm đoạt, không chứng minh được bị cáo không đủ khả năng trả nợ, không chứng minh được dòng tiền sau khi bị cáo tạm ứng. Từ đó, đề nghị HĐXX xem xét lại tội danh cho bị cáo.
Luật sư cho rằng lời khai của bị cáo và những người liên quan có nhiều mâu thuẫn. Vụ án xảy ra do sự yếu kém của bị cáo trong công tác quản lý. Bên cạnh đó, luật sư cũng trình bày nhiều tình tiết giảm.
Sau khi nghị án HĐXX nhận định, trong quá trình làm việc tại công ty Sài Gòn One Tower bị cáo đã có hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản. Căn cứ vào hồ sơ vụ án, lời khai của những lời liên quan, có đủ căn cứ định cáo trạng truy tố bị cáo là đúng người đúng tội.
Mặc dù, cáo trạng truy tố bị cáo chiếm đoạt số tiền hơn 40 tỉ đồng, nhưng chỉ xác định được bị cáo chiếm đoạt số tiền 16,6 tỉ đồng. Đối với số tiền còn lại đang nằm trong tài khoản tạm ưng của bị cáo tại công ty, số tiền này chưa hoạch được hoạch toán, mỗi năm công ty vẫn báo cáo tài chính nên không có căn cứ cáo buộc bị cáo chiếm đoạt.
Xuân Duy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét