CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 277
(ĐC sưu tầm trên NET)
Iran vừa treo cổ một cựu nhân viên Bộ quốc phòng với cáo buộc gián điệp cho Mỹ - Ảnh: internet
Iran và các đồng minh nhắm mục tiêu vào hệ thống tình báo gián điệp của Mỹ. Ảnh: Tehran News
TIỂU MINH
Iran xử tử một cựu nhân viên Bộ Quốc phòng vì làm gián điệp cho Mỹ
Minh Hằng |
Iran vừa xử tử Jalal Hajizavar, một nhân viên từng làm việc cho Bộ Quốc phòng nước này sau khi các tài liệu và thiết bị gián điệp với Mỹ được tìm thấy tại nhà của anh ta. Cái chết xảy ra đúng vào thời điểm căng thẳng dữ dội giữa Iran và Washington.
Iran
vừa xử tử Jalal Hajizavar, một nhân viên từng làm việc cho Bộ Quốc
phòng nước này sau khi các tài liệu và thiết bị gián điệp với Mỹ được
tìm thấy tại nhà của anh ta. Cái chết xảy ra đúng vào thời điểm căng
thẳng dữ dội giữa Iran và Washington.
Theo, hãng thông tấn Iran ISNA, Jalal Hajizavar, cựu nhân viên hợp đồng cho tổ chức nghiên cứu hàng không vũ trụ thuộc Bộ quốc phòng Iran, đã bị treo cổ tại nhà tù Rajai Shahr ở thành phố Karaj, phía tây nước này vào đầu tuần, với cáo buộc làm gián điệp cho Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và chính phủ Mỹ.
ISNA cho biết, trong quá trình điều tra, bị cáo "rõ ràng thú nhận là gián điệp" để đổi lấy tiền, thêm vào đó "các tài liệu và thiết bị gián điệp đã được tìm thấy tại nhà của anh ta". Ngoài ra, vợ của Jalal cũng đang thụ án 15 năm tù vì có liên quan đến gián điệp.
Báo cáo được đưa ra vài ngày sau khi Iran tuyên bố bắn rơi một máy bay do thám không người lái của Mỹ xâm phạm không phận nước này ở vùng Vịnh.
Đầu tuần này, giới chức Iran cũng đã xác nhận triệt phá một mạng lưới gián điệp "mới" của Mỹ có liên quan tới CIA và bắt giữ một số điệp viên trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Theo, hãng thông tấn Iran ISNA, Jalal Hajizavar, cựu nhân viên hợp đồng cho tổ chức nghiên cứu hàng không vũ trụ thuộc Bộ quốc phòng Iran, đã bị treo cổ tại nhà tù Rajai Shahr ở thành phố Karaj, phía tây nước này vào đầu tuần, với cáo buộc làm gián điệp cho Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và chính phủ Mỹ.
ISNA cho biết, trong quá trình điều tra, bị cáo "rõ ràng thú nhận là gián điệp" để đổi lấy tiền, thêm vào đó "các tài liệu và thiết bị gián điệp đã được tìm thấy tại nhà của anh ta". Ngoài ra, vợ của Jalal cũng đang thụ án 15 năm tù vì có liên quan đến gián điệp.
Báo cáo được đưa ra vài ngày sau khi Iran tuyên bố bắn rơi một máy bay do thám không người lái của Mỹ xâm phạm không phận nước này ở vùng Vịnh.
Đầu tuần này, giới chức Iran cũng đã xác nhận triệt phá một mạng lưới gián điệp "mới" của Mỹ có liên quan tới CIA và bắt giữ một số điệp viên trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
theo Một thế giới
Iran tuyên bố "đánh bật" hệ thống tình báo Mỹ
Nguyên Văn |
Ngày 18-6, Bộ Tình báo Iran cho biết nước này đã thành công trong việc "giáng một đòn nặng nề vào mạng lưới gián điệp quốc tế của Mỹ", theo đài CNN.
Tuyên bố ngày 18-6 của Bộ tình báo Iran nói rằng họ đã cùng đồng minh nhắm mục tiêu vào mạng lưới gián điệp và đã thành công khi "ngăn chặn các kế hoạch của Mỹ".
"Iran cũng có các đồng minh tình báo và trao đổi thông tin với họ. Hiện tại Iran đang trong cuộc trận chiến tình báo với Mỹ. Trong trận chiến này, Iran sử dụng khả năng của mình và từ các đồng minh”, CNN dẫn lời tuyên bố của Bộ tình báo Iran cho biết.
Thông tin từ tờ Tehran News cho biết phía Mỹ đã lợi dụng không gian mạng để hành động chống lại Iran và dùng để liên lạc với các gián điệp trên khắp thế giới thông qua các hệ thống liên lạc an toàn.
Ngoài ra, tờ báo này còn nói thêm các lực lượng Iran đã xâm nhập vào các hệ thống gián điệp không gian mạng của Mỹ dưới vỏ bọc là các trang web xã hội, sức khỏe hay thể thao.
Theo CNN, giới chức Mỹ đã phủ nhận tuyên bố trên và bác bỏ đã bị phía Iran “giáng đòn nặng nề” vào hệ thống tình báo Mỹ.
Hãng thông tấn nhà nước Iran IRNA)cho biết Bộ trưởng An ninh Quốc gia Iran Ali Shamkhani cũng đưa ra khẳng định như trên trước chuyến đi đến Nga.
Tuy nhiên, ông Shamkhani không cung cấp bất kỳ chi tiết hay bằng chứng nào cho báo giới và chỉ tiết lộ rằng các tài liệu về hoạt động gián điệp của Iran chống lại CIA trên không gian mạng sẽ sớm được công bố ".
Bộ trưởng An ninh Quốc gia Iran dự kiến sẽ tham dự diễn đàn an ninh quốc tế bắt đầu từ ngày 18-6 tại TP Ufa, Nga.
Theo IRNA, an ninh quốc gia , phát triển bền vững kinh tế và các mối đe dọa sẽ là những chủ đề chính được thảo luận tại diễn đàn lần này.
Ngoài ra, các sáng kiến chính trị, quân sự và an ninh chung sẽ được đưa ra để xem xét, quản lý "các thách thức và mối đe dọa an ninh lẫn nhau".
Các thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran ngày càng trầm trong.
Mỹ đã đổ lỗi cho Iran đứng đằng sau cuộc tấn công của hai tàu chở dầu trong tuyến đường vận chuyển quan trọng qua Eo biển Hormuz . Còn phía Tehran liên tục phủ nhận mạnh mẽ các cáo buộc mà họ cho là vô căn cứ từ Mỹ.
"Iran cũng có các đồng minh tình báo và trao đổi thông tin với họ. Hiện tại Iran đang trong cuộc trận chiến tình báo với Mỹ. Trong trận chiến này, Iran sử dụng khả năng của mình và từ các đồng minh”, CNN dẫn lời tuyên bố của Bộ tình báo Iran cho biết.
Thông tin từ tờ Tehran News cho biết phía Mỹ đã lợi dụng không gian mạng để hành động chống lại Iran và dùng để liên lạc với các gián điệp trên khắp thế giới thông qua các hệ thống liên lạc an toàn.
Ngoài ra, tờ báo này còn nói thêm các lực lượng Iran đã xâm nhập vào các hệ thống gián điệp không gian mạng của Mỹ dưới vỏ bọc là các trang web xã hội, sức khỏe hay thể thao.
Theo CNN, giới chức Mỹ đã phủ nhận tuyên bố trên và bác bỏ đã bị phía Iran “giáng đòn nặng nề” vào hệ thống tình báo Mỹ.
Hãng thông tấn nhà nước Iran IRNA)cho biết Bộ trưởng An ninh Quốc gia Iran Ali Shamkhani cũng đưa ra khẳng định như trên trước chuyến đi đến Nga.
Tuy nhiên, ông Shamkhani không cung cấp bất kỳ chi tiết hay bằng chứng nào cho báo giới và chỉ tiết lộ rằng các tài liệu về hoạt động gián điệp của Iran chống lại CIA trên không gian mạng sẽ sớm được công bố ".
Bộ trưởng An ninh Quốc gia Iran cũng khẳng định đã thành công trong việc đánh chặn hoạt động gián điệp của Mỹ. Ảnh: AP
Ngoài ra, các sáng kiến chính trị, quân sự và an ninh chung sẽ được đưa ra để xem xét, quản lý "các thách thức và mối đe dọa an ninh lẫn nhau".
Các thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran ngày càng trầm trong.
Mỹ đã đổ lỗi cho Iran đứng đằng sau cuộc tấn công của hai tàu chở dầu trong tuyến đường vận chuyển quan trọng qua Eo biển Hormuz . Còn phía Tehran liên tục phủ nhận mạnh mẽ các cáo buộc mà họ cho là vô căn cứ từ Mỹ.
theo Pháp luật TP.HCM
Đằng sau việc tình báo Mỹ tố Trung Quốc giúp Saudi Arabia phát triển tên lửa
AN BÌNH |
CNN ngày 6-6 dẫn thông tin tình báo Mỹ cho thấy, Saudi Arabia đã nâng cấp đáng kể chương trình tên lửa đạn đạo với sự trợ giúp của Trung Quốc, động thái được cho là đe dọa nỗ lực của Mỹ nhằm hạn chế phổ biến tên lửa ở Trung Đông trong hàng thập kỷ qua.
Hình ảnh vệ tinh được chụp ngày 13-11-2018 cho thấy một nhà máy tên lửa đạn đạo tại một căn cứ tên lửa ở al-Watah, Saudi Arabia. Ảnh: CNN
Các
nguồn tin cho biết, chính quyền Tổng thống Donald Trump ban đầu không
tiết lộ những diễn biến bí mật này cho các thành viên chủ chốt của Quốc
hội. Một số nghị sĩ đảng Dân chủ sau đó phát hiện thông tin trên qua từ
các Kênh bên ngoài chính phủ và đã rất "tức giận" khi chúng đã bị ém
nhẹm.
Việc phát hiện ra các nỗ lực của Saudi Arabia làm
gia tăng mối lo ngại của các thành viên Quốc hội về khả năng chạy đua vũ
trang ở Trung Đông và đây có thể là dấu hiệu cho thấy, chính quyền Tổng
thống Trump ngầm chấp thuận động thái của Riyadh khi tìm cách chống lại
Iran.
Ngoài ra, nguồn tin tình báo cũng đặt ra câu hỏi
về cam kết của chính quyền Mỹ đối với việc không phổ biến tên lửa ở
Trung Đông, và liệu Quốc hội Mỹ hiện có bắt kịp chính sách đối ngoại tại
một khu vực đầy biến động hay không.
Saudi Arabia muốn có tên lửa mang đầu đạn hạt nhân?
Thông tin tình báo bị rò rỉ trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Quốc hội và Nhà Trắng về Saudi Arabia.
Bất
chấp những chỉ trích của lưỡng đảng về cuộc chiến của Riyadh tại Yemen
và vai trò của nước này trong vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi, Nhà
Trắng vẫn tìm kiếm một mối quan hệ gần gũi hơn với Saudi Arabia. Bằng
chứng là Washington gần đây quyết định bán vũ khí và đạn dược hàng tỷ
USD cho Saudi Arabia, bất chấp sự phản đối của Quốc hội.
Dù
chưa thể xác định chắc chắn mục tiêu cuối cùng của Riyadh trong việc
phát triển chương trình tên lửa, động thái này cho thấy khả năng quốc
gia Trung Đông này đang nỗ lực hướng tới sở hữu tên lửa mang đầu đạn hạt
nhân.
Trong cuộc phỏng vấn năm 2018, Thái tử Saudi
Mohammed Bin Salman nói rõ nếu Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, Saudi cũng
sẽ làm tương tự. "Không có gì phải nghi ngờ, nếu Iran phát triển bom hạt
nhân, chúng tôi sẽ bắt kịp sớm nhất có thể", Thái tử Salman khẳng định.
Mặc
dù Saudi Arabia là một trong những nước mua vũ khí lớn nhất của Mỹ,
nhưng Riyadh không được phép mua tên lửa đạn đạo từ Mỹ theo quy định của
Chế độ Kiểm soát Công nghệ Tên lửa 1987, một hiệp ước không chính thức,
đa quốc gia nhằm ngăn chặn việc bán tên lửa có khả năng mang theo vũ
khí hủy diệt hàng loạt.
Theo nguồn tin tình báo, để đối
phó với mối đe dọa tiềm tàng từ Iran, Saudi Arabia liên tục tìm kiếm sự
giúp đỡ từ các quốc gia khác không ký kết hiệp ước, trong đó có Trung
Quốc.
Mất đi lợi thế
Trong nhiều
thập kỷ, Mỹ nỗ lực để đảm bảo Saudi Arabia trở thành quốc gia mạnh nhất
trong khu vực, chủ yếu thông qua việc bán máy bay quân sự cho Riyadh.
Điều này còn nhằm mục đích ngăn Saudi Arabia không tìm cách nâng cấp
chương trình tên lửa.
"Saudi Arabia không cần phải chạy
đua với Iran để sản xuất hoặc mua tên lửa đạn đạo. Nước này đã có sẵn
lợi thế quân sự đáng kể", Behnam Taleblu, thuộc Trung tâm nghiên cứu
Foundation for Defense of Democracies có trụ sở tại Washington, cho
biết.
Tuy nhiên, nhiều câu hỏi được đặt ra trong những
tháng gần đây về việc liệu lợi thế đó có còn tồn tại hay không, đặc biệt
là trong bối cảnh chính quyền Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran
khiến Tehrran quay trở lại con đường sản xuất vũ khí hạt nhân, và Saudi
Arabia phải đối mặt với mối đe dọa tên lửa đạn đạo từ lực lượng ủy nhiệm
của Iran tại Yemen.
Hình ảnh vệ tinh được Washington
Post công bố lần đầu tiên vào tháng 1, cho thấy Saudi Arabia đã xây dựng
một nhà máy tên lửa đạn đạo. Các nhà phân tích cho rằng, nhà máy này
dường như phù hợp với công nghệ do Trung Quốc sản xuất.
Một
hình ảnh khác của cùng một cơ sở tên lửa mà CNN thu được cho thấy mức
độ hoạt động tương tự tại địa điểm này vào ngày 14-5. "Sự quan tâm của
Saudi Arabia vào công nghệ tên lửa là rất đáng chú ý", theo ông Jeffrey
Lewis, Giám đốc Chương trình Đông Á Không Hạt Nhân tại Viện Middlebury.
"Cả
các báo cáo về cơ sở tên lửa và sự quan tâm của Riyadh vào chu trình
nhiên liệu hạt nhân, cũng cho thấy một mong muốn bảo vệ mình trước
Iran", ông Lewis nhận định.
Cơ quan Tình báo Trung ương
Mỹ (CIA) và Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia đều từ chối bình luận
về những thông tin liên quan đến hoạt động tên lửa đạn đạo của Saudi
Arabia, cũng như từ chối bình luận về việc liệu Riyadh có bắt tay với
những đối tác bên ngoài khu vực Trung Đông hay không.
Phát
ngôn viên tại Đại sứ quán Saudi Arabia ở Mỹ cũng từ chối trả lời. Trong
một tuyên bố mới đây, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này và
Saudi Arabia là "đối tác chiến lược toàn diện", và thông báo cả hai nước
sẽ "duy trì hợp tác thân thiện trong tất cả các lĩnh vực, kể cả mua bán
vũ khí.
"Những sự hợp tác như vậy không hề vi phạm luật
pháp quốc tế, cũng như không liên quan đến sản xuất vũ khí hủy hiệt hàng
loạt", Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhận định.
Một quan chức
Bộ Ngoại giao Mỹ đã từ chối bình luận về các vấn đề tình báo bí mật,
nhưng cho rằng Saudi Arabia vẫn là một thành viên của Hiệp ước Không Phổ
biến Vũ khí Hạt nhân và đã chấp thuận yêu cầu không bao giờ sở hữu loại
vũ khí này.
Quan chức này sau đó cũng đề cập đến một
tuyên bố gần đây của Bộ Ngoại giao Mỹ về việc cam kết "một Trung Đông
sạch bóng vũ khí hủy diệt hàng loạt và hệ thống khai triển chúng". Mặc
dù vậy, các nguồn tin cho biết, hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu nào cho
thấy Mỹ đã có sự thay đổi chính sách về Saudi Arabia.
Căng thẳng về chính sách với Saudi Arabia
Những
tiết lộ mới nhất về chương trình tên lửa của Saudi Arabia xảy ra vào
thời điểm đặc biệt khó khăn trong mối quan hệ Washington- Riyadh.
Năm
ngoái, khi bằng chứng về vai trò của chính phủ Saudi Arabia trong vụ
sát hại nhà báo Jamal xuất hiện, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham của bang
Nam Carolina và Chủ tịch Quan hệ đối ngoại lúc đó là Bob Corker của bang
Tennessee đã công khai lên án phản ứng rụt rè của chính quyền Tổng
thống Trump.
"Không có lửa làm sao có khói", ông Graham
nói đề cập đến các báo cáo rằng Saudi đã cử chuyên gia pháp y đến Thổ
Nhĩ Kỳ cùng với thiết bị để tháo dỡ thi thể của Jamal.
Trong
một cuộc phỏng vấn với Axios trên HBO được phát sóng hôm 2-6, con rể
kiêm cố vấn cấp cao của ông Trump, ông Jared Kushner đã từ chối nêu chi
tiết về các cuộc trò chuyện riêng tư với Thái tử Saudi Arabia và cho
rằng Riyadh là đồng minh chính trong việc giúp đỡ Mỹ chống Iran.
Sự
tức giận đối với việc chính quyền xử lý vụ giết nhà báo Jamal đã dẫn
đến sự ủng hộ của lưỡng đảng đối với các nghị quyết nhằm chấm dứt sự can
dự của Mỹ vào cuộc chiến ở Yemen, nơi liên minh do Saudi Arabia dẫn đầu
đã bị buộc tội đánh bom dân thường.
Cuộc xung đột đã dẫn đến nạn đói lan rộng và ước tính 14 triệu người có nguy cơ chết đói tại Yemen.
Vào
tháng 3, các nghị sĩ thúc đẩy cả Hạ viện và Thượng viện đưa ra biện
pháp buộc ông Trump phải xin phép Quốc hội trước khi cho phép quân đội
Mỹ hỗ trợ Saudi Arabia trong cuộc chiến chống nhóm Houthi do Iran hậu
thuẫn ở Yemen. Tuy nhiên, các nghị sĩ cuối cùng đã không thể chiến thắng
quyền phủ quyết của Tổng thống.
Căng thẳng giữa chính
quyền và các nghị sĩ một lần nữa trở nên trầm trọng hơn bởi thông báo
ngày 24-5 của chính quyền rằng họ sẽ tuyên bố tình trạng khẩn cấp về
căng thẳng leo thang với Iran để thực hiện việc bán vũ khí, đạn dược,
cung cấp thông tin tình báo cho nhiều quốc gia, trong đó có Saudi Arabia
và UAE.
Một nhóm lưỡng đảng gồm 7 thượng nghị sĩ hôm 5-6
cho biết họ đang đưa ra các nghị quyết nhằm ngăn chặn tất cả 22 vụ mua
bán vũ khí gắn liền với động thái này của chính quyền. Ngoài ra còn có
một nỗ lực lưỡng đảng đang diễn ra để hoàn thành lệnh trừng phạt mới
nhắm vào Saudi Arabia.
theo Công an TP. Đà Nẵng
TQ lén cài đặt phần mềm gián điệp lên smartphone khách du lịch
(PLO) - Theo báo cáo của
tờ The Verge, các nhân viên tại cửa khẩu biên giới Trung Quốc đã lén
cài đặt phần mềm gián điệp trên điện thoại của khách du lịch khi họ đi
vào khu vực Tân Cương.
Cụ thể, nhân viên tại cửa khẩu sẽ yêu
cầu khách du lịch đưa điện thoại và mật khẩu, sau đó họ sẽ lén cài đặt
phần mềm gián điệp lên thiết bị và thu thập dữ liệu của người dùng.
Phần mềm độc hại được phát hiện có tên
BXAQ hoặc Fēng cǎi, thu thập danh bạ điện thoại, tin nhắn văn bản, lịch
sử cuộc gọi, lịch, danh sách các ứng dụng được cài đặt trên điện thoại,…
sau đó tải toàn bộ dữ liệu này lên máy chủ. Đối với iPhone, thiết bị sẽ
được mang sang một phòng riêng để cắm vào máy tính và quét dữ liệu nhằm
hạn chế các nội dung mang tính cực đoan.
Phần mềm độc hại được phát hiện trên
điện thoại của một số khách du lịch khi họ đi từ Kyrgyzstan qua Tân
Cương (Trung Quốc), nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số, bao gồm
người Duy Ngô Nhĩ, người Mông Cổ, Nga,...
(PLO) - Theo các nhà
nghiên cứu bảo mật tại Lookout, bằng cách nào đó mà 238 phần mềm độc hại
đã qua mặt được cơ chế kiểm duyệt trên Google Play và có hơn 440 triệu
lượt tải về.
Điệp vụ Dubai
Gần như chẳng ai từng gây thù chuốc oán với Israel mà Mossad để yên. Những kẻ đó sẽ được Mossad xếp vào nhóm đối tượng "Trang Đỏ" và một khi "Trang Đỏ" được sang trang thì có nghĩa đã đến thời điểm thích hợp thực hiện cuộc trả thù "máu trả bằng máu", bất luận là 10 hoặc 20 năm sau hay thậm chí dài hơn!
Vụ giết sát thủ lừng danh Mahmoud al-Mabhouh (biệt danh "Màn hình tinh thể lỏng") của Hamas năm 2010 tại Dubai
là một điển hình…
"Màn hình tinh thể lỏng"
Ngay khi ra tay bắn chết hai
người lính Israel
năm 1989, anh ta đã biết số phận mình như thế nào. Trước sau gì Mossad cũng dai
dẳng bám theo đến cùng để thực hiện cuộc trả thù.
Suốt 20 năm, Mahmoud al- Mabhouh
luôn tự hỏi chẳng biết bao giờ mình trở thành nạn nhân của bóng ma Mossad. Thế
rồi trưa ngày 20/1/2010, nhân viên khách sạn 5 sao Al Bustan tại Dubai phát hiện thi thể
tím tái của một người đàn ông trung niên trong phòng 230. Theo biên bản khám
nghiệm tử thi ban đầu, ông ta tử vong bởi “xuất huyết não”. Tên nạn nhân là
Mahmoud al-Mabhouh, một trong những nhân vật cộm cán chuyên đặc trách các
thương vụ mua vũ khí của Hamas, kẻ đã “gây thù chuốc oán” với Israel năm
1989…
Mỗi ngày có hơn 100.000 hành
khách đến Sân bay Quốc tế Dubai.
Nơi thuộc Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) này đã trở thành địa điểm du
lịch nổi tiếng thế giới với bãi biển đẹp lộng gió và thiên đường mua sắm hoạt
động bất kể ngày đêm. Tuy nhiên, với 27 hành khách trên những chuyến bay khác
nhau từ những địa điểm khởi hành khác nhau, họ đến Dubai chẳng phải để du lịch hay nghỉ đông. 12
người trong số họ mang thông hành Anh; 6 thông hành Ireland; 4 thông hành Pháp;
4 thông hành Úc và một thông hành Đức. Tất cả đều là thông hành giả với những
cái tên giả.
Họ là nhóm sát thủ Mossad thuộc
đơn vị đặc biệt “Caesarea”, đặt theo tên một thành cổ Palestine nơi thời xưa
một nhóm lãnh đạo Do Thái nổi dậy chống Rome đã bị hành hình thê thảm. Họ đang
bình tĩnh chờ mục tiêu, kẻ được đặt mật danh là “Màn hình tinh thể lỏng”. Một
số người trong nhóm Caesarea thật ra đã đến Dubai vài lần để thực hiện nhiệm vụ
khảo sát, vào tháng 2, tháng 3 và tháng 6/2009; và làm quen với cách mở những ổ
khóa điện tử dùng phổ biến tại các khách sạn Dubai…
Sáng sớm thứ Ba, ngày 19/1/2010,
Al-Mabhouh bắt đầu ra Sân bay Quốc tế Damascus (Syria) để chuẩn bị đáp chuyến Dubai. Đương sự đi một mình. Đầu năm trước,
Al-Mabhouh đã đồng ý nhận lời mời phỏng vấn Hãng Truyền thông Al-Jazeera với
nội dung về vụ ám sát 2 người lính Israel năm 1989. Khi lên sóng,
Al-Jazeera đã che mặt Al-Mabhouh nhưng Mossad chẳng lạ gì giọng nói của đương
sự. Kể lại từng chi tiết, “Màn hình tinh thể lỏng” thuật rằng, mình cùng một
đồng bọn cải trang làm người Do Thái chính thống giáo để bắt cóc, giết chết và
chôn hai người lính Israel (Avi Sasportas và Ilan Saadon). Được hỏi rằng, có
hối hận về vụ thảm sát trên hay không?
Al-Mabhouh cười khỉnh nói rằng,
mình chỉ tiếc sao lúc đó không bắn thẳng vào mặt nạn nhân thứ hai. Sau vụ trên,
cái tên Mahmoud al-Mabhouh đã được đưa vào “Trang Đỏ”. Những kẻ nằm trong
“Trang Đỏ” không nhất thiết được trả thù ngay. Họ là nhóm đối tượng nằm trong
“danh sách chờ”, để được giết vào lúc thích hợp…
Sinh tại trại tị nạn Jabaliya
(Gaza) năm 1960, Al-Mabhouh (có nghĩa là “kẻ cục cằn”) gia nhập lực lượng Huynh
đệ Hồi giáo lúc còn trẻ, từng bị Israel bắt cuối thập niên 80 của thế kỷ trước
và bị tù 1 năm.
Sau khi được thả, Al-Mabhouh
tham gia cánh quân sự của Hamas. Năm 1988, Al-Mabhouh được đưa lên vị trí chỉ huy
“Đơn vị 101” chuyên thực hiện các chiến dịch giết lính Israel. Năm
1989, nhóm Al-Mabhouh bắt và giết 2 người lính Israel
(kể ở trên) tại sa mạc Negev.
Sau vụ này, Al-Mabhouh trốn vài
tháng tại Gaza rồi chuồn sang Ai Cập. Chính phủ Cairo thoạt đầu tính đưa Al-Mabhouh ra tòa rồi dẫn độ cho Israel, nhưng sợ rằng điều đó khiến tổ chức
Huynh đệ Hồi giáo nổi giận trả đũa nên cuối cùng trục xuất Al-Mabhouh sang Libya.
Từ nơi này, Al-Mabhouh đến Jordan, lập một căn cứ Hamas chuyên nhiệm vụ
tuồn vũ khí lậu vào Bờ Tây và tổ chức các cuộc tấn công vào du khách Israel. Năm
1995, Al-Mabhouh bị Jordan
trục xuất (tương tự toàn bộ thành phần lãnh đạo Hamas tại nước này không lâu
sau đó).
Đến Damascus, Al-Mabhouh móc nối
với lực lượng Vệ binh Iran, thực hiện các phi vụ mua vũ khí Iran cũng như tổ
chức quyên tiền tại các nước vùng Vịnh. Trước đó, Hamas chỉ có thể tấn công
bằng hỏa tiễn tầm ngắn nhưng sau nhờ Al-Mabhouh nên chiến binh Hamas đã có thể
bắn phá Israel bằng hỏa tiễn tầm trung.
Tháng 2/2009, Al-Mabhouh suýt chết
khi một máy bay không người lái Israel
xịt tên lửa vào đoàn xe của Al-Mabhouh tại Sudan. Đó là đoàn vận tải chở đầy
hỏa tiễn Fajr của Iran.
Với hoạt động ngày càng mạnh của
Al-Mabhouh, Mossad cho rằng, đã đến lúc cần lật “Trang Đỏ”! Al-Mabhouh thường xuyên
đi lại giữa Trung Quốc, Iran, Syria,
Sudan
và UAE. Dù vậy, Mossad quyết định rằng, Dubai
là nơi tốt nhất cho điệp vụ ám sát. Đó là địa điểm luôn rộng cửa đón du khách
và việc xin thị thực bằng thông hành phương Tây chẳng khó khăn gì. Thật ra, sau
vụ bắn hụt đương sự tại Sudan,
Mossad đã mưu sát Al-Mabhouh lần thứ hai vào tháng 11/2009.
Tuy nhiên, do liều thuốc độc cho
vào thức ăn tại khách sạn, nơi đối tượng lưu trú không đủ mạnh nên vụ ám sát
bất thành. Lần này, nhóm Caesarea thề rằng, họ sẽ không bao giờ rời Dubai cho đến khi chính
mắt nhìn thấy Al-Mabhouh “chết không kịp trăng trối”…
Cuộc hạ sát
Cuộc hạ sát
1h10’ sáng ngày 19/1/2010, hai
điệp viên Caesarea cuối cùng, Gail Folliard và Kevin Daveron đáp xuống Dubai từ chuyến bay Paris.
Cả hai nhập bọn với Peter Elvinger, cũng vừa hạ cánh từ Zurich. Trưa ngày 19/1/2010, Al-Mabhouh đến Dubai từ chuyến bay Emirates Flight EK 912, với thông hành
Palestine mang
tên “Mahmoud Abd al-Rauf Mohammed Hassan”. Al-Mabhouh khai với hải quan
rằng, mình là “nhà buôn”. Một toán Mossad cắm ở sân bay đã xác định mục tiêu và
báo với những người còn lại.
Hai điệp viên Mossad mặc trang
phục thể thao với vợt tennis và khăn lông quấn cổ đã ngồi chờ sẵn tại sảnh
khách sạn Al Bustan từ lúc 14h12’. Hai người cùng vào thang máy với Al-Mabhouh
để biết chính xác phòng đối tượng là phòng 230 ở tầng hai. Họ nhắn tin cho
Peter Elvinger; và người này (còn ở sân bay) lập tức gọi đến khách sạn Al
Bustan để đặt trước phòng 237, đồng thời đặt trước luôn vé trở về Zurich qua ngả Doha (Qatar)…
Nhóm
sát thủ lần lượt đến sân bay
18h34’ ngày 19/1/2010, nhóm sát
thủ Caesarea có mặt đầy đủ tại khách sạn Al
Bustan. 4 người bọn họ chia làm hai cặp. Tất cả đều đội mũ lưỡi trai để che
khuất mặt trước ống kính an ninh khách sạn. Trong khi đó, hai nhóm thám sát
cũng bắt đầu rời Al Bustan để tránh gây chú ý và được “đổi ca” bằng hai điệp
viên khác.
20h, 6 sát thủ Mossad có mặt đầy
đủ trên hành lang bên ngoài phòng Al-Mabhouh. Trước đó, trong thời gian 4 tiếng
Al-Mabhouh ra khỏi khách sạn, một chuyên gia khóa của nhóm Caesarea đã chỉnh
lại ổ khóa điện tử của phòng 230 sao cho thẻ mở khóa của phòng 237 (đối diện)
có thể mở được phòng đối tượng. Gail Folliard và Kevin Daveron được phân công
“trực” an ninh hành lang.
Lúc này, họ đã hóa trang và đội
tóc giả, đeo ria giả, Daveron mặc trang phục nhân viên khách sạn… 20h24’,
Al-Mabhouh trở về khách sạn. Cầm chiếc túi trong đó có đôi giày mới mua, đương
sự vào thang máy lên tầng hai, không để ý đến gã “nhân viên khách sạn” có bộ
ria mép và sau đó là cô gái đội mớ tóc giả đen đang lúi húi hút bụi thảm hành
lang (từ trước đó cả nửa tiếng đồng hồ)…
Mở cửa vào phòng, Al-Mabhouh
chẳng hề biết rằng, bên trong đã có 4 sát thủ ngồi rung đùi uống trà chờ mình!
Dấu hiệu cho thấy có một trận “đấu vật” ngắn trong phòng là vài mảnh vỡ của
chiếc khung giường. Một cách chính xác, chẳng ai trừ nhóm sát thủ biết được
Mahmoud al-Mabhouh chết như thế nào.
Khám nghiệm tử thi cho thấy
đương sự bị tiêm succinylcholine - hóa chất có thể làm tê liệt cơ trong
vòng không đến một phút. Nó còn làm vỡ mạch máu mắt và nứt toác môi. Al-Mabhouh
còn bị bịt miệng bằng gối - theo cảnh sát Dubai. Saeed Hamiri thuộc Phòng Giám định
pháp y Dubai cho biết, cảnh sát Dubai phát hiện một vệt máu trên gối; những vết
bầm tím trên mũi, mặt, cổ và một vết tiêm bên hông phải của Al-Mabhouh.
Làm sao có thể biết chắc
nhóm sát thủ là điệp viên Mossad?
Băng hình an ninh cho thấy, lúc
20h46’ (sau khi hành sự), hai sát thủ Mossad đứng canh ở thang máy bắt đầu đi
xuống sảnh. Rõ ràng họ rất phấn khích, cứ nhảy tới nhảy lui liên tục như vận
động viên quyền anh. Một người trong bọn họ vẫn còn mang găng tay - điều
hoàn toàn không bình thường đối với khách lưu trú khách sạn.
Nhóm sát thủ rời Al Bustan từng
cặp một. Họ đón taxi ra sân bay. Nữ điệp viên Gail Folliard rời khách sạn, tay
trong tay như đôi tình nhân với một điệp viên khác. Kevin Daveron lĩnh nhiệm vụ
chặn hậu nên là người cuối cùng rời phòng 237. Không lâu sau, Daveron và
Folliard đã ngồi trên chiếc máy bay lên đường đến Paris
trong khi hai người khác bay đến Nam Phi… Thi thể tím ngắt của “Màn
hình tinh thể lỏng” vẫn nằm co quắp trong phòng 230, cho đến khi nhân viên
khách sạn phát hiện vào trưa hôm sau.
Và phải gần một tuần sau đó,
Trung tướng Dahi Khalfan Tamim, người được mệnh danh “siêu cảnh sát Dubai”, mới
biết được tin về cái chết của một viên chức cấp cao Hamas ngay tại nơi cách văn
phòng ông chỉ khoảng 3km.
Nhóm lãnh đạo Hamas tại Damascus bắt đầu nhận thấy có gì bất thường khi không liên lạc được với Al-Mabhouh. Cuối cùng, Hamas gọi điện cho cảnh sát Dubai, thú nhận rằng họ có cho một viên chức cấp cao của mình đến Dubai bằng tên và thông hành giả.
Biết chuyện, Tư lệnh Cảnh sát
Dubai Tamim nổi giận. Ông gào lên qua điện thoại: “Bọn người mấy ông có thể
cuốn gói, rút tiền khỏi nhà băng, ôm theo hết vũ khí và cả mớ thông hành giả
nữa rồi biến khỏi xứ tôi ngay lập tức”. Tamim có lý do để nổi khùng. Vụ điệp
viên Mossad lẻn vào rồi lẻn ra một cách êm ru, bất chấp thực tế rằng, Dubai được trang bị hệ
thống giám sát an ninh phức tạp và hiện đại nhất thế giới Arập, rõ ràng chẳng
khác nào là sự sỉ nhục đối với Tamim. Thật là một scandal đầy tai tiếng của
cảnh sát Dubai
đối với thế giới. Thế này thì còn ai dám đến thiên đường du lịch Dubai nữa!
Thi
thể Mahmoud al-Mabhouh tại sở cảnh sát Dubai
Một cuộc điều tra quy mô được
tiến hành. Danh sách du khách tại Al Bustan được xăm xoi, cũng như băng hình
được ghi lại từ hơn 1.000 camera trong khách sạn, kể cả băng hình của hệ thống
camera tại toàn bộ các khách sạn khác cũng như siêu thị và sân bay! Manh mối
đầu tiên xuất hiện khi cảnh sát Dubai
nhận thấy nhóm sát thủ trả tiền khách sạn bằng tiền mặt và bằng thẻ tín dụng
trả trước do Hãng Mỹ Payoneer phát hành. Do thẻ Payoneer được dùng bởi hầu hết
27 thành viên nhóm sát thủ nên nhân viên điều tra có thể dễ dàng khoanh hẹp
danh sách tình nghi.
Còn một chi tiết đáng lưu ý nữa:
Tổng giám đốc điều hành Payoneer, Yuval Tal, là một cựu thành viên lực lượng
đặc nhiệm quân đội Israel!
Nhóm sát thủ còn phạm thêm một sai lầm khi họ dùng kênh trung gian tại Áo để
liên lạc với nhau. Theo đó, một điệp viên sẽ gọi một số ở Vienna để có thể được nối máy với điện thoại
di động của một điệp viên khác. Xem xét danh sách cuộc gọi của một đối tượng
tình nghi (trong nhóm sát thủ), cảnh sát Dubai
dễ dàng tìm ra được danh tính những kẻ cũng liên lạc với các số điện thoại ở
Áo.
Với một tay mà năm 19 tuổi đã
tốt nghiệp Học viện Cảnh sát Hoàng gia ở Amman-Jordan (học viện cảnh sát
số 1 thế giới Arab), rồi 10 năm sau (1980) được bổ nhiệm làm Cảnh sát
trưởng Dubai
như Tamim, việc khẳng định nhóm sát thủ là ai chẳng phải là chuyện chơi có thể
nói càn. Cuối cùng, ngày 15/2/2010, Tamim tổ chức cuộc họp báo. Tay cầm mảnh giấy in hình và tên các đối tượng tình nghi
đồng thời cung cấp báo chí thế giới đoạn băng hình, Tamim đoan chắc rằng,
Mossad đích thị là thủ phạm. Vụ bắt điệp viên Alexander Varin (trong nhóm sát
thủ giết Al-Mabhouh) ngày 4/6/2010 tại Ba Lan đã khẳng định thêm quy kết trên…
Scandal điệp vụ Dubai
nổ tung như một quả bom trong quan hệ ngoại giao đối với Israel. Viên
chỉ huy trưởng đơn vị đặc biệt Caesarea đệ đơn
từ chức, nhưng không được chấp nhận. Tuy nhiên, để giảm sức ép lên quan hệ
ngoại giao, Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã đồng ý cho Meir Dagan, Giám đốc
Mossad, ra đi.
Ngày 6/1/2011, Meir Dagan rời
Mossad, được thay bằng Tamir Pardo (sinh năm 1953), người từng có mặt trong lực
lượng đặc nhiệm Sayeret Matkal của quân đội Israel, từng thuộc đơn vị nằm dưới
sự chỉ huy Yonatan Netanyahu (anh của Benjamin Netanyahu) trong chiến dịch lừng
danh Entebbe (giải cứu các con tin Israel trên chiếc máy bay Air France bị các
tay súng Palestine cướp và đỗ xuống Entebbe, Uganda năm 1976; Yonatan chết
trong chiến dịch này)…
(tổng hợp từ Internet)
Xem diễn biến cuộc ám sát Mabhouh từ camera khách sạn nơi ám sát:
Nhận xét
Đăng nhận xét