HỔ TƯỚNG TÀU (Tướng "khựa" đáng xấu hổ) 3
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ải Chi Lăng chính là nơi chôn vùi Liễu Thăng và đội quân xâm lược nhà Minh.
Đại Tướng Khét Tiếng TQ Thất Trận Trên Đất VIỆT – Phần 3: Số Phận Liễu Thăng, Mộc Thạnh
Ai chém cụt đầu Liễu Thăng?
(Người Việt) - Những người chém đầu Liễu Thăng được ghi rõ trong một cuốn thần tích ở Thái Bình.
Liễu Thăng tất chết
Tại
đó có một phú ông họ Nguyễn, huý là Liên Hoa, có người con gái xinh đẹp
vừa tròn đôi mươi tên là Lan Nương. Bảo Công xin hỏi làm vợ, rồi nàng
sinh hạ một lúc ba người con trai. Cuộc hôn nhân và sinh nở 3 quý tử này
tuy có khá nhiều tình tiết có vẻ hoang đường nhưng được xác định rõ tên
tuổi và sau này được vua Lê phong tước rất rõ ràng:
Trong
nhiều tư liệu lịch sử có ghi: sau thất bại trong trận Tốt Động - Chúc
Động (5 – 7/11/1426), Vương Thông vờ giảng hoà để chờ viện binh. Tháng
10/1427, viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo tiến sang; đạo quân
Liễu Thăng (khoảng 100 nghìn) từ Quảng Tây qua Lạng Sơn vào Đông Quan;
đạo quân Mộc Thạnh 50 nghìn tên từ Vân Nam định qua Lào Cai tiến về Đông
Quan.
Theo
Đại Việt sử ký toàn thư
,
lúc này Bình Định Vương Lê Lợi và mưu thần Nguyễn Trãi đã tiên đoán
viện binh quân Minh sẽ có những đường tiến quân theo các ngả cứu viện
nhằm đánh thẳng vào chủ lực quân đa đang đóng tại Xương Giang, Chi Lăng.
Do vậy các mũi “điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong” quân cứu viện
nhà Minh đã được Bình Định Vương Lê Lợi sớm sắp đặt.
Vẫn
theo Đại Việt sử ký toàn thư: “Ngày 8/10, đạo quân Liễu Thăng vượt biên
giới vào Lạng Sơn; nghĩa quân Lam Sơn vừa đánh vừa rút, nhử đối phương
vào trận địa mai phục ở Chi Lăng”.
Sơ đồ trận Chi Lăng - Xương Giang. |
Nguyễn
Trãi chỉ cho tướng Trần Lựu thi hành kế hoạch dụ Liễu Thăng ở Ải Chi
Lăng, "đánh chỉ được thua", riêng về phía chủ lực thì đã có Lê Sát, Lưu
Nhân Chú, Lê Linh, Lê Thụ đương đầu, song song với các tướng Phạm văn
Xảo, Lê Khả, Lê Trung… tiếp ứng và chận các lộ quân tiếp viện từ Vương
Thông, Mộc Thạnh.
Trần Lựu là tướng cẩn trọng,
đang giữ ải Nam Quan (Phá Lũy ), theo mệnh lệnh bỏ ải rút dần theo đà
tiến của quân địch, về Ai Lưu rồi về Chi Lăng. Tới đây thói kiêu mạn của
Liễu Thăng đã lên cao, mặc cho Lý Khánh khuyên can, kệ cho Hoàng Phúc
cầu xin dẫn 100 quân kỵ vượt qua cầu, cầu đỗ, người ngựa quân Minh đều
rơi cả xuống sông.
Quân dân Đại Việt trong đại thắng Chi Lăng. |
Trước
khi đánh trận Chi Lăng, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã tính toán kỹ về địa
đồ. Ải Chi Lăng như một thung lũng nhỏ, hình bầu dục, dài khoãng 4 cây
số theo hướng Bắc Nam, rộng chỉ độ 1 cây số theo hướng đông tây. Phía
đông là dãy núi Thái Hoà và Bảo Đài trùng trùng điệp điệp, phía tây là
vách núi đá vôi dựng đứng bên dòng sông Thương. Lòng ải đã hẹp lại thêm 5
ngọn núi đá nhỏ, hai phía Bắc Nam mạch núi khép lại tạo thành một điạ
hình hết sức là hiểm trở, và phía Nam ải Chi Lăng là ngọn núi Mã Yên,
dưới chân núi là cánh đồng lầy lội có cầu bắc ngang qua. Chính nơi này
là nơi Liễu Thăng ngã ngựa, bị nghĩa quân bằm xác chết không còn một
chút hình hài của một vị chiến tướng của vua Minh.Đoàn phục binh của Lê
Sát cùng với Trần Lựu quay lại, thanh toán toàn bộ nhóm Liễu Thăng. Tuy
nhiên, người chém đầu Liễu Thăng không có chính sử nào chép cả mà chỉ
còn một thần phả ghi lại sự việc trên. Tam vị anh hùngNgười
dân ở xã An Trạch, huyện Trực Định tổng Thuỵ Lũng tức xã An Bình huyện
Kiến Xương tỉnh Thái Bình từ lâu đã biết đến tên tuổi những vị lập nên
công trạng đó và hàng năm cứ đến tháng Hai đầu Xuân âm lịch, dân làng
lại làm lễ tế tưởng nhớ đến các vị công thần ấy. Hiện bản thần phả này
còn lưu giữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Thần tích còn ghi rõ thần tích
này theo ý chỉ của đức vua đề ngày 15 tháng 3 năm Vĩnh Hựu thứ 5
(1739).Thần tích viết rằng: "Vào thời mà Lê Lợi đang tích dưỡng binh
lương, chiêu dụ khắp nơi để tìm kiếm anh hùng hào kiệt cho cuộc kháng
chiến chống giặc Minh xâm lược thì được biết tại xã Hương Trà, tổng Nhân
Trà, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn đạo Kinh Bắc, có người họ Bạch, huý là
Bảo Công, văn vũ song toàn, tài năng nổi tiếng thiên hạ. Lê Lợi bèn cấp
cho "ba vạn tinh binh lập tức thẳng tiến đến xã An Cố, huyện Chân Lợi,
phủ Kiến Xương, dựng đồn lớn tại trại An Trạch (còn gọi là doanh trại
Đồng Làng) để đánh giặc".
Ải Chi Lăng: Tích xưa còn đó, đời này ai quên. Ảnh: ĐT |
Người
thứ nhất là Thanh, mỹ tự là Thanh Kiền sau được vua phong làm Hiệp
thống Thanh Kiền đại thần quan. Người thứ hai huý là Bạch, mỹ tự là Bạch
Thuộc, sau được phong là Bạch Thuộc Chánh lãnh tiền phong đại tướng
quân. Người thứ ba huý là Tống, sau được phong là Thống Thánh đốc lĩnh.
Cả 3 ông này khôn nhớn "thân dài 7 thước, nặng đến trăm cân"... được vua
quý phong tước rồi cấp "một nghìn thuyền rồng và 50 vị tướng giỏi để đi
đánh giặc".
Ba ông cùng binh mã cùng "xông thẳng
đánh giặc, gặp tướng Liễu Thăng tại đất Tiên Hoa, huyện Đông An, phủ
Khoái Châu. Quân giặc bốn phía bao vây khắp nơi. Ba ông ngồi trên ngựa
vung kiếm xông thẳng vào giữa đồn giặc chém đầu tên phó tướng Nguyễn
Đình Khoan, treo đầu ngay dưới trướng, còn quân giặc chết nhiều không kể
xiết. Ba ông thừa thắng đuổi theo giặc Minh, đuổi đến thành Lạng Sơn
thì chém được tướng Liễu Thăng thành 3 mảnh. Quân tướng trong thế chiến
thắng trở về uy nghiêm chấn động khắp nơị.."
Với
chiến công ấy, Lê Thái Tổ đã: "Gia phong cho ông Thanh Kiền làm Đại
nguyên soái đại tướng quân. Thăng cho trấn giữ đạo Tuyên Quang, Hưng
Hoá. Phong cho ông Bạch Thuộc làm quan đại thần trấn thủ đất Sơn Nam.
Gia phong cho ông Tống Khánh làm quan đại thần kinh lược đạo Kinh
Bắc..."
Ba ông còn được nhà vua cho hưởng lộc tại
quê hương, và ngụ lộc tại An Trạch, Chân Định, khi mất sẽ được phụng
thờ. Ba ông còn cho dân làng tiền bạc để sửa ngôi miếu xứ Đông Làng...
Ba ông cùng mất vào giờ ngọ ngày 12 tháng chạp năm Tân Hợi. Thần phả còn
ghi rõ ba vị đại vương sau này được nhà vua phong làm "thượng đẳng phúc
thần" kèm theo những quy định cụ thể trong việc tổ chức tế lễ những dịp
trong năm... Nhân dân vùng Kiến Thụy thường gọi họ là “tam vị anh
hùng”.
Vì sao Liễu Thăng mất mạng ở Quỷ Môn Quan?
Kéo theo đội quân xâm lược
tiến vào nước ta, Liễu Thăng là viên tướng rất ngạo mạn. Cuối cùng, y
phải trả giá ở Quỷ Môn Quan, thuộc tỉnh Lạng Sơn ngày nay.
Trong suốt mười năm của khởi nghĩa Lam Sơn, Chi Lăng - Xương Giang là một trong những trận đánh có ý nghĩa quan trọng nhất.
Theo Lam Sơn thực lục, tổng số quân của Mộc Thạnh và Liễu Thăng là 200.000 người, kèm theo hàng chục nghìn ngựa chiến. Trong khi đó, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì chép rằng số quân này là 150.000 người.
Trước tình thế phải đương đầu với đạo viện binh lớn của địch, Bình
Định Vương Lê Lợi đã có quyết sách đúng đắn. Khi phần đông tướng sĩ
khuyên nên đánh thành Đông Quan để diệt địch ở trong làm nội ứng, Lê Lợi
nói rằng: “Đánh thành là mưu kế thấp, chi bằng nuôi sức quân, đợi viện
binh địch đến ta đánh ngay, thành Đông Quan tất phải đầu hàng. Đó là mưu
chước vẹn toàn, làm một việc lợi cả hai”.
Đến đầu tháng 10/1427, đạo quân của Liễu Thăng kéo đến biên giới nước ta. Lê Lợi lệnh cho các tướng Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Linh, Lê Thụ đương đầu với đội quân chủ lực của nhà Minh. Phạm Văn Xảo, Lê Khả, Lê Trung…tiếp ứng và chặn các lộ quân tiếp viện của Vương Thông, Mộc Thạnh.
Trước khi đánh trận Chi Lăng, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã tính toán kỹ về địa hình. Tại đây, lòng ải hẹp lại có thêm 5 ngọn núi đá nhỏ. Hai phía Bắc - Nam mạch núi khép lại tạo thành địa hình hiểm trở. Phía Nam ải Chi Lăng là ngọn núi Mã Yên, phía dưới là cánh đồng lầy lội có cầu bắc ngang qua.
Liễu Thăng tiến vào cửa Pha Lũy, theo kế hoạch, Trần Lựu đem quân đánh rất mạnh rồi nhanh chóng lui về giữ Khâu Ôn. Thấy Trần Lựu bỏ chạy, quân Minh ào ạt đuổi theo.
Tuy nhiên, Liễu Thăng không thèm để ý, tiếp tục tiến quân. Khi Trần Lựu rút về giữ ải Lưu, Liễu Thăng đuổi theo. Trần Lựu rút về Chi Lăng mai phục.
Sau khi tiến vào ải Lưu “như vào chỗ không người”, lại nhận được thư của Lê Lợi, lời lẽ mềm dẻo, Liễu Thăng khinh địch, cho quân tiếp tục tiến nhanh về ải Chi Lăng.
Theo Minh sử, nhiều tướng giặc như Sử An, Trần Dung, Lý
Khánh rất lo ngại vì thấy ải Chi Lăng hiểm yếu, sợ có phục binh, ra sức
can ngăn, nhưng Liễu Thăng không nghe.
Ngày 20/9 năm Đinh Mùi, Liễu Thăng đích thân dẫn hơn 100 quân kỵ mở đường tiến vào cửa ải. Tướng Trần Lựu lại đem quân khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy để dẫn Liễu Thăng vào trận địa mai phục của Lê Sát.
Không phát hiện phục binh, thấy đội quân Trần Lựu vừa đánh vừa chạy, Liễu Thăng thúc quân đuổi theo, tiến vào ải Chi Lăng. Khi đội kỵ binh đến chân núi Mã Yên, Liễu Thăng định vượt qua cầu, nhưng cầu hỏng nên không tiến được.
Lúc này, đội kỵ binh giặc đã hoàn toàn lọt vào trận địa mai phục của quân Lam Sơn. Phục binh bốn mặt nhất tề xông ra chiến đấu. Đội quân khiêu chiến của Trần Lựu cũng quay lại tấn công địch.
Những con voi chiến hùng hổ xông thẳng vào đội hình địch bao vây, chia cắt và dồn quân Minh vào cánh đồng lầy lội. Lê Sát và Lưu Nhân Chú đổ ra đánh, voi chiến, kỵ binh và bộ binh của ta cùng một lúc xông ra.
Tổng binh Liễu Thăng cố chạy thoát ra khỏi cánh đồng lầy lội nhưng mất mạng ở sườn núi Mã Yên. Chủ tướng bị giết, cả đội kỵ binh tiên phong của giặc hoảng hốt bỏ chạy tán loạn, sau đó bị tiêu diệt hoàn toàn.
Âm mưu xâm lược nước ta của nhà Minh
Sau khi giải phóng được một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa trở vào, nghĩa quân Lam Sơn vây thành Đông Quan tiêu diệt địch. Trước nguy cơ thất bại, tháng 9/1427, vua Minh điều quân tăng viện do An Viễn hầu Liễu Thăng và Kiềm Quốc công Mộc Thạnh theo hai đường từ Quảng Tây và Vân Nam tiến vào nước ta.Theo Lam Sơn thực lục, tổng số quân của Mộc Thạnh và Liễu Thăng là 200.000 người, kèm theo hàng chục nghìn ngựa chiến. Trong khi đó, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì chép rằng số quân này là 150.000 người.
Ải Chi Lăng - nơi nghĩa quân Lam Sơn tiêu diệt hoàn toàn đội viện binh nhà Minh. Ảnh: Bảo tàng lịch sử Lạng Sơn. |
Đến đầu tháng 10/1427, đạo quân của Liễu Thăng kéo đến biên giới nước ta. Lê Lợi lệnh cho các tướng Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Linh, Lê Thụ đương đầu với đội quân chủ lực của nhà Minh. Phạm Văn Xảo, Lê Khả, Lê Trung…tiếp ứng và chặn các lộ quân tiếp viện của Vương Thông, Mộc Thạnh.
Trước khi đánh trận Chi Lăng, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã tính toán kỹ về địa hình. Tại đây, lòng ải hẹp lại có thêm 5 ngọn núi đá nhỏ. Hai phía Bắc - Nam mạch núi khép lại tạo thành địa hình hiểm trở. Phía Nam ải Chi Lăng là ngọn núi Mã Yên, phía dưới là cánh đồng lầy lội có cầu bắc ngang qua.
Liễu Thăng tiến vào cửa Pha Lũy, theo kế hoạch, Trần Lựu đem quân đánh rất mạnh rồi nhanh chóng lui về giữ Khâu Ôn. Thấy Trần Lựu bỏ chạy, quân Minh ào ạt đuổi theo.
Liễu Thăng mất mạng vì ngạo mạn
Theo sách Việt sử Thông giám Cương mục, sau khi chiếm được thành Khâu Ôn, Liễu Thăng nhận được thư của Lê Lợi xin rút quân về biên giới để nghị hòa, giữ tình hòa hiếu giữa hai nước.Tuy nhiên, Liễu Thăng không thèm để ý, tiếp tục tiến quân. Khi Trần Lựu rút về giữ ải Lưu, Liễu Thăng đuổi theo. Trần Lựu rút về Chi Lăng mai phục.
Sau khi tiến vào ải Lưu “như vào chỗ không người”, lại nhận được thư của Lê Lợi, lời lẽ mềm dẻo, Liễu Thăng khinh địch, cho quân tiếp tục tiến nhanh về ải Chi Lăng.
Lược đồ trận Chi Lăng - Xương Giang năm 1427. |
Ngày 20/9 năm Đinh Mùi, Liễu Thăng đích thân dẫn hơn 100 quân kỵ mở đường tiến vào cửa ải. Tướng Trần Lựu lại đem quân khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy để dẫn Liễu Thăng vào trận địa mai phục của Lê Sát.
Không phát hiện phục binh, thấy đội quân Trần Lựu vừa đánh vừa chạy, Liễu Thăng thúc quân đuổi theo, tiến vào ải Chi Lăng. Khi đội kỵ binh đến chân núi Mã Yên, Liễu Thăng định vượt qua cầu, nhưng cầu hỏng nên không tiến được.
Lúc này, đội kỵ binh giặc đã hoàn toàn lọt vào trận địa mai phục của quân Lam Sơn. Phục binh bốn mặt nhất tề xông ra chiến đấu. Đội quân khiêu chiến của Trần Lựu cũng quay lại tấn công địch.
Những con voi chiến hùng hổ xông thẳng vào đội hình địch bao vây, chia cắt và dồn quân Minh vào cánh đồng lầy lội. Lê Sát và Lưu Nhân Chú đổ ra đánh, voi chiến, kỵ binh và bộ binh của ta cùng một lúc xông ra.
Tổng binh Liễu Thăng cố chạy thoát ra khỏi cánh đồng lầy lội nhưng mất mạng ở sườn núi Mã Yên. Chủ tướng bị giết, cả đội kỵ binh tiên phong của giặc hoảng hốt bỏ chạy tán loạn, sau đó bị tiêu diệt hoàn toàn.
Lý giải về nguyên nhân thất bại, dẫn tới cái chết của Liễu Thăng, sách Minh sử của triều Minh phân tích khá kỹ lưỡng và cho rằng chính thái độ khinh địch, ngạo mạn của Liễu Thăng đã khiến y phải bỏ mạng.
Sau khi Liễu Thăng bị chém đầu, quân Lam Sơn tiếp tục viết thư khuyên quân Minh nên bãi binh giảng hòa, nhưng viên tướng Lương Minh không chịu, vẫn ngoan cố chiến đấu. Cuối cùng, sau thất bại ở trận Xương Giang vào tháng 11/1427, quân Minh thất bại hoàn toàn.
Sau khi Liễu Thăng bị chém đầu, quân Lam Sơn tiếp tục viết thư khuyên quân Minh nên bãi binh giảng hòa, nhưng viên tướng Lương Minh không chịu, vẫn ngoan cố chiến đấu. Cuối cùng, sau thất bại ở trận Xương Giang vào tháng 11/1427, quân Minh thất bại hoàn toàn.
Nguyễn Trãi dùng tâm lý chiến, Mộc Thạnh run rẩy thảm bại
5 vạn quân Minh đóng trước cửa ải Lê Hoa đều
sợ mất mật khi trông thấy những nhân chứng, vật chứng mà quân Lam Sơn
mang đến trước mặt chúng, không còn lòng chiến đấu nữa. Mộc Thạnh biết
quân không còn nhuệ khí, bản thân cũng đã khiếp sợ, lập tức hạ lệnh lui
binh. Quân tướng nước Minh rút lui trong sự sợ hãi.
Trong lần tăng viện cuối năm 1427, ngoài
10 vạn quân của Liễu Thăng từ Quảng Tây tiến đánh nước ta từ hướng đông
bắc còn có cánh quân của Mộc Thạnh với 5 vạn quân từ Vân Nam tiến đánh
vùng tây bắc. Mộc Thạnh theo nhận định của tướng lĩnh Lam Sơn là đã già
và thận trọng. So với mặt trận đông bắc đánh Liễu Thăng, thì mặt trận
hướng tây bắc là thứ yếu. Tuy nhiên, điều này cũng không cho phép nghĩa
quân Lam Sơn được lơ là mặt trận này. Bởi nếu biết được quân ta bố trí
lực lượng mỏng yếu, Mộc Thạnh ắt sẽ thừa thế tiến vào đánh phá vây cho
thành Đông Quan. Ở phía tây Đông Quan, các trận địa bao vây của quân ta
sẽ bị uy hiếp trầm trọng từ cả hai phía.
Cánh quân Vân Nam mặc dù không tiến đánh
gấp, nhưng đã kiềm chế một bộ phận không nhỏ lực lượng của quân Lam
Sơn, cùng với các tướng lĩnh tài ba là Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả, Nguyễn
Chích, Lê Trung... Theo lệnh của Bình Định vương Lê Lợi, các tướng lĩnh
tại mặt trận phía tây bắc này không chủ động tung quân đánh lớn, mà đặt
phục binh để đợi giặc. Nhưng Mộc Thạnh thận trọng không mắc mưu, cứ án
binh bất động. Quân ta cũng không thể rút bớt lực lượng tăng cường cho
nơi khác khi mà địch tập trung dày đặc bên kia chiến tuyến.
Theo chính sách vừa đánh vừa chiêu dụ,
Bình Định vương Lê Lợi cũng sai Nguyễn Trãi dùng danh nghĩa của vua bù
nhìn Trần Cảo viết thư cho Mộc Thạnh. Tuy rằng Thạnh mưu trí và thận
trọng, nhưng cũng là kẻ cầu toàn, so với Liễu Thăng thì kém ở dũng khí.
Nắm được tâm lý của tướng giặc, Nguyễn Trãi không thiên về kích động sự
kiêu ngạo như những thư gởi cho Liễu Thăng mà đi sâu vào phân tích sự
được mất, lợi hại. Thư có đoạn:
“… Kể ra đồ binh là thứ hung bạo,
đánh nhau là việc nguy hiểm. Thánh nhân bất đắc dĩ mới dùng đến. Còn
việc dùng binh đến cùng, cậy vào vũ lực là điều mà xưa nay vẫn răn dạy.
Từ khi quân nhà vua dẹp yên cõi Giao Chỉ đến giờ, binh đao liền liền,
tai vạ chồng chất, một ngày một quá lắm. Người Trung Quốc [chỉ nước Minh]
thì bị đòi bắt tần phiền, quân và ngựa đều bị chết. Cái lấy được không
bù cho cái bị mất, cái cướp được không chữa được vết tổn thương. Trừ ra,
nguyên số quân đi đánh lần tước, và nhiều lần tiếp tục, quân và ngựa
chết hại không biết đâu mà tính. Không kể, năm ngoái, lại điện phát quân
và ngựa ở ba tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu hiện nay mười phần không
còn một phần. Cứ xem thế, bảo đồ binh là thứ hung bạo, đánh nhau là việc
nguy hiểm, há chẳng đúng lắm ru ? … ”(trích Quân Trung Từ Mệnh Tập)
Sau khi phân tích thiệt hơn, Nguyễn Trãi
vừa khuyên Mộc Thạnh trình thư về vua Minh và cho lui binh. Mộc Thạnh
xem thư, chừng ý chí tiến quân càng giảm xuống, nhưng hắn vẫn không dám
cho lui binh vì như thế sẽ phạm quân kỷ của nước Minh.
Trong khi Mộc Thạnh cùng các tướng Lam
Sơn ghìm nhau không giao chiến, thì chiến sự đông bắc diễn ra ác liệt
với những tổn thất nặng nề cho đạo quân 10 vạn người ngựa dưới trướng
Liễu Thăng, liên tiếp hai tướng soái của quân Minh bị giết trong mấy
ngày. Việc giành được lợi thế ở mặt trận chính này cũng mở ra những
triển vọng dứt điểm mặt trận tây bắc. Bức thư thứ hai mà Nguyễn Trãi gửi
cho Mộc Thạnh được gởi đi ngay sau khi Liễu Thăng bị giết ở trận Chi
Lăng như một đòn giáng mạnh vào tâm lý của tướng giặc :
“ … Nay đem thực sự bày tỏ hết để đại nhân rõ:
Ngày tháng 9 năm này, An viễn hầu
Liễu Thăng thống lĩnh đại quân đến địa phận thành Khâu Ôn. Tôi đã hai ba
lần gửi thư nói kỹ về thiên thời, về nhân sự (thời trời, việc người),
nói đi nói lại không ngại rờm lời, mà Liễu công cho lời nói của tôi là
không đáng tin, bèn mạo hiểm tiến quân vào sâu chuyên việc chém giết, ý
định giết hết không để sót người nào. Nhưng không biết đạo trời ưa sống,
lòng người ghét loạn. Thành hay bại, phúc hay họa, chỉ trong khoảng trở
bàn tay thôi. Ngày 20 tháng 9, tiến quân đến cửa Chi Lăng, quân lính
giữ cửa ải của tôi không làm thế nào được, liền phải chống cự lại. Liễu
công bị chết tại trận, không biết lẫn lộn vào đâu. Bảo Định bá, Thái đô
đốc, Lý thượng thư cũng nối nhau chết nốt. Còn các quân lính đều bỏ trốn
chạy tan. Đó tuy cũng là tội lỗi của tôi, cố nhiên không thể chối cãi
được, mà cái họa của Liễu công tất phải tự mình chuốc lấy. Người xưa có
câu nói: “Cậy vào đức thì tốt, cậy vào sức thì chết”, tức là thế đấy
...”(trích Quân Trung Từ Mệnh Tập)
Lời thư của Nguyễn Trãi vẫn rất ân cần,
nhưng rõ ràng đã lấy Liễu Thăng làm tấm gương răn đe Mộc Thạnh. Nguyễn
Trãi đã chỉ cho Mộc Thạnh thấy rõ cái giá của việc không nghe lời dụ, cố
chấp tiến quân của Liễu Thăng. Những chiến lợi phẩm là bằng sắc, ấn tín
của Liễu Thăng, cùng tù binh bắt được trong trận Chi Lăng gồm ba thiên
hộ, một đô chỉ huy được Bình Định vương sai đem đến chỗ quân Mộc Thạnh,
cho chúng tận mắt thấy bằng chứng về sự bại vong của bọn Liễu Thăng.
5 vạn quân Minh đóng trước cửa ải Lê Hoa
đều sợ mất mật khi trông thấy những nhân chứng, vật chứng mà quân Lam
Sơn mang đến trước mặt chúng, không còn lòng chiến đấu nữa. Mộc Thạnh
biết quân không còn nhuệ khí, bản thân cũng đã khiếp sợ, lập tức hạ lệnh
lui binh. Quân tướng nước Minh rút lui trong sự sợ hãi. Thuận đà, Phạm
Văn Xảo cùng Trịnh Khả tung quân truy kích toàn tuyến. Giặc nhác thấy
quân Lam Sơn, hoảng loạn giày xéo lên nhau mà chạy. Quân ta truy kích
đến Lãnh Câu, Đan Xá, đánh giết một trận lớn. 1 vạn quân Minh chết tại
trận, 1.000 tên bị bắt sống. Quân Lam Sơn thu 1.000 ngựa chiến cùng vũ
khí, lương thực, của cải nhiều hơn cả lúc phá thành Xương Giang.
Xử lý xong cánh viện binh Mộc Thạnh, giờ là lúc quân Lam Sơn chuẩn bị dứt điểm với quân Minh ở cánh đồng Xương Giang.
(còn nữa)
Quốc Huy
Liễu Thăng bị chém tại Chi Lăng, phó tướng lên thay cũng bỏ mạng
Liễu Thăng cùng đám kỵ binh mải miết đuổi
theo Trần Lựu tiến sâu vào ải Chi Lăng, bỏ xa phần lớn quân Minh ở phía
sau. Đến núi Mã Yên, Liễu Thăng và hơn trăm quân kỵ vừa qua cầu treo thì
lập tức quân Lam Sơn cho phá cầu. Lúc này thì tình thế coi như đã an
bài đối với Liễu Thăng
Bị quân Lam Sơn vây khốn, thượng thư nhà Minh cùng đường tự vẫn
Vừa đặt chân vào địa giới nước Đại Việt,
quân Minh đã phải hứng chịu những tổn thất nặng nề. Chỉ trong 5 ngày, cả
chủ tướng lẫn phó tướng của giặc đã phải bỏ mạng. Thế nhưng số quân
tướng Minh còn lại vẫn chưa chịu bỏ cuộc.
Sau cái chết của Lương Minh trong trận
Cần Trạm, bọn Lý Khánh, Thôi Tụ, Hoàng Phúc cố gắng tổ chức lại lực
lượng tiếp tục nhằm hướng thành Xương Giang mà hành quân. Do tin tức bị
chậm, tướng giặc vẫn cho rằng thành Xương Giang vẫn chưa bị công phá.
Chúng hy vọng rằng sẽ vượt qua được sự đánh phá dọc đường của quân Lam
Sơn để vào thành Xương Giang dưỡng thương, dùng thành trì làm chỗ tiến
thủ.
Qua diễn biến có thể thấy quân Minh tiến
sang lần này là một đội quân rất kỷ luật và tinh thần chiến đấu cực cao
khi bị mất liền hai tướng soái mà vẫn có thể giữ vững hàng ngũ tiến lên
phía trước. Tuy nhiên, thế của giặc đã mất. Mọi hành động của quân Minh
đều nằm trong tính toán của các tướng lĩnh Lam Sơn. Quân ta dù không
vượt trội về lực lượng, nhưng hoàn toàn nắm thế chủ động trong chiến
dịch diệt viện này.
Trận Phố Cát – Lý Khánh cùng kế tự vẫn:
Với ý nghĩ rằng thành Xương Giang vẫn
còn do đồng đội chiếm giữ, viện binh nước Minh vẫn giữ được tinh thần mà
cố sức chiến đấu. Về phía quân Lam Sơn, các tướng của ta đã không cố
gắng khép chặt vòng vây ở Cầm Trạm, cố tình mở đường cho quân Minh tiến
xuống. Địa hình từ Cần Trạm trở xuống là thung lũng hẹp và đồi thấp,
rừng thưa. Quân ta tập họp lại lực lượng, lợi dụng địa hình theo đường
tắt đi gấp bám sát theo sau quân Minh.
Ngày 18.10.1427, quân Lam Sơn tấn công
quân Minh tại Phố Cát (Phố Tráng, Lạng Giang, Bắc Giang ngày nay). Tại
nơi này, phục binh của quân ta đã xếp đặt sẵn từ trước. Khi quân Minh
đến, phục binh trỗi dậy chặn ngang đường tiến. Các tướng Lê Sát, Nguyễn
Đình Lý, Lưu Nhân Chú tung hết lực lượng đánh vào hậu quân của giặc. Bị
vây đánh dữ dội từ cả hai mặt, quân Minh lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng
nan. Thượng thư bộ công nước Minh là Lý Khánh lúc này đang bệnh nặng,
lại cùng kế, đã tự thắt cổ chết trong quân.
Trận Phố Cát kế thúc nhanh chóng với tổn
thất khá nặng nề cho quân Minh. Giặc bị giết đến 1 vạn quân, xác nằm
chồng chất lên nhau trên một ngọn đồi, dân gian về sau gọi là đồi Mả
Ngô. Quân Lam Sơn bắt được trâu bò, lừa ngựa, quân trang nhiều không kể
xiết. Thôi Tụ, Hoàng Phúc là những tướng lĩnh còn lại không còn kế sách
gì, chỉ biết cố gắng chỉ huy quân lính vừa đánh vừa rút khỏi trận địa,
miễn cưỡng tiến về hướng thành Xương Giang. Lê Sát cùng các tướng cũng
giãn ra tái tổ chức lại, chuẩn bị đánh bồi những đòn mới.
Vây khốn Thôi Tụ tại Xương Giang:
Sau bao phen khốn đốn, Thôi Tụ cuối cùng
cũng dẫn quân Minh đến được trước thành Xương Giang. Nhưng niềm hy vọng
cuối cùng của quân Minh đã khép lại. Ngay trước mắt quân tướng giặc,
một thành trì Lam Sơn sừng sững chắn ngang đường. Thôi Tụ, Hoàng Phúc
nhất thời chẳng biết tiến thoái đi đâu, bèn đem quân đóng giữa đồng
trống, đắp lũy đất thành vòng mà cố thủ.
Bình Định vương Lê Lợi vẫn muốn chừng
cho giặc một con đường sống để nối lại mối bang giao về sau, nên đã sai
Nguyễn Trãi gởi thêm hai bức thư chiêu dụ. Thư viết:
Tôi nghe: quân của Vương giả, cốt
trên thuận òng trời, dưới hợp lòng người. Nay các ông vâng mệnh đi đánh
dẹp, chỉ nên trên xét lòng trời, dưới thuận việc người. Trước đây cái
tai họa đắm thuyền [trước đó quân Minh hành quân đến Quảng Tây thì bị đắm thuyền chết khá nhiều lính], thì
trời đã răn bảo rõ lắm. Phàm quân đi qua một đường nào, việc chạy trốn
hại thường thường có đến bao nhiêu người, nhân dân chừa oán lại quá lắm.
Các ông bỏ việc ấy không xét đến mà xông pha nguy hiểm, khinh xuất tiến
quân. Kinh Dịch có câu nói rằng: “Quân đi phải có kỷ luật, nếu không có
kỷ luật thì dẫu phải cùng gặp sự không hay”. Huống chi lòng trời lòng
người đã như thế mà các ông còn cố gượng cứ làm, thì tự mua lấy thất
bại, há chẳng đáng ư?
Vả lại, bọn An Viễn hầu [Liễu Thăng], Bảo định bá [Lương Minh], Lý thượng thư [Lý Khánh]
lại nối nhau bị chết, quân không người thống lĩnh, và không theo kỷ
luật, chẳng bại vong sao được. Xin các ông nên chóng lui quân, đóng lại ở
đất Long Châu, Bằng Tường[thuộc Quảng Tây, Trung Quốc], tôi
lập tức đem ngay các quan lại quân nhân đã bắt được ở các thành đến
ngoài cõi, trả lại hết cả. Và đem người vàng đã đúc, sai người đi theo,
dâng biểu vào cống để nước nhỏ tôi được hết lễ thờ nước lớn, mà nước lớn
được hết đạo vỗ yên người xa. Làm một việc mà được hai điều lợi, hai
bên đều tốt cả. Thế không phải là may lớn cho nhân dân cả thiên hạ ư?
Các ông nếu còn dùng dằng lâu ngày, chứa lòng nghi ngờ, làm hỏng mưu kế,
tôi sợ rằng các ông sẽ chết vùi xương trong bụng cá ở Xương Giang, còn
có ích gì đâu?Thư này gửi đến, kính xin trả lời cho biết.
(trích Quân Trung Từ Mệnh Tập)
Một lần nữa Lê Lợi và Nguyễn Trãi lại
thể hiện thiện chí rất lớn khi mà phần thắng hầu như đã nắm gần chắc
trong tay quân ta. Sự toan tính của Lê Lợi không chỉ gói gọn ở việc
thành hay bại trong một cuộc chiến, mà còn nghĩ làm thế nào để giành
được độc lập với các giá phải trả về sinh mạng ít nhất và đảm bảo cho
một đất nước mới tái sinh có được nền hòa bình lâu dài. Lê Lợi chấp nhận
là bên chủ động gây dựng lại lòng tin, gây dựng lại mối quan hệ hữu hảo
đối với đế chế Minh đang say máu chiến tranh. Việc này chỉ trông cậy
vào tài văn chương của Nguyễn Trãi.
Bọn Thôi Tụ đã cùng đường, nên khi nhận
được thư đã hồi đáp, ngỏ ý muốn đầu hàng. Tuy nhiên, với 7 vạn quân còn
lại trong tay, Thôi Tụ vẫn chưa cam tâm làm bại tướng. Giặc vẫn đắp lũy
đất, đêm bắn pháo hiệu mong quân từ thành Đông Quan, Chí Linh đến cứu.
Rõ ràng thiện chí của ta vẫn chưa đủ khuất phục được giặc, mà cần phải
dùng thêm võ lực. Bình Định vương Lê Lợi biết được giặc chỉ giả vờ xin
hòa, nhất quyết không cho hòa mà càng tăng cường bao vây. Quân ta canh
phòng chặt chẽ ở thành Đông Quan, khiến Vương Thông hết đường ứng cứu
đồng bọn. Quân giữ thành Chí Linh muốn đem quân lương xuất thành chu cấp
cho Thôi Tụ, nhưng Trần Nguyên Hãn chặn ngang đường tiếp vận, cũng
không làm được gì ngoài việc phó mặc cho viện binh tự sinh tự diệt. Ở
biên thùy, các ải Pha Lũy, Chi Lăng, Mã Yên, Bàng Quan… cũng đều có quân
Lam Sơn bịt kín, nội bất xuất ngoại bất nhập.
Đồng thời với các biện pháp củng cố việc
bao vây địch ở mặt trận phía đông bắc, quân Lam Sơn cũng tiến hành các
bước phá thế ghìm nhau với 5 vạn quân của Mộc Thạnh ở Vân Nam. Đây cũng
là chỗ cuối cùng mà bọn Thôi Tụ, Hoàng Phúc hy vọng có thể giúp chúng
lật ngược tình thế.
Quốc Huy
Hồ Nguyên Trừng và cuộc đọ súng đẫm máu với quân Minh
Quân Minh có trang bị nhiều súng hỏa mai cầm
tay và cả súng đại bác, gây cho quân Đại Ngu rất nhiều thiệt hại. Phía
Đại Ngu cũng không kém cạnh, với sức mạnh vượt trội của súng đại bác
mang tên Thần Cơ Sang Pháo do Hồ Nguyên Trừng chế tác, quân ta trút bão
lửa lên đầu quân xâm lược không khoan nhượng.
Vương triều nhà Hồ lãnh đạo quân dân
kháng chiến chống quân Minh xâm lược trong bối cảnh gặp khá nhiều bất
lợi. Ở phương bắc, vùng đệm Vân Nam đã hoàn toàn không còn tác dụng. Vân
Nam giờ đây đã là vùng đất được khai thác mạnh mẽ, đủ điều kiện để làm
một bàn đạp vững chắc cho cuộc xâm lược xuống phía nam. Quân Minh khác
với các đội quân phương bắc trước kia, chúng có thể tiến quân từ cả Vân
Nam và Quảng Tây vào nước ta với quy mô lớn mà vẫn đảm bảo được đường
hậu cần thông suốt. Ở phương nam, các châu mới sáp nhập từ Chiêm Thành
là Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa còn đầy bất ổn, cùng với sự thù địch của quân
Chiêm Thành khiến cho Đại Ngu phải san sẻ một phần binh lực đáng kể
phòng thủ biên thùy phía nam. Trong nước, nhân dân nhiều người không
đồng lòng, một số kẻ chực chờ nối giáo cho giặc… Tuy vậy, với quân đội
đông đảo, vũ khí trang bị mạnh, thành trì vững chắc, nhà Hồ không phải
là không có cửa thắng trong cuộc chiến.
Biết quân Minh tiến sang, đầu não triều
đình cùng nhau bàn bạc kế sách chống giặc. Bấy giờ có tướng người Chăm
trong quân là Bố Đông hiến kế nên đem tinh binh lên đón đánh quân Minh
ngay tại các cửa ải biên giới, không cho chúng tiến xuống đồng bằng. Các
tướng khác của nhà Hồ vì sợ sức mạnh kỵ bộ của quân Minh nên không theo
kế của Bố Đông. Vua Hồ Hán Thương chỉ bố trí một ít quân biên phòng giữ
các cửa ải, còn đại quân thì dựa vào thành trì và chiến lũy dọc sông
Thao, sông Lô, sông Hồng mà bày trận thủy bộ dựa vào nhau.
Quân Minh từ hai hướng Vân Nam, Quảng
Tây bắt đầu tấn công từ cuối thu năm 1406. Từ Vân Nam, Mộc Thạnh cùng
Tham tướng Lý Bân đem binh phu 40 vạn đánh vào cửa ải Phú Lệnh (thuộc Hà
Giang ngày nay). Đường đi từ hướng này xuống đồng bằng trung châu hiểm
trở, quân Minh phải xẻ núi, phá rừng mà đi. Mộc Thạnh sau đó dẫn quân
men theo dọc bờ sông Thao tiến xuống. Trương Phụ cùng Tham tướng Trần
Húc từ Quảng Tây cũng đem 40 vạn binh phu tấn công ải Pha Lũy (tức ải
Nam Quan), theo đường Lạng Sơn tiến xuống đồng bằng. Trương Phụ hành
quân rất quy củ. Quân Minh chia làm nhiều toán, cứ toán này đi trước mai
phục, toán sau hành quân, thay phiên cho nhau. Binh lực Đại Ngu ở ngoài
biên cảnh quá mỏng và yếu, không cản nổi giặc.
Đến tháng 11.1406, quân của Mộc Thạnh
tiến đóng quân tại Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ ngày nay), đối trận với
quân Đại Ngu ở thành Đa Bang hai bên bờ sông Lô, sông Hồng. Trương Phụ
hành quân từ Lạng Sơn xuống Tiên Phúc, đi đường tắt đến Bạch Hạc. Quân
Minh hai cánh họp làm một, đóng trại dày đặc ở Bạch Hạc. Tả tướng quốc
Hồ Nguyên Trừng cầm quân đóng dọc sông Hồng, cùng liên kết với quân của
Thiêm văn triều chính Hồ Đỗ đóng ở sông Trú Giang, dưới sông dàn chiến
thuyền, trên bờ bộ binh dàn dọc các chiến lũy, cứ điểm để chặn giặc.
Quân Đại Ngu chủ ý đánh lâu dài cho quân Minh mệt mỏi, hết lương phải tự
rút lui. Trương Phụ án binh bất động không giao chiến, chờ quân ta sang
đánh trước. Hồ Nguyên Trừng cũng chẳng buồn cho quân sang đánh, chỉ giữ
vững trận địa. Vì thế nên hai bên tuy dàn quân rầm rộ mà suốt nhiều
ngày không giao chiến một trận nào.
Trương Phụ theo kế của Chu Năng (đã chết
trên đường hành quân), đem những bản văn tuyên truyền khắc vào các tấm
ván rồi thả trôi sông để lung lạc tinh thần quân dân Đại Ngu. Các bản
văn này có nội dung kể tội triều đình nhà Hồ, nói rằng quân Minh sang
chỉ để đánh họ Hồ, tìm người họ Trần để lập làm vua. Bất chấp những lời
dối trá, đại bộ phận nhân dân trên những vùng quân Minh đi qua dọc theo
sông Lô đều làm kế vườn không nhà trống theo lệnh triều đình, tuyệt
nguồn cung ứng của giặc. Tuy nhiên, những bản văn đã làm lung lạc được
một số bộ phận binh lính nhà Hồ và dụ dỗ được một số trí thức bất đắc
chí. Bọn Mạc Địch, Mạc Thúy, Mạc Viễn, Nguyễn Huân… đem gia quyến theo
hàng giặc, làm chỉ điểm cho quân Minh, được Trương Phụ trao cho quan
tước.
Cuối đông năm 1406, quân Minh bắt đầu
tấn công. Trương Phụ đem quân đánh úp vào khối quân của Hồ Xạ, chỉ huy
quân Tả Thánh Dực đóng tại bãi sông Bạch Hạc. Hồ Xạ bị đánh gấp, các
quân khác không kịp tới cứu nên phải cho quân rút lui về bờ nam sông
Hồng dàn trận. Quân Minh chiếm được Việt Trì, toàn bộ bờ bắc sông Bạch
Hạc. Lúc này, trận thế quân Đại Ngu vẫn còn khá vững. Kế đó, đêm
15.1.1407, quân Minh khiêng thuyền ra bờ sông định vượt sông tấn công.
Tướng quân Trần Đĩnh dẫn thủy quân ra đánh, giặc phải rút chạy sâu vào
bờ. Tướng Minh liền bắt những binh lính đã rút lui đem ra xử theo quân
pháp. Các tướng sĩ nước Minh thấy vậy, đều sợ tội mà liều chết để đánh.
Chỉnh quân xong rồi, đêm 17.1.1407
Trương Phụ lại sai quân âm thầm vượt sông đánh úp quân Đại Ngu ở bãi
sông Mộc Hoàn phía bờ nam. Nơi này là vị trí chiến lược quan trọng, do
hiệu quân Tả Thần Dực tinh nhuệ chốt giữ, dưới quyền chỉ huy của tướng
Nguyễn Công Khôi. Đương lúc chiến sự hệ trọng, Nguyễn Công Khôi lại
không biết giữ mình. Khi quân Minh thình lình tấn công, Khôi đang vui
chơi nữ sắc, lơ là phòng bị. Vì sự tắc trách tai hại này, quân Tả Thần
Dực đã không kịp trở tay, bị quân địch diệt gọn, thuyền bị cháy gần hết.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư miêu tả trận đánh “lặng im không có tiếng động của chiến trận”. Vì
Mộc Hoàn bị thất bại nhanh ngoài dự kiến, các khối quân Đại Ngu đóng
gần đó không làm sao tới ứng cứu kịp. Quân Minh chiếm được bãi sông rồi,
bèn cho bắt cầu phao ồ ạt đổ quân sang bờ nam. Tả tướng quốc Hồ Nguyên
Trừng lệnh cho đại quân rút vào trong thành Đa Bang cố thủ.
Đầu năm 1407, Mộc Thạnh bàn với Trương Phụ: “Những
hàng rào gỗ mà bên địch dựng lên đều sát liền sông, quân ta không thể
tiến lên được. Chỉ có Đa Bang là nơi đất cát bằng phẳng có thể đóng
quân, chỗ ấy tuy thành đất khá cao, bên dưới có mấy tầng hào, nhưng khí
giới đánh thành của ta đều đầy đủ, đánh mà chiếm lấy cũng có phần dễ”.
Trương Phụ nghe theo, triệu tập toàn quân truyền lệnh: “Quân
giặc chỉ cậy có thành này, mà chúng ta lập công cũng ở một trận này;
tướng sĩ nào trèo lên thành được trước, sẽ đặc cách hậu thưởng không câu
nệ theo thứ bậc thông thường”.
Truyền lệnh xong rồi, Trương Phụ chia
quân làm hại đạo, nhân đêm tối hẹn nhau công phá thành Đa Bang. Đạo thứ
nhất do Trương Phụ chỉ huy cùng với Hoàng Trung, Thái Phúc dẫn quân Minh
tấn công từ phía tây bắc. Đạo thứ hai do Mộc Thạnh cùng Trần Tuấn đánh
mặt đông nam. Quân Minh âm thầm tiến quân gần thành rồi đốt đuốc, thổi
tù và làm hiệu, dùng thang vân thê (loại thang chuyên dụng để công
thành) mà trèo lên phá thành. Lúc này quân Đại Ngu còn khá mạnh, đóng
dọc sông rất nhiều nhưng hành động bất nhất, một số tướng lĩnh vẫn không
đem quân tới cứu khi thành Đa Bang bị công phá dữ dội.
Tuy vậy, tại thành Đa Bang, quân Đại Ngu
dưới sự chỉ huy của Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng đã chống trả rất dũng
cảm. trận đánh này, hỏa khí của cả hai bên đều thi thố hết sức. Quân
Minh có trang bị nhiều súng hỏa mai cầm tay và cả súng đại bác, gây cho
quân Đại Ngu rất nhiều thiệt hại. Phía Đại Ngu cũng không kém cạnh, với
sức mạnh vượt trội của súng đại bác mang tên Thần Cơ Sang Pháo do Hồ
Nguyên Trừng chế tác, quân ta trút bão lửa lên đầu quân xâm lược không
khoan nhượng. Chiến sự diễn ra rất đẫm máu, quân Đại Ngu chết nhiều
nhưng vẫn kiên cường tử thủ, gây thiệt hại nặng nề cho đối phương. Hai
bên đánh nhau từ tối đến sáng, quân Minh chết la liệt dưới chân thành,
xác chất cao đến ngang mặt thành nhưng vẫn không tên nào dám thoái lui,
vì Trương Phụ dùng quân pháp rất nghiêm.
Chiến sự đương lúc dằn co dữ dội thì
tướng lĩnh Đại Ngu mắc sai lầm. Tướng chỉ huy quân Thiên Trường là
Nguyễn Tông Đỗ muốn dùng tượng binh thủ thắng, bèn đục thành lùa voi ra
đánh. Quân Minh thấy voi, ban đầu hơi núng thế. Nhưng sau đó, Trương Phụ
cho kỵ binh cưỡi ngựa vẽ hình sư tử tấn công, lại dùng súng đại bác và
hỏa tiễn bắn tới tấp vào voi. Voi của Đại Ngu không được huấn luyện kỹ,
nghe tiếng súng thì hoản loạn, co vòi chạy ngược vào trong thành. Quân
Minh tung kỵ binh theo đường voi chạy đánh thẳng vào thành.
Thế trận của quân Đại Ngu bỗng chốc hỗn
loạn, thành cơ hồ không thể giữ nổi. Tình thế buộc Hồ Nguyên Trừng phải
hạ lệnh toàn quân bỏ thành rút lui về giữ sông Hoàng Giang. Bấy giờ là
ngày 20.1.1407, thành Đa Bang rơi vào tay giặc. Các tướng Lương Dân
Hiến, Thái Bá Nhạc tử trận. Quân Minh thu được 12 thớt voi, rất nhiều vũ
khí, thuyền bè. Các tướng khác của Đại Ngu đóng quân dọc sông Hồng hay
tin Đa Bang thất thủ cũng đều kéo quân rút theo Hồ Nguyên Trừng cả.
Thành Đông Đô, kinh đô cũ của nước Đại Việt lúc này bị bỏ ngỏ, nhân dân
không kịp sơ tán.
Quân Minh theo dòng sông Phú Lương tiến
quân xuống, tràn vào Đông Đô, bắt cóc phụ nữ, cướp bóc vàng lụa, lương
thực, cảnh tượng vô cùng bi thảm. Chúng còn bắt con trai đem thiến để
làm hoạn quan, đặt quan lại trấn trị, vơ vét tiền đồng các xứ và cho
người chạy trạm báo tin về kinh đô Kim Lăng (Nam Kinh) của nước
Minh.Những nhân dân trước đây còn phân vân về động cơ của giặc khi đem
quân sang nước ta, thì nay được dịp hiểu rõ bản chất giả nhân giả nghĩa,
tàn ngược vô đạo của quân xâm lược.
Quốc Huy
Nhận xét
Đăng nhận xét