BỘ MẶT CHIẾN TRANH 11
-Chiến
tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được,
dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nói chung là độc ác, ngu xuẩn và mù quáng đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
-------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Những thước phim về sự tàn khốc trong Thế chiến I
theo Trí Thức Trẻ
Ông Siffleet nổ súng vào một số kẻ tấn công trước khi trốn chạy, nhưng ông đã nhanh chóng bị bắt cùng với đội của mình.
Người dân New Guinea giao họ cho quân Nhật, và những người lính bị đưa đến Malol và bị tra khảo dã man.
Ngày 24/10/1943, ông Siffleet cùng 2 người khác bị đưa ra bãi biển và bị hành quyết trước sự chứng kiến của lính Nhật và người dân.
Chỉ huy của Lực lượng Hải quân tại Aitape là Phó Đô đốc Kamada đã ra lệnh xử tử này.
Yasuno Chikao, kẻ thực hiện hành quyết đã bị tuyên án tử hình sau chiến tranh, nhưng sau đó đã được giảm án xuống còn 10 năm tù do hành động theo lệnh của cấp trên.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nói chung là độc ác, ngu xuẩn và mù quáng đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
Ca Dao Mẹ - Khánh Ly
-------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Chỉ là một góc nhỏ của chiến tranh thôi
Sự khốc liệt của Thế chiến I qua những bức ảnh màu
Vũ Phong |
Hơn 100 năm trước, Chiến tranh thế giới thứ nhất đã nổ ra và lan rộng khắp châu Âu. Đây là một trong những cuộc chiến tàn khốc nhất lịch sử nhân loại.
Những bức ảnh đen trắng đã được tái hiện lại thành ảnh màu để cho thấy sự khốc liệt của cuộc chiến.
Những người lính Australia bị mù trong một cuộc tấn công khí độc của Đức ở Villers - Bretonneux, nước Pháp ngày 27/5/1918.
Những lính Australia kiệt sức đứng trong chiến hào của Thổ Nhĩ Kỳ ở Lone Pine, bán đảo Gallipoli chiều 6/8/1915.
Một người lính Anh kiệt sức ngủ trong một chiến hào trên chiến tuyến tại Thiepval, Somme vào tháng 9/1916.
Lính Anh với tù nhân bị thương người Đức ở La Boisselle, cách 35 km về phía đông bắc Amiens. Ảnh chụp ngày 3/7/1916.
Những người lính của Sư đoàn
số 5 Australia dừng chân hút thuốc ở bên đường Montauban, gần Mametz,
Pháp. Hầu hết các binh sỹ mặc áo khoác da cừu và đeo găng tay len. Ảnh
chụp vào tháng 12/1916.
Hai người lính Australia nghỉ ngơi dưới một hầm trú ẩn có mái sắt tại Westhoek Ridge, Flanders, Bỉ. Ảnh chụp cuối tháng 9/1917.
Bốn lính Australia tại
Chateau Wood gần Retaliation Farm đi bộ qua một cầu tạm để sang
Zonnebeke ở Flanders nước Bỉ vào ngày 22/10/1917.
Một người lính Anh cõng đồng
đội bị thương từ mặt trận về tuyến sau vào ngày 1/7/1916. Người lính bị
thương này đã chết sau 30 phút được đưa về chiến hào phía sau.
Một trạm điều trị chó của Đức, nơi cấp cứu cho những con chó đưa công văn bị thương trên mặt trận. Ảnh chụp năm 1918.
Đại đội 12, Tiểu đoàn 45, Lữ
đoàn 12, Sư đoàn 4 của Australia ở gần Anzac Ridge tại Polygon Wood
trong khu vực Ypres Sector, nơi chiến sự đã diễn ra quyết liệt và thương
vong rất nặng.
Bác sĩ của Đại đội cứu thương số 103 và 104 của Mỹ đang chăm sóc y tế cho các tù binh bị thương của Đức.
Hai người lính của Lữ đoàn 7
Australia mang các bao tải trống để đóng cát phòng thủ lên tiền tuyến
qua khu vực bị tàn phá gần Pozieres ngày 28/8/1916.
Một lính Đức bị thương, có lẽ là từ Trung đoàn bộ binh 64 (8 Brandenburg), thuộc Sư đoàn 6. Ảnh chụp năm 1915.
Lính của sư đoàn 55 Anh bị
mù vì cuộc tấn công bằng hơi độc đang chờ điều trị tại một trạm phẫu
thuật tiền phương gần Bethune trong trận Estaires, Nord-Pas-de-Calais
hôm 10/4/1918. Trận này là một phần của cuộc tấn công của Đức vào
Flanders.
Một lính Australia cõng bạn
đến một trạm quân y gần Suvla trên bờ biển Aegean của bán đảo Gallipoli
thuộc đế quốc Ottoman năm 1915.
theo Tiền Phong
Ảnh hiếm về sự tàn phá khủng khiếp của Thế chiến I
Những bức ảnh quý giá này nằm trong bộ tư liệu về sự tàn phá gây ra cho các thị trấn, ngôi làng dọc theo mặt trận phía tây ở Pháp và Bỉ trong Thế chiến I.
theo Theo Infonet
Ảnh cực hiếm về binh lính người Việt trong Thế chiến I
Trần Hữu Phúc |
(Soha.vn) - Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày mở màn Thế chiến I, chúng ta hãy cùng nhìn lại một số hình ảnh về binh lính người Việt tham chiến trong thành phần Quân đội Pháp.
Khi thực dân Pháp thực hiện việc
xâm lượt và cai trị Việt Nam (khi đó họ gọi là An Nam), để bình định
thêm các thuộc địa và gây chiến với nhiều quốc gia khác, lực lượng binh
lính người Việt đã bị bắt và chiêu mộ để phục vụ cho mục đích chiến
tranh này, dấu chân của họ đã in khắp các chiến trường Âu Phi.
Tại cảng Lyon - Pháp, những
binh lính người Việt đầu tiên đặt chân lên đất Pháp để rồi từ đó ngang
dọc khắp các chiến trường, chiến đấu tại những nơi họ chưa hề biết tới
Năm 1915, những người lính An Nam cập cảng Marseille cùng binh lính Pháp tham gia Chiến tranh thế giới thứ I (CTTG I)
Lính An Nam tại Saint-Raphael, đây là những người lính thiện chiến nhất trong chế độ bảo hộ Pháp đang trên đường ra mặt trận
Ngày 20/4/1919, một người
lính Việt tham gia binh biến tại Hắc Hải đã kéo cờ đỏ trên chiến hạm
Pháp ủng hộ cách mạng Nga đó là cố chủ tịch Tôn Đức Thắng
Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc niệm trước đài kỷ niệm những người lính Việt Nam chết trong Chiến tranh thế giới thứ I
Thước phim hiếm về Chiến tranh thế giới I
Câu chuyện đằng sau tấm hình nổi tiếng nhất Thế chiến II
Anh Tuấn |
Đây là một trong những tấm ảnh được biết đến nhiều nhất của Thế chiến II. Tấm hình chụp lại những giây phút cuối cùng của một binh sĩ Mỹ.
Đây là một trong những tấm
ảnh được biết đến nhiều nhất của Thế chiến II. Tấm hình chụp
lại những giây phút cuối cùng của một binh sĩ Mỹ.
Tấm ảnh này được công bố khi quân
đội Mỹ tìm thấy trong người của một sĩ quan Nhật sau một trận
chiến lớn giữa Mỹ và Nhật năm 1944.
Được đăng trên nhiều tờ báo và cả
trên tạp chí Life, ban đầu tấm ảnh này được cho là chụp lại
Trung úy Bill Newton, người đã bị bắt tại thị trấn Salamaua
(Papua New Guinea) và bị hành quyết vào ngày 29/3/1943.
Cho đến ngày nay, người lính trong ảnh vẫn bị nhầm là Newton.
Thực tế, người lính này có tên là
Leonard George Siffleet. Ông sinh ra vào ngày 14/1/1916 tại
Gunnedah, bang New South Wales, Úc.
Siffleet là người rất yêu thể thao
và phiêu lưu, năm 1930 ông đã chuyển đến sinh sống tại Sydney để
kiếm việc làm. Ông có ý định làm cảnh sát nhưng đã bị khước
từ do mắt kém.
Tuy vậy, tháng 8/1940 ông Siffleet
tham gia nhập ngũ và tham gia một đơn vị phục vụ dưới mặt đất
tại Căn cứ Không quân Richmond, sau đó trở lại làm dân thường.
Không lâu sau đó, tháng 9/1941, ông trở thành một người lính Quân đoàn Hoàng gia Úc số 2.
Ông
Siffleet đã theo học một khóa về liên lạc chiến trường tại
Trường Cao đẳng Melbourne trước tình nguyên tham gia đội đặc
nhiệm vào tháng 9/1942.
Ông được điều vào đơn vị Z Special và đến năm 1943 ông đến Cairns (Úc) để tiếp tục huấn luyện.
Ông Siffleet được lên chức Trung sĩ
vào tháng 5/1943 và được giao nhiệm vụ liên lạc điện đài trong
đơn vị. Không lâu sau đó ông được thuyên chuyển sang Đơn vị M
Special và đến Papua New Guinea cùng các đồng đội.
Giữa tháng 9 năm 1943, ông đến Aitape (Papua New Guinea) cùng
đội của mình và hoạt động trong vùng địch. Nhưng đến tháng
10/1943, họ bị dân New Guinea phát hiện và bị bao vây.Ông Siffleet nổ súng vào một số kẻ tấn công trước khi trốn chạy, nhưng ông đã nhanh chóng bị bắt cùng với đội của mình.
Người dân New Guinea giao họ cho quân Nhật, và những người lính bị đưa đến Malol và bị tra khảo dã man.
Ngày 24/10/1943, ông Siffleet cùng 2 người khác bị đưa ra bãi biển và bị hành quyết trước sự chứng kiến của lính Nhật và người dân.
Chỉ huy của Lực lượng Hải quân tại Aitape là Phó Đô đốc Kamada đã ra lệnh xử tử này.
Yasuno Chikao, kẻ thực hiện hành quyết đã bị tuyên án tử hình sau chiến tranh, nhưng sau đó đã được giảm án xuống còn 10 năm tù do hành động theo lệnh của cấp trên.
theo Infonet
Nhận xét
Đăng nhận xét