BỘ MẶT CHIẾN TRANH 07
-Chiến
tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được,
dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nói chung là độc ác, ngu xuẩn và mù quáng đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
-------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nói chung là độc ác, ngu xuẩn và mù quáng đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
HÁT TRÊN NHỮNG XÁC NGƯỜI ca sỹ KHÁNH LY
-------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
ISIS Killing Rooms Of Mosul Are Filled With Bodies And Mystery
Tội ác trong Chiến tranh Việt Nam (1954-1975)
Những khoảnh khắc chấn động và ám ảnh về tội ác chiến tranh
Thu Trang |
Chiến tranh là câu chuyện bi thảm của nhân loại với máu, nước mắt… và hệ quả của nó còn là nỗi ám ảnh với nhiều thế hệ.
1. Người lính Nhật Bản
Trận hải chiến Guadalcanal, diễn ra từ
ngày 12 đến ngày 15 tháng 11 năm 1942, là một trong nhiều trận hải chiến
giữa Nhật Bản và quân đồng minh (chủ yếu là Hoa Kỳ ) trong chiến dịch
Guadalcanal kéo dài nhiều tháng tại quần đảo Solomon trong Thế chiến thứ
hai.
Theo chân một đội tuần tra Mỹ, nhiếp ảnh gia Ralph Morse đã ghi lại được hình ảnh chiếc thủ cấp của một người lính Nhật Bản đang hét lên sợ hãi treo trước xe tăng của quân đồng minh. Đó là minh chứng rõ ràng nhất về những tội ác mà chiến tranh gây ra.
2. Vụ ném bom ở Massawa
Ngày 29 tháng 5, 1991 đánh dấu kết thúc 30 năm đấu tranh giành độc lập của Eritrea trước Ethiopia.
Vụ ném bom đáng sợ xảy ra
trước thời khắc lịch sử đó 1 năm khi Mặt trận tự do Eritrea tấn công
thành phố cảng Massawa, với hi vọng cắt đứt tuyến hậu cần cho quân đội
Ethiopia. Sau 3 ngày giao tranh quyết liệt, Mặt trận tự do Eritrea đã
giành được Massawa.
Tuy nhiên, Ethiopia không dễ dàng từ bỏ.
Thành phố sau đó ngập chìm trong những cuộc đánh bom, cướp đi sinh mạng
hàng trăm người.
Một tháng sau, Ethiopia lại tiếp tục dội
bom xuống thành phố cảng này. Khi thực phẩm dự trữ và hàng cứu trợ cạn
kiệt, người dân chết đói hàng loạt trong các hầm trú ẩn.
Những hình ảnh và video về cuộc thảm sát
đó quá man rợ để có thể công bố trên các phương tiện truyền thông nhưng
chỉ một bức ảnh người đàn ông Eritrea ngồi trên vỏ quả bom đã nói lên
tất cả .
Sự tan hoang, ảm đạm trong đôi mắt người
đàn ông này và khung cảnh xung quanh đã phản ánh chân thực cuộc sống
của người dân Eritrea tại thời điểm đó với những nỗi đau khó phai mờ
theo năm tháng.
3. Lỗi lầm thơ ngây
Bức hình cô bé trên người vấy máu đang
khóc thét gây ám ảnh này được nhiếp ảnh gia Chris Hondros ghi lại ở Iraq
năm 2005 khi theo chân một đội tuần tra đi quanh thành phố Tal Afar với
hi vọng chụp được vài hình ảnh đáng giá.
Khi trời nhá nhem tối và đường phố vắng
tanh vì lệnh giới nghiêm lúc 18h, đội tuần tra bắt đầu rẽ vào một con
phố và bắt gặp một chiếc ô tô đang hướng về phía họ.
Tức giận về cuộc phục kích gần đây, lính
tuần đã nổ một vài phát súng cảnh cáo nhưng không thấy phản ứng gì từ
người điều khiển xe. Chiếc xe vẫn tiếp tục di chuyển nên ai đó đã nổ
súng. Rồi cuối cùng, tất cả đều nổ súng.
Khi chiếc xe tới gần, họ nghe thấy âm thanh còn kinh hoàng hơn tiếng súng nổ: tiếng trẻ con khóc.
Trên ô tô là một gia đình
6 người, gồm bố mẹ và 4 đứa trẻ con đang cố gắng về nhà trước giờ giới
nghiêm. Họ không hề nhìn thấy những người lính ngụy trang nên càng chạy
nhanh hơn khi nghe tiếng súng.
May là những đứa trẻ
không sao nhưng bố mẹ chúng thì không thể nhận ra nổi vì loạt đạn nã
nào. Sau đêm đó, những đứa trẻ này chắc chắn sẽ mang vết sẹo tinh thần
đó cả đời trong khi những tên lính kia thảnh thơi quay về căn cứ chơi
Nintendo .
4. Dấu hỏi về cuộc chiến đảo Rhodes
Chiến tranh Bush trên đảo
Rhodes không được nhắc đến nhiều trong sách lịch sử. Tranh chấp kéo dài
13 năm từ năm 1964 đến 1979 là đỉnh điểm của những căng thẳng từ gần 2
thế kỉ trước, bắt đầu từ việc người da trắng sang đô hộ phía nam Châu
Phi cuối thế kỉ 19.
Nhà báo J. Ross Baughman đã chụp được
bức ảnh chụp một binh sĩ thuộc chính phủ Rhodesia tra tấn, thẩm vấn
những người bị bắt giữ nguyên tư thế chống đẩy trong vòng 45 phút giữa
trưa nắng và chĩa súng vào đầu họ năm 1977.
Nếu người nào ngã xuống sẽ bị lôi ra
ngoài và bắn súng vào không khí trong khi những người còn lại tưởng tù
nhân đó bị hành hình. Cuộc tra tấn kiểu này khiến các tù binh bị tổn
thương tâm lý khủng khiếp.
5. Dọn xác ở Cold Harbor
Bức hình được Thư viện Quốc hội ghi chú
đơn giản là “Người Mỹ gốc Phi gom xác binh lính bỏ mạng trong cuộc
chiến” đã đem lại một cái nhìn ghê rợn về chiến tranh.
Cuộc chiến Cold Harbor bắt đầu từ ngày
31/5/1864 và kết thúc với số thương vong lên tới 18.000 người. Và cuộc
chiến này hoàn toàn vô nghĩa. Theo như lời Tướng Grant thì cuộc chiến
“chẳng đem lại lợi lộc gì so với tổn thất mà chúng ta phải gánh chịu”.
Bốn ngày sau khi cuộc chiến diễn ra,
những binh lính bị thương và đang chết dần chết mòn bị bỏ mặc thối rữa
ngoài chiến trận trong khi các quan chức ở trong lều soạn thảo hiệp định
để yêu cầu trợ giúp về y tế cho binh lính của mình.
Tuy nhiên, khi các nhân viên y tế tới
nơi thì đã quá muộn. Hầu hết binh lính đã bỏ mạng. Nhân viên y tế được
triệu hồi và thay vào đó một đội dọn xác được cử tới.
Những chiếc cáng nối tiếp nhau mang theo nó những người lính đã chiến đấu hết sức trong cuộc chiến cuối cùng trước tử thần.
6. Trung sĩ Siffleet bị lính Nhật chặt đầu
Khi bức hình này lần đầu
được công bố trên tạp chí LIFE, nó đã gây nên một làn sóng phẫn nộ trên
khắp thế giới. Người đàn ông bị chặt đầu trong bức ảnh được cho là Trung
sĩ Úc, Leonard Siffleet.
Bức ảnh được chụp sau khi
Siffleet bị bắt trong khi thực hiện nhiệm vụ ở Papua New Guinea. Người
ta đã tìm thấy bức hình này trong túi quân phục của một người lính Nhật
một năm sau đó. Cả đơn vị của trung sĩ Siffleet đều bị bắt và tử hình
bằng cách chặt đầu.
Chặt đầu là cách tử hình khá phổ biến cùa quân Nhật trong Thế chiến thứ hai, thách thức mọi ý niệm về đạo đức của phương Tây.
Từ những vụ hành quyết
đơn như thế này cho tới vụ thảm sát ba ngày tại Changjiao, Trung Quốc,
tại đó 30.000 người đã mất mạng dưới tay của tên tướng Nhật Shonruko
Hata, có vẻ như quân đội Nhật Bản sắp vượt mặt Hitler về độ tàn ác trong
Thế chiến thứ hai.
7. Lính quân y James E. Callahan
Ngày 17/6/1967, lính quân y James E.
Callahan đang ở sâu trong chiến khu D, chiến trường Việt Nam cùng với
một tiểu đoàn bộ binh thì bị phục kích. Cuộc chiến kéo dài 3 tiếng đồng
hồ đã khiến 31 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương.
Callahan lao vào làn đạn để thực hiện
công việc của một quân y. Nhiếp ảnh gia Henri Huet đã ghi lại được
khoảnh khắc Callahan cố gắng cứu chữa cho một lính Mỹ đang hấp hối.
Sự tuyệt vọng hiện rõ trên khuôn mặt
Callahan chính là nỗi lòng của người dân Mỹ về cuộc chiến ở Việt Nam tại
thời điểm đó. Tấm hình đã trở thành một trong số những bức hình nổi
tiếng nhất về Việt Nam trong những năm từ 1955 tới 1975.
8. Cuộc đổ bộ chiếm đóng Inchon
Mỗi cuộc chiến đều phải trả giá đắt
nhưng những người phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất chính là người
dân. Bức hình được chụp lại sau cuộc đổ bộ xâm chiếm Inchon, Hàn Quốc là
minh chứng hoàn hảo cho thực tế đau lòng trên.
Chiến tranh Hàn Quốc nổ ra vào ngày
25/6/1950 khi quân đội nhân dân Triều Tiên phát động xâm lược Hàn Quốc.
Mặc dù Liên hiệp quốc nhanh chóng hỗ trợ Hàn Quốc ngay sau đó nhưng quân
đội Triều Tiên liên tiếp dành chiến thắng trong các trận.
Trong nhiều tháng, quân đội Triều Tiên
công kích liên tiếp khiến cho quân đội của cả Hàn Quốc và Liên hiệp quốc
đều phải thoái lui.
Bị dồn vào chân tường, Liên hiệp quốc đã
đánh canh bạc cuối cùng khi tấn công vào thành phố cảng Inchon, ngay
dưới biên giới Triều Tiên, vào ngày 15/9/1950. Hàn Quốc đã lấy lại được
Seoul cho dù máu và nước mắt sẽ còn đổ trong những tháng ngày sau đó.
9. Chất độc màu da cam
Một trong những nỗi đau không bao giờ
dứt của Chiến tranh Việt Nam chính là hệ lụy của chất độc màu da cam mà
quân đội Mỹ đã rải xuống dải đất hình chữ S. Quân đội Mỹ đã rải khoảng
75,5 triệu lít chất độc màu da cam xuống Việt Nam và một phần Campuchia.
Cho dù chiến tranh đã kết thúc nhưng nỗi đau mà nó gây ra không bao giờ dứt.
Gần 50 năm qua, những con người sống
trên vùng đất bị nhiễm chất độc chết người vẫn đang hàng ngày phải chịu
ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn nước và đất bị nhiễm dioxin, thậm chí là
chất độc đã ngấm cả vào người họ.
Trong khi Washington kiên quyết phủ nhận
trách nhiệm về chất độc mà họ đã rải xuống Việt Nam thì nhiều phụ nữ
Việt Nam cùng những đứa con dị dạng được sinh ra chính là minh chứng rõ
ràng nhất cho tội ác chiến tranh này.
Trong hình là một nữ thanh niên xung phong Việt Nam tắm cho đứa con trai 14 tuổi bị dị tật. Ảnh chụp năm 2006.
10. Đám tang cho một người cha
Không có bạo lực hay máu
me trong tấm hình này. Nó cũng không gây sốc hay gợi lên cảm giác rõ
ràng về chiến tranh như những bức ảnh khác.
Bức hình chụp một cậu bé
với mái đầu ngẩng cao, môi mím chặt, cố gắng giữ lại những giọt nước mắt
chỉ trực lăn dài trên má khi một người lính đưa cho em lá cờ tại lễ
tang của chính cha cậu.
Nhưng theo cách riêng của
nó, bức hình đã thành công khi phản ánh nỗi đau khổ, mất mát mà người
thân của những người lính nơi sa trường phải chịu đựng.
Cậu bé trong bức hình là Christian
Golczynski, 8 tuổi. Cha em, trung sĩ hải quân Marc Golczynski, đã bị bắn
chết trong một chuyến tuần tra ở al-Aanbar, I-rắc chỉ một tuần trước
khi kết thúc nhiệm vụ ở đây.
Christian đã tham gia vào tổ chức A
Soldier’s Child (Tạm dịch: Con các chiến sĩ), một tổ chức từ thiện, gửi
quà Giáng sinh tới những em bé mất cha vì thực hiện nhiệm vụ tại các
chiến trường.
theo Trí Thức Trẻ
Nhận xét
Đăng nhận xét