TIN BUỒN 51 (Giáo sư Hoàng Tụỵ)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Xuân Hoa
Viết Tuân
Giáo sư Hoàng Tuỵ qua đời ở tuổi 92
Trong cuộc chiến để dành chỗ xứng đáng với tầm vóc dân tộc, trong một thế giới nhiều biến động, chỉ có một chiến dịch khả dĩ thành công, đó là dựa vào trí tuệ và tài năng để khắc phục những yếu kém khác. Như vậy, lẽ sống còn của dân tộc kêu gọi ta hãy chăm lo đào tạo, phát hiện và bồi dưỡng, sử dụng và phát triển nhân tài.- GS Hoàng Tụy.
Thủ tướng chúc mừng sinh nhật GS Hoàng Tụy
Trong hội thảo toán học, Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc đã chúc mừng sinh nhật và ghi nhận đóng góp của GS Hoàng Tụy cho
ngành Toán.
Ngày 14/12, Viện Toán học tổ chức hội thảo quốc tế “Các thuật toán tối
ưu và các vấn đề liên quan” nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của GS
Hoàng Tụy, nhà toán học nổi tiếng với các thuật toán tối ưu.
Phát biểu tại hội thảo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định GS
Hoàng Tụy là nhà toán học tiêu biểu của Việt Nam, tấm gương cống hiến
lao động sáng tạo. Cùng với GS Lê Văn Thiêm, ông là một trong hai người
tiên phong xây dựng ngành Toán học Việt Nam. Giáo sư đã có những đóng
góp quan trọng trong việc đưa đội tuyển nước nhà tham gia các kỳ thi
Olympic Toán quốc tế.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng sinh nhật lần thứ 90 của GS Hoàng Tụy. Ảnh: VGP.
|
Năm 1964, GS Hoàng Tụy phát minh phương
pháp lát cắt Tụy, được coi là mốc đánh dấu sự ra đời của một chuyên
ngành Toán học mới, lý thuyết tối ưu toàn cục. Hơn 100 công trình khoa
học của ông được đăng trên các tạp chí uy tín quốc tế về nhiều lĩnh vực
của toán học. Cuốn sách tối ưu toàn cục tiếp cận xác định mà ông viết
chung với GS Reiner Horst được đánh giá là cuốn “kinh thánh” của chuyên
ngành tối ưu toàn cục.
Là Viện trưởng Viện Toán học giai đoạn 1980-1990, GS Tụy đã dẫn dắt Viện
phát triển, khẳng định vai trò trụ cột trong nền Toán học Việt Nam và
uy tín quốc tế. Năm 1994, Viện được Viện Hàn lâm Khoa học thế giới thứ
ba công nhận là trung tâm xuất sắc của các nước đang phát triển. Tháng
8/2017, Việt Nam và UNESCO ký thỏa thuận thành lập Trung tâm quốc tế đào
tạo và nghiên cứu Toán học với Viện Toán học là cơ quan bảo trợ, hỗ trợ
về chuyên môn.
Nhờ những đóng góp to lớn đối với nền khoa học, GS Hoàng Tụy được
Đảng, Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật đợt 1
năm 1996. Giáo sư cũng là người đầu tiên nhận giải thưởng Constantin
Caratheodory năm 2011 do Đại hội Quốc tế tối ưu toàn cục đề xướng vì
những đóng góp tiên phong về nền tảng cho lĩnh vực này.
Trước đông đảo nhà toán học Việt Nam và quốc tế, Thủ tướng dẫn
câu nói của nhà khoa học Galileo Galilei: “Toán học là ngôn ngữ viết
lên vũ trụ. Phát triển Toán là một tiền đề để phát triển nền khoa học”.
Chưa bao giờ Toán học lại phát triển mạnh mẽ và có nhiều ứng dụng sâu
sắc như ngày nay.
Thủ tướng mong người trẻ Việt Nam tự tin, dấn thân vào khoa học,
đương đầu với thách thức để học tập, nghiên cứu, sáng tạo. Chính phủ sẽ
tạo điều kiện cho thế hệ trẻ với hy vọng đất nước có thêm nhiều nhà khoa học, nhiều nhân tài như GS Hoàng Tụy.
Thủ tướng làm việc với Viện Toán học Việt Nam. Ảnh: VGP.
|
Cũng trong sáng 14/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với Viện Toán học Việt Nam. Tại
cuộc làm việc, GS Hoàng Tụy góp ý trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế
ngày càng quyết liệt, nếu Nhà nước không có chính sách tiếp tục thúc đẩy
sự phát triển của các ngành khoa học nói chung, ngành Toán nói riêng
thì Việt Nam sẽ bị tụt hậu.
Nhất trí với GS Hoàng Tụy, Thủ tướng đề nghị Viện Toán học tiếp tục nghiên cứu đổi mới mô hình phát triển theo hướng hội nhập, hiệu quả. “Phải
nhìn vị trí vai trò của Toán học Việt Nam trong phát triển để chúng ta
có chính sách thuận lợi nhất cho Viện Toán, không để quy định đã cũ làm
chậm sự phát triển của một cơ quan nghiên cứu, đào tạo quan trọng này”,
Thủ tướng nhấn mạnh.
Đối với kiến nghị của Viện về cấp học bổng tiệm cận mức học bổng quốc tế
cho các học viên trong nước và quốc tế theo học tại Trung tâm quốc tế
đào tạo và nghiên cứu Toán học, Thủ tướng đồng ý về chủ trương với tinh
thần khuyến khích những sinh viên giỏi theo đuổi lĩnh vực này.
Về vấn đề nhân sự, Thủ tướng ủng hộ việc tăng thêm một số biên chế, nhất
là các nhà toán học trẻ tuổi, tài năng. Ông cũng đồng ý với kiến nghị
hỗ trợ kinh phí hoạt động khoa học cho cán bộ có trình độ cao.
Giáo sư Hoàng Tuỵ qua đời ở tuổi 92
Giáo sư Hoàng Tuỵ là cha đẻ của lĩnh vực tối ưu hóa toàn cục với hơn 100 công trình đăng trên tạp chí uy tín quốc tế.
Chiều 14/7, gia đình giáo sư Hoàng Tuỵ cho biết giáo sư qua đời lúc 15h30 tại Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.
Sinh năm 1927 tại Quảng Nam, ông Hoàng Tụy mồ côi cha khi lên 4 tuổi,
gia đình nghèo khó nên tuổi thơ vất vả. Nhờ học giỏi, hết sáu năm tiểu
học ông đỗ vào năm nhất Quốc học Huế. Nhưng khi đang học, ông bị ốm
nặng, phải về quê chữa bệnh. Sau đó, ông vẫn đau ốm luôn, đành bỏ học
bổng trường Quốc học Huế, ra học trường tư. Năm 1945, ông đỗ đầu kỳ thi
tú tài toàn phần ban Toán.
Ông tham gia kháng chiến chống Pháp ở quê rồi dạy học ở Quảng Ngãi. Từ
năm 1951, ông tự học chương trình đại học toán của Liên Xô và nghiên cứu
những vấn đề tổng quát về giáo dục.
Đầu năm 1955, ông Hoàng Tụy được Bộ Giáo dục giao phụ trách chuẩn bị cải
cách giáo dục phổ thông để thống nhất hệ phổ thông 9 năm ở vùng tự do
với hệ 12 năm ở vùng mới giải phóng thành hệ 10 năm. Sau đó, ông phụ
trách tổ chức biên soạn chương trình, sách giáo khoa tất cả môn học của
giáo dục phổ thông.
Năm 1956, ông giảng dạy tại khoa Toán chung của Đại học Sư phạm và Đại
học Tổng hợp Hà Nội. Một năm sau, ông cùng 8 cán bộ khác được cử sang
Liên Xô tu nghiệp ở Đại học Tổng hợp Lomonosov và đã hoàn thành luận án
tiến sĩ Toán - Lý tại đây.
Giáo sư Hoàng Tuỵ. Ảnh: Hoàng Thùy.
|
Năm 1964, GS Hoàng Tụy phát minh phương pháp lát cắt Tụy, được coi là
mốc đánh dấu sự ra đời của một chuyên ngành Toán học mới, lý thuyết tối
ưu toàn cục. Hơn 100 công trình khoa học của ông được đăng trên các tạp
chí uy tín quốc tế về nhiều lĩnh vực của toán học. Cuốn sách tối ưu toàn
cục tiếp cận xác định mà ông viết chung với GS Reiner Horst được đánh
giá là "kinh thánh" của chuyên ngành tối ưu toàn cục.
Là Viện trưởng Viện Toán học giai đoạn 1980-1990, GS Tụy đã dẫn dắt Viện
phát triển, khẳng định vai trò trụ cột trong nền Toán học Việt Nam và
uy tín quốc tế. Năm 1994, Viện được Viện Hàn lâm Khoa học thế giới thứ
ba công nhận là trung tâm xuất sắc của các nước đang phát triển. Tháng
8/2017, Việt Nam và UNESCO ký thỏa thuận thành lập Trung tâm quốc tế đào
tạo và nghiên cứu Toán học với Viện Toán học là cơ quan bảo trợ, hỗ trợ
về chuyên môn.
Nhờ những đóng góp to lớn đối với khoa học, GS Hoàng Tụy được Nhà nước
tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật đợt 1 năm 1996. Giáo
sư cũng là người đầu tiên nhận giải thưởng Constantin Caratheodory năm
2011 do Đại hội Quốc tế tối ưu toàn cục đề xướng vì những đóng góp tiên
phong về nền tảng cho lĩnh vực này.
GS Hoàng Tụy chỉ đích danh "căn bệnh" tàn phá giáo dục Việt Nam
Kiến nghị của GS
Hoàng Tụy về Cải cách giáo dục (CCGD) nêu vấn đề cấp bách số 1 cần giải
quyết là cần cải thiện chính sách đối với người thầy. Theo ông, lương
thấp đương nhiên nhà giáo phải xoay xở để kiếm thêm thu nhập. Chính đó
là cái lỗ hổng quản lý gây nên hoặc làm trầm trọng thêm hầu hết các căn
bệnh trầm kha đã ra sức tàn phá giáo dục.
Một nhà khoa học lớn
nước ngoài tâm huyết với Việt Nam khi được hỏi về điều gì cần thay đổi
cấp bách nhất để chấn hưng giáo dục, đặc biệt là ĐH, đã không chút ngần
ngại nói ngay đó là chế độ lương kỳ quặc không thấy đâu trong thế giới
văn minh nhưng đã tồn tại dai dẳng ở Việt Nam từ hàng chục năm nay. Một
chế độ lương biểu thị không gì khác hơn là sự khinh miệt đối với lao
động giáo dục và khoa học, trái hẳn với chủ trương tôn vinh nhà giáo đã
được lãnh đạo khẳng định lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lần suốt
thời gian qua.
Ảnh minh họa. (Nguồn Internet) |
Với đồng lương thấp đến mức khó tưởng
tượng, đương nhiên nhà giáo và các quan chức giáo dục đều phải xoay xở
để kiếm thêm thu nhập. Chính đó là cái lỗ hổng quản lý gây nên hoặc làm
trầm trọng thêm hầu hết các căn bệnh trầm kha đã ra sức tàn phá giáo
dục. Chúng ta nói nhiều đến bệnh giả dối, bệnh gian dối, bệnh thành tích
ảo... nhưng làm sao chống được các bệnh ấy để có một nên giáo dục trung
thực, lành mạnh... nói chi đến hiện đại, nếu cái nguyên nhân gây ra các
bệnh ấy nằm ngay trong cơ chế, nói cách khác nằm ngay trong khuyết tật
hệ thống của giáo dục?
Sự thật, nhờ xoay xở đủ mọi cách hợp pháp hay không hợp pháp, hợp lý hay
trái với lương tâm, phần lớn nhà giáo, nhất là quan chức giáo dục, nay
đã có mức sống không đến nỗi quá tệ, thậm chí một bộ phận nhỏ còn có thu
nhập khá. Song cái giá phải trả thật quá đắt. Những giải pháp chữa cháy
gần đây theo kiểu “kế hoạch 3” hồi những năm 80 thế kỷ trước, hay cho
phép nhiều cơ sở giáo dục vượt rào để xử lý từng trường hợp riêng lẻ về
lâu dài rất nguy hiểm, chỉ gây thêm rối loạn, dẫn đến bất công và tiêu
cực ngày càng tệ hại hơn.
Điều không may mắn là giải quyết vấn
đề cốt tử này cực kỳ khó vì căn bệnh từ lâu đã thành một thứ ung thư của
cả xã hội, chứ không riêng gì của giáo dục, lại gắn liền chặt chẽ với
quốc nạn tham nhũng đang ngày càng gia tăng chóng mặt. Trước mắt chưa
thể hy vọng có thể chữa trị nhanh chóng cái ung thư này, cho nên giáo
dục phải tìm mọi cách tự cứu lấy mình trong phạm vi có thể, may ra còn
nêu gương cho các ngành khác để tiến dần đến một giải pháp chung.
Theo tính toán của nhiều chuyên gia,
hoàn toàn có cơ sở để tin rằng dù trong phạm vi cả nước còn khó khăn thì
ngay trong nội bộ ngành giáo dục, vẫn có thể rà soát lại cơ chế tài
chính, kiên quyết bỏ hay giảm bớt mọi khoản chi tiêu không hiệu quả,
trên cơ sở đó tăng lương, bảo đảm lương đủ sống và dần dần trở thành thu
nhập chính của mỗi người, từ đó lập lại kỷ cương, đạo đức trong giáo
dục.
Trong một xã hội mà đời sống kinh tế
bị thao túng nặng nề bởi các “nhóm lợi ích”, ai cũng thấy đây là việc vô
cùng khó, tuy khả thi về điều kiện vật chất khách quan nhưng chắc chắn
sẽ vấp trở ngại cực kỳ lớn.
Biết thế, song giáo dục là lĩnh vực
cần bảo vệ trong sạch nhất, nếu không cương quyết làm bây giờ mà cứ trì
hoãn mãi thì sẽ ngày càng khó hơn và sẽ chẳng bao giờ có hy vọng trả lại
lòng tự trọng cho giáo dục, chẳng bao giờ xây dựng được một nền giáo
dục lành mạnh, trung thực, hiện đại.
Thật đau xót, nhục nhã, khi các chức
vụ quản lý lớn nhỏ trong những tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm ăn
kém hiệu quả, nếu không phải là thua lỗ triền miên, vẫn được trả lương
cao gấp mấy chục lần các giáo sư ĐH. Sự thể đó cứ thản nhiên tồn tại năm
này qua năm khác, song song với khẩu hiệu đã thành nhàm chán vì lặp đi
lặp lại 15 năm nay mà chưa bao giờ đi vào cuộc sống: giáo dục, khoa học
là quốc sách hàng đầu.
GS Hoàng Tụy kiến nghị cải cách giáo dục
Bốn vấn đề chính cần giải quyết trong cuộc Cải cách giáo dục (CCGD) được GS Hoàng Tụy đúc kết gồm:
1. Cải thiện cơ bản chính sách đối với người thầy.
2. Cải cách hệ thống giáo dục phổ thông và dạy nghề.
3. Thay đổi căn bản cung cách học và thi, xoá bỏ khổ dịch thi cử nặng nề, tốn kém mà kém hiệu quả
4. Chuyển giáo dục ĐH theo hướng hiện đại hóa và hội nhập quốc tế...
Bản đề cương gồm ba phần chính: Quan điểm tổng quát (triết lý cơ bản của giáo dục mới); Những vấn đề chính và cấp bách cần giải quyết; Lộ trình và tổ chức thực hiện. Trong đó, 4 vấn đề cần giải quyết cấp bách theo định hướng hội nhập tích cực vào trào lưu chung của thế giới văn minh.
GS phân tích:
"Ngày nay, sau mấy chục năm giáo dục chìm đắm trong khủng hoảng triền miên bởi các ràng buộc ý thức hệ cứng nhắc, đã đến lúc chúng ta phải có sự lựa chọn: hoặc là tiếp tục con đường cũ, tiếp tục giam hãm đất nước trong nền giáo dục ngày càng tụt hậu so với thế giới, hoặc là cương quyết thay đổi tư duy, thực hiện bước ngoặc cơ bản, mở đường cho một giai đoạn giáo dục khai phóng phát triển.
Mở đầu bản kiến nghị, ông viết:
"Từ lâu, giáo dục đã trở thành chỗ nghẽn lớn nhất trong sự phát triển của đất nước. Vì vậy cải cách giáo dục toàn diện và triệt để theo tinh thần các nghị quyết gần đây của Đảng là đòi hỏi bức thiết của cuộc sống. Đã đến lúc không còn có thể tiếp tục kiểu đổi mới nửa vời, vụn vặt, chắp vá, không có hệ thống, đã kéo dài hàng chục năm qua".
Bản kiến nghị kết thúc với đề xuất:
"Biết rằng, trong hiện tình đất nước có vô vàn khó khăn, nhưng đây cũng là thời cơ để giáo dục có thể lột xác, từ một kiểu giáo dục nặng tính giáo điều, lạc hậu và lạc điệu với thời đại và thế giới, tiến lên một nền giáo dục khai sáng, lành mạnh, trung thực, hiện đại, phù hợp xu thế tiến hóa chung của nhân loại và đáp ứng lợi ích tối cao của đất nước.
Bốn vấn đề chính cần giải quyết trong cuộc Cải cách giáo dục (CCGD) được GS Hoàng Tụy đúc kết gồm:
1. Cải thiện cơ bản chính sách đối với người thầy.
2. Cải cách hệ thống giáo dục phổ thông và dạy nghề.
3. Thay đổi căn bản cung cách học và thi, xoá bỏ khổ dịch thi cử nặng nề, tốn kém mà kém hiệu quả
4. Chuyển giáo dục ĐH theo hướng hiện đại hóa và hội nhập quốc tế...
Bản đề cương gồm ba phần chính: Quan điểm tổng quát (triết lý cơ bản của giáo dục mới); Những vấn đề chính và cấp bách cần giải quyết; Lộ trình và tổ chức thực hiện. Trong đó, 4 vấn đề cần giải quyết cấp bách theo định hướng hội nhập tích cực vào trào lưu chung của thế giới văn minh.
GS phân tích:
"Ngày nay, sau mấy chục năm giáo dục chìm đắm trong khủng hoảng triền miên bởi các ràng buộc ý thức hệ cứng nhắc, đã đến lúc chúng ta phải có sự lựa chọn: hoặc là tiếp tục con đường cũ, tiếp tục giam hãm đất nước trong nền giáo dục ngày càng tụt hậu so với thế giới, hoặc là cương quyết thay đổi tư duy, thực hiện bước ngoặc cơ bản, mở đường cho một giai đoạn giáo dục khai phóng phát triển.
Mở đầu bản kiến nghị, ông viết:
"Từ lâu, giáo dục đã trở thành chỗ nghẽn lớn nhất trong sự phát triển của đất nước. Vì vậy cải cách giáo dục toàn diện và triệt để theo tinh thần các nghị quyết gần đây của Đảng là đòi hỏi bức thiết của cuộc sống. Đã đến lúc không còn có thể tiếp tục kiểu đổi mới nửa vời, vụn vặt, chắp vá, không có hệ thống, đã kéo dài hàng chục năm qua".
Bản kiến nghị kết thúc với đề xuất:
"Biết rằng, trong hiện tình đất nước có vô vàn khó khăn, nhưng đây cũng là thời cơ để giáo dục có thể lột xác, từ một kiểu giáo dục nặng tính giáo điều, lạc hậu và lạc điệu với thời đại và thế giới, tiến lên một nền giáo dục khai sáng, lành mạnh, trung thực, hiện đại, phù hợp xu thế tiến hóa chung của nhân loại và đáp ứng lợi ích tối cao của đất nước.
Giáo sư Hoàng Tụy với các công trình thuộc lĩnh vực tối ưu toàn hóa, nổi bật là 2 công trình: "Giải tích tối ưu toàn cục" và "Quy hoạch D.C và ứng dụng" (những năm 60) | ||||||||
Giáo
sư Hoàng Tụy cho tới năm 1995 đã công bố gần 100 công trình khoa học về
lĩnh vực tối ưu hóa. Những công trình đó đã được nhiều nhà khoa học và
công nghệ quan tâm sử dụng. Các công trình thuộc lĩnh vực tối ưu hóa của
ông đã được hệ thống lại trong 3 cuốn sách: Tối ưu hóa toàn cục được
viết bằng tiếng Anh, viết chung với R.Host do nhà xuất bản ở Đức in năm
1996, “Tối ưu hóa toàn cục trên các cấu trúc thấp” viết chung với H.
Konno và P.T.Thạch, do nhà xuất bản Kluwer in năm 1996, “Giải tích lồi
và tối ưu hóa” do nhà xuất bản Kluwer in năm 1998.
Trong các công trình
nghiên cứu của mình, giáo sư đã đưa ra các phương pháp giải rất độc đáo,
có tính khả thi, và đưa các bài toán vào giải quyết nhiều lĩnh vực quan
tọng trong thực tế, cụ thể như:
- Phương pháp cắt (ngày
nay trong nhiều tài liệu gọi là phương pháp cắt Hoàng Tụy). Khi giải bài
toán tìm cực tiểu hàm lõm trên đa diện, tác giả đã đưa ra phương pháp
cắt: cắt đi những miền đóng vai trò quan trọng từng bước giải và chứng
minh rằng những phần còn lại của đa diện tiến tới một điểm tối ưu của
bài toán cho trước.
- Phương pháp nhánh cận để giải nhiều bài toán tối ưu toàn cục: tác giả đã tính được độ phức tạp trong nhiều bài toán cụ thể.
- Phương pháp xấp xỉ
liên tiếp: tác giả đã đưa ra được nhiều cách tiếp cận khác nhau để giải
một bài toán tối ưu toàn cục – một lĩnh vực rất khó trong toán học và có
nhiều ứng dụng trong thực tế.
- Phương pháp tiếp cận được tác giả đưa ra khi giải bài toán quy hoạch D.C để tìm điểm tối ưu toàn cục.
Những công trình nghiên
cứu của giáo sư đã đóng góp trong việc khai sinh một số chuyên ngành
trong toán học, trong đó có quy hoạch D.C, tối ưu toàn cục. Kết quả
nghiên cứu của giáo sư có nhiều ứng dụng trong kinh tế, quản lý, kỹ
thuật như các bài toán về mạng giao thông, quy hoạch vùng kinh tế, định
vị xây dựng các trung tâm thương mại, các bài toán trong thiết kế, nhận
dạng trong sinh vật. hóa học cao phân tử (như xét cấu trúc phân tử của
hợp chất nhân tạo…) giúp giải quyết nhiều vấn đề cấp bách trong nông
nghiệp
Giáo sư là người đầu
tiên truyền bá vận trù học vào nước ra và đã sử dụng kiến thức khoa học
cỉa bộ môn này để giải quyết nhiều vấn đề đặt ra trong chiến tranh
Giáo sư sinh ngày
7/12/1927 tại Điện Bàn, Quảng nam, Viện trưởng Viện Toán học
(1980-1990), Tổng biên tập của 2 tạp chí Toán học Việt Nam, Ủy viên Ban
biên tập của 3 tạp chí toán học quốc tế: Quy hoạch toán học, Tối ưu hóa,
Tối ưu hóa toàn cục, được Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996
|
||||||||
Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ - Trang Tin tức Sự kiện |
Nhận xét
Đăng nhận xét