BỘ MẶT CHIẾN TRANH 03
-Chiến
tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được,
dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nói chung là độc ác, ngu xuẩn và mù quáng đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng rồi thì nên lấy tang lễ mà xử".
-------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
The Dieppe Raid and the failure of the churchill tank
Ảnh minh họa.
Trong trận tiến công Đắk Pék ở Tây Nguyên tháng 5 năm 1974, với
sự linh hoạt sáng tạo trong sử dụng xe tăng, Đại đội xe tăng 6 thuộc
Trung đoàn 273 đã lập công xuất sắc.
Bộ đội ta huấn luyện chiến đấu. Ảnh minh họa.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nói chung là độc ác, ngu xuẩn và mù quáng đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng rồi thì nên lấy tang lễ mà xử".
-------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Unpublished Photographs of the War in Russia 5 : UPDATED
Xe tăng xuất sắc "nhổ gai" thông đường Đông Trường Sơn: Vì sao không được huân chương?
Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt |
Trong trận tiến công Đắk Pék ở Tây Nguyên tháng 5 năm 1974, với
sự linh hoạt sáng tạo trong sử dụng xe tăng, Đại đội xe tăng 6 thuộc
Trung đoàn 273 đã lập công xuất sắc.
Cái gai bên cạnh xương sống
Sau
khi Hiệp định Pa-ri được ký kết, Quân giải phóng (QGP) miền Nam Việt
Nam đã làm chủ đường 9. Để tăng cường năng lực vận chuyển trên tuyến hậu
cần chiến lược 559, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định mở đường 14B từ Đắk
Krong (Quảng Trị) qua A Lưới nối vào Quốc lộ 14 cũ ở Quảng Nam.
Quốc
lộ 14 cũ có điểm khởi đầu ở La Sơn (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế)qua Nam
Đông rồi chạy dọc cao nguyên vào đến Chơn Thành, Bình Phước. Đây là con
đường huyết mạch nối các tỉnh bắc miền Trung với các tỉnh Tây Nguyên và
miền Đông Nam Bộ nên được ví như "xương sống của cao nguyên".
Nếu
nối được đường 14B với tuyến đường này sẽ hình thành tuyến vận tải Đông
Trường Sơn và nâng cao năng lực vận tải trên toàn tuyến lên khá cao.
Đặc
biệt, việc tiếp tế cho chiến trường B1 (khu V) và B3 (Tây Nguyên) thuận
lợi hơn rất nhiều so với sử dụng tuyến đường Tây Trường Sơn...
Tuy
nhiên, sau khi hai tuyến đường đã được kết nối với nhau thì việc tiếp
tế cho B3 theo tuyến đường này vẫn chưa thực hiện được. Lý do: vẫn còn
một số chốt chặn chưa thông. Trong đó có một chốt chặn là cụm cứ điểm
Đắk Pék (ngày nay là thị trấn Đắk Glei).
Năm 1973, khi thị sát tuyến đường này, Tư lệnh Đoàn 559 Đồng Sĩ Nguyên đã đánh giá: "Đắk Pék như cái gai nằm cạnh xương sống". Và nhiệm vụ đặt ra với B3 là phải "nhổ" nó đi.
Nói
vậy song không hề đơn giản! Cụm cứ điểm Đắk Pék là một đồn biên phòng
của Quân đội Việt Nam cộng hòa (VNCH) nằm trên đường 14, lọt sâu trong
vùng giải phóng tỉnh Kon Tum.
Do vị
trí biệt lập và quan trọng như vậy, Đắk Pék đã được quan tâm xây dựng
thành một cứ điểm hết sức vững chắc và có khả năng phòng ngự rất mạnh.
Lực
lượng VNCH đồn trú ở đây gồm có Tiểu đoàn 88 thuộc Lữ đoàn 31 Biệt động
quân, quân số 435 tên và lực lượng bảo an dân vệ, quân số 350 tên do
quận trưởng trực tiếp chỉ huy. Về trang bị có 2 khẩu pháo 105mm, 6 khẩu
cối 106,7 mm và nhiều hỏa khí khác.
Hệ
thống công sự chiến đấu chủ yếu là gỗ đất, một số được xây thêm lớp
gạch để chống sạt lở và được liên kết với nhau qua các giao thông hào.
Xung quanh cụm cứ điểm là 5-6 hàng rào dây thép gai cùng 1 lớp cọc thép
cao 0,6-1,2 mét để chống đạn B40, B41.
Về
phía đông cụm cứ điểm là sông Pô Cô, phía bắc và phía nam được hai con
suối Đắk Oai và Đắk Pék bao bọc. Bởi vậy, nếu đối phương muốn tiến công
bắng binh chủng hợp thành thì chỉ có duy nhất một hướng là từ phía Bắc
xuống.
Xét
thấy vị trí lợi hại của Đắk Pék, tháng 5.1974, Bộ Tư lệnh B3 quyết định
"nhổ cái gai" Đắk Pék bằng một trận đánh hợp đồng binh chủng.
Sáng tạo linh hoạt "nhổ gai" nhưng không được thưởng Huân chương
Do
Đắk Pék là một cứ điểm được xây dựng khá kiên cố, có hệ thống vật vản
xung quanh tương đối vững chắc, ngoài ra còn được sông suối bao bọc tạo
thành các vật cản tự nhiên nên ý định của Bộ tư lệnh B3 là sẽ sử dụng 2
trung đoàn bộ binh được tăng cường pháo binh, xe tăng tiến công cứ điểm này.
Nhiệm
vụ cụ thể của các đơn vị như sau: Trung đoàn BB 66 (Sư đoàn 10) được
tăng cường Đại đội xe tăng 6 (Trung đoàn 273) tiến công trên hướng chủ
yếu. Trung đoàn BB 3 (Sư đoàn 324) tiến công trên hướng thứ yếu. Lực
lượng pháo binh và phòng không bố trí ở đông - bắc cứ điểm.
Sau
khi đi trinh sát và nhận nhiệm vụ về, phía xe tăng nhận thấy do đặc
điểm địa hình nên chỉ có thể tiến công trên một hướng theo trục đường
14. Tuy nhiên, do Đắk Pék nằm ở dưới một thung lũng, xung quanh có nhiều
ngọn đồi bao bọc nên nếu bố trí được trận địa bắn trực tiếp thì rất
tốt.
Từ nhận định trên, ý định sử
dụng xe tăng được đề đạt lên cấp trên như sau: Sử dụng 1 trung đội cùng
bộ binh tham gia xung phong trên hướng chủ yếu. Đồng thời sử dụng 1
trung đội xây dựng trận địa bắn ngắm trực tiếp tại một điểm cao phía bắc
cứ điểm, cách tiền duyên địch khoảng 1.500 mét.
Nhiệm
vụ cụ thể của trung đội này là: bí mật chiếm lĩnh trận địa, khi pháo
binh tiến hành hỏa lực chuẩn bị sẽ tham gia bắn ngắm trực tiếp tiêu diệt
các mục tiêu đầu cầu, yểm hộ bộ binh mở cửa và tiêu diệt các mục tiêu
bên trong. Khi có thời cơ sẽ tham gia xung phong.
Có
một khó khăn là do ở khoảng cách quá gần địch, việc xây dựng trận địa
bắn cũng như khi cơ động xe vào trận địa phải hết sức bí mật. Nếu để lộ
ra sẽ làm lộ ý đồ trận đánh và sẽ bị không quân, pháo binh oanh kích
ngay. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra.
Ngày 15.5.1974, trận địa bắn đã được xây dựng xong. Đường cơ động vào trận địa cũng đã hoàn thành mà địch vẫn không hay biết gì.
Từ
15h ngày 15.5, pháo binh bắt đầu bắn chế áp. 20h, Trung đội XT2 dưới sự
chỉ huy của chính trị viên Huỳnh Rịch cơ động vào chiếm lĩnh trận địa
bắn và tiến hành mọi mặt công tác chuẩn bị như đo đoán khoảng cách, lập
yếu đồ bắn...
9h35 ngày 16.5, các xe
tại trận địa bắn bắt đầu nổ súng tham gia pháo hỏa chuẩn bị. Do ở trên
cao, quan sát rõ mục tiêu, khoảng cách lại được đo đoán trước nên hiệu
suất diệt mục tiêu của pháo 100 mm bắn trực tiếp rất cao. Sau 45 phút đã
tiêu diệt hầu hết các mục tiêu được phân công.
10h25
có lệnh xung phong. Trung đội XT 1 do đại đội trưởng Đoàn Sinh Hưởng
chỉ huy bắt đầu xuất kích. Khi vượt qua suối, do gặp bờ đất cao không
vượt qua được, Đoàn Sinh Hưởng linh hoạt cho quay lại theo đường 14 đánh
thẳng vào cổng chính cứ điểm.
Do
phần lớn lô cốt, công sự chiến đấu đã bị pháo bắn trực tiếp phá hủy nên
chỉ sau hơn 1 giờ chiến đấu, QGP đã hoàn toàn làm chủ cứ điểm, diệt và
bắt toàn bộ quân địch, thu 675 pháo, súng các loại. Về phía QGP thương
vong không đáng kể, đặc biệt lực lượng xe tăng còn nguyên vẹn xe và
người.
Sau khi làm chủ hoàn toàn cứ
điểm, đại đội trưởng Đoàn Sinh Hưởng rời xe xuống khu vực sở chỉ huy xem
xét. Thấy tài liệu của địch bay lung tung anh chỉ thị cho cấp dưới của
mình thu lại để nghiên cứu. Khi thấy 2 cái chảo quân dụng bằng i-nox
sáng bóng, anh cũng cho đưa lên xe đem về đơn vị.
Tổng
kết trận đánh, Bộ tư lệnh mặt trận đánh giá rất cao vai trò của xe
tăng: Nhờ linh hoạt sáng tạo sử dụng xe tăng bắn trực tiếp tham gia tiêu
diệt mục tiêu ngay từ giai đoạn pháo hỏa chuẩn bị đã "làm mềm chiến
trường" trước khi xung phong nên trận đánh kết thúc nhanh với tổn thất
không đáng kể.
Và "cái gai bên cạnh
sống lưng" đã được nhổ, tuyến đường Đông Trường Sơn sang Bắc Kon Tum
được mở thông, việc tiếp tế vận chuyển cho chiến trường B3 thuận lợi hơn
rất nhiều
Tuy nhiên, khi về trung
đoàn thì chiến công của Đại đội 6 lại không được đánh giá cao như vậy.
Đại đội trưởng Đoàn Sinh Hưởng còn có nguy cơ bị kỷ luật vì đã bỏ vị trí
chỉ huy đi thu chiến lợi phẩm sai nguyên tắc.
Sự
việc rồi cũng được cho qua, song Đoàn Sinh Hưởng cũng không được tặng
Huân chương như anh em đã bình công. Và từ đó, cán bộ chiến sĩ trong đại
đội hay trêu Đại đội trưởng: không thích lấy Huân chương mà chỉ thích
lấy chảo thôi!
(Bài viết có sử dụng một số tư liệu trong Hồi ký "Những tháng ngày đẹp nhất" của Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng - NXB QĐND 2012)
theo Trí Thức Trẻ
Chiến trường K: Lính tình nguyện Việt Nam ở Campuchia kiêng cữ những điều gì nhất
Nguyễn Vũ Điền - Nguyên lính tình nguyện Việt Nam ở Campuchia, Giảng viên Trường SQ TTG |
Tiến "xòe" bảo: Bọn này gặp rùa, ú ớ đụng địch cho coi. Khoảng 10 phút sau, bỗng nghe thấy "uỳnh" như tiếng mìn nổ xa xa. Rồi một lát nữa, nghe thấy tiếng huỳnh huỵch bên ngoài,
Bộ đội xách súng tìm đồ để ăn Tết ở chiến trường K...
Từ
Pailin, đoàn xe đưa chúng tôi ngược về Sisophon ngay tối mùng một tết.
Vậy là cả ngày ba mươi và mùng một Tết Mậu Ngọ chúng tôi chạy như ngựa,
mà là ngựa chiến mới khổ. Chạy trong điều kiện không có nước để uống và
không có cả cỏ để ăn.
Sau khi bộ
phận hữu tuyến triển khai xong hệ thống thông tin xuống các đại đội,
lính vô tuyến lại thu quân, vác máy về đội hình tập trung.
Tác
giả Nguyễn Vũ Điền - Nhập ngũ năm 1978 khi đang học tại trường ĐHTH, Hà
Nội. Nguyên chiến sĩ D6, E174, Sư đoàn 5, Mặt trận 479; nguyên giáo
viên Trường Sĩ quan Tăng-Thiết giáp; nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND
tỉnh Sơn La.
Tiểu đội tôi
được bố trí trong một ngôi nhà cấp 4 thấp lè tè, rợp bóng soài, me và
vú sữa. Ngôi nhà rất nhỏ nên anh em phải mắc võng ngủ ngoài vườn.
Mà
ngủ võng trong rừng đã thành thói quen rồi, quen đến nỗi sau này khi về
phum Tà Ben, cả tiểu đội được bố trí ở trên sàn gỗ đàng hoàng mà không
thằng nào nằm xuống sàn được vì lưng đau như dần.
Vẫn
cứ mỗi thằng một cái võng, nằm cong người như con tôm như thế suốt cả
tháng trời. Vì vậy, về đây được mắc võng trong vườn soài đã là sung
sướng lắm rồi, chẳng thằng nào thèm ngủ trong nhà.
Sau
bao ngày đánh nhau vất vả, mỗi người một hướng, giờ mới được gặp nhau
lại đang là ngày mùng một tết nữa nên ai cũng rất phấn khích. Chuyện về
các mũi, các hướng tiến công mà anh em đã vác máy theo, rồi chuyện về
những cô gái Khmer, những mê mai mà anh em gặp trên đường hành quân… cứ
nổ như ngô rang.
Đang chuyện, bỗng thằng Nam atiso kêu thằng Toàn con:
- Toàn, tao với mày đi kiếm xem có cái gì về ăn Tết đi. Ăn mãi cơm sấy với cá khô rồi, ngán bỏ mẹ, hổng có nuốt nổi.
Hai thằng xách súng đi. Một lát sau chúng nó về thông báo:
-
Kiếm hoài, đi khắp rồi mà chẳng thấy gì, toàn thấy lông gà với lông lợn
bọn Pốt bỏ lại thôi. Bọn tao tìm mãi mới thấy một chuồng vịt đẻ, có ăn
không để bọn tao đi bắt?
Tiến xoè thủng thẳng:
- Thôi đi cha, ăn vịt để tan à. Dẹp!
Mấy
thằng nghe vậy cũng thấy ngài ngại, bởi đối với lính chiến, chẳng biết
từ khi nào, chẳng biết vì sao nhưng có rất nhiều thứ để kiêng cữ, đó là:
thịt vịt, rùa, cơm khê, vàng và...gái. Ngoài ra còn rất nhiều thứ khác
nữa.
... và những điều kiêng cữ trên chiến trường K
Tôi bắt đầu biết chuyện lính kiêng thịt vịt từ hôm vào Chhloung.
Hôm
ấy, tôi cùng mấy thằng lính Hà Nội mới bổ sung vào tiểu đội bơi thuyền
sang bên kia sông kiếm rau. Nhìn thấy 2 con vịt bọn Pốt bỏ lại đang lạch
bạch chạy trong khoảng rừng ven sông, cái cổ xanh xanh, thân bè ra như
ca nô, ngon quá.
Thế
là mấy thằng xúm vào đuổi, phải vất vả lắm mới túm được mang về. Cả bọn
hý hửng như mới lập được chiến công hiển hách lắm. Về tiểu đội, chẳng
thấy đứa nào nói gì, mấy thằng lại kì cạch đun nước, cắt tiết, vặt lông,
làm thịt…
Đến bữa cơm, cả bọn hí
hửng mang lên 2 đĩa thịt vịt nóng hổi, thơm phức, đặt cạnh chậu cơm độn
bo bo của trung đội. Lúc ấy, thằng Nam atixo mới trề cái môi thâm xì ra
nói:
- Giục đi, ai ăn thịt vịt mà chúng mày làm. Ăn rồi tan tác hết à.
Cả
bọn nhìn nhau rồi nhìn đĩa thịt đang bốc khói. Và chúng tôi hiểu, lính
chiến kiêng thịt vịt. Nhưng mà tiếc, vừa tiếc vừa tức. Bọn này thâm
thật, không ăn thì sao chúng mày không nói từ đầu, để chúng tao mất công
làm thịt rồi đến bữa mới nói. Tức lộn cả ruột mà không dám chửi chúng
nó.
Bọn lính cựu không ăn làm cho mấy thằng lính mới cũng chẳng dám động đũa, đành lại cơm nhà bếp nhá với cá khô.
Đĩa thịt vịt nóng hổi thì để đấy mà ngắm.
Chuyện kiêng rùa thì thế này:
Bữa
đóng quân trong Kh’Vao, tiểu đội tôi nằm ngay trên bờ đập. Mùa mưa nước
lai láng khắp nơi. Rau muống nước - thứ rau người Campuchia gọi là "tà
cun", rau dành cho lợn chứ họ rất ít khi ăn - mọc lan khắp mặt hồ, được
chúng tôi hái về nấu với mỳ tôm Thái để cải thiện rất tuyệt.
Sáng
31/8/1979, khi chúng tôi đang ăn mỳ thì anh Bùi Tiến, Trưởng ban Tác
chiến tiểu đoàn (có biệt hiệu là Tiến dê), khuôn mặt đen bóng, kiên
nghị, thân hình rắn chắc, khoác khẩu M79 với dây đạn vàng chóe trước
ngực, cùng mấy anh em trinh sát đi ngang qua.
Anh
tổ chức cho bộ đội nắm địch trên đường buôn theo lệnh của Tiểu đoàn.
Chúng tôi chào anh và mời anh vào ăn sáng. Anh không ăn nhưng nán lại
tán dóc với bọn tôi một lát rồi mới đi tiếp.
Đi được mấy bước, anh lỡ chân bước qua một con rùa. Con rùa nhỏ thôi, mai chỉ lớn như cái bát ăn cơm. Anh bảo:
- Ủa, sao kỳ nè. Có con rùa đó bây.
Nói rồi, anh nhặt con rùa ném xuống hồ nước ngay cạnh đường.
Lúc anh đi rồi, Tiến xòe mới bảo:
- Bọn này gặp rùa, ú ớ đụng địch cho coi.
Khoảng
10 phút sau, bỗng nghe thấy "uỳnh" như tiếng mìn nổ xa xa. Rồi một lát
nữa, nghe thấy tiếng huỳnh huỵch bên ngoài, bọn tôi chạy ra thì thấy hai
chú lính trinh sát đi cùng, khiêng anh Tiến ngược trở về, máu từ chân
anh nhểu ra ướt hết cả một khoang võng…
Tiến xòe lúc ấy mới nói:
- Đó, thấy chưa, tau nói rồi mà.
Tiến
xòe với anh Tiến dê rất thân nhau, cùng dân Sài Gòn đi lính một đợt nên
họ như đôi bạn chí cốt. Nhìn anh Tiến bị thương trên võng, Tiến xòe
thương lắm, nhưng chẳng biết làm gì, chỉ biết nói nhiêu thôi.
Cho đến bây giờ, khi nhắc lại chuyện con rùa, anh Tiến vẫn khì khì cười và nói:
-
Lúc bước qua nó, tau đã thấy ghê ghê…nhưng nhiệm vụ đã giao, biết làm
sao. Vậy mà thiêng thật. Đang đi, thấy tiếng "uỳnh". Mìn nổ, may mà chưa
cụt giò. Vẫn còn hên.
Giờ đến chuyện cơm khê
Có
bữa đánh nhau suốt buổi sáng, đến trưa đói thắt ruột mà khi thằng Công
điếc mang cơm từ bếp trung đội sang. Ngửi thấy mùi cơm khê nồng, thằng
Nam atixo cầm cả nồi cơm ném thẳng ra rừng rồi cả bọn gặm tạm lương khô
chống đói.
Thằng Công thấy thế mặt tái đi, miệng tròn như chữ O, nó chẳng dám cãi câu nào, đành lẳng lặng ra nhặt nồi mang về.
Lính
trận nói với nhau, cơm sống thì ráng ăn chứ cơm khê thì kiêng tuyệt
đối, đánh trận nào thua trân ấy, mà te tua nữa… Chỉ biết thế và chỉ biết
nghe lời những người đi trước.
***
Trở lại chuyện thịt vịt ở tiểu đội tôi.
Vì những điều kiêng cữ ấy nên lúc đó chúng tôi đã thấy ngại, không muốn ăn thịt vịt.
Nhưng thằng Tâm vâu tiếc rẻ, lại lẩm bẩm:
-
Ôi dào, thèm bỏ mẹ lại còn kiêng với khem. Chỉ có vịt mà không ăn thì
biết ăn cái gì? Tao thấy lính các đại đội cũng bắt ầm ầm, chúng nó cần
kiêng hơn còn chả kiêng, huống hồ mình. Nếu không ăn thì lại tiếp bài ca
cá thối.
Nghe thấy thế, Toàn con đế thêm:
-
Với lại hôm nay là mùng một tết, đã đánh nhau đéo đâu mà lo. Mấy ngày
tết mà có được ăn cái gì đâu, toàn bo bo với cá khô, chán bỏ mẹ.
Thế là chúng tôi thống nhất bắt vịt về làm thịt. Tâm vâu, Hải lé, Cương kều ở nhà đun nước, còn chúng tôi đi kiếm vịt.
Đến
chuồng vịt mới thấy chẳng phải một mình tiểu đội tôi, mà cả tiểu đoàn
đều ăn vịt. Đói quá, thiếu thịt lâu ngày rồi, vả lại tết nhất đã được
chén cái gì đâu, nên việc kiêng khem đành dẹp sang một bên. Cả đàn vịt
đẻ hàng trăm con mà lúc bọn tôi đến bắt chẳng còn được mấy mống.
Bọn
tôi lôi về hơn chục con. Đang giữa kỳ đẻ nên con nào con nấy béo nung
núc, những thịt là thịt. Tôi đã tưởng tượng ra miếng thịt vịt béo ngậy
cắn ngập chân răng lát nữa được thưởng thức mà thấy ứa nước miếng.
Chảo
nước đã sôi, chúng tôi chặt đầu, chặt cánh, chặt chân vịt trước khi cho
vào nồi nước để làm lông cho nhanh. Vậy mà mãi hơn 11 giờ đêm mới mổ
xong ngần ấy con vịt. Một chậu thịt cao ngất, lại thêm một khay lớn đựng
tim gan và trứng non nữa. Trông thật hấp dẫn.
Mãi
hơn 12 giờ đêm mới ăn xong. Một bữa ăn thịnh soạn chỉ có tim gan và
trứng non vịt luộc chấm bột canh và một nồi cháo bỏ đầy lòng gan vịt mà
cả tiểu đội toái loái.
Lính tráng no nê rồi lăn ra ngủ. Chuyện kiêng khem để đó tính sau.
- Chiến trường K: Lính tình nguyện Việt Nam tận mắt thấy hố chôn tập thể - Thật khủng khiếp
- Chiến trường K: Lính tình nguyện VN, giấc ngủ trên tấm ván của người chết và những lần giáp mặt "ma đói"
- Trận vượt sông bằng sức mạnh lớn nhất của QĐNDVN ở Campuchia và cuộc đào thoát kinh hoàng từ tay Thần Chết
theo Trí Thức Trẻ
Nhận xét
Đăng nhận xét