ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 17

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Chủ tịch tỉnh Gia Lai đi ăn phở bị dân úp bát phở lên đầu vì tội ăn tàn phá hoại của dân

Cán bộ hút xì gà trị giá 1/20 ngôi nhà tình nghĩa

authorQuốc Phong Thứ Hai, ngày 29/07/2019 09:30 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Những cán bộ, quan chức ngày hút vài điếu xì gà đắt tiền bằng cả tạ gạo có biết được rằng, có biết bao gia đình của những người đã hy sinh xương máu cho đất nước hiện còn sống vất vả ra sao, nhà cửa còn rách nát thế nào…

Nói đến tư tưởng chỉ đạo chung của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, có lẽ hơn 2 năm rưỡi vừa qua, kể từ khi có Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, cấp độ phát ngôn của người đứng đầu Đảng và Nhà nước đã nâng dần tính quyết liệt, mạnh mẽ lên theo thời gian. Qua những thành quả đã thu được bước đầu, dù gặp vô vàn khó khăn nhưng cũng cho thấy cuộc chiến phía trước dù rất cam go nhưng chưa hề có điểm dừng và không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Chúng ta hy vọng Đảng sẽ đạt mục tiêu đề ra.
Niềm tin của Đảng viên và quần chúng nhân dân cũng nhờ thế đã khác trước rất nhiều. Mà niềm tin trong dân là thứ không thể dễ dàng tự nhiên mà đến.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ươngngày 26/7 vừa qua, chúng ta đã thấy một tinh thần mới toát lên rất rõ, thậm chí nếu tôi không nhầm thì đây là lần đầu thấy ở người đứng đầu đất nước, rất quyết liệt và rất công khai, đến mức khó có thể nói gì mạnh hơn thế.
Nếu trước đây,Tổng bí thư, Chủ tịch nước từng nói rằng việc chống tham nhũng “nếu như ai nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm”, thì nay ông nhắc lại nhưng nhấn mạnh hơn, quyết liệt hơn, như một thông điệp cho cuộc đấu tranh từ trong nội bộ, “nếu ai dao động, ngập ngừng thì tự báo cáo xin thôi”.
Vâng, “đứng sang một bên” có nghĩa là vẫn còn có thể làm (?), còn “tự báo cáo xin thôi” cũng có thể là phải từ chức?
Nghe thật kỹ câu ông nói, tôi cảm nhận lời phát biểu này như một sự tuyên chiến không khoan nhượng với các nhóm lợi ích đang đan xen phức tạp trong nội bộ Đảng hiện nay. Liệu có ai mới chỉ nói mà không làm? Liệu có ai nói một đằng mà làm một nẻo?
Tính đạo đức giả rất nguy hại trong một bộ phận cán bộ cấp cao (chứ không chỉ là mấy ông bà cấp tỉnh, cấp huyện...), đã bộc lộ khá rõ qua những vị lãnh đạo một thời còn viết sách, lên lớp cho người khác “chống nọ,chống kia” rất hoành tráng, vậy mà nay chính họ lại vướng vòng lao lý. Người thì đã kết án nhiều lần nhưng mãi vẫn chưa hết tội, còn chờ xử để khép tội tiếp. Người thì bị tạm giam để mở rộng điều tra… Điều này cũng có nghĩa, Đảng ta, đứng đầu là Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không hề chùn bước. Trái lại, cách làm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư do ông đứng đầu vừa rất thận trọng, vừa bài bản, lại vừa thuyết phục lòng người.
Nếu như  tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay, việc đã thi hành kỷ luật Đảng và xử lý hình sự trên 70 cán bộ, đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý là cả một cố gắng rất lớn. Chỉ có 2 năm rưỡi mà có lẽ còn hơn lịch sử Đảng qua cả nửa thế kỷ cộng lại thì quả là một cuộc cách mạng. Việc này rất cần làm bởi vìnhững nhóm lợi ích nào đó đang “nhân danh đạo đức cách mạng” răn dạy người khác trong khi mình đứng ngoài cuộc thì quả là nguy hiểm cho sự nghiệp chung!
Chính họ đã góp phần không nhỏ khiến cho cán bộ, đảng viên trung kiên và quần chúng tốt vì thế mà một thời gian dài bị mất niềm tin. Trong khi đời sống của người dân còn muôn vàn khó khăn, chế độ chính sách cho người có công phải chắt chiu từng ly từng tí mới có được, nhưng cũng chưa đáng bao nhiêu so với cung cách chi tiêu, quản lý tài chính, ngân sách vô cùng lãng phí. Biết bao dự án thua lỗ do lãng phí, do tệ nạn tham nhũng hoành hành mà nay đất nước đang phải gánh chịu. Cũng vì thế mà nợ công ngày một tăng, chạm gần đến ngưỡng báo động. Lương của người lao động đã thực sự đủ sống chưa, đã hết bất hợp lý chưa… vẫn còn rất lâu nữa mới khắc phục được.
Điều đáng nói lúc này là chúng ta chưa xoá bỏ được lối tư duy chỉ biết nghĩ đến mình, thế hệ mình. Cách chi tiêu, đầu tư thiếu tính toán mà không lo thế hệ sau rồi sẽ phải cáng đáng, gánh nợ từ cha ông để lại thế nào? Làm nhiều tượng đài, quảng trường, nhà tưởng niệm liệu đã thật cần thiết và có phù hợp với ngân sách, rồi cách giải quyết ra sao khi đời sống người dân còn quá nhiều khó khăn?
Tôi cũng không hiểu tại sao có những công chức, viên chức nhà nước hưởng lương ba cọc ba đồng, mà có thể xây biệt phủ, xài sang, trong khi người thân của họ không làm doanh nghiệp tư nhân, cũng không “trúng số độc đắc”- những điều mà người ta có thể nại ra, vin lý do để trả lời trước dư luận khi bị chất vấn.
Tôi thấy thật chướng mắt khi có những cán bộ nhà nước lương chỉ dăm bảy triệu hay trên chục triệu bạc, mà mỗi ngày họ hút vài điếu xì gà có giá đến cả triệu đồng cứ như không. Họ hút rất tự nhiên, như chỗ không người, như muốn khoe mình là dân sành điệu, chịu chơi, phô trương trắng trợn. Họ không ý tứ chút nào trước mắt người dân. Hãy cứ cho là những điếu xì gà đó không phải mua mà được người khác biếu đi nữa, thì cũng phải ý tứ vì sao họ biếu mình thứ xa xỉ ấy!
Có một chuyện cũ có thật xin kể lại. Tôi được nghe trực tiếp từ một cán bộ cấp cục của một cơ quan tố tụng, cách đây 2 năm, khi ông sắp nghỉ hưu (ở cương vị tương đương thứ trưởng) đã “bật mí” rằng, trong thời gian đánh án vụ PMU18, ông có mặt trong một cuộc họp quan trọng để nghe ban chuyên án báo cáo với lãnh đạo cấp cao. Một điều tra viên báo cáo rằng nhân vật đang trong tầm ngắm đã chạy tội lên các cấp rất cao, theo họ tìm hiểu thì ông ta đã biếu lãnh đạo 1 chai rượu ngoại trị giá nhiều ngàn đôla. Bất chợt, vị lãnh đạo cấp cao nọ, với bản chất thật thà của dân Nam Bộ, đã tự nói ra: “Ủa, không khéo chai rượu đó tụi nó nhờ người ta mang đến biếu cả tôi cũng nên, mà tôi đâu biết các đồng chí ạ! Làm sao bây giờ? Mà tôi thì đâu biết chai rượu đó giá trị ra sao. Với lại, chai đó tôi cũng đã mở rồi và cũng đâu có nhậu một mình. Tôi thì cũng chỉ dùng có vài ly thôi à...”.
Những người dự họp bấm bụng không dám cười thành tiếng.
Phải chăng vì thế, điều mà Tổng bí thư, Chủ tịch nước rất quan tâm, đó là phải đấu tranh chống tham nhũng từ ngay trong các cơ quan chống tham nhũng. Nếu không thì không thể thành công vì nể nang, vì này nọ...
Nghe kỹ lại phát biểu của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, nếu tinh ý sẽ thấy, ông nhắc đi nhắc lại ý người lãnh đạo phải đặt lợi ích của Đảng, của dân lên trên hết. Chúng ta không được nói suông để rồi bị mất uy tín.
Tôi nghe ý này mà thấy rất có lý bởi tính thuyết phục từ một con người như ông rất cao. Với người lãnh đạo thực sự liêm chính, chí công vô tư theo tư tưởng đạo đức của Bác Hồ, có lẽ càng phải suy nghĩ thấu đáo hơn điều này.
Mấy hôm nay, nhân cả nước hướng về ngày kỷ niệm lần thứ 72 để tri ân các thương binh, liệt sĩ, người có công với nước, tôi đọc được thông tin, chỉ nghe thôi đã thấy nhói đau và tự thấy thế hệ chúng ta còn nợ những người đã ngã xuống vì Tổ quốc quá nhiều. Chỉ nội một tỉnh như Quảng Nam mà có đến 65.000 liệt sĩvà 15.000 Bà mẹ Việtnam Anh hùng. Thật là một con số đầy xót thương. Có bao nhiêu mẹ đã ra đi mà chưa được hưởng sự đãi ngộ đầy đủ của Nhà nước?
Cũng dịp này, tôi có đọc bài viết của nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Lê Doãn Hợp với tư cách là một cựu chiến binh. Ông kể rằng, năm 2018, ông có đến tặng một nhà tình nghĩa ở xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. “Bí thư xã nói một số liệu mà đêm về tôi không ngủ được vì quá khốc liệt và bị ám ảnh. Xã Bình Dương hiện nay có 9.000 người đang sống. Trong chiến tranh chống Mỹ cả xã chết 4.300 người, trong đó có 1.311 người là liệt sĩ, bao gồm 21 người là liệt sĩ dưới 13 tuổi...”.
Nếu là một người lãnh đạo thực sự tận trung với Đảng, tận hiếu với nước, với dân, nếu họ năng đọc những thông tin kiểu như trên mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng để biết được rằng, có biết bao gia đình của những người đã hy sinh xương máu cho đất nước hiện còn sống vất vả ra sao, nhà cửa còn rách nát thế nào, để mình tự thấy và bớt đi việc như hút những điếu xì gà đắt tiền bằng cả tạ gạo.
Chỉ cần bớt đi không hút vài chục điếu thôi là đã đủ xây được một ngôi nhà tình nghĩa. Những quan chức nào đó hút điếu xì gà thượng hạng nọ, nên nhớ nó giá trị bằng 1/20 ngôi nhà tình nghĩa xây cho gia đình chính sách.
Và từ đó, tôi nghĩ rằng những vị công bộc của dân kia cũng sẽ cố gắng làm tốt nhiệm vụ mà Đảng, nhân dân giao phó cho mình hơn là người nào ít đọc, ít biết những chuyện như thế nhưng lại hay lên mặt giảng dạy đạo đức cho người khác và xài sang.

"Ngẫm thấy 2 điều từ phát biểu PCTN của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước"

authorLương Kết Chủ Nhật, ngày 28/07/2019 07:29 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Công an, qua suy ngẫm thấy phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về chống tham nhũng thấy thể hiện hai điều quan trọng.


   
"ngam thay 2 dieu tu phat bieu pctn cua tong bi thu, chu tich nuoc" hinh anh 1
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp ngày 26/7 (ảnh TTXVN).
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong phiên họp thứ 16 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (ngày 26.7), một lần nữa thông điệp chống tham nhũng lại được truyền đi mạnh mẽ. Người đứng đầu Đảng và Nhà nước khẳng định, trong thời gian qua công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) không hề dừng lại, không hề nghỉ ngơi. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, một trong những điều quý nhất là phương thức, cách làm ngày càng bài bản, đi vào nền nếp hơn.
Trước đây Tổng Bí thư, Chủ tịch nước từng nói, chống tham nhũng ai nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm, đến phiên họp ngày 26/7, ông nhắc lại nếu ai dao động, ngập ngừng thì tự báo cáo xin thôi.
Còn nhớ vào ngày 14/5, sau thời gian chữa bệnh, khi đi làm trở lại, trong phiên họp cán bộ chủ chốt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh tới việc phải tiếp tục cuộc đấu tranh PCTN, lãng phí.
Theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, kết quả đấu tranh PCTN trong thời gian qua và phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đó là nguồn động lực quan trọng cho những người đang đứng đầu trên tuyến đầu của cuộc chiến PCTN. “Đồng thời cũng là lời hiệu triệu toàn Đảng, toàn dân trực tuyến, gián tiếp tham gia cuộc chiến này. Đây là cuộc chiến đấu hết sức cam go, phức tạp, như Bác Hồ từng nói đó chính là giặc nội xâm. Đánh giặc nội xâm khó khăn hơn, nguy hiểm hơn, phức tạp hơn, dai dẳng hơn so với giặc ngoại xâm”, Thiếu tướng Cương nói.
 "ngam thay 2 dieu tu phat bieu pctn cua tong bi thu, chu tich nuoc" hinh anh 2
Thiếu tướng Lê Văn Cương (ảnh IT).
Vẫn theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, qua suy ngẫm thấy phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về công tác PCTN thấy thể hiện hai điều. “Thứ nhất, trên cơ sở của cuộc đấu tranh PCTN trong hơn 2 năm rưỡi vừa qua kể từ khi có Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, kết quả khác hẳn so với thời gian trước đây. Điều đó đã tạo ra bước ngoặt trong cuộc đấu tranh PCTN, tạo ra khí thế mới, tạo ra tình huống chính trị mới. Vấn đề thứ hai là thành quả của cuộc đấu tranh PCTN trong thời gian qua đã cho phép Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói riêng và Đảng ta nói chung thúc đẩy cuộc chiến chống tham nhũng mạnh hơn nữa nên càng không có chuyện trùng xuống”, Thiếu tướng Lê Văn Cương nhấn mạnh.
Ông cho rằng, tín hiệu nêu trên đã gieo vào người dân, cán bộ, đảng viên một tình cảm, cảm hứng, củng cố thêm niềm tin. “Có thể nói phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước có rất nhiều ý nghĩa cả về chính trị, xã hội, cả trong nước và quốc tế. Đây cũng là lời gián tiếp phản bác khi ở đâu đó còn những luận điệu phản tuyên truyền cho rằng chúng ta một đảng thì không chống tham nhũng được. Có thể nói những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ, chống phá như vậy không còn chỗ để tồn tại, hay nói cách khác luận điệu đó không tạo được ảnh hưởng gì trong bối cảnh hiện nay”, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Công an nói.
Nhìn vào kết quả tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã thi hành kỷ luật Đảng và xử lý hình sự trên 70 cán bộ, đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng, đây là con số lớn hơn rất nhiều lần so với những năm trước đây. Bên cạnh đó, nguồn tài sản thu được trong các vụ án tham nhũng, kinh tế cho dù chưa đạt yêu cầu đề ra nhưng con số đó đã ngày càng lớn. Điều đó cho thấy việc thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng ngày càng đạt được hiệu quả nhất định.
Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, từ đầu năm đến nay, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật đối với 123 tổ chức đảng và 7.923 đảng viên vi phạm; trong đó có 256 đảng viên bị kỷ luật do có hành vi tham nhũng, cố ý làm trái (tăng 21 trường hợp so với cùng kỳ năm 2018). Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật đối với 01 tổ chức đảng, 13 đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, cả đương chức và đã nghỉ hưu. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã thi hành kỷ luật Đảng và xử lý hình sự trên 70 cán bộ, đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Cơ quan thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý 61.392 tỷ đồng và 142 ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật, hành chính 692 tập thể và nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xem xét xử lý 46 vụ, 73 đối tượng. Thanh tra Chính phủ đã tập trung thanh tra, ban hành kết luận thanh tra các dự án, vụ việc theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo...

Vì sao nhiều vụ sai phạm kéo dài tới mức khó hiểu?

authorVương Hà Thứ Ba, ngày 23/07/2019 08:00 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Nhiều kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương (UBKT TƯ) và của cơ quan điều tra cho thấy, nhiều sai phạm không phải kiểu “án mờ”, nhưng tại sao, sau thời gian rất dài, thậm chí đối tượng đã “nhẩy” được nhiều nấc thang quyền lực, sai phạm mới bị phát hiện?

Từ bắt đầu nhiệm kỳ khóa XII của Trung ương Đảng, hầu như tháng nào UBKT TƯ đều có kết luận về một loạt sai phạm của những cán bộ biến chất. Tiếp đó, một số bị các cơ quan điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Thậm chí, kể cả đã leo lên đến đỉnh cao quyền lực như ông Đinh La Thăng cũng không thoát khỏi vòng lao lý. Đặc biệt, những kết luận hàng tháng của UBKT TƯ vẫn đều đều, vẫn nóng và đều được công khai ngay lập tức. “Không có vùng cấm” không còn là khẩu hiệu mà đã đi vào cuộc sống một cách sống động. Ở tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, dù cấp cao đến đâu, những đối tượng nhúng chàm, kể cả công an hay quân đội, thứ trưởng hay bộ trưởng, đương chức hay đã nghỉ hưu, đã lần lượt bị sa lưới pháp luật. Niềm tin của dân vào Đảng dần được phục hồi.
Nhưng với dư luận, một câu hỏi lớn được đặt ra: Nhiều kết luận của UBKT TƯ và của cơ quan điều tra cho thấy, nhiều sai phạm không phải quá “mờ”, nhưng tại sao, sau thời gian rất dài, thậm chí đối tượng đã “nhẩy” được nhiều nấc thang quyền lực, sai phạm mới bị phát hiện?
Đây là câu hỏi không dễ trả lời với các cơ quan chức năng, nhưng  lại không quá khó với dư luận.
 vi sao nhieu vu sai pham keo dai toi muc kho hieu? hinh anh 1
Cựu Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường bị kỷ luật vì mắc nhiều sai phạm.
Mới đây nhất, ông Nguyễn Hồng Trường - nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT đã bị Ban Bí thư cách chức Ủy viên Ban cán sự đảng Bộ GTVT nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021. Theo đó, ông Trường đã mắc hàng loạt sai phạm, trong đó có những sai phạm ngay từ khi mới lên thứ trưởng. Cụ thể, tháng 7.2012 ông Trường ký văn bản gửi TCty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) để “giới thiệu” Cty Yên Khánh của bà Vũ Thị Hoan thực hiện thu phí và đề nghị VEC đàm phán với nhà đầu tư. Và sau đó, ông còn ký một số văn bản khác đề nghị cấp dưới, nhưng thực chất không khác gì yêu cầu chỉ định thầu. Sau đó, năm 2018, bà Hoan bị khởi tố trong vụ án “vi phạm các quy định về quản lý đất đai”.
Vì sao những sai phạm rõ như ban ngày, các cơ quan chức năng không sớm phát hiện, nay hết hai nhiệm kỳ, nghỉ hưu rồi mới bị phát hiện để kỷ luật? Câu hỏi đặt ra để thấy, có cái gì đó sai sai trong quản lý, kiểm tra tầng tầng lớp lớp của các cơ quan chức năng.
Thực ra, so với các trường hợp khác, sai phạm của ông Trường cũng chưa thấm tháp gì.
Chẳng hạn, những Vũ “nhôm”, Út “trọc” - những đối tượng được biên chế trong lực lượng vũ trang, nơi được coi là kỷ luật nghiêm nhất có thể tung hoành ngang dọc, bất chấp kỷ cương phép nước? Khi những đối tượng này bị sa lưới pháp luật, kéo theo một loạt tướng tá, vốn là thủ trưởng của họ, cũng vướng vòng lao lý. Đáng chú ý là những “thủ trưởng” từng bảo kê cho các đối tượng này vẫn lên chức ầm ầm, tới hàm trung tướng, thượng tướng với chức danh thứ trưởng. Không chỉ vậy, một loạt lãnh đạo địa phương dính với những “nhôm”, những “trọc” cũng bị ngã ngựa một cách thật đau xót. Mỗi vụ án có một tính chất khác nhau, nhưng có một điểm chung: Nghe rất rõ tiếng xủng xoẻng của đồng tiền. Các nhóm lợi ích trong các vụ án này thể hiện khá rõ.
 vi sao nhieu vu sai pham keo dai toi muc kho hieu? hinh anh 3
Vũ “nhôm” cùng hai cựu thứ trưởng Bộ Công an hầu tòa.
Nếu như hai đối tượng trên dính dáng đến lực lượng vũ trang, có phần  tương đối được khép kín, được “bảo hộ” bằng những dấu mật, thì với tất cả những quan chức dân sự bị sa lưới pháp luật, nhiều cái rõ như ban ngày nhưng vì sao tồn tại nhiều năm trời, thậm chí hàng chục năm mới bị phát hiện?
Như trong vụ Thủ Thiêm, các cơ quan thực thi đã giải phóng mặt bằng hàng chục hộ dân ngoài ranh quy hoạch. Rồi cả trăm hécta dành cho khu tái định cư ở trung tâm Thủ Thiêm cũng bị “cướp” trắng trợn. Những hành động đó cho thấy, một loạt quan chức biến chất, có quyền hạn trong tay đã bất chấp pháp luật, bất chấp dư luận. Ngay những ngày đầu tiên bị mất nhà cửa oan trái, người dân đã khiếu kiện, ngày càng gay gắt, đông người, nhưng tất cả những văn bản trả lời của các cơ quan ở thành phố đều cho rằng, họ đã tố cáo, khiếu nại không có cơ sở!?...
Các băng nhóm lợi ích ở đây, vì có quyền lực trong tay, đã tác oai tác quái hàng chục năm trời. Không chỉ bắt nạt dân, họ còn bất chấp các cơ quan chức năng, trắng trợn chỉ định thầu với giá trên trời (như vụ giá 1.000 tỉ đồng/km đường). Họ tưởng rằng, bàn tay có thể che lấp mặt trời, nhưng lưới trời lồng lộng, lần lượt từng đối tượng đã, đang và sẽ bị pháp luật trừng trị.
Câu hỏi nóng bỏng lúc này là, cần làm gì để hạn chế những sai phạm vừa nghiêm trọng, vừa kéo dài kiểu như thế này?
Với dư luận, trước hết, cần xử lý nghiêm khắc, kể cả xử lý hình sự những đối tượng “bảo kê” cho các sai phạm. Họ không thể đổ lỗi cho cơ chế, không thể đổ lỗi cho tập thể, mà phải có người chịu trách nhiệm, trước hết là người đứng đầu, kể cả các trưởng đoàn kiểm tra (thanh tra, kiểm toán, kiểm tra liên ngành...) để lọt các sai phạm dài dài.
Hy vọng rằng, việc nhiều đối tượng đã phải chịu tội, bất chấp ở cương vị nào, dù đương chức hay đã nghỉ hưu, bởi công cuộc “đốt lò” đang hừng hực khí thế, chắc chắn sẽ hạn chế tối đa những kẻ coi thường pháp luật và coi thường người dân.

Văn Miếu Vĩnh Phúc hoang tàn – sự lãng phí được báo trước?

authorQuốc Phong Chủ Nhật, ngày 21/07/2019 08:00 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Dự án Văn Miếu Vĩnh Phúc ngay từ lúc manh nha đã gây nhiều tai tiếng và hoài nghi về sự lãng phí ngân sách, và nay thì sự hoang tàn đã đến quá sớm đối với công trình văn hoá “mang tầm thế kỷ” này.


   
2 năm trước, công trình xây dựng Văn Miếu Vĩnh Phúc đã được làm lễ khánh thành (2017) dù còn ngổn ngang. Thế rồi đến hôm nay, sau 7 năm thi công, công trình có dự toán 270,9 tỷ đồng ban đầu đã đội vốn lên thành 314 tỷ mà vẫn chưa xong. Kiểm toán vào cuộc, dù chỉ mới “sờ” vào 4/7 công trình đã hoàn thiện mà đã phát hiện ra rất nhiều sai phạm yêu cầu xuất toán. Một dự báo không hề ngạc nhiên trong nhiều toan tính khó hiểu.
Đây là một dự án ngay từ lúc manh nha (2008) đã gây nhiều tai tiếng và hoài nghi về sự lãng phí ngân sách đến lạ lùng. Tôi và rất nhiều nhà báo đã viết có lẽ cũng không dưới vài chục bài. Tiếc rằng chẳng một cơ quan nào thèm nghe chúng tôi.
Đó là chưa kể một vấn đề mấu chốt, tại sao tỉnh Vĩnh Phúc xây Văn Miếu để thờ Khổng Tử (người Trung Hoa) trên đất nước Việt Nam, khi chúng ta đã sang thế kỷ 21, nợ công đang chạm ngưỡng báo động, thì có quá lãng phí không? Có nên không khi mà Văn Miếu Quốc Tử Giám ngay giữa Thủ đô, cách Vĩnh Phúc có vài chục cây số?
 van mieu vinh phuc hoang tan – su lang phi duoc bao truoc? hinh anh 1
Hồ Thiên Quang -  được ví như "mắt rồng" phong thủy của Văn Miếu Vĩnh Phúc bị thấm nước, nên không được Sở VHTTDL tỉnh nghiệm thu.
Báo chí mới đây cho biết, Văn Miếu Vĩnh Phúc được chia thành 7 gói thầu riêng rẽ. Hiện, 4/7 gói thầu đã hoàn thiện, được nghiệm thu và đều vượt khối lượng dự tính. Kiểm toán Nhà nước đã yêu cầu phải thu hồi, xử lý số tiền hơn 27 tỷ đồng chi sai.
3 gói thầu còn lại chưa nghiệm thu là do chưa hoàn thiện, bao gồm: Nhà che bia và bia tiến sỹ; san nền tường rào ngoài, hồ Thiên Quang, nhà bia tổng, Đại Thành môn, gác chuông, gác trống, nhà ban quản lý, nhà vệ sinh; hạng mục sân vườn tổng thể, điện - nước phục vụ quần thể dự án.
Đành rằng, nói như Phó giám đốc Sở VHTTDL Dương Quang Ứng: Các hạng mục này chưa bàn giao, đưa vào sử dụng nên chất lượng công trình vẫn do các nhà thầu thi công chịu trách nhiệm. Nếu có xuống cấp, hư hỏng, nhà thầu phải khắc phục, sửa chữa trước khi kiểm tra, nghiệm thu bàn giao...
Nhưng rồi xem, trong số 3/7 gói thầu còn lại, liệu sẽ ra sao khi những gì đã được hoàn thiện, đã nghiệm thu thì nay cũng có dấu hiệu xuống cấp. Phía Sở VHTTDL tỉnh cũng thừa nhận: Nhiều công trình đã bị xuống cấp, nên dù sắp hết thời hạn bàn giao nhưng Sở không dám nghiệm thu. Điển hình là hồ Thiên Quang nằm ở vị trí trung tâm từ phía cổng vào, có yếu tố phong thủy của dự án đang bị thấm nước. Thế nhưng đơn vị thi công chưa sửa chữa.
Được biết, tuy đã khánh thành là vậy nhưng thực tế, do công trình còn dang dở cho nên cũng chẳng mấy ai đến tham quan, tổ chức kỳ cuộc gì nơi này. Hồ nước thì không có nước, cây thì chi tiền tỷ nhưng chất lượng cực kém. Khi Sở không chịu nhận thì nhà thầu nói gửi tạm, vậy đã đủ thấy chất lượng khá lôm côm...
Sự hoang tàn đã đến quá sớm đối với một công trình văn hoá “mang tầm thế kỷ” chính là đây.
 van mieu vinh phuc hoang tan – su lang phi duoc bao truoc? hinh anh 3
Đường lát đá bong tróc, mọc đầy cỏ dại tại Văn Miếu Vĩnh Phúc.
Theo Sở VHTTDL tỉnh Vĩnh Phúc, địa phương này hiện có hơn 1.000 di dích, trong đó có 65 di tích quốc gia. Do không đáp ứng đủ, ngân sách nhà nước chủ yếu chi cho việc duy tu, bảo tồn các di tích quốc gia, còn lại trông chờ vào nguồn xã hội hóa. Vậy thì khi công trình Văn Miếu Vĩnh Phúc nói trên ra đời, ngân sách  nhà nước lại phải gánh cái cục nợ này ra sao, trong khi cả nước đang tính toán từng li từng tí để tinh giảm biên chế, giảm chi tiêu ngân sách.
Rồi ngay trong cái chung đó, chính địa phương này trong thời gian qua cũng có rất nhiều cố gắng tinh giản bộ máy, con người. Như vậy là “lỗ hà ra lỗ hổng” cũng từ những việc do tiền nhiệm để lại. Giảm được chỗ này lại phình chỗ khác.
Nếu địa phương nào mà cũng như thế này, ắt rằng chủ trương tinh gọn bộ máy và nhân lực trong nhiệm kỳ Đại hội 12 sẽ rất khó thành công như các Nghị quyết của Đảng về tinh gọn bộ máy chính trị đã đề ra.
Đất nước mình trong vài ba năm qua kinh tế có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực rất đáng phấn khởi. Thế nhưng, nó vẫn chả bõ bèn gì so với những gì chúng ta chi lãng phí, thiếu căn cơ do đầu tư những công trình kiểu như Văn Miếu Vĩnh Phúc, cho dù có bao biện rằng đây là ngân sách địa phương, có một phần là do xã hội hoá. Giá như chúng ta bớt chi xây dựng những công trình như thế này thì mỗi dịp hướng về ngày tri ân các thương binh, liệt sỹ 27/7 tới đây, sẽ có bao nhiêu ngàn, bao nhiêu vạn trường hợp thân nhân của những anh hùng, thương binh, liệt sỹ được hưởng phúc lợi hữu ích? Chúng ta không nên để dư luận suy diễn chuyện rất không hay lâu nay khi cho rằng, tiền cấp phát cho gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công thì khó bớt xén, phết phảy hơn tiền chi cho các công trình xây dựng. Vì thế nên người ta không quan tâm bằng cách nghĩ ra các dự án xây dựng, đầu tư này nọ.
Hãy xem câu chuyện xây Văn Miếu Vĩnh Phúc như một bài học về công tác thẩm định, phê duyệt  đầu tư hiện nay, chưa đi vào sử dụng thì đã xuống cấp và “mơ màng” khi xây nơi thờ Khổng Tử, để nảy sinh nhiều quan điểm không đồng thuận ngay từ lúc chưa được phê duyệt đầu tư.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH