Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 87

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Câu chuyện về SIÊU ĐẠI TƯỚNG khiến quỷ thần cũng run sợ - Bí Ẩn Lịch Sử Việt Nam

Những câu chuyện kỳ quặc về các nhà khoa học nổi tiếng

authorMinh Châu (Theo livescience) Thứ Bảy, ngày 16/12/2017 16:55 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Mặc dù các nhà khoa học đều có những bộ óc phi thường chứa đựng những kiến thức vĩ đại, nhưng không ít người trong số họ có những tính cách khá kỳ lạ như lập dị hoặc cực kỳ dí dỏm… Dưới đây là 8 sự thật kỳ lạ nhất về các nhà khoa học và toán học nổi tiếng nhất thế giới.

Tycho Brahe
 nhung cau chuyen ky quac ve cac nha khoa hoc noi tieng hinh anh 1
Nhà thiên văn học người Đan Mạch Tycho Brahe sống ở thế kỷ 16 là một nhà quý tộc nổi tiếng vì cuộc sống lập dị và cái chết bất thường của ông. Ông dựng một hòn đảo trong nhà và thường mời bạn bè tới lâu đài của mình để cùng tham gia các bữa tiệc. Tại đây khách sẽ nhìn thấy một con nai được ông thuần hóa và một người lùn tên là Jepp ông vẫn giữ như một "bồi bàn" để ngồi dưới bàn, nơi Brahe thỉnh thoảng cho ăn các mẩu thức ăn thừa. Kỳ quái nhất là cái chết của ông, khi tại một bữa tiệc ở Prague, Brahe khăng khăng không rời khỏi bàn cho dù ông rất mót tiểu, bởi vì rời khỏi bàn là vi phạm nghi thức. Sau bữa tiệc này Brahe phát bệnh nhiễm trùng thận và bị chết vì vỡ bàng quang 11 ngày sau đó.
Werner Heisenberg
 nhung cau chuyen ky quac ve cac nha khoa hoc noi tieng hinh anh 2
Werner Heisenberg là một nhà vật lý nổi danh của thế kỷ 20. Ông là một trong những người sáng lập ra thuyết cơ học lượng tử và đoạt giải Nobel vật lý năm 1932. Ông nổi tiếng nhất với việc khám phá ra một trong những nguyên lý quan trọng nhất của vật lý hiện đại, nguyên lý bất định của Heisenberg và từng là học trò rồi là người đồng nghiên cứu với nhà vật lý nổi tiếng Niels Bohr.
Tuy nhiên, Werner Heisenberg gần như đã thất bại trong kỳ thi tiến sĩ bởi vì ông hầu như không hiểu biết gì về các kỹ thuật thực nghiệm. Khi một giáo sư hỏi ông về nguyên lý hoạt động của một cục pin, Werner đã không trả lời được.
Robert Oppenheimer
 nhung cau chuyen ky quac ve cac nha khoa hoc noi tieng hinh anh 3
Nhà vật lý học Robert Oppenheimer là một nhân tài có nhiều đam mê. Ông thông thạo tám thứ tiếng và có rất nhiều sở thích, bao gồm thơ, ngôn ngữ học và triết học. Kết quả là, Oppenheimer đôi khi gặp khó khăn trong việc hiểu được những hạn chế của người khác. Ví dụ, năm 1931, ông yêu cầu một đồng nghiệp thuộc Đại học California Berkeley, Leo Nedelsky, chuẩn bị cho ông một bài giảng, và lưu ý rằng nó cực kỳ dễ dàng bởi vì mọi thứ đều nằm trong một cuốn sách mà Oppenheimer đưa cho anh ta. Sau đó, đồng nghiệp này quay trở lại một cách rất bối rối vì cuốn sách này hoàn toàn bằng tiếng Hà Lan. Phản ứng của Oppenheimer cực kỳ kinh ngạc “Tiếng Hà Lan vô cùng đơn giản mà? "
 Buckminster Fuller
 nhung cau chuyen ky quac ve cac nha khoa hoc noi tieng hinh anh 4
Kiến trúc sư và nhà khoa học Buckminster Fuller nổi tiếng nhất trong việc sáng tạo ra các mái vòm, các viễn cảnh khoa học viễn tưởng của các thành phố trong tương lai. Nhưng Fuller cũng nổi tiếng lập dị. Ông thường thích đeo tới ba chiếc đồng hồ để nhắc nhở ông không được lãng phí thời gian. Fuller cũng dành rất nhiều thời gian ghi chép về cuộc đời của mình. Từ năm 1915 đến năm 1983, khi ông qua đời, Fuller đã giữ một cuốn nhật ký chi tiết về cuộc đời ông, cuốn ghi chép này được gọi là Chrono Dymaxion, có chiều cao 82 mét và được đặt tại Đại học Stanford.
Paul Erdős
 nhung cau chuyen ky quac ve cac nha khoa hoc noi tieng hinh anh 5
Ông là một nhà lý luận số danh tiếng của Hungary, người đã rất tận tâm với công việc của mình và thậm chí không lập gia đình. Hành trang của ông là một va li, và thường lang thang khắp nơi, ở nhờ tại nhà đồng nghiệp, văn phòng, khách sạn… Có thời gian ông đã phải uống rất nhiều cà phê và chất kích thích để có thể tỉnh táo, làm việc về toán học từ 19 đến 20 giờ một ngày. Sự tập trung duy nhất của ông đã mang lại kết quả khổng lồ: Nhà toán học đã xuất bản khoảng 1.500 bài báo quan trọng về toán học.
Richard Feynman
 nhung cau chuyen ky quac ve cac nha khoa hoc noi tieng hinh anh 6
Là một trong những nhà vật lí nổi tiếng nhất thế kỷ 20, với dự án Manhattan, nỗ lực tối cao của Mỹ nhằm xây dựng một quả bom nguyên tử. Nhưng nhà vật lí này cũng là một người thích đùa và một nhà sản xuất tinh nghịch. Trong khi chán ngán tại dự án Manhattan ở Los Alamos, Nm, Feynman đã dành thời gian rảnh rỗi của mình để mở ổ khóa và làm nứt két sắt để cho thấy những hệ thống này có thể bị phá vỡ dễ dàng như thế nào.
Oliver Heaviside
 nhung cau chuyen ky quac ve cac nha khoa hoc noi tieng hinh anh 7
Nhà toán học người Anh và kỹ sư điện Oliver Heaviside đã phát triển các kỹ thuật toán phức tạp để phân tích mạch điện và giải phương trình vi phân. Nhưng thiên tài tự học này cũng được một người bạn của ông gọi là "kỳ quặc hạng nhất". Ông trang bị cho ngôi nhà của mình những khối đá granite khổng lồ, sơn móng tay màu hồng và ăn mặc lập dị.
Othniel Charles Marsh và Edward Drinker Cope
 nhung cau chuyen ky quac ve cac nha khoa hoc noi tieng hinh anh 8
Trong cuộc khảo sát về khủng long lớn cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900, hai người đàn ông này đã sử dụng mọi chiến thuật nhằm qua mặt nhau trong việc tìm kiếm hóa thạch Dino. Othniel Charles Marsh, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Peabody tại Đại học Yale, và Edward Drinker Cope, người làm việc tại Học viện Khoa học Tự nhiên ở Philadelphia, Penn, bắt đầu quen nhau một cách thân thiện, nhưng nhanh chóng trở nên thù địch với nhau. Trong một chuyến đi săn hóa thạch, Marsh đã hối lộ người giữ hố hóa thạch để chuyển hướng bất kỳ tin tức nào về hướng đi của mình. Trong cuộc thăm dò khác, Marsh đã phái điệp viên theo dõi cuộc khảo sát của Cope. Họ đã nhiều năm công khai nhục mạ lẫn nhau trong các bài báo học thuật và tố cáo lẫn nhau về những sai lầm tài chính và sự thiếu sót trong báo chí. Tuy nhiên, hai nhà nghiên cứu đã có những đóng góp to lớn trong lĩnh vực cổ sinh học: Những con khủng long biểu tượng như Stegosaurus, Triceratops, Diplodocus và Apatosaurus đều được khai quật nhờ nỗ lực của họ.

Hé lộ gia tài của "đệ nhất tham quan" trong lịch sử Trung Quốc

Sau khi Hòa Thân "ngã ngựa", toàn bộ khối gia sản kếch xù của đại tham quan này đã bị một nhân vật "hớt tay trên" theo cách vô cùng... êm thấm.

"Thiên tài" tham nhũng trong lịch sử Trung Hoa
Hòa Thân (1750 – 1799), tên chữ Trí Trai, xuất thân là người Chính Hồng Kỳ, tộc Nữu Hỗ Lộc, người Mãn Châu.
Xuất thân là một công tử Mãn Châu (Trung Quốc), khi 10 tuổi ông được đưa vào cung học. Thuở nhỏ, do quan hệ bất hòa với mẹ kế nên phải chịu nhiều vất vả. Khi mới gia nhập triều đình, Hòa Thân giữ chức vị thị vệ. Tuy còn trẻ nhưng Hòa Thân đã sớm có năng lực làm việc cũng như các đóng góp cho triều đình.
Hòa Thân được Càn Long rất tín nhiệm, trọng dụng.
 he lo gia tài của "dẹ nhát tham quan" trong lịch sủ trung quóc hinh anh 1
Hé lộ gia tài của "đệ nhất tham quan" trong lịch sử Trung Quốc sau khi chết thuộc về...
Được Hoàng đế che chở, lại thêm việc có chức có quyền, đại tham quan này không chỉ lén lút mua quan bán chức mà còn công khai tham nhũng, nhận hối lộ, vơ vét tài sản chẳng khác nào "cướp giữa ban ngày".
Trong 24 năm đương quyền, Hòa Thân bỏ túi ước chừng khoảng 40 triệu lạng bạc nhờ những thủ đoạn mua quan bán tước.
Dựa vào con số thống kê của một số nguồn sử liệu, vào những năm cuối thời Càn Long tại vị, các sản vật và cống phẩm tiến cống từ các địa phương chỉ có 12% được đưa vào ngân khố, 88% còn lại đều bị hút về phủ họ Hòa.
Phàm là những ngành kinh doanh thu nhiều lợi nhuận lúc bấy giờ đều có sự hiện diện của Hòa Thân. "Tiền đẻ ra tiền", Hòa đại nhân cứ như vậy mà giàu lên, còn quan lại, bách tính ngày một khổ sở.
Cái kết cho khối tài sản kếch xù của "đệ nhất tham quan"
 he lo gia tài của "dẹ nhát tham quan" trong lịch sủ trung quóc hinh anh 2
Hé lộ gia tài của "đệ nhất tham quan" trong lịch sử Trung Quốc sau khi chết thuộc về...
Năm 1799, Càn Long băng hà, chiếc ô dù lớn nhất của Hòa Thân cũng đã mất. 5 ngày sau, Gia Khánh Hoàng đế lập tức hạ lệnh cách chức và bỏ tù tham quan này, đồng thời tịch thu tài sản của Hòa Thân.
Sau khi bị hạch tội, Gia Khánh đã ra chỉ dụ kết án Hòa Thân xử lăng trì, tịch thu gia sản. Tuy nhiên sau đó, Gia Khánh lại quyết định miễn cho Hòa Thân khỏi một cái chết đau đớn, thay vào đó bắt ông tự vẫn tại phủ.
Trong hơn 20 năm đương quyền, Hòa Thân sở hữu 3.000 phòng (phòng trọ, dinh thự), 8.000 mẫu đất (tương đương 32km2), 72 ngân hàng, 75 hiệu cầm đồ.
Trong phủ họ Hòa lúc bấy giờ chứa tới 1.200 miếng ngọc bội, 230 chuỗi ngọc trai (mỗi viên tương đương một quả anh đào), 10 viện ngọc trai lớn (mỗi viên có kích cỡ bằng quả mơ), 10 viên hồng ngọc, 40 viên ngọc bích lớn.
Sự giàu có của Hòa Thân vốn đã nổi tiếng, nhưng kết quả của sự tịch thu gia sản còn làm cho mọi người kinh ngạc hơn. Bản tịch biên gia sản rất dài ghi đủ các thứ vàng bạc châu báu, gấm vóc… không thể nào đếm xuể, tính ngang với số thu nhập của triều đình trong mười năm.
Sau này nghe nói, số lớn của cải châu báu tịch thu được đều được Gia Khánh Đế cho người đến chuyên chở về cung. Vì thế trong dân gian có câu nói châm biếm vần miệng là: "Hòa Thân bị đổ, Gia Khánh vớ bở".
Theo H.T.H.T (Khoevadep)

Combato: Hệ thống tuyệt kỹ chiến đấu đã thất truyền

Combato là hệ thống chiến đấu cực kỳ nguy hiểm được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ 2 của lực lượng vũ trang Canada, do sĩ quan Bill Underwood sáng tạo năm 1910. Ðây là một hệ thống chiến đấu tay không, nhưng không phải là đấm bốc hoặc đấu vật.

    Combato được phát triển và áp dụng ngay trong chiến tranh thế giới hiện đại – Thế chiến II. Mục đích đặc biệt khi sáng tạo ra môn võ này là cực kỳ dễ tập luyện và rất dễ nhớ. Môn võ này đã được sử dụng trong nhiều lực lượng của quân đội các nước.
    Lúc nhỏ, Bill Underwood đã được xem một màn trình diễn Jujitsu (Nhu thuật) của hai võ sư Nhật là Yukio Tani và Taro Miyake trên sân khấu ở Liverpool. Từ đó, Bill rất thần tượng hai võ sư và đã cố nài nỉ hai ông dạy võ cho mình. Các võ sư đã nhận lời và Bill Underwood đã được trải qua một khóa huấn luyện ngắn hạn của hai ông thầy người Nhật.
    Với tư chất của một kỳ tài võ học, Underwood đã nhanh chóng phát triển và xây dựng kỹ thuật mới. Ông áp dụng các kỹ thuật và kiến thức đã được học vào các kỹ thuật vừa phát triển để tạo thành thể thống nhất và phát triển thành hệ thống kỹ thuật.
     combato: he thong tuyet ky chien dau da that truyen hinh anh 1
    Trong Thế chiến II, Bill Underwood thường xuyên được Mỹ và Lực lượng hành pháp Canada mời giảng dạy về hệ thống kỹ thuật chiến đấu của Combato. Sau khi chiến tranh kết thúc, ông cũng nhận được đề nghị dạy Compato cho các lực lượng hành pháp, tuy nhiên Underwood đã từ chối dạy phần nền tảng của Combato vì nó quá nguy hiểm. Ông đã loại bỏ các kỹ thuật có tính sát thương cao và chỉ dạy về kỹ thuật tự vệ, kỹ thuật khống chế phù hợp cho các lực lượng hành pháp trong thời bình. Ông nhận ra không thể gọi hệ thống kỹ thuật mới này là Combato được, và theo gợi ý của con gái ông đã đề nghị ông đặt tên nó là “Defendo”.
    Từ 1945 đến 1950, Bill Underwood giảng dạy và phát triển hệ thống kỹ thuật Defendo tại Mỹ và Canada. Thời điểm đó, ông cho xuất bản cuốn sách có tựa đề “Defendo, Police System of Self-Defense” (tạm dịch: Defendo, Hệ thống kỹ thuật tự vệ của Cảnh sát). Cuốn sách nhanh chóng trở thành sách “không thể thiếu” của bất cứ cảnh sát nào ở Mỹ và Canada.
    Từ 1950 đến 1969, Underwood đã giảng dạy hệ thống kỹ thuật này tại nhiều nơi ở Canada, Mỹ, Anh. Và ông tiếp tục cho ra đầu sách “Defendo, Occidental System of Self-Protection” (tam dịch: Defendo, hệ thống tự vệ Âu Mỹ).
    Hiện nay, một phần kỹ thuật của Combato vẫn được lưu truyền và sử dụng trong quân đội Canada, bao gồm cả thủy, lục và không quân. Nó cũng được lưu truyền trong các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ, FBI, CIA và các lực lượng hành pháp khác của Mỹ. Tại Anh, nó cũng được truyền dạy trong Cục Hành động đặc biệt, Tổng cục An ninh Anh và Lực lượng “The Super Six”.
    Trong khi đó, biến thể của Combato là Defendo vẫn tồn tại và phát triển ở hầu khắp các quốc gia là đồng minh của Mỹ. Đây là môn võ không thể thiếu trong hồ sơ lý lịch của các lực lượng hành pháp và lực lượng tình báo. Bởi Combato/Defendo là hệ thống kỹ thuật chiến đấu và tự vệ đầu tiên được công nhận, phát triển trực tiếp trong lực lượng hành pháp của các nước Canada, Mỹ và Anh.
    Tại Việt nam, Defendo được biết đến qua một nhóm sinh viên, và người được cho là đã mang Defendo về Việt Nam là Lê Quang Tuấn, người thành lập DefendoVN.
    Theo Việt Võ (Cảnh sát toàn cầu)

    Thiên tài âm nhạc và tội ác từ lối sống buông thả

    author   Đàm Anh (Theo Biography, Rollingstone, Guardian) Thứ Hai, ngày 27/11/2017 03:55 AM (GMT+7)

    (Dân Việt) Hàng chục năm sau vụ án giết người tình rúng động làng giải trí Hollywood của một ngôi sao nổi tiếng, người ta vẫn chưa thể hiểu được câu chuyện phía sau cũng như động cơ thật sự của nghi phạm.


     thien tai am nhac va toi ac tu loi song buong tha hinh anh 1
    Sid Vicious và Nancy Spungen - bạn gái cũng là nạn nhân trong vụ giết người rúng động làng giải trí Hollywood.
    Vụ án mạng trong căn phòng 100
    11h ngày 12/10/1978, bàn tiếp tân của Khách sạn Chelsea ở thành phố New York nhận được một cuộc gọi thông báo trợ giúp từ phòng 100. Nhận được tin báo, người trực tầng vội vã chạy về phía căn phòng.
    Dọc hàng lang, một gã trai tóc nhuộm dựng đứng như lông nhím, cơ thể gầy gò, chân vòng kiềng liên tục gào khóc: “Tôi đã giết cô ấy... Tôi không thể sống thiếu cô ấy!”. Gương mặt thâm tím với những vết trầy xước chứng tỏ gã vừa có cuộc ẩu đã chỉ ít phút trước.  Đó chính là Sid Vicious - vị khách hàng tại căn phòng 100 đó.
    Cảm thấy điều chẳng lành, người trực tầng bước đi nhanh hơn và bàng hoàng khi phát hiện thi thể đầy máu, gần như không mặc quần áo của một phụ nữ khoảng 20 tuổi trong phòng tắm.
    Nhân viên lễ tân nhanh chóng gọi xe cứu thương cùng cảnh sát. Sau khi xác nhận người phụ nữ tên là Nancy Spungen đã chết, cảnh sát kiểm tra căn phòng và tìm thấy ma túy cùng các dụng cụ sử dụng ma túy, cũng như một con dao gấp màu đen.
    Ngay tối hôm đó, Vicious bị cáo buộc phạm tội giết người độ hai trong cái chết của Nancy Spungen.
    Cuộc đời của Sid Vicious chính thức bước sang trang đen tối nhất từ giây phút này. Cho đến lúc đó, Vicious vẫn là nghệ sĩ thần tượng của không ít khán giả, đặc biệt là thế hệ trẻ.
    Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã
    Sid Vicious tên thật là John Simon Ritchie, sinh ngày 10/5/1957 ở Lewisham, ngoại ô London trong một gia đình tội phạm khi có mẹ là tay anh chị buôn lậu ma túy và nghiện ngập khét tiếng.
    Không có người kèm cặp, Vicious lớn lên như một loài cỏ dại. 8 tuổi Vicious đã thường xuyên bỏ nhà đi lang thang, lớn hơn chút thì nghiện ma túy và gia nhập một băng đảng đường phố gồm những thanh thiếu niên bất trị.
    Tuy vậy, Vicious lại có đam mê và năng khiếu với âm nhạc, bắt đầu chơi nhạc dưới một cái tên nghệ sĩ đầu tiên: John Beverly. Trong một buổi tối trình diễn, dưới tác động của ma túy, anh ta làm bị thương nặng một nữ khán giả. Bị giam một tuần lễ, khi ra tù, anh ta gặp được ca sĩ Johnny Rotten của ban nhạc Sex Pistols.
    Nhận thấy tài năng thực sự phía sau một tay chơi lập dị,  Rotten đã đưa Vicious gia nhập nhóm Sex Pistols vào năm 1977 và làm cho nó nổi tiếng khắp thế giới. Vicious nhanh chóng được tung hô là siêu sao dòng nhạc punk.
    Trong khi đó, nạn nhân Nancy Spungen cũng không hề kém cạnh khi ngay từ nhỏ, cô đã là một đứa trẻ bất trị và không kiểm soát được hành động của mình khi giận dữ. Năm 11 tuổi, cô từng tấn công mẹ mình bằng búa khi không muốn đến viện bảo tàng. Đến năm 17 tuổi, cô bỏ nhà ra đi và sống một cuộc sống buông thả, nghiện ngập và ăn chơi trác táng cùng với nhóm bạn hư hỏng.
     Cô luôn thích gây hấn với mọi người xung quanh và “nổi tiếng” với biệt danh “Nancy siêu quậy”. Không một ai có thể chịu được tính khí của cô ngoại trừ người bạn trai Sid Vicious.
    Hợp nhau là vậy, song cuối cùng, mọi thứ lại kết thúc trong bi kịch. Vicious khai trong nước mắt rằng: “Cô ấy đã ngã vào con dao”.
    Tuy vậy, trước những chứng cứ, Vicious vẫn bị bắt vì tội giết người và ban đầu được tạm tha do trưởng nhóm Malcolm McLaren nộp 50.000USD bảo lãnh. Trong lúc chờ đợi ngày ra tòa, anh ta chết vì chơi ma túy quá liều vào ngày 2/2/1979, lúc mới 22 tuổi.
    Trong lúc chờ đợi ngày ra tòa, quá đau buồn trước cái chết của Nancy, Sid Vicious đã nhiều lần tìm đến cái chết nhưng không thành. Cuối cùng, Sid Vicious cũng đã chết vì dùng ma túy quá liều và nguyên nhân dẫn đến cái chết của Nancy Spungen vẫn là điều bí mật đối với các nhà chức trách.
    Nhưng dù lý do thật sự có là gì thì cũng không thể phủ nhận rằng kết cục này là hậu quả của một lối sống buông thả.

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét