Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

HỔ TƯỚNG TÀU (Tướng "khựa" đáng xấu hổ) 5

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Vua Quang Trung đã đại phá quân thanh như thế nào?

Tôn Sĩ Nghị, Sầm Nghi Đống - những bại tướng dưới tay Quang Trung

Mỗi năm vào ngày mùng Năm tết, nhân dân Việt Nam lại tưng bừng kỷ niệm chiến thắng Đống Đa của vua Quang Trung, đồng thời nhắc đến tên những bại tướng dưới tay ông.
Nói đến đạo quân Thanh sang nước ta cuối năm 1788, hầu như ai cũng biết đến tên tuổi các chỉ huy của chúng, như Tổng đốc Lưỡng Quảng (gồm hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây) Tôn Sĩ Nghị, Đề đốc tỉnh Quảng Tây Hứa Thế Hanh, Đề đốc tỉnh Vân Nam Ô Đại Kinh, Tri châu Điền Châu Sầm Nghi Đống.
Đặc biệt, trong số các viên tướng nhà Thanh tử trận trong cuộc chiến mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), Sầm Nghi Đống đã được lưu tên tuổi qua ngôi miếu của các Hoa kiều lập ở thành Thăng Long, nhất là qua bài thơ nổi tiếng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương:
"Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
Kìa đền thái thú đứng cheo leo Ví đây đổi phận làm trai được Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu".
Từ lời thơ này, nhiều người nghĩ Sầm Nghi Đống giữ chức Thái thú. Nếu vậy thì đây là một chức quan rất to, đứng đầu một quận thời phong kiến Trung Quốc. Như thời nhà Hán, cả nước Trung Quốc chỉ chia thành 36 quận. Thời Đông Hán, chính quyền đô hộ cũng chỉ chia vùng đất phía Bắc nước Việt Nam thành các quận Giao Chỉ, Cửu Chân và phần đất từ Quảng Bình đến Bình Định là quận Nhật Nam. Thái thú là chức quan của Tô Định cai trị quận Giao Chỉ thời nhà Hán đô hộ nước ta và bị Hai Bà Trưng đánh đuổi chạy về Trung Quốc.
Ton Si Nghi, Sam Nghi Dong - nhung bai tuong duoi tay Quang Trung hinh anh 1
Sách Việt - Thanh chiến dịch tiết lộ thân thế Sầm Nghi Đống.

Sầm Nghi Đống chỉ là Tri châu

Trong cuốn sách Việt Thanh chiến dịch của nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính, ông trích dịch sách Thanh Cao Tông thực lục, quyển 1345, ghi ngày 30 tháng Chạp năm Càn Long thứ 54 (1789) như sau:
"Trong năm vừa qua, truy cứu những người sang đánh An Nam chết trận có Thổ tri châu Điền Châu là Sầm Nghi Đống, Phó tướng Hình Đôn Hành, Tham tướng Dương Hưng Long, Anh Lâm, Vương Tuyên 3 người... binh lính 4.619 người, theo lệ tế và chôn cất, thưởng tuất, tất cả đều được thờ trong Chiêu Trung Từ".
Như vậy, trong đoạn liệt kê trên, Sầm Nghi Đống được ghi chức vụ chính thức là Thổ tri châu Điền Châu, nhưng được xếp trên cả cấp Phó tướng, tức cấp phó của viên Tổng binh chỉ huy quân đội của một tỉnh.
Nhưng về mặt thực tế, thì cấp bậc của Sầm Nghi Đống lại dưới mấy viên tướng kia nhiều. Theo cơ cấu hành chính của nhà Thanh, dưới tỉnh có phủ, dưới phủ mới đến châu, và ở các châu khu vực miền núi mới có chức thổ tri châu.
Vùng Điền Châu nơi Sầm Nghi Đống cai trị nằm giữa hai phủ Tư Ân và Trấn An, ở phía Tây tỉnh Quảng Tây, gần biên giới Vân Nam. Tác giả Việt Thanh chiến dịch trích sách Thanh sử cảo cho biết, họ Sầm là thổ quan, được cai trị vùng Điền Châu theo chính sách dùng người địa phương cai trị người địa phương để khống chế lẫn nhau. Sách nhà Thanh cũng cho biết, quân của tri châu Điền Châu chỉ có 400 người.
Tuy nhiên, quân Điền Châu, còn gọi là thổ binh, lại rất giỏi chiến đấu. Một tác giả Trung Quốc là Cam Nhữ Lai đã viết: "thổ binh giỏi nghề leo trèo, chạy trên núi như trên đất bằng, coi vách cao như đường phẳng... Thổ binh các châu Tư Minh, Điền Châu, Giang Châu, Thái Bình, An Châu đều dũng kiện mà Điền Châu là hơn cả...".
Có thể lúc được điều động đưa quân gia nhập đạo quân của Tôn Sĩ Nghị, Sầm Nghi Đống được giao chỉ huy đạo quân thổ binh của nhiều châu khác. Với chức Tri châu, Sầm Nghi Đống là quan ở hàng ngũ phẩm, nhưng vì tử trận nên được cho hưởng mức tử tuất theo hàng tứ phẩm, con trai là Sầm Dục được cho kế nghiệp chức Tri châu.
Sử sách nước ta viết rằng Sầm Nghi Đống khi bị quân của vua Quang Trung vây thì thắt cổ chết. Tuy nhiên, tài liệu Trung Quốc ghi lại lời các binh sĩ nhà Thanh sống sót chạy về nước kể lại cho biết, khi họ Sầm thấy tình hình nguy cấp, đã cho gia nhân đem ấn tín chạy về trước, bản thân ông ta cưỡi ngựa xông ra khỏi trại, bị quân Tây Sơn chém đứt một cánh tay rồi dùng câu liêm lôi từ trên ngựa xuống đâm chết. Chính từ lời khai này thể hiện việc họ Sầm chiến đấu anh dũng nên ông ta được hưởng tử tuất và con cháu được tập ấm theo quy chế.
Cũng có thể do Sầm Nghi Đống thể hiện gương chiến đấu dũng cảm nhất nên Hoa kiều ở thành Thăng Long mới xây dựng đền thờ ông ta ở khu vực họ sinh sống, sau gọi là ngõ Sầm Công, nay là phố Đào Duy Từ, Hà Nội, để rồi đi vào lời thơ như một lời mỉa mai cay nghiệt của nữ sĩ họ Hồ.
Ton Si Nghi, Sam Nghi Dong - nhung bai tuong duoi tay Quang Trung hinh anh 2
Tôn Sĩ Nghị - kẻ chạy thoát thân khi quân đội Nguyễn Huệ vây thành Thăng Long năm 1789.

Tôn Sĩ Nghị - người được Hòa Thân nâng đỡ

Sáng mùng Năm tết Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn bất ngờ kéo đến ba mặt vây thành Thăng Long. Trong khi các tướng liều chết chống cự, chỉ huy quân Thanh Tôn Sĩ Nghị lại vội vàng đem mấy trăm thân binh vượt cầu phao sông Nhị Hà (sông Hồng) chạy sang bờ bắc khiến binh lính mất hết tinh thần, vội vàng chạy theo.
Theo sách Thánh vũ ký viết thời nhà Thanh thì "Tôn Sĩ Nghị sau khi qua được sông, lập tức chặt đứt cầu phao đoạn hậu, những người còn ở bờ sông phía Nam như Đề đốc Hứa Thế Hanh, Tổng binh Trương Triệu Long trở xuống và phu dịch hơn một vạn người rơi xuống sông chết đuối".
Vừa chạy vừa chống trả quân truy kích, đến ngày 11 tháng Giêng, Tôn Sĩ Nghị mới vượt qua được ải Nam Quan. Với thất bại nặng nề này, Tôn Sĩ Nghị đã nhận sự trừng phạt của triều đình nhà Thanh.
Tác giả Nguyễn Duy Chính khảo cứu từ các tài liệu nhà Thanh cho biết, Tôn Sĩ Nghị sinh năm 1720, mất năm 1796, xuất thân là nho sinh quê ở tỉnh Chiết Giang, có tài nhưng lận đận đường thi cử. Ông ta đi thi hai mươi năm liền không qua khỏi kỳ thi hương, mãi đến năm 1759, khi đã 40 tuổi, mới đỗ cử nhân. Đến năm 1761, ông ta đậu tiến sĩ, nhưng không có tiền lo lót nên không được bổ làm tri huyện như thông lệ.
May cho ông ta, mùa xuân năm 1762, vua Càn Long đi tuần du phương Nam, mở khoa thi đặc biệt để tuyển chọn nhân tài, họ Tôn ứng thí, đỗ đầu và được bổ nhiệm vào chức Trung thư Nội các khi đã 43 tuổi. Ông ta được thăng dần lên Lang trung bộ Hộ, Đại lý tự thiếu khanh, Đốc học Quý Châu (1770-1774), Bố chính Quảng Tây và Tuần phủ Vân Nam (1775).
Quan lộ của Tôn Sỹ Nghị dính trắc trở khi cấp trên của ông ta là Tổng đốc Vân Quý Lý Thị Nghiêu bị kết tội tham nhũng, Tôn cũng bị cách chức vì không tố cáo. Nhưng khi tra xét nhà riêng của ông ta, thấy không có tài sản gì nên vua Càn Long thương tình, chuyển Tôn về làm Hàn lâm viện biên tu để trông coi việc biên soạn bộ sách khổng lồ Tứ khố toàn thư.
Có tài liệu cho rằng, từ lúc này, ông ta bắt đầu ăn cánh với đại thần Hòa Thân nên được thăng tiến nhanh chóng một cách khó hiểu. Đầu tiên ông ta được điều làm Bố chính Sơn Đông (1782), rồi chuyển về làm Tuần phủ Quảng Tây (1783), Tuần phủ Quảng Đông (1784).
Năm 1786, Tổng đốc Lưỡng Quảng là Phú Lặc Hồn bị tố cáo tham nhũng, triều đình giao cho Tôn Sĩ Nghị điều tra. Dù là cấp dưới, nhưng Tôn vẫn điều tra ngay thẳng, Phú Lặc Hồn bị mất chức, Tôn Sĩ Nghị được bổ nhiệm làm Tổng đốc Lưỡng Quảng.
Sau khi cầm quân sang nước ta và bị quân của vua Quang Trung đánh bại mùa xuân năm 1789, Tôn Sĩ Nghị bị cách chức Tổng đốc, tước bỏ tước vị Nhất đẳng Mưu dũng công. Nhưng ông ta lại được điều về kinh thành giữ chức... Binh bộ Thượng thư, sung làm Quân cơ đại thần, rồi đến cuối năm đó được bổ về làm Tổng đốc Tứ Xuyên, rồi Lưỡng Giang (Giang Nam và Giang Tây) Tổng đốc.
Năm 1792, ông ta lại được thăng lên Văn Uyên các Đại học sĩ, kiêm Lễ bộ Thượng thư.
Năm 1796, Tôn Sĩ Nghị được cử cầm quân đi đánh loạn Bạch Liên giáo ở Tứ Xuyên và chết trên đường hành quân, nên được truy tặng tước công. Tôn Sĩ Nghị không có con, nên vua Thanh cho người cháu là Tôn Quân được thế tập tước bá.
Theo tổng kết trong Việt Thanh chiến dịch, sử nhà Thanh thống kê chi tiết rằng trong trận chiến mùa xuân năm 1789, tổng số quân Thanh tử trận là 11.780 người, trong đó có 186 võ quan các cấp.

Thất bại nhục nhã của 3 tướngTrung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam

Minh Nguyệt |

Thất bại nhục nhã của 3 tướngTrung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam

(Soha.vn) - Đã có không ít những viên tướng nổi danh của Trung Quốc trong lịch sử phải nếm trái đắng khi đến Việt Nam

Trong lịch sử các triều đại kéo dài hàng nghìn năm của Trung Quốc, đã có rất nhiều vị danh tướng được vua giao thống lĩnh hàng vạn quân sang chiếm đóng Đại Việt. Và không ít người trong số họ đã phải chịu sự nhục nhã ê chề của kẻ bại trận khi nặng thì mất mạng, nhẹ thì trở về đất nước trong tình trạng thê thảm chưa từng có.
Lưu Hoằng Tháo – bỏ mạng vì khinh địch
Nhắc tới những bại tướng nổi tiếng trên lãnh thổ Việt Nam chúng ta không thể bỏ quả Lưu Hoằng Tháo, người con trai thứ 9 của vua Hán Lưu Nghiễm đã thống lĩnh 2 vạn thủy quân trong trận chiến Bạch Đằng vào năm 938. Vốn là một người còn trẻ tuổi và non kinh nghiệm trận mạc, Lưu Hoằng Tháo được cha mình cử đi vì tin rằng phía Giao Chỉ không còn tướng tài sau khi Dương Đình Nghệ đã bị Kiều Công Tiễn ám hại.
Thất bại nhục nhã của 3 tướng tàu trên lãnh thổ Việt Nam
Tuy nhiên, cả vua Hán lẫn Hoằng Tháo đều không nhận ra rằng quân đội của mình đã gặp phải quá nhiều điều bất lợi trong cuộc chiến này. Đó là việc không còn nội ứng bên trong của Kiều Công Tiễn, đó là việc Hoằng Tháo còn quá non kinh nghiệm trận mạc và không có hiểu biết gì về địa thế sông nước ở Việt Nam. Cho rằng quân của Ngô Quyền lực cô thế móng, quân Nam Hán đã dễ dàng bị dụ vào trận địa cọc chôn dưới sống Bạch Đằng để rồi bỏ mạng vĩnh viễn nơi đây.
Thoát Hoan – chui vào rọ tre mới chạy thoát
Vào đầu năm Ất Dậu 1285, Hốt Tất Liệt đã cho con trai mình là Thoát Hoan thống lĩnh 50 vạn quân xâm lược Đại Việt. Đạo quân Mông Cổ với số lượng cực kì đông đảo, chưa biết nếm mùi thất bại tự tin rằng sẽ có thể dễ dàng đánh bại triều đình nhà Trần trong thời gian ngắn để rồi sử dụng lãnh thổ Việt Nam làm bàn đạp thốn tính nốt Ung Châu của Trung Quốc.
Thất bại nhục nhã của 3 tướng tàu trên lãnh thổ Việt Nam
Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo cực kì tài tình và khôn khéo của vua nhà Trần, quân đội và nhân dân Đại Việt chỉ huy bởi Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo đã dần chiếm lại thế chủ động trên chiến trường và tiêu diệt hàng chục vạn quân lính Mông Cổ. Trên đường tháo chạy của mình thì Thoát Hoan đã phải chui trong rọ tre ngoài bọc đồng lá để tránh tên đạn và chấp nhận bị quân lính kéo lê trên dọc đường.
Tôn Sĩ Nghị - tháo chạy trong ống đồng
Mượn cớ Lê Chiêu Thống cầu cứu mình, vua Càn Long đã sai Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn đại quân tiến vào Đại Việt. Sau khi vượt qua kháng cự, quân Thanh tiến vào chiếm đóng thành Thăng Long từ trước tết Kỷ Dậu 1789 và chờ cho tới ngày 6 tháng giêng để tiến đánh vào Nam.
Thất bại nhục nhã của 3 tướng tàu trên lãnh thổ Việt Nam
Mặc dù vậy, cuộc hành quân thần tốc của vua Quang Trung lại hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của vị tướng nhà Thanh. Quân đội của ông đã bất ngờ tiêu diệt hai đồn quân tiền tiêu Đống Đa và Ngọc Hồi để rồi tiến đánh vào Thăng Long trước sự ngỡ ngàng của các binh lính nhà Thanh. Tôn Sĩ Nghị cũng chẳng còn nghĩ đến chút thể diện nào của một vị nguyên soái khi chui vào ống đồng cho quân sĩ dẫn sang bên kia sông Hồng để tháo chạy về nước.
theo Trí Thức Trẻ

14 lần đại bại của giặc Trung Quốc trên đất Việt

04 Tháng Bảy 20186:43 SA(Xem: 288)
lophoc513 lần đại bại của giặc Trung Quốc trên đất Việt

Lịch sử nước Việt Nam là lịch sử chống giặc ngoại xâm. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của giặc Tàu đã là những trang sử vàng kết tinh thành truyền thống yêu nước chống ngoại xâm ngàn đời của dân tộc. Giặc phương Bắc  đã nhiều lần xâm lược phương Nam, trong đó có 13 lần xua đại quân hùng hổ đánh phương Nam, hòng nuốt chửng nước ta, nhưng trong tất cả 13 lần đó,quân bành trướng Trung Quốc đều đại bại !

 Lần thứ 1 : Thời vua Hùng vương thứ 6 : Phù Đổng Thiên Vương thắng giặc Ân.

Lần thứ 2 : Đại thắng giặc Trung Hoa Tần- An Dương Vương.

Năm 214 TCN, Tần Thủy Hoàng, vị vua đầu tiên của Trung Hoa, sai tướng Đồ Thư kéo 50 vạn quân xâm lăng vùng đất Việt Lạc. Nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Quảng Tây, Quảng Đông. Đây là đoàn quân tinh nhuệ vừa giúp Tần Thủy Hoàng đánh chiếm sáu nước và thành lập nước Trung Hoa. Nhưng mấy năm sau, Đồ Thư đã bị quân Việt đánh bại, quân giặc chết quá nửa, Đồ Thư bị giết.
Nỏ thần trong truyền thuyết

Lần thứ 3 : Năm 181 TCN, đại thắng giặc Trung Hoa Tây Hán.
Năm 181 TCN, triều Hán sai Long Lân hầu Chu Táo kéo quân sang xâm phạm Lĩnh Nam, đánh Nam Việt. Theo sách vở Trung Hoa, quân Hán không chịu được thủy thổ phương Nam, nhiều người phải bịnh tật, bởi vậy phải thua chạy về bắc. Sau đó, triều Hán xét việc Nam chinh không lợi, nên không đánh nữa.

Lần thứ 4 : Năm 40 DL –  Đại thắng giặc Trung Hoa Đông Hán và tái chiếm toàn thể đất Việt Lạc – Trưng Nữ Vương.
(DL: dương lịch)

Năm 30 DL, Hán Quang Vũ áp đặt chế độ trực trị trên vùng đất Việt Lạc. Do đó, toàn dân Việt vùng lên kháng chiến, và bầu Đức Trưng Trắc là Thủ Lãnh. Sau 10 năm, Dân ta đã đánh đuổi toàn bộ quân Tàu ra khỏi vùng đất Việt Lạc, chiếm lại 65 thành.

Thời gian qua, sách sử Trung Hoa đã giảm thiểu vùng đất và sức mạnh của dân Việt thời đó. Ngày nay, đã có đủ chứng cứ xác định vị trí, tình hình và vùng đất bao la của việc quân dân Việt đánh chiếm lại 65 thành, và đánh bại đại quân hùng hậu của hoàng đế Quang Vũ nhà Hán.

Thời đó, vùng đất Việt Lạc nay là Hồ Nam, Quý Châu, Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam, và một phần Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Giang Tây, Phúc Kiến của Trung Hoa, xuống tới Hải Vân… Và Hán Quang Vũ đã phải vận dụng toàn thể binh lực của ‘thiên triều’.
Đức Trưng Nữ Vương đáng được tôn hiệu ĐAI ĐẾ ĐỒNG ĐÌNH LĨNH NAM

Lần thứ  5 : Năm 541 , đại thắng Trung Hoa- nhà Lương, vua Lý Nam đế.
Cuối năm 540, quân Lương lại tiến sang, Lý Bí chủ động mang quân ra bán đảo Hợp Phố đón đánh khiến quân xâm lược thảm bại, 10 phần chết đến 6-7 phần. Sau chiến thắng này, Lý Bí kiểm soát thêm quận Hợp Phố (thuộc Quảng Đông, Trung Quốc ngày nay)

Năm 541 Lý Nam Đế đánh đuổi nhà Lương, giành độc lập. Xưng là Nam Việt Đế, niên hiệu Thiên Đức, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Lập ra nhà Tiền Lý. Đây là lần đầu tiên sách sử Trung Hoa ghi lại quốc hiệu và niên hiệu của dân ta. Nhà Tiền Lý kéo dài 61 năm, từ 541 tới 602 dl.

Lần thứ 6 : Năm 938, đại thắng giặc Trung Hoa Nam Hán – Ngô Quyền.

Từ năm 906 , Khúc Thừa Dụ đã giành quyền tự trị khỏi tay người Trung Hoa. Truyền được 3 đời.  Năm 938, vua Trung Hoa Nam Hán sai thái tử là Hoằng Thao kéo quân xâm lấn. Với trận cọc gỗ lim bọc sắt trên sông Bạch Đằng, đức Ngô Quyền đã đại thắng quân Hán, giết chết thái tử Hoằng Thao.

Lần thứ 7: Năm 981, đại thắng giặc Tống, vua  Lê Đại Hành.
Năm 981, vua Tống sai tướng Hầu nhân Bảo kéo quân xâm lấn, theo hai đường bộ và thủy. Vì vua nước ta là Đinh Tuệ mới 8 tuổi, nên quân sĩ tôn tướng Lê Hoàn lên ngôi, tức là Đức Lê Đại Hành. Với một trận Chi Lăng, quân ta phá tan đoàn quân Tàu, giết Hầu nhân Bảo. Đoàn quân giặc theo đường biển vội vàng rút lui.

Lần thứ  8 : Năm 1076, đại thắng giặc Tống lần 2, vua Lý Nhân Tông – Danh tướng Lý Thường Kiệt.
Năm 1076, vua Tống sai Quách Quì và Triệu Tiết kéo hơn 30 vạn quân sang xâm lấn nước ta.

Lý Thường Kiêt đánh Tống bên kia biên giới. Tranh minh họaLý Thường Kiêt đánh Tống bên kia biên giới. Tranh minh họa

Nhưng chúng bị đánh tan ở sông Như Nguyệt. Quân Tống kéo tới hơn 30 vạn, chỉ còn gần 3 vạn trở về !

LẦN THỨ 9 : Năm 1258, đại thắng giặc Nguyên – Mông lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông

Năm 1257, từ Vân Nam, tướng Ngột Lương Hợp Thai  đem 3 vạn quân Mông Cổ và hơn 1 vạn quân Đại Lý tấn công Đại Việt, chiếm Thăng Long, đốt phá và giết dân trong thành.

Vua Trần thái Tông lo sợ, hỏi ý kiến thái sư Trần Thủ Độ. Trần thủ Độ khẳng khái : “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin Bệ Hạ đừng lo !”.

LẦN THỨ 10 : Năm 1284, đại thắng giặc Nguyên – Mông lần thứ 2, vua Trần Nhân Tông – Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Tranh truyền thân Hưng Đạo VươngTranh truyền thân Hưng Đạo Vương

Lần thứ 11: Năm 1287, đại thắng giặc Nguyên – Mông lần thứ 3: vua Trần Nhân Tông – Danh tướng Hưng Đạo Đại Vương.

Năm 1284, Hốt Tất Liệt sai con trai là thái tử Thoát Hoan cùng với các danh tướng Toa Đô, Ô Mã Nhi, kéo 50 vạn quân xâm lăng Đại Việt. Quân Nguyên còn có thủy binh từ Chiêm Thành đánh lên. Khi đó, toàn thể quân Đại Việt chỉ có 20 vạn.
– Hịch tướng sĩ do Trần Hưng Đạo viết cuối TK XIII, tố cáo tội ác của quân thù và khích lệ lòng căm thù giặc sâu sắc…
– Binh sĩ lấy mực xăm vào tay hai chữ : “Sát Thát” (nghĩa giết quân Nguiyên- Mông ), và hết lòng chiến đấu chống giặc.
– Vua Trần Nhân Tông triệu tập các bô lão trong dân tại điện Diên Hồng để hỏi ý kiến. Toàn thể đồng thanh xin đánh!
– Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn với câu nói nổi tiếng : Nếu Bệ Hạ muốn hàng, xin chém đầu tôi trước đã !”
– Trần Bình Trọng: “Ta thà làm quỷ Nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc !”

Tháng 5 năm 1285, tướng Trần Nhật Duật phá quân Toa Đô ở cửa Hàm Tử.
Tướng Trần Quang Khải đưa quân đi thuyền từ Thanh Hóa ra đánh, chiếm lại Thăng Long.
Hưng Đạo Vương đem quân đánh ở Tây Kết, giết Toa Đô, bắt được 3 vạn quân Nguyên và vô số chiến thuyền, khí giới.
Hưng Đạo Vương lại sai phục kích chặn mọi đường quân Nguyên
Với trận Bạch Đằng, quân ta tiêu diệt hoàn toàn thủy quân của giặc Nguyên. Nghe tin thủy quân tan vỡ, Thoát Hoan kéo chạy về qua vùng Bắc Giang và Lạng Sơn, và cũng bị quân Đại Việt chặn đánh tan tành.

Lần thứ 12 :

    Năm 1428, đại thắng giặc Trung Hoa Minh, vua Lê Thái Tổ( Lê Lợi).
    Năm 1406, giặc Minh kéo quân xâm lấn nước ta. Nhà Hồ thua.
    Năm 1418,  Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, Thanh Hóa, tự xưng là Bình Định Vương, gửi hịch kể tội giặc Minh và nêu rõ mục đích đánh đuổi quân giặc cướp nước.
    Năm 1426, sau 8 năm gian khổ, với nhiều lần nguy cấp, Bình Định Vương thắng trận Tụy Động, và bao vây thành Đông Quan, Thăng Long.
    Cuối năm 1427, cuộc kháng chiến thắng lợi, chấm dứt thời kỳ đô hộ của giặc Minh.

Lần thứ 13:  Đại thắng giặc Trung Hoa Mãn Thanh, vua Quang Trung.

Năm 1789 (Kỷ Dậu) :Vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh và nổi tiếng với câu nói hào sảng muôn đời bất hủ :

“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng.
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn 
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.

Nghĩa là:

“Đánh cho nó một cái bánh xe cũng không còn để quay về.
Đánh cho nó một manh giáp cũng không còn lành lặn.
Đánh để cho chúng biết nước Nam anh hùng là có chủ”.
Trong mấy ngàn năm lịch sử, dân tộc chúng ta đã 13 lần chiến thắng quân xâm lược phương Bắc. Cha ông chúng ta thắng giặc không phải vì quân nhiều, vũ khí tốt, đồng minh đông hay mạnh mà nhờ ở tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, quyết giữ vững giang sơn, thà chết chứ không hàng giặc. Tình thần quyết chiến và quyết thắng ấy chính là chiếc Nỏ Thần đánh tan quân xâm lược, dù nước chúng to mạnh hơn, quân chúng đông hơn, tàn bạo hơn. Dân tộc ta chiến thắng vì có những lãnh đạo biết lắng nghe ý dân (thời xa xưa ấy, vua nước Việt đã biết hỏi ý dân: Nên hòa hay nên chiến). Dân tộc ta chiến thắng vì có những đại tướng như Hưng Đạo Vương hết lòng vì nước, quyết tâm bảo vệ non sông qua câu nói ghi vào sử sách “Bệ hạ muốn hàng, xin chém đầu thần trước đã”. Dân tộc chúng ta chiến thắng vì có những con dân sẳn sàng hy sinh tất cả để “Quyết Chiến”. 
Lần thứ 14: 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét