Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Yêu là gì?

  
Đắp Mộ Cuộc Tình phiên bản Bá Đạo không dành cho người đang thất tình

Thiếu nữ Sài Gòn sinh năm 2001: Vòng 1 lớn giúp tôn dáng và khiến mình trông nữ tính hơn - Ảnh 5.

YÊU 

 Ngồi buồn thử định nghĩa tình yêu
Trời yên, biển lặng chợt sóng gào.
Khi yêu, ngày tháng dồn nhịp thở
Lúc không, buồm chán, nản mọi điều!

 Ngồi buồn thử định nghĩa tình yêu
Tim đang lành lặn, túa máu đào.
Giữa chiều hiu quạnh, diều no gió.
Sáng nắng mai, phủ sũng mưa ngâu!

Đố ai định nghĩa được tình yêu?
Cay đắng mà sao cũng ngọt ngào.
Chưa nguôi cuộc trước niềm ân hận
Đã lại lâm vào cuộc mê sau!

Đố ai định nghĩa được tình yêu?
Bâng khuâng nghe chuông đổ tím chiều.
Lai láng như mưa nguồn gió bể.
Lá vàng lã chã bạc trời thu!      
                                                               Trần Hạnh Thu   

Thiếu nữ Sài Gòn sinh năm 2001: Vòng 1 lớn giúp tôn dáng và khiến mình trông nữ tính hơn - Ảnh 4.
 
Gọi đò Dương Ngọc Thái
  
Trách Ai Vô Tình - Giáng Tiên

Những mối tình dang dở

Dân trí Người ta nói “Đàn ông thường nhớ về những người phụ nữ làm anh ta hạnh phúc, còn phụ nữ lại chỉ nhớ nhiều về người đã làm họ khổ đau”. Tôi không biết điều này có đúng không, nhưng tôi vẫn nghĩ rằng, những cuộc tình đẹp xinh và lãng mạn thường là những cuộc tình không có kết.

Tôi có cô bạn, ngày xưa hai đứa hay mang sách vở ôn chung đại học. Những lúc ngoài lề hay nói chuyện lan man, bạn nói sau này bạn muốn có một tình yêu lãng mạn kiểu "Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng. Ngồi bên nhau, gọi tên nhau và rồi yêu nhau". Và rồi bạn cũng có một tình yêu “sét đánh” kiểu như thế, nhưng hình như không được bao lâu. Sau này tôi và bạn học hai trường khác nhau, mọi ưu tư ít cùng chia sẻ. Bạn yêu một bạn cùng lớp, tốt nghiệp xong cùng lên miền núi dạy học, rồi kết hôn. Hôm cưới bạn trời mưa như trút, con đường vào nhà chồng bạn nhầy nhụa bùn đất dù nhà chú rể đã cố tình rải cát và gạch trên lối đi cho đỡ bẩn. Cảnh tượng này có lẽ chưa hề xuất hiện trong giấc mơ của bạn. Bạn giờ vẫn là cô giáo, còn chồng bạn đã bỏ nghề vì gánh nặng mưu sinh. Có lần gặp lại bạn, hỏi bạn có còn nhớ về chàng hoãng tử lãng du đã đi qua đời bạn? Bạn cười nhéo mạnh vào tai tôi nói “Cái gì qua cũng qua rồi. Nhớ để làm gì đâu. Thực tại mới là điều mình quan tâm nhất”.
Ngày tôi mới về nhà chồng, một chiều thấy mẹ nhặt cỏ vườn ngô thì cũng ra vườn ngồi nhặt cùng mẹ. Vui miệng, mẹ kể chuyện về mối tình đầu của chồng tôi. Hồi đó chàng mới 17 tuổi, cô nàng kém một tuổi, cực kì xinh đẹp, chỉ có điều cô ấy là người theo đạo. Tuổi ấy tình yêu còn trong sáng lắm. Những bức thư đi qua đi về đầy một hòm gỗ. Rồi bố chàng phát hiện, điên tiết lên vì anh con cả mới tí tuổi đầu đã bày trò yêu đương. Ông ra tối hậu thư “ hoặc là nghỉ học mà yêu đương, hoặc là đốt hết những bức thư tình ngây dại kia, chọn cái nào thì chọn”. Mẹ tôi bảo, nhìn cái cảnh anh chàng ôm một chồng thư ra đốt, nhìn cũng thương thương.
Ngày chàng bước chân vào Đại học thì nàng cũng cất bước lên xe hoa. Bức thư từ biệt nàng gửi người yêu toàn những lời trách móc và oán hận, rằng sự chia tay đột ngột của chàng đã gây cho cô ấy sự tổn thương. Đó là lần đầu tiên tôi biết về tình sử của chồng. Anh không kể, hình như hồi yêu nhau có nhắc đến vài câu đủ để tôi biết với anh tôi không phải là mối tình đầu. Vậy nên tôi không biết nhiều nhưng tôi chắc chắn cuộc tình ấy đã kết thúc trong niềm xót xa và nuối tiếc của một trái tim lần đầu tiên trong đời rung động. Chồng tôi nói kể từ ngày anh đem những bức thư tình đốt đi, anh và người đó chưa một lần gặp lại, kí ức trong anh về cô ấy giờ chỉ là khuôn mặt bé xinh của cô bé 16 tuổi, mà thời gian đã bao năm qua đi, chắc người đã đổi thay nhiều lắm.
Đằng sau một cuộc tình tan vỡ thường là câu hỏi “vì sao lại chia tay?”. Câu trả lời có thực sự cần thiết không, khi mà không thể đến cùng nhau thì lý do nào cũng khiến lòng ta đau đớn. Có người sẽ khóc thật nhiều. Có người sẽ trở nên bất cần cáu bẳn. Có người sầu thương bi lụy,cũng có người sẽ tỏ ra thản nhiên. Có người trở nên mạnh mẽ hơn, cũng có người thập phần yếu đuối. Điều đó chẳng chứng tỏ được là họ yêu nhiều hay ít, đau nhiều hay ít. Thực ra khi đối diện với nỗi đau chia ly không có ai thật sự mạnh mẽ, chỉ là họ giỏi che giấu đi nỗi đau trong tim mình mà thôi
Người cũ- đối với một số người là những kỉ niệm đớn đau, với một số người lại là niềm luyến thương nhớ tiếc. Chẳng cần biết lí do vì sao mà người đó đã không thể cùng ta đi hết đoạn đường yêu. Nhưng dù sao đó cũng là người đã cùng ta đi chung một đoạn đường tuổi trẻ. Quên đi một người đã in sâu đến từng hơi thở, thật khó. Nhưng rồi chắc chắn sau những lẻ loi cô quạnh ta sẽ lại tìm thấy một người bạn đồng hành khác, cùng nắm tay nhau đi qua những tháng năm đầy cỏ hoa và gai góc. Cùng cười cùng khóc với những dâu bể cuộc đời. Cùng nhau chia sớt những buồn vui, san sẻ những gánh nặng cuộc đời mang đến.
Phải có duyên lắm, nên giữa triệu triệu người, ta mới có thể gặp nhau để cùng nhau đi chung một đoạn đường ngắn ngủi. Nhớ thương người cũ chỉ làm tổn thương người bạn đời, nuối tiếc quá khứ chỉ tạo thêm rào cản cho những mối quan hệ mới trong tương lai. Tháng năm tưởng rộng dài mà thực ra chật hẹp, có một lúc nào đó vô tình trên đường đời chợt gặp nhau, mỉm cười với nhau, khẽ gật đầu chào một cái là xong, hà cớ gì phải tỏ ra lạnh lùng, tiếc thương, căm hận. Bởi biết đâu đấy “nếu chúng mình có thành đôi lứa, chắc gì ta đã thoát đời khổ đau”.
Lê Giang
 
Hoa Nở Về Đêm - Thiên Trang

những chuyện tình dang dở 25 (truyền thuyết hoa hướng dương)

Tác giả: Diệp Ly
NHỮNG CHUYỆN TÌNH DANG DỞ
****************
25
TRUYỀN THUYẾT HOA HƯỚNG DƯƠNG
*******
Hoa hướng dương một tình yêu vĩnh cửu
Trải bao mùa mưa đổ lá vàng rơi
Vẫn dõi theo rạng rỡ ánh mặt trời
Mãi chờ đợi người về trong nỗi nhớ.

Dẫu yêu thương đường trần còn dang dở
Một niềm tin muôn thuở chẳng mờ phai
Lời hẹn thề có theo gió mây bay
Lòng son sắc ngàn ngày còn lưu dấu.
***
Trời đêm nay mịt mờ sương giăng phủ
Em một mình trốn ngủ nhớ người xa
Kể anh nghe huyền thoại một loài hoa
Niềm thương xót vỡ òa trong nuối tiếc.
***
Có hai người với tình yêu tha thiết
Câu đá vàng thề ước đã gửi trao
Họ thường cùng dõi mắt phía trời cao
Nơi xa kia một màu xanh ngan ngát.

Niềm yêu thương dâng đầy trong ánh mắt
Nàng thì thầm ghé sát mặt chàng trai
"Có bao giờ tình ta sẽ tàn phai
Lòng chung thủy lạc loài theo ngày tháng? ".

Chàng đưa mắt theo mây trời phiêu lãng
Vỗ về nàng "Nếu mây chẳng còn xanh
Ánh mặt trời lịm tắt giữa mong manh
Đôi ta mới đoạn đành câu ly biệt.

Đời tan hợp vô thường ai rõ biết
Chữ ân tình lỡ bước chốn cô liêu
Một ngày kia sương đêm phủ hắt hiu
Chàng nói với người yêu lời từ tạ.

Nàng than khóc trong niềm đau vật vã
Hỏi vì sao mộng đã vội tàn nhanh
Chàng bảo rằng khung trời chẳng còn xanh
Và vầng dương mong manh giờ xa vắng.

Nhìn người đi trong đắng cay thầm lặng
Khi trời đêm bàng bạc xám màu mây
Nước mắt rơi ướt đẫm cả đôi tay
Tim xót xa phủ đầy màu bóng tối.

Biển tình sâu dẫu ba chìm bảy nổi
Vẫn chặt lòng chờ đợi buổi trùng hoan
Nàng ngước tìm mòn mỏi thảm nắng vàng
Khung trời cũ mênh mang miền kỷ niệm.

Nàng đợi mong ánh mặt trời xuất hiện
Trọn lòng tin ước nguyện mãi còn đây
Khi vầng trăng chìm khuất tận đằng tây
Chàng trở lại khi ngày vừa mới chớm.

Có ai hay trong bình minh nắng sớm
Sương còn vương cánh bướm giữa vườn hoa
Đôi mắt nhung ánh sáng đã nhạt nhòa
Khắp chung quanh giờ là màu đen tối.

Không nhìn được nắng vàng soi muôn lối
Áng mây xanh vời vợi mịt mù xa
Vẫn ngước về khung trời cũ bao la
Chút niềm tin bây giờ là lẽ sống.

Nàng chết đi lòng vẫn tràn hy vọng
Tấm chân tình lay động cả ngàn sau
Hồn hóa thành loài hoa mãi vươn cao
Vàng rực rỡ tươi màu trong ánh nắng.

Giữa bão giông tháng năm dài vô tận
Vẫn hướng về ánh sáng của vầng dương
Để đợi chờ bóng dáng một người thương
Về tìm lại con đường tình năm cũ.

Yêu thương ơi có bao giờ là đủ
Khi niềm tin héo rũ đáy mộ sâu
Chuyện người xưa nhắn nhủ đến người sau
Niềm thương cảm dâng trào trong luyến tiếc.

Có không anh một tình yêu tha thiết
Mãi trường tồn bất diệt với thời gian?😯

DL 2/10/2017

Rơi nước mắt trước những mối tình dang dở thời chiến

Thứ năm, 27/07/2017 - 08:36
Khán giả không khỏi nghẹn ngào xúc động trước chuyện tình của nữ y tá ở cái tuổi thất thập cổ lai hy, người phụ nữ bao nhiêu năm vẫn sống lẻ bóng chỉ bằng sức mạnh từ vỏn vẹn 4 bức thư của người đã mất. Hay người thương binh, cả cuộc đời chỉ có thể tưởng tượng ra gương mặt người vợ hiền…

                  Cuộc đời thương binh Phạm Hữu Chung đầy hi vọng khi có cái nắm tay của người bạn đời...

“Người phụ nữ 43 năm sống một mình với lá thư của người yêu…”
Mối tình dang dở trong chiến tranh của liệt sỹ Đỗ Ngọc Lâm (quê ở Hải Dương, đơn vị Đại đội 506B, tiểu đoàn 704 đặc công Quảng Ngãi, hi sinh ngày 17/10/1974 tại Mộ Đức, Quảng Ngãi, hiện vẫn chưa tìm thấy mộ) với cô y tá Đỗ Ngọc Cẩm (năm nay 70 tuổi, quê ở Tịnh Hiệp, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) khiến nhiều người xúc động, rơi nước mắt.
Trong thời gian chiến đấu tại Quảng Ngãi, liệt sỹ Đỗ Ngọc Lâm đã gặp và yêu cô y tá Đặng Ngọc Cẩm, hai người quen nhau từ năm 1972 và đã hẹn ước sau khi thống nhất sẽ làm lễ cưới. Nhưng chiến tranh không phải trò đùa, người yêu của cô đã mãi mãi không bao giờ trở lại. Tất cả những gì cô giữ lại được là 4 bức thư chú gửi cho cô trong quá trình đi chiến đấu.
Cô y tá trẻ trung ngày nào giờ đã ở tuổi thất thập, 43 năm qua bà vẫn sống một mình chỉ bằng sức mạnh từ vỏn vẹn 4 bức thư của người đã mất. Những bức thư với dòng chữ quen thuộc bà Cẩm đang lưu giữ, màu mực đã nhoè theo thời gian…

Bà Cẩm đã nhờ người thân mang theo lá thư của người yêu ra Bắc với hi vọng có thể tìm được gia đình cho anh. Lần theo lá thư thời chiến, những người thực hiện cầu truyền hình trực tiếp tối ngày 26/7, “Dáng đứng Việt Nam” nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ đã tìm về Quảng Ngãi, được nghe kể về mối tình dang dở, đầy xúc động.
“Chú Lâm đi bộ đội, chú ở nhà tôi. Chú rất điềm tính, rất giỏi về thơ. Viết thư cứ một đoạn là có thơ. Chính vì những lời thơ hay rồi mới thương nhau. Tình cảm lớn lắm”, bà Cẩm chia sẻ. Bà cũng bùi ngùi: “Hy vọng của anh ấy là trở về. Anh còn viết trong thư là: “Anh về sống lại ái ân/ Chim reo trên tổ, gà mừng dưới sân”. Nhưng mà anh không về. Anh nói vậy, mà anh không về…”. Người ra đi, lời hứa hẹn cùng nhau xây tổ ấm, hẹn nhau ra Bắc, anh cũng chưa thực hiện được…
Người yêu không còn, nhưng bà Cẩm vẫn đau đáu nguyện vọng gặp gia đình người yêu, muốn tìm lại người thân cho anh: “Rất là tội. Chiến đấu rồi hi sinh. Cái tên cũng mất, có còn gì nữa đâu”. Những thông tin về người yêu chỉ là tên Đỗ Ngọc Lâm, tên đơn vị và quê ở Hải Dương.
Nhờ chương trình, bà Cẩm đã tìm được gia đình cho liệt sĩ Đỗ Ngọc Lâm. Gia đình anh vẫn còn giữ những lá thư anh gửi về từ chiến trường miền Nam. Trong một số bức thư, liệt sĩ Đỗ Ngọc Lâm cũng kể chuyện về người yêu tại Quảng Ngãi của mình. Ký ức lại ùa về theo từng nét chữ đã nhòe theo năm tháng…
“Tôi nhớ mãi ngày hôm ấy, nhà tôi không khóc, chỉ ngồi đỡ đẫn. Mỗi lần thắp hương, tôi vẫn khấn, nếu anh linh thiêng anh báo về, chờ, chờ mãi…”, ông Đỗ Đình Truy, em trai của liệt sĩ Đỗ Ngọc Lâm xúc động nhớ lại. Ông Truy cho biết, bao năm qua gia đình ông không biết tin tức gì về hoàn cảnh chiến đấu, hi sinh của người thân, nhưng những nén hương vẫn được thắp trong ngôi mộ gió ở nghĩa trang liệt sĩ với mong muốn tâm linh sẽ giúp anh Lâm trở về…
“30 năm nay mong làm sao có một thông tin nào để biết được anh mình nằm ở đâu”, tìm được tới nghĩa trang, đứng trước ngôi một đánh số 1/7, em trai liệt sĩ Đỗ Ngọc Lâm vỡ oà nước mắt.
“Cả cuộc đời tôi chỉ tưởng tượng ra khuôn mặt vợ”
Những năm 70, người dân xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, không ai là không biết đến mối tình đẹp của cặp vợ chồng thương binh Phạm Hữu Chung và Trịnh Thị Sín.
Ông từng là lính trinh sát thuộc Sư đoàn 305, binh chủng Đặc công bị địch bắn mù hai mắt trong trận chiến đấu bảo vệ chiến An Giang. Năm 1973, ông trở vể làng khi đã là thương binh nặng hạng ¼, mất hơn 90% sức khỏe. Còn bà Sín khi ấy mới ngoài 20 tuổi, rất cảm kích trước sự hi sinh anh dũng cho tổ quốc của những người lính trở về sau chiến tranh. Bà quyết định tham gia phong trào Chị em phụ nữ tình nguyện lấy thương binh. Chưa một lần biết mặt, chưa gặp gỡ tìm hiểu ấy vậy mà họ nên duyên vợ chồng. Người phụ nữ có dáng hình nhỏ nhắn, mảnh mai Đặng Thị Hồng yêu mến và nguyện sẽ chăm sóc cho ông suốt cuộc đời.
Thương binh Phạm Hữu Chung chia sẻ, sống với nhau mấy chục năm nhưng ông chỉ có thể tưởng tượng ra khuôn mặt của vợ. “Lấy nhau được 43 năm, nhưng tôi chưa một lần được nhìn thấy mặt mũi vợ con. Tôi chỉ tưởng tượng rằng đẹp, da dẻ trắng trẻo, mắt vừa, nhìn rất tình cảm, mũi hơi cao, miệng cười cũng rất đẹp”, ông Chung dành những lời ngọt ngào cho người vợ hiền tần tảo.
Bà Sín cũng trải lòng: “Ông đi chiến đấu rất kiên cường, bị thương, về không nhìn thấy gì. Ông cũng mất tuổi xuân, không nhìn thấy vợ con”. Cuộc sống của vợ chồng thương binh nghèo cũng rất chật vật khi 5 đứa con lần lượt ra đời. Hai vợ chồng phải lấy củ khoai củ sắn thay cơm để nuôi các con ăn học…
Ông Chung hiểu nỗi lo toan vất vả chất trên vai người vợ tảo tần: “Tất cả lo toan thiếu thốn cũng là nhờ bà hết. Từ lấy củi rừng rồi 3 giờ sáng chở đi bán. Tôi đi chăn trâu, đi cầy bừa thì phải nhờ con biết đường dắt trâu…”
Với người thương binh già, giờ đây niềm hạnh phúc lớn lao nhất chính là gia đình. Ông bảo tất cả là nhờ vợ, không có bà chắc ông đã không sống được đến ngày hôm nay…
Theo Dantri.vn

Mối tình dang dở qua confession khiến dân mạng bật khóc


Nam sinh ĐH Bách khoa đã mất vì căn bệnh ung thư để lại một câu chuyện tình yêu không trọn vẹn khi hai người chưa hề gặp mặt.
Trong một chia sẻ có tên Lặng gửi qua fanpage confession ĐH Bách khoa, người em gái giấu tên đã viết về anh trai của mình. Anh cô mới mất vì ung thư. Chàng trai này đã thầm yêu người con gái có tên M.H – admin của trang confession dù chưa gặp mặt, không có số điện thoại, không Facebook.
  Ngay sau đó, người con gái có tên M.H hồi đáp lại với tựa đề Gấp – tìm người trong confession Lặng đầy xúc động.
Đoạn chia sẻ đối đáp của hai người nhận được hơn 6000 lượt like (thích) và hàng trăm lượt bình luận: “Confession đầu tiên khiến mình rơi nước mắt”, “Không thể cầm nổi nước mắt”, “Có lẽ mạng xã hội là ảo nhưng cảm xúc là thật. Nghẹn”...
Quản lý của trang confession của ĐH Bách khoa kể lại: “Vào đầu tháng 6, chia sẻ đầu tiên của bạn nam được đăng tải. Sau đó bạn gửi nhiều bộ phim, bài hát không phải để đăng mà chỉ nhằm cho admin M.H đọc. Hai người cùng có tình cảm từ đó. Qua câu chuyện, mình thấy rất thương M.H. Mong bạn vượt qua được nỗi buồn".
Sau đây là trích đăng của người em gái chàng trai đã mất:
Lặng -  Gửi chị admin M.H
"Em không biết chị còn làm admin của trang này nữa không, cũng không biết kí hiệu tên của chị. Ngày trước anh trai em có nhắc đến chị mà em vô tâm quên mất rồi.
Chị! Anh ấy đi rồi. Anh ấy đúng là đồ không bình thường khi lúc nào cũng muốn cô đơn mà. Chẳng hiểu sao anh lại thích một cô gái không quen không biết như chị. Vào viện thăm anh, lúc nào cũng chỉ dặn em nhớ mang máy tính để đọc Bách khoa confession. Anh ấy nói vì nhớ trường, nhớ bạn bè, và thấy chị bình luận vui quá thế là anh ấy quý. Chị thấy anh ấy có dở hơi không?


Anh là người tình cảm lắm chị ạ. Chị phải thấy vui vì anh ấy thích thầm chị nhé, anh có răng khểnh đẹp trai rất duyên, lại còn cao ráo, biết đánh đàn nữa, đeo quả kính cận dễ thương cực ý. Em cũng nói với anh không gặp không biết người ta là ai, thì làm sao mà người ta thích anh. Rồi anh chỉ lườm, vừa cười vừa nói với em: "Thế mới đặc biệt".
Cứ ngày nào cũng thế, thói quen của anh là đọc Bách Khoa confession, cùng xem phim với em qua Youtube, hát, đánh đàn cho em nghe, thuốc và hóa trị.
Rồi một ngày em thấy anh ít nói. Anh không cười nữa. Anh bảo với em, anh làm chị buồn và giận. Chị không thích kiểu ấu trĩ khi anh cứ viết confession cho chị mà không nhắn tin, anh cũng không đủ can đảm để lại Facebook cho chị hay gặp chị vì thời gian của anh không còn nhiều. Việc anh bị bệnh anh không nói cho ai ngoài người trong gia đình, vì sau thời gian ra trường bạn bè mỗi người một việc, từ khi biết mình bị bệnh anh thay sim và lập một tài khoản khác.
Anh trai em cứ lặng lẽ như thế đấy, đúng là đồ vừa khùng vừa ngốc nghếch.
Anh làm chị khóc nữa đúng không? Thật là hết thuốc chữa. Anh có kể với em là chị có đăng tìm anh qua confession và cũng là lần đầu tiên em thấy anh khóc, chỉ rưng rưng thôi nhưng đủ để em biết anh buồn và xúc động đến thế nào. Bệnh của FA chưa mối tình vắt vai mà chị, anh buồn cười lắm.
Kể cũng lạ, em không khoe đâu nhưng anh được nhiều chị xinh thích lắm, nhưng anh nói với em: “Anh mày phải yêu cùng trường cho nó hợp, trai kĩ thuật nghèo toàn bị chê, tủi thân tao”. Anh nói là nói thế thôi, chứ em biết có chị theo đuổi anh suốt 1 năm liền mà anh sợ chạy mất dép kìa.
Mẹ anh mất sớm từ khi anh lên 6, bố lấy mẹ em và sinh ra em. Mẹ em khó tính và chỉ quan tâm em thôi, nên anh phải tự lập từ nhỏ, thiếu thốn tình cảm. Bố lại là đàn ông nên không thể đong đầy tình cảm cho anh được. Kể cả thi Bách khoa cũng bị ngăn cản, vì bố muốn hướng anh theo học Ngoại thương. Vì anh quyết tâm thi bằng được mà từ ngày ấy bố lạnh nhạt với anh. Gia đình em tương đối khá giả nhưng bố chỉ cho anh tiền học phí, còn tiền ăn hàng tháng anh tự phải đi làm thêm kiếm tiền. Nếu anh theo học ngành mà bố hướng anh sẽ có tất cả và ngược lại.
Anh thương em lắm, chiều em như em gái ruột vậy. Lúc nào cũng thấy anh cười và tốt với tất cả. Vì anh quá tốt nên ông trời bắt anh đi phải không?
Đợt hóa trị cuối cùng, anh không còn đủ sức vượt qua nữa. Với em, anh luôn là chàng trai mạnh mẽ, can đảm nhất em từng gặp. Trên đầu anh trọc trơn, lúc nào cũng chỉ chỉ trêu em: “Thế này tính ra cả một năm tiết kiệm được ối tiền dầu gội đầu”.
Da mặt anh tái đi nhiều, người gầy xanh. Em thương anh vì những đau đớn trong khi tuổi đời anh còn quá trẻ. Anh còn biết bao ước mơ dự định trong đời. Anh còn chưa người yêu, chưa vợ, chưa con cái. Thương anh vì tất cả, chàng trai mạnh mẽ nhất trong đời em. Em sẽ theo gót chân anh, sẽ cố gắng học để vào Bách khoa, thực hiện tiếp ước mơ còn dang dở của anh trở thành kĩ sư giỏi.
Anh đi trong mùa đông lạnh và gió rét quá. Chị đừng quên anh nhé. Vì anh đáng được nhiều thứ tốt đẹp hơn trong đời. Từ hôm anh mất em mới lại vào Facebook của anh và viết confession cho chị. Rồi em sẽ lại khóa nó lại, giống như anh trai em, anh ấy cần được nghỉ ngơi và yên bình.
Nếu may mắn mà chị đọc được thì hay quá. Chúc chị học tốt và luôn vui vẻ nhé, cũng đừng quên có một thiên thần từng quý mến chị, em gọi anh như thế vì với em anh ấy luôn là thiên thần mà".
M.H hồi âm như sau:
"Gửi cô bé - em gái của anh!
Cảm ơn em đã cho chị biết tình cảm của anh dành cho chị nhiều như vậy. Chị còn nhớ lần đầu tiên đọc confession của anh có mấy dòng cuối dành cho chị, đó là vào cuối tháng 6. Rồi sau đó anh ấy hôm nào cũng gửi vào Bách khoa confession cho chị 1 bài hát hoặc 1 bộ phim hoạt hình.
Chị cũng muốn tìm anh ấy lắm nhưng không tìm được. Chị để lại cả số điện thoại trên confession cũng không tìm được. Vì đây là một trangchung nên chị không dám công khai nhiều quá chuyện riêng tư, nên đành quên.


Chị vẫn giữ lại các confession của anh trai em viết cho chị và coi như đó là một kỉ niệm đẹp của chị khi ở Bách khoa. Rồi dến một dòng chia sẻ của anh em nói bị bệnh, linh cảm cho chị biết hai người là một. Chị và admin có tên M.F lại một lần nữa tìm, và chắc anh biết nhưng do anh bị bệnh nên âm thầm chịu đựng một mình. Khoảng thời gian ấy chị khóc nhiều, thấy sợ và hoang mang vì nhiều lúc nghĩ chuyện của anh và chị như chuyện cổ tích.
Cô bé ạ, có thể em nghĩ viết lên đây chị đọc sẽ thoải mái hơn, nhưng từ sâu trong thâm tâm chị vẫn trách anh em vì đã bước chân vào cuộc đời chị, thì hãy để lại một kỉ niệm đẹp chứ không phải kỉ niệm buồn như bây giờ. Giá mà anh can đảm nhắn tin cho chị, anh và chị làm bạn. Dù là thời gian ngắn nhưng có lẽ anh không phải âm thầm chịu đựng một mình. Và giờ này anh đã đi xa thì chị cũng vẫn áy náy vì chị đã nợ tình cảm của một chàng trai Bách khoa như thế. Chị sao có thể an tâm khi biết một người mang trong mình chỉ một tên M.H mà mãi mãi ra đi được?
Em gái ạ, nếu em muốn giúp chị, xin em hãy liên lạc với chị đi. Dù chỉ là một lần cuối thì chị cũng muốn tới thắp cho anh một nén hương như một người anh cũng là một người bạn của chị. Như vậy chị sẽ thoải mái hơn và chị tin anh em sẽ mỉm cười ở một nơi xa nào đó. Chị mong em hiểu được tâm trạng của chị bây giờ. Chị chỉ tưởng tượng được qua nhưng dòng confession của anh em viết cho chị, một chàng trai Bách khoa đam mê kĩ thuật, lãng mạn, sống nội tâm, cao trên 1,7 m và bị cận nữa. Chị xin em hãy giúp chị với".
Confession tạm biệt của chàng trai đã mất
Trước đó, ngày 26/6, chàng trai này đã để lại confession: “Ước mơ cho bố mẹ, cho em gái, cho cả người ấy trong tương lai. 5 năm ở Bách khoa và từng nói với lòng tập trung học, có việc ổn định sẽ yêu, sẽ chăm lo cho bố mẹ và đứa em thật tốt.
Giờ ngồi trong căn phòng như địa ngục này, mỗi lần truyền hóa chất, tóc rụng hết rồi. Một thằng con trai mà phải bật khóc trong lúc này, thấy mình yếu kém quá. Cũng muốn có người đặc biệt trong lúc nãy để biết thế nào là tình yêu nhưng trễ quá rồi".
Quyên Quyên

Bốn lần yêu sâu đậm, bốn lần dở dang của nghệ sĩ Bạch Long

Bạch Long chia sẻ anh trong cuộc đời của anh có bốn mối tình sâu đậm và cũng để lại cho anh nhiều vết thương lòng nhất.
Năm 20 tuổi, anh có mối tình đầu đời khi quen một fan nữ. Lúc này, Bạch Long đi hát với vai quân sĩ đồng lương ít ỏi và ở với mẹ nuôi có đời sống không mấy khá giả. Cô gái thường xuyên qua nhà mẹ nuôi Bạch Long chăm sóc bà khiến nghệ sĩ cảm mến. Cả hai quen nhau bốn năm thì mẹ nuôi Bạch Long bệnh nặng, cô gái đập ống heo để dành làm đám cưới của họ để chữa bệnh cho mẹ nuôi. Đến ngày mẹ nuôi Bạch Long mất thì ba cô gái xuất hiện và hỏi Bạch Long: “Cậu lấy con tôi thì cậu lấy gì nuôi nó”. Bạch Long cảm thấy bản thân không đủ tự tin nên chia tay.
Năm 31, Bạch Long quen một cô thợ may ở đường Nguyễn Trãi TP HCM. Đây cũng là một fan nữ của nghệ sĩ. Cô ái mộ vai diễn Phạm Cự Trích của anh trong vở Bão Táp Nguyên Phong. Bạch Long ở một mình nên mỗi năm vào đêm giao thừa, anh thường đến nhà người yêu dọn dẹp, lau nhà, dọn dẹp bàn thờ, cúng kiếng rồi chở cô ấy đi chùa.
bon lan yeu sau dam bon lan do dang cua nghe si bach long

Nghệ sĩ Bạch Long cùng em trai - nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc

bon lan yeu sau dam bon lan do dang cua nghe si bach long
Bạch Long tâm sự cả hai rất quan tâm nhau thường tổ chức sinh nhật cùng nhau. Một lần khi học trò tổ chức sinh nhật cho anh ở một vũ trường và nghệ sĩ mời người yêu đi chung. Tuy nhiên, bạn gái của Bạch Long không thích chơi cùng nên đi ra ngoài. Bạch Long năn nỉ người yêu nhưng không chịu, cuối cùng anh để cô ra về. Tối khuya anh đến nhà cô để tìm nhưng không gặp. Ngày nào Bạch Long cũng gọi điện qua nhà người yêu nhưng không thấy hồi đáp. Bẵng một thời gian, cô thợ may gọi điện rủ Bạch Long đi đám cưới cháu cô.
“Khi tôi đến thì cô ấy giới thiệu người ngồi kế bên tôi là chồng sắp cưới. Gia đình cô ấy lên sân khấu giới thiệu tôi góp vui cho đám cưới. Khi tôi hát xong cô ấy lên sân khấu trao tôi một phong bì. Tôi đứng chết trân. Thì ra, cô ấy mời tôi giúp vui chứ không vì tình nghĩa cũ, tôi gắn micro và bỏ về luôn”, Bạch Long nói.
Bạch Long kể sau đám cưới của cháu gái cô thợ may thì một tuần sau anh nhận được thiệp mời đám cưới của cô thợ may. Người cũ còn gọi điện hỏi anh đã nhận được thiệp mời chưa. Tôi nói: “Sao em ác vây, ở đám cưới cháu em, em đã làm tôi đau. Em không tha còn tiếp tục xát thương vào trái tim tôi”.
Bạch Long tâm sự vì mối tình này mà mỗi lần vào dịp giao thừa sau khi chia tay anh đều khóc khi nhớ lại cô thợ may.
Mối tình thứ ba khiến Bạch Long khắc cốt ghi tâm chính là yêu người đẹp cao 1,7m. Lúc đầu, anh không biết cô gái này yêu anh nên mai mối cho anh đánh đàn trong đoàn hát và bị cô ấy mắng một trận. Cô gái này cũng yêu Bạch Long qua vai Phạm Cự Trích. Anh nói đùa “Vai Phạm Cự Trích khiến tôi đắc bồ lắm”.
bon lan yeu sau dam bon lan do dang cua nghe si bach long
bon lan yeu sau dam bon lan do dang cua nghe si bach long
Bạch Long nhớ lại, khi anh bị khan tiếng, có người đóng thế. Cô gái cao 1,7m mua tắc, đường phèn trưng cách thủy mang lại nhà cho anh uống khiến anh xao xuyến. Cô gái còn rủ nghệ sĩ đi Vũng Tàu chơi bằng xe gắn máy. “Lúc đó tôi không biết chạy xe, tôi nhờ anh Điền Thanh (anh rể bây giờ của tôi) dạy lái từ 11h khuya đến 5h sang hôm sau, rồi mượn xe chở cô ấy đi luôn".
Quen nhau được một thời gian thì Bạch Long phát hiện cô gái đã có chồng nhưng không được hạnh phúc và sống ly thân trong thời gian quen nghệ sĩ. Anh quyết định chia tay để tránh rắc rối cho đôi bên.
Mối tình thứ tư là mối tình với Bạch Long là “lãng nhách” nhưng vẫn ghi dấu trong tim anh. Trong ngày sinh nhật của người yêu, anh mua chiếc nhẫn hình con rắn để tặng vì cô gái tuổi Tỵ. Bạch Long dặn người yêu nếu đeo không vừa thì ra tiệm vàng đổi. Ai ngờ, cô gái đổi nhẫn xong lấy luôn anh chủ tiệm vàng. “Tôi hay đóng hụi mà người khác giật hụi”, Bạch Long nói đùa.
Bạch Long nói ở tuổi gần 60 anh không còn nghĩ đến chuyện lập gia đình nữa vì lỡ nặng duyên với nghệ thuật.




Giadinhvietnam

Chuyện về cái Tết buồn thảm nhất đời của 4 nghệ sĩ Việt

"Tết năm ấy, tôi không có tiền để mua được một ký thịt cho con mình đỡ tủi thân. Tôi đợi đến sát giờ dẹp chợ của ngày cuối cùng năm 2006 mới dám ra chợ...", nghệ sĩ Xuân Hương kể.
Xuân Hương: Cái Tết hụt hẫng, nghèo đói sau ly hôn MC Thanh Bạch
Cái Tết buồn nhất trong đời tôi không phải là những cái tết xa nhà, xa mẹ, xa quê hương mà là cái Tết đầu tiên sau ly hôn năm 2006-2007. Tâm trạng tôi hụt hẫng, tinh thần rơi vào trạng thái rơi tự do. Đó là một cái Tết của sự tận cùng: không tiền và không gia đình mặc dù tôi đang sống cùng con trai.
Ly hôn, con trai ở với tôi. Trước đó vài năm, tôi gần như lui về hậu trường để lo cho gia đình nên lúc đó tôi là người thất nghiệp.
Tết năm ấy, tôi không có tiền để mua được một ký thịt cho con mình đỡ tủi thân. Tôi không dám mua hoa quả vào những ngày trước Tết vì sợ đắt. Đợi đến sát giờ dẹp chợ của ngày cuối cùng năm 2006 tôi mới dám ra chợ.
Nghệ sĩ Xuân Hương
Tôi lựa mấy thứ cho vừa túi tiền của mình sau đó lấy thêm hai trái dưa lê. Trái cây lúc đó đã không còn ngon nữa. Tôi hỏi cô bán hàng "bao nhiêu tiền"? Cô bán hàng trả lời "hai trái này muốn hư rồi nên em tặng chị đó". Tôi ngậm ngùi im lặng cầm hai trái dưa về chưng để có một chút Tết trong nhà.
Đối với tôi, vật chất không có ý nghĩa gì khi mình phải chịu khổ đau. Tuy lúc ấy phải sống trong sự thiếu thốn và cùng cực nhưng đổi lại tôi được tự do và được sống cho chính mình.
Nghệ sĩ Bạch Long và cái Tết cô đơn
Cả đời tôi sống rày đây mai đó, hết ở trọ chỗ này lại mướn nhà chỗ khác. Tết nhất là dịp gia đình quây quần bên nhau còn tôi Tết nào cũng chỉ có một mình.
Hồi xưa, lúc tôi và bạn gái đang quen nhau, năm nào tôi cũng "mượn" nhà cô ấy để hưởng không khí Tết. Tôi chở cô ấy đi chợ mua sắm cuối năm, cùng cô ấy lau rửa nhà cửa, dọn dẹp đồ đạc, bàn thờ. Ăn cơm với gia đình rồi chờ cúng Giao thừa xong hai đứa chở nhau đi lễ chùa cầu an.
Khi cô ấy đi lấy chồng, tôi lủi thủi một mình. Thiệt lòng tôi sợ Tết. Cứ mỗi dịp Tết về, tôi lại nhớ bạn gái. Tôi cứ nghĩ năm nay ai chở cô ấy đi sắm Tết? Khi dọn dẹp nhà cửa cùng chồng con cô ấy có nhớ mình hay không?
Nghệ sĩ Bạch Long.
Ngày xưa mỗi lần Tết đến, tiếng pháo lại đì đùng. Cứ nghe tiếng pháo là tôi buồn. Những lúc ấy, tôi lấy xe chạy vòng vòng qua những nơi tôi và bạn gái hay đi. Tôi chạy xe ngang nhà cô ấy, chạy ngang qua những ngôi chùa chúng tôi thường đi lễ đêm Giao thừa.
Người Sài Gòn vào đêm Giao thừa hay có một mâm cỗ cúng ông Thiên. Tôi ở trọ nên không lập bàn thiên. Cứ đêm Giao thừa, người ta cúng xong đi vô nhà là tôi đứng trước bàn thiên đó để khấn nguyện cho mình và những người thân sức khỏe, vạn sự như ý, làm ăn phát tài.
Đêm Giao thừa năm nào của tôi cũng thế! (thở dài)
Đồng Lan không bao giờ quên cái Tết... vắng bố!
Tết 1999. Tôi nhớ như in cái mùi hoa huệ và những bông trắng nở rơi khắp bàn thờ, khói hương suốt ngày, môt màu sương trắng mờ trống rỗng.
Trời cứ mưa phùn, ẩm ướt, khắp nơi nhèm nhẹp. Hai chị em tôi lọ mọ bắc bếp luộc bánh, đánh lửa mãi không lên, cố bao nhiêu cách bếp vẫn tắt ngóm, ngồi ôm nhau khóc.
Mẹ đang dọn dẹp ngoài sân cũng khóc theo. Anh cả không về được, anh hai không thể về. Bố mãi mãi không thể về. Nhà 6 người đông ấm giờ có 3 mẹ con chia nhau cái Tết này. Có gì để chia nhau! Rồi lại cố động viên nhau đi qua nỗi đau mất bố!
Tôi từng ngàn lần ao ước đó chỉ là một giấc mơ, sáng mai thức dậy cô tiên xinh đẹp tốt bụng lại thu xếp đâu vào đấy hạnh phúc cho những đứa trẻ mơ mộng như tôi. Không, chẳng có cô tiên nào cả, tôi đã chờ bao nhiêu đêm rồi...
Tôi vẫn nhớ những tiếng ho đêm khuya, nhớ bát cơm rang bố làm cho tôi trước khi đi học, nhớ những hơi thở khó nhọc...
Mất bố, thế giới như đổ sụp xuống.
Tôi biết bố đã gắng gượng thế nào để cùng đi qua mấy cái Tết với mẹ con chúng tôi. Bố vẫn luôn vĩ đại, luôn là anh hùng trong tôi, như là một thứ sức mạnh phép thuật không một thế lực nào có thể đánh gục.
Bố sẽ cứ ở đó bảo vệ chở che cho tôi, rồi một ngày tôi nhận ra người anh hùng vĩ đại ấy cũng rời bỏ tôi mà đi.
Cuộc sống của tôi vốn vòng quanh cuộc sống của bố, từng cái kẹp tóc hỏng, cúc áo đứt, bút hết mực, những bài toán, bài văn khó. Đến những câu hỏi về những vì sao, lá cây, con kiến.... Bố luôn làm tôi thoả mãn bằng những câu trả lời uyên bác, ngọt ngào.
Giờ chỉ là những bông hoa trắng trước mặt, tôi cứ ngồi cạnh bàn thờ, cứ thì thào muốn gọi "bố ơi" mà các cơ ở cổ chẹn ứ lại. Muốn hát một bài hát mà tiếng méo mó không ra điệu vần.
Tôi ngồi viết thơ, những bài thơ sầu hận cuộc đời bất công, kẻ xấu cứ ở đó, người tốt bị đưa đi. Và tâm hồn tôi bắt đầu đổi thay từ đó.
"Xuân này xuân không có bóng cha/
Tiếng vắng đêm khuya lạnh tím nhà/
Thiên hạ sướng vui mừng năm mới/
Xuân ngồi, con khóc oa oa oa".
Quách Ngọc Tuyên: Anh Hữu Lộc cho tiền tôi về quê ăn Tết đầu tiên làm nghề
Trong trí nhớ của tôi, Tết là những kỷ niệm vui vẻ, ấm áp vì được quây quần bên gia đình và được lì xì. Ngay cả bây giờ, tôi vẫn nhận được lì xì của ba mẹ. Nhưng tôi cũng nhớ năm đầu tiên về diễn ở sân khấu Nụ Cười Mới, tôi đón một cái Tết hụt hẫng.
Năm đó tôi phải tập kịch tới 28, 29 mới được về nhà. Ở được 1, 2 ngày lại phải chạy lên Sài Gòn đi diễn. Cảm giác lúc đó buồn hiu, thèm được quây quần ăn bữa cơm với gia đình. Diễn xong, ngồi nhớ nhà mà khóc.
Diễn viên Quách Ngọc Tuyên
Trước ngày về quê, trong túi tôi không có một đồng. Bình thường, anh Long Đẹp Trai, Hoàng Mèo hay đi tấu hài cùng anh Hữu Lộc. Nhưng năm đó, anh Lộc kêu tôi đi tấu hài với anh ở Vũng Tàu. Tôi mừng lắm.
Cát xê được 500.000, anh Lộc lấy tiền riêng bù thêm cho thành 2 triệu rồi đưa tôi về quê ăn Tết. Mãi tới sau này tôi mới biết, anh Lộc muốn giúp nhưng không muốn tôi có cảm giác mang nợ nên anh làm vậy.
Có 2 triệu, tôi lì xì ba mẹ hơn 1 triệu, cho hai cô em gái mỗi đứa 50.000 đồng mà cảm giác rất vui vì thấy mình thành người lớn. Nhưng cũng nhờ Tết năm đó mà giờ tôi mới thấy quý một điều: nghệ sĩ mà Tết nằm nhà thì buồn lắm!
Tri thức trẻ
  
Nếu Chúng Mình Cách Trở : Chế Linh - Thiên Trang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét