Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

CHUYỆN KỂ RÕ NHẤT VỀ WW II 106/3

DANH NGÔN VỀ CHIẾN TRANH:
-Chiến tranh là sự ngu dại tột bậc của sự sống
-Chiến tranh là kết quả của sự hình thành xã hội loài người và tác động thái quá bởi mặt trái của tư duy trừu tượng.
-Chiến tranh không phải định mệnh. Nó là kết quả tệ hại của qui luật đấu tranh sinh tồn, qui luật cơ bản nhất của thế giới sinh vật được thể hiện đặc thù ở loài người.
-Không có vinh dự gì trong chiến thắng chắc chắn, nhưng có thể rút ra được nhiều điều từ sự thua cuộc chắc chắn.
There could be no honor in sure success, but much might be wrested from a sure defeat.
T. E. Lawrence

-Nếu không có kẻ địch, không có cuộc chiến. Nếu không có cuộc chiến, không có chiến thắng, và nếu không có chiến thắng, không có vương miện.
If there be no enemy there's no fight. If no fight, no victory and if no victory there is no crown.
Thomas Carlyle

---------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
World War II in HD Colour Vietsub tập 3

Quan điểm của C. Mác về chiến tranh
Cùng với Ph. Ăng-ghen, C. Mác đã đặt nền móng cho học thuyết Mác – Lê-nin về chiến tranh, làm nên một cuộc cách mạng khi đánh giá, xem xét về bản chất của chiến tranh trong thế giới hiện thực. Nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng, quan điểm của C. Mác về chiến tranh để vận dụng, phát triển trong quá trình đấu tranh cách mạng là rất cần thiết. 
Quá trình hình thành và phát triển những tư tưởng, quan điểm của C. Mác về chiến tranh cũng xuất phát từ những tiền đề xã hội và lý luận nhất định. Đó là quá trình kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng của nhân loại về chiến tranh và không ngừng đấu tranh phê phán, bác bỏ những quan điểm duy tâm, tôn giáo, siêu hình, phản khoa học của giai cấp tư sản về chiến tranh. C. Mác đã kiên quyết chống lại quan điểm cho rằng, chiến tranh là tất yếu, vốn có, là định mệnh đối với con người và xã hội loài người. Theo C. Mác, chiến tranh nảy sinh và phát triển có nguồn gốc và nguyên nhân của nó. Ông phê phán quan điểm của G. Hêghen và C.Ph. Claudơvit - những người đã xuất phát từ lập trường tư sản để giải thích hiện tượng chiến tranh. Đồng thời, ra sức chống các quan điểm cho rằng, nguồn gốc, nguyên nhân của chiến tranh là do tâm lý, sinh lý, địa lý, dân số, kỹ thuật,… gây nên. Việc đánh giá có phê phán những thành tựu của toàn bộ tư tưởng lý luận quân sự trước Mác trên lập trường cách mạng và khoa học, có tính nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã cho phép Ông tạo ra một bước ngoặt cách mạng thực sự trong quan điểm, tư tưởng, lý luận về chiến tranh.
Trên cơ sở phát hiện các quy luật của đời sống xã hội, lần đầu tiên trong lịch sử, C. Mác đã đưa ra luận điểm thực sự khoa học về chiến tranh; phát hiện ra nguồn gốc, nguyên nhân xuất hiện chiến tranh và chứng minh rằng, có thể loại trừ chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội. Xuất phát từ phương thức sản xuất của đời sống vật chất quyết định các quá trình chính trị, xã hội, C. Mác đã xác định rõ bản chất giai cấp của chiến tranh, đó là: chiến tranh là một hiện tượng lịch sử - xã hội, rằng không nên xem xét chiến tranh tách rời sự phát triển xã hội và đấu tranh giai cấp. Ông cương quyết chống lại lý thuyết duy tâm, phản động bào chữa cho những cuộc chiến tranh do giai cấp bóc lột gây ra.
C. Mác đã chứng minh, trong chế độ công xã nguyên thủy, nơi không có chế độ tư hữu, thì cũng không có giai cấp, không có người bóc lột và người bị bóc lột, không có chiến tranh. Nếu những vấn đề tranh chấp giữa các bộ lạc và chủng tộc vì nguồn nước, vì nơi săn bắn,... xuất hiện và thỉnh thoảng biến thành những sự đụng độ vũ trang, thì những sự đụng độ đó mang tính chất tạm thời, ngẫu nhiên. Sự đụng độ vũ trang giữa các bộ tộc và bộ lạc riêng lẻ xảy ra trong chế độ công xã nguyên thủy không thể gọi là chiến tranh, vì nó không bắt nguồn từ bản thân tính chất của các quan hệ xã hội và do đó không có mục đích chính trị rõ ràng.
Theo C. Mác, chiến tranh với tư cách là một hiện tượng chính trị - xã hội xuất hiện khi mà lực lượng sản xuất phát triển đến mức có khả năng tạo ra sản phẩm thặng dư. Cùng với sự phát triển của năng suất lao động, đã diễn ra sự phân công lao động xã hội. Sản xuất phát triển, làm cho sức lao động của con người có khả năng sản xuất ra số lượng sản phẩm nhiều hơn số lượng sản phẩm cần thiết cho sự duy trì sức lao động. Khả năng chiếm đoạt thành quả lao động của người khác xuất hiện và cũng xuất hiện sự bất bình đẳng về kinh tế, tạo ra khả năng người bóc lột người. Do kết quả của việc phân chia xã hội thành giai cấp mà xuất hiện nhà nước, quân đội, cảnh sát, v.v. Cùng với sự xuất hiện chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, giai cấp và nhà nước, đã xuất hiện những cuộc chiến tranh nhằm chiếm đoạt lãnh thổ, tài sản và nô dịch các dân tộc nhỏ yếu. Từ đó, C. Mác cho rằng, chiến tranh là sự kế tục chính trị của một giai cấp, một nhà nước nhất định bằng thủ đoạn bạo lực. Ông đã chỉ ra chiến tranh và chính trị có liên quan với nhau, cơ sở của mọi nền chính trị và mọi cuộc chiến tranh nằm ngay trong bản thân tính chất của chế độ chính trị - xã hội, trong hệ thống các quan hệ sản xuất và quan hệ kinh tế của con người. Đồng thời nhấn mạnh: chính trị bao giờ cũng biểu thị những quyền lợi của một giai cấp nhất định, không có và không thể có chính trị siêu giai cấp, do dó sẽ không có và không thể có các cuộc chiến tranh không mang mục đích chính trị và giai cấp. Tổng kết cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), C. Mác kết luận: chính trị sau khi dẫn đến chiến tranh thì nó vẫn tiếp tục cả trong thời kỳ chiến tranh.
C. Mác đã bác bỏ quan điểm của các nhà tư tưởng tư sản, coi chiến tranh chỉ là sự kế tục của chính trị đối ngoại; chứng minh giữa chính trị đối nội và chính trị đối ngoại của một nhà nước có mối liên hệ hữu cơ không thể tách rời, đó chỉ là hai mặt của cùng một đường lối chính trị. Chính trị đối nội biểu hiện bản chất giai cấp của nhà nước và các quyền lợi của giai cấp thống trị. Vì vậy, tính chất của chính trị đối ngoại, thông thường do chính trị đối nội quyết định. Chính trị đối nội của một nhà nước như thế nào thì về cơ bản, chính trị đối ngoại của nó cũng sẽ như thế ấy.
Ông khẳng định mối quan hệ giữa chính trị với chiến lược trong thời gian chiến tranh. Chính trị đóng vai trò quyết định trong khi vạch ra đường lối chiến lược, trong việc lựa chọn đòn tiến công chủ yếu và trong việc bố trí lực lượng, củng cố hậu phương, củng cố trạng thái chính trị - tinh thần của quân đội. Để có được quan điểm chiến lược đúng, trước hết cần phải tính toán sự so sánh lực lượng một cách khách quan, nghiêm túc, tình hình lực lượng trong nước và trên thế giới; cần phải có sự hiểu biết về quy luật phát triển của lịch sử xã hội. Trên cơ sở đó, khởi thảo ra kế hoạch hành động chung, đề ra nhiệm vụ để đạt tới những kết quả nhất định trong chiến tranh.
Theo Ông, vai trò của chính trị được biểu hiện ra không giống nhau đối với các hình thái kinh tế - xã hội và đối với các giai cấp. Vì vậy, cần phải tìm nguyên nhân chiến thắng hay thất bại của một cuộc chiến tranh cụ thể, xét cho cùng là ở tình hình chính trị và kinh tế của đất nước. Đối với các cuộc chiến tranh chính nghĩa, khi mà quần chúng nhân dân đã hiểu rõ họ đấu tranh để làm gì thì chính trị có một vai trò đặc biệt quan trọng. Những cuộc chiến tranh đó chứng minh một cách hùng hồn nguyên lý cơ bản là giai cấp tiến bộ, đang phát triển, đang dẫn dắt quần chúng đứng lên làm cách mạng để lật đổ chế độ bóc lột là giai cấp sẽ chiến thắng trong chiến tranh. 
Trong khi phân tích mối quan hệ qua lại giữa chính trị và chiến tranh, cho thấy, chiến tranh có nội dung chính trị và giai cấp, C. Mác cũng đặt cơ sở khoa học cho việc phân loại chiến tranh. Xuất phát từ địa vị khác nhau của các giai cấp đối với sự phát triển xã hội và cũng xuất phát từ giai cấp nào và vì quyền lợi gì mà giai cấp ấy tiến hành chiến tranh, C. Mác đã phân chia chiến tranh thành chiến tranh tiến bộ và chiến tranh phản động. Ông coi những cuộc nội chiến của giai cấp bị áp bức chống lại giai cấp áp bức, những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc chống lại bọn thực dân là những cuộc chiến tranh tiến bộ. Chiến tranh tiến bộ nhất trong số các cuộc chiến tranh giải phóng là chiến tranh cách mạng của những người lao động chống lại những kẻ bóc lột. Chiến tranh để xâm chiếm đất đai của người khác, nô dịch các dân tộc khác là chiến tranh phản động. Tuy nhiên, theo C. Mác, không được phép đồng nhất nội dung chính trị của một cuộc chiến tranh với tính chất chiến lược quân sự của nó. Ông đã kiên quyết phê phán việc phân chia chiến tranh thành chiến tranh phòng thủ và chiến tranh tiến công hiểu theo sự tiến công và phòng thủ về mặt quân sự, nếu có đề cập thì nó đã mang nội dung chính trị.   
Từ sự phân tích tính chất chiến tranh của các thời đại khác nhau, C. Mác không những đã biểu thị thái độ của mình đối với chiến tranh, mà còn đề ra sách lược của giai cấp vô sản đối với chiến tranh. Ông xem xét bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng từ quan điểm lợi ích của giai cấp tiến bộ và rất thiện cảm với phía tham chiến nào mà cuộc đấu tranh của họ là tiến bộ; ủng hộ những cuộc chiến tranh nào mà thực tế đã góp phần giải phóng xã hội khỏi ách áp bức, bóc lột, thúc đẩy sự phát triển của cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, thúc đẩy sự lớn mạnh của phong trào công nhân và xã hội - dân chủ.
C. Mác còn luận giải có cơ sở khoa học về sự phụ thuộc của các phương thức tiến hành chiến tranh vào chế độ chính trị - xã hội, về vai trò của quần chúng nhân dân, đặc biệt là vai trò của nhân tố chính trị - tinh thần, về vai trò của cá nhân, nhất là vai trò của các tướng lĩnh trong chiến tranh.
Vai trò quyết định của quần chúng nhân dân biểu hiện đặc biệt mạnh mẽ trong những cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, trong những cuộc chiến tranh chính nghĩa chống lại bọn áp bức, bóc lột. Đặc biệt, đề cao vai trò của nhân tố tinh thần trong mối quan hệ biện chứng với các nhân tố khác trong sức mạnh chiến đấu của quân đội. Ông cho rằng, để đánh giá đúng khả năng chiến đấu của quân đội, cần có quan niệm không chỉ nhìn vào việc trang bị và chiến thuật của nó, mà còn ở trình độ kỷ luật, lòng kiên định trong chiến đấu, khả năng và tinh thần sẵn sàng chịu đựng sự ác liệt của chiến tranh và đặc biệt là trạng thái tinh thần của quân đội, nghĩa là những điều mà người ta có thể đòi hỏi ở quân đội mà không sợ nó bị mất tinh thần.
Những quan điểm, tư tưởng, lý luận của C. Mác về chiến tranh đã được Ph. Ăng-ghen (cây vĩ cầm bên cạnh C. Mác) nghiên cứu, bổ sung, phát triển, hoàn thiện trong những công trình nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về những vấn đề quân sự và đã được V.I. Lê-nin tiếp tục bổ sung, phát triển trong điều kiện lịch sử mới. Những quan điểm mác xít về chiến tranh đã được các đảng cộng sản trên toàn thế giới vận dụng trong quá trình tiến hành những cuộc chiến tranh cách mạng, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc, vì sự nghiệp giải phóng: xã hội, giai cấp và con người khỏi áp bức, xâm lược, nô dịch.
Những cống hiến to lớn của C. Mác về lý luận chiến tranh thật sự là một bước ngoặt mang tính cách mạng trong những quan điểm về chiến tranh, làm cơ sở lý luận giúp giai cấp vô sản và nhân dân lao động, nhất là các đảng cộng sản trên toàn thế giới nói chung, Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng vận dụng trong việc đề ra đường lối, chiến lược và sách lược đúng đắn, tổ chức và lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi các cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc trong những thập kỷ vừa qua.
Hiện nay và những năm sắp tới, tình hình thế giới, khu vực sẽ có nhiều biến động phức tạp mới, khó dự lường, nhất là trước sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư; sự tác động của đặc điểm, tính chất, nội dung, hình thức, sắc thái mới của đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc trong điều kiện mới; cộng với âm mưu, thủ đoạn chống phá mới của các thế lực thù địch,… chiến tranh đang và sẽ xảy ra sẽ có những đặc điểm mới so với các cuộc chiến tranh trước đây. Song, những quan điểm, tư tưởng, lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin về chiến tranh nói chung, của C. Mác nói riêng vẫn tiếp tục là những cơ sở lý luận khoa học, cách mạng cho giai cấp vô sản và quần chúng lao động trong cuộc đấu tranh để đi tới thắng lợi cuối cùng - chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Thiếu tướng, PGS. TS. NGUYỄN VĨNH THẮNG, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng

Chiến tranh thương mại là gì?

Những ngày qua, thuật ngữ 'Chiến tranh thương mại' xuất hiện tràn ngập trên truyền thông với các diễn biến liên quan tới tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu thế nào là chiến tranh thương mại và chiến tranh thương mại bùng nổ khi nào.
Chiến tranh thương mại (tiếng Anh: trade war) hay còn gọi là chiến tranh mậu dịch là hiện tượng trong đó hai hay nhiều quốc gia tăng hoặc tạo ra thuế hoặc các loại rào cản thương mại (gồm: Giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, viện trợ đối với các ngành sản xuất trong nước/nội địa, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, yêu cầu khắt khe đối với hàng hóa nhập vào nội địa, lệnh cấm vận, hạn chế thương mại, và sự làm mất giá tiền tệ) với nhau nhằm đáp trả những rào cản thương mại của nước đối lập.
Chế độ bảo hộ tăng cường làm cho sản xuất hàng hóa của cả hai nước tiến dần đến mức tự cung tự cấp để đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng không được thỏa mãn bởi nhập khẩu hạn chế.
Nhiều nhà kinh tế học cho rằng những sự bảo hộ nhất định (bảo hộ đối với một số ngành nhất định) hao tốn tiền của hơn những sự bảo hộ khác (đối với các ngành khác), bởi nó có thể gây ra chiến tranh thương mại.
Ví dụ, nếu một quốc gia tăng thuế nhập khẩu, quốc gia đối lập có thể trả đũa bằng biện pháp tương tự. Nhưng sự tăng trợ cấp rất khó để trả đũa. Những nước nghèo dễ tổn thương hơn những nước giàu trong chiến tranh thương mại; khi tăng sự bảo hộ chống lại tình trạng bán phá giá của những sản phẩm giá rẻ, chính phủ nước đó có nguy cơ làm cho sản phẩm quá đắt đối với người tiêu dùng nội địa.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có nguy cơ bùng nổ. (Ảnh: Getty Images)
Hiện nay, chiến tranh thương mại có nguy cơ xảy ra khi ngày 3/4 vừa qua, Mỹ đã ra thông báo sẽ áp thuế 25% đối với khoảng 1.300 hàng hóa của Trung Quốc bao gồm các sản phẩm công nghệ, y tế, giáo dục và giao thông. Hàng hóa này chiếm khoảng 50 tỷ USD giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc hàng năm của Mỹ.
Kế hoạch áp thuế này đã được tiết lộ từ tháng trước song chỉ được công bố sau khi Trung Quốc quyết định tăng thuế đối với khoảng 3 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Thị trường chứng khoán toàn cầu đã ngay lập tức chao đảo sau những quyết định thương mại làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung này.
Để đáp trả luật mới của Mỹ, ngày 4/4, phía Trung Quốc công bố danh sách 106 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ sẽ trở thành đối tượng của mức thuế 25% bao gồm ô tô, máy bay, các sản phẩm nhựa, thuốc lá, hoa quả và nhiều mặt hàng nông nghiệp khác
Giá trị nhập khẩu của 106 mặt hàng này vào Trung Quốc đạt khoảng 50 tỷ USD trong năm 2017.
Ngay sau khi nhận được lời đáp trả từ phía Trung Quốc, Tổng thống Donald Trump yêu cầu đại diện Thương mại Mỹ xem xét khoảng 100 tỷ USD thuế bổ sung đối với hàng hóa Trung Quốc.
Nếu tình hình đáp trả giữa hai bên tiếp tục mà không đạt được một thỏa thuận nhất định thì chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ có nguy cơ xảy ra trong tương lai gần.
Gia Hân (T/h)

Có phải tôn giáo là nguyên nhân của hầu hết những cuộc chiến tranh?


Câu hỏi: Có phải tôn giáo là nguyên nhân của hầu hết những cuộc chiến tranh?

Trả lời:
Chắc chắn, nhiều xung đột trong lịch sử có vẻ là vì lý do tôn giáo, với nhiều tôn giáo khác nhau liên quan. Chẳng hạn, trong Cơ Đốc giáo, đã xảy ra (chỉ cần nêu một ít):

• Các cuộc thập tự chinh — Một loạt các chiến dịch từ thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ 13 với mục tiêu tái thiết Đất Thánh từ những người xâm lược Hồi giáo và đi đến sự trợ giúp cho Đế quốc La mã phương Đông.

• Những cuộc chiến tranh Tôn giáo của Pháp — Một loạt các cuộc chiến tranh ở Pháp trong thế kỷ 16 giữa người Công giáo và những người theo phái Huguenots của Tin Lành.

• Cuộc chiến Ba mươi năm — Một cuộc chiến khác giữa người Công giáo và Tin Lành trong thế kỷ 17 mà ở tại Đức hiện nay.

Danh sách này không có nghĩa là hoàn toàn đầy đủ. Thêm vào điều này, người ta có thể bổ sung cuộc nổi dậy ở Taiping và những rắc rối ở Bắc Ailen. Cơ đốc giáo đã chắc chắn là một nhân tố ở nhiều cuộc xung đột trong suốt lịch sử 2.000 năm của nó.

Trong Hồi giáo, chúng ta thấy khái niệm của chiến tranh thần thánh, hay "thánh chiến". Từ jihad nghĩa đen là "đấu tranh", nhưng khái niệm này đã được sử dụng để mô tả chiến tranh trong việc mở rộng và bảo vệ lãnh thổ Hồi giáo. Cuộc chiến gần như liên tục ở Trung Đông trong nửa thế kỷ qua chắc chắn đã góp phần cho ý tưởng rằng tôn giáo là nguyên nhân của nhiều cuộc chiến tranh. Các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 vào Hoa Kỳ đã được xem như là một cuộc thánh chiến chống lại "Quỷ dữ" Bắc Mỹ, mà trong mắt người Hồi giáo là gần như đồng nghĩa với Cơ đốc giáo. Trong Do thái giáo, những cuộc chiến chiếm đất được ghi chép lại trong Cựu Ước (đặc biệt là sách Giô-suê) theo lệnh của Đức Chúa Trời, đã chinh phục vùng Đất Hứa.

Điểm chính cần phải làm rõ là tôn giáo chắc chắn đã đóng một phần trong chiến tranh trong lịch sử loài người. Tuy nhiên, liệu điều này có chứng minh quan điểm của các nhà phê bình tôn giáo rằng chính tôn giáo là nguyên nhân của chiến tranh? Câu trả lời là "có" và "không". "Có" theo nghĩa rằng nó như là một nguyên nhân thứ yếu, tôn giáo, ít nhất là trên bề mặt đã là động lực đằng sau nhiều cuộc xung đột. Tuy nhiên, câu trả lời là "không" theo nghĩa rằng tôn giáo không bao giờ là nguyên nhân chính của chiến tranh.

Để chứng minh điểm này, chúng ta hãy nhìn vào thế kỷ 20. Theo tất cả các báo cáo, thế kỷ 20 là một trong những thế kỷ đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại. Hai cuộc chiến tranh thế giới quan trọng mà nó không có liên quan gì đến tôn giáo, nạn tàn sát người Do Thái, và Cuộc Cách mạng Cộng sản ở Nga, Trung Quốc, Đông Nam Á và Cuba, đã gây ra mọi nơi khoảng 50-70 triệu người chết (một số ước tính lên đến 100 triệu người) ). Điều duy nhất cho những xung đột và diệt chủng này có điểm chung là thực tế họ có tư tưởng hệ, không phải tôn giáo, trong bản chất. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng nhiều người đã chết trong suốt lịch sử nhân loại do hệ tư tưởng hơn là tôn giáo. Tư tưởng cộng sản đòi hỏi phải cai trị người khác. Nền Quốc xã mang tư tưởng phân biệt chủng tộc buộc phải loại bỏ các chủng tộc "thấp kém". Hai hệ tư tưởng này đã tự giải thích cho cái chết của hàng triệu người, và tôn giáo không liên quan gì đến nó. Trên thực tế, chủ nghĩa cộng sản theo định nghĩa là một hệ tư tưởng vô thần.

Tôn giáo và hệ tư tưởng cả hai đều là những nguyên nhân thứ hai cho chiến tranh. Tuy nhiên, nguyên nhân chính cho tất cả chiến tranh là tội lỗi. Hãy xem các câu Kinh thánh sau đây:

"Những sự tranh chiến, xung đột giữa anh em đến từ đâu? Chẳng phải từ những dục vọng đang giao tranh trong chi thể anh em sao? Anh em tham lam mà chẳng được, nên anh em giết người. Anh em thèm muốn mà không thể đạt được, nên xung đột và tranh chiến. Anh em không có gì cả vì anh em không cầu xin. Anh em cầu xin mà không nhận được vì anh em cầu xin với dụng ý xấu, để dùng cho dục vọng riêng của mình" (Gia-cơ 4:1-3).

"Vì từ trong lòng nẩy sinh những ý tưởng xấu, giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cướp, làm chứng dối, và vu khống" (Ma-thi-ơ 15: 19).

"Lòng người ta là dối trá hơn muôn vật, và rất là xấu xa. Ai có thể biết được? (Giê-rê-mi 17:9).

"Đức Giê-hô-va thấy sự gian ác của loài người lan tràn trên mặt đất và chúng chỉ luôn toan tính những mưu đồ xấu xa" (Sáng Thế Ký 6:5).

Chứng cớ của Kinh Thánh nguyên nhân chính của chiến tranh là gì? Đó là những tấm lòng tồi tệ của chúng ta. Tôn giáo và hệ tư tưởng chỉ đơn giản là những phương tiện thông qua đó chúng ta sử dụng sự gian ác trong lòng chúng ta. Để suy nghĩ, như nhiều người vô thần thẳng thắn làm, nếu chúng ta bằng cách nào đó loại bỏ "nhu cầu không thực tế về tôn giáo" của mình, chúng ta có thể tạo ra một xã hội hòa bình hơn bằng cách nào đó là có một cái nhìn sai lầm về bản chất con người. Lời chứng của lịch sử nhân loại rằng nếu chúng ta loại bỏ tôn giáo, điều gì đó sẽ thay thế, và điều đó không bao giờ là điều tích cực. Thực tế rằng tôn giáo thật sự giữ nhân loại sa ngã trong sự kiểm soát; Không có nó, tội ác và tội lỗi sẽ thống lĩnh.

Ngay cả với ảnh hưởng của tôn giáo thật, Cơ Đốc giáo, chúng ta sẽ không bao giờ thấy được sự bình an trong thời đại hiện nay. Không bao giờ có một ngày mà không có một cuộc xung đột nào đó trên thế giới. Cách chữa trị duy nhất cho chiến tranh là Hoàng tử của Hòa bình, Chúa Giê-Su Christ! Khi Đấng Christ trở lại như Ngài đã hứa, Ngài sẽ đóng niên đại này và thiết lập hòa bình vĩnh cửu:

"Ngài sẽ phán xét giữa các quốc gia, và phân xử cho nhiều dân tộc. Bấy giờ, họ sẽ lấy gươm rèn lưỡi cày, lấy giáo rèn lưỡi liềm. Nước nầy không còn vung gươm đánh nước kia, họ cũng không còn luyện tập chinh chiến nữa" (Ê-Sai 2:4).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét