Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

TIN BUỒN 41

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Nhà Văn Kim Dung – Từ Cậu Bé Bị Đuổi Học Đến Tiểu Thuyết Gia Số 1 Trung Hoa 50 Năm Qua

 
 Nhà Văn HUYỀN THOẠI Kim Dung Qua Đời Ở Tuổi 94
Thông tin nhà văn nổi tiếng của dòng văn học kiếm hiệp Hoa ngữ - Kim Dung (1924-2018) - vừa qua đời đã được hàng loạt tờ tin tức chính thống của Trung Quốc đăng tải. Nhà văn Kim Dung đã vừa qua đời tại một bệnh viện ở Hồng Kông trong ngày 30/10. Thông tin này đã được chính người nhà của ông xác nhận với giới truyền thông. Trước khi qua đời, nhà văn Kim Dung đã có nhiều năm tháng vật lộn với bệnh tật trong những ngày tháng tuổi già. Trong văn học Trung Quốc, Kim Dung được xem là cha đẻ của thể loại võ hiệp. Trước khi đến với nghiệp sáng tác văn chương, ông từng có thời gian là nhà báo, biên tập viên báo chí. Những tác phẩm của ông đã tạo lập nên một thế giới giả tưởng hấp dẫn công chúng tại nhiều quốc gia Á Đông, người ta gọi đó là "giang hồ", một thế giới giả tưởng của những anh hùng, những người trong giới võ lâm, cùng nhau hành tẩu giang hồ, hành hiệp trượng nghĩa, trừ gian diệt ác. Trong thế giới ấy, có những môn võ, những ngón đòn kinh điển, tạo nên một thế giới võ hiệp rất riêng của Kim Dung, với những chuẩn mực đạo đức, hành xử rất đề cao sự hào hiệp, trượng nghĩa. Những tác phẩm của Kim Dung dù đã ra đời từ lâu nhưng vẫn luôn nằm trong top những tác phẩm ăn khách nhất của giới nhà văn Trung Quốc, với hơn 300 triệu cuốn đã được bán ra trên khắp thế giới, thậm chí, những kế hoạch dịch tác phẩm của Kim Dung sang tiếng Anh để giới thiệu rộng rãi hơn với độc giả phương Tây cũng đã được tiến hành. Nhà văn Kim Dung, tên thật là Tra Lương Dung, ông sinh ra tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Những tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông có thể kể tới "Anh Hùng Xạ Điêu", "Thần Điêu Đại Hiệp", "Ỷ Thiên Đồ Long Ký", "Lộc Đỉnh Ký", "Tiếu Ngạo Giang Hồ", "Thiên Long Bát Bộ"...

Nhà văn kiếm hiệp huyền thoại Kim Dung qua đời

Dân trí Thông tin nhà văn nổi tiếng của dòng văn học kiếm hiệp Hoa ngữ - Kim Dung (1924-2018) - vừa qua đời đã được hàng loạt tờ tin tức chính thống của Trung Quốc đăng tải.
 >> Độc giả phương Tây sẽ say mê tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung?



Nhà văn Kim Dung
Nhà văn Kim Dung

Nhà văn Kim Dung đã vừa qua đời tại một bệnh viện ở Hồng Kông trong ngày 30/10. Thông tin này đã được chính người nhà của ông xác nhận với giới truyền thông. Trước khi qua đời, nhà văn Kim Dung đã có nhiều năm tháng vật lộn với bệnh tật trong những ngày tháng tuổi già.
Trong văn học Trung Quốc, Kim Dung được xem là cha đẻ của thể loại võ hiệp. Trước khi đến với nghiệp sáng tác văn chương, ông từng có thời gian là nhà báo, biên tập viên báo chí.
Những tác phẩm của ông đã tạo lập nên một thế giới giả tưởng hấp dẫn công chúng tại nhiều quốc gia Á Đông, người ta gọi đó là "giang hồ", một thế giới giả tưởng của những anh hùng, những người trong giới võ lâm, cùng nhau hành tẩu giang hồ, hành hiệp trượng nghĩa, trừ gian diệt ác.
Trong thế giới ấy, có những môn võ, những ngón đòn kinh điển, tạo nên một thế giới võ hiệp rất riêng của Kim Dung, với những chuẩn mực đạo đức, hành xử rất đề cao sự hào hiệp, trượng nghĩa.
Những tác phẩm của Kim Dung dù đã ra đời từ lâu nhưng vẫn luôn nằm trong top những tác phẩm ăn khách nhất của giới nhà văn Trung Quốc, với hơn 300 triệu cuốn đã được bán ra trên khắp thế giới, thậm chí, những kế hoạch dịch tác phẩm của Kim Dung sang tiếng Anh để giới thiệu rộng rãi hơn với độc giả phương Tây cũng đã được tiến hành.
Nhà văn Kim Dung, tên thật là Tra Lương Dung, ông sinh ra tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Những tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông có thể kể tới "Anh Hùng Xạ Điêu", "Thần Điêu Đại Hiệp", "Ỷ Thiên Đồ Long Ký", "Lộc Đỉnh Ký", "Tiếu Ngạo Giang Hồ", "Thiên Long Bát Bộ"...
Bích Ngọc
Theo Straits Times

Khán giả quốc tế tiếc thương nhà văn Kim Dung

Trước sự ra đi của nhà văn kiếm hiệp nổi tiếng Kim Dung, nhiều khán giả Trung Quốc và quốc tế bày tỏ sự tiếc thương vô vàn.
Mới đây, Kim Dung, tiểu thuyết gia nổi tiếng của nền văn học Hoa ngữ với hàng loạt tác phẩm võ hiệp kinh điển đã qua đời ở tuổi 94. Rất nhiều tờ báo lớn nhỏ ở Trung Quốc và quốc tế đồng loạt đưa tin về sự ra đi của đại nhà văn kiếm hiệp lừng lẫy này.
Ông là tác giả tiểu thuyết võ hiệp xuất sắc nhất thế kỷ 20, được mệnh danh là "Võ lâm minh chủ" về sách kiếm hiệp. Các cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất của ông đều được chuyển thể thành các bộ phim đình đám, tạo tiếng vang xa như Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Đại Hiệp, Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Lộc Đỉnh Ký, Tiếu Ngạo Giang Hồ, Thiên Long Bát Bộ...
Ông còn được xem là một trong những nhà báo, nhà văn và nhân vật mang tầm ảnh hưởng xã hội lớn nhất tại Trung Quốc và cộng đồng người nói tiếng Hoa nhiều thập niên qua.
Khan gia quoc te tiec thuong nha van Kim Dung hinh anh 1
Sự ra đi của Kim Dung là cú sốc lớn với truyền thông trong nước và quốc tế. 
Một khán giả có tên Zhuhai bày tỏ cảm xúc trên Sina: "Kim Dung là nhà văn vĩ đại nhất của Trung Quốc. Dù cho hơn 1.000 năm sau, người ta vẫn còn tìm đọc các tác phẩm của ông".
Hay có ý kiến nhận xét đầy xúc động rằng: "Kim Dung, ông là dòng sông, ngọn núi và mãi mãi sống trong lòng người hâm mộ. Ông là huyền thoại của dòng tiểu thuyết kiếm hiệp".
Trên tờ Weibo, một người hâm mộ có tên Xiao chia sẻ nỗi niềm tiếc thương: "Với độ tuổi 94, ông đã sống quá thọ và sự ra đi là điều dĩ nhiên. Đó là quy luật của cuộc sống. Ông ấy đã sống cuộc đời quá lừng lẫy và để lại gia tài đồ sộ cho nhân loại. Điều ấy thể hiện giá trị sống của ông. Hãy yên nghỉ, Kim Dung".
Khan gia quoc te tiec thuong nha van Kim Dung hinh anh 2
Truyền thông Trung Quốc phủ đen bằng nhiều tin bài liên quan đến sự ra đi của nhà văn Kim Dung. 
Ngôi sao Bollywood Aamir Khan, diễn viên của bộ phim Three Idiots, cũng đăng trên Weibo về sự đi qua của Kim Dung. Anh gọi ông là "cha" và xưng "con": "Con rất buồn khi nghe tin cha qua đời. Cuốn sách của ông The Deer và The Cauldron đã cho tôi rất nhiều niềm vui. Tôi đọc nó chỉ vài tháng trước và ước gì có thể gặp ông ngoài đời. Ông đã tạo nên nhiều niềm vui cho rất nhiều thế hệ. Tôi là fan lớn của ông và muốn gửi lời chia buồn chân thành đến gia đình. Mong cha hãy yên nghỉ. ”
Khán giả để lại bình luận dưới tờ Scmp rằng: "Kim Dung ra đi và đã để lại gia tài khổng lồ cho nền văn hoá của Trung Hoa. Ông có sức ảnh hưởng không hề nhỏ với văn học và điện ảnh của nước nhà và điều này không thể thay thế được".
Khan gia quoc te tiec thuong nha van Kim Dung hinh anh 3
Nhiều khán giả chia sẻ sự tiếc thương đối với sự ra đi của Kim Dung. 
Không chỉ khán giả Trung Quốc mà nhiều người hâm mộ tiểu thuyết và những bộ phim kiếm hiệp nổi tiếng của Kim Dung ở các nước khác cũng để lại những bình luận chia buồn dưới các bản tin: "Dù tôi chỉ mới coi phim được chuyển thể của Kim Dung và chưa từng đọc cuốn tiểu thuyết nào nhưng trước sự ra đi của ông, tôi vẫn cảm thấy vô cùng tiếc thương".
Một độc giả người Mỹ chia sẻ cảm xúc dưới tờ The Straits Times: "Tôi không am hiểu văn hoá Trung Hoa nhưng Kim Dung là tên tuổi đã nổi tiếng từ lâu. Các bộ phim chuyển thể của ông đều rất tuyệt. Tôi đã xem hầu hết trong số đó".

Linh Lan
 
10 Nhân Vật Nội Công Mạnh Nhất Phim Kiếm Hiệp Kim Dung

Huyền thoại tiểu thuyết Kim Dung - xuất thân hiển hách, kỳ tài từ nhỏ

Nhà văn Kim Dung vừa qua đời ở tuổi 94. Ông không chỉ là một tác giả tiểu thuyết võ hiệp ăn khách mà còn là một bậc tông sư của nghệ thuật tiểu thuyết Trung Quốc.
Theo Apple Daily, Kim Dung qua đời tại bệnh viện ở Hong Kong sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật. Cuối cùng “võ lâm minh chủ” của văn đàn võ hiệp Trung Quốc cũng đã theo chân Cổ Long và Lương Vũ Sinh về “chốn giang hồ”, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho biết bao thế hệ độc giả châu Á đã say mê những cuốn tiểu thuyết võ hiệp kinh điển của ông.
Huyen thoai tieu thuyet Kim Dung - xuat than hien hach, ky tai tu nho hinh anh 1
Kim Dung là một kỳ tài từ khi còn nhỏ. Ảnh: Nhân Dân nhật báo
Kim Dung thực sự là một kỳ nhân của văn đàn võ hiệp Trung Quốc. Ông tên thật là Tra Lương Dung, sinh năm 1924 tại Hải Ninh, Chiết Giang. Họ Tra ở Hải Ninh là một gia tộc hiển hách, thời nhà Thanh từng sản sinh ra 7 tiến sĩ. Trong cuốn Liên thành quyết, Kim Dung từng viết về ông nội của mình là Tra Văn Thanh, tri huyện Đan Dương (Giang Tô).

Kỳ tài từ nhỏ

Theo cuốn Võ hiệp ngũ đại gia (tác giả Trần Mặc, NXB Trẻ 2003), Kim Dung đọc sách võ hiệp từ năm 8 tuổi, 15 tuổi viết cuốn sách hướng dẫn học sinh thi sơ trung. Từng muốn theo đuổi nghề ngoại giao, ông trở thành phóng viên của Đông Nam nhật báo, Đại Công báo, Tân Vãn báo..
Thời kỳ này, ông viết nhiều bài bình luận điện ảnh, kịch bản, thậm chí được mời làm đạo diễn. Năm 1959, ông cùng một người bạn thành lập tờ Minh báo. Sau vài chục năm, Minh báo trở thành một trong ba tờ báo hàng đầu Hong Kong.
Kim Dung không chỉ là một tác gia tiểu thuyết võ hiệp mà còn là một doanh nhân thành đạt, một cây bút bình luận về chính trị, xã hội, ngoại giao sắc bén. Cuối thập niên 1970, ông tham gia vào chính trị, gặp gỡ Đặng Tiểu Bình và nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Năm 1986, Kim Dung được mời vào tổ soạn thảo thể chế chính trị Hong Kong (nhưng sau đó rút lui). Ông cũng tham gia vào ủy ban do chính phủ Trung Quốc lập vào năm 1996 để giám sát quá trình chuyển giao Hong Kong cho Trung Quốc.
Huyen thoai tieu thuyet Kim Dung - xuat than hien hach, ky tai tu nho hinh anh 2
Không chỉ là tác gia tiểu thuyết võ hiệp xuất sắc, Kim Dung còn viết rất nhiều thể loại. Ảnh: Quartz
Nhờ những thành tựu của mình, Kim Dung rất nhiều lần được giới học thuật và các chính phủ tôn vinh. Năm 1981, ông được chính phủ Anh trao huân chương Order of the British Empire. Chính phủ Pháp trao cho ông Bắc Đẩu bội tinh năm 1992 và Ordre des Arts et des Lettres năm 2004. Ông là giáo sư danh dự của rất nhiều trường đại học trên thế giới.
Kim Dung viết rất nhiều thể loại khác nhau, nhưng nổi tiếng nhất là 15 bộ tiểu thuyết võ hiệp. Đó là Phi hồ ngoại truyện, Tuyết sơn phi hồ, Liên thành quyết, Thiên long bát bộ, Xạ điêu anh hùng truyện, Bạch mã khiếu Tây phong, Lộc đỉnh ký, Tiếu ngạo giang hồ, Thư kiếm ân cừu lục, Thần điêu hiệp lữ, Hiệp khách hành, Ỷ thiên Đồ long ký, Bích huyết kiếm, Việt nữ kiếm Uyên ương đao.

Rời bỏ khi lên đỉnh cao

Bộ tiểu thuyết đầu tay của Kim Dung là Thư kiếm ân cừu lục, được đăng liên tục trên Hương Cảng thương báo năm 1955. Bấy giờ ông làm biên tập tờ phụ san Tân Vãn báo cùng Lương Vũ Sinh.
Bộ Long hổ đấu kinh hoa của Lương Vũ Sinh giúp lượng phát hành của Tân Vãn báo tăng vọt. Nhờ đó, Lương Vũ Sinh được đánh giá là “khai sơn trưởng lão” của tiểu thuyết võ hiệp tân phái. Ông chủ Tân Vãn báo mời Kim Dung viết để đáp ứng nhu cầu tăng vọt của bạn đọc.
Vốn thích tiểu thuyết võ hiệp, lại có kiến thức phong phú, ông bắt tay sáng tác Thư kiếm ân cừu lục. Lập tức câu chuyện truyền kỳ về xuất thân của vua Càn Long, mối quan hệ phức tạp với người anh em Trần Gia Lạc gây sốt dữ dội.
Tiếp đó, ông viết Bích Huyết kiếm, kết hợp chặt chẽ giữa câu chuyện lịch sử và chất truyền kỳ của tiểu thuyết võ hiệp. Tuyết sơn phi hồ kể câu chuyện oán cừu trăm năm thời nhà Thanh, càng khẳng định tài năng của Kim Dung.
Nhưng phải đến Xạ điêu anh hùng truyện Kim Dung mới thực sự được công nhận là võ lâm minh chủ. Câu chuyện về cậu bé ngu ngơ, thuần hậu Quách Tĩnh trở thành cao thủ võ lâm, một đại hiệp vì dân vì nước chinh phục hoàn toàn độc giả. Ông vượt qua Lương Vũ Sinh, trở thành ngọn cờ đầu của tiểu thuyết võ hiệp tân phái.
Huyen thoai tieu thuyet Kim Dung - xuat than hien hach, ky tai tu nho hinh anh 3
Kim Dung viết tổng cộng 15 bộ tiểu thuyết võ hiệp, tất cả đều rất quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả châu Á. Ảnh: Nipic
Năm 1959, Kim Dung sáng lập Minh báo và phần lớn tác phẩm của ông đều đăng trên báo này. Thần điêu hiệp lữ Ỷ thiên Đồ long ký giúp Kim Dung hoàn tất “Xạ điêu tam bộ khúc” hoành tráng, hùng hậu.
Tiếp tục sau đó là Bạch mã khiếu Tây phong, Uyên ương đao, Liên thành quyết, Hiệp khách hành, Thiên long bát bộ, Tiếu ngạo giang hồ, Việt nữ kiếm. Năm 1969, Lộc đỉnh ký bắt đầu được đăng báo, kéo dài đến năm 1972. Sau bộ tiểu thuyết được đánh giá là vĩ đại nhất sự nghiệp, Kim Dung dừng bút.
Nhưng Kim Dung không “quy ẩn giang hồ” như nhiều nhân vật của ông. Từ năm 1972, ông bắt đầu sửa chữa các cuốn sách của mình. Mọi yếu tố kỳ ảo, hoang đường, những nhân vật thừa thãi… đều bị loại bỏ.
Việc sửa chữa kéo dài tới 10 năm. Từ năm 1999 đến 2006, ông lại sửa thêm toàn bộ chúng một lần nữa. Có thể nói trong số hàng nghìn tác gia tiểu thuyết võ hiệp, không ai nghiêm túc với các tác phẩm của mình như Kim Dung.

Hiếu Trung

Nhà văn Kim Dung và “người tình trong mộng" qua đời cùng ngày cùng tháng, chỉ cách nhau 2 năm

Mai Mai, Theo Helino 23:23 30/10/2018

Kim Dung - tác giả của nhiều tiểu thuyết võ hiệp huyền thoại Trung Quốc vừa qua đời ở tuổi 94. Trùng hợp thay, vào ngày này 2 năm trước, “người tình trong mộng” của ông là cố minh tinh Hạ Mộng cũng ra đi.

Mới đây, nhà văn Kim Dung - tác giả của nhiều tiểu thuyết võ hiệp huyền thoại đã qua đời tại bệnh viện Hong Kong sau một thời gian dài chiến đấu với bệnh tật. Sự ra đi của ông là niềm tiếc thương sâu sắc của một thế hệ khán giả có tuổi thơ gắn liền với những trang sách của Kim Dung.
Kim Dung và “người tình trong mộng”- Hạ Mộng qua đời cùng một ngày, chỉ cách nhau có 2 năm - Ảnh 1.
Cố nhà văn Kim Dung để lại nhiều tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng như "Thần điêu đại hiệp", "Anh hùng xạ điêu", "Ỷ thiên đồ long ký", "Tiếu ngạo giang hồ", "Lộc đỉnh ký",…
Với sự ra đi của Kim Dung, nhiều người hâm mộ nhận ra vào đúng ngày này 2 năm trước, "người tình trong mộng" của ông - cố minh tinh Hạ Mộng cũng qua đời. Tài tử - giai nhân qua đời cùng 1 ngày và chỉ cách nhau vỏn vẹn 2 năm.
Kim Dung và “người tình trong mộng”- Hạ Mộng qua đời cùng một ngày, chỉ cách nhau có 2 năm - Ảnh 2.
Ngày này 2 năm trước, "người tình trong mộng" của cố nhà văn cũng qua đời ở tuổi 83
Hạ Mộng (sinh ngày 16/02/1933 - mất ngày 30/10/2016) là nữ minh tinh nổi tiếng của làng điện ảnh Trung Quốc vào thập niên 50 - 60 của thế kỷ trước. Bà được công chúng biết đến như "Kiệt tác của Thượng Đế", "Tây Thi của điện ảnh Hongkong" bởi nhan sắc nổi bật khó có thể có ai sánh bằng.Thậm chí có nhiều người còn miêu tả rằng chỉ có những nhân vật trong truyền thuyết mới đủ sức để so bì với nhan sắc của bà. Không chỉ sở hữu nhan sắc hơn người, bà còn có tài năng khiến nhiều người ao ước: hát kinh kịch, đống phim cổ trang hay phim hiện đại đều rất giỏi.
Kim Dung và “người tình trong mộng”- Hạ Mộng qua đời cùng một ngày, chỉ cách nhau có 2 năm - Ảnh 3.
Không chỉ sở hữu nhan sắc xinh đẹp, bà còn có tài năng viết kịch bản
Kim Dung và “người tình trong mộng”- Hạ Mộng qua đời cùng một ngày, chỉ cách nhau có 2 năm - Ảnh 4.
Lý Hàn Tường - vị đạo diễn của nhiều phim nổi tiếng như Tây Thi, Hỏa Thiêu Viên Minh Viên, Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài… cũng từng khen ngợi sắc đẹp của Hạ Mộng có thể sánh ngang với Audrey Hepburn.
Kim Dung và “người tình trong mộng”- Hạ Mộng qua đời cùng một ngày, chỉ cách nhau có 2 năm - Ảnh 5.
Cố minh tinh nổi tiếng với nhiều bộ phim như: "Tuyệt Đại Giai Nhân", "Vương Lão Hổ Cướp Vợ", "Lá Ngọc Cành Vàng", "Giấc Mộng Đêm Hè"...
Cũng chính vì tài sắc vẹn toàn đó, cố nhà văn Kim Dung cũng không qua khỏi ải mỹ nhân. Trong mắt của ông, Hạ Mộng hiện lên xinh đẹp, trong sáng, thánh thiện, thuần khiết và thoát tục tựa tiên nữ. Kim Dung chưa bao giờ phủ nhận việc ông theo đuổi cố minh tinh. Thế nhưng, lúc 2 người gặp nhau cũng là lúc Hạ Mộng đã kết hôn nên Kim Dung đành phải chôn sâu mối tình đó trong tim.
Kim Dung và “người tình trong mộng”- Hạ Mộng qua đời cùng một ngày, chỉ cách nhau có 2 năm - Ảnh 6.
Bà chính là hình mẫu để Kim Dung tạo nên những nhân vật ấn tượng
Từ đó, Hạ Mộng chính là hình mẫu để nhà văn tạo nên những nhân vật ấn tượng như Vương Ngữ Yên, Tiểu Long Nữ. Kim Dung từng nhận xét Hạ Mộng rằng: "Tây Thi đẹp như thế nào, chưa ai từng nhìn thấy. Tôi thấy cô ấy phải đẹp như Hạ Mộng mới đúng là danh bất hư truyền".
Khán giả và người hâm mộ cũng hết lòng thương tiếc cho sự ra đi của cố nhà văn Kim Dung - người dệt nên những kỷ niệm tuổi thơ của biết bao nhiêu thế hệ: "Lúc sống không đến được với nhau, hy vọng ở dưới đó hai người có thể nên duyên", "Tài tử - giai nhân buồn cho những con người tài năng",...

7 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất trong sự nghiệp nhà văn Kim Dung

Kim Dung là một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất trong nền văn học Trung Quốc hiện đại. Sự nổi tiếng của những tác phẩm do ông viết khiến ông được coi là người viết tiểu thuyết võ hiệp thành công nhất lịch sử.

Lộc Đỉnh Ký
7 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất trong sự nghiệp nhà văn Kim Dung-1
Trong loạt sách kiếm hiệp nổi tiếng của Kim Dung, Lộc Đỉnh Ký là một trong những tác phẩm được yêu thích nhất. Nếu ở các tác phẩm khác, nhân vật chính là các hiệp khách võ công cao cường, nhân tâm hiệp cốt, trừ gian diệt bạo, thì Lộc đỉnh ký mang màu sắc mới lạ, thu hút ở chỗ nhân vật chính xuất thân hèn kém và hoàn toàn không phải người chính trực.
Vi Tiểu Bảo là một nhân vật có khắc họa khá đặc biệt, tuy không biết chữ, chẳng biết võ công, nhưng nhờ có miệng lưỡi trơn như mỡ, óc thực dụng, tính ích kỷ, tiểu nhân điển hình cộng với đầu óc linh hoạt ứng biến nhanh nhạy mà đạt được nhiều thành công, danh lợi.
Vi Tiểu Bảo có những nét hao hao giống những nhân vật chính mà Kim Dung đã dàn dựng: trọng tình nghĩa bạn bè, bị đưa đẩy vào những tình thế tiến thoái lưỡng nan, yêu một cuộc sống bình dị... nhưng cũng bao gồm những tính khác như tiểu nhân gian xảo, mưu mô thủ đoạn...
Qua đó Kim Dung cũng xây dựng một nhân vật điển hình cho một bộ phận dân tộc Trung Quốc tương phản với AQ của Lỗ Tấn.
Tuyết Sơn Phi Hồ
7 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất trong sự nghiệp nhà văn Kim Dung-2
Tuyết Sơn Phi Hồ là ngoại hiệu của Hồ Phỉ trẻ tuổi, trí tuệ và võ công hơn người. Câu chuyện xảy ra từ hơn một trăm năm trước, bốn vệ sĩ trung thành của Sấm Vương Lý Tự Thành là bốn họ Hồ, Miêu, Điền, Phạm, bốn người kết nghĩa anh em, cùng nhau sinh tử và đều trung thành với Lý Tự Thành.
Tuy nhiên vì hiểu lầm Hồ phản bội mà ba anh em đã tìm để giết. Mối thù kéo dài đến mấy đời sau. Cuộc gặp gỡ định mệnh dẫn đến tình yêu giữa Hồ Phỉ và Miêu Nhược Lan liệu có hóa giải được mối thâm thù, ân oán tổ tiên?
Thần Điêu Đại Hiệp
7 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất trong sự nghiệp nhà văn Kim Dung-3
Thần điêu hiệp lữ là một tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, còn có tên khác là Thần Điêu đại hiệp. Tác phẩm được đăng tải lần đầu tiên trên tờ Minh báo vào ngày 20 tháng 5 năm 1959 và liên tục trong ba năm.
Thần Điêu hiệp lữ là phần hai trong bộ Xạ điêu tam bộ khúc, được đánh giá là tiểu thuyết võ hiệp viết về tình yêu hay nhất của Kim Dung. Bối cảnh của Thần điêu hiệp lữ là vào cuối thời Nam Tống, khi quân Mông Cổ đã lớn mạnh, tiêu diệt hầu hết châu Á, châu Âu, đang trực tiếp uy hiếp an nguy của Nam Tống.
Thiên Long Bát Bộ
7 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất trong sự nghiệp nhà văn Kim Dung-4
Tác phẩm lấy bối cảnh thời Tống Triết Tông giai đoạn đánh dấu chế độ phong kiến Trung Quốc chuyển từ thịnh sang suy. Sáu nước: Lý, Tống, Liêu, Kim, Yên lúc thì liên kết đồng minh, lúc lại nhòm ngó, thôn tính lẫn nhau.
Trong mớ bòng bong mâu thuẫn ấy, nổi bật lên xung đột hai nước Tống - Liêu với đỉnh điểm tập trung vào KIều Phong (nay là Tiêu Phong) - nhân vật có số phận tận cùng bất hạnh và nhân cách tuyệt vời cao thượng.
Có thể nói, Thiên Long Bát Bộ đã vượt qua giới hạn của tiểu thuyết lịch sử truyền thống, đồng thời cũng vượt qua giới hạn của tiểu thuyết võ hiệp, làm nên đỉnh cao trong sự nghiệp của Kim Dung.

Ỷ Thiên Đồ Long Ký
7 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất trong sự nghiệp nhà văn Kim Dung-5
Ỷ Thiên Đồ Long Ký là cuốn cuối cùng trong bộ tiểu thuyết Xạ điêu tam khúc. Tiểu thuyết được xuất bản lần đầu năm 1961 tại Hồng Kông, Trung Quốc bởi Hương Cảng Thương báo và sau đó bản tiếng Việt đã được xuất bản tại Việt Nam bởi Nhà xuất bản Văn học.
Câu chuyện xoay quanh truyền thuyết về Đồ Long đao và Ỷ Thiên kiếm là hai báu vật trong võ lâm, nếu ai nắm được cả hai thứ đó sẽ hiệu triệu được thiên hạ:
Kiếm Ỷ Thiên là thanh kiếm được Quách Tĩnh và Hoàng Dung rèn thành cùng với Đồ Long đao. Trong kiếm Ỷ Thiên được Quách Tĩnh và Hoàng Dung cất giấu bí mật là pho võ công thượng đẳng Cửu Âm Chân Kinh. Bộ Võ Mục Di Thư được giấu trong Đồ Long đao, nhờ đó mà đánh thắng quân Nguyên. Kiếm sắc bén vô cùng không vũ khí nào so bì được.
Vì thế giang hồ có câu "Ỷ Thiên bất xuất, thùy mã tranh phong". Cây kiếm về sau được lưu truyền bởi Quách Tương, người sáng lập ra phái Nga Mi và truyền nhiều đời cho chưởng môn của giáo phái.
Sau khi bị Triệu Mẫn cướp, kiếm lại bị Chu Chỉ Nhược dùng mưu mẹo ăn cắp và khám phá ra bí mật của kiếm để từ đó luyện thành Cửu Âm Bạch Cốt trảo. Về sau kiếm bị gãy.
Độc Cô Cửu Kiếm
7 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất trong sự nghiệp nhà văn Kim Dung-6
Một đôi sư huynh, muội đẹp trai xinh gái lặn lội giang hồ truy tìm nguồn gốc một vụ nghi án trong môn phái. Họ phải bôn ba lên tận Tuyết Sơn băng đóng ngàn năm, dọc đường phải trải qua biết bao hiểm nguy sống chết buồn vui...
Sư huynh là người có võ công trác tuyệt khôi ngô tuấn tú nên đã làm rung động biết bao trái tim phụ nữ.
Sư muội xinh đẹp dọc đường phải cải dạng nam trang, bị số phận trớ trêu trở thành vợ một tên đại ma đầu, phải chịu đựng biết bao tủi nhục.
Ác ma muốn độc chiếm kho báu, xưng bá võ lâm, gian dâm phụ nữ gây nên bao huyết án bí hiểm rồi lại tụ tập quần ma tàn bạo tàn hại võ lâm giang hồ...
Những cảnh đời bí hiểm, những mưu kế xảo quyệt, những trận ác đấu ly kỳ hấp dẫn khiến người xem phải ngạc nhiên, bị cuốn hút theo những trang truyện kinh tâm động phách.
Tiếu Ngạo Giang Hồ
7 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất trong sự nghiệp nhà văn Kim Dung-7
Tiếu ngạo giang hồ là tên một nhạc khúc không lời, viết cho đàn thất huyền cầm và sáo, do hai người bạn tri âm tri kỉ Lưu Chính Phong của phái Hành Sơn (Chánh giáo) và Khúc Dương (trưởng lão của Triêu dương thần giáo - thường gọi là Ma giáo) viết ra và diễn tấu.
Câu chuyện bắt đầu khi phái Thanh Thành của Dư Thương Hải từ Xuyên Tây xuống Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, tấn công và tiêu diệt Phước Oai tiêu cực, đẩy chàng trai Lâm Bình Chi vào cảnh nhà tan người chết, phải quy đầu làm môn hạ phái Hoa Sơn.
Đại đệ tử phái Hoa Sơn Lệnh Hồ Xung là một chàng trai lãng mạn, đã gây sự với phái Thanh Thành và ra tay giải cứu ni cô Nghi Lâm của phái Hằng Sơn thoát khỏi tên dâm tặc Điền Bá Quang, đã bị sư phụ Nhạc Bất Quần phạt lên đỉnh núi sám hối một năm.
Chính trong thời gian sám hối này, Lệnh Hồ Xung đã mất người tình, người bạn nhỏ Nhạc Linh San. Cô gái nông nổi này đã phụ rẫy mối tình của đại sư ca, đi theo gã mặt trắng Lâm Bình Chi điển trai và hát khúc sơn ca Phúc Kiến "Chị em lên núi hái chè...".
Theo Đời Sống Pháp Luật


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét