KÝ ỨC CHÓI LỌI 105/c
-Chiến tranh ai cũng ghét, nhưng nhiều khi chúng ta buộc phải cầm súng vì không còn cách nào khác!
-Cuộc sống là vô giá. Không ai đổi cuộc sống lấy anh hùng mà chỉ thành anh hùng khi bảo vệ cuộc sống!
-Những Dòng Sông
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nguyễn Hữu Mão (Cựu sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội
Và những ước nguyện còn đó…

Tác giả (áo sáng màu) và các đồng đội sinh viên chiến sĩ
trong những ngày chiến đấu với không quân Mỹ bảo vệ bầu trời Nghệ An năm 1972.

Các cựu chiến binh sinh viên chụp ảnh lưu niệm trong buổi gặp mặt.
-Cuộc sống là vô giá. Không ai đổi cuộc sống lấy anh hùng mà chỉ thành anh hùng khi bảo vệ cuộc sống!
-Những Dòng Sông
Sinh ra ở đâu, mà ai cũng anh hùng?
Tất cả trả lời: Sinh bên một dòng sông…
Chẳng phải sông Đà, sông Mã, sông Hồng đôi bờ cát mênh mông,
Thì cũng sông Trà, sông Hương, sông Cửu Long uốn chín đầu rồng
Chẳng phải rộng xa một tầm cò vỗ cánh,
Cũng xinh xinh vài sải chèo quẫy mạnh
Quê hương Việt Nam mườn mượt những cánh đồng
Mỗi con người gắn bó một dòng sông
Khi ta bé dòng sông nào cũng rộng
Chiếc thuyền giấy gửi tuổi thơ theo sóng
Một cánh cò vỗ lả xuống lòng ta…
Từ nguồn nào, sông cũng nặng phù sa
Đời ông cha từng cuốc đất, dựng nhà.
Khơi tưởng tượng, những chuyện xưa mẹ kể
Tuổi thơ ngây ngỡ dòng sông nhỏ bé
Cửa quê mình Trần Quốc Toản từng qua…
Rồi biết nghe chuyện anh, chuyện cha
Biết tự hào: Sông đã từng đánh Pháp
Nước lấp mặt những ca nô tan xác
Bãi lau già chuyển cán bộ qua sông…
Những dòng sông ngàn năm ôm cánh đồng
Khi ta vào đời, Đời đã cấy cày chung
Xanh sắc lúa xoá bờ gầy đói khổ
Mặt cánh đồng nhờ mặt người soi hộ
Trên dòng sông – là một tấm gương trong…
Em ta yêu có gì như lòng sông
Một nền xanh tràn xuống chảy theo dòng
Là ruộng đất, anh hiền lành, khoẻ khoắn
Có mía ngọt và bãi hoa mơ mộng…
Đã bao đời gắn bó giữa hai ta,
Sông chia mình thành ngàn nhánh phù sa
Đến bè bạn cùng từng gốc lúa
Trắng lấp lánh là quẫy tung đuôi cá
Xanh mát êm là xoan dọc bờ vùng
Yêu nhau rồi, ta có những vui chung…
Uống bát nước chè bên nòng súng, trưa nắng cháy
Nghe màu xanh bờ bãi mát trong lòng!
Bình tĩnh ngồi bên những trái bom
Đâu trong gió mái chèo xa vọng lại:
Đêm mưa không đèn vững vàng tay lái
Đường dẫn đi như dòng nước tới mênh mông…
Sinh ra ở đâu mà ai cũng anh hùng?
Tất cả trả lời: Sinh bên một dòng sông…
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Lính Bách Khoa xếp bút nghiên ra chiến trường
TƯỢNG ĐÀI SINH VIÊN LÊN ĐƯỜNG BẢO VỆ TỔ QUỐC - TƯỢNG ĐÀI CỦA MỘT THỜI
HOA LỬA
"... Sau cuộc chiến gian khổ ấy, những người lính còn lại lại trở về với
cuộc đời sinh viên, không một chút phàn nàn, họ đã học tập và tiếp tục
cống hiến giữa những trận sốt rét, giữa những cơn đau của vết thương,
giữa những khó khăn của đời thường nhưng với một tinh thần mới... và họ
đã trưởng thành.
Trong số họ, nhiều người đã trở thành những nhà khoa học giỏi, những nhà
giáo chân chính, những nhà quản lý tài năng hoặc những sỹ quan cao cấp
của quân đội. Họ đã tiếp tục sống, làm việc và cống hiến thật nhiều cho
cuộc đời, với trách nhiệm của những người lính..."
Cũng có những người Lính như ông Nguyễn Dũng bạn bè thường gọi vui ông
là "Dũng khùng"- Cựu chiến binh, Giảng viên trường Đại học Bách khoa -
Ông không lấy vợ mà dành trọn cả cuộc đời để đi tìm mộ Liệt sĩ.
Thuở binh nhì của những người lính sinh viên
Tạm xa mái trường, những người lính sinh viên làm quen với súng ống, lựu đạn, với những đêm hành quân, báo động. Qua thời gian tân binh, họ vào thẳng chiến trường, tham gia chiến đấu ở các mặt trận Quảng Trị, Đông Nam Bộ...
Hoàng Phương
Ảnh tư liệu
Ảnh tư liệu
Ký ức tự hào sau 45 năm 'xếp bút nghiên ra trận'
24/08/2015 19:10
(TBTCO) - Năm 1970 là một mốc thời gian đặc biệt đối với sinh viên
nhiều trường đại học ở Thủ đô! Đó là thời điểm nhiều trường đại học trở
về Hà Nội sau những năm tháng tạm sơ tán tránh máy bay Mỹ ném bom, bắn
phá.
Các cựu chiến binh - sinh viên trong cuộc gặp mặt kỷ niệm 45 năm “xếp bút nghiên ra trận” ngày 23/8/2015 tại Hà Nội.
Đó cũng là thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bước vào giai
đoạn cực kỳ cam go quyết liệt, nhu cầu chi viện cho chiến trường miền
Nam trở nên cấp bách.
Thực hiện lệnh Tổng động viên của Nhà nước, rất nhiều sinh viên các
trường đại học đã được gọi vào phục vụ quân đội. Theo số liệu thống kê,
từ năm 1970 đến 1972, hơn 10.000 sinh viên các trường đại học ở Hà Nội
đã lên đường nhập ngũ, hình thành nên một thế hệ sinh viên Thủ đô “xếp
bút nghiên lên đường ra trận”.
Trong số đó có nhiều người mới học xong năm thứ nhất, nhưng cũng có
người sắp tốt nghiệp, chuẩn bị ra trường công tác với bao dự định và ước
mơ của những kỹ sư, bác sỹ, thầy giáo, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu
khoa học…
Cách đây vừa đúng 45 năm, ngày 24/8/1970, một số lượng lớn sinh viên của
các trường đại học ở Hà Nội được lệnh lên đường nhập ngũ. Đây là đợt
nhập ngũ đầu tiên của đông đảo sinh viên các trường đại học trên địa bàn
Thủ đô sau khi Nhà nước có lệnh Tổng động viên.
Gác lại việc học tập để lên đường chiến đấu, mỗi sinh viên lên đường
nhập ngũ khi đó đều mang trong mình một thông điệp sâu sắc, đó là: “Tất
cả vì miền Nam ruột thịt! Tất cả vì độc lập dân tộc, thống nhất Tổ
quốc!”.
Là sinh viên, vốn chỉ quen với bút mực, sách vở; khi bước vào quân ngũ,
trải qua thời kỳ huấn luyện tân binh, anh em đã dần quen với cuộc sống
đầy gian nan, vất vả và hy sinh của người lính từ những ngày đầu huấn
luyện tân binh và tập hành quân mang vác nặng của người lính bộ binh
trước ngày vào Nam chiến đấu… Tuy nhiên, sau đó theo sự phân công và
điều động của quân đội, anh em đã được bố trí bổ sung về các đơn vị trực
tiếp chiến đấu tại khắp các quân, binh chủng trên khắp các chiến
trường.
Qua những tháng năm chiến tranh, nhiều chiến sỹ - sinh viên đã thực sự
là những trắc thủ, chiến sỹ giỏi, lập công trong chiến đấu. Đặc biệt là
các anh em được bổ sung về các đơn vị chiến đấu của Quân chủng Phòng
không - Không quân.
Họ đã kề vai sát cánh cùng cán bộ chiến sỹ các đơn vị bộ đội tên lửa,
pháo cao xạ, không quân kiên cường đánh máy bay Mỹ, bảo vệ bầu trời Tổ
quốc, trực tiếp góp phần làm nên chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ
trên không” tháng Chạp năm 1972 đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng
máy bay B52 của đế quốc Mỹ cũng như tham gia đánh địch trên khắp các
chiến trường.
Trong số đó nổi bật là cựu sinh viên khóa 8 trường Đại học Thủy lợi Trần
Văn Xuân, trong 3 năm chiến đấu tại chiến trường miền Đông Nam bộ đã sử
dụng khí tài tên lửa vác vai A72 bắn rơi tại chỗ 8 máy bay địch, chỉ
huy đơn vị bắn rơi 6 chiếc khác; 7 lần được phong danh hiệu Dũng sỹ,
được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Ba, 1 Huân
chương Chiến công Giải phóng hạng Nhất và vinh dự được Chủ tịch nước
phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” năm 1978.
Hôm nay, nhớ lại ngày rời giảng đường đại học 45 năm trước, quả thực
trong suy nghĩ của mỗi sinh viên ngày ấy đều ít nhiều vẫn còn nuối tiếc.
Bởi lẽ thường ở đời, ai chẳng muốn được đi học, được trở thành bác sỹ,
kỹ sư, thầy giáo... Nhưng đất nước có chiến tranh, cầm súng đánh giặc
giữ nước là bổn phận và cũng là vì danh dự của một thế hệ, một lớp
người.
Vì vậy, dù gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng nhớ về những năm tháng “xếp
bút nghiên lên đường ra trận”, họ có quyền tự hào như cố Đại tướng Võ
Nguyên Giáp đã viết về lớp sinh viên ngày ấy: “Tổ quốc ghi công lớp lớp
thầy giáo, sinh viên đã xếp bút nghiên lên đường chiến đấu và đóng góp
xứng đáng vào chiến thắng của dân tộc. Tinh thần yêu nước mãi mãi là
ngọn lửa soi sáng các thế hệ thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp phát
triển đất nước trở thành quốc gia giàu mạnh, hòa bình và hạnh phúc”.
Nhóm 4 chiến sỹ - sinh viên ở chiến trường năm 1972… Ảnh
T.L
… và hôm nay.
Sau ngày đất nước thống nhất, rời quân ngũ, nhiều người trong số lính
sinh viên ấy còn mang thương tật chiến tranh hoặc di chứng của những
trận sốt rét rừng và hầu hết trở về giảng đường, tiếp tục công việc học
hành. Không ít người đã trở thành nhà khoa học, giáo sư, tiến sỹ, nhà
thơ, nhà văn, nhà báo, cán bộ quản lý… nắm những vị trí chủ chốt, quan
trọng trong bộ máy của Đảng và nhà nước, như: Anh Nguyễn Hồng Phong (Cựu
SV Đại học Ngoại giao) từng giữu chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Phó
Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Ngoại giao; Anh Nguyễn Ngọc Thanh (Cựu SV
Đại học Thủy lợi) trở thành TS Triết học, Phó Giám đốc Học viện Chính
trị quóc gia Hồ Chí Minh khu vực 1, Vụ trưởng Ủy ban Trung ương MTTQ
Việt Nam; Anh Nguyễn Đức Khiêm (Cựu SV Đại học Thủy lợi) là Ủy viên Ban
Cán sự Đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tài nguyên & Môi trường;
Anh Võ Khắc Sần (Cựu SV Đại học Thủy lợi) từng giữu chức Bí thư huyện
ủy huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên; Anh Nguyễn Quang Trung (Cựu SV Đại học
Thủy lợi) trở thành PGS.TS, Phó Giám đốc Trung tâm Tài nguyên nước và
môi trường; Anh Nguyễn Hữu Hiếu (Cựu SV Đại học Sư phạm) trở thành Phó
giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội; Anh Trương Đình Tưởng (Cựu SV Đại học Sư
phạm) trở thành Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật, Chủ tịch Hội Khoa
học Lịch sử tỉnh Ninh Bình; Anh Nguyễn Hữu Mão (Cựu SV Đại học Sư phạm):
Nhà báo - PV cao cấp, Phó Tổng biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Tổng Thư
ký Tòa soạn Thời báo Tài chính Việt Nam, Bộ Tài chính…
Một số người tiếp tục con đường binh nghiệp đã trở thành tướng lĩnh,
sỹ quan cao cấp trong quân đội, như: Anh Phạm Ngọc Trung (Cựu SV Đại học
Ngoại giao): Thiếu tướng - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược quân sự, Bộ
Quốc phòng; Anh Trần Văn Xuân (Cựu SV Đại học Thủy lợi): Thượng tá - Anh
hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh Bùi Đình Bôn (Cựu SV Đại học Sư
phạm): Đại tá, PGS.TS Triết học, Thư ký Tiểu ban Quốc phòng - An ninh -
Đối ngoại của Hội đồng Lý luận Trung ương; Anh Nguyễn Văn Đằng (Cựu SV
Đại học Bách khoa): Đại tá, Chủ nhiệm Kỹ thuật Sư đoàn Phòng không 361;
Anh Lê Quang Tiến (Cựu SV Đại học Sư phạm): Đại tá, Phó Tham mưu trưởng
Sư đoàn Phòng không 377; Anh Trịnh Đình Củ (Cựu SV Đại học Sư phạm):
Đại tá, Phó Giám đốc, Bí thư Đảng ủy Công ty thuộc Tổng cục Hậu cần…
Rất nhiều người đã trở thành các cán bộ quản lý giáo dục, các nhà giáo trong và ngoài quân đội, các chuyên viên cao cấp của các Bộ, ngành… hoặc đơn giản chỉ là người lính trở về. Song, dù ở vị trí nào thì điểm chung nhất của thế hệ những người lính - sinh viên một thời “xếp bút nghiên ra trận” bây giờ là gạch nối giữa quá khứ với hiện tại, là câu chuyện chưa bao giờ cũ để thế hệ hôm nay mãi tự hào về lớp cha anh đi trước, về truyền thống hào hùng của dân tộc./.
Rất nhiều người đã trở thành các cán bộ quản lý giáo dục, các nhà giáo trong và ngoài quân đội, các chuyên viên cao cấp của các Bộ, ngành… hoặc đơn giản chỉ là người lính trở về. Song, dù ở vị trí nào thì điểm chung nhất của thế hệ những người lính - sinh viên một thời “xếp bút nghiên ra trận” bây giờ là gạch nối giữa quá khứ với hiện tại, là câu chuyện chưa bao giờ cũ để thế hệ hôm nay mãi tự hào về lớp cha anh đi trước, về truyền thống hào hùng của dân tộc./.
Cần lắm tượng đài những người lính sinh viên bất tử
Thứ Hai, 27/7/2015 06:38 GMT+7
(PLO) - Từ năm 1970 đến năm 1972, hơn
10.000 sinh viên các trường đại học của Hà Nội lên đường vào Nam chiến
đấu. Hơn một nửa đã hy sinh tại các mặt trận, nhưng nhiều hơn cả là hy
sinh tại chiến dịch bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Tại Thành cổ cũng có một
tượng đài dành riêng cho những người lính sinh viên Hà Nội đã hy sinh
trong những tháng ngày đỏ lửa đó…
Sinh viên Hà Nội lên đường nhập ngũ những năm 1970-1972
Hơn 10.000 sinh viên lên đường nhập ngũ
Năm
1970, nhiều trường đại học (ĐH) trở về Hà Nội sau những năm tạm sơ tán
tránh máy bay Mỹ ném bom. Thời gian này, cuộc kháng chiến chống Mỹ bước
vào giai đoạn căng thẳng, nhu cầu chi viện cho các mặt trận phía Nam trở
nên cấp bách. Hưởng ứng phong trào “Ba sẵn sàng” và thực hiện lệnh tổng
động viên, các địa phương đồng loạt gọi thanh niên, sinh viên đi khám
sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Từ
năm 1970 đến năm 1972, hơn 10.000 sinh viên (SV) các trường ĐH ở Hà Nội
lên đường nhập ngũ, hình thành nên một thế hệ SV Thủ đô xếp bút nghiên
lên đường chiến đấu. Nhập ngũ đông nhất là SV các trường Bách khoa,
Tổng hợp, Nông nghiệp, Xây dựng, Kinh tế kế hoạch (nay là Kinh tế quốc
dân). Có nhiều người mới học xong năm thứ nhất, nhưng cũng có người sắp
tốt nghiệp, chuẩn bị đi tu nghiệp nước ngoài.
Đợt
tuyển quân đông nhất là vào năm 1971. Hàng nghìn SV bước vào năm học
mới cũng là lúc nhận được giấy báo nhập ngũ. Ngày 6/9/1971, lễ xuất quân
diễn ra ngay tại sân nhiều trường ĐH, có bạn bè, thầy cô đưa tiễn.
Trong
nhật ký “Mãi mãi tuổi 20” của anh Nguyễn Văn Thạc đã ghi lại rõ nét
ngày hôm đó, ngày 6/9/1971, ba ngàn SV Hà Nội xuất quân trong ngày Hà
Nội mưa trắng trời. Cùng bạn bè đứng dưới sân Trường ĐH Tổng hợp trong
lễ ra quân, bài Quốc ca anh đã nghe bao lần, lá cờ Tổ quốc quá đỗi thân
thuộc, nhưng chỉ khi ấy anh mới cảm nhận rõ rệt và thấm thía đó là máu
của chính mình…
Toàn
bộ SV nhập ngũ đợt tháng 9/1971 được đưa lên huấn luyện tại vùng đồi
núi thuộc tỉnh Hà Bắc (cũ). Ở đây, họ được học về chiến thuật, chiến
lược, kỹ thuật sử dụng vũ khí và tác chiến. Mỗi đêm các tân binh phải
đeo đến 20kg đất đựng trong sọt tre mà đi, chạy để rèn sức dẻo dai cho
chuyến hành quân bộ vào miền Nam.
Cuối
đợt huấn luyện, sau khi phân loại là SV trường nào, họ được xếp vào
binh chủng cho phù hợp: Bách khoa thì vào pháo binh, thông tin; Y thì
vào quân y; Mỏ - địa chất vào công binh; Kinh tế, tổng hợp vào bộ binh…
Nhưng phần đông SV được biên chế vào các đơn vị chiến đấu như các trung
đoàn 95, 101, 18 của Sư đoàn 325; Sư đoàn 338, 308, trực tiếp tham chiến
ở mặt trận Bình - Trị - Thiên.
“Hẹn trở về, Hà Nội mến yêu”
Đầu
năm 1972, chuyến tàu chở bộ đội, chủ yếu là tân binh SV đi thẳng từ ga
Kép (Bắc Giang) đến ga Vinh để từ đây hành quân vào chiến trường. Nhiều
cựu SV kể lại, khi tàu đi qua ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội ngày nay), những lá
thư từ các toa được thả xuống trắng đường. Ngoài bì thư chỉ ghi vội dòng
chữ “Nhờ ai nhặt được thư này chuyển đến giúp số nhà... Hẹn trở về, Hà
Nội mến yêu” hay “Đi B, ngày”…
Lớp
lính SV ấy có mặt trên khắp trận tuyến, từ Thành cổ Quảng Trị đến chiến
trường Đông Nam bộ, tham gia giải phóng Buôn Ma Thuột, ở Sài Gòn vào
ngày 30/4/1975. Trong hơn 10.000 SV lên đường thì hơn một nửa hy sinh
tại các mặt trận phía Nam, trên đất Lào, nhưng nhiều nhất là trong chiến
dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972.
Có
người ngã xuống ở cửa ngõ Sài Gòn như liệt sĩ Nguyễn Văn Tư (SV ĐH Bách
khoa), hy sinh lúc 10h sáng 30/4/1975, cách giờ phút đất nước thống
nhất chưa đầy hai tiếng. Và lời hẹn “trở về” đã có hơn một nửa mãi mãi
không thực hiện được, họ đã ở lại với tuổi 20 trắng trong ở một vạt
rừng, một trận chiến ác liệt nào đó…
Sau
ngày thống nhất, những người lính SV lại trở về giảng đường, tiếp tục
đi học. Nhiều người mang thương tật chiến tranh, di chứng của những trận
sốt rét rừng. Rất nhiều trong số đó trở thành nhà khoa học, giáo sư,
cán bộ chủ chốt của các trường ĐH, tướng lĩnh quân đội, nhà thơ, nhà
văn. Một số người giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước như ông
Đinh Thế Huynh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương;
ông Nguyễn Quốc Triệu - nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế...
Trong
một buổi gặp mặt truyền thống của SV lên đường chiến đấu tại Hà Nội,
ông Ngô Quang Năng, cựu sinh viên ĐH Nông nghiệp chia sẻ: “Những SV
lên đường nhập ngũ hầu hết rất giỏi mới thi đỗ vào các trường ĐH. Ngày
ấy rời giảng đường, chúng tôi đều nuối tiếc. Ai chẳng muốn được đi học,
được trở thành bác sĩ, kỹ sư, thầy giáo. Nhưng đất nước có chiến tranh,
cầm súng là bổn phận, cũng là vì danh dự của một thế hệ, một lớp người”.
Thầy Phạm Thành Hưng (bên phải) bên Tượng đài liệt sĩ Đại học Bách khoa Hà Nội |
Sinh
thời, cố nhà giáo Hoàng Xuân Tùy - nguyên Thứ trưởng Bộ ĐH và Trung học
chuyên nghiệp, nguyên Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội từng đề cập đến
việc Nhà nước cần có một hình thức động viên, khen thưởng nào đó đối với
lớp SV ĐH xếp bút nghiên lên đường chiến đấu. Ông cũng hy vọng các
trường có thể tổng hợp danh sách SV ra trận qua các năm và số liệt sĩ hy
sinh thời kỳ đó.
Nhưng
đến nay ước nguyện của người thầy đối với học trò vẫn chưa làm được. Để
tưởng nhớ bạn học, đồng đội, nhiều cựu SV các trường ĐH đóng góp xây
nên các tượng đài, đài kỷ niệm SV lên đường bảo vệ Tổ quốc trong khuôn
viên các trường: ĐH Bách khoa, ĐH Kinh tế quốc dân...
Tuy
nhiên, điều đáng nói, hiện nay các thầy giáo (nay là GS, TS) cựu chiến
binh và những cựu chiến binh tòng quân từ các trường ĐH đều có tâm
nguyện rằng, ít nhất ở Trường ĐH Tổng hợp cũ (nay là ĐH Khoa học Tự
nhiên và Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn- ĐHQG Hà Nội), vừa là
trường có đông SV nhập ngũ, vừa là ngôi Trường được khởi đầu từ trường
ĐH Văn khoa (chuyên về các môn khoa học xã hội) do Bác Hồ đặt tên 70 năm
trước nên có một góc nào đó dành riêng để tưởng nhớ những người lính SV
đã ngã xuống.
Một
cựu chiến binh cho biết: Đã qua 4 “đời” hiệu trưởng rồi mà Trường ĐH
Khoa học Xã hội và Nhân văn không theo gương ĐH Bách khoa là xây một tấm
bia kỷ niệm cho các liệt sỹ / cựu chiến binh xếp bút nghiên ra trận,
mặc dù trường có 2 Anh hùng Lực lượng Vũ trang là Anh hùng Liệt sĩ Trần
Tiến (nhà văn Chu Cẩm Phong) và Anh hùng Liệt sĩ Ca Lê Hiến (nhà thơ Lê
Anh Xuân).
PGS
TS Phạm Thành Hưng, giảng viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn bùi ngùi
chỉ, trong một tấm ảnh của Khoa Toán K75 chụp khoảng 7, 8 người thì đã
có 4 người hy sinh, trong đó có liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc. Họ đều là những
SV rất giỏi thời đó.
Thầy
Phạm Thành Hưng cho biết, trước đây đã vài lần đề nghị nhưng chưa thực
hiện được. Nếu nói về khó khăn tài chính cũng không phải, bởi tuỳ hoàn
cảnh có thể thực hiện được tâm nguyện đó không mấy khó khăn. Tuy nhiên,
về phía nhà trường, lo lắng sợ nơi đó sẽ thành điểm mê tín, thành miếu
thờ để SV thắp hương ngày tuần trong tháng (!); rồi thông tin nhà trường
sẽ chuyển về Hoà Lạc nên làm sẽ lãng phí…
Song
theo tâm nguyện của những người cựu chiến binh, họ cho rằng những lý do
đó không mấy thuyết phục. Bởi đó không phải là miếu thờ mà cũng giống
như ở ĐH Bách khoa, đó là Đài tưởng niệm, là nơi để SV dâng hoa trong lễ
tốt nghiệp, là nơi để tất cả các cựu chiến binh các thế hệ tưởng nhớ về
đồng đội mình. Hiện khuôn viên trường chật nên việc tìm địa điểm thích
hợp đang được các thầy tính tới.
Có
thể giản dị chỉ là một tảng đá có dòng chữ tưởng nhớ đặt dưới một lùm
cây. Còn nếu làm được tượng đài thì những cựu chiến binh đều có chung ý
tưởng là tại sân Trường ĐH Tổng hợp cũ nay là khu vườn hoa của ĐH Khoa
học Tự nhiên, nơi diễn ra lễ xuất quân hơn 40 năm trước.
Muộn còn hơn không!
Thiếu
vắng một tấm bia kỷ niệm nên hiện nay những cựu chiến binh mỗi dịp gặp
mặt đồng đội cũ, hay một dịp nào đó vẫn thường tới Đài tưởng niệm ở ĐH
Bách khoa để tưởng nhớ về một lớp SV gác bút nghiên ra trận một thời.
Thầy Phạm Thành Hưng lý giải, cổng parabon là biểu tượng thứ nhất - biểu
tượng hòa bình của ĐH Bách khoa. Còn cột bia kỷ niệm này là biểu tượng
thứ hai.
Tháp
của cột bia là chiếc mũ cối gắn quân hiệu sao vàng năm cánh, phía dưới
là cuốn giáo trình đọc dở. Các thầy giáo và SV Bách khoa trai trẻ đã
từng sống với những ước mơ lập nghiệp, đặt trang sách cao hơn cuộc đời
và rồi họ đã gác lại tất cả để ra trận...
Tại
Trường ĐH Bách khoa, thầy Nguyễn Dũng (vẫn được bạn bè gọi là Dũng đầu
bạc) không lập gia đình nhưng nuôi con của một đồng đội đã hy sinh, vào
những ngày tuần trong tháng đều ra đặt hoa ở Tượng đài liệt sỹ và những
ngày tết thầy thường xuyên vào Thành cổ Quảng Trị để thắp một nén nhang
cho đồng đội mình, chỉ để nói rằng: “Hoà bình rồi, chúng mày ơi”…
Thế
nên, dành một nơi tưởng nhớ cho một thế hệ tài hoa ra trận, muộn còn
hơn không là mong mỏi của những người lính SV may mắn trở về, thương nhớ
khôn nguôi những người bạn của mình, và cũng là niềm tự hào, rưng rưng
của những người trẻ hôm nay trước những con người đã hoá thân thành bất
tử, “làm nên dáng hình Tổ quốc”.
Kí ức tự hào của lứa sinh viên đầu tiên “xếp bút nghiên ra trận”
Vừa
qua, tại Bảo tàng PK-KQ đã diễn ra cuộc gặp mặt của các cựu chiến binh
sinh viên nhập ngũ tháng 8-1970 và từng tham gia chiến đấu tại các đơn
vị Bộ đội Phòng không trong những năm chiến tranh. Trong không khí bồi
hồi xúc động, những chàng sinh viên năm xưa - nay hầu hết đã trên dưới
tuổi 70, nhiều người mái đầu đã điểm bạc - đều nhớ về những ngày đầu khi
bước vào quân ngũ, làm quen với cuộc sống đầy gian nan, vất vả trong
những ngày huấn luyện tân binh và tập hành quân mang vác nặng của người
lính bộ binh trước khi vào chiến đấu tại chiến trường miền Nam…
Tác giả (áo sáng màu) và các đồng đội sinh viên chiến sĩ
trong những ngày chiến đấu với không quân Mỹ bảo vệ bầu trời Nghệ An năm 1972.
Cách
đây 47 năm, vào dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9 năm
1970, ngay trước thềm năm học mới, lần đầu tiên, một số lượng lớn sinh
viên của các trường đại học ở Thủ đô được lệnh lên đường nhập ngũ vào
ngày 24-8-1970, sau khi Nhà nước có lệnh Tổng động viên.
Nhớ
lại lịch sử, trong giai đoạn từ năm 1970 đến năm 1972 - thời điểm cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn khẩn trương, nhu cầu
chi viện cho chiến trường miền Nam trở nên cấp bách - hơn 10.000 sinh
viên các trường đại học ở Hà Nội đã được gọi vào phục vụ quân đội, hình
thành một thế hệ sinh viên Thủ đô “xếp bút nghiên ra trận”. Trong số đó,
nhiều sinh viên đã nhập ngũ vào Quân chủng PK-KQ tham gia chiến đấu
trong những năm chiến tranh khốc liệt ấy!
Nhân
dịp này, tại Bảo tàng Quân chủng PK-KQ vừa diễn ra cuộc gặp mặt của các
cựu chiến binh sinh viên nhập ngũ tháng 8-1970 đã từng tham gia chiến
đấu tại các đơn vị Bộ đội Phòng không trong những năm chiến tranh.
Trong
không khí bồi hồi xúc động, những chàng sinh viên năm xưa - nay hầu hết
đã trên dưới tuổi 70, nhiều người mái đầu đã điểm bạc - đều nhớ về
những ngày đầu khi bước vào quân ngũ, làm quen với cuộc sống đầy gian
nan, vất vả trong những ngày huấn luyện tân binh và tập hành quân mang
vác nặng của người lính bộ binh trước khi vào chiến đấu tại chiến trường
miền Nam… Tuy nhiên, để có đủ lực lượng tinh nhuệ nhằm đối phó với cuộc
chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, một số chiến sĩ là
sinh viên của các trường Đại học: Sư phạm Hà Nội, Thủy lợi, Ngoại giao,
Bách khoa, Giao thông…, đã được tuyển chọn vào đội hình chiến đấu của
các đơn vị Bộ đội Phòng không. Những chiến sĩ sinh viên này đã trực tiếp
chiến đấu trên các trận địa tên lửa, pháo cao xạ, ra đa bảo vệ bầu
trời, góp phần vào chiến công chung của quân và dân ta đánh bại cuộc
chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ trên miền Bắc và làm
nên chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tháng Chạp năm
1972… Ngay sau đó, các chiến sĩ sinh viên thuộc Trung đoàn tên lửa 263
đã cùng tập thể đơn vị tức tốc hành quân vào bảo vệ vùng trời tỉnh Quảng
Trị trước khi Hiệp định Paris có hiệu lực, và tiếp đó tham gia Chiến
dịch Hồ Chí Minh mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước.
Đặc biệt, đầu năm
1972, một số chiến sỹ sinh viên thuộc Tiểu đoàn 42 của Trung đoàn Tên
lửa 263 được điều động nhận nhiệm vụ tại Tiểu đoàn 172 mới thành lập, có
nhiệm vụ huấn luyện và sử dụng ngay loại vũ khí bí mật và tối tân nhất
lúc đó do Liên Xô viện trợ là Tên lửa vác vai A72 rồi vào chiến
trường miền Nam, phối thuộc với các lực lượng chiến đấu tại mặt trận Trị
Thiên - Huế và chiến trường miền Đông Nam bộ. Trong 3 năm cuối của cuộc
kháng chiến chống Mỹ, lực lượng Tên lửa A72 đã lập công xuất sắc, bắn
rơi 157 máy bay địch. Riêng trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Tên
lửa A72 đã bắn rơi 34 máy bay địch, trong đó 9 chiếc rơi ngay tại cửa
ngõ Sài Gòn, hỗ trợ đắc lực cho các đơn vị bộ binh của ta tiến quân và
giảm bớt thương vong. Nổi bật trong số các chiến sĩ sinh viên tên lửa
A72 đó là đồng chí Trần Văn Xuân - cựu sinh viên khóa 8 trường Đại học
Thủy lợi - trong 3 năm chiến đấu tại chiến trường miền Đông Nam bộ đã
bắn rơi tại chỗ 8 máy bay địch, chỉ huy đơn vị bắn rơi 6 chiếc khác; 7
lần được tặng danh hiệu Dũng sỹ; được tặng thưởng Huân chương Chiến công
Giải phóng hạng Ba và hạng Nhất; được phong tặng danh hiệu “Anh hùng
Lực lượng vũ trang nhân dân” năm 1978.
Các cựu chiến binh sinh viên chụp ảnh lưu niệm trong buổi gặp mặt.
Gặp
nhau hôm nay, dù gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng nhớ về những năm
tháng “xếp bút nghiên ra trận”, những cựu chiến binh sinh viên vẫn không
thể nào quên được những đồng đội “mãi mãi tuổi 20” đã hy sinh trên các
chiến trường!
Sau ngày
đất nước thống nhất, rời quân ngũ, nhiều người trong số lính sinh viên
ấy còn mang thương tật chiến tranh hoặc di chứng của những trận sốt rét
rừng và hầu hết trở về giảng đường, tiếp tục công việc học hành. Không
ít người đã trở thành nhà khoa học, giáo sư, tiến sỹ, nhà thơ, nhà văn,
nhà báo, cán bộ quản lý… nắm những vị trí chủ chốt, quan trọng trong các
cơ quan của Đảng và Nhà nước như: Nguyễn Hồng Phong (Cựu chiến binh
sinh viên Đại học Ngoại giao); Nguyễn Ngọc Thanh, Vũ Khắc Sần, Nguyễn
Đức Khiêm, Nguyễn Quang Trung, Nguyễn Bá Quỳ… (Đại học Thủy lợi); Nguyễn
Hữu Hiếu, Nguyến Hữu Mão, Trương Đình Tưởng…(Đại học Sư phạm)…
Một
số người tiếp tục con đường binh nghiệp đã trở thành tướng lĩnh, sỹ
quan cao cấp trong quân đội, như: Thiếu tướng Phạm Ngọc Trung (Đại học
Ngoại giao), Thượng tá Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn
Xuân (Đại học Thủy lợi); các Đại tá: Bùi Đình Bôn, Lê Quang Tiến, Trịnh
Đình Củ (Đại học Sư phạm)…
Nhiều
người đã trở thành các cán bộ quản lý giáo dục, các nhà giáo trong và
ngoài quân đội, các chuyên viên trung - cao cấp của các Bộ, ngành… hoặc
đơn giản chỉ là người lính trở về. Song, dù ở vị trí nào thì điểm chung
nhất của thế hệ những người lính - sinh viên một thời “xếp bút nghiên ra
trận” bây giờ là gạch nối giữa quá khứ với hiện tại, là câu chuyện chưa
bao giờ cũ để thế hệ hôm nay mãi mãi tự hào về lớp cha anh đi trước, về
truyền thống hào hùng của dân tộc, đúng như cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp
đã viết về lớp sinh viên ngày ấy: “Tổ quốc ghi công lớp lớp thầy giáo,
sinh viên đã xếp bút nghiên lên đường chiến đấu và đóng góp xứng đáng
vào chiến thắng của dân tộc. Tinh thần yêu nước mãi mãi là ngọn lửa soi
sáng các thế hệ thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp phát triển đất nước
trở thành quốc gia giàu mạnh, hòa bình và hạnh phúc”./.
HỮU MÃO (Cựu chiến binh sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội)
Nhận xét
Đăng nhận xét