Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 69/a

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Hội Tam Hoàng – Thế Lực Xã Hội Đen Bí Ẩn Nhất Thống Trị Trung Quốc
Được xem như một trong những tổ chức tội phạm khét tiếng nhất thế giới, Hội Tam Hoàng không chỉ có địa bàn tại Hồng Kông, Trung Quốc mà còn sở hữu một loạt “chân rết” bành trường khắp nơi trên thế giới. Hội hoạt động bí ẩn dưới đủ ngành nghề, từ buôn lậu vũ khí, tống tiền, mại dâm, bắt cóc cho tới làm hàng giả, cho vay nặng lãi, cờ bạc... Họ đã trở thành cái tên mà bất kỳ tổ chức tội phạm ghê gớm khác trên thế giới cũng phải kính nể.





Hội Tam Hoàng – Thế lực bí ẩn ám ảnh người Trung Quốc


Chủ nhật, 27/09/2015 | 07:13 GMT+7
Được xem như một trong những tổ chức tội phạm khét tiếng nhất thế giới, Hội Tam Hoàng không chỉ có địa bàn tại Hồng Kông, Trung Quốc mà còn sở hữu một loạt “chân rết” bành trường khắp nơi trên thế giới.
Hội hoạt động bí ẩn dưới đủ ngành nghề, từ buôn lậu vũ khí, tống tiền, mại dâm, bắt cóc cho tới làm hàng giả, cho vay nặng lãi, cờ bạc...
Nguồn gốc và quá trình bành trướng
Theo như lịch sử ghi lại, Hội Tam Hoàng xuất phát từ phong trào chống lại nhà Thanh của người Hán vào thế kỷ thứ 17 do các vị sư chùa Thiếu Lâm ở tỉnh Hà Nam lãnh đạo. Vào thời điểm đó, tôn chỉ hoạt động của Hội hoàn toàn mang ý nghĩa tích cực, khi các nhà sư muốn cái tên chứa đựng triết lý sâu xa của nhà Phật.

Hội Tam Hoàng – Thế lực bí ẩn ám ảnh người Trung Quốc - Ảnh 1

Biểu tượng của Hội Tam Hoàng

Hội Tam Hoàng theo âm Hán Việt đọc thành Tam Hợp, có nghĩa là sự kết hợp giữa 3 loại khí: thiên khí, âm khí và dương khí. Trong đó, âm khí và dương khí khi kết hợp với nhau tạo thành một sức mạnh tổng hợp tạo nên sự tinh tế, hiểu biết, ôn hòa và bao dung của con người. Âm khí và dương khí của con người lại kết hợp với thiên khí của trời đất sẽ tạo nên một sức mạnh vô địch mà không một kẻ thù nào có thể khuất phục được.
Hội Tam Hoàng – Thế lực bí ẩn ám ảnh người Trung Quốc - Ảnh 2

Ý nghĩa của Hội Tam Hoàng là sự kết hợp giữa: Thiên khí, âm khí và dương khí.

Tuy nhiên, do hình thức mang tính tự phát nên không bao lâu đã bị triều đình dẹp bỏ. Sau khi thất bại, một phần đã di cư sang Đông Nam Á và mang theo cả cơ cấu tổ chức sang đây mở rộng địa bàn. Thành viên ở Trung Quốc chuyển sang hoạt động ngầm, thu nạp hội viên, cứ thế lớn mạnh hết triều đại này đến triều đại khác cho đến thế kỷ 19.
Đến đầu thế kỷ 20, Hội Tam Hoàng trở nên biến tướng so với ý nghĩa ban đầu, trở thành một tổ chức tội phạm thực sự với hàng loạt hoạt động bất hợp pháp trên mọi lĩnh vực, từ buôn lậu vũ khí đến tống tiền, mại dâm, bắt cóc, tổ chức vượt biên bất hợp pháp, làm hàng giả, cho vay nặng lãi, cờ bạc…
Hội Tam Hoàng – Thế lực bí ẩn ám ảnh người Trung Quốc - Ảnh 3

Chuyển sang hoạt động ngầm, Hội Tam Hoàng tiếp tục thu nạp thành viên và lớn dần.

Hội Tam Hoàng – Thế lực bí ẩn ám ảnh người Trung Quốc - Ảnh 4

Hồng Kông trở thành căn cứ hoạt động rầm rộ nhất của Hội Tam Hoàng.

Khi chính quyền Trung Quốc lâm thời quyết tâm trấn áp, Hội Tam Hoàng đã di chuyển phần lớn thành viên sang Hồng Kông. Địa bàn mới trở thành căn cứ hoạt động rầm rộ nhất của tổ chức tội phạm này với khoảng 50 băng đảng “chi nhánh” quy tụ hơn 80.000 hội viên.
Kể từ năm 1997, khi Hồng Kông được trao trả về cho Trung Quốc quản lý, Hội Tam Hoàng đã nhanh chân di chuyển địa bàn hoạt động sang Hoa Kỳ, Hà Lan… và hiện đang mở rộng quy mô hoạt động tại các quốc gia này.
14k – Băng đảng hùng hậu nhất của Hội Tam Hoàng
Trong “tứ đại hắc bang” xã hội đen ở Hồng Kông, 14K của Hội Tam Hoàng là băng nhóm lớn nhất, được xem như một con mãng xà nhiều đầu, chặt đầu này lại mọc ra đầu khác. 14K hình thành từ những năm 1950 tại Hồng Kông, sau này mở rộng sang Macau và các khu vực khác trên thế giới như Tây Âu, Bắc Mỹ, Australia và Đông Nam Á… Hiện nay, 14K có liên hệ mật thiết với nhóm Yamaguchi-gumi ở Nhật Bản, băng nhóm Trúc Liên, Tứ Hải ở Đài Loan, nhóm Hoa Thanh ở Mỹ và Đảng hội tư ở Đông Nam Á… 
Đến nay, theo thống kê của cảnh sát Hồng Kông, số lượng hội viên của 14K đang dao động từ 120.000 đến 200.000 người, gồm 45 nhánh nhỏ như nhóm chữ Tín, Hiếu Tử, chữ Đức, chữ Nghị, chữ Kiện, Nghĩa Thắng Đường… cắm chốt ở khắp nơi của Hồng Kông, Trung Quốc đại lục và trên thế giới.
Hội Tam Hoàng – Thế lực bí ẩn ám ảnh người Trung Quốc - Ảnh 5

14K có quy mô hoạt động rộng lớn, liên kết với nhiều tổ chức tội phạm trên thế giới.

Nguồn thu chính của 14K đến từ buôn bán ma túy, bên cạnh đó còn tham gia vào nhiều hoạt động tội phạm khác, bao gồm đánh bạc bất hợp pháp, rửa tiền, buôn lậu vũ khí, bảo kê mại dâm, buôn người, tống tiền, làm hàng giả và cướp bóc… Chúng còn huấn luyện một biệt đội nữ có tên “12K Kim Thoa”, gồm 12 sát thủ nữ, chuyên dùng mỹ nhân kế khiến “con mồi” cắn câu.
Thế lực ngầm chi phối người dân Hồng Kông
Trong lịch sử gần 400 năm, hoạt động của Hội Tam Hoàng đã luồng lách trong nhiều ngóc ngách đời sống của người dân Hồng Kông. Ngày nay, chúng không chỉ hoạt động bí mật mà còn vươn ra ánh sáng dưới hình thức doanh nghiệp, liên minh với nhau để trục lợi, qua mặt chính quyền. Dù thay đổi hình thức, mục đích hàng đầu của Hội Tam Hoàng vẫn là tiền.
Vào tháng 10/2014, khi làn sóng biểu tình ở Hồng Kông đang lên cao, các thủ lĩnh của Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông (HKFS) đã cáo buộc cảnh sát đã cho phép những kẻ côn đồ thuộc nhóm tội phạm khét tiếng của Hội Tam Hoàng, ám chỉ những kẻ xã hội đen, tấn công các trại biểu tình. Tuy nhiên, chính quyền Hồng Kông đã kịch liệt phản bác cáo buộc này.
Hội Tam Hoàng – Thế lực bí ẩn ám ảnh người Trung Quốc - Ảnh 6

Hội Tam Hoàng bị cáo buộc tấn công vào các trại biểu tình tại Hong Kong trong tháng 10/2014.

Trong tháng 9 năm nay, chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu chiến dịch mang tính răn đe mạnh mẽ đối với Hội Tam Hoàng trên toàn lãnh thổ, được phối hợp thực hiện bởi Cảnh sát Hồng Kông, Macau và Trung Quốc Đại lục.
Đã có hơn 51.000 đối tượng đã bị bắt giữ do có liên quan đến Hội Tam Hoàng, trong đó có tới 11.339 đối tượng tội phạm cùng với khoảng 30.000 con nghiện ma túy tại Quảng Đông. Tại Hồng Kông, cảnh sát đã lục soát nhiều địa điểm và bắt giữ được tới 7.500 “Hội viên” với tang vật thu giữ gồm 102 triệu Đô la Hồng Kông, tiền mặt, cùng nhiều bánh heroin, ma túy, hàng cấm.

Hội Tam Hoàng – Thế lực bí ẩn ám ảnh người Trung Quốc - Ảnh 7

Trung Quốc đang tiến hành đợt truy quét hàng loạt trên toàn quốc.

Đợt truy quét này được xem là toàn diện nhất trong thời gian qua để trấn an người dân trước những hoạt động ngày càng công khai của Hội Tam Hoàng. Tuy nhiên, với quy mô và địa bàn hoạt động đã lan rộng trên nhiều quốc gia trên thế giới, không dễ để xóa bỏ tận gốc băng đảng tội phạm hàng đầu thế giới này.

Hội Tam Hoàng – Thế lực bí ẩn ám ảnh người Trung Quốc - Ảnh 8

Không dễ để xóa bỏ tận gốc băng đảng tội phạm khét tiếng này.

Theo Thế giới trẻ




Trăm năm sóng gió Hội Tam Hoàng


Từ bang hội bảo vệ và giúp đỡ người nhập cư, Hội Tam Hoàng dần biến thành băng đảng tội phạm tống tiền và bảo kê khét tiếng, móc ngoặc với cảnh sát để thu lợi.
a
Hội Tam Hoàng khống chế khu vực Cửu Long, Kowloon, trong thời gian dài. Để được sống yên ổn, người dân nộp tiền cho hội thay vì nộp thuế cho chính phủ. Ảnh: News.qq.com
Hội Tam Hoàng hay Tam Hợp Hội là tên mà người dân đặt cho giới xã hội đen ở Hong Kong thời kỳ đầu, vì đại đa số thành viên xã hội đen đều thuộc hội này. Theo tài liệu lưu trữ thuộc địa của Anh Quốc, những năm 80 của thế kỷ 19, số lượng thành viên Hội Tam Hoàng lên đến gần 20.000, rải rác trong khắp các lĩnh vực từ nhân viên văn phòng hành chính tới toà án tối cao hay cảnh sát, từ Hong Kong tới Trung Hoa đại lục. Có thể nói, Hội Tam Hoàng đã "bắt rễ ăn sâu" trong bộ máy chính quyền Hong Kong từ thế kỷ 19.
Thời kỳ này, thế giới ngầm đã thâm nhập vào tầng trung và hạ lưu trong xã hội Hong Kong, thành viên Hội Tam Hoàng chiếm đến một phần ba nam giới ở đây. "Trị trắng trước đen", "Chống tham nhũng trước khi chống xã hội đen" là những khẩu ngữ được lưu truyền tại Hong Kong hàng trăm năm nay.
Hội Tam Hoàng - Hội giúp đỡ
Sau khi nhà Thanh nhượng Hong Kong cho Anh năm 1842, Hong Kong trở thành một thương cảng giao thương tự do. Người Anh bắt đầu công cuộc khai hoang ở đây, nhờ đó, một lượng lớn cơ hội được mở ra cho người lao động bốn phương. Cùng lúc đó, Trung Quốc đại lục rơi vào tình thế hỗn loạn, thiên tai khắp nơi khiến người dân lâm vào cảnh thất nghiệp tràn lan. Những người này di cư sang Hong Kong kiếm sống và làm việc cho đế quốc Anh. Nhưng họ cũng cần một tổ chức đứng ra bảo vệ cho quyền lợi của mình, vì vậy gia nhập Hội Tam Hoàng để mưu cầu sự "bảo vệ" và giúp đỡ.
Những người lao động nhập cư chủ yếu làm cu li khuân vác, thồ hàng tại các bến tàu ở khu Tây và Thượng Hoàn. Vì phải cạnh tranh khốc liệt nên họ thường xảy ra va chạm. Những người nhập cư mới vấp phải rào cản ngôn ngữ và phải tha hương cầu thực nơi đất khách, bắt buộc phải đoàn kết lại với nhau. Cùng nhau gia nhập Hội Tam Hoàng là nhu cầu tất yếu lúc đó chứ không hề bị ép buộc.
Cuốn sách "Giai thoại Hong Kong" của Lu Yan, khắc hoạ rõ nét thời kỳ này. "Thời kỳ đầu của Hong Kong không có bang hội xã hội đen. Hội Tam Hoàng trở thành tổ chức đầu tiên đoàn kết mọi người lại với nhau với mục đích ban đầu là giới thiệu việc làm cho người nhập cư. Để duy trì công việc ổn định, người lao động phải gia nhập hội, mỗi hội sẽ có một địa bàn làm việc riêng cho hội viên của mình", sách viết.
Theo QQ, thời kỳ đầu, chính phủ Anh muốn cộng đồng người Hoa tự chủ, tự trị, vì vậy không hề cung cấp các dịch vụ công cộng cho họ, vô hình chung lại tạo cơ hội cho Hội Tam Hoàng. Đứng trước làn sóng nhập cư lớn, chính quyền Hong Kong không thể cung cấp điện nước và các dịch vụ công cộng kịp thời, Hội Tam Hoàng đã tận dụng cơ hội này xây dựng các trạm cấp điện nước bất hợp pháp để thu lợi nhuận riêng.
Người lao động không những không phản đối mà còn sử dụng các loại dịch vụ của Hội Tam Hoàng. Đối với họ, nộp phí cho Hội Tam Hoàng cũng nhận được sự bảo hộ và các dịch vụ công cộng khác, về mặt lý thuyết thì không khác gì với nộp thuế cho nhà nước.
Tham nhũng, ép buộc
Hội Tam Hoàng ngày càng thâm nhập sâu vào các tầng lớp xã hội Hong Kong và bắt đầu chuyển từ việc thu phí thành viên thành tống tiền. Dùng bạo lực để đe nạt người dân nộp tiền bảo vệ nhằm đầu tư vào kỹ viện và sòng bạc, Hội Tam Hoàng đã khuếch trương được thế lực của mình trên diện rộng.
Tuy nhiên, do lực lượng cảnh sát Hong Kong quá mỏng và tham nhũng tràn lan, không thể bảo vệ người dân, vì vậy người dân chỉ có thể hoặc gia nhập Tam Hoàng để tự bảo vệ mình, hoặc bị Tam Hoàng bắt nạt và tống tiền.
Chính quyền Hong Kong nhận ra sự lũng đoạn của Hội Tam Hoàng nhưng không thể quét sạch được hang ổ của chúng vì Hội Tam Hoàng đã ăn sâu vào trong xã hội ở đây, gắn liền với kế sinh nhai của quá nhiều người dân nên họ không chủ động phối hợp với cảnh sát.
B.C.K. Hawins, quan chức phòng Nội vụ người Hoa ở Hong Kong, năm 1955 viết trong tài liệu nội bộ: "Có thể nói, xã hội đen đã gây tổn hại lớn cho xã hội Hong Kong. Hành vi tống tiền diễn ra khắp mọi nơi và ngày càng nhiều người dân trở thành mục tiêu tống tiền của họ. Ngoài kia còn rất nhiều người phải sống ngoài vòng pháp luật và họ chỉ có những điều kiện sống rất cơ bản nhưng rất khó để động viên họ tham gia chiến dịch bài xích Hội Tam Hoàng vì họ sợ". 
Trong khi đó, cảnh sát còn bắt tay với Hội Tam Hoàng để hại dân. Họ lợi dụng Hội Tam Hoàng để nắm bắt các thông tin tình báo và nhận tiền hối lộ và để Hội Tam Hoàng thoải mái hoạt động.
Bài trừ Hội Tam Hoàng

a
Vụ bạo loạn năm 1956 khiến chính quyền Hong Kong quyết định ra tay trấn áp Hội Tam Hoàng. Ảnh: News.qq.com
Ngày 10/10/1956, tại Cửu Long (Kowloon) và một số khu vực khác xảy ra bạo loạn, một số thành viên của Hội Tam Hoàng cũng tham gia cướp bóc của cải của dân. Mặc dù nguyên nhân bạo động được giải thích là chính quyền Quốc dân đảng tại Đài Loan xúi giục, nhưng chính phủ Anh vẫn phủ nhận động cơ chính trị ở đây, và cho rằng Hội Tam Hoàng kích động lòng dân.
Chính phủ Anh và Hong Kong xác định Hội Tam Hoàng là đối tượng uy hiếp đến trị an Hong Kong. Vì vậy, ngay sau bạo loạn, chính quyền Hong Kong đã đề ra những chính sách đặc biệt và thành lập ban điều tra nhằm trấn áp Hội Tam Hoàng. Trong vòng 10 năm từ 1956 đến 1966, hơn 10.000 hội viên đã bị khép tội, truy tố hơn 600 nhân viên tay trong của hội.
Tuy nhiên, cảnh sát Hong Kong không những thất bại trong việc cắt giảm số lượng thành viên Hội Tam Hoàng, mà còn chủ quan cắt giảm bớt chi phí cho chiến dịch này khiến cho Hội Tam Hoàng vẫn ngấm ngầm được duy trì. Thập niên 60, 70 của thế kỷ 20, cảnh sát trở thành tổ chức "xã hội đen" lớn nhất khiến cho Hội Tam Hoàng ngày càng được mở rộng.
Sau năm 1966, số lượng tội phạm liên quan đến Hội Tam Hoàng ngày càng tăng. Vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ cảnh sát và xã hội đen móc nối với nhau, "cảnh sát quản xã hội đen, xã hội đen quản trị an" là câu cửa miệng lưu truyền thời bấy giờ. Theo các dữ liệu tội phạm, hành vi phạm tội liên quan đến Hội Tam Hoàng tăng đột biến từ 110 vụ năm 1968 lên đến 4.089 vụ năm 1976, tăng 37 lần. Các tội phạm tống tiền cũng tăng 13,8 lần từ 344 đến 4.755 vụ.
Lu Yue, đại diện cảnh sát Hong Kong, là nhân vật tiêu biểu cho thời kỳ đen tối khi đó. Với khối tài sản kếch xù, Lu Yue có thể dễ dàng mua được nửa hòn đảo Cửu Long. Lu Yue nắm cả xã hội đen và cảnh sát trong tay, khi cần ra tay, tất cả các băng đảng khác đều phải nể mặt.
Tan rã
Sự tham nhũng quá độ của chính quyền đã khiến cho người dân Hong Kong vô cùng phẫn nộ, làn sóng yêu cầu cải cách dâng cao dẫn đến sự ra đời của tổ chức chống tham nhũng ICAC. Thống đốc hội đồng lập pháp Hong Kong tuyên bố: "Tôi nhận thấy rằng một cơ quan chống tham nhũng mới là rất cần thiết vào lúc này, ICAC sẽ do những nhân viên cấp cao quản lý và sẽ tập trung mọi sức lực để tiêu diệt những thế lực tà ác. Hơn nữa, niềm tin của công chúng  đã hoàn toàn đặt vào chúng tôi, ICAC sẽ độc lập hoàn toàn với các cơ quan khác và không phải chịu bất cứ sức ép nào từ họ".
ICAC thành lập khiến cho thế giới ngầm náo loạn. Hội Tam Hoàng không những mất đi sự bảo trợ bất hợp pháp từ cảnh sát Hong Kong mà còn bị truy quét nghiêm trọng.
a
Hầm hố trong phim ảnh nhưng trên thực tế, Hội Tam Hoàng rất ít khi động thủ, tất cả đều được giải quyết bằng thương lượng. "Anh hùng sòng bạc" là một trong những bộ phim nổi tiếng về Hội Tam Hoàng. Ảnh: News.qq.com
Từ thập niên 90, các thành viên Hội Tam Hoàng lần lượt tan rã, 100.000 thành viên nay chỉ còn là con số hão huyền.
Trong những bộ phim về xã hội đen, Hội Tam Hoàng bành trướng với quyền lực gần như vô tận, tương truyền hội có 100.000 thành viên lúc hưng thịnh nhất. Nhưng trên thực tế, sau khi cảnh sát Hong Kong bị chỉnh đốn, uy lực của Hội Tam Hoàng bị suy giảm đáng kể, ước tính chỉ còn 10% thành viên duy trì được đến những năm 1980. Uy tín của hội sụt giảm đến nỗi phải thuê người đóng giả thành viên cho đông đảo.
Theo cuốn sách "Hong Kong một trăm năm sau", để những tay anh chị trong bang hội xuất hiện thường phải trả dao động khoảng 200 đến 500 đôla Hong Kong, vì vậy mỗi trận đối đầu giữa các bang hội đều rất tốn kém, thậm chí còn dẫn đến phá sản. Do đó, Hội Tam Hoàng đã đề ra phương pháp "sái mã" để đàm phán, không thực sự động thủ mà chỉ so bì về lực lượng, không mang vũ khí mà chỉ phân thắng bại bằng sự nghiêm chỉnh trong hàng ngũ...
Chuyển mình
Các thành viên băng nhóm nhỏ của Hội Tam Hoàng bắt đầu chuyển đổi sang lĩnh vực kinh doanh. Họ đầu tư và nhiều loại hình kinh doanh như thiết kế kiến trúc, giao thông vận tải, ăn uống, giải trí và thiết lập vị thế độc quyền. Về bề nổi thì phương pháp này không còn là cướp bóc tống tiền người dân hay làm ăn phi pháp nên không đe doạ trực tiếp đến an sinh xã hội, nhưng thực tế Hội Tam Hoàng không dễ dàng từ bỏ bạo lực, rất nhiều sự lũng đoạn ngành nghề đều dựa vào sự đe nạt, chiếm địa bàn mà đạt được.
Ví dụ, ngành công nghiệp điện ảnh thời kỳ 1986-1993 phát triển cực kỳ mạnh mẽ khiến Hội Tam Hoàng cũng tìm cách tham gia. Từ năm 1992, ngành giải trí bắt đầu xuất hiện những vụ tống tiền và đánh đập diễn viên, nhiều công ty sản xuất phim nhỏ thuê Hội Tam Hoàng để dùng bạo lực ép các ngôi sao điện ảnh đóng phim với giá thấp. Thành Long, Lưu Đức Hoa, Châu Nhuận Phát đều từng bị rơi vào cảnh này.
Từ năm 1993, cảnh sát Hong Kong bắt đầu loại bỏ sự ảnh hưởng của Hội Tam Hoàng trong ngành công nghiệp giải trí. Cơ quan văn hoá Hong Kong tiết lộ, chỉ có duy nhất một trường hợp phạm tội liên quan đến hội Tam Hoàng năm 1996. Ảnh hưởng của Hội dường như đã giảm sút nhiều trong ngành công nghiệp giải trí cũng như trong xã hội Hong Kong hiện đại.
Ngọc Anh

Băng đảng Hội Tam Hoàng đáng sợ như thế nào?

Ra đời từ thế kỷ 17, Hội Tam Hoàng là băng đảng tội phạm lớn xuyên quốc gia có trụ sở chính tại Hồng Kông. Đây là tổ chức đáng sợ mà bất kỳ tổ chức tội phạm ghê gớm khác trên thế giới cũng phải kính nể.
Hoạt động chủ yếu của Hội Tam Hoàng là từ buôn lậu vũ khí đến tống tiền, mại dâm, bắt cóc, tổ chức vượt biên bất hợp pháp, làm hàng giả, cho vay nặng lãi, cờ bạc…
Bản thân cái tên Hội Tam Hoàng cũng gây cho người ta nhiều bí ẩn đến ngày nay.
DO SƯ CHÙA THIẾU LÂM SÁNG LẬP
Hội Tam Hoàng được hình thành từ thời phong kiến Trung Hoa, theo kiểu một tổ chức liên kết bí mật giữa một số gia đình hoàng tộc chịu ơn nghĩa của nhau và bảo vệ lợi ích cho nhau. Hội Tam Hoàng xuất phát từ phong trào chống lại nhà Thanh của người Hán vào thế kỷ 17 mà các vị sư chùa Thiếu Lâm ở tỉnh Hà Nam là những người lãnh đạo.
Theo thời gian, Hội Tam Hoàng cứ thế lớn mạnh từ hết triều đại này đến triều đại khác cho đến thế kỷ 19, khi triều đình quyết định xử tử các thành viên của tổ chức này.
Đầu thế kỷ 20, Tam Hoàng trở thành một tổ chức tội phạm có tổ chức thực sự với hàng loạt hoạt động trên mọi lĩnh vực khác nhau.
SỰ BÀNH TRƯỚNG
Điểm đặc biệt của hội Tam Hoàng là mọi hoạt động đều rất bí mật, chính vì thế hầu như có rất ít thông tin về tổ chức này lọt được ra ngoài. Những năm 1950, họ liên tiếp bị chính quyền Trung Hoa trấn áp. Vì thế nên Hội lui về Hồng Kông để hoạt động.
Tại Hồng Kông, có thời điểm số căn cứ của Hội Tam Hoàng lên đến gần 60 băng đảng với hơn 200.00 thành viên. Sức mạnh của Hội nhanh chóng lan rộng trong mọi ngõ ngách của đời sống người dân và trở thành nỗi ám ảnh thật sự.
Những hoạt động phạm tội của Tam Hoàng đã kéo theo nhiều vấn đề nghiêm trọng của xã hội. Ở Hồng Kông ngày nay, hoạt động của tổ này thường là rửa tiền, đánh bạc phi pháp, bảo kê nhà hàng khách sạn, bán thuốc lá lậu, sao chép các phần mềm lậu…
3 tổ chức được coi là biến thể lớn nhất của Hội Tam Hoàng gồm: Tân Ý An, Hòa Thắng Hòa và 14k. Hiện nay, số lượng thành viên của Tam Hoàng tại Hồng Kông ước tính khoảng 200.000 – 300.000 người.
VƯỢT BIÊN KHỎI PHẠM VI LÃNH THỔ
Khi Hồng Kông được trả về cho Trung Quốc vào năm 1997, biết được bất lợi, Hội Tam Hoàng nhanh chóng di chuyển địa điểm sang Hoa Kỳ, Hà Lan.
Các cơ quan an ninh Trung Quốc từng chia sẻ thông tin trên chinanews rằng Hội Tam Hoàng đang hoạt động ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó tập trung chính ở những thành phố đông người Hoa như San Francisco, New York, Chicago, Boston, Los Angeles..
Ngoài ra, những hoạt động phi pháp cũng thường xuyên diễn ra xuyên châu lục từ Châu Á sang Mỹ, Canada và Anh…Hoạt động của Hội Tam Hoàng được coi là hết sức tinh vi và phức tạp, đồng thời, Hội có thế lực ngoài sức tưởng tượng.
Đầu thế kỷ 21, chính phủ nhiều nước trên thế giới nhận định Hội Tam Hoàng là băng đảng nguy hiểm nhất. Những hoạt động phi pháp của tổ chức này có chiều hướng tăng lên theo thời gian. Các hoạt động ngày càng tinh vi và lan rộng ở mọi lĩnh vực, miễn sao thu về càng nhiều lợi nhuận.
Theo V.Đ (VoThuat.vn)




Hội Tam Hoàng và bí ẩn “kinh thiên động địa”

Hải Hiền |




Hội Tam Hoàng và bí ẩn “kinh thiên động địa”

Là một trong những tổ chức tội phạm khét tiếng nhất thế giới, Tam Hoàng là một trong những băng đảng tội phạm lớn có địa bàn hoạt động chủ yếu ở Hồng Kông và một loạt “chân rết” khác bành trướng khắp nơi trên thế giới.

Hiện nay, Hội Tam Hoàng hoạt động với đủ các ngành nghề , chủ yếu là từ buôn lậu vũ khí đến tống tiền, mại dâm, bắt cóc, tổ chức vượt biên bất hợp pháp, làm hàng giả, cho vay nặng lãi, cờ bạc...
Họ đã trở thành cái tên mà bất kỳ tổ chức tội phạm ghê gớm khác trên thế giới cũng phải kính nể.
Được sáng lập bởi Thiếu lâm tự
Theo lịch sử của Trung Quốc ghi lại, nguồn gốc ra đời của hội Tam Hoàng bắt nguồn từ các vị sư chùa Thiếu Lâm từ thế kỷ thứ 17.
Vào thời điểm đó, do bất mãn với chính phủ nhà Thanh do người Mãn Châu- một dân tộc thiểu số lãnh đạo Trung Quốc, các nhà sư vốn người gốc Hán tại ngôi chùa nổi tiếng này đã tụ họp thành phong trào phản kháng triều đình.
Tuy nhiên, do hình thức này mang tính tự phát nên nó đã nhanh chóng bị triều đình nhà Thanh khi đó dẹp bỏ.
Một số thành viên của Hội tam hoàng tại Mỹ
Thời đó, tôn chỉ hoạt động của hội Tam Hoàng hoàn toàn mang ý nghĩa tích cực.
Ngay ở cái tên hội Tam Hoàng, các nhà sư ở chùa thiếu lâm khi đó cũng muốn có một cái tên chứa đựng những triết lý sâu xa của nhà Phật.
Theo âm Hán Việt, hội Tam Hoàng đọc thành Tam hợp hội. “Tam hợp” ở đây có nghĩa là sự kết hợp của 3 loại khí: âm khí, dương khí và thiên khí.
Âm khí và dương khí khi kết hợp với nhau tạo thành một sức mạnh tổng hợp tạo nên sự tinh tế, hiểu biết, ôn hòa và bao dung của con người.
Âm khí và dương khí của con người lại kết hợp với thiên khí của trời đất sẽ tạo nên một sức mạnh vô địch mà không một kẻ thù nào có thể khuất phục được.
Với cách lý giải ở trên, ý nghĩa sâu xa của cái tên hội Tam Hoàng hoàn toàn mang ý nghĩa tích cực.
Trong thời kỳ sơ khai, với tên Tam Hoàng với 3 trụ cột hoạt động chủ yếu ở các khu vực Bắc Giang, Đông Giang và Tây Giang thuộc tỉnh Quảng Đông nên biểu tượng của hội ngay từ khi đó đã là hình tam giác.
Theo lịch sử Trung Quốc còn ghi lại, trong thời kỳ cách mạng Tân Hợi, đã có một số nhân vật rất nổi tiếng sau này đã từng tham gia Hội Tam Hoàng để chống lại triều đình nhà Thanh, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến... quốc phụ Trung Hoa Tôn Trung Sơn.
Biến tướng
Cùng với sự sụp đổ của triều đình nhà Thanh năm trong cách mạng Tân Hợi 1911, Hội Tam Hoàng trở nên mất phương hướng vì kẻ thù của họ không còn nữa.
Bên cạnh đó, người dân Trung Quốc đi theo nhà nước mới, Hội Tam Hoàng mất đi sự ủng hộ lớn lao cả về vật chất và tinh thần.
Rất nhiều thành viên của hội không theo kịp với xu thế phát triển mới của đất nước.
Nhiều người trong số này cho rằng gần 200 năm tranh đấu là vô nghĩa, không những thế lại bị coi là những kẻ tạo phản, một số thành viên trong Hội Tam Hoàng trở nên suy sụp và trở nên manh động.
Hình xăm dày đặc là đặc điểm dễ nhận diện giữa các thành viên Hội tam hoàng
Không giống như các tổ chức tội phạm thích bành trướng và khoe mẽ khác, điểm đặc biệt của hội Tam Hoàng là mọi hoạt động đều rất bí mật, chính vì thế hầu như có rất ít thông tin về tổ chức này lọt được ra ngoài.
Vào những năm 50 của thế kỷ trước, do bị chính quyền Trung Hoa khi đó trấn áp nên Tam Hoàng đã lùi về hoạt động chủ yếu tại Hồng Kông.
Và từ đó, Hồng Kông trở thành căn cứ hoạt động rầm rộ nhất của tổ chức tội phạm này với khoảng 57 băng đảng con quy tụ ít nhất 200.000 "hội viên".
Tại Hồng Kông, Hội Tam Hoàng phát triển như vũ bão, vươn vòi bạch tuộc vào mọi lĩnh vực trong đời sống của người dân nơi đây.
Từ giữa thế kỷ 19 đến giai đoạn đầu thế kỷ 20 có khoảng 850.000 người Trung Hoa lục địa di cư sang Hồng Kông.
Cùng với sự thất bại của Chính phủ dân tộc chủ nghĩa Trung Hoa năm 1949, hàng nghìn người Hoa từ Trung Hoa lục địa chạy sang Hồng Kông, Đài Loan và các nước châu Á.
Trong số người tị nạn đó có rất nhiều tên là thành viên của băng tội phạm Tam Hoàng. Đó chính là nguồn gốc của sự gia tăng về những hoạt động phạm tội do bọn Tam Hoàng tại Hồng Kông gây ra.
Những hoạt động phạm tội của Tam Hoàng đã kéo theo nhiều vấn đề nghiêm trọng của xã hội.
Năm 1950, Bộ luật cấp bách của Hồng Kông đã được thông qua, dựa vào đó chính quyền Hồng Kông đã trục xuất 600 công chức làm việc cho Tam Hoàng và giam giữ trên 10.000 tên nghi vấn khác.
Ở Hồng Kông ngày nay, hoạt động của tổ chức Tam Hoàng thường là rửa tiền, đánh bạc phi pháp, bảo kê nhà hàng khách sạn, ban thuốc lá lậu, sao chép các phần mềm lậu...
Tính đến thời điểm hiện tại, ở Hồng Kông có khoảng 57 tổ chức của Hội Tam Hoàng, đa phần trong số đó là các băng nhóm nhỏ xã hội đen tại các đường phố.
Còn 3 tổ chức được coi là lớn nhất của Tam Hoàng Hồng Kông bao gồm: Tân Ý An, Hòa Thắng Hòa, 14K với thành viên lên tới hàng nghìn người.
Theo tính toán, thì số thành viên của Hội Tam Hoàng ở Hồng Kông hiện nay cũng dao động từ 200.000- 300.000 thành viên chính thức, chưa kể hàng trăm nghìn thành viên không chính thức khác.
Bành trướng thế lực
Vào năm 1997 khi Hồng Kông được trao trả về cho Trung Quốc, hội Tam Hoàng đã nhanh chân di chuyển địa bàn hoạt động sang Hoa Kỳ, Hà Lan...
Hiện nay Tam Hoàng đang xây dựng phát triển và vươn chiếc vòi bạch tuộc khổng lồ của mình tại nhiều quốc gia có Hoa kiều sinh sống.
Ngày nay, nhiều chi hội của Hội Tam Hoàng không chỉ hoạt động bí mật mà còn vươn ra ánh sáng dưới hình thức doanh nghiệp.
Nhiều chi hội độc lập ở đại lục, Ma Cao, Đài Loan và Hồng Kông còn liên minh với nhau để thu lợi. Mục tiêu hàng đầu của Hội Tam Hoàng chỉ có một chữ duy nhất là... tiền.
Để đạt được mục đích này, Hội Tam Hoàng đã nhúng tay vào nhiều hoạt động phi pháp, không từ cả thủ đoạn giết người và buôn bán heroin.
Theo các cơ quan an ninh, hiện nay Hội Tam Hoàng hoạt động ở rất nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là những thành phố đông người Hoa sinh sống như San Francisco, New York, Seattle, Chicago, Boston, Los Angeles, Las Vegas...
Hội Tam Hoàng cũng tham gia vào một số hoạt động ngầm như buôn lậu xuyên đại lục từ Đông Á sang Mỹ, Canada và Anh.
Hoạt động của Hội Tam Hoàng được coi là hết sức tinh vi và phức tạp, đồng thời, Hội có thế lực ngoài sức tưởng tượng.
Giống như nhiều tổ chức buôn bán ma túy Quốc tế, Hội Tam Hoàng thành lập những băng đảng ganster và hầu hết các hoạt động phi pháp đều được thực hiện bởi đội quân này.
Tại mỗi nơi trên thế giới mặc dù được phân thành nhiều chi hội khác nhau nhưng tất cả đều dưới quyền kiểm soát của một ông trùm.
Ngay từ những năm đầu tiên của thế kỷ thứ 21, chính phủ nhiều nước trên thế giới trong đó có Anh đã nhận định Tam Hoàng là băng nhóm tội phạm nguy hiểm nhất.
Những hoạt động phi pháp của tập đoàn xã hội đen này không những không bị xóa sổ theo thời gian, mà còn phát triển phủ rộng toàn thế giới.
Nó bao gồm nhiều loại hình: buôn bán ma túy, kinh doanh mại dâm, tổ chức bảo kê, bắt cóc, tổ chức vượt biên lậu, cờ bạc, kinh doanh băng đĩa lậu và nhiều hình thức lừa đảo khác...
Tại thời điểm hiện tại, buôn lậu ma túy chính là hoạt động mang tính quan trọng và thu nhiều lợi nhuận nhất cho Hội Tam hoàng, đặc biệt là buôn lậu hêrôin đang phát triển mạnh ở hầu hết các nước Tây Âu và Bắc Mỹ cũng như ở một số nước Đông Nam Á.
Ngoài ra các hoạt động phi pháp khác như bảo kê, tống tiền, bắt cóc phụ nữ, trẻ em cũng đuợc những băng nhóm trong hội này khai thác một cách triệt để, miễn sao có thể kiếm được nhiều tiền.
---------------------------

theo Người đưa tin




Cựu thành viên Hội Tam Hoàng kể chuyện 'cải tà quy chính'


Từ khu ổ chuột ở Cửu Long Trại Thành, Lee Fai Ping vươn lên thành người lãnh đạo của một trung tâm cai nghiện, nơi giúp các thành viên Hội Tam Hoàng Hong Kong làm lại cuộc đời.
Lần đầu tiếp cận với Hội Tam Hoàng, Lee Fai Ping còn là một thiếu niên, và ông thích lối sống này.
Sau khi chuyển từ Triều Châu ở miền đông Quảng Châu đến Hong Kong (Trung Quốc) vào năm 5 tuổi, cựu xã hội đen 69 tuổi lúc bấy giờ phải nương tựa vào người chú của mình. Ông sống ở khu ổ chuột thuộc khu Cửu Long Trại Thành cũ và trở thành một “đứa trẻ đường phố” bị bắt nạt bởi bạn bè cùng lứa.

'Đời lúc ấy thật hạnh phúc'

Một lần khi đang chơi bóng trên sân cỏ gần nhà, ông gặp một nhóm thiếu niên mà theo lời ông “hóa ra là thành viên Hội Tam Hoàng”. Ông không muốn bị bắt nạt nữa, ông thích thú với ý nghĩ mình cũng có thể có “tiền và gái”. Cuối cùng, ông "nhập bọn" cùng những thanh niên này.
Cuu thanh vien Hoi Tam Hoang ke chuyen 'cai ta quy chinh' hinh anh 1
Ông Lee Fai Ping gia nhập Hội Tam Hoàng từ khi còn là thiếu niên. Ảnh: SCMP.
Ông thú nhận rằng đến những năm 1970 khi trong độ tuổi 20, ông đã trở nên rất “xảo quyệt và tàn nhẫn”. Ông bắt đầu chiêu mộ thành viên cho băng đảng của riêng mình.
“Đời thật hạnh phúc", ông nói với South China Morning Post. “Tôi có tiền và khá tự do nên rất thích cuộc sống lúc ấy".
Là một tay xã hội đen, Lee không có một mái nhà để đi về. Ngày qua ngày, ông lang thang trên những con phố trong khu Hoàng Đại Tiên và Cửu Long Trại Thành.
Đời thật hạnh phúc. Tôi có tiền và khá tự do nên rất thích cuộc sống lúc ấy.
Lee Fai Ping, cựu thành viên Hội Tam Hoàng Hong Kong
Lee nhớ lại tuổi 23 của mình khi ông lần đầu tiếp xúc với ma túy, chủ yếu là thuốc phiện và heroin, khi ông giao lưu với thủ lĩnh các băng nhóm khác. Ông nói khi đó ông tin những tay "anh chị" dùng ma túy “rất quyền lực”.
“Giờ đây tôi nhận ra đó là một quan niệm rất sai lầm", ông nói. “Lúc đầu tôi dùng rất ít nên không nghĩ rằng mình sẽ bị nghiện. Chú tôi chẳng biết gì về chuyện này cho đến khi tôi 25 hoặc 26 và ông ấy phải bảo lãnh tôi khi tôi bị bắt".

Bước ngoặt cuộc đời

Lee nhớ lại những ngày hoàng kim của việc buôn ma túy, mưa ngập căn nhà ông tại Cửu Long Trại Thành. Khi đó, ông cứu số ma túy bằng cách giữ chúng trong tay giơ lên cao khi nước đã ngập đến eo.
“Đây là một trong những ký ức đau đớn nhất của tôi khi còn là xã hội đen”, ông tâm sự. Trong giai đoạn này, Lee vào ra tù khoảng 10 lần vì tội cướp bóc, buôn ma túy và tống tiền. Ông cũng kiếm tiền từ việc hành nghề ma cô.
“Mỗi lần ra tù, tôi đều muốn làm một người tốt hơn, nhưng đồng bọn luôn cố dụ dỗ tôi", Lee nói.
Cuu thanh vien Hoi Tam Hoang ke chuyen 'cai ta quy chinh' hinh anh 2
Khu Cửu Long Trại Thành nơi ông Lee từng sống bị chính quyền Hong Kong dẹp bỏ năm 1994. Ảnh: SCMP.
Năm 1973, trong thời gian ở nhà tù Stanley, ông tự tử bằng cách treo cổ, nhưng dây bị đứt giữa chừng và ông không chết. Ông nói chính vào thời điểm cùng cực này, ông đã nhìn lại hướng đi của đời mình.
“Quanh tôi như có ai đó nói rằng 'nếu mày có sức để tự kết liễu đời mình thì sao không dùng nó để giúp kẻ khác'", ông cho hay.
Ngay sau đó, ông gặp một người bạn từng là xã hội đen tại tòa. Người này đã "làm lại cuộc đời" sau khi tham gia chương trình tái hòa nhập cộng đồng tại Trung tâm Hỗ ái Cơ Đốc giáo Hong Kong.
Lee mất 6 tháng điều trị khắc nghiệt và cuối cùng ông cũng cai nghiện thành công. Ông xin được việc làm tại một cửa hàng hải sản khô ở Tây Hoàn.
Mỗi lần ra tù, tôi đều muốn làm một người tốt hơn, nhưng đồng bọn luôn cố dụ dỗ tôi.
Lee Fai Ping, cựu thành viên Hội Tam Hoàng Hong Kong
“Khi tôi nhận khoản lương đầu tiên, khoảng 300 đô la Hong Kong, tôi hạnh phúc đến phát khóc", ông nói.
Đây là một ngoặt lớn trong đời Lee, lúc này đã bước sang tuổi 30. Ông trở thành tình nguyện viên tại chính trung tâm đã giúp ông cai nghiện. Lee giúp những thành viên trẻ của Hội Tam Hoàng và các con nghiện khác từ bỏ ma túy.
Trung tâm này thuê ông làm nhân viên tái hòa nhập cộng đồng chính thức vào năm 1982. Một năm sau đó, ông cưới người bạn gái quen biết tại nhà thờ. Họ có một con trai và anh cũng vừa kết hôn gần đây.

Đối xử với người nghiện như con

Lee bắt đầu học tư vấn và thần học để nâng cao kỹ năng của mình. Ông cho hay ban đầu ông “lo sợ” việc các đồng nghiệp sẽ nhìn nhận mình như thế nào, nhưng các nhân viên tại trung tâm đã hết lòng động viên ông. Cuối cùng, ông trở thành phó tổng thư ký của trung tâm.
Năm 2012, ông trở thành thành viên Hội Tam Hoàng đầu tiên nhận huân chương từ chính quyền. Ông ủng hộ các hoạt động cộng đồng phòng chống ma túy và thường xuyên ra nước ngoài tham dự các hội thảo.
Cuu thanh vien Hoi Tam Hoang ke chuyen 'cai ta quy chinh' hinh anh 3
Trung tâm Hỗ ái Cơ Đốc giáo Hong Kong, nơi giúp ông Lee từ bỏ cuộc đời tội phạm. Ảnh: wuoi.org.hk.
Lee làm việc với những người nghiện hơn 30 năm cho đến khi ông nghỉ hưu vào tháng 8/2016. Ông cho biết thành công của ông là nhờ cách tiếp cận qua sự đồng cảm.
“Tôi nghĩ phương pháp tốt nhất là luôn luôn dạy qua ví dụ", ông nói. “Điều những người trẻ tuổi cần nhất là ai đó quan tâm đến họ và theo một nghĩa nào đó, đi cùng họ".
“Khi họ bước vào trung tâm, họ ốm giơ xương. Tôi hạnh phúc khi họ khá lên. Điều đó khiến tôi rất thỏa mãn.
Tôi đối xử với những người đến đây như thể họ là con của chính mình. Một vài người trong số họ đến thăm tôi vào dịp Tết và tôi rất vui khi gặp lại họ.
Ngay cả khi tôi đã từ bỏ con đường tội lỗi, tôi không cho rằng tôi tốt hơn họ.
Lee Fai Ping, cựu thành viên Hội Tam Hoàng Hong Kong
Thế nhưng không phải ai vào trung tâm cũng thành công trong việc bỏ ma túy. Thật đau lòng khi chuyện này xảy ra".
Lee vẫn giữ một bộ ảnh từ những ngày còn ở Hội Tam Hoàng ghi lại cảnh ông và đồng bọn thử nhiều loại ma túy. Ông vẫn trò chuyện với những người bạn còn dính líu đến tội phạm và đôi khi vẫn bắt gặp họ trên đường khi đi qua các khu vực như Vượng Giác.
“Tôi luôn khuyên họ bỏ lối sống đó đi. Họ sẽ không cãi tôi, nhưng họ bảo đây chưa phải lúc", ông nói. "Ngay cả khi tôi đã từ bỏ con đường tội lỗi, tôi không cho rằng tôi tốt hơn họ".


Triều Trinh - Đông Phong (theo SCMP)




Cảnh sát Hong Kong bắt thủ lĩnh hội Tam Hoàng


Cảnh sát Hong Kong (Trung Quốc) ngày 21/7 bắt Kwok Wing-hung, người được cho là thủ lĩnh một băng đảng trong hội Tam Hoàng, ngay sau khi ông trùm này trở về từ Thái Lan.
Kwok từng là thủ lĩnh của Hòa Thắng Hòa, một trong những băng đảng xã hội đen khét tiếng ở Hong Kong. Y thuộc nhóm những đối tượng bị cảnh sát Hong Kong truy lùng gắt gao. Tuy nhiên, tung tích tay trùm xã hội đen 58 tuổi này trở nên bí ẩn trong khoảng 7 tháng qua.
Ngày 21/7, sau khi biết tin Kwok từ Phuket trở về Hong Kong vào buổi chiều, cảnh sát thuộc Cơ quan phòng chống tội phạm đã lên kế hoạch để bắt y ngay tại sân bay quốc tế Hong Kong. Cảnh sát bắt ông trùm này vì những tội danh hình sự như âm mưu tống tiền, gây thương tích cho người khác để đe dọa...
Canh sat Hong Kong bat thu linh hoi Tam Hoang hinh anh 1
Cảnh sát Hong Kong bắt thủ lĩnh trong hội Tam Hoàng Kwok Wing-hung. Ảnh: The Standard
Báo South China Morning Post cho biết, Kwok bị áp giải rời khỏi sân bay nhưng không bị còng tay. Hiện Kwok vẫn đang bị giữ tại trụ sở chính của cảnh sát Hong Kong nhưng chưa chính thức bị buộc tội.
Hồi năm 2012, Kwok bị phát hiện cùng ăn tối với những trợ lý của ông Lương Chấn Anh, khi đó đang vận động tranh cử chức trưởng đặc khu hành chính Hong Kong. Do vậy, dư luận nghi vấn liệu ông Lương có dính dáng gì đến các băng đảng trong hội Tam Hoàng hay không. Sau này, ông Lương phủ nhận việc quen biết Kwok cũng như khẳng định không mời Kwok đến bữa tiệc tối.
Kwok còn bị cáo buộc thông đồng với một quan chức cảnh sát Hong Kong cao cấp đã nghỉ hưu để chiếm đoạt một khoản tiền lớn, cũng như thực hiện các hành vi gian lận ở Macau. Cơ quan cảnh sát Macau đã mở hồ sơ điều tra và cũng đang truy đuổi Kwok.


Minh Anh




Hoà Thắng Hòa, băng đảng khét tiếng nhất Hong Kong


Hòa Thắng Hòa là một trong những băng nhóm lâu đời và có thế lực mạnh nhất thế giới ngầm ở Hong Kong.
Hoa Thang Hoa, bang dang khet tieng nhat Hong Kong hinh anh 1
Cảnh trong một bộ phim mô tả về thế giới ngầm ở Hong Kong. Ảnh minh họa: Baike
Hiện nay, Hòa Thắng Hòa là băng đảng xã hội đen khét tiếng nhất Hong Kong, ra đời từ cách đây hơn 100 năm, tổng số lượng hội viên lên tới gần 30.000 người. Nó vốn là một nhánh của băng nhóm "Hệ Chữ Hòa" trong xã hội đen Hong Kong. "Hệ Chữ Hòa" do bộ phận đệ tử phái Hồng Môn lập ra năm 1846, sau này, một số người trong nhóm tự đứng ra lập hội riêng, hình thành nhiều băng đảng nhỏ.
Theo People's Daily, những năm 90 của thế kỷ 19, một lượng lớn người Quảng Đông đến Hong Kong làm thuê, họ tập hợp nhau lại và hình thành những nhóm nhỏ như "Hội công nhân tự giúp đỡ", "Hội đồng hương", "Hội thân thích". Trước năm 1909, Hòa Thắng Hòa với tiền thân là "Hội đồng hương Thắng Hòa" được thành lập tại khu Thâm Thủy Bộ (Sham Shui Po) của bán đảo Cửu Long, Hong Kong và không ngừng lớn mạnh. Tết Đoan Ngọ năm 1909, các thành viên nhóm này đề ra ý kiến thêm chữ "Hòa" vào tên nhóm với ý "lấy Hòa làm tiêu chí căn cốt", và sau này, "Thắng Hòa Đường" dần có tên gọi là "Hòa Thắng Hòa".
Không ngừng lớn mạnh
a
Băng đảng Hòa Thắng Hòa trong một phi vụ trên đường phố. Ảnh: Hiphotos
Năm 1925, bãi công lớn nổ ra ở Hong Kong, công nhân thất nghiệp hàng loạt, Hòa Thắng Hòa chớp lấy cơ hội này để mở rộng cơ sở, khuếch trương lực lượng. Nó từ một nhóm nhỏ dần trở thành tổ chức chủ đạo trong băng xã hội đen "Hệ Chữ Hòa". Năm 1949, sau khi băng đảng 14K xuất hiện, Hòa Thắng Hòa cùng 14K và Tân Nghĩa An trở thành ba băng đảng xã hội đen lớn nhất Hong Kong. 
Những năm 70 thế kỷ 20, Hòa Thắng Hòa từng là băng đảng lớn nhất Hong Kong, nhưng một vài năm sau, Tân Nghĩa An đã thay thế vị trí số 1 của Hòa Thắng Hòa. Chỉ cho tới năm 1997, sau khi Hong Kong trở về đại lục, hai băng đảng Tân Nghĩa An và 14K vì nhiều nguyên nhân không còn hùng mạnh như trước. Trong hoàn cảnh ấy, Hòa Thắng Hòa nghiễm nhiên trở lại với ngôi vị là băng đảng lớn nhất Hong Kong.
Nhưng hơn 10 năm trước, Hòa Thắng Hòa lại đối diện với bước ngoặt lớn, đánh dấu biến đổi về thế lực của băng đảng. Khoảng 2h sáng 13/2/2003, một anh kiệt thuộc băng đảng Hòa Thắng Hòa tự xưng là "Hổ Jordan" bị cảnh sát khám xét. Hắn ta vô cùng khinh bạc, hô hét vào mặt cảnh sát rằng: "Sau 12 giờ đêm tao mới là người quyết định". Một câu nói với thái độ "không biết trời cao đất dày" của "Hổ Jordan" đã kích động cảnh sát lùng sục, bắt bớ toàn băng đảng. Từ đó về sau thế lực của Hòa Thắng Hòa không còn được hùng mạnh như trước nữa.
Trong các băng đảng xã hội đen của Hong Kong, Hòa Thằng Hòa nổi tiếng với chế độ lựa chọn ông trùm bằng phương thức bầu cử dân chủ. Các nhân vật cấp bậc cao trong nội bộ băng đảng mỗi người một phiếu, thời gian bầu có thể kéo dài 1 năm.
Trong vòng 1 năm, người ứng cử phải "mua phiếu" của 20 người có quyền bỏ phiếu gồm thành viên kỳ cựu và ông trùm "nhiệm kỳ" trước để tìm kiếm sự hậu thuẫn. Việc "bầu cử" của băng đảng xã hội đen đối với các thành viên là một đại sự vô cùng nghiêm túc, vì thế chuyện "vận động hành lang" thường rất gay gắt và phức tạp.
Trá hình hoàn hảo?
Hoa Thang Hoa, bang dang khet tieng nhat Hong Kong hinh anh 2
Băng đảng xã hội đen Hong Kong. Ảnh minh họa: Baike
Từ xưa tới nay, nguồn sống chủ yếu của băng đảng xã hội đen thường dựa vào một số lĩnh vực như ăn cắp bản quyền, buôn lậu, bài bạc, ma túy, cho vay nặng lãi, mua bán dâm… Chỉ cần có lợi là băng đảng xã hội đen đều nhúng tay vào, mỗi băng nhóm đều có địa bàn hoạt động cố định.
Hiện nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, xã hội đen Hong Kong cũng bắt đầu chú trọng tới kỹ thuật trong quá trình kiếm tiền, tránh tình trạng đối đầu với cảnh sát. Đánh bạc phi pháp ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng của băng đảng xã hội đen, bởi cả cảnh sát và các băng nhóm xã hội đen đều khó lòng khống chế được mạng lưới của thế giới ảo này.
Theo lời một vị cảnh sát: "Không thể nào nhổ tận gốc được xã hội đen, bởi họ thay đổi thân phận và phương thức kinh doanh liên tục, ví như lấy danh nghĩa là kinh doanh để rửa tiền… khiến cho việc tìm chứng cứ trở nên rất khó khăn".
Xã hội đen Hong Kong dần hạn chế nhúng tay vào những vụ giết chóc làm nguy hại tới trị an xã hội. Những vụ buôn bán ma túy, buôn lậu kinh thiên động địa như những năm 90 thế kỷ 20 xảy ra không nhiều. Tuy nhiên, chính sự biến đổi thân phận chóng mặt cùng kỹ năng kiếm tiền phi pháp ngày càng tinh vi của các băng nhóm trong thời đại ngày nay lại khiến người ta lo ngại về một trật tự xã hội có thể bị thao túng bởi những thế lực xã hội đen đã trá hình hoàn hảo.
Đỗ Vũ




Băng đảng hùng hậu nhất trong Hội Tam Hoàng


14K là băng nhóm lớn nhất trong "tứ đại hắc bang" của Hội Tam Hoàng ở Hong Kong, được đánh giá như con mãng xà nhiều đầu, chặt đầu này lại mọc ra đầu khác.
f
14K được đánh giá là một trong những băng nhóm lớn nhất và bạo lực nhất trong thế giới xã hội đen Hong Kong. Ảnh: Baike
Hội Tam Hoàng hay Tam Hợp Hội là tên mà người dân đặt cho giới xã hội đen ở Hong Kong từ hàng trăm năm nay. Trong đó, băng nhóm 14K hình thành từ những năm 50 của thế kỷ 20 tại Hong Kong, sau này mở rộng sang Macau và các khu vực khác trên thế giới như Tây Âu, Bắc Mỹ, Australia và Đông Nam Á…
Nó có liên hệ mật thiết với nhóm Yamaguchi-gumi ở Nhật Bản, băng nhóm Trúc Liên, Tứ Hải ở Đài Loan, nhóm Hoa Thanh ở Mỹ và Đảng hội tư ở Đông Nam Á… Hiện nay, 14K cùng với Tân Nghĩa An, Hòa Thắng Hòa và Hòa Hợp Đào là 4 băng đảng xã hội đen lớn nhất Hong Kong hay còn gọi là "Tứ đại hắc bang" hay "Tứ đại gia tộc" trong xã hội đen Hong Kong.
Nguồn gốc tên gọi 14K
Tiền thân của 14K là "Hội Hồng Môn trung nghĩa" do tướng quân Cát Triệu Hoàng của Quốc dân đảng sáng lập. Vào năm 1949, tổ chức này tháo chạy sang Hong Kong và lấy tên là 14K.
Có một số tài liệu cho rằng, tổ chức này ban đầu có 14 thành viên đều là người của Quốc dân đảng (Kuomintang), nên được đặt tên là 14K. Tuy nhiên, cũng có một số người nói rằng tên 14K xuất phát từ số nhà nơi đặt tổng hành dinh cũ của tổ chức này (số 14 đường Bảo Hoa, Quảng Châu), còn thêm chữ "K" bên cạnh số 14 có nghĩa là kiên cường, cứng rắn. Bên cạnh đó còn có quan điểm cho rằng tên của tổ chức có thêm chữ "K" là viết tắt tên người sáng lập hội, là Cát Triệu Hoàng (KE, Chao-Huang).
Quy mô và quá trình phát triển
d
14K là băng đảng có lượng thành viên lớn nhất hội Tam Hoàng. Ảnh minh họa: Baike
Băng đảng 14K có ảnh hưởng rất lớn, chiêu binh mãi mã không chỉ ở Hong Kong, mà còn rất nhiều khu vực khác ở Trung Quốc và trên thế giới. Đầu những năm 50 thế kỷ 20, khi băng đảng Thanh và nhóm chữ Hòa của Hong Kong đang đấu đá nhau thì 14K luôn ở trạng thái trung lập, ngồi quan sát thời thế, ngấm ngầm mở rộng địa bàn.
Sau khi băng đảng Thanh bị xóa sổ, thế lực của 14K dần lớn mạnh. Thêm vào đó, được Quốc dân đảng đứng sau làm người đỡ đầu, 14K lớn mạnh nhanh chóng, cuối cùng dẫn tới cuộc bạo động Cửu Long giữa phe phái của Quốc dân đảng (kẻ ra mặt và bị bắt đại bộ phận là người của nhóm 14K) và chính phủ. Chính cuộc bạo động này đã khiến tên tuổi của 14K càng trở nên nổi bật.
Đầu những năm 60 thế kỷ trước, thành viên của băng đảng đã lên tới 80.000, bắt đầu từ những năm 70, 14K vươn "vòi bạch tuộc" ra nước ngoài, mở rộng thế lực ra các nước khu vực Âu Mỹ và Đông Nam Á. Những năm này, người ta phát hiện ra tổ chức 14K xuất hiện tại Nhật Bản. Tại Macau, 14K trở thành băng đảng mạnh nhất trong thế giới ngầm. Trong hoạt động buôn bán ma túy ở Đông Nam Á, Nam Phi và Hà Lan, 14K là lực lượng chủ đạo thao túng thị trường.
Từ những năm 1980 trở đi, địa vị giang hồ của 14K bắt đầu đối mặt với nhiều thách thức đến từ các thế lực mới nổi như băng đảng Tân Nghĩa An, Hòa Thắng Hòa …
Sina dẫn thống kê của cảnh sát Hong Kong cho hay, hiện nay lượng hội viên của 14K dao động từ 120.000 đến 200.000 người, gồm 45 nhánh nhỏ hay còn gọi là "nhóm", chủ yếu bao gồm nhóm chữ Tín, nhóm Hiếu Tử, nhóm chữ Đức, nhóm chữ Nghị, nhóm chữ Kiện, nhóm Nghĩa Thắng Đường… cắm chốt ở khắp nơi của Hong Kong, Trung Quốc đại lục và trên thế giới.
Ngoài ra, 14K còn huấn luyện một đội biệt động nữ có tên "12K Kim thoa (Trâm vàng)" gồm 12 sát thủ "Mỹ nữ rắn", sử dụng mỹ nhân kế để làm "cá cắn câu". Những năm 1990, 14K đã từng được mệnh danh là băng Tam Hoàng lớn nhất thế giới. …
Ngoài buôn bán ma túy là nguồn thu chính thì các thành viên của 14K còn tham gia vào nhiều hoạt động tội phạm gây nhức nhối khác, như đánh bạc bất hợp pháp, rửa tiền, buôn lậu vũ khí, bảo kê mại dâm, buôn người, tống tiền, làm hàng giả và cướp bóc…
Có thể khẳng định, so với các băng Tam Hoàng khác, 14K là một trong những băng nhóm lớn nhất và bạo lực nhất ở Hong Kong. Tuy nhiên, sự quản lý của 14K khá lỏng lẻo, nội bộ phân chia thành quá nhiều nhóm nhỏ và chiếm giữ những khu vực khác nhau khiến cho mâu thuẫn thường xảy ra.
Trên thực tế, 14K vẫn là một băng nhóm có thế lực và hoạt động phạm pháp diễn ra mang tính toàn cầu. Nó được đánh giá là con mãng xà nhiều đầu, lực lượng an ninh chặt đầu này, 14K lại mọc ra đầu khác. Điều này khiến cuộc chiến chống các băng nhóm xã hội đen tại Hong Kong còn dài lâu và tồn tại nhiều vấn đề phức tạp.
Đỗ Vũ (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét