TÌNH YÊU VÔ BỜ 21
Bao giờ tôi hết được yêu vì,
Bao giờ mặt nhật tan thành máu
Và khối lòng tôi cứng tựa si?
Họ đã xa rồi khôn níu lại,
Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa...
Người đi, một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.
Tôi vẫn còn đây hay ở đâu?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?
------------------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ông lão hơn 70 tuổi bỗng dưng nh,ă,t được vợ tuổi 20
Nghe kể 10 chuyện tình bất diệt vượt thời gian
Tình yêu của họ khiến người đời sau ngưỡng mộ...
Bạn có tin vào tình yêu đích thực, yêu
nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên hay tình yêu lâu dài mãi mãi? Thực tế
cho thấy, có những câu chuyện tình vượt khoảng cách địa lý, thời gian và
không gian, những chuyện tình có thể coi là bất tử. Chúng mình cùng
điểm lại những chuyện tình như vậy nhé!
1. Chuyện tình Annie Oakley và Frank Butler
Vở
nhạc kịch nổi tiếng "Annie Get Your Gun" được lấy cảm hứng từ câu
chuyện tình yêu đích thực của Annie Oakley và Frank Butler. Đó là câu
chuyện tình dễ thương và đáng yêu của cô gái mang tên Annie Oakley - tay
súng thiện xạ ở Ohio, với "đối thủ" - người chồng tương lai của cô là
Frank Butler. Frank Butler tự hào vì mình là tay súng số 1 và sẵn sàng
thách thức mọi đối thủ. Ngay sau đó, anh ta nhận được lời thách đấu của
Annie Oakley, điều này khiến Frank vô cùng thích thú. Hai người đấu với
nhau một cách công bằng và sau 25 phát súng, Frank buộc phải chấp nhận
thua.

Người
đẹp Annie Oakley không chỉ nhận được tiền cá cược mà còn nhận được trái
tim si tình của gã “đối thủ” đáng ghét. Sau đó, Frank tán tỉnh Annie và
họ kết hôn vào ngày 26 tháng 3 năm 1882. Frank từ bỏ sự nghiệp bắn súng
của mình để trở về chăm lo cho Annie. Họ có 44 năm chung sống trong
tình yêu tươi đẹp, Annie mất vào năm 1926 và Frank cũng đau khổ mất theo
sau đó 18 ngày.
Năm
1946, vở kịch Annie Get Your Gun được dàn dựng lại dựa trên chính câu
chuyện tình yêu của Frank và Annie. Khi ra mắt trên sân khấu Broadway,
vở nhạc kịch nhanh chóng trở thành một hiện tượng và được diễn đi diễn
lại rất nhiều lần tại cả New York (Mỹ) lẫn London (Anh).
2. Chuyện tình hoàng tử Saleem và nô lệ Anarkali
Năm
1615 ở Lahore (Ấn Độ), hoàng tử Saleem - con trai của hoàng đế xứ
Mughal – Akbar đem lòng yêu một cô nô lệ xinh đẹp tên là Anarkali. Vẻ
đẹp quyến rũ của Anarkali đã mê hoặc và hấp dẫn chàng hoàng tử. Chẳng
bao lâu sau, tình yêu của họ nảy nở và trở nên sâu sắc.

Akbar
và vợ vô cùng xấu hổ khi con trai mình dành tình yêu cho một người đầy
tớ tầm thường. Nhà vua tìm mọi cách để chia rẽ họ. Vua Akbar nghĩ ra
cách đấu võ với con trai mình và sau khi thắng, ông ra lệnh cho hoàng tử
chọn, một là cái chết hoặc Anarkali sẽ phải chết.
Hoàng
tử Saleem đã chọn cái chết nhưng Anarkali không thể đứng nhìn người yêu
chết vì mình. Cô chấp nhận đánh đổi mạng sống của mình chỉ để có được
một đêm bên người yêu. Sau đêm đó, Akbar đã cho chôn sống Anarkali trong
một ngôi mộ gạch. Ngôi mộ này vẫn còn cho tới tận hôm nay như là minh
chứng cho lòng cao thượng, hy sinh cho tình yêu.
3. Chuyện tình giữa Mark Antony và Cleopatra
Chuyện
tình giữa Mark Antony và Cleopatra là câu chuyện tình yêu đầy cảm
động. Câu chuyện tình yêu này diễn ra vào năm 31 TCN ở Rome và Ai Cập.
Hai người có quyền lực của Ai Cập và Rome thực sự rơi vào vòng xoáy của
tình yêu khi trao nhau cái nhìn đầu tiên.

Mark
Antony hoàn toàn bị mê hoặc, chàng rất muốn chung sống với nàng
Cleopatra xinh đẹp nên đã ly hôn với vợ - Octavia. Anh trai Octavia biết
chuyện đã mang binh lính của thành Rome tới để phá mối quan hệ của họ.
Hai người vì quá yêu nhau đã cùng tìm đến cái chết chứ nhất định không
chịu xa rời nhau. Mark Antony chết cùng thanh kiếm của mình còn
Cleopatra tự tử. Họ chết nhưng tình yêu thì vẫn bất diệt.
4. Chuyện tình Juan và Evita Peron
Chuyện
tình của Juan và Evita Peron được coi là một trong những chuyện tình
đẹp nhất thế giới và được người đời hết lời ca ngợi. Mặc dù là vợ thứ
hai của Tổng thống Argentina - Juan Peron (1895 - 1974) nhưng bà luôn
được biết đến là vị đệ nhất phu nhân có vai trò quan trọng đến những
quyết sách của chồng, là người chiếm được nhiều lòng thương mến và tình
cảm của người dân. Bà là người giàu lòng nhân ái và luôn quan tâm đến
người dân. Vì mải mê đến các hoạt động từ thiện nên bà không biết trong
cơ thể mình từ lâu đã ủ mầm bệnh. Bằng nghị lực và tình yêu cuộc sống,
bà đã gồng mình chống chọi nhưng cũng không thể chiến thắng được căn
bệnh quái ác. Bà mất vào năm 1952.

Juan
bàng hoàng và vô cùng đau khổ trước sự ra đi của người vợ yêu quý. Để
tỏ lòng biết ơn và tình yêu thương vô hạn, Juan đã mời một nhà ướp xác
tới để bảo quản thi hài của Evita. Trong những ngày tang lễ, nhiều người
dân đã nghẹn ngào nói lời vĩnh biệt bà và xếp hàng hàng giờ để đặt môi
hôn lên chiếc quan tài thủy tinh lần cuối cùng.
5. Chuyện tình Tristan và Isolde
Isolde
là con gái của vua Ireland. Bà được hứa hôn cho vua Mark của xứ
Cornwall nhưng lại có tình cảm với Tristan - cháu trai của nhà vua. Bà
vẫn tiếp tục quan hệ tình cảm với Tristan dù đã kết hôn với Mark. Chẳng
bao lâu sau, nhà vua biết được sự thật nhưng vì tình yêu với người vợ
của mình, nhà vua quyết định tha thứ tất cả và cấm cháu mình là Tristan
đến Cornwall.

Tristan
đến Brittany và gặp một cô gái khác, hai người nhanh chóng kết hôn
nhưng Tristan không thể nào quên tình yêu với hoàng hậu Isolde. Vì quá
nhớ thương, Tristan lâm bệnh nặng. Ông đã viết một bức thư gửi tới
Isolde với hy vọng rằng cô sẽ có thể đến và chữa khỏi bệnh cho mình.
Cuối cùng, Tristan đã chết vì không thể chờ đợi lâu hơn được nữa. Sau đó
ít lâu, Isolde cũng chết vì đau buồn.
Tuy
nhiên, cũng có người cho rằng, câu chuyện này được phát triển theo một
hướng khác. Khi vua Mark phát hiện ra, ông đã nổi cơn giận dữ và giết
Tristan, cháu trai của mình bằng một thanh kiếm tẩm thuốc độc. Khi
Isolde biết tin và nhìn thấy thi thể của Tristan, bà đã chết vì xót
thương và ngã gục ngay lên người Tristan. Dù là hướng nào chăng nữa,
tình yêu của họ vẫn luôn mãnh liệt và đầy cảm động.
6. Hoàng tử Edward và Wallis Simpson
Câu
chuyện này kể về sự hy sinh của cải và quyền lực cho tình yêu một cách
đầy cảm động của hoàng tử Anh Edward và phụ nữ xinh đẹp người Mỹ tên
Wallis Simpson. Wallis Simpson đã ly dị chồng và cùng chung sống với
hoàng tử Edward. Tuy nhiên, Wallis không thể trở thành nữ hoàng Anh do
vẫn mang quốc tịch Mỹ.

Edward
đã trở thành vua của nước Anh vào năm 1936 nhưng ông đã sớm thoái vị
ngai vàng để được kết hôn với người phụ nữ mình yêu. Tình yêu của họ
càng ngày càng sâu đậm, họ sống hạnh phúc bên nhau. Edward qua đời vào
ngày 28 tháng 5 năm 1972 còn Wallis đã sống thêm 14 năm nữa và gần như
tách biệt với thế giới. Bà qua đời vào ngày 24 tháng 4 năm 1986.
7. Pyramus và Thisbe
Câu
chuyện tình yêu giữa Pyramus và Thisbe bắt đầu vào năm 331 TCN và được
coi là nổi tiếng nhất của thành Babylon. Pyramus là người đàn ông đẹp
trai nhất và là bạn thời thơ ấu của Thisbe. Cả hai đều sống cùng thành
phố và tình yêu cứ thế lớn dần theo năm tháng. Tình yêu của họ vấp phải
sự phản đối kịch liệt của gia đình. Họ quyết định chạy trốn để bảo vệ
tình yêu cũng như có thể chung sống bên nhau trọn đời.

Hai
người đã lên kế hoạch gặp và cùng nhau bỏ trốn nhưng không may, trên
đường đi, Thisbe bị một con sư tử núi tấn công. Thisbe chạy thoát nhưng
con sư tử ấy đã cướp mất mạng che mặt của bà. Khi Pyramus nhìn thấy
chiếc mạng che mặt thấm đẫm máu trong miệng con sư tử núi, ông tin rằng
bà đã bị giết chết và liền tự vẫn bằng chính thanh kiếm của mình. Khi
Thisbe nhìn thấy xác của Pyramus, bà đã nhặt thanh kiếm của người yêu và
cũng tự kết liễu đời mình.
8. Marie và Pierre Curie
Cùng
sở thích trong khoa học và niềm say mê nghiên cứu đã kéo họ xích lại
gần nhau. Năm 1981, Maria Sklodowska (hay còn gọi là Marie) đến Paris để
tham dự Hội nghị Sorbonne.

Với
vẻ thông minh và khả năng làm việc nhạy bén, cô lọt vào mắt xanh của
Pierre Curie, giám đốc một trong các phòng thí nghiệm nơi Marie làm
việc. Sau nhiều lần cầu hôn, cuối cùng Marie quyết định kết hôn với
Pierre vào năm 1895. Năm 1898, họ cùng nhau phát hiện ra polonium và
radium.
Pierre
Curie và nhà khoa học Henri Becquerel đã giành giải Nobel Vật lý năm
1903 với phát hiện ra phóng xạ. Khi Piere Curie qua đời vào năm 1904,
Marie tiến hành công việc của họ đang làm dang dở. Bà trở về làm việc
tại Sorbonne và trở thành nữ giáo viên đầu tiên của trường. Năm 1911,
Marie Curie trở thành người đầu tiên nhận hai giải thường Nobel về hóa
học. Bà tiếp tục làm thí nghiệm và giảng dạy cho đến khi bà qua đời vì
bệnh bạch cầu năm 1934.
9. Abigail và John Adams
Câu
chuyện tình yêu của họ diễn ra trên chiến trường chính trị đầy sóng
gió. Abigail Adams là vợ của John Adams, tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ.
Họ được biết đến với những bức thư tình dài, chan chứa tình cảm. Hai
người viết thư chia sẻ những suy nghĩ, những ý kiến về cuộc chiến tranh
Cách mạng Mỹ xảy ra và những công việc buộc Adams phải xa nhà.

Adams
qua đời vào ngày 28 tháng 10 năm 1818 vì bệnh thương hàn, vài năm trước
khi con trai của bà trở thành Tổng thống. Abigail được chôn cất bên
cạnh chồng trong một hầm mộ nằm trong các giáo xứ đầu tiên Nhà thờ Mỹ
(còn được gọi là Giáo Hội của Tổng thống) ở Quincy, Massachusetts.
10. Eloise và Abelard
Chàng
là giáo sĩ, nàng là nữ tu, chuyện tình của họ về mức độ mãnh liệt và bi
đát không thua Romeo và Juliet. Chỉ khác, họ là nhân vật có
thật. Pierre Abelard - nhà triết học và thần học lừng danh của nước Pháp
thế kỷ 12 và Heloise - một giai nhân sắc đẹp hơn người, trí tuệ và phẩm
cách hoàn mỹ.
Họ
tạo nên câu chuyện tình bất hủ, chuyện tình được xem là đẹp nhất mà
cũng bi thảm nhất trong lịch sử loài người. Pierre Abelard gặp Heloise
lần đầu tiên khi chàng đã 36 tuổi, còn nàng mới là thiếu nữ tuổi 16. Lúc
đó, Abelard đã là một triết gia, một nhà thần học kinh viện lừng danh,
là giáo sư xuất sắc trong các lĩnh vực này ở Paris.

Còn
Heloise là cháu ruột của Fulbert - một giáo sĩ có chức sắc, giàu có và
thế lực. Mối quan hệ bí mật của họ trở thành cơn thịnh nộ của ông chú
Canon Fulbert. Trong thời gian bị chia cắt, họ đã viết rất nhiều bức thư
cho nhau để nói thay lời yêu thương. Để bảo vệ tình yêu của mình, họ
chạy trốn và có với nhau một đứa con.
Không
còn cách nào khi phát hiện ra Heloise mang thai, Abelard phải tìm gặp
ông bác của người yêu để nói chuyện và xin cưới Heloise. Fulbert vô cùng
tức giận và phái những kẻ hầu cận “thiến” Abelard trong khi ông đang
ngủ. Sau đó, Abelard trở thành một thầy tu và cống hiến toàn bộ phần đời
còn lại cho việc học hành. Heloise đau khổ cũng quyết định trở thành
một nữ tu sĩ. Bất chấp sự chia cắt và đau khổ, Abelard và Heloise vẫn
dành trọn tình cảm cho nhau. Những bức thư tình sầu thảm, chan chứa nước
mắt của họ về sau đã được công bố và nổi tiếng khắp thế giới.
10 bức thư tình ngọt ngào nhất mọi thời đại
1
Trong cuộc bầu chọn bức thư tình hay nhất của trang Dailymail
nhân dịp Valentine 2015, những lời dành tặng vợ - “người phụ nữ tuyệt
nhất mà anh từng gặp” của huyền thoại nhạc đồng quê Johnny Cash vào ngày
sinh nhật thứ 65 của bà được coi là cảm động nhất.
Đứng ở vị trí thứ hai là lời yêu thương bất diệt viết năm 1935 của nhà văn Winston Churchill dành cho “Clemmie yêu dấu” của ông.
Mặc dù nổi tiếng với những vần thơ tình chứa chan cảm xúc nhưng bức
thư gửi cô hàng xóm Fanny Brawne của nhà thơ John Keat chỉ đứng ở vị trí
thứ ba.
Đức vua Henry VIII cũng giành được một vị trí trong bảng xếp hạng với bức thư bày tỏ tình cảm tới người vợ thứ hai của ngài, nữ hoàng Anne Boleyn năm 1527. Vị vua đa thê, người tự ra quyết định xử tử vợ mình viết: “Anh tha thiết được biết tâm ý của em đối với tình cảm giữa chúng ta. Anh thực sự cần biết câu trả lời của em bởi anh đã phải chịu đựng nỗi đau từ mũi tên tình ái hơn một năm nay mà vẫn chưa thể biết chắc được rằng anh sẽ thất bại hay sẽ có một vị trí trong trái tim em".
Khảo sát của Beagle Street cũng cho thấy người London lãng
mạn nhất nước Anh với 74% khẳng định mình có viết thư tình còn miền đông
bắc nước Anh chỉ có 55%.
Cuộc bình chọn những bức thư tình được yêu thích nhất do công ty bảo hiểm Beagle Street của Anh tổ chức nhằm khuyến khích người dân Anh trở nên lãng mạn hơn trong ngày 14/2.
Sự cạnh tranh độ lãng mạn giữa 2 phái ghi nhận sự chiến thắng của phái mạnh khi gần 25% nam giới được hỏi cho biết họ đã gửi thư tình đến nửa kia của mình trong khi đó 38% phụ nữ lại thú nhận rằng họ không bao giờ viết thư tình và 46% tuyên bố truyền thống ấy đã lỗi thời.
Giám đốc điều hành của Beagle Street, ông Matthew Gledhill kết luận rằng những bức thư tay vẫn được trân trọng ở thời hiện đại. “Một lá thư tình hay có thể vượt qua thách thức về thời gian và trở thành minh chứng vĩnh cửu của tình yêu bởi vậy việc giữ gìn truyền thống đó là rất cần thiết. Chúng tôi hi vọng nghiên cứu của mình sẽ truyền cảm hứng cho những người chưa bao giờ viết thư tình để họ có thể dành một chút thời gian viết về cảm xúc của họ dành cho người yêu.”
Trích đoạn 10 bức thư tình hay nhất mọi thời đại theo kết quả cuộc bầu chọn của trang Dailymail:
1. Johnny Cash viết: “Chúng ta đã trở nên già đi và quá đỗi thân thuộc với nhau. Chúng ta nghĩ giống nhau, thấu hiểu suy nghĩ của nhau. Chúng ta biết người kia cần gì mà không cần nói. Đôi khi, chúng ta giận dỗi nhau một chút. Đôi khi chúng ta coi nhau là điều hiển nhiên.
Nhưng có đôi lúc, như hôm nay, anh đã suy nghĩ kỹ về điều đó và nhận ra rằng, anh thật may mắn khi được cùng em, người phụ nữ tuyệt nhất mà anh từng gặp sẻ chia cuộc đời. Em vẫn luôn khiến anh si mê, là nguồn cảm hứng của anh. Em khiến anh trở nên tốt hơn. Em là ham muốn của anh, là lý do số một cho sự tồn tại của anh trên trái đất này. Anh yêu em rất nhiều”.
2. Winston Churchill bày tỏ tình yêu bất tử của ông dành cho vợ Clementine Churchill (1935): “Clemmie thân yêu của anh, trong bức thư em gửi từ Madras, em đã dành cho anh những từ ngữ thật đẹp, rằng anh đã làm phong phú cuộc sống của em. Anh không thể nói được hết những hạnh phúc mà mình cảm nhận được bởi lẽ anh luôn thấy mình mắc nợ tình yêu của em".
3. John Keats viết cho cô hàng xóm Fanny Brawne (1819): “Anh không thể sống mà không có em – Anh quên hết tất cả mọi thứ trừ việc được gặp em một lần nữa – Cuộc sống của anh dường như kết thúc ở giây phút này – Anh không thể thấy điều gì khác – Em đã cuốn hút anh mất rồi".
4. Ernest Hemingway bày tỏ tình cảm tới Marlene Dietrich (1951): “Anh không thể nói hết cảm xúc mỗi khi anh ôm lấy em, anh cảm thấy mình đã ở nhà.”
5. Hoàng đế Napoleon Bonaparte gửi tình yêu tới nàng Josephine de Beauharnais (1976): “Kể từ khi xa em, anh chìm trong nỗi chán nản. Hạnh phúc là khi được ở bên em. Lúc nào anh cũng không ngừng nghĩ đến những lần vuốt ve, giọt nước mắt và tình cảm của em. Sự quyến rũ không thể so sánh được của em, Josephine liên tục thiêu đốt và thắp sáng ngọn lửa trong trái tim anh".
6. Richard Burton tôn vinh vẻ đẹp của người tình Elizabeth Taylor (1964): “Đôi mắt mù quáng của anh mòn mỏi hình ảnh của em. E.B., chắc chắn em không biết được rằng em đẹp đến nhường nào và thật kì lạ làm sao khi em sở hữu vẻ yêu kiều pha nét đáng yêu nguy hiểm".
7. Đức vua Henry VIII bày tỏ tình yêu tới người vợ - nữ hoàng Anne Boleyn (1527): “Anh tha thiết được biết tâm ý của em đối với tình cảm giữa chúng ta. Anh thực sự cần biết câu trả lời của em bởi anh đã phải chịu đựng nỗi đau từ mũi tên tình ái hơn một năm nay mà vẫn chưa thể biết chắc được rằng anh sẽ thất bại hay sẽ có một vị trí trong trái tim em".
8. Nhà soạn nhạc Beethoven viết nên tình yêu của ông dành cho “Người tình vĩnh cửu”, đến nay danh tính vẫn còn là điều bí ẩn (1812): “Dù vẫn ở trên giường, tâm trí em luôn hướng về em, người yêu vĩnh cửu của anh. Hãy dịu dàng, hãy yêu anh của ngày hôm nay, ngày hôm qua. Những giọt nước mắt thương nhớ em – em – em – cuộc đời của anh – tất cả của anh – vĩnh biệt em. Ồ xin em hãy tiếp tục yêu anh, đừng bao giờ hoài nghi về trái tim chung tình nhất của người yêu em. Mãi mãi của anh. Mãi mãi của em. Mãi mãi của chúng ta".
9. Gerald Ford viết cho người vợ của ông, người mẹ của gia đình Betty
Ford ít lâu sau khi bà bị chẩn đoán bệnh ung thư (1974): “Không một
ngôn từ nào có thể bày tỏ được hết tình yêu sâu sắc, thật sâu sắc của
chúng ta. Cả nhà đều biết rằng em vĩ đại như thế nào và gia đình – các
con và anh sẽ cố gắng mạnh mẽ như em. Đức tin của cả nhà dành cho em và
Chúa sẽ mãi bền vững. Tình yêu của cả nhà dành cho em là vĩnh cửu".
10. Jimi Hendrix gửi tới “tình yêu bé nhỏ” (Không rõ thời gian gửi): “Hạnh phúc ở chính bản thân em bởi vậy hãy mở khóa trái tim em và để bản thân em lớn lên như một đóa hoa dịu dàng. Anh biết câu trả lời rồi – hãy cất cao đôi cánh và tìm đến tự do".
Đứng ở vị trí thứ hai là lời yêu thương bất diệt viết năm 1935 của nhà văn Winston Churchill dành cho “Clemmie yêu dấu” của ông.
![]() |
Thư chúc mừng sinh nhật vợ năm 1994 của Johnny Cash được bình chọn là bức thư tình hay nhất mọi thời đại. |
Đức vua Henry VIII cũng giành được một vị trí trong bảng xếp hạng với bức thư bày tỏ tình cảm tới người vợ thứ hai của ngài, nữ hoàng Anne Boleyn năm 1527. Vị vua đa thê, người tự ra quyết định xử tử vợ mình viết: “Anh tha thiết được biết tâm ý của em đối với tình cảm giữa chúng ta. Anh thực sự cần biết câu trả lời của em bởi anh đã phải chịu đựng nỗi đau từ mũi tên tình ái hơn một năm nay mà vẫn chưa thể biết chắc được rằng anh sẽ thất bại hay sẽ có một vị trí trong trái tim em".
![]() |
Nhà thơ John Keat và bức thư năm 1819 gửi cô hàng xóm Fanny Brawne để bày tỏ rằng ông không thể sống mà thiếu nàng xếp ở vị trí thứ ba. |
Cuộc bình chọn những bức thư tình được yêu thích nhất do công ty bảo hiểm Beagle Street của Anh tổ chức nhằm khuyến khích người dân Anh trở nên lãng mạn hơn trong ngày 14/2.
Sự cạnh tranh độ lãng mạn giữa 2 phái ghi nhận sự chiến thắng của phái mạnh khi gần 25% nam giới được hỏi cho biết họ đã gửi thư tình đến nửa kia của mình trong khi đó 38% phụ nữ lại thú nhận rằng họ không bao giờ viết thư tình và 46% tuyên bố truyền thống ấy đã lỗi thời.
Giám đốc điều hành của Beagle Street, ông Matthew Gledhill kết luận rằng những bức thư tay vẫn được trân trọng ở thời hiện đại. “Một lá thư tình hay có thể vượt qua thách thức về thời gian và trở thành minh chứng vĩnh cửu của tình yêu bởi vậy việc giữ gìn truyền thống đó là rất cần thiết. Chúng tôi hi vọng nghiên cứu của mình sẽ truyền cảm hứng cho những người chưa bao giờ viết thư tình để họ có thể dành một chút thời gian viết về cảm xúc của họ dành cho người yêu.”
![]() |
Bức thư Gerald Ford viết cho vợ Betty sau khi bà bị chẩn đoán bệnh ung thư đứng ở vị trí số 9. |
1. Johnny Cash viết: “Chúng ta đã trở nên già đi và quá đỗi thân thuộc với nhau. Chúng ta nghĩ giống nhau, thấu hiểu suy nghĩ của nhau. Chúng ta biết người kia cần gì mà không cần nói. Đôi khi, chúng ta giận dỗi nhau một chút. Đôi khi chúng ta coi nhau là điều hiển nhiên.
Nhưng có đôi lúc, như hôm nay, anh đã suy nghĩ kỹ về điều đó và nhận ra rằng, anh thật may mắn khi được cùng em, người phụ nữ tuyệt nhất mà anh từng gặp sẻ chia cuộc đời. Em vẫn luôn khiến anh si mê, là nguồn cảm hứng của anh. Em khiến anh trở nên tốt hơn. Em là ham muốn của anh, là lý do số một cho sự tồn tại của anh trên trái đất này. Anh yêu em rất nhiều”.
2. Winston Churchill bày tỏ tình yêu bất tử của ông dành cho vợ Clementine Churchill (1935): “Clemmie thân yêu của anh, trong bức thư em gửi từ Madras, em đã dành cho anh những từ ngữ thật đẹp, rằng anh đã làm phong phú cuộc sống của em. Anh không thể nói được hết những hạnh phúc mà mình cảm nhận được bởi lẽ anh luôn thấy mình mắc nợ tình yêu của em".
3. John Keats viết cho cô hàng xóm Fanny Brawne (1819): “Anh không thể sống mà không có em – Anh quên hết tất cả mọi thứ trừ việc được gặp em một lần nữa – Cuộc sống của anh dường như kết thúc ở giây phút này – Anh không thể thấy điều gì khác – Em đã cuốn hút anh mất rồi".
4. Ernest Hemingway bày tỏ tình cảm tới Marlene Dietrich (1951): “Anh không thể nói hết cảm xúc mỗi khi anh ôm lấy em, anh cảm thấy mình đã ở nhà.”
5. Hoàng đế Napoleon Bonaparte gửi tình yêu tới nàng Josephine de Beauharnais (1976): “Kể từ khi xa em, anh chìm trong nỗi chán nản. Hạnh phúc là khi được ở bên em. Lúc nào anh cũng không ngừng nghĩ đến những lần vuốt ve, giọt nước mắt và tình cảm của em. Sự quyến rũ không thể so sánh được của em, Josephine liên tục thiêu đốt và thắp sáng ngọn lửa trong trái tim anh".
6. Richard Burton tôn vinh vẻ đẹp của người tình Elizabeth Taylor (1964): “Đôi mắt mù quáng của anh mòn mỏi hình ảnh của em. E.B., chắc chắn em không biết được rằng em đẹp đến nhường nào và thật kì lạ làm sao khi em sở hữu vẻ yêu kiều pha nét đáng yêu nguy hiểm".
7. Đức vua Henry VIII bày tỏ tình yêu tới người vợ - nữ hoàng Anne Boleyn (1527): “Anh tha thiết được biết tâm ý của em đối với tình cảm giữa chúng ta. Anh thực sự cần biết câu trả lời của em bởi anh đã phải chịu đựng nỗi đau từ mũi tên tình ái hơn một năm nay mà vẫn chưa thể biết chắc được rằng anh sẽ thất bại hay sẽ có một vị trí trong trái tim em".
8. Nhà soạn nhạc Beethoven viết nên tình yêu của ông dành cho “Người tình vĩnh cửu”, đến nay danh tính vẫn còn là điều bí ẩn (1812): “Dù vẫn ở trên giường, tâm trí em luôn hướng về em, người yêu vĩnh cửu của anh. Hãy dịu dàng, hãy yêu anh của ngày hôm nay, ngày hôm qua. Những giọt nước mắt thương nhớ em – em – em – cuộc đời của anh – tất cả của anh – vĩnh biệt em. Ồ xin em hãy tiếp tục yêu anh, đừng bao giờ hoài nghi về trái tim chung tình nhất của người yêu em. Mãi mãi của anh. Mãi mãi của em. Mãi mãi của chúng ta".
![]() |
Nhà soạn nhạc Ludvig Van Beethoven giành vị trí thứ 8 với bức thư gửi tới “Người tình vĩnh cửu” của ông. |
10. Jimi Hendrix gửi tới “tình yêu bé nhỏ” (Không rõ thời gian gửi): “Hạnh phúc ở chính bản thân em bởi vậy hãy mở khóa trái tim em và để bản thân em lớn lên như một đóa hoa dịu dàng. Anh biết câu trả lời rồi – hãy cất cao đôi cánh và tìm đến tự do".
Một chuyện tình lãng mạn vượt thời gian ở Thường Tín Hà Nội
Cập nhật: 10:31 | 06/12/2017
Tìm đến ngôi mộ đặc biệt ở sâu tận bên trong khu vực
toàn mồ mả, ông nhẹ nhàng cất tiếng: “Em ơi, anh đến rồi”. Đấy là ông
Thiệp chào hỏi người vợ đã qua đời hơn 8 năm trước đang nằm lặng lẽ dưới
đất sâu.
Mỗi ngày, đúng 7h sáng, ông Thiệp lại săm săm đi
vào nghĩa địa của thôn. Tìm đến ngôi mộ đặc biệt ở sâu tận bên trong
khu vực toàn mồ mả, ông nhẹ nhàng cất tiếng: “Em ơi, anh đến rồi”. Đấy
là ông Thiệp chào hỏi người vợ đã qua đời hơn 8 năm trước đang nằm lặng
lẽ dưới đất sâu. Sau đó, người đàn ông 71 tuổi bắt tay vào công việc
chăm sóc “vườn địa đàng” độc đáo mà ông đã bỏ tâm sức hơn 2000 ngày để
kiến tạo cho người vợ đã khuất.
Hơn 2.000 ngày “xây nhà” cho vợ quá cố
“Ông Thiệp đang ở cơ quan!” – người thanh niên cười lém lỉnh khi chúng tôi hỏi thăm đến nhà ông Nguyễn Tài Thiệp (trú tại thôn Liễu Nội, Khánh Hà, Thường Tín, Hà Nội). Theo sự chỉ dẫn của anh ta, chúng tôi nhanh chóng tìm được “cơ quan” của ông Thiệp, bởi nó chính là nghĩa địa của thôn Liễu Nội. Men theo đường ruộng nhỏ gập ghềnh bùn đất, chúng tôi càng lúc càng đi sâu vào nghĩa địa, len lỏi qua những ngôi mộ cũ và mới. Nghĩa địa vắng tanh, âm khí tỏa ra lạnh lẽo sởn da gà, ai có thể ở đây được cơ chứ?
Trước sự ngạc nhiên của chúng tôi, một ông cụ râu tóc trắng phơ, quắc thước và nhanh nhẹn đang tất bật làm việc quanh một ngôi mộ bằng đá xẻ. Ngôi mộ này – được ốp bằng đá xanh, chạm trổ cầu kỳ, khá to lớn – khác biệt hoàn toàn so với những phần mộ xung quanh. Trong khi những phần mộ khác trong nghĩa trang đều mang vẻ âm u, lạnh lẽo và thê lương, ngôi mộ mà ông cụ đang chăm sóc lại toát lên sự tươi tắn, sống động, đầy sinh khí. Hàng trăm loại cây được trồng, chăm sóc cẩn thận xanh tươi mơn mởn bao quanh ngôi mộ. Hoa lan tỏa hương thơm ngát, và hoa mười giờ khoe sắc hồng lung linh. Ngoài ra, còn có quất, cà, chuối, ngải cứu, mùng tơi ... đều rất tươi tốt.
Trên
mặt ngôi mộ có hai cái chậu, ghi rõ: “Chậu rửa mặt của cụ Bùi” và “chậu
rửa mặt của cụ Thiệp”. Do đó, dễ dàng đoán ra người đang chăm sóc ngôi
mộ chính là ông Nguyễn Tài Thiệp. Chẳng chút giấu diếm, ông Thiệp cho
biết: “Bà nhà tôi – tức là Nguyễn Thị Bùi – đã mất từ năm 2008. Dù đã
nhiều năm trôi qua, tôi vẫn cảm thấy hình bóng bà ấy ở bên cạnh mình.
Thậm chí, có thời gian tôi mơ thấy bà ấy hiện về. Bà ấy chỉ cười, nói
vài câu không nghe rõ rồi đi mất. Có lẽ tôi nhớ thương bà ấy quá nên
sinh ra mộng mị chăng?”.
Năm 2010, bà Bùi được đưa về cát táng tại nghĩa trang thôn Liễu Nội. Luyến lưu người vợ đã rời dương gian, ông Thiệp hàng ngày đều ra thăm mộ của bà. Thấy rằng ngôi mộ quá trống trải và cô độc, ông Thiệp nảy ra ý định kiến tạo một nơi an nghỉ sinh động hơn cho bà Bùi. Ông tâm sự: “Ngày còn tại thế, bà nhà tôi ưa sạch sẽ, tinh tươm. Tôi nghĩ, ắt là bà ấy không vui khi “ngôi nhà” của bà ấy lại bừa bộn, trống trải. Vì thế, tôi tìm các loại cây giống, những cây mà bà ấy thích, để trồng quanh mộ. Dần dà, công việc quấn lấy tôi, càng làm càng ham, càng làm tôi càng thấy gần gũi bà ấy hơn, nên tôi dành gần như toàn bộ thời gian trong 5 năm qua để chăm sóc cho phần mộ của bà ấy”.
Chuyện tình đáng nhớ của ông lão 70 tuổi
Chứng kiến người đàn ông ngoài thất thập chăm sóc phần mộ của vợ, không khó để thấy tình yêu vô bờ mà ông Thiệp dành cho bà Bùi. Tò mò, chúng tôi hỏi ông Thiệp về chuyện đôi lứa của hai người. Ông cụ 71 tuổi hóm hỉnh kể: “Hồi đôi mươi, tôi là gã trai hào hoa, phong độ nhất làng. Khối cô thầm thương trộm nhớ đấy. Tuy nhiên, thời xưa, các cụ vẫn quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, nên ông bà thân sinh của tôi đã chấm một cô gái trong làng để làm dâu. Cô ấy xinh đẹp lắm, lại nết na, ngoan hiền – tôi cũng ưng. Cô ấy tên là N.T.K - không phải bà Bùi nhà tôi đâu, các anh đừng nhầm (cười). Hai bên gia đình đã đi đến thống nhất, và lễ cưới của chúng tôi đã chuẩn bị đâu ra đấy. Trớ trêu là, trước ngày cưới, cô K. lại thay đổi ý định, vì cô ấy nghi tôi mắc bệnh lạ. Chán thế! Hôn nhân không thành, tôi buồn bã, nản chí, cuộc sống khi ấy sao mà tối tăm, bức bối quá”.
Ông Thiệp bảo, lúc bị từ chối tình cảm, ông đã định ở vậy, không thèm lấy vợ. Thế nhưng, sự xuất hiện của một bức thư táo bạo khiến ông thay đổi suy nghĩ. “Các anh đoán được lá thư là của ai không? Là của bà Bùi” – ông Thiệp nháy mắt, kể tiếp – “Bà Bùi là em họ của cô K. - vợ hụt của tôi. Thế mà bà ấy dám viết thư bày tỏ tình cảm với tôi, nói rằng đã thương nhớ tôi từ lâu. Mọi chuyện hình như được sắp đặt bởi một chữ “Duyên”. Tôi bị người chị khước từ, thì người em lại đem lòng thương mến. Giống như vệt sét sáng lòa đánh tan bầu trời âm u, tôi thấy rất ấm áp. Nhưng, ngay lúc đó, tôi cũng không dám đối mặt với những định kiến của người đời. Tôi lảng tránh tình cảm của bà Bùi, để rồi hơn 1 năm sau mới dám viết thư hồi âm”.
Tình
cảm của ông Thiệp và bà Bùi nhanh chóng bùng cháy. Họ kết hôn sau đó
mấy tháng trong sự hân hoan của cả hai bên gia đình. Bà Bùi sinh cho ông
Thiệp 5 người con, 4 trai 1 gái. Đến khi bà nhắm mắt xuôi tay vào năm
2008, hai vợ chồng ông Thiệp vẫn quấn quít và thương yêu nhau hết mực.
“Nếu không có sự chủ động, mạnh mẽ của bà Bùi, có lẽ hai chúng tôi không
thành vợ thành chồng được” – ông Thiệp bồi hồi – “Bà ấy đã mang đến cho
tôi một cuộc đời hạnh phúc, một gia đình viên mãn. Vì thế, lúc nào tôi
cũng cảm giác mắc nợ bà ấy”.
Khi nào tôi chết, tôi sẽ nằm bên bà ấy!
Từ năm 2006, bà Bùi đã rất yếu ớt, vì bà mắc nhiều bệnh. Một tay ông Thiệp chăm sóc vợ suốt 2.5 năm cho đến lúc bà tạ thế. Đối với ông Bùi, chăm sóc vợ trở thành một niềm vui, một trách nhiệm không thể thiếu. Chính vì thế, ông hạnh phúc với công việc hiện tại: Thức dậy lúc sáng sớm, ông ra mộ vợ từ 7h, chăm sóc cây cối tới 11h, trở về nhà ăn trưa và quay lại nghĩa địa lúc 14h. Ông tiếp tục làm việc đến tối mịt và chỉ chịu ra về khi đã thì thầm với người vợ dưới mộ: “Anh về với các con đây. Ngày mai anh lại ra với em”.
Ông
Thiệp không cúng lễ cho vợ bằng hoa quả như thông thường. Ông “gửi” cho
vợ dưới cõi Âm sữa hộp và nước chè. Đó là những thứ hồi còn tại thế bà
Bùi thường hay dùng. Đối với ông, người vợ dường như chưa đi xa, ngược
lại, bà vẫn ở cạnh ông như thời hai người mới nên duyên chồng vợ. Châm
vội điều thuốc trong cơn gió hiu hiu đầu xuân, ông Thiệp trở nên trầm
tư: “Tôi với bà Bùi lấy nhau là duyên số Trời định. Số mệnh là chúng tôi
phải ở bên nhau. Chẳng may, bà ấy “đi” trước, chắc là bà ấy cô đơn lắm.
Tôi thương bà ấy, nên tôi mới ra đây bầu bạn với bà. Tôi đã làm sẵn
ngôi mộ của tôi ở bên cạnh bà ấy rồi, sau này, khi tôi nhắm mắt, tôi sẽ
nằm bên bà ấy, mãi mãi không rời xa nhau”.
Như đã nói, trên mặt ngôi mộ có hai chiếc chậu rửa mặt, song, đấy không phải là những thứ duy nhất khiến chúng tôi chú ý. Bên cạnh đó, còn một tờ giấy chép bài thơ tình của ông Thiệp: “Vợ tôi đã mất lâu rồi/Mà tôi thương nhớ đứng ngồi không yên/Tôi ra thămm mộ tổ tiên/Thăm em ngắm cảnh cho yên tấm lòng/ Trồng hoa cam quýt bưởi bòng/ Em ơi! Em để lạnh phòng mình anh/ Đêm đêm gió mát trăng thanh/ Thương em anh nhớ nhưng đành vậy thôi”. Đọc những câu ấy, mới thấy rằng tình cảm của ông Thiệp dành cho vợ thật hiếm có, đáng trân trọng biết bao.
Hơn 2.000 ngày “xây nhà” cho vợ quá cố
“Ông Thiệp đang ở cơ quan!” – người thanh niên cười lém lỉnh khi chúng tôi hỏi thăm đến nhà ông Nguyễn Tài Thiệp (trú tại thôn Liễu Nội, Khánh Hà, Thường Tín, Hà Nội). Theo sự chỉ dẫn của anh ta, chúng tôi nhanh chóng tìm được “cơ quan” của ông Thiệp, bởi nó chính là nghĩa địa của thôn Liễu Nội. Men theo đường ruộng nhỏ gập ghềnh bùn đất, chúng tôi càng lúc càng đi sâu vào nghĩa địa, len lỏi qua những ngôi mộ cũ và mới. Nghĩa địa vắng tanh, âm khí tỏa ra lạnh lẽo sởn da gà, ai có thể ở đây được cơ chứ?
Trước sự ngạc nhiên của chúng tôi, một ông cụ râu tóc trắng phơ, quắc thước và nhanh nhẹn đang tất bật làm việc quanh một ngôi mộ bằng đá xẻ. Ngôi mộ này – được ốp bằng đá xanh, chạm trổ cầu kỳ, khá to lớn – khác biệt hoàn toàn so với những phần mộ xung quanh. Trong khi những phần mộ khác trong nghĩa trang đều mang vẻ âm u, lạnh lẽo và thê lương, ngôi mộ mà ông cụ đang chăm sóc lại toát lên sự tươi tắn, sống động, đầy sinh khí. Hàng trăm loại cây được trồng, chăm sóc cẩn thận xanh tươi mơn mởn bao quanh ngôi mộ. Hoa lan tỏa hương thơm ngát, và hoa mười giờ khoe sắc hồng lung linh. Ngoài ra, còn có quất, cà, chuối, ngải cứu, mùng tơi ... đều rất tươi tốt.
Ông Thiệp hàng ngày ra nghĩa địa chăm sóc mộ vợ |
Năm 2010, bà Bùi được đưa về cát táng tại nghĩa trang thôn Liễu Nội. Luyến lưu người vợ đã rời dương gian, ông Thiệp hàng ngày đều ra thăm mộ của bà. Thấy rằng ngôi mộ quá trống trải và cô độc, ông Thiệp nảy ra ý định kiến tạo một nơi an nghỉ sinh động hơn cho bà Bùi. Ông tâm sự: “Ngày còn tại thế, bà nhà tôi ưa sạch sẽ, tinh tươm. Tôi nghĩ, ắt là bà ấy không vui khi “ngôi nhà” của bà ấy lại bừa bộn, trống trải. Vì thế, tôi tìm các loại cây giống, những cây mà bà ấy thích, để trồng quanh mộ. Dần dà, công việc quấn lấy tôi, càng làm càng ham, càng làm tôi càng thấy gần gũi bà ấy hơn, nên tôi dành gần như toàn bộ thời gian trong 5 năm qua để chăm sóc cho phần mộ của bà ấy”.
Bài thơ mà ông Thiệp viết cho người vợ đã mất |
Chứng kiến người đàn ông ngoài thất thập chăm sóc phần mộ của vợ, không khó để thấy tình yêu vô bờ mà ông Thiệp dành cho bà Bùi. Tò mò, chúng tôi hỏi ông Thiệp về chuyện đôi lứa của hai người. Ông cụ 71 tuổi hóm hỉnh kể: “Hồi đôi mươi, tôi là gã trai hào hoa, phong độ nhất làng. Khối cô thầm thương trộm nhớ đấy. Tuy nhiên, thời xưa, các cụ vẫn quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, nên ông bà thân sinh của tôi đã chấm một cô gái trong làng để làm dâu. Cô ấy xinh đẹp lắm, lại nết na, ngoan hiền – tôi cũng ưng. Cô ấy tên là N.T.K - không phải bà Bùi nhà tôi đâu, các anh đừng nhầm (cười). Hai bên gia đình đã đi đến thống nhất, và lễ cưới của chúng tôi đã chuẩn bị đâu ra đấy. Trớ trêu là, trước ngày cưới, cô K. lại thay đổi ý định, vì cô ấy nghi tôi mắc bệnh lạ. Chán thế! Hôn nhân không thành, tôi buồn bã, nản chí, cuộc sống khi ấy sao mà tối tăm, bức bối quá”.
Ông Thiệp bảo, lúc bị từ chối tình cảm, ông đã định ở vậy, không thèm lấy vợ. Thế nhưng, sự xuất hiện của một bức thư táo bạo khiến ông thay đổi suy nghĩ. “Các anh đoán được lá thư là của ai không? Là của bà Bùi” – ông Thiệp nháy mắt, kể tiếp – “Bà Bùi là em họ của cô K. - vợ hụt của tôi. Thế mà bà ấy dám viết thư bày tỏ tình cảm với tôi, nói rằng đã thương nhớ tôi từ lâu. Mọi chuyện hình như được sắp đặt bởi một chữ “Duyên”. Tôi bị người chị khước từ, thì người em lại đem lòng thương mến. Giống như vệt sét sáng lòa đánh tan bầu trời âm u, tôi thấy rất ấm áp. Nhưng, ngay lúc đó, tôi cũng không dám đối mặt với những định kiến của người đời. Tôi lảng tránh tình cảm của bà Bùi, để rồi hơn 1 năm sau mới dám viết thư hồi âm”.
Di ảnh của bà cụ Bùi |
Khi nào tôi chết, tôi sẽ nằm bên bà ấy!
Từ năm 2006, bà Bùi đã rất yếu ớt, vì bà mắc nhiều bệnh. Một tay ông Thiệp chăm sóc vợ suốt 2.5 năm cho đến lúc bà tạ thế. Đối với ông Bùi, chăm sóc vợ trở thành một niềm vui, một trách nhiệm không thể thiếu. Chính vì thế, ông hạnh phúc với công việc hiện tại: Thức dậy lúc sáng sớm, ông ra mộ vợ từ 7h, chăm sóc cây cối tới 11h, trở về nhà ăn trưa và quay lại nghĩa địa lúc 14h. Ông tiếp tục làm việc đến tối mịt và chỉ chịu ra về khi đã thì thầm với người vợ dưới mộ: “Anh về với các con đây. Ngày mai anh lại ra với em”.
Vườn cây với dòng chữ “Tặng em ngày 8/3/2016” |
Như đã nói, trên mặt ngôi mộ có hai chiếc chậu rửa mặt, song, đấy không phải là những thứ duy nhất khiến chúng tôi chú ý. Bên cạnh đó, còn một tờ giấy chép bài thơ tình của ông Thiệp: “Vợ tôi đã mất lâu rồi/Mà tôi thương nhớ đứng ngồi không yên/Tôi ra thămm mộ tổ tiên/Thăm em ngắm cảnh cho yên tấm lòng/ Trồng hoa cam quýt bưởi bòng/ Em ơi! Em để lạnh phòng mình anh/ Đêm đêm gió mát trăng thanh/ Thương em anh nhớ nhưng đành vậy thôi”. Đọc những câu ấy, mới thấy rằng tình cảm của ông Thiệp dành cho vợ thật hiếm có, đáng trân trọng biết bao.
Hà Phương
Nhận xét
Đăng nhận xét