Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2018

SỰ NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 41

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai, hoặc triệt tiêu hận thù.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn? 
-Và vô cớ tàn sát sinh linh, con người có phải là ác độc!?

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)



Thử đến 473 lần, đây là cái giá Liên Xô phải trả khi tranh ngôi "bá vương hạt nhân" với Mỹ

Trang Li |


Thử đến 473 lần, đây là cái giá Liên Xô phải trả khi tranh ngôi "bá vương hạt nhân" với Mỹ

Chỉ trong 40 năm, Liên Xô đã cho thử nghiệm 473 vụ nổ hạt nhân. Ô nhiễm phóng xạ là hậu quả nghiệt ngã mà con người phải đối mặt.

Ngay từ những năm tháng diễn ra cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2 ác liệt, Mỹ đã âm thầm triển khai dự án phát triển vũ khí hủy diệt sử dụng năng lượng cực mạnh từ hạt nhân.
Trước khi Nhật và Đức lần lượt đầu hàng trong cuộc chiến khiến hàng chục triệu người thiệt mạng, Mỹ đã chế tạo và cho nổ thử thành công quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử nhân loại - quả bom mang mật danh "Trinity" - thuộc Dự án Manhattan tiêu tốn nhiều tỷ USD của nước này.
Thế chiến II kết thúc cũng là thời điểm cuộc chiến không đổ máu mới giữa Mỹ và Liên Xô (Chiến tranh Lạnh) bắt đầu. Trong cuộc đua giữa "kẻ tám lạng, người nửa cân" đó, vũ khí và công nghệ chế tạo ra nó chính là "con át chủ bài" mà cả người Mỹ và người Liên Xô nỗ lực không ngừng để giành thế thượng phong.
Ngày 16/7/1945, với việc nổ thử quả bom nguyên tử "Trinity", người Mỹ tạo nên cái gọi là "bình minh của kỷ nguyên nguyên tử". Thành công ngoài sức tưởng tượng này khiến Liên Xô sốt sắng!
Liên Xô nhanh chóng tìm ra một trong những nguyên liệu để tạo nên thứ vũ khí có sức hủy diệt chưa từng có trong lịch sử loài người khi đó - chính là Uranium. May mắn cho Liên Xô thay, thị trấn Mailuu-Suu ở miền nam Kyrgyzstan chính là "vựa Uranium" khổng lồ (đọc chi tiết, tại đây).
Từ năm 1946 đến năm 1968, Liên Xô đã khai thác được gần 10.000 tấn quặng Uranium, phục vụ cho cuộc đua vũ khí hủy diệt với người Mỹ.
Sau khi chế tạo vũ khí hạt nhân trong bí mật, Liên Xô tất yếu cần cho nổ thử nghiệm. Và vùng đất mà nước này lựa chọn cho các cuộc thử nghiệm vũ khí hủy diệt ấy chính là Semipalatinsk Test Site (Bãi thử Semipalatinsk) ở vùng thảo nguyên rộng lớn phía đông bắc Kazakhstan.
Kỳ 13 trong series Những Khu Vực Nguy Hiểm Nhất Hành Tinh chính là nói về Semipalatinsk - bãi thử hạt nhân trọng yếu của Liên Xô trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Thử đến 473 lần, đây là cái giá Liên Xô phải trả khi tranh ngôi bá vương hạt nhân với Mỹ - Ảnh 1.
Nằm cách thị trấn Semipalatinsk 150km về phía Tây, bãi thử Semipalatinsk, mật danh là "The Polygon - Đa giác", được thành lập vào ngày 21/8/1947 theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô.
Trước những yêu cầu cấp bách từ giới lãnh đạo, Semipalatinsk nhanh chóng được triển khai. Dân cư xung quanh vùng được sơ tán đến nơi ở mới. Giới quân đội nhanh chóng thiết lập một "vùng thử chiến lược" rộng 18.500 km2, phục vụ cho các cuộc thử nghiệm những quả bom hạt nhân đầu tiên trong lịch sử Liên Xô.
Để việc thử nghiệm tại Semipalatinsk diễn ra suôn sẻ, Liên Xô trang bị một "hàng rào kiên cố" gồm các công trình bê tông cốt thép, tháp pháo và hầm trú ẩn được xây dựng bao quanh. Các thiết bị quân sự, pháo binh, xe tăng, máy bay, xe chuyên dụng và xe bọc thép được thiết lập ở những khoảng cách khác nhau từ tâm bãi thử nghiệm.
Ngày 29/8/1949, 2 năm sau khi bãi thử được thành lập, Liên Xô cho nổ thử quả bom hạt nhân đầu tiên. Sau cuộc thử nghiệm, nhiều khu vực và làng mạc xung quanh bị bụi phóng xạ hạt nhân "tấn công".
Tuy nhiên, đó mới chỉ là mở đầu của một câu chuyện bi kịch dài phía sau. Gói gọn trong 40 năm diễn ra cuộc Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã cho thử 473 vụ nổ hạt nhân tại Semipalatinsk, trong đó có 90 vụ nổ trên không trung, 26 vụ nổ trên mặt đất và 354 vụ nổ dưới lòng đất.
Thử đến 473 lần, đây là cái giá Liên Xô phải trả khi tranh ngôi bá vương hạt nhân với Mỹ - Ảnh 2.
Bóng "mây nấm tử thần" ám ảnh người dân quanh vùng thử nghiệm Semipalatinsk. Ảnh minh họa: International Conference
Đỉnh điểm của các vụ thử diễn ra vào đầu những năm 1960, thời kỳ chạy đua căng thẳng nhất của Liên Xô và Mỹ, Liên Xô đã liên tục cho thử nghiệm các vụ nổ lớn. Cụ thể, tử năm 1961 đến 1962, 68 vụ nổ hạt nhân đã diễn ra.
Ngoài các thí nghiệm hạt nhân, Liên Xô còn cho thử 175 vụ nổ hóa chất (44 vụ nổ trong số đó có khối lượng trên 10 tấn hóa chất).
Theo đánh giá của các nhà khoa học, tổng sức mạnh của tất cả các vụ thử hạt nhân tại Semipalatinsk đã vượt quá 50 megaton (1 megaton = 1 triệu tấn). Hiểu rõ hơn, tổng năng lượng của các vụ nổ tại Semipalatinsk gấp hơn 2.500 lần năng lượng của quả bom "The Little Boy" mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản) ngày 6/8/1945.
Hệ quả tất yếu khó tránh khỏi chính là bụi phóng xạ khuếch tán trên một vùng đất rộng 304.000km2, nơi có khoảng 1,7 triệu người dân cư trú, và biến Semipalatinsk trở thành một vùng thảm họa sinh thái chết chóc bậc nhất của Liên Xô.
Khoan nói đến những hậu quả khôn lường về môi sinh và sức khỏe con người từ gần 500 vụ thử hạt nhân của Liên Xô.... 
Lịch sử phải công nhận một thực tế rằng, tuy người Liên Xô đi sau Mỹ trong cuộc đua về vũ khí hủy diệt, nhưng thứ mà Liên Xô làm được về sau khiến chính nước Mỹ bàng hoàng: Ngày 30/10/1961, Liên Xô chế tạo và cho nổ thử thành công quả bom nguyên tử mạnh nhất từng được thí nghiệm trong lịch sử nhân loại - Bom Sa Hoàng (Tsar Bomba).
Với sức công phá mạnh tương đương 100 triệu tấn thuốc nổ TNT, bom Sa Hoàng được mệnh danh là "Bom Vua". "Bom Vua" nâng vị thế của Liên Xô trở thành nước "siêu cường hạt nhân".
Phải nói rằng, nếu như Mỹ mở ra cái gọi là "bình minh của kỷ nguyên nguyên tử" thì Liên Xô nhanh chóng vùi dập "ánh bình minh" ấy, nhanh chóng làm tiêu tan luôn giấc mộng "Bá vương hạt nhân" của Mỹ trong thời Chiến tranh Lạnh.
Vậy, đằng sau ánh hào quang mà Liên Xô tạo dựng được trước người Mỹ và thế giới là gì?
Thử đến 473 lần, đây là cái giá Liên Xô phải trả khi tranh ngôi bá vương hạt nhân với Mỹ - Ảnh 3.
Gần 30 năm sau khi bãi thử hạt nhân Semipalatinsk bị đóng cửa (1989) trước sức ép của dư luận, cư dân sống xung quanh khu vực thử vẫn sống dưới "bóng mây nấm tử thần" khổng lồ.
Mặt trái của hào quang mà Liên Xô có được trong suốt 40 năm thử nghiệm các vụ nổ hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh đánh đổi bằng tấn bi kịch day dứt đến tận ngày nay. Báo cáo cho hay, một vùng đất rộng lớn có diện tích hơn 18.000km2 bị ô nhiễm nặng nề bới các chất phóng xạ. Chưa hết, hơn 1 triệu người được chẩn đoán có vấn đề về sức khỏe.
Những tác động khủng khiếp của phơi nhiễm phóng xạ khôn lường là thế nhưng chính phủ Liên Xô lại bí mật giấu kín trong hàng chục năm trời.
Bệnh tật, đau đớn và cuộc sống như ở địa ngục của người dân được ghi chép đầy đủ trong các tài liệu mật ngay cả trước khi bãi thử Semipalatinsk chính thức đóng cửa ngày 29/8/1991.
Tài liệu mật về sau cho thấy, khoảng 200.000 người dân đã trở thành "vật thí nghiệm" cho các nhà khoa học trong việc khám phá những tiềm năng và nguy hiểm của vũ khí hạt nhân. Theo đó, người dân được yêu cầu bước ra khỏi nhà khi Semipalatinsk thực hiện các vụ nổ thử nghiệm, để giới khoa học lấy đó làm cơ sở nghiên cứu tác động của bức xạ.
Và, chính họ đã phải trả một cái giá khủng khiếp!
Toàn bộ đất, nước và không khí tại vùng thử bị nhiễm phóng xạ nặng nề. Theo các nhà khoa học, mức độ phóng xạ tại khu vực thử và vùng lân cận cao gâp 10 lần so với bình thường. Các hố nước sinh ra từ các vụ nổ đều trở thành các "hồ chết" bởi không có bất cứ sinh vật nào có thể sống sót tại đó.
Tồi tệ hơn, cứ 20 trẻ em trong khu vực lại có 1 trẻ bị dị dạng nghiêm trọng. Rất nhiều người dân phải đối mặt với các căn bệnh ung thư khác nhau. Hơn một nửa dân số tại vùng đều chết trước 60 tuổi.
Mãi cho đến những năm 1980, các nhà dân quyền tại Kazakhstan tạo áp lực lên giới lãnh đạo nhằm giải thích rõ ràng những vụ nổ có hình đám mây nấm khổng lồ kia là gì và hiểm họa âm thầm mà nó gây ra có tác động khủng khiếp thể nào đến môi sinh và con người thì giới lãnh đạo mới rục rịch thực hiện.
Thí nghiệm hạt nhân cuối cùng được thực hiện vào năm 1989. Hai năm sau, bãi thử Semipalatinsk chính thức đóng cửa. Nhưng... những đau khổ, bệnh tật, chết chóc của người dân lại không dừng khi Semipalatinsk kết thúc.
Người ta kinh hoàng chứng kiến những sản phụ ở Semey (tên gọi mới của Semipalatinsk) sinh con ra với những dị tật bẩm sinh không thể đau đớn hơn: Có những em bé sinh ra không có tay, có những em sinh ra mặt bị biến dạng hoặc đầu quá lớn so với cơ thể...
29 năm sau khi bãi thử Semipalatinsk dừng hoạt động, môi sinh và sức khỏe của con người nơi đây bị tàn phá nghiêm trọng. Vì phơi nhiễm phóng xạ vẫn còn ẩn sâu trong đất, nước và những thế hệ tương lai của người dân nơi đây, nên Semipalatinsk trở thành "vùng đất chết", đồng thời cũng là một trong những khu vực nguy hiểm nhất hành tinh.
Chùm ảnh cuối bài
Thử đến 473 lần, đây là cái giá Liên Xô phải trả khi tranh ngôi bá vương hạt nhân với Mỹ - Ảnh 5.
Quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô có mật danh "First Lightning", do Yulii Borisovich Khariton chế tạo. Nguồn: Gizmodo
Thử đến 473 lần, đây là cái giá Liên Xô phải trả khi tranh ngôi bá vương hạt nhân với Mỹ - Ảnh 6.
Đám mây nấm từ quả bom "First Lightning". Nguồn: Gizmodo
Thử đến 473 lần, đây là cái giá Liên Xô phải trả khi tranh ngôi bá vương hạt nhân với Mỹ - Ảnh 7.
Hố nước tạo ra từ các vụ nổ không hề có sinh vật sống. Hố rộng nhất có đường kính 500m, sâu 80m. Nguồn: Gizmodo
Thử đến 473 lần, đây là cái giá Liên Xô phải trả khi tranh ngôi bá vương hạt nhân với Mỹ - Ảnh 8.
Con sông Chagan ô nhiễm chất phóng xạ nặng nề. Nguồn: Gizmodo
Thử đến 473 lần, đây là cái giá Liên Xô phải trả khi tranh ngôi bá vương hạt nhân với Mỹ - Ảnh 9.
"Không khí bốc lên mùi như tóc cháy...", một người dân trong vùng cho biết. Nguồn: Gizmodo
Thử đến 473 lần, đây là cái giá Liên Xô phải trả khi tranh ngôi bá vương hạt nhân với Mỹ - Ảnh 10.
Trẻ em sinh ra bị mắc dị tật bẩm sinh. Nguồn: Gizmodo
Bài viết sử dụng nguồn: Gizmodo, Atlasobscura, Thebulletin
theo Helino


Góc khuất thời Chiến tranh Lạnh: CIA "nhúng tay", bí mật đen tối của Liên Xô bị phơi bày

Trang Li |


Góc khuất thời Chiến tranh Lạnh: CIA "nhúng tay", bí mật đen tối của Liên Xô bị phơi bày

Trong hơn 4 thập kỷ, Liên Xô bí mật thử loại vũ khí chết chóc ở một căn cứ quân sự nằm cô lập giữa vùng biển Trung Á.

Ngày từ thập niên 1920, chính phủ Liên Xô đã bắt đầu tìm kiếm một nơi bí mật, cô lập nhằm xây dựng một tổ hợp quân sự khoa học phục vụ cho mục đích phát minh - sản xuất - và thử nghiệm vũ khí sinh học.
Kế hoạch xây dựng khu tổ hợp buộc phải tạm hoãn khi cuộc Nội chiến (1917 - 1922) tại nước này xảy ra, cộng với việc những nỗ lực xây dựng khu tổ hợp quân sự khoa học thất bại trong những năm từ 1936 - 1941 khiến Liên Xô "đổi ý" và yêu cầu khu vực này phải được xây dựng ở nơi càng hẻo lánh càng tốt.
Ban đầu, hồ Baikal nằm trong danh sách "ứng cử" khả thi nhất. Tuy nhiên, sau nhiều lần cân nhắc và lựa chọn, danh sách thu hẹp dần xuống còn 3 khu vực là quần đảo Solovetsky ở Biển Trắng, đảo Gorodomlya nằm trên Hồ Seliger và đảo Vozrozhdeniya.
Cuối cùng, Liên Xô cũng chọn được một địa điểm lý tưởng, đó là đảo Vozrozhdeniya nằm cô lập giữa biển Aral (hay còn gọi là Hàm Hải). Rộng 200km2, hòn đảo nhỏ Vozrozhdeniya đáp ứng ngay tiêu chí mà giới lãnh đạo Liên Xô mong muốn: Đủ bảo mật trước con mắt dòm ngó của phương Tây.
Vozrozhdeniya từng là "hòn đảo thiên đường" của vùng Trung Á. Bao quanh bởi làn nước trong vắt như pha lê, hòn đảo nhỏ này toát lên vẻ đẹp bình dị của làng chài với những ngư dân siêng năng, chăm chỉ...
Tất cả những điều tuyệt vời ấy sau này chỉ còn là ký ức, bởi Vozrozhdeniya đã trở thành căn cứ chiến lược cho dự án thử vũ khí sinh học khổng lồ của Liên Xô trong suốt nhiều thập kỷ.
-----
Vậy ở Vozrozhdeniya chứa đựng bí mật gì trong lịch sử Liên Xô và trong thời Chiến tranh Lạnh mà khiến cho địa điểm này trở thành một trong những khu vực nguy hiểm, chết chóc nhất trên Trái Đất?
Kỳ 14 trong series Những Khu Vực Nguy Hiểm Nhất Hành Tinh sẽ lật mở bí mật từng bị Liên Xô chôn giấu nhiều năm tại đây.
Góc khuất thời Chiến tranh Lạnh: CIA nhúng tay, bí mật đen tối của Liên Xô bị phơi bày - Ảnh 1.
Vào năm 1948, khi cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô bước sang năm thứ 3, Liên Xô đã bắt tay ngay vào xây dựng một phòng thí nghiệm vũ khí sinh học trên đảo Vozrozhdeniya.
Sau khi cho thử các loại mầm bệnh gây nguy hiểm với con người như bệnh than, bệnh đậu mùa, bệnh dịch hạch, viêm não ngựa Venezuela, bệnh Brucellosis (còn gọi là sốt Malta) và Tularemia (bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn francisella tularensis gây ra), Liên Xô tiếp tục xây dựng một căn cứ quân sự ngay trên đảo có tên Aralsk-7 vào năm 1954.
Bắt đầu từ đây, các nhà khoa học bí mật làm việc tại căn cứ này đã tiến hành thử nghiệm tác động của các mầm bệnh truyền nhiễm chết người lên động vật. Đối tượng động vật họ nhắm tới là loài khỉ.
Trung bình mỗi năm, khoảng 200 đến 300 con khỉ được đưa đến hòn đảo. Những con khỉ sẽ bị nhốt vào lồng lớn ngoài trời, cho phơi nhiễm bệnh. Sau một thời gian, chúng sẽ được mang đến phòng thí nghiệm, nơi người ta kiểm tra máu và theo dõi quá trình mầm bệnh hủy hoại cơ thể chúng ra sao.
Thông thường, các con khỉ thí nghiệm sẽ chết trong vài tuần. Chết chưa phải là kết thúc! Sau khi chết, chúng sẽ được khám nghiệm tử thi để xem tiếp mức độ lan truyền bệnh sang vật thể khác như thế nào.
Mặc dù là hòn đảo nằm cô lập giữa biển, nơi những người dân đã bị sơ tán đi nơi khác sinh sống, thì Vozrozhdeniya vẫn là nơi đông đúc, bởi tại Kantubek (thị trấn duy nhất của hòn đảo, cách các phòng thử nghiệm và bãi thử vũ khí nhiều km) đã có 1.500 người bí mật sinh sống và làm việc. Họ bao gồm các nhà khoa học, bác sĩ và giới quân đội được chính phủ Liên Xô tuyển chọn và đưa đến.
Vốn không có tên trên bản đồ và hoàn toàn được thực hiện trong bí mật nên Liên Xô phần nào "yên tâm" trước một Vozrozhdeniya nằm cô lập giữa biển Hàm Hải và chuyên tâm cho các dự án phát triển vũ khí sinh học chết người của mình.
Tuy nhiên, chỉ 14 năm sau khi phòng thí nghiệm đầu tiên được xây dựng và đi hoạt động, "góc khuất" đen tối thời Chiến tranh Lạnh mà Liên Xô cố che giấu đã bị phơi bày: Năm 1962, vì nghi ngờ những hoạt động kỳ lạ tại vùng biển Trung Á, CIA đã sử dụng vệ tinh và chụp được hàng loạt các bức ảnh tại Vozrozhdeniya.
Bên cạnh những hình ảnh làng chài còn lưu giữ lại để làm "bình phong", là những tòa nhà nghiên cứu cùng một địa điểm thử nghiệm vũ khí ngoài trời và trại động vật nhỏ. CIA đủ tỉnh táo để không bỏ sót bất cứ chi tiết nào trong các bức ảnh vệ tinh của mình.
Trong bối cảnh cuộc chạy đua vũ khí hủy diệt đang diễn ra mạnh mẽ giữa hai cường quốc này, bất cứ một động thái nào của đối phương bị phát hiện cũng đều trở thành mục tiêu săn lùng của bên còn lại. Lẽ tất yếu, người Mỹ nghĩ ngay đến dự án vũ khí bí mật mà Liên Xô đang âm thầm thực hiện.
Ngay lập tức, cả Hải quân, Không quân Mỹ cùng CIA phối hợp điều tra. Một bản báo cáo dày với đầy đủ thông tin và hình ảnh về vùng biển Hàm Hải, hòn đảo Vozrozhdeniya đã được CIA thực hiện tỉ mỉ.
Sau khi phân tích các yếu tố gồm đất đai, vùng nước biển, vùng không gian bên trên, làng chài, khu thử vũ khí và trại động vật... CIA nghi ngờ Liên Xô bí mật sử dụng thuốc trừ sâu độc hại làm vũ khí chiến tranh.
CIA đã đúng khi nghi ngờ Liên Xô thử nghiệm vũ khí sinh học tại một hòn đảo cô lập giữa Trung Á. Người Mỹ không ngờ rằng, các thành phần của vũ khí sinh học mà Liên Xô nghĩ đến lại là các mầm bệnh chết chóc và có tính chất âm thầm hủy hoại cơ thể con người hàng loạt đến vậy!
Góc khuất thời Chiến tranh Lạnh: CIA nhúng tay, bí mật đen tối của Liên Xô bị phơi bày - Ảnh 3.
Người ta sẽ không hình dung nổi mức độ nguy hiểm mà Vozrozhdeniya đang nắm giữ cho đến khi một sự cố gây chết người xảy ra tại đây.
Góc khuất thời Chiến tranh Lạnh: CIA nhúng tay, bí mật đen tối của Liên Xô bị phơi bày - Ảnh 4.
Ảnh minh họa.
Dưới đây là báo cáo của Đại tướng Liên Xô Pyotr Burgasov - một nhà nghiên cứu cấp cao thuộc chương trình Vũ khí Sinh học của Liên Xô - về sự cố năm 1971.
"Ngày 30/7 năm đó, có người báo cáo với tôi, có vài trường hợp tử vong bất thường tại Aralsk-7. Trước đó, căn cứ chuẩn bị cho tiến hành thử nghiệm mẫu mầm bệnh đậu mùa mạnh nhất trong 23 năm hoạt động của mình. Khoảng 400gram mầm bệnh đậu mùa được nhà nghiên cứu thực hiện.
Một thời gian sau, một nhà khoa học trẻ làm việc trên đảo bỗng dưng ngã bệnh sau khi tàu nghiên cứu của cô tiếp cận phòng thí nghiệm ở khoảng cách không cho phép (thuyền của cô tiếp cận khu vực thử cách 15km, trong khi, khoảng cách yêu cầu là 40km). Mặc dù đã được tiêm vắc-xin ngừa bệnh xong vì là mẫu mầm bệnh cực mạnh nên cô này được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa.
Dù khỏi bệnh nhưng vì là bệnh truyền nhiễm qua không khí và tiếp xúc với cơ thể người bệnh nên cô đã lây nhiễm cho 9 người còn lại, trong đó có cả trẻ em, tại khu vực sinh sống. Kết cục, 3 người (1 phụ nữ và 2 trẻ em) tử vong, trong đó có người em 9 tuổi của cô, số người còn lại bị nhiễm bệnh nặng nề.
Ý thức được sự nguy hiểm của mầm bệnh lây nhiễm, tôi phong tỏa hòn đảo Vozrozhdeniya và ngăn chặn được nguy cơ lây nhiễm trên toàn quốc.
Chưa đầy 2 tuần sau khi sự cố, người dân trên đảo được tiêm chủng vắc-xin ngừa bệnh đậu mùa ngay lập tức. Mọi tuyến đường đều bị phong tòa. Tất cả nhằm tránh cho Moskva khỏi nguy cơ lây nhiễm khôn lường về sau."
Ken Alibek, cựu quan chức làm việc cho chương trình Vũ khí Sinh học của Liên Xô, về sau tiết lộ, rằng chính phủ Liên Xô cố tình chọn một chủng mầm bệnh đậu mùa "đặc biệt", nghĩa là cực mạnh và có nguy cơ lây truyền cao, để thử nghiệm trước khi sử dụng chính thức làm vũ khí sinh học.
"Cái giá" phải trả đã đến liền tay! Vì tham vọng của giới quan chức về loại vũ khí hủy diệt vừa tốn ít chi phí vừa có tính "sát thương" cao mà sinh mệnh của nhiều người phải kết thúc.
Điều tồi tệ chưa dừng ở đó, chưa dừng ở con người. Chỉ một năm sau sự cố bệnh đậu mùa, người ta tìm thấy xác hai ngư dân (từng thông báo mất tích) trên chiếc thuyền đánh cá của họ. Nhiều người nghi ngờ họ bị nhiễm bệnh và không được chữa trị.
Tiếp theo, hàng loạt cá ở vùng biển cũng chết mà không ai hiểu lý do vì sao. Khoảng 17 năm sau, 50.000 con linh dương bỗng lăn ra chết tập thể trong vòng vỏn vẹn 1 giờ đồng hồ!
Góc khuất thời Chiến tranh Lạnh: CIA nhúng tay, bí mật đen tối của Liên Xô bị phơi bày - Ảnh 6.
Đến những năm 1990, bí mật và sự nguy hiểm chết chóc tại đảo bắt đầu bị rò rỉ bởi những người đào thoát thành công khỏi Vozrozhdeniya, trong đó có Ken Alibek.
Khi Liên Xô tan rã năm 1991, ý tưởng về loại vũ khí hủy diệt đã dần mất đi ý nghĩa từng có trong cuộc Chiến tranh Lạnh, cộng với sự phản đối mạnh mẽ của công chúng, chính phủ Liên Xô buộc phải đóng cửa Aralsk-7 (chính thức vào tháng 11/1991).
Tất cả những người sống trên đảo Vozrozhdeniaya được sơ tán trong vòng 2 tuần. Tất cả hệ thống hạ tầng dân sự và quân sự đều bị bỏ hoang khiến cho Kantubek như một "thị trấn ma"!
Câu hỏi đặt ra là: Những container chứa mầm bệnh sinh học nguy hiểm được xử lý ra sao khi Aralsk-7 bị đóng cửa?
Điều đáng buồn là những thùng chứa mầm bệnh lây nhiễm này không được lưa trữ/tiêu hủy đúng cách. Và trong nhiều thập kỷ qua, chúng đã bị rò rỉ!
Chỉ riêng với các bào tử bệnh than, khoảng 200 tấn bùn chứa bào tử bệnh than được trộn với chất tẩy trắng rồi chôn lấp vội vàng trong các hố sâu ở đảo Vozrozhdeniaya. Người ta nhanh chóng quên đi những mầm bệnh chết người và có khả năng sống sót phi thường dưới lòng hố cách mặt đất vài chục mét.
Có lẽ những người thực hiện việc chôn lấp cố tình quên rằng, vi khuẩn bệnh than có khả năng sống sót rất khủng khiếp. Dù bị trộn với chất khử hay nung trong lò ở nhiệt độ 180 độ C, chúng vẫn sống! Và sống rất dai. Thậm chí hàng trăm năm dưới lòng đất nếu bị chôn hời hợt như vậy.
Được ví như "quái vật dưới lòng đất", vi khuẩn bệnh than có thể thức tỉnh và gây nguy hiểm đến cho động vật và con người.
Sau hơn 40 năm thử nghiệm mầm bệnh sinh học chết chóc, cộng với việc xử lý hậu quả cẩu thả, toàn bộ hòn đảo Vozrozhdeniaya đã bị ô nhiễm! Đó là lý do biến nơi đây trở thành một trong những địa điểm nguy hiểm nhất hành tinh.
Bài toán đặt ra bây giờ là làm sao nước này có thể tiêu hủy các thùng chứa mầm bệnh một cách triệt để. Bởi dư âm sau chương trình Vũ khí Sinh học của Liên Xô sau 4 thập kỷ có lẻ chỉ còn là những mầm bệnh nguy hiểm, "thị trấn ma" Kantubek, và hòn đảo Vozrozhdeniaya bị cô lập nguy hiểm bậc nhất hành tinh!
Góc khuất thời Chiến tranh Lạnh: CIA nhúng tay, bí mật đen tối của Liên Xô bị phơi bày - Ảnh 7.
Kantubek giờ chỉ là một "thị trấn ma". Ảnh: МACTAK MC/Panoramio
Bài viết sử dụng nguồn: News (Australia), BBC, Listverse, AmusingPlanet
theo Helino


Thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ 2 Liên Xô: CIA rõ như ban ngày nhưng không hé môi - vì sao?

Trang Ly |


Thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ 2 Liên Xô: CIA rõ như ban ngày nhưng không hé môi - vì sao?

Phải mất 33 năm chìm trong bóng tối, thảm họa hạt nhân Kyshtym mới được Liên Xô đưa ra ánh sáng.

Đã gần 3 thập kỷ trôi qua kể từ khi cuộc Chiến tranh Lạnh kết thúc nhưng những dư âm, câu chuyện và bí mật xoay quanh cuộc chiến không đổ máu dài đằng đẵng suốt 45 năm này vẫn còn nhức nhối đến tận ngày nay. 
2 tháng trước khi cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc, sau bao nhiêu ngày tháng tiêu tốn tiền bạc và công sức, người Mỹ cho nổ thử quả bom hạt nhân đầu tiên trong lịch sử nhân loại, quả bom mang mật danh "Trinity" vào ngày 16/7/1945, để rồi trở thành quốc gia mở đường cho buổi bình minh của kỷ nguyên nguyên tử trên thế giới.
Tiếp nối những xung đột chính trị, căng thẳng quân sự và cạnh tranh kinh tế - những dư âm của thời hậu chiến - Mỹ và Liên Xô trở thành đối thủ của nhau trong cuộc chiến tranh mới - Chiến tranh Lạnh. 
Để kìm hãm sự trỗi dậy từ "đế chế vũ khí nguyên tử" của Mỹ, Liên Xô tất yếu bí mật xây dựng các cơ sở chế tạo vũ khí hạt nhân. Cán cân nghiêng hẳn về phía người Liên Xô khi thế giới chao đảo chứng kiến thời khắc không bao giờ quên 11h32 ngày 30/10/1961: Liên Xô thử thành công quả bom mạnh nhất trong lịch sử nhân loại: Bom Sa Hoàng - được mệnh danh là "Vua của các loại bom."
Không súng đạn, không đổ máu trực tiếp nơi chiến trường nhưng cuộc chiến của "hai gã khổng lồ" này lại khiến không ít dân thường thiệt mạng. Đằng sau những danh xưng mỹ miều mà Mỹ và Liên Xô lần lượt gây dựng trong suốt những năm đối đầu căng thẳng của thế kỷ 20 là những câu chuyện, số phận bị chìm sâu trong bóng tối của bí mật.
Một trong số đó là thảm họa hạt nhân Kyshtym. 
Theo Thang độ đánh giá sự cố hạt nhân quốc tế (INES) của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), thảm họa hạt nhân Kyshtym được xếp ở mức độ nguy hiểm cấp 6. Lịch sử công nhận Kyshtym là thảm họa hạt nhân lớn thứ 3 trên thế giới và thứ hai tại Liên Xô. Hai thảm họa cùng được xếp cấp độ 7 (cấp cao nhất) là Chernobyl (Liên Xô) và Fukushima (Nhật Bản).
Thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ 2 Liên Xô: CIA rõ như ban ngày nhưng không hé môi - vì sao? - Ảnh 1.
Liệu Kyshtym có phải là cái tên xa lạ trong các hồ sơ bí mật liên quan đến Liên Xô? Câu trả lời là, nó chỉ xa lạ với dư luận và thế giới mà thôi. Bởi, lãnh đạo Liên Xô thời bấy giờ không rò rỉ bất cứ thông tin nào liên quan đến thảm họa khủng khiếp này, kể cả những người dân bị nhiễm phóng xạ, họ cũng không biết đầu đuôi câu chuyện ra sao. 
Thậm chí, đến cái tên khu vực xảy ra thảm họa hạt nhân cũng khiến dư luận bị đánh lừa vì nó thực chất không xảy ra ở Kyshtym, mà tại một thị trấn có tên Chelyabinsk. Và đối với giới lãnh đạo Liên Xô, thị trấn này không-hề-tồn-tại và có trên bản đồ! (Về sau, vào những năm 1990, Chelyabinsk được đổi thành Ozyorsk).
Tất nhiên, trải qua hơn 3 thập kỷ bị giấu nhẹm trong bóng tối, bí mật của thảm họa hạt nhân lớn thứ 2 Liên Xô mới bị phơi bày. Cụ thể ra sao, mời độc giả theo dõi.
----
Chiều muộn ngày 29/9/1957, cư dân thị trấn Chelyabinsk ở miền nam dãy núi Ural chứng kiến dải màu đỏ tím khổng lồ xuất hiện bất thường trên bầu trời. Báo chí nhanh chóng giải đáp hiện tượng lạ này với loạt tiêu đề na ná nhau: Hiện tượng bắc cực quang xuất hiện tại miền nam núi Ural!
Vài ngày sau, một loạt lệnh từ chính phủ được ban hành xung quanh khu vực cơ sở hạt nhân Mayak tại Chelyabinsk: Người nông dân vô cớ bị yêu cầu giết sạch gia súc, đào hố chôn mùa màng và đất nông nghiệp; 11.000 người bị sơ tán vĩnh viễn dần dần trong 2 năm; 22 ngôi làng ngay sau đó bị phá hủy hoàn toàn.
Không có bất cứ tuyên bố chính thức nào từ phía chính phủ, hàng chục nghìn con người quanh năm quen với đồng ruộng, gia súc chỉ biết "đoán già đoán non" rằng đã có một tai nạn nào đó rất lớn xảy ra tại Mayak. Họ không hay biết điều khủng khiếp gì đang diễn ra và có thể gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe mình như thế nào về sau.
Mayak (tên đầy đủ là Mayak Production Association) là một trong những cơ sở hạt nhân nguyên tử lớn nhất của Liên Xô, thuộc khu vực Chelyabinsk, nằm không xa thị trấn Kyshtym. Trước những năm 1990, không ai biết đến Chelyabinsk này bởi nó không hề có trên bản đồ.
Cơ sở hạt nhân này được xây dựng vội vã ngay sau khi Chiến tranh Thế giới 2 kết thúc nhằm đáp ứng tiềm năng hạt nhân của Liên Xô trong cuộc chạy đua ráo riết với Mỹ. Mayak có 6 lò phản ứng hạt nhân, với chức năng làm giàu plutonium để chế tạo vũ khí hủy diệt.
Vào thời đó, người ta biết rất ít về những hệ lụy khôn lường của vật liệu phóng xạ tác động lên sức khỏe của công nhân nhà máy, hoặc nếu có thì cũng bị giới lãnh đạo Liên Xô nhắm mắt làm ngơ vì họ đang mải miết chạy đua với người Mỹ. Đó là lý do, nhà máy hạt nhân Mayak được hoàn thành sau 3 năm chóng vánh.
Khi "giục tốc" ắt sẽ "bất đạt", hệ lụy tất yếu đã xảy ra, hệ thống làm mát và hệ thống xử lý rác thải hạt nhân không được chú trọng. Lẽ dĩ nhiên, khi Mayak đi vào vận hành, chất thải phóng xạ bắt đầu rò rỉ xuống dòng sông địa phương Techa. Đây là lúc chuỗi thảm họa đến từ việc "nhắm mắt làm ngơ" của giới lãnh đạo bắt đầu xảy ra!
Cùng với sự kiện Mayak "xuất xưởng" quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô vào năm 1949, chất thải phóng xạ nồng độ cao bắt đầu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân trong vùng. 
Tiếp tục tảng lờ đi những số phận chưa biết đi về đâu của người dân, Liên Xô tham vọng muốn Mayak sản xuất nhiều quả bom hủy diệt hơn nữa, thậm chí, giới lãnh đạo còn ra thời hạn ngắn hơn mà lại mong muốn có những quả bom mạnh hơn. Mayak đáp ứng được! Nhưng cái giá phải trả bắt đầu tăng!
Hơn 17.000 công nhân (phần lớn là tù nhân bị cưỡng bức làm việc với đồ bảo hộ nghèo nàn) bị nhiễm phóng xạ nồng độ cao suốt từ năm 1948 đến 1958. Chất thải phóng xạ đổ ra con sông Techa từ năm 1949 đến 1952 đã gây nên nhiều đợt bùng phát bệnh do nhiễm phóng xạ cho những người dân vùng hạ lưu.
Những hậu quả nặng nề này chưa là gì so với sự kiện xảy ra ngày 29/9/1957 dưới đây.
Thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ 2 Liên Xô: CIA rõ như ban ngày nhưng không hé môi - vì sao? - Ảnh 2.
Giới lãnh đạo Liên Xô sẽ còn tiếp tục làm ngơ đến những hậu quả đến từ sự tắc trách trong xây dựng nhà máy nếu như không có sự kiện các công nhân nhà máy bị nhiễm chất độc và phát tác ra bên ngoài: Năm 1953, do bị bỏng phóng xạ, chân của các công nhân đều bị cắt cụt!
Lúc này, chính phủ Liên Xô mới bắt đầu hạ lệnh tiến hành các biện pháp "chữa cháy vội vàng" nhằm kiểm soát lượng chất thải vốn đã chất lên hàng tấn của Mayak: Người ta xây dựng các bể chứa chất thải khổng lồ nằm sâu 8m dưới lòng đất. Để ngăn chất thải phóng xạ rò rỉ và nhiễm vào nguồn đất, nguồn nước ra khu vực xung quanh, người ta lắp máy làm mát cho bể chứa, tránh trường hợp nhiệt độ bể chứa tăng lên.
Giá như! Có lẽ là hai từ mà (có lẽ) giới lãnh đạo Liên Xô từng phải thốt lên dành cho những năm đầu xây dựng nhà máy hạt nhân Mayak, để 12 năm sau, chính họ không phải chứng kiến thảm họa được lịch sử gắn mác là nguy hiểm thứ hai trong lịch sử nước này!
Vì hệ thống làm mát và hệ thống xử lý rác thải hạt nhân của Mayak không được chú trọng nên cái giá mà những con người vô tội phải trả thay cho họ là quá lớn!
Vào năm 1956, những dấu hiệu đầu tiên của thảm họa bắt đầu xảy ra khi nhiệt độ tại một bể chứa chất thải hạt nhân nóng lên. 
Người ta thậm chí không hề biết đến sự việc này bởi một phần do sự tắc trách của các kỹ sư, một phần do hệ thống đo nhiệt độ hoạt động kém, cơ sở hạ tầng không đáp ứng đủ việc cung cấp thông số, do đó, khi bể chứa này đang nóng dần lên thì bể chứa khác bắt đầu nóng theo.
Sau hơn 1 năm âm ỉ nóng dần lên, đến ngày 29/9/1957, nhiệt độ tăng lên 350 độ C, bể chứa phát nổ khủng khiếp với sức phá hủy tương đương một vụ nổ của gần 100 tấn TNT.
Vụ nổ, tựa như "cơn cuồng nộ" bị kìm hãm lâu ngày, đã phá hủy hoàn toàn nhà máy, tàn phá công trình và các khu vực xung quanh nó với tổng khối lượng là 160 tấn bê-tông. 
Nguy hiểm hơn hết, nó giải phóng 20 triệu Curie bụi phóng xạ ra không khí, bao gồm một lượng lớn strontium-90 và cesium-137.
11 giờ
... sau khi xảy ra vụ nổ kinh hoàng này, đám mây phóng xạ màu đỏ tím tựa như "vệt máu tử thần" bắt đầu xuất hiện từ tâm vụ nổ và loang rộng ra một khu vực rộng 20.000 km2, nơi sinh sống của 270.000 dân thường.
Thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ 2 Liên Xô: CIA rõ như ban ngày nhưng không hé môi - vì sao? - Ảnh 4.
"Vệt máu tử thần" - Dải mây phóng xạ chết chóc từ vụ nổ nhà máy Mayak. Nguồn: Jan Rieke
Vào thời điểm đám mây phóng xạ phân tán, nó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến 22 ngôi làng, gây ra một cuộc khủng hoảng về sức khỏe và dân số lớn. Các nhà chức trách thậm chí không bận tâm thông báo cho người dân địa phương lý do cho việc sơ tán.
Khi vụ nổ khiến hàng nghìn dân làng Korabolka gần đó bàng hoàng, họ tưởng rằng chiến tranh hạt nhân đã nổ ra. Vài ngày ngày sau, 300 dân thường vô tội trong tổng số 5000 dân cư làng Korabolka đã chết do nhiễm độc phóng xạ!
Tồi tệ hơn, trong khu vực bị ảnh hưởng có 270.000 người nhưng số người được sơ tán chỉ có 11.000 người. Một thông tin không chính thống cho rằng, số người không được sơ tán nằm trong kế hoạch đo mức độ nhiễm phóng xạ lên sức khỏe người, nhằm phục vụ cho nghiên cứu ngầm của giới lãnh đạo về sau.
Báo chí phương Tây nghe ngóng được rất ít thông tin về thảm họa đau thương này. Bởi thông tin về vụ nổ và sự cố tại nhà máy Mayak bị giấu nhẹm trong bóng tối. Thậm chí, con số người thương vong chính thức cũng không bao giờ được công bố. Theo nguồn tin độc lập, khoảng 10.000 người chết sau thảm họa này, trong đó, có những người chết vì nhiễm độc phóng xạ, có người chết vì bệnh tật đeo bám (như ung thư, rối loạn gen...).
Do Chelyabinsk không nằm trên bản đồ nên thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ hai trong lịch sử Liên Xô được đặt theo tên thị trấn Kyshtym gần đó.
Khi cuộc Chiến tranh Lạnh bước vào những năm cuối cùng, Liên Xô mới bắt đầu giải mật các hồ sơ liên quan đến thảm họa hạt nhân kinh hoàng này.
Có một sự thật ra, CIA cũng đã nắm rõ thảm họa hạt nhân Kyshtym trong lòng bàn tay, tuy nhiên, họ khôn khéo chọn cách im lặng thay vì tiết lộ cho công chúng, bởi, trong cuộc chạy đua không ngừng nghỉ với Liên Xô về vũ khí hạt nhân, CIA không dại mà "dập tắt" sự ủng hộ của dân Mỹ trước các dự án hạt nhân của mình.
Nhưng thứ mà chúng ta biết nào có sánh được với những nỗi đau mà những người dân thường của vùng bị ảnh hưởng vẫn từng ngày trải qua! Thật sự, quá chua chát!
Chiến tranh Lạnh đã khép lại, lịch sử cũng khép lại những hồ sơ tối mật luôn bị Liên Xô hay Mỹ giấu nhẹm trong bóng tối. Chúng ta chỉ biết khi những hồ sơ này bị đưa ra ánh sáng, vài chục năm sau...
Thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ 2 Liên Xô: CIA rõ như ban ngày nhưng không hé môi - vì sao? - Ảnh 6.
Bia tưởng niệm thảm họa hạt nhân Kyshtym.
Bài viết sử dụng nguồn: Mentalfloss, Thevintagenews
theo Helino



Bí ẩn căn cứ ngầm nơi Mỹ giấu 600 tên lửa hạt nhân: Có thể "sờ gáy" Liên Xô bất cứ lúc nào

Trang Li |


Bí ẩn căn cứ ngầm nơi Mỹ giấu 600 tên lửa hạt nhân: Có thể "sờ gáy" Liên Xô bất cứ lúc nào

Camp Century là căn cứ ngầm Mỹ bí mật xây dựng ở vùng Bắc Cực nhằm đối phó với Liên Xô nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra.

Trong những thập niên 50, 60 của thế kỷ trước, trong bối cảnh cuộc chiến không đổ máu giữa Mỹ và Liên Xô (Chiến tranh Lạnh) đang diễn ra căng thẳng, cả hai siêu cường đều đã trang bị cho mình thế hệ vũ khí nguyên tử hủy diệt.
Nếu như người Mỹ mở ra "bình minh kỷ nguyên nguyên tử" bằng việc thử thành công quả bom hạt nhân đầu tiên mang mật danh "Trinity" vào ngày 16/7/1945, thì 16 năm sau, Liên Xô chế tạo thành công quả bom nguyên tử mạnh nhất trong lịch sử nhân loại - Bom Sa Hoàng (Tsar Bomba) vào ngày 30/10/1961.
Khi công thức chế tạo vũ khí hủy diệt đều đã được hai bên nắm rõ và quá trình sản xuất ra loại bom có sức công phá khủng khiếp chỉ còn là vấn đề thời gian thì việc xây dựng các căn cứ chứa bom nguyên tử để đối phó với địch thủ là nhu cầu hiển nhiên. Đó là lý do giải thích vì sao, trong hơn 4 thập kỷ diễn ra Chiến tranh Lạnh (1946 đến 1989), có rất nhiều thành phố, căn cứ bí mật, không có trên bản đồ của Mỹ và Liên Xô "mọc lên".
Trại Thế kỷ (Camp Century) của Mỹ là một trong những khu vực nằm trong hồ sơ những địa điểm bí mật thời Chiến tranh Lạnh.
Tại sao Trại Thế kỷ được xem là một trong những căn cứ nguy hiểm bậc nhất thế giới trong thế kỷ 20? Đối với người Mỹ, Trại Thế kỷ đóng vai trò gì trong cuộc đua mang tên Chiến tranh Lạnh với Liên Xô? Ẩn họa to lớn nào đang đe dọa con người trong tương lai?
Kỳ 15 trong series Những Khu Vực Nguy Hiểm Nhất Hành Tinh sẽ lật mở từng vấn đề này.
Bí ẩn căn cứ ngầm nơi Mỹ giấu 600 tên lửa hạt nhân: Có thể sờ gáy Liên Xô bất cứ lúc nào - Ảnh 1.
Năm 1958 là thời điểm đánh dấu 2 mốc quan trọng trong lịch sử quân sự Mỹ: Là 13 năm sau khi người Mỹ phát triển thành công quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử nhân loại (quả "Trinity"); Là tròn 12 năm Mỹ cùng Liên Xô bước vào cuộc đối đầu mang tên Chiến tranh Lạnh.
Khi cả hai siêu cường đều nắm trong tay những "át chủ bài" mang tên nguyên tử thì nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân thời đó đều được giới lãnh đạo hai bên đưa ra mức cảnh báo cao nhất.
Đối với Mỹ, để chuẩn bị thật tốt cho cuộc chiến có tính hủy diệt khủng khiếp này, tất yếu cần xây dựng kế hoạch triển khai vũ khí "sát nách" Liên Xô. Bởi thế, Project Iceworm (Dự án Iceworm) ra đời.
Project Iceworm là mật danh của chương trình thí nghiệm bố trí vũ khí của quân đội Mỹ triển khai năm 1958 nhằm đối phó với một Liên Xô có sức mạnh hạt nhân không hề kém cạnh.
Trong trường hợp chiến tranh hạt nhân xảy ra, để vũ khí chứa đầu đạn hạt nhân của Mỹ tiếp cận Liên Xô hiệu quả nhất, Mỹ đã chọn đảo quốc vùng Bắc Cực Greenland để gửi gắm hệ thống vũ khí tối tân, tốn kém của mình.
Với tham vọng xây dựng một mạng lưới chứa vũ khí hạt nhân có thể lưu động trong lòng núi băng của Greenland, năm 1958, Mỹ khởi động dự án Iceworm bằng việc thiết lập Trại Thế kỷ (Camp Century) ở độ cao 2.000m so với mực nước biển tại một khu vực rộng lớn vùng tây bắc Greenland.
Về bản chất, Trại Thế kỷ là một căn cứ quân sự ngầm của Mỹ, tuy nhiên, Mỹ nhanh chóng "lòe" được chính phủ Đan Mạch và nói rằng Trại chỉ là một trung tâm nghiên cứu nơi các nhà khoa học trực tiếp sinh sống và tìm hiểu cách thức cơ thể con người thích nghi như thế nào dưới môi trường băng đá lạnh giá.
Việc che giấu mục đích thực sự của Mỹ trước chính phủ Đan Mạch đã thành công, bằng chứng là, vào năm 1959, người Mỹ đã xây dựng được một thành phố ngầm sâu gần 10m dưới lớp băng lạnh giá vùng Bắc Cực.
Bí ẩn căn cứ ngầm nơi Mỹ giấu 600 tên lửa hạt nhân: Có thể sờ gáy Liên Xô bất cứ lúc nào - Ảnh 2.
Sơ đồ bên trong Trại Thế kỷ. Nguồn: Disclose.TV
Không lạnh lẽo như địa điểm mà nó tọa lạc, bên trong Trại Thế kỷ là một hệ thống đường hầm nằm ngang, tổng chiều dài lên đến 3.000m, có chứa các khu vực tấp nập với các cửa hàng, phòng thí nghiệm, bệnh viện, rạp chiếu phim, phòng gym... đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cho 200 quân lính tại đây.
Đáng ngạc nhiên là tất cả đều được hệ thống nhà máy điện hạt nhân di động đầu tiên trên thế giới của Mỹ (tại đây) cung cấp năng lượng.
Lẽ dĩ nhiên, người Mỹ không đơn thuần rút ví chi 8 triệu USD (con số khổng lồ thời đó) chỉ để cho quân đội "giải trí" dưới thành phố ngầm vùng băng tuyết lạnh giá. Mục đích chính và quan trọng hơn hết của Mỹ chính là...
Bí ẩn căn cứ ngầm nơi Mỹ giấu 600 tên lửa hạt nhân: Có thể sờ gáy Liên Xô bất cứ lúc nào - Ảnh 3.
Năm 1995, sau 37 năm chìm trong bí mật, dư luận mới biết đến sự tồn tại của Trại Thế kỷ. Báo chí hồi đó gọi thành phố bên dưới Camp Century là "Thành phố dưới băng", nhưng đối với người Mỹ, Camp Century mang một ý nghĩa khác, một tham vọng khác.
Đứng trước một sức mạnh hạt nhân khủng khiếp mà Liên Xô sở hữu, (cụ thể, trong hơn 4 thập kỷ của Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã cho thử gần 500 vụ nổ hạt nhân chỉ riêng tại một trong những bãi thử trọng yếu của mình), Mỹ buộc phải tạo thế chủ động nếu như cuộc chiến tranh hủy diệt quy mô toàn cầu xảy ra.
Theo đó, Camp Century chính là căn cứ vô cùng quan trọng, mang trong mình sứ mệnh của một "bàn đạp tử thần" trong cuộc Chiến tranh Lạnh của Mỹ với người Liên Xô.
Vì sao? Vì trong một khu vực ngầm rộng lớn như vậy, Camp Century chính là căn cứ địa tuyệt mật cất giấu 600 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, sẵn sàng bắn tới bất cứ địa điểm nào của Liên Xô NẾU chiến tranh hạt nhân xảy ra!
Bí ẩn căn cứ ngầm nơi Mỹ giấu 600 tên lửa hạt nhân: Có thể sờ gáy Liên Xô bất cứ lúc nào - Ảnh 4.
Camp Century chính là căn cứ địa cất giấu 600 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ. Ảnh: W Robert Moore/National Geographic
Vì mang trong mình trọng trách này, Camp Century dĩ nhiên phải được giấu kín trước con mắt dòm ngó của tình báo Liên Xô cũng như dưới sự nghi ngờ của nhiều nhà điều tra người Đan Mạch và dư luận thế giới.
Sự tính toán của người Mỹ về một căn cứ ngầm chứa vũ khí hạt nhân quả không thừa! Bởi, vào năm 1962, Cuba và Liên Xô đã bí mật bắt tay xây dựng các căn cứ ngay trên đất Cuba để Liên Xô dễ dàng triển khai tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm trung, có thể nhắm tới một số mục tiêu của Mỹ.
Mỹ nhanh chóng tỏ rõ là những người khôn ngoan khi chỉ 1 tháng sau tin đồn liên quan đến Liên Xô và Cuba, máy bay trinh thám Lockheed U-2 của Không quân Mỹ đã chụp được những bằng chứng tố cáo Liên Xô đang xây dựng căn cứ tên lửa bí mật tại Cuba.
Việc Mỹ phát giác hành động của Liên Xô được xem là một trong những thời điểm mà Chiến tranh Lạnh tiến gần nhất đến một cuộc xung đột hạt nhân trong lịch sử.
Tất nhiên, một cuộc chiến tranh hủy diệt xảy ra là điều không bên nào mong muốn. Khi đó, các cuộc đàm phán có cơ hội phát huy tác dụng của nó. Hai tuần sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, Mỹ và Liên Xô đã tạm lắng khi Tổng thốngMỹ John F. Kennedy và nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev cùng đạt được thỏa thuận.
Ngoài mặt ngoại giao là thế, nhưng bên trong Mỹ, Camp Century vẫn còn đó! "Bệ chống lưng" của người Mỹ trước một Liên Xô đầy nguy hiểm vẫn còn đó!
Bí ẩn căn cứ ngầm nơi Mỹ giấu 600 tên lửa hạt nhân: Có thể sờ gáy Liên Xô bất cứ lúc nào - Ảnh 5.
Đường hầm bên trong "thành phố dưới băng" của Camp Century.
Công trình triệu đô của Mỹ phá sản và ẩn họa tương lai
Tuy nhiên, "niềm vui ngắn chẳng tày gang", Camp Century đoản mệnh, sớm bị chôn vùi vào thế giới băng lạnh mãi mãi chỉ trong gần 10 năm sau khi hoàn thành. Lần này, điều kiện ngoại cảnh đã làm sụp đổ toàn bộ dự án tiêu tốn 8 triệu USD của Mỹ.
Năm 1967, giới kỹ sư Mỹ nhanh chóng phát hiện ra điểm bất lợi: Vùng băng xây dựng căn cứ ngầm của Camp Century thay vì là một khối rắn vững chắc đang dần dần chuyển động. Sự chuyển động này về sau có thể khiến thành phố ngầm bị đứt gãy, sụp đổ.
Việc xử lý lớp băng tuyết dày (bỏ đi khoảng 120 tấn tuyết mỗi tháng) phía trên thành phố ngầm của Camp Century (nhằm tránh cho thành phố bị sức nặng của băng tuyết làm sập) đã khiến cho kết cấu của băng tại khu vực này giảm dần độ cứng chắc.
Cuối cùng, vào năm 1967, căn cứ buộc phải hủy bỏ. Quân đội Mỹ buộc phải di chuyển 600 tên lửa hạt nhân ra khỏi Camp Century. Năm 1969, Mỹ cử quân quay lại để thám thính tình hình, những trước mắt họ chỉ còn là đống đổ nát. Phần lớn các công trình bên trong đều bị phá hủy, nghiền nát bởi băng tuyết.
Điều tệ hại hơn đã xảy ra, vào năm 2016, nghiên cứu của các nhà khoa học tiết lộ, do biến đổi khí hậu, lớp băng bao phủ căn cứ ngầm này sẽ dần tan chảy vào cuối thế kỷ 21. Khi điều này xảy ra, khoảng 200.000 lít nhiên liệu diesel và lượng nước thải tương tự cùng với một lượng chất ô nhiễm độc hại và chất làm mát phóng xạ sẽ phóng thích ra môi trường.
Họ kết luận, khoảng vào năm 2090, phơi nhiễm phóng xạ là kịch bản không thể tránh khỏi, tất nhiên, điều nguy hiểm này còn phụ thuộc nhiều vào cường độ tăng tốc của biến đổi khí hậu.
Từ sau khi hình thành (1959) đến thời gian dự đoán của các nhà khoa học (2090), có thể Camp Century không trực tiếp gây ra bất cứ cuộc xung đột hạt nhân chết chóc nào thời Chiến tranh Lạnh, nhưng hệ quả từ việc xử lý chất thải cẩu thả của Mỹ có thể khiến môi trường và con người gặp nguy hiểm về sau.
theo Helino



Tsar Bomba: Quả bom "quái vật" mạnh nhất trong lịch sử nhân loại được thử ở đâu?

Trang Ly |


Tsar Bomba: Quả bom "quái vật" mạnh nhất trong lịch sử nhân loại được thử ở đâu?

Với sức mạnh tương đương 57 triệu tấn TNT, bom Sa Hoàng (Tsar Bomba) trở thành vũ khí nguyên tử lớn nhất từng được thử nghiệm trong lịch sử loài người.

Tsar Bomba: Quả bom quái vật mạnh nhất trong lịch sử nhân loại được thử ở đâu? - Ảnh 1.
Trước khi Thế chiến II (1939 - 1945) bùng nổ, giới khoa học Đức đã có phát hiện mang tính cách mạng làm thay đổi mãi mãi sức mạnh của vũ khí về sau: Nguyên tố hóa học Urani khi bị bắn phá có thể giải phóng nguồn năng lượng cực lớn.
Được phát hiện cách đây 229 năm bởi nhà bác học người Đức Martin Heinrich Klaproth (1743-1817), Urani sớm trở thành nguồn "nguyên liệu vàng" để Mỹ săn tìm nhằm bí mật chế tạo siêu vũ khí có khả năng hủy diệt lớn.
Trước khi Chiến tranh Lạnh (1946 - 1989) với Liên Xô nổ ra, mục đích của Mỹ khi chế tạo vũ khí nguyên tử (sau khi hay tin tình báo Đức đang chế tạo loại bom hủy diệt năm 1939) là nhằm đập tan sức mạnh mà trùm phát-xít Adolf Hitler ấp ủ dùng siêu vũ khí này nuôi mộng bá vương.
Quả nhiên, Mỹ thành công! Và đi trước Hitler một bước khi với Dự án Manhattan (Manhattan Project), Mỹ sản xuất và cho thử thành công quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử nhân loại mang mật danh "The Trinity" ngày 16/7/1945 (mật danh này do Julius Robert Oppenheimer, một trong số những "cha đẻ của bom nguyên tử" thuộc Dự án Manhattan, đặt cho).
Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Một năm sau, Mỹ và Liên Xô đối đầu nhau trong cuộc chiến mới - không đổ máu trên chiến trường nhưng lại khiến hai bên tiêu tốn hàng tỷ USD cho các cuộc chạy đua về vũ khí, công nghệ, không gian.
Bước vào Chiến tranh Lạnh ở vị thế không mấy cân bằng với Mỹ trong cuộc đua về vũ khí hủy diệt, Liên Xô tất yếu tức tốc nghiên cứu nhằm sản xuất cho kỳ được loại bom hủy diệt mà người Mỹ đã từng có được chỉ cách đó 1 năm.
Lúc này, nguyên tố Urani với thuộc tính phóng xạ cao trở thành "con át chủ bài" trong cuộc đối đầu căng thẳng giữa Mỹ - Liên Xô. Cả hai đều dốc sức bí mật sản xuất và thử nhiều quả bom nguyên tử có mức độ mạnh, nhẹ khác nhau.
Riêng đối với Mỹ, chỉ tính từ năm 1946 đến 1958, nước này đã thử nghiệm thành công 23 quả bom hủy diệt mức độ tàn phá khác nhau.
Đứng trước một nước Mỹ có xuất phát điểm vượt trội hơn, giới lãnh đạo Liên Xô hiển nhiên thấy sốt ruột. May mắn cho Liên Xô, nhờ khai thác được gần 10.000 tấn quặng Urani ở Mailuu-Suu (miền nam Kyrgyzstan) trong vòng 22 năm từ 1946 đến 1968, giới khoa học nước này có thể chuyên tâm chế tạo vũ khí hủy diệt.
Bao nỗ lực về sức người và tiền của Liên Xô không hề đổ xuống sông xuống biển, khi vào tháng 8/1949 (4 năm sau ngày Mỹ mở ra bình minh kỷ nguyên nguyên tử của nhân loại), Liên Xô thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử nước mình.
Khi thế cờ trong cuộc đua hủy diệt với Mỹ đã phần nào cân bằng, Liên Xô thừa thắng xông lên. Chỉ 12 năm tiếp theo, Liên Xô vượt mặt Mỹ để trở thành "Siêu cường hạt nhân" sau sự kiện quả "bom vua" mạnh nhất hành tinh mang mật danh bom Sa Hoàng (Tsar Bomba) thử thành công ngày 30/10/1961.
Tsar Bomba: Quả bom quái vật mạnh nhất trong lịch sử nhân loại được thử ở đâu? - Ảnh 2.
Mô hình quả bom Sa Hoàng: Dài 8m, đường kính 2,6m, nặng 27 tấn. Credit: Science Photo Library
Với sức mạnh tương đương 57 triệu tấn TNT*, bom Sa Hoàng trở thành vũ khí nguyên tử mạnh nhất, lớn nhất, có sức hủy diệt khủng khiếp nhất từng được thử nghiệm trong lịch sử loài người tính cho đến nay.
Tsar Bomba: Quả bom quái vật mạnh nhất trong lịch sử nhân loại được thử ở đâu? - Ảnh 3.
Ngày 10/7/1961, lãnh đạo Liên Xô Nikita Sergeyevich Khrushchyov đã tập hợp các nhà khoa học hạt nhân ưu tú và truyền đi thông điệp mạnh mẽ rằng: Liên Xô sẽ chế tạo quả bom hủy diệt cực lớn nhằm thể hiện năng lực hạt nhân "không thể làm ngơ" trước các nước đế quốc.
Liên Xô nói được và đã làm được với sự kiện ngày 30/10/1961!
Gói gọn trong Chiến tranh Lạnh, chỉ tính riêng trong cuộc đua vũ khí hạt nhân, cả Mỹ và Liên Xô đều là hai cường quốc khiến cả thế giới đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác.
Nếu như Liên Xô chậm chân một chút so với Mỹ để nước này mở ra buổi" bình minh của kỷ nguyên nguyên tử" thì cũng chính Liên Xô lại là nước nhanh chóng vùi dập "ánh bình minh" ấy để trở thành "bá vương hạt nhân" thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Câu chuyện về quả bom nguyên tử có sức công phá mạnh nhất trong lịch sử loài người từng khiến báo giới phương Tây tốn rất nhiều giấy mực thời đó. Thậm chí, đến tận ngày nay, người ta vẫn không ngừng nói về nó.
Bom Sa Hoàng mạnh! Lẽ dĩ nhiên... Sức hủy diệt tương đương 57 triệu tấn thuốc nổ TNT của nó đến từ nguồn năng lượng mạnh gấp 3.000 lần quả bom "Little Boy" mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản) năm 1945; Hay gấp 10 lần sức mạnh tổng hợp của tất cả các chất nổ được sử dụng trong Thế chiến II.
Quả cầu lửa sinh ra sau khoảnh khắc bom Sa Hoàng phát nổ có đường kính lên tới 8.000m!; Đám mây nấm sinh ra từ vụ nổ cao 64.000m; Sóng xung kích phát ra trên khắp thế giới.
Tsar Bomba: Quả bom quái vật mạnh nhất trong lịch sử nhân loại được thử ở đâu? - Ảnh 4.
Quả cầu lửa sinh ra sau khoảnh khắc bom Sa Hoàng phát nổ có đường kính lên tới 8.000m! (Ảnh: Forbes)
Sức mạnh của quả "bom quái vật" (theo cách gọi của BBC) này người ta đã bàn đến không ít lần. Tuy nhiên, câu chuyện về địa điểm thử quả bom khổng lồ này lại ít được nhắc đến.
Vậy, bom Sa Hoàng được thử ở khu vực nào trên Trái Đất?
Thay vì chọn bãi thử Semipalatinsk, mật danh là "The Polygon - Đa giác", nơi diễn ra 473 vụ nổ hạt nhân trong thời Chiến tranh Lạnh, Liên Xô chọn quần đảo hình lưỡi liềm Novaya Zemlya ở Bắc Băng Dương để "gửi vàng".
Novaya Zemlya trở thành địa điểm thực hiện các vụ nổ thử nghiệm hạt nhân lớn nhất thế giới sau khi Liên Xô xác định rằng địa điểm thử nghiệm ở Kazakhstan "quá sức" để thử nghiệm vụ nổ hạt nhân lớn (vì nó không hẻo lánh và ít người sinh sống như Novaya Zemlya).
Kết quả, từ năm 1955 đến 1990, Liên Xô đã cho nổ 224 vụ thử hạt nhân tại Novaya Zemlya, với tổng đương lượng nổ bằng 265 triệu tấn TNT.
11:32' sáng ngày 30/10/1961 (giờ Moskva)...
Thiếu tướng Liên Xô Andrei Durnovtsev, người lái máy bay ném bom Tupolev Tu-95, thả quả bom Sa Hoàng nặng 27 tấn phía trên vịnh Mityushikha (quần đảo Novaya Zemlya). Trong chớp mắt, vụ nổ tạo ra một quả cầu lửa khổng lồ, ánh sáng của nó có thể nhìn thấy cách tâm nổ 1.000km!
Bom Sa Hoàng san bằng mọi thứ bên dưới nó. Cỏ cây, đất đá, và sinh vật sống đều bị nung chảy và thổi bay sau khoảnh khắc nó phát nổ.
Trong bán kính 100km tính từ tâm vụ nổ, sức nóng của nó vẫn có thể gây bỏng lên người cấp độ 3; Thậm chí, sóng xung kích cách tâm nổ 900km cũng có thể phá vỡ cửa kính của các ngôi nhà**. Bụi phóng xạ từ vụ nổ bom Sa Hoàng phát tán toàn cầu...
Tsar Bomba: Quả bom quái vật mạnh nhất trong lịch sử nhân loại được thử ở đâu? - Ảnh 6.
Khu vực cho nổ bom Sa Hoàng. Credit: Alamy
Lẽ dĩ nhiên, trước khi vụ thử được tiến hành, Liên Xô đã tiến hành sơ tán khoảng 500 người dân du mục và đàn tuần lộc khổng lồ khỏi khu vực cho nổ.
Tuy nhiên, một thực tế cay đắng mà theo tài liệu của Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện (CTBT) đã chỉ ra rằng: Việc thử bom hạt nhân tại quần đảo Novaya Zemlya đã biến nơi đây thành khu vực ô nhiễm phóng xạ nhân tạo lớn nhất ở Bắc Cực.
CTBT cho biết, đến tận ngày nay, hệ quả của việc thử bom nguyên tử trên quần đảo hình lưỡi liềm đã gây ô nhiễm phóng xạ nặng nề không chỉ trên lãnh thổ Liên Bang Nga mà còn ở Alaska (tiểu bang của Mỹ) và miền bắc Canada.
Chưa dừng ở đó, đất nước Na Uy cách quần đảo khoảng 900km cũng hứng chịu rất nhiều bụi phóng xạ. Hiện tại, chính quyền nước này rất lo lắng về việc biển Barents, một trong những khu vực đánh bắt chủ yếu của Na Uy, cũng bị hủy diệt bởi phóng xạ từ trong quá khứ.
----
Sau cuộc chạy đua giành vương vị về vũ khí hủy diệt trong Chiến tranh Lạnh, người Mỹ và người Liên Xô phần nào chuyển hướng sang cuộc đua chinh phục vũ trụ (thập niên 1960, 1970 là khoảng thời gian nhân loại chứng kiến những phát kiến vũ trụ mạnh mẽ nhất lịch sử trong thời kỳ đó).
Một phần nhờ thế, cho đến nay, bom Sa Hoàng của Liên Xô vẫn là quả bom nguyên tử lớn nhất từng được thử nghiệm trong lịch sử nhân loại.
Mặc dù chiến tranh hạt nhân chưa từng xảy ra trên thế giới, tuy nhiên, sự nguy hiểm của vũ khí hạt nhân đến từ chính các vụ nổ thử, và nó vẫn đang ngấm ngầm hủy hoại môi sinh, môi trường và sức khỏe con người vì chính tính chất "cách mạng" của nó: Tính phóng xạ!
*Nguồn: Forbes/**Nguồn: CTBT
Bài viết sử dụng các nguồn: Forbes, BBC, Atlasobscura, Tài liệu của Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện (CTBT)
theo Helino

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét