Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2018

CHUYỆN KỂ RÕ NHẤT VỀ WW II 106/1

DANH NGÔN VỀ CHIẾN TRANH:
-Nếu mục đích tối hậu duy nhất trong hoạt động sống của muôn loài sinh vật là kiếm ăn phục vụ sinh tồn, thì mục đích tối hậu trong mọi hoạt động sống ở xã hội của con người biết tư duy trừu tượng là tìm kiếm danh lợi nhân danh sự sống. Và chiến tranh là hành động cực đoan tột độ trong việc tìm kiếm danh lợi.
-Người lính là người cầu nguyện cho hòa bình nhiều hơn bất cứ ai, bởi chính người lính là người phải chịu đựng và mang những vết thương và sẹo chiến tranh nặng nề nhất.
The soldier above all others prays for peace, for it is the soldier who must suffer and bear the deepest wounds and scars of war.

Douglas MacArthur
-Trong chiến tranh, không có gì thay thế được chiến thắng.
In war, there is no substitute for victory.

Douglas MacArthur
----------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET) 

                                       
World War II in HD Colour Vietsub tập 1

Chiến tranh (War)

Print Friendly, PDF & Email
025440-el-alamein
Tác giả: Trần Thanh Huyền
Có rất khái niệm về chiến tranh, tuy nhiên, giữa chúng cũng không có nhiều khác biệt về nội dung. Khái niệm phổ biến nhất coi “chiến tranh là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các đơn vị chính trị đối kháng và gây ra hậu quả đáng kể.” Theo định nghĩa này thì chiến tranh không bao gồm những xung đột nội bộ, những cuộc cách mạng, các hoạt động du kích, các chiến dịch khủng bố, các cuộc khủng hoảng dẫn tới xâm phạm biên giới, những cuộc tấn công trừng phạt hạn chế hay các cuộc đối đầu dai dẳng nhưng không leo thang thành đụng đầu quân sự trực tiếp.
Theo quy ước thông thường thì để một cuộc xung đột được xem là chiến tranh thì số người tử trận trong cuộc xung đột đó phải lên đến con số tối thiểu là 1.000. Theo định nghĩa này thì các cuộc chiến khác như nội chiến trong phạm vi một quốc gia cũng được xem là chiến tranh. Cụm từ chiến tranh cũng được sử dụng một cách ẩn dụ trong các cụm từ ‘chiến tranh giai cấp’, ‘Chiến tranh Lạnh’.
Vai trò của chiến tranh trong quan hệ quốc tế
Chiến tranh có thể làm xuất hiện hoặc biến mất các chủ thể quan hệ quốc tế (QHQT). Sau chiến tranh, có thể xuất hiện các quốc gia mới do giành được độc lập hay được mở rộng. Nhưng cũng có chủ thể QHQT có thể biến mất bởi bị thôn tính và sáp nhập.
Chiến tranh có thể làm tăng hoặc giảm quyền lực của quốc gia trong QHQT. Sau chiến tranh, quốc gia bại trận thường bị suy giảm quyền lực, các nước thắng trận thường tăng quyền lực. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp nước thắng trận bị suy giảm quyền lực bởi sự tàn phá trong chiến tranh và không hiếm các cuộc chiến tranh mà cả hai bên đều là kẻ thua cuộc.
Chiến tranh thường dẫn đến sự thay đổi trong các cân lực lượng – yếu tố quan trọng để đảm bảo an ninh và ổn định trong QHQT. Theo đó, chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh giữa các cường quốc chủ yếu, có thể dẫn đến sự thay đổi của hệ thống quốc tế – sự thay đổi lớn nhất trong QHQT. Sự thay đổi cán cân lực lượng sau chiến tranh dẫn đến sự thay đổi phân bố quyền lực của hệ thống quốc tế. Cơ cấu quyền lực thay đổi dẫn đến hệ thống quốc tế cũng thay đổi. Một trong các hậu quả quan trọng của chiến tranh là tính chất quan hệ giữa các chủ thể cũng bị thay đổi. Hoặc từ xung đột sang nô dịch như các cuộc chiến tranh xâm lược, hoặc từ nô dịch sang bình đẳng như các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, hoặc từ xung đột sang phụ thuộc như các cuộc chiến giành quyền lực…
Ngoài ra, chiến tranh cũng tác động tới tình trạng hỗn độn và vô chính phủ trong QHQT. Nó có thể làm giảm tình trạng này với sự thiết lập các quyền hành mới cho toàn hệ thống. Nó cũng có thể làm tăng tình trạng hỗn độn khi tạo ra những chia rẽ và mâu thuẫn mới giữa các chủ thể QHQT.
Nguyên nhân chiến tranh
Các cuộc chiến tranh trong lịch sử đã bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều nhà nghiên cứu đã phân loại các nguyên nhân này dựa trên các cấp độ phân tích. Theo đó, chiến tranh có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân mang tính cá nhân, quốc gia, hoặc hệ thống quốc tế.
  • Cấp độ cá nhân
Xuất phát từ quan điểm tâm lý học, Sigmund Freud (1856 – 1939), một bác sĩ thần kinh và tâm lý người Áo, quy nguyên nhân chiến tranh và hành vi hiếu chiến của con người thuộc về bản năng phá hoại hay còn được gọi là bản năng chết (death-instinct). Bản năng này hướng hành vi phá hoại của con người ra bên ngoài. Cũng trên góc độ này, Franco Fornari (1921 – 1985) cho rằng chiến tranh còn xuất pháp từ nỗi sợ hoang tưởng bên trong con người về kẻ thù tưởng tượng. Con người gây chiến để trấn áp nỗi sợ hoang tưởng đó.
Dựa trên bản năng sống và hoạt động chức năng, Konrald Lorenz (1903 – 1989), là một nhà động vật học, điểu cầm học và phong tục học, cho rằng sự hiếu chiến bản năng của các loài động vật nhằm thực hiện các hoạt động duy trì sự tồn tại của động vật như tranh giành thức ăn, bạn tình và nơi cư trú. Từ đó, ông suy luận rằng, tồn tại trong hoàn cảnh và điều kiện sống tương tự, con người cũng phải hiếu chiến để thực hiện hoạt động chức năng và duy trì sự tồn tại của mình.
Dựa trên cơ sở di truyền, Edward O. Wilson (1929) cho rằng khả năng phân biệt bạn thù trong đầu óc con người có tính di truyền. Vì thế, con người dễ có xu hướng tiếp nhận bạo lực như phương cách giải quyết xung đột. Bởi có tính di truyền, sự phân biệt bạn thù quy định sự tồn tại thường xuyên thời gian của xung đột, chiến tranh và bạo lực. Tuy nhiên, Edward O. Wilson cũng cho rằng khả năng hợp tác vẫn là có thể.
Dựa trên bản năng chiếm hữu của con người, Betrand Russell (1872 – 1970) cho rằng đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiến tranh. Bản năng chiếm hữu khiến con người tranh giành đất đai, của cải và các quyền lợi khác. Trong sự tranh giành tất yếu như vậy, con người sẵn sàng dùng bạo lực để chiếm hữu hoặc bảo vệ sự chiếm hữu. Tuy nhiên, Betrand Russell cũng cho rằng “bản năng” này cũng như mối liên hệ của nó với chiến tranh là có thể kiềm soát được.
Một cách tiếp cận khác cũng tương đối phổ biến là dựa trên cá tính. Cách tiếp cận này dựa vào những cá tính có liên quan đến bạo lực của một nhóm người rất nhỏ là các nhà lãnh đạo – những người làm ra quyết định chiến tranh. John Stoessinger cho rằng quyết định tham gia chiến tranh của các nhà lãnh đạo nhiều khi không hoàn toàn là sản phẩm của lý trí mà chịu nhiều của tình cảm và tính cách cá nhân.
Dựa trên cách tiếp cận về lý trí (Rationalism), có hai luồng ý kiến. Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng quyết định đi đến chiến tranh là kết quả của sự phân tích và lựa chọn lý trí của các nhà lãnh đạo. Họ quyết định chiến tranh bởi vì chiến tranh có thể đem lại quyền lực và nhiều lợi ích hơn. Luồng ý kiến ngược lại như của Baruch Spinoza (1633 – 1677) hay Stephen Van Evera (1948) thì cho rằng quyết định chiến tranh cũng xuất phát từ sự ảo tưởng và những sai lầm trong nhận thức.
  • Cấp độ quốc gia (hay xã hội)
Quan điểm về mối liên quan giữa chiến tranh và chế độ chính trị hay kiểu dạng Nhà nước. Ví dụ, theo quản điểm của Hòa bình nhờ dân chủ, các nước theo chế độ dân chủ kiểu phương Tây thường có xu hướng hòa bình hơn các loại hình chế độ chính trị khác. Lập luận căn bản của quan điểm này là trong các nền dân chủ, chính phủ do nhân dân bầu ra và chịu sự kiểm soát thực tế của nhân dân nên quyết định của chính phủ dễ phản ánh hơn ý nguyện hòa bình của nhân dân.
Một quan điểm khác gắn nguyên nhân chiến tranh với lợi ích kinh tế của giai cấp, của bộ phận xã hội nào đó hay của quốc gia. Ví dụ, V.I. Lenin đã chỉ ra sự liên quan giữa động lực kinh tế của giai cấp tư sản cầm quyền với bản chất đế quốc của nhà nước, từ đó là chiến tranh đế quốc. Hay J.A. Hobson (1858 – 1940) đã quy kết động cơ lợi nhuận và tình trạng thiếu thị trường trong nước đã dẫn đến chủ nghĩa đế quốc và từ đó là chiến tranh. Ngoài ra, còn có những quan điểm khác như khái quát bản chất chiếm hữu của con người thành lợi ích cộng đồng và được thể hiện thành lợi ích quốc gia, hoặc chiến tranh xảy ra từ sự thiếu hụt tài nguyên cho sự phát triển quốc gia…
Trong khi đó, những người theo chủ nghĩa Darwin xã hội (Social Darwinism) hay thuyết Định mệnh quốc gia coi quốc gia có đặc tính sinh học. Quốc gia cũng có sự cạnh tranh với nhau để tiến hóa giống như trong giới tự nhiên. Vì thế, chiến tranh trở thành cách thức đấu tranh phổ biến giữa các quốc gia vì mục đích sinh tồn. Thông qua chiến tranh, những quốc gia “tốt” và mạnh sẽ tồn tại, còn quốc gia “xấu” và yếu sẽ bị tiêu vong.
Quan điểm xã hội học cho rằng chiến tranh liên quan đến vấn đề giới tính. Quan điểm này xuất phát từ chỉ nghĩa vị nữ (Feminism). Theo một số học giả của chủ nghĩa vị nữ, đàn ông thường hiếu chiến hơn và cũng sẵn sàng sử dụng bạo lực hơn phụ nữ. Xã hội lịch sử của nhân loại chủ yếu là phụ hệ. Thế giới chúng ta đang sống do đàn ông thống trị. Vì thế, xung đột và chiến tranh đã xảy ra nhiều hơn. Theo họ, thế giới này sẽ ít bạo lực hơn, ít chiến tranh hơn nếu phụ nữ được bình đẳng với nam giới, nhất là trong quá trình quyết định chính trị và chiến tranh.
Theo quan điểm chiến tranh của chủ nghĩa dân tộc sắc tộc (Ethnic Nationalism), bản sắc và lợi ích khác nhau của các dân tộc/ sắc tộc dễ dẫn tới xung đột và chiến tranh. Dường như có thể tìm thấy màu sắc dân tộc trong rất nhiều cuộc chiến tranh, cả chiến tranh quốc tế lẫn nội chiến. Các động cơ dân tộc của chiến tranh khá đa dạng. Bởi chủ nghĩa dân tộc sắc tộc tồn tại khá vững chắc nên khả năng dẫn đến chiến tranh của nó cũng được duy trì lâu dài.
Cuối cùng, một dòng quan điểm khác quy nguyên nhân chiến tranh với sự tương tác quyền lực giữa các quốc gia. Đây là cách tiếp cận phổ biến nhất và là quan điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện thực. Theo quan điểm Clausewitz, “chiến tranh là sự tiếp tục chính trị bằng phương tiện khác”. Về đại thể, để duy trì an ninh và sự tồn tại, quốc gia đều mưu tìm quyền lực. Tuy nhiên, sự thăng tiến quyền lực của quốc gia này dẫn đến sự lo sợ của quốc gia khác. Theo thuyết Tập trung quyền lực của Mansfield thì mức chênh vừa phải về mặt quyền lực dễ dẫn đến chiến tranh hơn là lệch lớn hoặc ngang bằng. Vì coi sự lớn mạnh đó là mối đe dọa nên các quốc gia có xu hướng phát động chiến tranh trước để ngăn chặn. Quốc gia cần sử dụng mọi phương tiện và cách thức, kể cả sử dụng bạo lực để đảm bảo sự tồn tại.
  • Cấp độ hệ thống quốc tế
Có ba quan điểm chủ đạo về tính chất của hệ thống quốc tế và nguồn gốc chiến tranh. Quan điểm thứ nhất cho rằng hệ thống đơn cực có khả năng dẫn đến chiến tranh để tranh giành quyền lực bá chủ. Những người theo quan điểm này cho rằng chiến tranh có thể xảy ra khi một quốc gia nào đó gia tăng quyền lực và thách thức địa vị của quốc gia bá quyền. Sự cạnh tranh giữa chúng sẽ tạo nên tình trạng căng thẳng và làm tăng nguy cơ chiến tranh. Quốc gia mới nổi lên có thể gây chiến trước để thay đổi hệ thống một cực. Ngược lại, quốc gia bá quyền cũng có thể tiến hành chiến tranh trước nhằm duy trì địa vị bá chủ của mình. Ngoài ra, trong cơ cấu một cực, chiến tranh cũng có thể xảy ra khi cực duy nhất sử dụng bạo lực để duy trì sự ổn định của hệ thống hay sự phản kháng bằng bạo lực chiến tranh của các nước bị áp bức.
Quan điểm thứ hai cho rằng hệ thống lưỡng cực dễ dẫn đến chiến tranh hơn. Những người theo quan điểm này cho rằng cơ cấu này chứa đựng sự phân liệt khá sâu sắc trong QHQT và sự phân liệt này đem lại sự bất ổn cho toàn hệ thống. Ngoài ra, sự nguy hiểm còn nằm ở mức độ mâu thuẫn sâu sắc hơn, sự tập trung sức mạnh lớn hơn, tham vọng toàn cầu và mong muốn loại trừ đối thủ lớn hơn, sự đấu tranh giữa chúng cũng thường xuyên hơn… Vì thế, chiến tranh không phải là không thể. Chiến tranh có thể được ngăn chặn ở trung tâm nhưng lại diễn ra ở ngoại vi dưới hình thức “chiến tranh ủy nhiệm” (proxy wars).
Cuối cùng quan điểm thứ ba cho rằng hệ thống đa cực có khả năng dẫn đến chiến tranh nhiều hơn. Những người theo quan điểm này đã đưa ra một loạt lý do. Thứ nhất, tình trạng linh hoạt của cán cân lực lượng với sự thay đổi liên minh liên tục dễ dẫn đến tình trạng bất ổn định thường xuyên của hệ thống và chính điều đó kích thích chiến tranh xảy ra. Thứ hai, hệ thống đa cực vốn kém trật tự hơn nên sự thiếu tính toán của một cực nào đó rất dễ lôi kéo các quốc gia đi vào chiến tranh. Thứ ba, bởi quốc gia luôn có xu hướng mưu tìm quyền lực lớn hơn cho mình nên sự tranh giành địa vị giữa các cực là khó tránh khỏi và do đó chiến tranh cũng dễ xảy ra.
Phân loại chiến tranh
Có nhiều cách phân loại chiến tranh dựa trên những tiêu chí khác nhau.
  • Dựa trên tính chất của mục đích chiến tranh: Theo cách này, có hai loại chiến tranh là chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa.
Chiến tranh chính nghĩa (just wars) là chiến tranh được tiến hành với mục đích phù hợp với luật pháp quốc tế và giá trị đạo đức nhân loại. Chiến tranh chống xâm lược và giải phóng dân tộc là chiến tranh chính nghĩa.
Chiến tranh phi nghĩa (unjust wars) là chiến tranh được tiến hành với mục đích trái với luật pháp quốc tế và giá trị đạo đức nhân loại. Chiến tranh đế quốc và chiến tranh xâm lược là chiến tranh phi nghĩa.
  • Dựa trên quy mô mục tiêu và mức độ tham gia của xã hội: Theo đó, chiến tranh có 2 loại là chiến tranh tổng lực và chiến tranh hạn chế
Chiến tranh tổng lực hay chiến tranh toàn diện (total wars) là chiến tranh trong đó quy mô mục tiêu là rộng khắp bao gồm cả quân sự và dân sự, với sự tham gia của toàn bộ sức mạnh quốc gia và hậu quả thường là lớn. Hai cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) và lần thứ hai (1939 – 1945) đều thuộc loại này.
Chiến tranh hạn chế hay chiến tranh cục bộ (limited wars) có mục đích hạn hẹp hơn. Mục tiêu chủ yếu là quân sự với quy mô không hạn chế. Lực lượng tham gia là một phần quân đội. Mức độ tàn phá thường không quá lớn. Các cuộc chiến tranh biên giới thường thuộc loại này.
  • Dựa trên chủ thể tham gia: Theo cách này, có hai loại là chiến tranh quốc tế và nội chiến.
Chiến tranh quốc tế (international wars) là chiến tranh giữa các chủ thể QHQT, thường là các quốc gia. Tất cả chiến tranh giữa các quốc gia đều thuộc loại này.
Nội chiến (civil wars) là cuộc chiến tranh giữa các phe nhóm chính trị bên trong một quốc gia. Các cuộc nổi dậy hay khởi nghĩa được xếp trong loại hình này. Trong thời hiện đại, nhiều cuộc nội chiến mang tính quốc tế rõ rệt bởi sự phụ thuộc lẫn nhau trong môi trường an ninh quốc tế cũng như có sự liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với các quốc gia bên ngoài.
  • Dựa trên vũ khí sử dụng trong chiến tranh: Theo cách này, có 2 loại là chiến tranh thông thường và chiến tranh hủy diệt hàng loạt.
Chiến tranh thông thường (conventional wars) hay chiến tranh quy ước là loại chiến tranh trong đó lực lượng tham gia chủ yếu là binh lính chính quy và bán chính quy, vũ khí sử dụng có mức độ phá hủy hạn chế. Tất cả chiến tranh đã xảy ra đều thuộc loại này.
Chiến tranh hủy diệt hàng loạt (mass destruction wars) là chiến tranh sử dụng chủ yếu các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt như hạt nhân, hóa học và sinh học. Loại chiến tranh này chưa từng xảy ra trong thực tiễn mặc dù các loại vũ khí này đã từng được sử dụng trong vài cuộc chiến tranh thông thường.
Nguồn: Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, (TPHCM: Khoa QHQT – Đại học KHXH&NV TPHCM, 2013).

Chiến tranh là gì? Em hiểu thế nào về giá trị của hòa bình khi không có chiến tranh, trình bày bằng đoạn văn (24 câu) theo cách diễn dịch

Nguyễn Trang
Thứ 2, ngày 28/08/2017 16:22:33




Chiến tranh là gì? Em hiểu thế nào về giá trị của hòa bình khi không có chiến tranh, trình bày bằng đoạn văn (24 câu) theo cách diễn dịch

Bài làm

Chiến tranh là sự xung đột do từ mâu thuẫn ý thức giữa các tư tưởng khác nhau. Nguyên nhân của những mâu thuẫn nầy xuất phát từ tham vọng riêng của từng thực thể con người. Khi những tham vọng này đối chọi nhau đến mức độ căng thẳng cao độ thì chiến tranh xảy ra. Chỉ khi nào tồn tại hai bên đối nghịch nhau thì chiến tranh mới bùng nổ. Những hình thức chiến tranh đi từ hình thức thô thiển như chiến tranh vũ trang đến thể loại chiến tranh vi tế như sử dụng văn hóa để công kích.

Có ai đó từng hỏi tôi thế này: đang sống trong cuộc sống hòa bình, liệu có khi nào bạn nghĩ về chiến tranh không? Khi nghe đến đó tôi hơi bất ngờ nhưng ngay sau đó tôi lại tự chất vấn bản thân: có bao giờ tôi nghĩ đến vấn đề chiến  tranh hay hòa bình, tò mò về nó khi mà cuộc sống có quá nhiều thứ khác thu hút tôi không nhỉ? Dường như khái niệm chiến tranh và hòa bình chỉ còn hiện hữu trong suy nghĩ của tôi khi tôi học lịch sử hay các tác phẩm văn học, đôi khi là bắt gặp trên tác phẩm truyền hình nào đó, chỉ thế thôi, không hơn. Phải chăng con người ta được sống trong cuộc sống hòa bình, hưởng phúc lợi an sinh xã hội nên người ta vô tình quên đi những giá trị cốt lõi làm nên cuộc sống hay một phần lịch sử đã qua, hay gần hơn là những gì vẫn đang hằng ngày, hàng giờ diễn ra trên thế giới nhưng chẳng bao giờ ta để ý đến cả… đó là chiến tranh và hòa bình.

Bạn hiểu chiến tranh và hòa bình theo nghĩa nào? Còn tôi, chiến tranh và hòa bình – đó là hai mảng đối lập. Nếu như hòa bình chỉ sự bình an, vui vẻ, không có bạo loạn, đánh nhau cướp bóc thì chiến tranh lại vẽ lên một viễn cảnh hoàn toàn trái ngược. Nói đến chiến tranh là nói đến đánh nhau, hỗn loạn, khói súng, máu nước mắt và sinh mạng con người. Chỉ với mấy từ đó thôi hẳn ai cũng đã có những hình dung cho riêng mình về chiến tranh cũng như hòa bình trên thế giới.

Các bạn biết đấy, chiến tranh ở đất nước Việt Nam đã đi xa nhưng hậu quả nó để lại thì vô cùng lớn và cũng nhiều nước trên thế giới chiến tranh vẫn còn. Chiến tranh- đó là biểu hiện cao nhất của mâu thuẫn không thể hòa giải, là sự tham gia bằng vũ lực hai bên trở lên. Lịch sử thế giới đã in đậm hình ảnh của biết bao cuộc chiến tranh, cuộc chiến tranh nào cũng tàn khốc và không gì có thể bù đắp nổi. Có ai mà không biết được 2 cuộc chiến tranh lớn nhất thế giới mà người ta gọi nó là Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai, những cuộc chiến tranh được coi là tàn khốc nhất trong lịch sử với sự tham gia của các nước lớn trên thế giới như: Mĩ , Anh, Pháp, Liên Xô… Rồi có ai quên được những đau thương mất mát của hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản khi Mĩ thả hai quả bom nguyên tử xuống trong thế chiến thứ hai. Cả hai thành phố chỉ còn là một đống đổ nát với mùi thuốc nổ, máu nước mắt khắp mọi nơi. Cuộc chiến tranh Trung – Nhật đã cướp đi bao mạng người tham gia vào cuộc chiến đó. Nói về chiến tranh thật thiếu sót nếu như ta không nhắc tới Việt Nam- một dân tộc anh hùng đã hi sinh rất nhiều ( thứ) trong các cuộc chiến tranh lịch sử. Trong suốt một nghìn năm Bắc thuộc dân tộc ta đã phải gồng mình lên để chống lại quân Nam Hán, Nguyên Mông, quân Thanh… Rồi sau đó là cuộc xâm lược của thực dân Pháp, đế quốc Mĩ hùng mạnh, hiếu chiến. Bao nhiêu cuộc chiến tranh là bấy nhiêu thời điểm đất nước lầm than, nhân dân loạn lạc, li tán, chết chóc.  Để kể về hậu quả mà chiến tranh gây ra thì có lẽ không có một từ nào có thể diễn tả được hết. Ta thấy một phần nào đó của chiến tranh qua những câu thơ của các nhà thơ kháng chiến:

Hiện này có rất nhiều cách khác nhau đang được các quốc gia trên thế giới thực hiện nhằm duy trì hòa bình chống các hành động gây mâu thuẫn dẫn tới chiến tránh. Là một học sinh chủ nhân tương lai của đất nước, thế giới bạn có những kiến thức nghị gì mới để góp phần vào việc bảo vệ hòa bình thế giới? Theo tôi suy cho cùng thì nguyên nhận chiến tranh cũng là do con người với con người vẫn còn sự đố kỵ lẫn nhau, vẫn sống theo chủ nghĩa cá nhân. Lúc này tôi chợt nhớ đến một câu thơ của Tố Hữu:

"Có gì đẹp trên đời hơn thế,
Người với người sống để yêu nhau".

Ước mong về một thế giới hòa bình sẽ luôn là niềm khao khát cháy bỏng của mọi người dân chân chính trên thế giới vì họ hiểu: "Hòa bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác".
edu11 edu1 +1 nếu thích, -1 nếu không thích
Nguyen Canh +1đ điểm giá trị
Thứ 2, ngày 28/08/2017 16:53:45
Từ xưa đến nay vẫn luôn tồn tại 2 trật tự song hành là chiến tranh và hòa bình.Vậy chiến tranh là gì?.Có thể hiểu chiến tranh là những mâu thuẫn xung đột do bất đồng ý kiến hay tham vọng của một cá nhân (tập thể) gây xung đột để thử lại một điều gì đó.Có hai loại chiến tranh là chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa.Nhưng cho dù là loại nào thì chiến tranh cũng đều không nên xảy ra.
Và nếu như không có chiến tranh,hắn là con người sẽ được sống trong một thế giới hòa bình.Với tôi và chắc hẳn các bạn cũng đều biết hòa bình là từ đó, bình đẳng , không có sự tranh chấp,...và từ đó sẽ có một cuộc sống hạnh phúc,yên bình,ấm no.Và con người thì đều có chung một ước mơ được sống trong hòa bình.
Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của nhân dân ta đã chứng minh sự thật tàn khốc mà chiến tranh mang lại:hàng nghìn hàng vạn sinh mạng hi sinh cho mọi cuộc chiến,con mất cha,mắt mẹ thiếu vắng tình cảm,cái ôm ấm áp của người thân mà lẽ ra chúng phải được cảm nhận ;những người vợ xa cách chồng lâu năm hay thậm chí là mãi mãi,một thân một mình lo lắng cho con,phụng dưỡng mẹ già.;kinh tế hao hụt,lãng phí cho những gì không đáng mà bỏ mặc sự đói khổ của nhân dân............Lật những trang sử thế giới,chúng ta thấy được biết bao cuộc chiến tranh tàn khốc.Thủ hội đã có bao người phải hi sinh ,bao nhiêu giọt lệ đang ,bao nhiêu nỗi khổ chiến tranh gây ra.Như vậy,ta thấy rằng một thế giới hòa bình,bình đẳng thật tốt đẹp và đáng trân trọng nâng niu biết bao.
Thật đúng như câu nói của Franklin:Cuộc chiến nào cũng thật nực cười,đất đỏ và đầy tác hại.
Hòa bình là hạnh phúc của nhân loại.


Bản chất của chiến tranh và hòa bình

Dr. Motimer J. AdlerNhững tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại - NXB VHTT
05:28' CH - Thứ bảy, 12/05/2018

Thưa tiến sĩ Adler,
Giống như hầu hết mọi người, tôi cũng hoang mang trước tình trạng căng thẳng và khủng hoảng quốc tế hiện nay. Chúng ta không có vẻ đang có chiến tranh mà chúng ta cũng không có vẻ gì là đang có hòa bình. “Chiến tranh” là gì? Đây đang là thời chiến tranh hay thời hòa bình? Liệu “bình an dưới thế” có là một khả năng hiện thực cho loài người?
D.D.
Cách hiểu chiến tranh đơn giản và phổ biến nhất cho rằng là chiến tranh là tình trạng xung đột võ trang giữa các quốc gia. Do vậy, hòa bình là tình trạng hoặc giai đoạn không xảy ra xung đột võ trang gì cả. Theo cách nhìn này, Mỹ đã lâm chiến từ tháng 4. 1917 đến tháng 12. 1918. Rồi Mỹ có hòa bình cho đến tháng 12.1941 khi nó tham gia Thế chiến 2.
Nếu cách nhìn chiến tranh và hòa bình này là đúng, chúng ta hẳn đã có hòa bình từ ngày kết thúc Thế chiến 2 ngoại trừ vụ can thiệp vào nước Triều Tiên. Nhưng cũng ít người khẳng định rằng giai đoạn chiến tranh và hòa bình đơn giản là không áp dụng cho giai đoạn hiện nay được. Thực vậy, chúng ta ghi nhận đặc trưng thời kỳ này là thời kì chiến tranh lạnh, để phân biệt với chiến tranh nóng của việc trực tiếp cầm súng đánh nhau.
Nên quan điểm của chúng ta về chiến tranh phải được mở rộng để bao hàm được cả chiến tranh võ trang và các trận đánh ngoại giao, viện trợ kinh tế và tuyên truyền. Chiến tranh vẫn là chiến tranh, cho dù “nóng” hay “lạnh”. Cuộc tranh giành quyền lực và uy thế giữa các quốc gia lúc nào cũng xảy ra. Chỉ có phương tiện là thay đổi, và chuyện những phương tiện này sẽ là lực lượng võ trang, áp lực ngoại giao hay các phương cách phi bạo lực khác thì còn tùy tình hình.
Như thế, suy diễn kế tiếp là: hòa bình không chỉ là một điều ngược lại với chiến tranh - sự vắng mặt của xung đột võ trang. Chúng ta có thể thấy nền hòa bình đích thực, tích cực giữa các nước là gì bằng cách xem xét tình hình trong các cộng đồng quốc gia, tiểu bang hay địa phương. Trong xã hội dân sự của chúng ta, hòa bình và trật tự, không chiến tranh, là tình trạng bình thường của sự vật. Ý nghĩa và mục tiêu bao trùm của xã hội dân sự là hòa bình và trật tự. Chính quyền dân sự tạo ra hòa bình dân sự. Các cá nhân vi phạm luật pháp là những kẻ phá rối hòa bình và phải được xử lý thích đáng.
Những nhà tư tưởng lớn trước đây rất hỗ trợ chúng ta trong ba cách thức xem xét vấn đề chiến tranh và hòa bình. Họ cho chúng ta thấy rằng định nghĩa rộng về chiến tranh là định nghĩa đúng. Họ chứng tỏ mối quan hệ giữa hòa bình dân sự và chính quyền dân sự. Và họ cũng chỉ rõ làm sao cách nhìn này có thể áp dụng cho cộng đồng quốc gia.
Thucydides cũng ý thức như chúng ta rằng một sự hòa ước thường chỉ là sự ngừng bắn trong cuộc chiến vốn không còn tiếp diễn. Hobess(1) nhận thấy “chiến tranh không chỉ nằm trong trận đánh hoặc hành vi chiến đấu” mà còn ằm trong ý định chiến đấu, thái độ thù địch giữa các quốc gia. Và trong thế kỷ 20, Veblen thấy rằng “tình trạng chiến tranh là mối quan hệ tự nhiên giữa cường quốc này với cường quốc khác”. Thuật ngữ “chiến tranh lạnh” có thể là mới, nhưng thực trạng nó miêu tả là điều rất cũ rồi.
Điều quan trọng hơn với chúng ta trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay là những cái nhìn thấu suốt vào mối liên quan giữa hòa bình và luật pháp mà những tác phẩm lớn trình bày. Locke nhận thấy rằng chỉ có hai cách dàn xếp xung đột giữa con người với nhau - đó là luật pháp hoặc sức mạnh - và nơi nào không có luật pháp thì sức mạnh sẽ là trọng tài tối hậu. Con đường của luật pháp chính là con đường của hòa bình.
Kant áp dụng phân tích này cho bối cảnh quốc tế mà ông xem như một tình trạng vô chính phủ không có luật pháp trong đó quyền của kẻ mạnh vẫn chiếm ưu thế. Ông kêu gọi các nước thoát khỏi tình trạng dã man này và gia nhập một liên minh các quốc gia trong đó luật pháp và hòa bình chiếm ưu thế. Dante(2) từ nhiều thế kỷ trước đó, đề nghị một chính quyền toàn cầu đơn nhất để tạo ra hòa bình lâu dài cho toàn nhân loại.
Điểm giống nhau giữa các nhà tư tưởng này là: hòa bình là tình trạng mà trong đó con người sẵn sàng dàn xếp tranh chấp bằng thảo luận thay vì bạo lực. Hòa bình dân sự hiện nay phổ biến tại tất cả những xã hội được xây dựng hợp pháp. Một tình trạng chiến tranh – có khi “nóng” có khi “lạnh” – lại phổ biến giữa các quốc gia. Việc có thể đạt được nền hòa bình thực sự trên qui mô toàn cầu hay không thì còn là vấn đề nhiều tranh cãi. Một số người tin rằng nền hòa bình thế giới đòi hỏi phải có một chính quyền toàn cầu. Người khác lại muốn đạt được bằng phương cách khác. Nhưng có một luận điểm chung rằng hòa bình không chỉ là sự vắng mặt của chiến đấu võ trang, mà là một trật tự tích cực trong đó ý chí muốn dàn xếp tranh chấp một cách hòa bình chiếm được ưu thế.
Trái với rất nhiều cách ăn nói bừa bãi, chính hòa bình, chứ không phải chiến tranh, mới đúng với bản chất con người. Cicero(3) và nhiều nhà tư tưởng khác đã chỉ ra chính xác rằng chiến đấu và hăm dọa nhau là cách cư xử của dã thú, trong khi bàn bạc rốt ráo mọi vấn đề và lắng nghe lẽ phải là cách thức của con người. Hòa bình là cần thiết phải có không những cho cuộc sống vật chất mà còn cho cả sự tồn tại đích thực của con người.

(1) Thomas Hobbes (1588 - 1679): triết gia và lý thuyết gia chính trị người Anh. Trong "Leviathan thủy y quái", 1.651). ông ủng hộ chế độ quân chủ tuyệt đối như là phương tiện duy nhất để kiểm soát những xung đột về quyền lợi và ham muốn của con người, đồng thời bảo đảm quyền tự bảo toàn và hạnh phúc của họ.
(2) Alighiery Dante (1265 - 1321): nhà thơ Ý. Tập thơ La Divine Comedy của ông là một trong những kiệt tác văn chương thế giới. Ông còn viết tác phẩm Demonardina (The Monarchy “Chính thể quân chủ”). Ông dính líu vào những hoạt động chính trị và bị buộc phải rời bỏ quê hương Florence của mình để định cư tại thành phố cổ Ravenna thuộc miền Đông bắc Ý.
(3) Marcus Tullius Cicero (l06 - 43 tr. CN): triết gia, nhà văn, chính khách La Mã. Ông là nhà hùng biện xuất sắc nhất của thành Rome trong suốt sự nghiệp chính trị của mình

Có xóa bỏ chiến tranh được không?
Thưa tiến sĩ Adler,
Tiên tri Isaiah đã nhìn thấy trước về một thời đại khi “không còn chiến tranh gì nữa”. Phải chăng đây là lý tưởng xa vời sẽ đạt được khi “nước Chúa trị đến”, hay chúng ta có thể đạt được nền hòa bình vĩnh cửu ngay bây giờ? Sẽ không thể có một thay đổi hoàn toàn trong bản chất con người để loại bỏ chiến tranh sao?
E.M.
E.M. thân mến,
Các nhà tư tưởng lớn trong quá khứ đã cho chúng ta vài ý tưởng về việc ngăn chặn chiến tranh. Một vài người trong số đó tin rằng có thể xóa bỏ chiến tranh bằng một chính quyền toàn cầu, điều đó yêu cầu việc từ bỏ phần nào chủ quyền quốc gia. Theo họ, cần có những định chế mới chứ không phải sự biến cải tinh thần của con người.
Dĩ nhiên, nhiều tác giả xem việc xóa bỏ chiến tranh là không đáng mơ ước và cũng không khả thi. Machiavelli (1) và Hegel xem chiến tranh là chuyện nghiêm trọng nhất của các quốc gia có chủ quyền, một điều không thể bị xóa bỏ cũng như chủ quyền quốc gia là không thể bị cắt bớt. Hegel xem chiến tranh là tốt về mặt tinh thần cho các quốc gia.
Ngược lại, Dante ở thế kỷ 13 và Kant, thế kỷ 18, cho rằng hòa bình thế giới là mục tiêu mà loài người có nghĩa vụ, về mặt đạo đức, phải đạt tới. Cả hai ông đều nghĩ rằng mục tiêu ấy chỉ có thể đạt được thông qua việc liên kết các quốc gia trên thế giới thành một chính quyền duy nhất dựa trên luật pháp và công lý. Kant tuyên bố “Lý trí thực tiễn về đạo đức, vang lên trong chúng ta lời phủ quyết không thể đảo ngược được: Không có chiến tranh nữa”. Mệnh lệnh này kêu gọi mọi quốc gia “thoát khỏi tình trạng dã man phi luật pháp và gia nhập một Liên minh các quốc gia.”
Nếu không vượt qua Hội Quốc Liên trước đây hoặc Liên Hiệp Quốc hiện nay, thì một liên minh các quốc gia cũng chẳng đi đến đâu. Như các tác gia ủng hộ thành lập liên bang Mỹ đã thừa nhận, chúng ta phải vượt xa hơn một khối liên hiệp lỏng lẻo để tới một “khối thống nhất hoàn hảo hơn” nếu chúng ta muốn thiết lập hòa bình giữa các dân tộc lân bang.
Nhưng, bạn có thể hỏi, tại sao một chính phủ toàn cầu lại là con đường duy nhất để đạt được hòa bình thế giới? Thứ nhất, vì chiến tranh là tình trạng tự nhiên giữa các quốc gia độc lập. Sử gia Hy Lạp cổ Thucydides và triết gia Anh thế kỷ 17 Hobbes chỉ ra rằng các quốc gia có chủ quyền không thực sự sống trong hòa bình với nhau ngay cả những khi họ không đánh nhau.
Thucydides nhận thấy cái được gọi là “hòa ước” không tạo ra hòa bình, nó chỉ tạo được đình chiến võ trang. Hobbes ghi nhận rằng các quốc gia chủ quyền luôn có chiến tranh với nhau, hoặc là chiến tranh lạnh với các âm mưu và thủ đoạn ngoại giao hoặc là chiến tranh nóng với sắt thép và súng đạn. Hobbes nói rằng “Chiến tranh không chỉ nằm trong trận đánh hoặc hành vi chiến đấu”. Nó tồn tại bất cứ nơi nào mà con người không thể dàn xếp những dị biệt của họ mà không sử dụng đến bạo lực như giải pháp sau cùng. Hòa bình không có nghĩa là sự vắng mặt các xung đột nghiêm trọng giữa con người với nhau. Nó không đòi hỏi con người phải trở nên các vị thánh hay thiên thần, và sống với nhau trong tình anh em hoàn hảo. Những điều như thế sẽ không bao giờ xảy ra trên mặt đất. Hòa bình đơn giản chỉ là tình trạng mà trong đó con người có thể dàn xếp mọi dị biệt của họ bằng đối thoại thay vì bằng bạo lực.
Điều này giúp chúng ta nhận ra một lý do khác về việc chính quyền toàn cầu trở thành con đường duy nhất đi tới hòa bình thế giới. Để thay bạo lực bằng đối thoại, cần có một chính quyền. Nếu điều này đúng trong nội bộ từng quốc gia thì nó cũng rõ ràng với Cicero thời cổ La Mã và John Locke nói:
"Có hai loại tranh đua giữa con người với nhau, một do luật pháp chi phối. Và một do bạo lực quyết định; và hai lối tranh đua này có một bản chất là khi cái này kết thúc thì cái kia khởi đầu.”
Nhưng để dàn xếp những xung đột của con người bằng luật pháp thay vì bằng bạo lực, bạn cần có một chính quyền với quyền hạn soạn thảo, áp dụng và thi hành luật pháp. Chúng ta biết rằng hòa bình dân sự tùy thuộc vào chính quyền dân sự - tại Chicago, Illinois hay Mỹ thì cũng vậy. Thế thì tại sao không áp dụng cho toàn thế giới? Nếu chính quyền địa phương là cần thiết cho hòa bình địa phương, thế thì không thể suy diễn rằng một chính quyền toàn cầu là cần thiết cho hòa bình thế giới sao?
Bạn có thể thừa nhận rằng điều đó là cần thiết, và thậm chí khả thi về mặt lý thuyết; nhưng, bạn có thể tự hỏi, điều đó có thể khả dĩ và thực hiện được trong tương lai gần hay không?
Những nhà tư tưởng lớn trong quá khứ không cho chúng ta câu trả lời nào trước câu hỏi đó. Họ đem lại cho ta các nguyên lý tư duy mạch lạc về vấn đề này, nhưng việc chúng ta có giải quyết được nó hay không thì còn tùy thuộc vào thiện chí muốn suy nghĩ mọi chuyện cho rốt ráo và quyết tâm hành động khôn ngoan hơn trong tương lai. Cho dù chúng ta có làm được điều đó hay không thì lời tiên tri của bạn cũng tốt đẹp như của tôi.
(1) Niccolò Machiavelli (1469 - 1527): tác gia, chính khách và lý thuyết gia chính trị người Ý. Tác phẩm chính, The Prince (“quân vương”), và những tác phẩm nhiều ảnh hưởng mà bá đạo khác về thuật trị nước của ông khiến tên ông đồng nghĩa với sự xảo quyệt và lừa dối.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét