Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
SỰ NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 42
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
-Xét
được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng
của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến
tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát
lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người
trở nên vô cùng cao quí. -Nhưng xét trên bình
diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn
nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con
người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn
vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! -Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì: trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc! -Chân lý là đây: Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau! -Như
vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham
và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai, hoặc triệt tiêu hận thù. -Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn? -Và vô cớ tàn sát sinh linh, con người có phải là ác độc nhất trong muôn loài sinh vật!?
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
MISSING PERSON / WW2 METAL DETECTING
chiến tranh thế giới thứ 2 _ mặt trận phía đông
Người lính Liên Xô diệt 52 xe tăng phát xít Đức chỉ trong 8 tuần
Dù thời gian chiến đấu ngắn ngủi, Lavrinenko thể hiện tài năng chiến thuật của mình khi chỉ huy kíp xe diệt 52 xe tăng Đức.
Đội hình tấn công của xe tăng T-34 Liên Xô trong Thế chiến II. Ảnh: War History.
Trong Thế chiến II, quân đội Đức quốc xã phong cho nhiều chỉ huy
xe tăng đẳng cấp "Ách" (Ace) với thành tích hạ trên 100 xe tăng đối
phương. Tuy nhiên, phe Đồng minh cũng có một chỉ huy xe tăng có thành
tích đáng nể khi tiêu diệt 52 xe tăng Đức chỉ trong 2,5 tháng tham
chiến, theo RBTH.
Huyền thoại chỉ huy xe tăng này là Anh hùng Liên Xô Dmitry
Fyodorovich Lavrinenko, người vượt trội các đối thủ về thời gian lập
thành tích, trong khi bản thân ông là xạ thủ trực tiếp chiến đấu chứ
không phải ra lệnh cho xạ thủ như chỉ huy xe tăng Đức.
Lavrinenko sinh ngày 10/9/1914 ở làng Besstrashnava thuộc vùng Krasnodar. Khi phát xít Đức tấn công Liên Xô và đe dọa thủ đô Moskva
vào tháng 9/1941, trung úy Dmitry Lavrienko chỉ huy một trung đội xe
tăng thuộc Lữ đoàn xe tăng số 4 (nay là Lữ đoàn xe tăng Cận vệ số 1),
bảo vệ thủ đô trước một loạt trận giao tranh ác liệt và cam go.
Trung đội của Lavrienko được biên chế xe tăng T-34 hạng trung được sản
xuất từ năm 1940, sử dụng pháo uy lực 76 mm và có thể di chuyển với vận
tốc hơn 56 km/h. T-34 còn sở hữu nhiều tính năng thiết kế tiên tiến thời
đó với lớp giáp dày, đủ sức phá hủy các xe tăng Panzer của Đức, loại xe
chiến đấu bọc thép từng là nỗi kinh hoàng với quân Đồng minh trên chiến
trường.
Ngày 6/10/1941, một nhóm gồm 4 xe tăng do Lavrienko chỉ huy chống lại
hàng chục xe tăng của Quân đoàn Panzer số 2 gần làng Pervy Voin ở vùng
Orlov. Khi đội xe tăng yểm trợ của Lavrinenko đến nơi, những cỗ xe tăng Đức đã gần xóa sổ một đơn vị bộ binh Liên Xô.
Nhờ phát huy tốt yếu tố bất ngờ, Lavrinenko đã chỉ huy 4 xe tăng trong đơn vị tiêu diệt 15 xe tăng Đức, tạo điều kiện cho đơn vị bộ binh rút lui.
Trong một lần khác, những xe tăng dưới sự chỉ huy của Lavrinenko đã giải
cứu một nhóm xạ thủ cối của Hồng quân. "Chúng ta có thể không còn sống
để trở về nhưng phải cứu đại đội cối", trung sĩ Ponomarenko nhớ lại lời
chỉ huy Lavrinenko nói khi đó.
Ngày 5/12, Lavrinenko được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô vì thành
tích diệt 35 xe tăng Đức các loại trong hai tháng liên tục chiến đấu.
Chiến thuật hoàn hảo
Lavrinenko được phong Anh hùng Liên Xô nhờ thành tích chiến đấu xuất sắc của mình. Ảnh: WarThunder.
Sau hai tháng tham chiến, Lavrinenko đã trở thành bậc thầy về chiến
thuật và có thể làm chủ xe tăng T-34, phát huy tối đa sức mạnh của nó để
giành chiến thắng. Dù có sự dũng cảm phi thường, Lavrinenko không chủ
quan và rất thận trọng trong từng quyết định.
Anh cẩn thận nghiên cứu chiến trường trước khi triển khai khí tài cũng
như lợi dụng địa hình để giành lợi thế tối đa trong các trận phục kích.
Trước khi tấn công, Lavrinenko thường cử lực lượng đi trinh sát chiến
trường, lợi dụng cây cối, địa hình để che giấu xe tăng T-34. Những cỗ xe
tăng này bất ngờ xuất hiện ở những nơi địch không ngờ tới để tung đòn
tấn công khiến chúng không kịp trở tay và chịu thiệt hại nặng nề nhất.
"Có lần trung úy Lavrinenko đã bố trí nhiều khúc gỗ thò ra từ bụi rậm,
khiến chúng trông giống như pháo xe tăng và dụ phát xít Đức tập trung
tấn công vào các mục tiêu giả này. Khi địch vào gần, anh cho xe tăng của
mình bất ngờ khai hỏa từ vị trí phục kích, loại bỏ 9 xe tăng, hai khẩu
pháo và nhiều lính Đức", tướng Dmitry Lelyushenko viết trong cuốn "Bình
minh Chiến thắng" xuất bản năm 1966.
Lavrinenko cũng là một xạ thủ bắn tỉa hoàn hảo, anh có thể bắn chính xác
với nhiều loại vũ khí. Kỹ năng này được anh áp dụng trên xe tăng khi có
thể tấn công hiệu quả xe tăng Đức ở tầm xa. Dù vậy, chỉ huy xe tăng
Liên Xô thích áp sát đối phương ở tốc độ cao đến cự ly tầm 150-300 m
trước khi tung đòn tấn công trực diện.
Người chỉ huy xe tăng Liên Xô này không bao giờ hành động theo cảm tính
mà luôn suy nghĩ thấu đáo. Khi Hồng quân Liên Xô phản công trong trận
Moskva, trung đội xe tăng của Lavrienko bất ngờ đột kích diệt một trại
lính Đức ở làng Gryady, mở đường tiến công sang làng Pokrovskaya bên
cạnh. Tuy nhiên, Lavrinenko không thừa cơ truy kích mà cho dừng cuộc tấn
công. Đây là quyết định đúng đắn bởi nếu truy kích, họ sẽ lọt vào bẫy
phục kích của quân Đức và bị chia cắt hoàn toàn với quân chủ lực.
Ngày 18/12/1941, Lavrienko bị trúng mảnh đạn pháo và hy sinh khi chiến
đấu gần Volokolamsk ở vùng Moskva. Trong hai tháng rưỡi tham chiến ngắn
ngủi, Anh hùng Liên Xô này đã diệt 52 xe tăng Đức, thành tích tốt nhất
của phe Đồng minh trong Thế chiến II.
Theo các sử gia, nếu không hy sinh sớm như vậy, Lavrienko nhiều khả năng
có thể đạt thành tích diệt xe tăng địch hơn cả các sĩ quan thiết giáp
tốt nhất của phát xít Đức trong cuộc chiến.
Duy Sơn
"Sai lầm chết người" của Hitler đã phá tan giấc mộng bá chủ TG
Trang Ly |
10
Quên đi nước cờ này cùng sức mạnh nổi tiếng của lực lượng không
quân Hoàng gia Anh, trùm phát xít Hitler phải nhận cái kết cay đắng
trong Trận không chiến ở Anh đầy ác liệt năm 40.
Trận không chiến ở Anh (Battle of Britain) là trận oanh tạc trên không nổi tiếng nhất lịch sử quân sự thế giới.
Nó là chiến dịch quân sự lớn đầu tiên
được thực hiện hoàn toàn bằng lực lượng không quân. Trước đó, chưa bao
giờ có cuộc oanh tạc và đụng độ trên không kéo dài và kinh khủng như
thế.
Cuộc đối đầu dai dẳng giữa Đức Quốc xã và Anh xảy ra từ ngày 10/7 đến 31/10/1940.
Sau 80 ngày chiến đấu quật cường, trận
không chiến ở Anh kết thúc với chiến thắng thuộc về người Anh. Lịch sử
xứ sương mù tôn vinh "Battle of Britain" là huyền thoại sau khi "đè bẹp"
mưu đồ của Hitler.
Hình ảnh tư liệu trong "Battle of Britain".
Âm mưu xâm chiếm toàn Anh trong chiến dịch "Sư tử biển" của phát xít Đức
Tháng 6/1940, quân đội phát xít Đức đã chiếm đóng được hầu hết lãnh thổ Tây Âu cũng như Scandinavia.
Tại thời điểm đó, lực lượng duy nhất còn
cản đường nước Đức trên con đường thống trị châu Âu chính là đế quốc
Anh và liên minh Khối thịnh vượng chung.
Sau nhiều lời đề nghị liên minh bị từ
chối, Adolf Hitler quyết định cử lực lượng Luftwaffe đến tiêu diệt hạm
đội Hoàng gia Anh quốc.
Mưu đồ của trùm phát xít là nhằm mục
tiêu giành lấy ưu thế trên không trước Không quân Hoàng gia Anh, nhất là
đối với lực lượng tiêm kích.
Mục đích sâu xa của chiến dịch là làm
suy yếu sức kháng cự của Anh, mở đường cho cuộc đổ bộ của hải quân và
lính dù Đức trong chiến dịch "Sư tử biển" - một cuộc tổng tấn công vào
phạm vi lãnh thổ nước Anh.
Các phi công thuộc "The Few" của Anh.
Tuy nhiên, mọi chuyện lại xảy ra ngoài dự tính của trùm phát xít.
Tháng 7/1940, phi đoàn Luftwaffe bắt đầu việc phong tỏa kênh đào Anh, ngăn chặn việc vận chuyển hàng hóa tại con kênh huyết mạch này.
Tháng 8 năm đó, chiến dịch
"Eagle Attack" nổ ra và không lực hai bên bắt đầu giao chiến tại miền
Nam nước Anh, nhưng cho đến tuần đầu tháng 9, Luftwaffe vẫn chưa cho
thấy bất cứ dấu hiệu khả quan nào.
Đâu là "nước cờ" sai lầm của Hitler trong "Battle of Britain"?
Trong một nỗ lực tuyệt vọng, quân Đức
chuyển sang chiến dịch đánh bom trải thảm trên nhiều thành phố, một
chiến dịch không những chỉ nhắm đến quân đội Anh và các khu công nghiệp
dân sự, mà còn gây sức ép tinh thần với toàn bộ người dân nước Anh.
Hermann Göring - Chỉ huy trưởng của Luftwaffe.
Sở dĩ "Battle of Britain" được đánh giá là trận không chiến lớn nhất trong lịch sử vì trong trận này, phía Anh điều động 1.963 phi cơ, gồm các loại máy bay tiêm kích và máy bay ném bom, trong khi Đức phái tới 2.550 máy bay các loại cho chiến dịch.
Máy bay thuộc lực lượng Luftwaffe của phát xít Đức.
Chiến dịch rải bom của phát xít Đức bắt đầu từ ngày 7/9, đỉnh điểm là ngày 15/9/1940 khi có 1.500 chiến đấu cơ tham chiến.
Vào ngày Chủ nhật, 15/9/1940, phi đoàn
Luftwaffe tổ chức cuộc tấn công lớn nhất và tập trung toàn bộ lực lượng
của mình vào London với hi vọng tiêu diệt toàn bộ không quân Hoàng gia
Anh.
Ban đầu, Không quân Đức tấn công cả vào những nhà máy sản xuất máy bay và cơ sở hạ tầng trên mặt đất.
Hình ảnh phục dựng trong trận "Battle of Britain".
Cuối cùng họ quay sang các khu vực có ý
nghĩa chính trị để tiến hành chiến thuật ném bom khủng bố, mở cuộc oanh
tạc rầm rộ vào thủ đô và các thành phố lớn của đối phương.
Không quân Phát xít Đức không ngờ họ
phải đối mặt với một đối thủ mạnh nhất về quy mô, khả năng phối hợp cao,
trang bị tốt và hiện đại.
Dù quân Đức ra sức đánh phá dữ dội các
mục tiêu sân bay của Không quân Anh, thì tiêm kích Spitfires và
Hurricanes của Anh đã khống chế thành công các máy bay ném bom của đối
thủ.
Tiêm kích Spitfires của Hoàng gia Anh.
Quân Đức sau đó xoay sở bằng cách đánh bom các thành phố của Anh, đặc biệt là London, nhưng không ghi nhận kết quả tốt hơn.
Theo các chuyên gia quân sự, thêm một
nguyên nhân dẫn đến thất bại ê chề của phát xít Đức đó là không quân
nước này bị nhiễu loạn bởi thời tiết dày đặc sương mù đặc trưng của nước
Anh.
Có thể, Hitler đã quên mất "nước cờ"
thời tiết trong toàn bộ trận chiến với nước Anh này. Và bước đi "sai một
ly, đi một dặm" này đã giáng cho trùm phít xít cùng đội quân Luftwaffe
một thất bại ê chề.
Ý nghĩa lịch sử
Không quân Đức sau cùng phải chịu bó tay
và bỏ cuộc trước sức mạnh chiến đấu của không quân Anh và sức chịu đựng
dũng cảm của nhân dân Anh.
Đức đã không thể hoàn thành được mục
tiêu của mình. Đây là thất bại đầu tiên của quân đội Đức và là một bước
ngoặt quan trọng trong lịch sử Chiến tranh Thế giới thứ 2. Người Anh coi
đây là một chiến thắng mang tính quyết định.
Mặt khác, chiến thắng này còn dẫn đến sự
tiếp tục tham chiến của nước Anh trong trận chiến Đại Tây Dương và vai
trò quan trọng của Anh trong trận Normandie năm 1944.
Chiến thắng này của Anh cũng được xem là một trận phòng không mẫu mực trong thế kỷ 20.
Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill.
Cuộc giao tranh kéo dài gần 3 tháng trên
đã khiến gần 2.000 máy bay của Không quân Đức cùng những phi công được
huấn luyện tốt của họ bị thiệt hại.
Cũng như chấm dứt hy vọng của Hitler
nhằm kết thúc cuộc chiến với phương Tây để tập trung tất cả các lực
lượng chinh phục Liên Xô.
Ngày 15 tháng 9 giờ đây được nước Anh và
toàn bộ nhân loại nhớ đến với trận không chiến lịch sử, một cột mốc
quan trọng trong việc chặn đứng quân đoàn Phát xít trong chiến dịch thôn
tính toàn bộ châu Âu.
Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill, khi
nhắc đến trận chiến này, đã khẳng định rằng: Đây chính là thời khắc mà
những người con nước Anh quyết định vận mệnh lịch sử của toàn bộ nhân
loại.
Sự kiện ít biết trong "Battle of Britain":
- Phía Anh, có khoảng 3.000 phi công
tham gia trận chiến. Đội phi công này được Cựu Thủ tướng Anh Winston
Churchill gọi là "The Few".
Họ không chỉ đến từ Anh mà còn rất nhiều
quốc gia khác trên thế giới, như: New Zealand, Australia, Canada, Nam
Phi, Rhodesia (ngày nay là Zimbabwe), Bỉ, Pháp, Ba Lan và
Czechoslovakia.
*Bài viết tham khảo các nguồn: IWM, Wikipedia, Genk, ĐSPL
Trận đụng độ ác liệt nhất giữa phát xít Đức và quân Anh, Mỹ
Những bức ảnh chưa từng công bố bên trong căn hầm của Hitler
Dân trí Hàng trăm ngàn người đã thiệt mang trong Trận
chiến Berlin, tuy nhiên, cái chết của Hitler và vợ Eva Braun trong căn
hầm kiên cố dưới lòng đất vào ngày 30/4/1945 mới là dấu hiệu thực sự
đánh dấu chấm hết cho phát xít Đức.
Tháng
4/1945, khi quân Nga và phát xít Đức giao chiến ác liệt, giáp lá cà
trên từng tuyến phố để giành kiểm soát thủ đô Đức, thế thắng ngày càng
nghiên về phía quân đồng minh. Không lâu sau cuộc chiến kéo dài 2 tuần
đó, phóng viên ảnh 33 tuổi của tạp chí Life, William Vandivert, đã có
mặt tại hiện trường, ghi lại khung cảnh tàn phá của Berlin, bị mệnh danh
là Thành phố chết khi đó. Hàng trăm ngàn người đã thiệt mang trong Trận
chiến Berlin, tuy nhiên, hai cái chết đặc biệt, của Hitler và người bạn
tri kỷ lâu năm đồng thời là người vợ của trùm phát xít, Eva Braun,
trong căn hầm kiên cố dưới lòng đất vào ngày 30/4/1945, mới là dấu hiệu
thực sự đánh dấu chấm hết cho phát xít Đức.
Dưới đây là những bức hình chưa từng được công bố bên trong căn hầm của trùm phát xít Đức và cảnh đổ nát bên trên nó.
Bức
ảnh chưa từng được công bố chụp con phố chính ở trung tâm Berlin, phố
Oberwallstrasse, nơi diễn ra một số trận giao chiến ác liệt nhất giữa
quân phát xít và quân đội Liên Xô (cũ).
Vandivert là phóng viên phương Tây
đầu tiên được vào căn hầm Führerbunker (Hầm lãnh đạo) của Hitler sau khi
Berlin sụp đổ. Hàng loạt bức ảnh ông chụp về căn hầm và thành phố
Berlin đổ nát đã được xuất bản trên tạp chí Life vào tháng 7/1945.
Hầu hết những bức ảnh dưới đây chưa từng được xuất bản trước đó.
Bức ảnh chụp trung tâm chỉ huy trong Hầm lãnh đạo của Hitler, đã bị đốt một phần khi phát xít Đức rút đi.
Bức
ảnh chưa từng được công bố này không chỉ lột tả được sự hỗn loạn trong
căn hầm của Hitler mà còn chụp được vật dụng khiến người ta nhớ đến chủ
nghĩa gangster và tính tham lam vô độ đặc trưng của Đức quốc xã: bức họa
từ thế kỷ 16 bị cướp từ một bảo tàng ở Milan.
Trong
những dòng chú thích đánh máy gửi tới văn phòng của tạp chí Life tại
New York, “ngay sau khi tới Berlin”, Vandivert miêu tả chuyến thăm căn
hầm dữ dội và chóng vánh của mình rằng: “Những bức ảnh này được chụp
trong bóng tối, với ánh sáng từ ngọn nến, do chỉ có đèn ở trong hai
phòng. Và khi chúng tôi tới đó, thì hoàn toàn không có đèn. Một nhóm nhỏ
gồm 4 người chúng tôi phải chiến đấu lại với phần còn lại của đám đông
cũng xuống hầm khoảng 40 phút sau khi chúng tôi tới”.
Còn
ở đây, Vandivert mô tả khoảng thời gian ngắn ngủi của mình ở nơi Hitler
và vợ Eva Braun kết thúc cuộc đời. “Hình Huss và Knauth nhìn chiếc ghế
sofa nơi Hitler và Eva được cho là tự sát…Phải chụp rất nhanh và hầu như
không thấy thấy gì ở đây”.
Chỉ
có nến để soi đường, các phóng viên chiến tranh đang xem xét chiếc ghế
dính máu (mảng tối trên thành của chiếc ghế sofa) bên trong căn hầm của
Hitler. Vandivert viết chú thích: “Ảnh các phóng viên đang xem xét chiếc
ghế sofa Hitler và Eva đã ngồi tự bắn mình. Đáng chú ý là vệt máu trên
thành ghế nơi Eva bị chảy máu. Bà ta ngồi ở cuối ghế…Hitler ngồi ở giữa
và ngã về phía trước, nên không chảy máu ra sofa. Đây là phòng khách của
Hitler”.
Trong
bức ảnh chưa từng được công bố này của Vandivert, phóng viên chiến
tranh Percy Knauth (trái) của Life, nhìn qua đống đổ nát ở trong rãnh
nông tại khu vườn Chancellery Reich (cách gọi cũ của văn phòng thủ tướng
Đức), nơi thi thể của Hitler và Eva Braun được cho là đã bị đốt sau khi
họ tự sát. Trong ghi chú vắn tắt về cảnh này, Vandivert đã miêu tả
những gì được chứng kiến khi khám phá bên ngoài căn hầm: “Những hộp đựng
thức ăn cho chim trên cành cây bị bẹp rúm…Những hộp thức ăn này được
thấy ở khắp Berchtesgaden (nơi nghỉ trên đỉnh núi của Hitler, trong dãy
Bavarian Alps).”
Một
bức ảnh chưa từng xuất bản chụp mũ của lính SS, với biểu tượng nổi
tiếng hộp sọ "cái chết của đầu" hiếm khi nhìn thấy. Trong tấm hình này,
Vandivert chú thích đơn giản: "chiếc mũ SS bị mốc nằm trong vũng nước
trên sàn phòng khách."
Một chiếc két an toàn trống rỗng, bị phá cạnh chân giường bên trong hầm của Hitler.
Vandivert
viết: “thấy hầu hết mọi tòa nhà nổi tiếng ở Berlin bị đổ nát”. Đây là
bức ảnh chưa từng được công bố chụp từ trên cao các tòa nhà bị dội bom
quanh khu Schöneberg của Berlin. Từ tháng 8 năm 1940 và tháng 3 năm
1945, máy bay ném bom của Mỹ, RAF (Anh), và Liên Xô đã tiến hành 350
cuộc không kích Berlin.
Quân
Đồng minh (Anh, Mỹ, Pháp, và Liên Xô) đã kiểm Berlin sau khi phát
xít Đức đầu hàng tháng 5/1945. Ảnh chụp một lính Mỹ đang đùa chào theo
kiểu của Đức Quốc xã bên trong tòa nhà bị bom dội sập mái Sport
Palace. Đây là nơi Đức Quốc xã tổ chức các cuộc tập hợp chính trị lớn và
nơi Hitler thường xuyên phát biểu.
Trong
bức ảnh chưa bao giờ được công bố này, binh lính Nga và một thường dân
đang cố đẩy bức tượng bằng đồng khổng lồ của Đảng Đức Quốc xã, nằm chắn
lối đi của Reich Chancellery ở Berlin. “Họ đang đưa bức tượng lên xe
tải”.
Một bức ảnh chưa bao giờ được công bố khác.
Một
bức ảnh chưa bao giờ được công bố cho thấy quả địa cầu bị nghiền nát và
bức tượng bán thân của Hitler nằm giữa đống đổ nát bên ngoài toàn nhà
Reich Chancellery.
William
Vandivert làm việc cho Life từ cuối những năm 1930 đến hết năm 1948.
Năm 1947, ông cùng 3 nhiếp ảnh gia khác thành lập hãng ảnh Magnum huyền
thoại (nhưng ông chỉ làm ở hãng có 1 năm). Ông mất năm 1992.
Phan Anh
Theo Life
5 trận hải chiến ác liệt nhất trong lịch sử
Thiết giáp hạm Bismarck, biểu tượng của Hải quân Đức quốc xã chìm sau
cuộc chạm trán ở eo biển Đan Mạch trở thành một trong những trận đánh ác
liệt giữa các chiến hạm võ thép.
Hải chiến Jutland
Khi xảy ra Thế chiến I, Đức tập trung mọi tàu chiến vào hạm đội High
Seas do Đô đốc Reinhard Scheer chỉ huy. Trong khi đó, hạm đội Grand của
Anh do Đô đốc John Jellicoe làm tư lệnh.
Tuần dương hạng nặng HMS Invincible bốc cháy dữ dội sau khi trúng đạn pháo từ tàu chiến Đức. Ảnh: Wikipedia
Theo National Interest, tháng 5/1916, 2 vị chỉ huy hạm đội
lên kế hoạch gài bẫy lẫn nhau với mong muốn tiêu diệt đối phương. Kế
hoạch của Đức là dàn dựng một kế hoạch tấn công vào biển Bắc nhằm thu
hút hạm đội tàu chiến Anh sau đó sẽ sử dụng các tàu ngầm để tiêu diệt.
Trong khi đó, hạm đội Anh với sức mạnh áp đảo cũng muốn nhân cơ hội tiêu
diệt sức mạnh tác chiến của Hải quân Đức. Cả 2 dồn mọi quyết tâm vào
trận hải chiến Jutland, gần Đan Mạch.
Sự xuất hiện của toàn bộ hạm đội Grand khiến Hải quân
Đức rơi vào tình huống nguy hiểm mang tính sống còn. Phía Anh có đến 28
thiết giáp hạm, 9 tuần dương hạm trong khi Đức chỉ có 16 thiết giáp
hạm, 6 tiền thiết giáp và 5 tuần dương hạm. Hải quân Anh đã mắc sai lầm
chiến lược khi để các tàu chiến Đức đột phá vòng vây và thoát khỏi khu
vực. Kết quả mỗi bên tổn thất 4 thiết giáp hạm. Trận Jutland được xem là
một thất vọng
của Hải quân Hoàng gia Anh.
Trận đánh Mers-el-Kebir
Sau khi Pháp đầu hàng phát xít Đức, số phận các tàu chiến của hải quân nước này trở nên không rõ ràng.
Thiết giáp hạm Bretagne phát nổ sau khi trúng đạn từ chiến hạm Anh. Ảnh: Returnofkings
Chúng có thể rơi vào tay phe phát xít. Phần lớn các thiết giáp hạm của
Pháp đang neo đậu ở căn cứ Mers El Kébir, Algeria. Ngày 3/7/1940, Hải
quân Hoàng gia Anh quyết định can thiệp và ra tối hậu thư cho Hải quân
Pháp, gia nhập phe Đồng minh hoặc tự giải giáp vũ khí, đánh đắm tàu
chiến.
Trong khi các sĩ quan chỉ huy Hải quân Pháp còn đang tranh luận về
tương lai thì Hải quân Anh nổ súng. Kết quả cuộc hải chiến bất ngờ khiến
1 thiết giáp hạm Pháp bị đánh chìm, 2 hỏng nặng, 3 tàu khu trục hư hại,
1.297 thủy thủ thiệt mạng.
Chạm trán ở Calabria
Những năm Thế chiến II, các trận hải chiến ở Địa Trung Hải chủ yếu
nhằm bảo vệ đoàn tàu buôn đi qua khu vực. Ngày 9/7/1940, lực lượng đặc
nhiệm Hải quân Italy gồm 2 thiết giáp hạm, 6 tuần dương hạm hạng nặng, 8
tuần dương hạng nhẹ, 16 tàu khu trục bất ngờ chạm trán đoàn hộ tống của
Hải quân Hoàng gia Anh ở khu vực Calabria, gần Italy.
Chiến hạm Italy nhả đạn trong cuộc chạm trán với Hải quân Hoàng gia Anh. Ảnh: Wikipedia
Lực lượng phía Anh gồm: 1 tàu sân bay, 3 thiết giáp hạm, 5 tuần dương
hạng nhẹ và 16 tàu khu trục. Các thiết giáp hạm của Anh có lợi thế về
hỏa lực tấn công dồn dập vào tàu chiến đối phương. Chiến hạm Italy cũng
đáp trả ác liệt. 2 bên đều tuyên bố chiến thắng.
Hải chiến ở eo biển Đan Mạch
Khi Hải quân Đức đưa thiết giáp hạm Bismarck vào sử dụng năm 1940, nó
trở thành chiến hạm lớn nhất thế giới. Ngày 21/5/1941, siêu hạm lớn nhất
của Đức cùng tuần dương hạng nặng Prinz Eugen rời Na Uy trong nhiệm vụ
tiêu diệt đội tàu buôn của phe Đồng minh ở Đại Tây Dương.
Siêu hạm lớn nhất của Đức tấn công dữ dội vào thiết giáp hạm lớn nhất của Hải quân Hoàng gia Anh. Ảnh: Navasource
Hải quân Hoàng gia Anh điều động 2 thiết giáp hạm hạng nặng và 4 tàu
khu trục nhằm ngăn chặn ý đồ của Đức. Các chiến hạm 2 bên gặp nhau ở eo
biển Đan Mạch. Thiết giáp hạm Bismarck nhanh chóng chứng tỏ uy lực của
chiến hạm lớn nhất thế giới khi đánh chìm chiến hạm HMS Hood (từng là
thiết giáp hạm lớn nhất thế giới).
Chiến hạm của Đức tiếp tục quay sang đấu pháo ác liệt với thiết giáp
hạm HMS Prince of Wales có kích thước và tải trọng tương đương với
Bismarck. 2 siêu chiến hạm đều hư hại sau cuộc chiến ác liệt. Chiến hạm
Anh buộc phải quay về căn cứ để sửa chữa trong khi siêu hạm của Đức bị
rò rỉ nhiên liệu buộc phải từ bỏ nhiệm vụ. Hải quân Anh quyết định báo
thù cho chiến hạm Hood bằng cách gửi lực lượng truy đuổi chiến hạm Đức.
Biểu tượng sức mạnh Hải quân Quốc xã bị đánh chìm vào ngày 27/5/1941.
Trận đánh Guadalcanal
Ngày 13/11/1942, lực lượng đặc nhiệm Hải quân Đế quốc Nhật Bản gồm 2
thiết giáp hạm cố gắng tấn công phi trường Henderson, nằm trên đảo
Guadalcanal. Nhóm tàu tuần dương và khu trục của Hải quân Mỹ trong khu
vực nhanh chóng tấn công đáp trả gây hư hại cho chiến hạm Nhật.
Thiết giáp hạm USS Washington pháo kích dữ dội vào tàu chiến Nhật đêm 12/11/1942. Ảnh: 2today
Tối 14/11, lực lượng Nhật cố gắng tổ chức tấn công một lần nữa, nhưng
sự xuất hiện của 2 thiết giáp hạm phía Hải quân Mỹ khiến nỗ lực của Nhật
bị phá sản. 2 thiết giáp hạm, 1 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục bị đánh
chìm, phía Mỹ tổn thất 2 tuần dương hạng nhẹ và 3 tàu khu trục.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét