Thứ Hai, 8 tháng 10, 2018

CÁC BẬC NHÂN TÀI KHOA HỌC 36

(ĐC sưu tầm trên NET)
106

Frederic_Joliot-Curie_1421.jpg

GS Frédéric Joliot-Curie, cha đẻ ngành năng lượng hạt nhân và lãnh đạo cộng sản

Đăng lúc: Thứ ba - 02/12/2014 09:26 - Người đăng bài viết: Cộng tác viên

Nhiều người biết tiếng GS Frédéric Joliot-Curie là người sáng chế năng lượng hạt nhân. Nhưng ít người biết rằng ông là một lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng Sản Pháp. Hầu như không ai biết rằng ông đã là thày học của GS Ngụy Như Kontum.

GS Frédéric Joliot-Curie, cha đẻ ngành năng lượng hạt nhân và lãnh đạo cộng sản
Bài này trình bầy tại sao GS Frédéric Joliot-Curie là thần tượng của chúng tôi khi còn là sinh viên kỹ sư.
1. Hoạt động khoa học
Jean- Frédéric Joliot sinh năm 1900 trong một gia đình sáu anh em. Từ lúc bé Jean Frédéric đã ham mê khoa vào L'école de physique et de chimie industrielles de la ville de Paris học, đặc biệt môn hóa học. Năm 20 tuổi ông đỗ (EPCI, Trường Vật lý và Hóa học Công nghiệp Thành phố Paris). Trường kỹ sư này nổi tiếng là lò luyện giải Nobel khoa học của nước Pháp (Pierre và Marie Curie, Frédéric và Irène Joliot-Curie, Georges Charpak, Pierre Gilles de Gennes).
Sau khi tốt nghiệp thủ khoa EPCI, ông làm thực tập một thời gian ngắn cho một nhà máy luyện kim ở Luxemburg.
Năm 1925, sau thời gian quân dịch, GS Paul Langevin giới thiệu ông vào làm điều chế viên cho bà Marie Curie ở Institut du Radium (Viện Radium). Trong viện, ông làm việc chung với một đồng nghiệp tên là Irène, điều chế viên và cũng là con gái của Marie Curie. Cả hai dùng hạt nhân của polonium, một nguyên tử do Marie Curie đã khám phá khi còn trẻ (Xem bài "Chất Phóng Xạ Polonium" đăng trên trạm Vietsciences.org), để nghiên cứu những tia phóng xạ. Hai người thân thiện với nhau và, năm 1926, quyết định cưới nhau. Hai vợ chồng sinh được hai đứa con, cả hai sau này đều là các nhà khoa học lỗi lạc. Jean Frédéric gắn thêm tên Curie vào tên họ của mình và, từ đó, được biết tiếng là Frédéric Joliot-Curie.
Năm 1930, Frédéric trình luận án tiến sĩ và được bổ làm phụ giáo ở Đại học Khoa học Paris rồi, năm 1935, được thăng giáo viên. Irène cũng theo con đường khoa cử như chồng : tiến sĩ năm 1925, nghiên cứu viên của Institut du Radium năm 1932. Hai vợ chồng hợp tác trên những đề tài nghiên cứu như là : kết cấu của nguyên tử, phát hiện neutron, điện tử dương, photon năng lượng cao,...
Cũng như Pierre và Marie Curie, Frédéric và Irène được chung giải thưởng Nobel hóa học năm 1935. Giải này thưởng khám phá phóng xạ nhân tạo của họ.
Năm 1937, Frédéric được bổ làm giáo sư ở Collège de France (trung tâm nghiên cứu quy tụ những nghiên cứu sư kỳ cựu nhất của nước Pháp) và Irène được bổ thay chồng làm giáo sư Đại học Khoa học Paris.
Trào lưu thời đó là tìm kiếm để phát hiện những hạt nhân mới nặng hơn hạt nhân uranium (transuranian, siêu uranium) và những tương tác của chúng với những hạt nhỏ alpha, bêta, electron và neutron.
Cuối năm 1938, Otto Hahn và Lise Meitner khám phá phản ứng phân hạch. Họ nhận thấy khi dùng một neutron để phân hạch hạt nhân uranium thì sinh ra một lượng năng lượng rất lớn so với động năng của neutron dùng để đập vỡ nó. Lise Meitner và Otto Frisch nêu giả thuyết lượng năng lượng đó là năng lượng liên kết (binding energy) những hạt cơ bản cấu tạo hạt nhân uranium.
Đầu năm 1939, mặc dù chưa biết đến giả thuyết Meitner- Frisch, Frédéric Joliot-Curie chứng minh hiện thực những phản ứng phân hạch và năng lượng sinh ra khi phản ứng đó xẩy ra. Ông và học trò của ông, Hans Von Halban và Lew Kowarski, nêu giả thuyết và chứng minh hiện thực dây chuyền phản ứng phân hạch uranium. Ông nhờ một đồng nghiệp, Francis Perrin, tính hộ những điều kiện để chuỗi phản ứng hạt nhân có thể duy trì được.
Nhận thấy tầm quan trọng công nghiệp và quân sự của phản ứng dây chuyền, Joliot-Curie cùng với Von Halban, Kowarski và Perrin, nhân danh CNRS (Caisse Nationale de la Recherche Scientifique, Quỹ Quốc gia Nghiên cứu Khoa học), đăng ký xin cấp bằng sáng chế về những áp dụng phản ứng dây chuyền hạt nhân. Để tránh quốc xã Đức có thể lợi dụng sáng chế để sản xuất vũ khí hạt nhân Frédéric Joliot-Curie yêu cầu CNRS vơ mua tàng trữ tất cả những nguồn uranium và nước nặng có thể mua được trên thế giới.
Nhóm nghiên cứu này làm việc cật lực cho tới vài ngày trước khi Pháp thua trận. Hai tuần trước khi Paris thất thủ, nhóm nghiên cứu vẫn còn đăng ký xin cấp thêm hai bằng sáng chế. Nhưng Bộ Chiến tranh Pháp không cho công bố hồ sơ xin cấp văn bằng để không cho địch biết đến.
Trước bước tiến của quân đội Đức, Frédéric Joliot-Curie tổ chức sơ tán đội nghiên cứu, nhờ học trò ông mang ra nước ngoài những hồ sơ nghiên cứu và vật liệu phóng xạ có thể mang theo được, chôn giấu những vật liệu và thiết bị quá nặng hay quá cồng kềnh. Sau khi lo cho học trò của mình tị nạn sang Anh, ông ở lại Bordeaux chăm sóc Irène đang bị bệnh rồi trở về Paris để bảo vệ nhân viên và thiết bị nghiên cứu vẫn còn bị kẹt ở Collège de France.
Chính quyền quân sự Đức cho phép ông tiếp tục những công trình nghiên cứu không liên quan đến quân khí và ủy nhiệm Wolfgang Gentner theo giõi mọi hoạt động khoa học của ông. Trước chiến tranh, Gentner là một nghiên cứu sinh vật lý sang Pháp thực tập ở Institut du Radium. Vị sĩ quan này kính nể thày cũ Joliot-Curie, giúp thày xin những đặc ân để cho cộng sự viên của thày sống đỡ thiếu thốn và lờ qua những hoạt động kháng chiến kín đáo chống Đức của thày.
Ngày 20 tháng tám 1944, khi nhân dân Paris nổi dậy đánh đuổi quân Đức, Frédéric Joliot-Curie được bổ làm giám đốc CNRS. Ông bắt tay ngay vào việc tổ chức lại cơ quan này, hội tụ học đồng nghiệp và trò cũ của mình và đặt nền móng để hồi phục ngành vật lý hạt nhân cho nước Pháp
 fre12
Bữa tiệc tại Institut du Radium nhân dịp vợ chồng Joliot nhận giải Nobel hóa học năm 1935 ©ACJC
fre13
Ủy hội Năng lượng Nguyên tử  CEA năm 1946
Từ trái qua phải, ngồi: : Pierre Auger, Irène Joliot-Curie, Frédéric Joliot-Curie, Francis Perrin, Lew Kowarski ; đứng : Bertrand Goldschmidt, Pierre Biquard, Léon Deniwelle, Jean Langevin. ©ACJC
Ngày 18 tháng mười năm đó, tướng De Gaulle ký sắc lệnh thành lập le Commissariat à l'Energie Atomique (CEA, Ủy hội Năng lượng Nguyên tử). Năm 1946, ông phong Frédéric Joliot-Curie làm Cao ủy Năng lượng Nguyên tử và một số vị khác làm Ủy viên, trong đó có Irène Curie. Cùng lúc, Irène cũng được bổ làm giám đốc Institut du Radium.
Đội khoa học này xây lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của nước Pháp gọi là Pile Zoe ((Z: zéro, O: oxyde uranium, E: eau lourde nước nặng. Vàothời đó người ta gọi những bộ phận sinh ra năng lượng hạt nhân là pin nguyên tử). Cùng lúc đó họ xây dựng Trung tâm Nghiên cứu Hạt Nhân Saclay, khởi động dự án xây dựng trường Đaị học Khoa học Orsay và một số trung tâm nghiên cứu khác.
Vì là đảng viên cộng sản, năm 1950, Frédéric Joliot-Curie bị cách chức Cao ủy Năng lượng Nguyên tử. Irène cũng mất chức Ủy viên vài tháng sau. Hai vợ chồng trỏ lại với cái ghế giáo sư của mình: Frédéric ở Collège de France và Irène ở Đại học Khoa học Paris.
Irène tiếp tục vận động xây dựng Trung tâm Vật lý Hạt nhân ở Orsay. Nhưng bà mất năm 1956 trước khi hòan thành dự án đó.
Cùng lúc giữ ghế giáo sư ở Collège de France, Frédéric Joliot-Curie thừa hưởng ghế giáo sư của vợ ở Đại học Khoa học Paris. Ông tiếp tục nghiên cứu, giảng dạy và khai triển dự án Trung tâm Vật lý Hạt nhân Orsay của vợ cho đến năm 1958 thì mất, hượng thọ 58 tuổi.
2. Hoạt động chính trị
Ngoài nghiên cứu khoa học, giòng họ Joliot và Curie cũng có truyền thống đấu tranh cho xã hội chủ nghĩa.
Cha của Frédéric là cựu nghĩa quân Công xã Paris và mẹ là chiến sĩ tranh đấu thiết lập nền cộng hòa dưới triều hoàng đế Napoleon Đệ tam. Bà Marie Curie là một chiến sĩ giải phóng phụ nữ.
Năm 1934, trước nguy cơ phát xít hóa, Frédéric tham gia vào Ủy ban Cảnh giác Những Trí thức Chống Phát xít (Comite de Vigilance des Intellectuels Antifacistes) Cả hai vợ chồng gia nhập Đảng Xã hội Pháp và Hội Nhân quyền.
Theo gương mẹ, Irène tham gia những phong trào giải phóng phụ nữ. Bà là thành viên Ủy ban Trung ương UFF (Union des Femmes Françaises, Liên hiệp Phụ nữ Pháp). Năm 1936, bà nhận làm thứ trưởng phụ trách nghiên cứu khoa học trong chính phủ Mặt trận Bình dân.
Sự tòng quân chính trị đó đã làm gia đình Joliot-Curie gặp nhiều khó khăn trong đời nghề khi Pháp bị quân đội Đức chiếm đóng và sau Đệ nhị Thế chiến.
Trong thời kỳ Pháp bị chiếm đóng, Irène viện cớ bị bệnh không tham gia cộng tác với Đức. Frédéric thì ban ngày tiếp tục nghiên cứu khoa học và ban đêm tham gia hoạt động kháng chiến. Cùng với Wolfgang Gentner, ông dùng uy tín cá nhân để xin trả tự do cho Paul Langevin bị bắt vì hành vi kháng lại chính quyền chiếm đóng. Ông bị bắt thẩm tra nhiều lần, nhưng nhờ Gentner can thiệp, lần nào ông cũng được thả ra. Rút cục, ông gửi vợ và hai đứa con sang ẩn náu bên Thụy Sĩ rồi rút vào hoạt động bí mật với nhóm kháng chiến Front National (Mặt trận Quốc gia) của Đảng Cộng sản Pháp. Nhân dịp đó, ông xin và được kết nạp vào đảng chính trị này.
Trong số quân nhân đầu tiên theo tướng Leclerc vào giải phóng Paris có một số sĩ quan Mỹ đi theo với nhiệm vụ bắt cóc những nhà khoa học Đức vẫn còn có mặt ở Pháp và cướp những tài liệu nghiên cứu. Khi họ phỏng vấn Frédéric Joliot-Curie thì ông trả lời ấm ớ nhất quyết không tố giác đồng nghiệp của mình và không truyền tài liệu nghiên cứu cho họ.
Sau khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki thì nhiều người trong giới khoa học thế giới kêu gọi chống vũ khí hạt nhân. Cùng với một số đồng nghiệp, Frédéric Joliot-Curie thành lập Conseil Mondial de la Paix (Hội đồng Hòa bình Thế giới) và giữ chức chủ tịch từ 1949 cho tới 1958, năm ông mất. Ông là trong số những nhà khoa học đầu tiên ký trên Kêu Gọi Stockholm đòi cấm bom nguyên tử (Stockholm Appeal, năm 1950) và Tuyên ngôn Russell Einstein cảnh báo rủi ro của vũ khí hạt nhân và kêu gọi giải quyết hòa bình những tranh chấp quốc tế (Russell–Einstein Manifesto, năm 1955). Cho tới khi ông mất, ông tham gia vào tất cả các Hội nghị Pugwash về Khoa học và các Vấn đề Thế giới (Pugwash Conferences on Science and World Affairs).
Tham gia một đảng chính trị khuynh tả là xu hướng của giới khoa học Pháp. Người thì theo Đảng Xã hội, người theo Đảng Cộng sản. Nhưng phần đông lấy thể đảng viên và trả niên liễm cho có lệ thôi. Chỉ có Frédéric Joliot-Curie là được bầu vào Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Pháp năm 1956 và chủ tọa những phong trào của Đảng đòi hòa bình chống vũ khí hạt nhân.
Ngay sau Đệ nhị Thế chiến, Hoa Kỳ là nước duy nhất có bom nguyên tử và chiến tranh lạnh đã bắt đầu. Thời đó, kêu gọi chống vũ khí hạt nhân là bị Hoa Kỳ coi là thân Liên Sô. Frédéric Joliot-Curie tham gia tất cả những phong trào chống vũ khí đòi hòa bình, lại là đảng viên ở cấp lãnh đạo của Đảng Cộng sản nên bị coi là thù nghịch. Người Mỹ cũng nhớ ông đã không hợp tác trong việc đuỏi truy bắt những nhà khoa học Đức sau Đệ nhị Thế chiến.
Hồi đó Pháp là nước chư hầu của Hoa kỳ nên chính phủ Pháp yêu cầu Frédéric Joliot-Curie rút ra khỏi Đảng Cộng sản. Ông không nhượng bộ và hai vợ chồng bị loại ra khỏi những kế hoạch công nghiệp và quân sự liên quan đến năng lượng hạt nhân.
Hoa Kỳ còn có một lý do khác để loại Frédéric Joliot-Curie. Đó là lý do tài chính.
Theo Công ước Paris về sở hữu công nghiệp thì một bằng sáng chế cho phép người sáng chế độc quyền khai thác sáng chế của mình trong một thời hạn từ 15 đến 20 năm, tùy quốc gia. Ở Pháp, thời hạn đó là 20 năm tính từ ngày đăng ký xin cấp bằng sáng chế. Đội nghiên cứu do Frédéric Joliot-Curie dẫn đầu đã đăng ký những sáng chế trong những năm 1939 và 1940. Vậy, theo luật của Pháp thì CNRS, sở hữu chủ những sáng chế đó, có độc quyền khai thác sáng chế từ 1939/1940 đến 1959/1960. Dựa trên số lò hơi hạt nhân và số bom nguyên tử sản xuất trong hai chục năm đó thì Hoa Kỳ đáng lý ra phải trả cho CNRS một số tiền mua quyền sử dụng sáng chế khổng lồ tính bằng chục tỷ đô-la.
Nhưng, ở Hoa Kỳ, thời hạn độc quyền khai thác 20 năm tính từ ngày công bố sáng chế. Như viết ở trên, đơn xin cấp những bằng sáng chế của đội nghiên cứu Joliot-Curie bị Bộ Chiến tranh Pháp niêm phong, nghĩa là không cho công bố. Dựa vào những lý lẽ đó, Hoa Kỳ không thừa nhận quyền sở hữu công nghiệp của CNRS Pháp.
Để sau này có thể tiếp tục bảo vệ lập trường đó, khi học trò của Frédéric Joliot-Curie chạy sang Mỹ, các nhà khoa học Mỹ phỏng vấn họ về nghiên cứu hạt nhân của Pháp rồi đuổi họ sang Canada. Viện cớ chính phủ Pétain hợp tác với Đức và Frédéric Joliot-Curie vẫn còn ở Pháp, Hoa Kỳ không cho họ tham gia vào Kế hoạch Manhattan nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử.
Vào những năm sau Đệ nhị Thế chiến, Pháp hưởng viện trợ ODA của Kế hoạch Marshall (tên chính thức là European Recovery Program, Chương trình Khôi phục Âu châu) lại đang muốn xin Mỹ giúp khí giới để tiếp tục chiến tranh ở Đông Dương nên không dám kiện Hoa Kỳ.
Những tổ chức gia đình Joliot-Curie tham gia hay do Frédéric chủ tọa đã có những tác động tích cực mà mọi người đều biết.
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc theo phe thành lập Đảng Cộng sản vị phe này ủng hộ đòi hỏi độc lập của các nước thuộc địa. Năm 1933, Chi hội Anh của Hội Nhân quyền đã thành công đòi chính quyền Anh trả tự do cho ông khi ông bị bắt ở Hong Kong. Năm 1936, Mặt trận Bình dân đã phóng thích tù nhân chính trị ở Đông Dương. Khi chúng ta kháng chiến chống Pháp Đảng Cộng sản Pháp và Hội đồng Hòa bình Thế giới đã tìm đủ mọi cách để cản trở việc gửi vũ khí va đạn dược sang Đông Dương. Khi chúng ta kháng chiến chống Mỹ thì hai tổ chức này cũng đã vận động ủng hộ chúng ta về chính trị cũng như về vật chất.
Vào thập niên 1930, ý đồ các trí thức khuynh tả Pháp là đào tạo trí thức An Nam (tên họ gọi người Việt hồi đó) để Việt Nam có người lãnh đạo khi Pháp trao trả độc lập.
Khi sinh viên Ngụy Như Kontum hỏi ý kiến Frédéric Joliot-Curie về việc tiếp tục học ở Pháp thì được ông khuyên nên về nước như sau : "nước anh cần tới anh nhiều hơn là nước Pháp" (votre pays aura davantage besoin de vous que la France). Năm 1937, theo lời thày, sinh viên Kontum về nước, tham gia kháng chiến chống Pháp, làm giáo sư vật lý và được bổ làm hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp liên tục từ khi trường được thành lập năm 1956 cho đến 1982, năm cụ về hưu.
Dân tộc ta thường quý trọng những người có tài và có đức. Cụ Hồ Chí Minh gọi là hồng và chuyên. Hai vợ chồng Frédéric và Irène Joliot-Curie rất hồng và rất chuyên.
Chú thích :
Để kiếm tra và bổ túc thông tin chúng tôi đã dùng sách của Pierre Radvanyi : "Les Curie, Pionniers de l'atome", Belin, 2005.
GS Radvanyi là học trò của Frédéric Joliot-Curie.
Về chuyện Frédéric Joliot-Curie khuyên Ngụy Như Kontum về nước chúng tôi đọc trong sách của Trịnh Văn Thảo : "Les compagnons de route de Hô Chi Minh", Karthala, 2004.
Vietsicences


"Gia đình Nobel", gia đình huyền thoại

  • 1 2 3 4 5
Bước vào đợt trao giải thưởng Nobel năm 2005, xin trân trọng giới thiệu một gia đình nổi bật nhất trong lịch sử của giải thưởng danh giá này qua bài viết của tác giả Trần Thanh Minh.
Chưa có một gia đình nào như gia đình Curie giữ nhiều kỷ lục về giải Nobel. Danh giá đến vậy: Năm cá nhân. Hai đôi vợ chồng. Một phụ nữ với “cú đúp” (hai lần nhận giải Nobel)

Vợ chồng nhà bác học Marie Curie và Pierre Curie
Sự kiện này, theo tôn chỉ của giải Nobel, phản ảnh rõ rệt sự tỏa sáng của nhiều ý tưởng siêu việt nhất, sự cống hiến lớn lao nhất của một gia đình cho sự phát triển của nền văn minh nhân loại, cho hạnh phúc con người. Pierre Curie và Marie Curie, Irène Curie và Frederic Joliot Curie, những tên tuổi ấy đã rực sáng trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 20, giai đoạn được xem như buổi bình minh của thời đại hạt nhân nguyên tử ngày nay. Họ đã tạo ra những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự ra đời những ngành khoa học mới hết sức quan trọng, vừa mang tính khoa học sâu sắc, vừa có tính ứng dụng rộng rãi trong nhiều mặt của đời sống.

SỰ TIẾP NỐI CỦA TÀI NĂNG VÀ NHÂN CÁCH
Nếu vinh quang lớn nhất trong thiên chức Người Mẹ là sinh thành, giáo dưỡng con cái, tiếp tục và nâng nghiệp nhà lên tầm cao mới, bà Marie Curie là một Người Mẹ như vậy. Con gái Irène Joliot Curie và con rể Frederic Joliot Curie đã tiếp nối xuất sắc tài năng, nhân cách và sự nghiệp của thế hệ trước, bằng những phát minh tầm cỡ, những hoạt động xã hội vô cùng phong phú.

Giải Nobel mới, cống hiến mới, thế hệ mới

Phát minh khoa học đầu tiên và để lại dấu ấn sâu xa nhất của Frederic và Irène Joliot Curie là tạo thành các đồng vị phóng xạ không có trong tự nhiên. Joliot và Irène đã tiến hành một loạt thí nghiệm với những ý tưởng độc đáo và mới mẻ: dùng chùm hạt ion Hêli của máy gia tốc bắn vào những tấm bia làm bằng những chất như Boron (Bo), Nhôm (Al) và Manhê (Mg). Các nhà khoa học của thế hệ tiếp nối này đã tạo ra các đồng vị phóng xạ chưa hề biết, đó là Nitơ (N-13), Phôtpho (P-30) và Nhôm (Al-28).

Nhý vậy, với phát minh của Joliot và Irène, lần đầu tiên con người đã chế tạo ra được những nguyên tử hay đồng vị nhân tạo. Phát minh đó tạo tiền đề chế tạo nhiều đồng vị phóng xạ nhân tạo khác nhau, thậm chí có thể chế ra được cả vàng bạc như mơ ước của các nhà luyện đan cổ xưa. Nhiều đồng vị phóng xạ nhân tạo thích hợp có thể đóng vai trò những "thám tử" theo dõi và điều khiển các qui trình công nghệ, tìm hiểu sự trao đổi chất trong cơ thể sống của động thực vật v.v....

Vậy là, tài năng nối tiếp tài năng, sau khi bố mẹ phát hiện ra các nguyên tố phóng xạ tự nhiên, con cái nhà Curie lại chế tạo được các đồng vị phóng xạ nhân tạo. Hai thế hệ nhà Curie quả đã "tung hoành" suốt ba thập kỷ, khám phá hầu hết những hiện tượng mới, khái niệm mới và rất căn bản, mở ra nhiều bí ẩn trong thế giới vật chất, phát hiện những hiện tượng và quy luật tự nhiên kỳ thú với những những khái niệm trước đó chưa hề biết, như: tia bức xạ, sự phóng xạ, phóng xạ tự nhiên và phóng xạ nhân tạo, phản ứng hạt nhân v.v...Họ giải quyết khá hài hoà trọn vẹn những câu hỏi hấp dẫn nhất để bước vào kỷ nguyên khai thác năng lượng hạt nhân nguyên tử.

Điều đặc biệt là những phát minh của cả gia đình Curie, từ Pierre và Marie đến Frederic và Irène, về tia phóng xạ và chất phóng xạ, đã mở đường cho sự ra đời của các hướng mới về khoa học ứng dụng. Ngoài y học phóng xạ là công nghệ chiếu xạ, nông sinh học phóng xạ, an toàn bức xạ v.v... Cùng với điện nguyên tử, những ứng dụng kỹ thuật hạt nhân đó có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến số phận của bao con người. Chúng thiết thực và phổ cập đến mức, ngày nay có thể nhìn thấy được ở nhiều nơi quanh chúng ta. Một phòng khám chữa bệnh hiểm nghèo với những những chiếc kim Radium và nguồn phóng xạ Côban. Giàn khoan dầu khí với máy thăm dò karôta phóng xạ. Trạm kiểm tra chất lượng công trình bằng thiết bị kiểm tra không hủy thể dùng tia bức xạ gamma. Phòng thí nghiệm lai tạo giống mới dùng nguồn phóng xạ để gây đột biến. Một hệ tự động điều khiển dây chuyền sản xuất sử dụng tia bêta hoặc gamma. Một phòng nghiên cứu sinh học phóng xạ phục vụ nhu cầu tăng năng suất vật nuôi và cây trồng, v.v...

Tiếp nối con đường của bậc sinh thành, hai nhà khoa học, đôi vợ chồng danh tiếng Frederic Joliot và Irène Joliot Curie thật xứng danh "hổ phụ sinh hổ tử". Cống hiến cho nhân loại một phát minh lớn lao, "Sự tạo thành các nguyên tố phóng xạ mới (chất phóng xạ nhân tạo)", họ xứng đáng được tôn vinh cao nhất về mặt khoa học, xứng đáng với giải Nobel về Hoá Học của năm 1935.

Như vậy, trong lịch sử giải Nobel có 4 đôi vợ chồng cùng được giải Nobel, gia đình Curie đã chiếm 2 suất. Riêng Frederic Joliot Curie còn là nhà Nobel trẻ nhất trong lịch sử giải Nobel Hóa học, ở tuổi 35.

Hai nhà khoa học, hai chiến sĩ, một cuộc đời chung

Frederic và Irène Joliot Curie, dù tính cách và xuất thân khác nhau; người khuê các lặng lẽ và người sôi nổi hoạt bát, người sinh ra trong chiếc nôi trí tuệ danh giá và người tự thân vươn lên, nhưng hai con người cân sắc cân tài này suốt đời gắn khắng khít với nhau, bổ sung cho nhau và tạo nên một đôi bạn đời tài ba vẹn toàn, hai người đồng nghiệp luôn có nhau trong mỗi thành công về khoa học, hai người đồng chí trên mọi hoạt động xã hội, chính trị với nhân cách cao cả và bầu nhiệt huyết sục sôi.

Cùng gắn bó với công cuộc đào tạo đại học, Giáo sư Frederic Joliot Curie của Đại học Paris từng chỉ huy xây dựng những máy gia tốc mới nhất châu Âu, trong lúc nữ giáo sư Irène Joliot Curie ở Đại học Orsay lại hướng dẫn xây dựng Phòng Thí nghiệm Vật lý, nay vẫn nổi tiếng là chiếc nôi đào tạo tài năng.

Cùng say sưa với nghiệp nghiên cứu khoa học, tấm bằng phát minh đồng vị phóng xạ nhân tạo và giải Nobel hóa học 1935 là kết quả tuyệt vời của sự kết hợp giữa hai nhà khoa học lớn này.

Không dừng ở đó, Irène tiếp tục sát cánh Frederic, độc lập với nhiều nhóm khoa học nổi tiếng cùng thời, như Fermi ở Rome, Hahn ở Berlin v.v..., lập lại thí nghiệm về phản ứng hạt nhân của mình. Tất cả họ cùng bất ngờ tạo ra được phản ứng phân hạch hạt nhân. Tức là phản ứng phá vỡ hạt nhân Uranium thành hai mảnh, bằng chùm "đạn" nơtron, và điều đặc biệt - một năng lượng lớn được giải phóng. Sự kiện này đã mở ra cuộc cách mạng về năng lượng trong thế kỷ 20 với sự ra đời của ngành điện hạt nhân nguyên tử, đồng thời dẫn đến một bước đột biến về tổng quan quân sự trên thế giới với sự xuất hiện của loại vũ khí hủy diệt kinh khủng mới.

Dựa vào kết quả đó, bản thân Frederic Joliot Curie, tháng 10/1939 đã thiết kế về nguyên tắc một lò phản ứng hạt nhân. Nhưng Thế chiến II đã nổ ra. Bên kia Đại Tây dương, trong sân bóng của Đại học Columbia (Mỹ), Fermi và các đồng sự được yên bình xây một lò phản ứng. Bên này, ngược lại, bản thiết kế cùng hoài bão của Joliot được dán kín trong phong bì, nằm im trong hồ sõ tối mật của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Tác giả của nó cũng từ giã phòng thí nghiệm bước vào cuộc kháng chiến cứu nước, sẵn sàng nhận bất kỳ công việc nào. Khi thì trong vai một người "giữ kho" luôn mang bên mình những tài liệu bí mật quan trọng và những bình nước nặng quý giá để khỏi rơi vào tay quân đội Đức. Lúc khác lại như một kỹ sư quân giới, tham gia chế tạo thuốc nổ. Ông còn được giao nhiệm vụ là Tư lệnh quân đoàn hay Chủ tịch của tổ chức kháng chiến "Mặt trận Quốc gia".

Mãi ngót 10 năm sau, khi chiến tranh kết thúc, ước mơ của Frederic Joliot Curie mới trở thành hiện thực. Lò phản ứng đầu tiên của nước Pháp được xây dựng (1948) theo thiết kế và chỉ đạo trực tiếp của ông.

Nước Pháp từng giành cho cả hai nhà khoa học xuất sắc sự tin cậy rất cao. Bà được trao chức Bộ trưởng phụ trách khoa học trong chính phủ bình dân (1936) và là người đầu tiên thành lập Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia (CNRS) của nước Pháp. Ông được giao (1945) tổ chức Ủy ban Năng lượng Nguyên tử (CEA) và trực tiếp điều hành nó trong chức vụ Cao uỷ đầu tiên với hàm Bộ trưởng, còn bà là một thành viên của ban lãnh đạo CEA này. Đổi lại, Frederic kiêm luôn Giám đốc trung tâm nghiên cứu lớn nhất nước Pháp CNRS do vợ mình đã gây dựng khi còn là Bộ trưởng khoa học.

Rồi bi kịch đến với ông bà Joliot Curie. Bi kịch cá nhân này cũng là bi kịch chung của lịch sử thế giới trong thế kỷ 20. Cả hai người cùng bất ngờ, lần lượt rời cơ quan quan trọng CEA (1950) với quyết định miễn nhiệm không nêu lý do. Dĩ nhiên ai cũng hiểu, trong thời kỳ chiến tranh lạnh ấy ông bà không thể tiếp tục sứ mệnh khi họ là những người cộng sản, đã tham gia hàng ngũ kháng chiến chống phát xít do đảng CS Pháp lãnh đạo. Đặc biệt, vào giai đoạn đó CEA có nhiệm vụ đặc biệt hệ trọng chế tạo vũ khí hạt nhân, còn hai nhà khoa học này lại có quan điểm chống chiến tranh, tham gia phong trào hoà bình.

Và thực sự họ, ngay sau đó, họ đã tích cực tham gia lãnh đạo Phong trào Hoà bình Thế giới với cương vị Chủ tịch (ông Joliot Curie) hoặc uỷ viên (bà Joliot Curie) của hội đồng lãnh đạo.

Trong khoa học, hai người đã kết hợp tài năng xuất sắc tạo thành sự nghiệp lớn. Trước bước ngoặc mới của cuộc đời, hai con người với nhân cách cao cả này lại sát cánh bên nhau vì một lý tưởng lớn, đấu tranh cho hòa bình và tiến bộ của nhân loại. Họ cùng xông pha, dâng hiến, như những chiến sĩ ngoài tiền tuyến trong thời chiến tranh cứu nước, cho đến cuối đời.

Ngày nay, nước Pháp; một cường quốc hạt nhân với 80% điện năng là điện nguyên tử, hẳn luôn ghi công xứng đáng hai nhà bác học hạt nhân, Frederic Joliot Curie và Irène Joliot Curie, tác giả chính của lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của nước Pháp, những người khai quốc công thần của ngành năng lượng nguyên tử Pháp. Họ là niềm tự hào của nước Pháp.

Lời kết

Thật là không đầy đủ nếu quên rằng, gia đình Curie còn có một thành viên nữa cũng được trao tặng giải thưởng Nobel. Đó là người con rể, một nhà ngoại giao người Mỹ tên là H.R.Labouisse, chồng của thứ nữ Eve Curie của ông bà Pierre. Ông có những đóng góp xuất sắc cho con người trong cưõng vị Giám đốc Quỷ Trẻ em của Liên Hiệp Quốc. Giải Nobel Hoà bình đã trao cho ông ở Oslo (Na Uy) năm 1965. Eva Curie không đi theo con đường khoa học cùng bố mẹ và anh chị, nhưng nàng yêu quý họ, theo dõi họ. Là nhà văn tên tuổi, bà viết ca ngợi sự nghiệp của họ; đặc biệt người Mẹ vĩ đại của mình qua cuốn sách nổi tiếng Marie Curie. Với sự nghiệp của người con rể Labouise, lại một kỷ lục nữa cho nhà Curie: Năm thành viên trong một gia đình cùng được giải Nobel vinh danh.

Năm cá nhân, Hai đôi vợ chồng, Một phụ nữ nhận "cú đúp” hai giải Nobel v.v.. Chưa có một gia đình nào như gia đình Curie giữ nhiều kỷ lục về giải Nobel danh giá đến vậy. Sự hội tụ những đỉnh cao trí tuệ ấy trong một gia đình Curie thật là điều kỳ lạ. Kỳ lạ như là một huyền thoại của thế kỷ 20 vậy.

Trần Thanh Minh
Cập nhật: 05/10/2005 Theo VietNamNet


Frederic Joliot-Curie

1900-1958
Pháp
Vật Lý, Hóa Học
107 John_Babtist_Riccioli_1624.jpg

John Baptist Riccioli, SJ
(1598 đến 167I)
và selenograph lâu đời của anh ấy



Chữ viết của Grimaldi được xuất bản bởi John Baptist Riccioli, SJ



John Baptist Riccioli sinh ra ở Ferrara và qua đời ở Bologna. Ông đã viết nhiều sách về khoa học cũng như các vấn đề thần học. Bản đồ âm lịch của ông đứng ở lối vào triển lãm mặt trăng tại Viện Smithsonian. Nó được mô tả chi tiết trong các giao dịch triết học của Hội Hoàng gia. Đây là bản đồ đầu tiên đặt tên cho các miệng núi lửa và núi non sau các nhà khoa học và những người nổi bật thay vì các khái niệm trừu tượng. Nó được thu hút tỉ mỉ bởi một dòng Tên khác, Francesco Maria Grimaldi và được xuất bản trong cuốn Almagestum Novum (Bologna, 1651) của Riccioli về mặt trăng chứa hai bản đồ lớn (đường kính 28 cm), một trong số đó cho thấy lần đầu tiên tác động của và hầu như tất cả các danh pháp của ông cho các đối tượng mặt trăng vẫn còn được sử dụng ngày nay.

Các nhà thiên văn học dòng Tên ở Rô-ma như Riccioli đã có thể thu thập thông tin từ các học sinh Dòng Tên cũ của họ ở Trung Quốc và Ấn Độ về các nguyệt thực mặt trời và mặt trăng cũng như sự chuyển tiếp của Kim tinh. Thông tin này cho phép Riccioli soạn một bảng 2.700 đối tượng selen, chính xác hơn bất kỳ thứ gì trước đây.

Riccioli đã vượt ra ngoài công việc sơ bộ của Galileo và thành công trong việc hoàn thiện con lắc như một công cụ để đo thời gian, do đó đặt nền tảng cho một số ứng dụng quan trọng sau này. Ông cũng đã thực hiện nhiều phép đo thiên văn quan trọng trong một nỗ lực để mở rộng và tinh chỉnh dữ liệu hiện có. Ông đã thực hiện các phép đo, ví dụ, để xác định bán kính của trái đất và thiết lập tỷ lệ nước để hạ cánh trên bề mặt của nó. Truy đòi của ông đối với một điều trị hình học của những vấn đề này là đáng chú ý.

Riccioli cũng đã thực hiện một số phép đo thiên văn quan trọng trong nỗ lực mở rộng và tinh chỉnh dữ liệu hiện có. Để kết thúc này, ông đã thực hiện các phép đo để xác định bán kính của trái đất và thiết lập tỷ lệ nước đến đất. Truy đòi của ông đối với một điều trị toán học của những vấn đề này là đáng chú ý. Riccioli mô tả các vết đen mặt trời, các danh mục sao được biên soạn, và ghi lại sự quan sát của ông về một ngôi sao đôi; ông cũng lưu ý các dải màu song song với đường xích đạo của sao Mộc và quan sát Saturn rằng, nếu ông có dụng cụ tốt hơn, có thể dẫn ông ta nhận ra các vòng của nó.

Là một nhà địa lý, Riccioli đã lập ra một luận thuyết tuyệt vời để nắm lấy tất cả kiến ​​thức địa lý về thời gian của mình. Mặc dù ông không hoàn thành nhiệm vụ này, ông đã xuất bản các bảng vĩ độ và kinh độ cho một số lượng lớn các địa phương riêng biệt, trong đó ông đã sửa chữa các dữ liệu trước đó và chuẩn bị cách phát triển hơn nữa trong bản đồ.



Tài liệu tham khảo


Archivum Historicum Societatis Iesu (AHSI) Rome: Học viện Lịch sử
Bangert, William Một lịch sử của xã hội của Chúa Giêsu. St. Louis: Viện St. Louis, 1972, 1810
Boyer, Carl Một lịch sử của toán học. New York: Wiley, 1968
Gillispie, Charles. C. ed., Từ điển tiểu sử khoa học. 16 vols. New York: Charles Scribner và con trai, 1970
{Tham chiếu đến anh ta trong Từ điển Tiểu sử Khoa học được tìm thấy trong v 1 p483, v 3 p100 v 4 p166, v 5 p527, 542-3, v 6 p364, v 7 p326, v 8 p26, v 10 p53, v 11 p 411.}
Oldenburg, Henry ed. Các giao dịch triết học của Hội Hoàng gia. vols. 1-30. Luân Đôn: 1665-1715
{Các bài viết của anh ta hoặc liên quan đến công việc của anh ta được tìm thấy trong các giao dịch triết học của Hội Hoàng gia Luân Đôn trong v 1 p 394-396, v 1 p 120-123, v 1 p 263-28, v 2 p 693-698, v 5 p 2023, v 6 p 3061-3063, v 8 p 6033-6036, v 9 p 219-222, v 11 p 611, v 13 p 244-258, v 14 p 721-726, v 16 p 314-323 .}
Reilly, Conor "Một danh mục của Jesuitica trong các giao dịch triết học của Hội Hoàng gia London" trong AHSI vol. 27,1958, tr. 339-362
Sarton, George Nghiên cứu về lịch sử toán học. Cambridge, Mass: Harvard, 1936
Sommervogel, Carolus Bibliothèque de la compagnie de Jésus. 12 tập. Bruxelles: Société Belge de Libraire, 1890-1960
{20 mục được tìm thấy trong Sommervogel; một số ví dụ như sau:
Almagestum Novum Astronomicum (Bologna, 1651)
De Nova Cometa (Bologna, 1664)

John Babtist Riccioli

1598-1671
Ý
Thiên Văn Học
108

Christiaan_Huygens_1626.jpg

14/04: Ngày sinh Christiaan Huygens, nhà toán học, vật lý và thiên văn vĩ đại Hà Lan



Christiaan Huygens sinh ra ở The Hague, Hà Lan. Ban đầu, ông theo học ngành luật ở đại học Leiden, tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp, Huygens đã chuyển sang nghiên cứu khoa học.[2]

Năm 1655, trong quá trình quan sát các vành đai của Sao Thổ, Huygens phát hiện ra vệ tinh Titan của hành tinh này. Năm 1656, Huygens nhận thấy rằng, vành đai của Sao Thổ có dạng rắn. Cũng trong năm đó, ông quan sát và mô tả tinh vân Orion. Với kính viễn vọng của mình, Huygens đã phát hiện ra các ngôi sao trong tinh vân Orion. Những bức vẽ tinh vân Orion của Huygens được xuất bản lần đầu tiên năm 1659 trong tác phẩm Systema Saturnium [2]. Ông cũng là người đầu tiên vẽ bản đồ bề mặt Sao Hỏa[3]
Vật Lý Thiên Văn - http://vatlythienvan.com
Ảnh: Christiaan Huygens (14/04/1629 - 08/07/1695)[1]

Huygens cũng đã phát hiện ra một số tinh vân và sao đôi. Ông là người đầu tiên đưa ra các luận điểm ánh sáng có dạng sóng. Huygens cũng là người đưa ra ý kiến về việc tồn tại sự sống trên các hành tinh khác. Trái ngược với số phận rủi ro của Giordano Bruno, ý tưởng này của ông đã được chấp nhận và khuyến khích bởi chính phủ Hà Lan.[2]

Huygens đã có những đóng góp to lớn trong việc nâng cao chất lượng kính thiên văn, chế tạo đồng hồ quả lắc và chế tạo những chiếc kính thiên văn «không khí» khổng lồ (kính thiên văn rất dài, không có ống kính, thị kính và vật kính được treo trên các giá đỡ)[2]

Tên của ông được đặt cho một ngọn núi trên Mặt Trăng, một crater trên Sao Hỏa, một tiểu hành tinh (asteroid 2801 Huygens). Ngày 14/01/2005, tàu thăm dò khí hậu Huygens đã đổ bộ xuống vệ tinh Titan của Sao Thổ [2]

Tài liệu tham khảo:
[1] European Space Agency, 2000 - 2007. Today in space history – 14 April, http://www.esa.int/esaSC/SEMCS267ESD_index_0.html
[2]Wikipedia, 3/2007. Christiaan Huygens, http://en.wikipedia.org/wiki/Christiaan_Huygens
[3]Today in Science History, 1999 - 2007. April 14 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/4/4_14.htm


Hero_Zeratul
Box Thiên văn học - ttvnol.com
 

Nguyên lý Huygens-Fresnel

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm
Khúc xạ của sóng, giải thích theo quan điểm của Huygens.
Nguyên lý Huygens-Fresnel (đặt theo tên của nhà vật lý người Hà Lan Christiaan Huygens, và người Pháp Augustin-Jean Fresnel), ban đầu được đưa ra trong lý thuyết sóng ánh sáng Huygens, giải thích sự lan truyền của ánh sáng như các sóng, nay được ứng dụng trong tính toán về lan truyền của sóng nói chung.
Về cơ bản, nguyên lý này cho rằng mỗi điểm nằm trên đầu sóng là nguồn cho các sóng thứ cấp mới; và sự lan truyền của toàn bộ là tổng của các sóng thứ cấp đến từ mọi điểm trong môi trường mà sóng đã đi qua. Cách tiếp cận này cho phép giải thích nhiều hiện tượng quang học và hiện tượng sóng nói chung, như hiện tượng nhiễu xạ.
Khi mới ra đời vào thế kỷ 17, nguyên lý Huygens đã thành công trong việc giải thích hàng loạt hiện tượng quang học từ khúc xạ, phản xạ đến nhiễu xạgiao thoa, dù cho, dưới ảnh hưởng của Isaac Newton, lý thuyết này không được quảng bá bằng lý thuyết hạt ánh sáng của Newton. Sau này nguyên lý Huygens được cho thấy là phù hợp với các lý thuyết vật lý khác về tính chất sóng của vật chất. Ví dụ trong lý thuyết trường lượng tử, biên độ sóng của một sóng-hạt tại một điểm (tỷ lệ với mật độ xác suất tìm thấy hạt đó) bằng tổng biên độ của các hàm sóng tích phân theo mọi đường lan truyền của nó từ nguồn tới điểm đã cho.

Nội dung

- Mỗi điểm của môi trường có sóng sáng truyền tới đều được coi là nguồn sáng thứ cấp phát ra những sóng sáng gửi về phía trước nó. - Nguồn sáng thứ cấp có biên độ và pha dao động là biên độ và pha dao động sáng do nguồn sáng thực S gây ra tại vị trí của nguồn sáng thứ cấp đó. - Để tính dao động sáng thực do nguồn S gây ra tại một điểm M bất kì, ta có thể thay thế nguồn sáng thực S bằng những nguồn sáng thứ cấp thích hợp nằm trong mặt kín tưởng tượng bao quanh nguồn. Dao động sáng tại điểm M sẽ là tổng hợp các dao động sáng do nguồn thứ cấp nằm trên mặt kín gây ra tại điểm M mà ta xét.

Giải đáp được câu đố chưa có lời giải trong 350 năm

Giải đáp được câu đố chưa có lời giải trong 350 năm
​Các nhà vật lý học đã chính thức trả lời được câu hỏi hóc búa 350 tuổi rằng năng lượng có thể truyền thông qua xung âm thanh trong không khí.
Cách đây gần 350 năm, nhà khoa học & phát minh người Hà Lan Christiaan Huygens đã quan sát và nhận thấy khi đặt 2 cái đồng hồ quả lắc ở gần nhau thì sau một thời gian, 2 con lắc sẽ lắc cùng nhịp với nhau.

Năm 1665, tình cờ các nhà khoa học quan sát và nhận thấy rằng 2 cái đồng hồ quả lắc có cấu trúc tương tự khi treo trên tường gần nhau, sẽ có con lắc lắc cùng nhịp với nhau theo chiều ngược lại, tức là nếu con lắc của đồng hồ bên trái đang qua trái thì của đồng hồ bên phải sẽ quay qua phải, chúng đồng bộ nhịp với nhau một cách kì lạ và chính xác gần như tuyệt đối. Ở thời điểm đó, họ chỉ xác định được tốc độ, nhịp của con lắc phụ thuộc bởi chiều dài của nó.

Hiện tượng đó đã khiến các nhà khoa học bó tay trong 3,5 thế kỉ vừa qua và cho mãi tới ngày nay, một báo cáo trên tạp chí Scientific Reports của 2 khoa học gia ở Bồ Đào Nha đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi đó: các con lắc "truyền" năng lượng cho nhau thông qua các xung âm thanh.  Những sóng năng lượng truyền trong không khí từ đồng hồ (quả lắc) này qua đồng hồ kia, để rồi qua một thời gian sẽ khiến các con lắc trước đó chạy so le trở nên "đồng bộ" và trở thành lắc cùng nhịp với nhau.


​Để chứng minh cho giả thuyết đó, 2 nhà khoa học đã phát triển một mô hình toán học phức tạp trên máy tính trước khi tiến hành thí nghiệm thực tế với 2 cái đồng hồ quả lắc treo cố định gần nhau trên tường.
Kết quả thu được phù hợp với giả thuyết đặt ra: "Chúng tôi có thể xác minh rằng việc truyền năng lượng bằng xung âm thanh có thật" -Giáo sư Vật lý Luis Melo, đang làm việc ở đại học Lisbon cho biết.
Kết quả thực nghiệm của Luis Melo và cộng sự không chỉ giải đáp được một bài toán hóc búa đặt ra bởi Huygens, mà còn làm tăng sự hiểu biết của con người về các loại máy tạo dao động.
Hồi giữa thế kỉ 17, Christiaan Huygens được biết tới với khả năng chế tạo thủ công ra những chiếc đồng hồ quả lắc siêu chính xác, có độ sai sót nhỏ hơn 1 phút/ngày, sau này ông cải thiện con số xuống chỉ còn dưới 10 giây.
Theo tinhte.vn

[WORLDKINGS] Sự Kiện Kỷ Niệm - 16.06.2018 - Kỷ niệm 361 năm Christiaan Huygens phát minh ra đồng hồ quả lắc năm 1657

  • 14-06-2018
(WORLDKINGS.ORG - Kyluc.vn) Đồng hồ con lắc, đồng hồ quả lắc là một loại đồng hồ được hoạt động bởi một con lắc và một quả nặng. Sự chuyển động của qua lại của con lắc và quả nặng điều khiển các bánh răng và làm quay các kim giờ, kim phút trên mặt đồng hồ.
Bí ẩn mà một nhà thiên văn và phát minh người Hà Lan - Christiaan Huygens - gặp phải từ thế kỷ XVII. Khi đặt hai chiếc đồng hồ quả lắc cạnh nhau, Huygens phát hiện các quả lắc luôn đu đưa ngược chiều. Kỳ thực, ông đã gặp may khi chế tạo chiếc đồng hồ này.
Huygens đã phát minh ra đồng hồ quả lắc vào năm 1657, khi nỗ lực giải quyết vấn đề xác định kinh độ trên biển. Trong thiết kế của ông luôn có một cặp đồng hồ, phòng khi nếu một chiếc bị chết hoặc cần phải đem đi lau rửa, chiếc còn lại vẫn chỉ đúng giờ.
Huygens đã thử nghiệm cặp đồng hồ này trên biển, với hai chiếc được treo cạnh nhau trong cùng một khung, nhưng ở trong hai hộp riêng biệt. Khi quả lắc của hai chiếc đồng hồ bắt đầu dao động, Huygens nhận thấy có một hiện tượng kỳ lạ, mà ông gọi là “sự hài hoà kỳ quặc”: Bất kể hai quả lắc được bắt đầu chuyển động ở vị trí nào, thì cuối cùng, chúng vẫn luôn luôn đu đưa theo các hướng ngược chiều nhau (như thể chiếc này là ảnh gương của chiếc kia vậy).
Lý giải cho hiện tượng này, vì chiếc khung nặng nề đã kháng lại tất cả các lực văng sang hai bên mà các quả lắc sinh ra khi chúng đu đưa. Vì thế, cuối cùng hai quả lắc được giữ trong trạng thái ổn định mà những dao động đối xứng của chúng khử lực văng lẫn nhau.
Nếu tỷ lệ khối lượng của mỗi quả lắc so với tổng khối lượng của đồng hồ nhỏ hơn 1 : 120, hai quả lắc có xu hướng đu đưa ngược chiều nhau. Nhưng nếu tỷ lệ này lớn hơn 1 : 80, thì một hoặc cả hai quả lắc dần dần sẽ dừng lại, vì lực văng của những quả lắc làm chiếc hộp bao ngoài khá nhẹ này dao động theo, gần giống như khi chúng ta lắc chiếc hộp đồng hồ vậy.
Hiện tượng này bị bỏ quên bao năm nay, chỉ là vì mãi gần đây, người ta mới quan tâm đến những vấn đề không chính thống như thế. Và Huygens đã rất may nắm vì chiếc đồng hồ của ông được tạo ra ở đúng với tỷ lệ để hiện tượng “kỳ lạ” trên có thể xảy ra.
Theo Liên Minh Kỷ Lục Thế Giới (Worldkings.org)
 

Christiaan Huygens

1629-1695
Hà Lan
Thiên Văn Học, Vật Lý

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét