Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 84

-Không thể thấy được CNXH khi còn đói, nghèo!
-Xây dựng xong nhà hát 1500 tỷ, có thấy được CNXH chưa? 
-Ông, bà nói: "No lưng ấm cật" mới "dậm dật mọi nơi". Sao các "cu" ngu thế!?
-Trong xã hội việc gì cần làm ngay: xóa đói giảm nghèo hay xây nhà hát?

-------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Dự án nhà hát 1.500 tỷ ở Thủ Thiêm bị dân phản ứng dữ dội



Khu đất ở Thủ Thiêm dự kiến dành cho việc xây nhà hát 1.500 tỷ đồng
Hàng nghìn ý kiến thể hiện trên mạng xã hội trong hai ngày qua cho thấy rất nhiều người dân phản đối kế hoạch của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cho xây một nhà hát trị giá 1.500 tỷ đồng ở khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Một số kiến trúc sư danh tiếng phát biểu với hai báo mạng lớn, Zing và VietnamNet, cảnh giác rằng “không nên vội vàng” xây nhà hát như vậy, họ nói thông qua chủ trương xây nhà hát mới như vậy là “quá nóng vội”.
Tin tức trên báo chí trong nước cho hay Hội đồng Nhân dân Tp.HCM hôm 8/10 đã họp bất thường và thông qua dự án xây dựng một nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch mới, sẽ nằm ở quận 2, với số tiền đầu tư tương đương hơn 65 triệu đô la.
Các bản tin cho biết thêm là số tiền kể trên có nguồn gốc là tiền bán đấu giá một khu đất có vị trí đắc địa ở quận 1, trung tâm thành phố.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố, ông Lê Thanh Liêm, được một số báo trích lời phát biểu rằng việc xây dựng một nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch đạt tiêu chuẩn quốc tế là “thật sự cần thiết và cấp bách”.
Nhưng ngay sau khi các bản tin xuất hiện, rất nhiều người lập tức bày tỏ “bất bình” và “phản đối” dự án được lên kế hoạch dành cho khu đô thị vốn đầy những bê bối vì việc giải tỏa sai quy hoạch đã bị báo chí liên tục mổ xẻ, phân tích.
Phát hiện ‘vi phạm’ trong qui hoạch Thủ Thiêm, TP.HCM bị qui trách​
Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm ‘mất’ hay ‘làm gì có’?
Cách đây hơn một tháng, Thanh tra Chính phủ đã ra kết luận rằng chính quyền Tp.HCM, Bộ Xây dựng và Văn phòng Chính phủ “có nhiều sai phạm” trong quá trình quy hoạch Thủ Thiêm, “phá vỡ quy hoạch”, thể hiện “sự buông lỏng quản lý, sử dụng đất”. Đây là kết quả của khoảng 10 năm ròng rã khiếu kiện của nhiều người dân địa phương.

Qui hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Zing.vn)
Qui hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Zing.vn)
Nhưng từ khi có kết luận của thanh tra đến nay, chính quyền thành phố “chưa ngồi lại” với người dân để giải quyết những điều bức thiết, theo lời ông Lê Văn Lung, một nạn nhân mất đất, cho VOA hay.
Ông Lung, 59 tuổi, một đại diện cho “dân oan” Thủ Thiêm, nói với VOA rằng họ “rất bức xúc” về chủ trương xây nhà hát:
“Thành phố không tích cực ngồi lại với người dân giải quyết trước mắt để người dân chúng tôi có cuộc sống ổn định qua thời gian dài ở ngoài đường để đi đấu tranh. Bây giờ lại thông qua xây dựng nhà hát thì nó rất là phản cảm, vô cảm đối với bà con chúng tôi ngay vùng đất Thủ Thiêm. Nó giống như đang thách thức những dân oan chúng tôi”.
Ông Lung cho biết hơn một tháng nay, những người dân mất đất liên tục ngóng chờ hàng ngày, hàng giờ, nhưng không thấy “bất cứ tín hiệu nào cả” về việc chính quyền sẽ sửa chữa sai lầm và đền bù cho dân.
Để thúc giục chính quyền trả lại nhà đất của dân bị giải tỏa sai, ông Lung và những người dân oan khác đã tiến hành các cuộc biểu tình 2 ngày hàng tuần trước các trụ sở của Thành ủy và UBND. Ông nói với VOA rằng trong cuộc biểu tình hôm 9/10, dân oan cũng phát loa phản đối dự án xây nhà hát.
Một video được lan truyền trên trang Facebook của bà Trương Thị Yến, một dân oan Thủ Thiêm, vào cùng ngày cho thấy một phụ nữ trung niên đứng trước cơ quan công quyền Tp.HCM nói qua loa phóng thanh trong 17 phút, trong đó có đoạn:
“Ông [Tổng Bí thư] Nguyễn Phú Trọng ơi, bây giờ ông phải chỉ đạo về Tp.HCM ngưng ngay [việc xây] cất cái nhà [hát] giao hưởng, và phải giải quyết toàn bộ cho dân Thủ Thiêm và Trường Thịnh. Các vị cất cái nhà giao hưởng chỗ đó là cất trên xương máu, mồ hôi, nước mắt và xác người dân oan Trường Thịnh và Thủ Thiêm chúng tôi ở đó”.
Vụ ‘mất bản đồ Thủ Thiêm’ sẽ dẫn đến một đại án quốc gia?
Đằng sau vụ đấu giá 9 lô đất vàng ở Thủ Thiêm
Nhà hát 1.700 ghế ngồi trong tương lai được giới chức thành phố mô tả là có mục đích “đáp ứng, nâng cao trình độ thưởng thức văn hóa nghệ thuật cho hơn 10 triệu người dân thành phố và hàng triệu du khách mỗi năm”, theo các báo.
Tuy nhiên, từ góc nhìn của người dân, ông Lê Văn Lung cho rằng nhà hát giao hưởng rất “xa vời” với đa số cư dân thành phố. Ông nói với VOA:
“Đối với dân thượng lưu có trình độ âm nhạc thì hoặc may người ta mới tới. Còn số đông người dân Tp.HCM này, trung lưu trở lại, thì cũng chưa hiểu. Những bệnh viện, hay trường học ở vùng kế cận nội thành chưa bao giờ được xây những cái lớn để mà [phục vụ] những cái bức thiết của đời sống người dân. Tại sao lại đi xây một cái nhà hát giao hưởng rất xa lạ với người dân? Chúng tôi thấy điều này là bất hợp lý”.
Trên mạng xã hội, hàng trăm người đã bày tỏ ý kiến cá nhân hoặc viết các bình luận trong các cuộc thảo luận trên một số diễn dàn mạng rằng họ ủng hộ và có chung quan điểm với những người dân Thủ Thiêm.
Trong số những người phản đối dự án là các nhà hoạt động xã hội dân sự, một số nhà báo, nhà văn, luật sư, doanh nhân có tầm ảnh hưởng lớn trên mạng internet, như ông Đoàn Bảo Châu, ông Lê Luân, bà Lê Hoài Anh, ông Võ Văn Tạo, ông Đỗ Cao Cường, và ông Trương Châu Hữu Danh.

Người dân Thủ Thiêm đi khiếu kiện vì mất đất trong hơn 10 năm qua
Người dân Thủ Thiêm đi khiếu kiện vì mất đất trong hơn 10 năm qua
Trên báo chí chính thống, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, một chuyên gia quy hoạch kiến trúc đẳng cấp quốc tế, được các trang Zing và VietnamNet hôm 9/10 trích lời nói rằng “Điều mà Thủ Thiêm cần ngay bây giờ, có lẽ không phải là nhà hát mà là xây cầu và hạ tầng”.
Kiến trúc sư có 30 năm kinh nghiệm nhận định rằng việc xây cầu “giúp kích thích Thủ Thiêm hơn nhà hát nhiều”, và theo ông với 1.500 tỷ thành phố “có thể xây được 2-3 cây cầu”.
Cùng ngày, mục Bạn đọc của báo Pháp luật Việt Nam đăng bài của người viết có tên Tuấn Ngọc đưa ra ý kiến rằng trong khi người dân ngã sấp mặt vì đường phố lụt lội khi triều cường, và Bệnh viện Nhi đồng bị quá tải, việc HĐND Tp.HCM vẫn quyết xây nhà hát cho thấy họ đang “quá xa dân” và quyết định của họ “không hợp đạo lý chút nào”.
Những tin tức trước đây cho thấy Cần Thơ và Vĩnh Long lần lượt khánh thành các bệnh viện 500 và 800 giường vào các năm 2016 và 2018 với giá trị là 860 tỷ và 970 tỷ, thấp hơn nhiều số tiền Tp.HCM dự dịnh dành để chi cho nhà hát giao hưởng đang bị dân phản đối.

Nguyên nhân nào TP HCM xây nhà hát 1.500 tỷ ở Thủ Thiêm?

Kỳ họp bất thường Hội đồng Nhân dân TP HCM đã thông qua dự án xây dựng Nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch với kinh phí dự kiến hơn 1.500 tỷ đồng tại khu đô thị Thủ Thiêm.
Kỳ họp thứ 10 - HĐND TP HCM khóa IX (kỳ họp bất thường ngày 8/10) đã thông qua dự án đầu tư xây dựng Nhà hát Giao hưởng nhạc và vũ kịch (GHN và VK) tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2), với tổng mức đầu tư 1.508 tỷ đồng từ ngân sách thành phố.
Tại phiên họp, dù có nhiều tranh luận, phản biện nhưng 100% đại biểu HĐND đã thông qua dự án xây dựng nhà hát 1.500 tỷ tại Thủ Thiêm.
HĐND TP HCM khóa IX tổ chức kỳ họp thứ 10 (kỳ họp bất thường) đã thông qua dự án xây dựng nhà hát 1.500 tỷ tại Thủ Thiêm.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Thanh Liêm, với vai trò là đầu mối giao lưu kinh tế, khoa học, văn hóa, TP HCM cần những công trình văn hóa xứng tầm.
Hiện nay, TP chỉ còn Nhà hát TP còn giá trị nhà hát đúng nghĩa. Dù sau giải phóng, thành phố đầu tư xây dựng thêm nhà hát Hòa Bình, nhà hát Bến Thành nhưng nay đã xuống cấp, không đạt tiêu chuẩn để tổ chức biểu diễn theo yêu cầu của các đoàn nghệ thuật đẳng cấp quốc tế.
Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Thanh Liêm phát biểu tại cuộc họp.
Tán thành với đề xuất của UBND TP, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM - Phan Nguyễn Như Khuê cho biết, công trình
Nhà hátgiao hưởng nhạc vũ kịch được thành phố ấp ủ và được cử tri mong đợi.
“Đây là công trình nghệ thuật chuyên ngành đánh dấu điểm hút, điểm đến cho tương lai. Hiện nay các nhà hát không đáp ứng được yêu cầu vì xuống cấp”, ông Khuê bày tỏ.
Đại biểu Võ Thị Ngọc Thúy cho rằng, người dân rất quan tâm đến việc sau này nhà hát giao hưởng có thành nhà hát đa năng hay không? Nếu là nhà hát đa năng thì khán phòng 1.200 chỗ có phù hợp hay không?
Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM) cho hay, nhà hát sẽ được xây dựng theo hướng nghệ thuật hàn lâm, không theo hướng đa năng nhưng có thể dùng để biểu diễn nhiều môn nghệ thuật khác.
Đại biểu Vương Đức Hoàng Quân cho biết loại hình nhạc giao hưởng rất kén khán giả. Do đó, cần phải có kế hoạch sử dụng nhà hát hiệu quả. Ông đề xuất, xem xét phổ biến kiến thức loại hình nghệ thuật này đến các tầng lớp nhân dân, để tạo nguồn khán giả sau này.
Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM Phan Nguyễn Như Khuê : "Công trình Nhà hát giao hưởng nhạc và vũ kịch được thành phố ấp ủ và cử tri trông đợi".
Trước đó, TP HCM xây dựng nhà hát cải lương Trần Hữu Trang nhưng không đáp ứng được yêu cầu biểu diễn gây hoang phí.
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết: “Nhà hát Trần Hữu Trang là bài học của HĐND TP, thông qua chủ trương đầu tư nhưng giám sát không tốt, xây dựng rồi lại không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
TP phố rất quan tâm đến cải lương, tạo điều kiện xây dựng sân khấu để phát huy nghệ thuật truyền thống nhưng chưa làm được. Trong tương lai, thành phố sẽ chủ trương xây dựng nhà hát cải lương đúng tầm".
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm: "Nhà hát Trần Hữu Trang là bài học của HĐND TP, thông qua chủ trương đầu tư nhưng giám sát không tốt, xây dựng rồi lại không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn".
Lo ngại Nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch đi theo “vết xe đổ” của nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, nhiều đại biểu bày tỏ ý kiến về quy mô, chức năng và giá trị sử dụng của công trình trị giá 1.500 tỷ đồng.
Nhiều đại biểu băn khoăn, lo ngại Nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch đi theo “vết xe đổ” của nhà hát cải lương Trần Hữu Trang.
Nghệ sĩ cải lương Quế Trân, đại biểu HĐND TP, chia sẻ, nhà hát cải lương Trần Hữu Trang không đảm bảo chất lượng cho các vở diễn quy mô. Đây cũng là bài học để công trình Nhà hát GHN và VK không đi vào “vết xe đổ”.
Vũ Sơn

Dự án xây nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ ở Thủ Thiêm có từ khi nào?

 - Nhạc trưởng Trần Vương Thạch - Giám đốc Nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch TP.HCM lên tiếng về chủ trương xây Nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ ở Thủ Thiêm.
20 năm thực hiện ý định xây nhà hát
Nhạc trưởng Trần Vương Thạch - Giám đốc Nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch TP.HCM cho hay, tới thời điểm này TP mới thông qua chủ trương xây dựng Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) đã là quá trễ.
Ông Thạch nói rằng chủ trương xây dựng nhà hát giao hưởng đã có hơn 20 năm trước. Vào năm 1993, Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TP.HCM (HBSO) được thành lập.
Năm 1999, TP dự kiến xây nhà hát tại số 23 Lê Duẩn, quận 1. Tuy nhiên địa điểm được chọn không phù hợp.
Dự án xây nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ ở Thủ Thiêm có từ khi nào?
Ông Trần Vương Thạch - Giám đốc Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TP.HCM
Cuối năm 2012, UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương xây nhà hát trong Công viên 23/9, quận 1. Đơn vị tư vấn thiết kế là 1 công ty của Đức. Dự kiến cuối 2015 công trình sẽ được đưa vào sử dụng.
“Thời điểm đó đã có bản vẽ thiết kế của công ty Đức, TP bước những bước quan trọng để xây dựng nhà hát nhưng sau lại không làm được vì nhiều lý do, trong đó có lý do công viên 23/9 là lá phổi xanh của TP, nếu xây dựng nhà hát sẽ phá vỡ kiến trúc ở đây” – ông Trần Vương Thạch cho biết.
Theo ông Thạch, với nhu cầu về đời sống tinh thần của người dân TP thì việc xây dựng nhà hát là rất bức thiết.
Hiện TP có 3 nhà hát thì đều đã được xây dựng từ lâu, quy mô nhỏ, cơ sở vật chất đã xuống cấp, trong đó nhà hát TP được xây dựng từ năm 1900, với 476 ghế, sân khấu nhỏ không đủ để tổ chức những chương trình tầm cỡ.
Nhà hát Hòa Bình được khánh thành vào năm 1985 với 2.500 ghế nhưng đã xuống cấp trầm trọng; riêng nhà hát Bến Thành thì không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật của một nhà hát mà chỉ là rạp để biểu diễn.
Dự án xây nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ ở Thủ Thiêm có từ khi nào?
Một buổi biểu diễn hòa nhạc ở Nhà hát lớn TP.HCM
Giám đốc Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TP.HCM cho biết tới thời điểm hiện tại, trụ sở làm việc HBSO vẫn đang là ở tầng hầm Nhà hát TP.HCM. Ngoài việc không có trụ sở làm việc ổn định thì khi chuẩn bị những vở lớn hay các chương trình đều phải đi thuê, mượn điểm tập…
Trên bình diện về người làm văn hóa, ông Trần Vương Thạch nhận định TP đã đánh mất nhiều thời cơ để có những thiết chế văn hóa đủ kỹ thuật cho sự phát triển.
"Xây nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ không lãng phí"
Nhạc trưởng Trần Vương Thạch cho hay, 2 ngày qua đã biết phản ứng trái chiều từ dư luận khi chủ trương đầu tư Nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ ở Thủ Thiêm được thông qua, trong đó có ý kiến về việc đền bù, hỗ trợ cho người dân với sai phạm của TP khi thực hiện dự án Thủ Thiêm.
Ông Thạch nói rất chia sẻ với người dân Thủ Thiêm nhưng đây là 2 việc khác nhau. Việc UBND TP sửa sai, đền bù hỗ trợ người dân ở Thủ Thiêm là chính đáng, phải làm ngay, còn chủ trương xây nhà hát thì đã có từ hơn 20 năm.
Dự án xây nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ ở Thủ Thiêm có từ khi nào?
Vị trí dự án xây dựng Nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm
Với vị trí xây dựng nhà hát thì trong quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm từ đầu đã có hạng mục nhà hát, chứ không phải mới xuất hiện sau này. Nhà hát sẽ nằm ở lô 1-21 trong khu chức năng số 1 của khu đô thị mới Thủ Thiêm. Nhà hát cũng sẽ nằm gần giáo xứ Thủ Thiêm, dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm đang hiện hữu.
“Trong thiết kế đô thị thì phải có hạng mục nhà hát, cũng giống như cuộc sống có cuộc sống vật chất và cuộc sống tinh thần” – nhạc trưởng Trần Vương Thạch nhận định.
Giám đốc Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TP.HCM cho biết ngay từ bây giờ chứ không cần tới lúc nhà hát mới được xây, khán giá của loại hình này đang phát triển rất tốt, trong đó có giới trẻ.
“Năm vừa rồi nhà hát thực hiện nhiều chương trình giai điệu trẻ, mà đối tượng hướng tới là thanh niên, sinh viên, học sinh. Tất cả thế hệ khán giả đó đang hình thành ngày một lớn. Ở TP, có nhiều CLB yêu nhạc cổ điển, nhóm guitar cổ điển của giới trẻ chứng tỏ họ đang quan tâm tới những cái hay, cái đẹp trong nền văn hóa thế giới” – ông Trần Vương Thạch chia sẻ.
Theo nhận định của ông Thạch, có một số người lập luận về sự phung phí, lãng phí…khi nhà hát đi vào hoạt động nhưng đây là sự nhầm lẫn, bởi đây là những giá trị văn hóa, không phải giá trị kinh doanh.
“Tại sao lại phung phí khi mình đặt vấn đề xây dựng 1 đời sống văn hóa phục vụ nhân dân. Để thực hiện mục tiêu lớn đó, TP phải có những thiết chế văn hóa, đó là những nhà hát” – ông Thạch nói và cho biết không phải có chỉ có 1 nhà hát mà ở các quận các huyện cũng cần có nhà hát, để người dân khắp nơi được hưởng những gì tốt nhất.
Giám đốc Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TP.HCM cho rằng mọi người nên nhìn vấn đề một cách bình tĩnh, khách quan và có hướng tới tương lai lâu dài.
HĐND TP.HCM vừa thông qua chủ trương xây dựng Nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) với tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng từ nguồn ngân sách.
Nhà hát được xây với quy mô 1.700 chỗ, gồm hai khán phòng lớn và nhỏ. Nguồn vốn để thực hiện từ nguồn thu bán đấu giá khu đất ở số 23, Lê Duẩn, quận 1.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm khẳng định: “Đây sẽ là một công trình văn hóa mang tính biểu tượng, điểm nhấn về kiến trúc, nghệ thuật của TP mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
‘Quá nóng vội thông qua chủ trương đầu tư nhà hát 1.500 tỷ đồng'

‘Quá nóng vội thông qua chủ trương đầu tư nhà hát 1.500 tỷ đồng'

Chuyên gia quy hoạch và kiến trúc Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, TP.HCM đã quá nóng vội khi thông qua chủ trương đầu tư nhà hát 1.500 tỷ đồng.
UBND TP.HCM xin lỗi nhân dân về các sai phạm ở Thủ Thiêm

UBND TP.HCM xin lỗi nhân dân về các sai phạm ở Thủ Thiêm

UBND TP.HCM họp báo xin lỗi nhân dân, nhất là các hộ dân tại khu vực 4,3 ha ngoài ranh quy hoạch thuộc KP1, phường Bình An, quận 2.   
Dự án Thủ Thiêm sai phạm từ quy hoạch đến thu hồi đất, tái định cư

Dự án Thủ Thiêm sai phạm từ quy hoạch đến thu hồi đất, tái định cư

Kết quả kiểm tra của Thanh tra Chính phủ về dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM cho thấy hàng loạt sai phạm từ quy hoạch đến thu hồi đất, tái định cư.
Thái Nguyên muốn xây cổng chào biểu tượng 15 tỷ

Thái Nguyên muốn xây cổng chào biểu tượng 15 tỷ

Thái Nguyên lựa chọn phương án thiết kể cổng chào biểu tượng của tỉnh và tiếp tục trưng cầu ý kiến người dân trước khi triển khai.
Thanh Hóa: Tỉnh xin gạo cứu đói, Sở xin trăm tỷ tổ chức lễ kỉ niệm

Thanh Hóa: Tỉnh xin gạo cứu đói, Sở xin trăm tỷ tổ chức lễ kỉ niệm

Sở VHTT&DL Thanh Hóa trình khái toán kinh phí các hoạt động kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa với số tiền lên đến 104 tỷ đồng.
Quỳnh Như

Thủ Thiêm: Nhà hát nghìn tỷ và tiếng oan dậy đất


Hội đồng nhân dân TP.HCM trong phiên họp bất thường ngày 8/10/2018 đã biểu quyết 100% thông qua dự án đầu tư xây dựng Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch tại Khu đô thị Thủ Thiêm, nguồn kinh phí 1.500 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.

thủ thiêm, Quy hoạch bảo tồn, nhà hát giao hưởng, dinh thượng thơ, cuong che,
Một căn nhà ở Thủ Thiêm nằm trơ trọi giữa um tùm lau sậy, ngổn ngang đất đá của nhà cửa đã bị đập phá thời gian qua. (Ảnh: Trung Dũng/Nguoidothi)
Quyết định này đã làm dấy lên nhiều phản ứng của người dân thông qua mạng xã hội và những ý kiến trên báo chí xoay quanh hai vấn đề:
1. Thủ Thiêm là khu vực đang “nóng” do những sai phạm về đất đai của chính quyền thành phố gần 20 năm qua
2. Sự cần thiết của công trình văn hóa này so với nhu cầu bức thiết về những công trình dân sinh khác như bệnh viện, đường xá…
TP.HCM trong quá trình “hiện đại hóa” rất cần xây dựng thêm những công trình dân sinh và công trình văn hóa… phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần trước mắt cũng như lâu dài cho người dân. Khu vực nào, lĩnh vực nào cũng mong được “ưu tiên” phát triển, tuy nhiên sức ép từ vị trí “trung tâm kinh tế” của cả nước khiến nhiều năm nay, trong lĩnh vực an sinh xã hội và văn hóa, thành phố hầu như không được xây dựng công trình nào đáng kể. Chưa nói đến sự phá hủy, xuống cấp của hầu hết công trình xây dựng từ trước năm 1975.
Tuy nhiên, quy hoạch Thủ Thiêm trở thành một đô thị hiện đại, văn minh với nhiều công trình hoành tráng gồm quảng trường, trung tâm tài chính, nhà hát, bảo tàng, sân vân động, nhiều khu cư trú cao cấp… lại được xây dựng trên những sai phạm, thậm chí là tội ác trong quản lý đất đai và hành xử với người dân Thủ Thiêm. Ở đây bao nhiêu con người, ruộng vườn, xóm làng, đình chùa, nhà thờ… hiện hữu gần hai trăm năm gần như đã bị giải tỏa “trắng”. Bao nhiêu số phận con người và một phần lịch sử thành phố bỗng nhiên không còn hiện hữu trong những bản quy hoạch lạnh lùng vô cảm.
Nhiều năm nay, những vụ việc của “dân oan Thủ Thiêm” không được các đại biểu Hội đồng nhân dân quan tâm, từ khi “ung nhọt” quy hoạch Thủ Thiêm được công khai cũng chưa có một phiên họp “bất thường” nào của Hội đồng nhân dân ra “nghị quyết” để chính quyền phải giải quyết nhanh chóng và triệt để, bao nhiêu bức xúc oan khuất của bà con còn đó… Do đó, việc Hội đồng nhân dân TP.HCM quyết định xây một công trình đồ sộ về quy mô và kinh phí quá lớn tại Thủ Thiêm trong thời điểm này là không phù hợp với bà con Thủ Thiêm và nhân dân thành phố.
Thêm nữa, một phiên họp bất thường của Hội đồng nhân dân TP.HCM nhằm quyết định ngay lập tức việc chi đến 1.500 tỷ đồng cho một “dự án nhóm A”, dù có vài dự án quan trọng khác cũng cả nghìn tỷ “đi kèm”, thì vẫn thể hiện sự vô tâm, vô cảm của các “đại biểu nhân dân” đối với vấn đề đất đai đặc biệt nhức nhối của thành phố và rất nhiều vấn đề bức xúc khác hiện nay.
Sự phản ứng của dư luận là do quyết định “bất thường” kém nhạy bén về chính trị và thiếu nhân văn này.
***
Đây không phải là lần đầu tiên những quyết định của chính quyền, của cơ quan dân cử như Hội đồng nhân dân TP.HCM hay Quốc hội không nhận được sự đồng thuận của nhân dân. Có thể lấy vài ví dụ từ việc nhỏ đến việc lớn, quy mô từ tầm địa phương đến cả nước.

thủ thiêm, Quy hoạch bảo tồn, nhà hát giao hưởng, dinh thượng thơ, cuong che,
Tòa nhà Bưu điện trước khi sơn lại. (Ảnh qua citypassguide)
Ở TP.HCM, việc nhỏ như màu sơn của tòa nhà Bưu điện, lớn hơn chút như việc phá Dinh Thượng Thơ, lớn hơn nữa như xây Nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch tại Thủ Thiêm. Ở tầm quốc gia thì việc lớn như dự thảo Luật Đặc khu, trong lĩnh vực giao thông là các BOT… đến việc “nhỏ xíu” mà ảnh hưởng không hề nhỏ là hai lần tăng giá xăng ngay trong những ngày quốc tang vừa qua… Bỏ qua một bên “thuyết âm mưu” về lợi ích của một, vài nhóm nào đó, phản ứng của người dân đều bắt nguồn từ thực tế: Những sự việc như vậy đã làm thiệt hại đến quyền lợi của người dân về vật chất và tinh thần, ở những mức độ khác nhau, cả trước mắt và lâu dài, ảnh hưởng trực tiếp với địa phương này và gián tiếp với địa phương khác.
>>> TP HCM muốn chi 1.500 tỷ xây nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm
Sự tồn tại của chính quyền không phải dựa trên những “công trình nghìn tỷ” mà phải được nâng đỡ bởi niềm tin của nhân dân. Một chính quyền “của dân” không phải chỉ “vì dân” bằng ngôn từ mà luôn cần thấu hiểu và hành động thực sự vì dân”.
Nguyễn Thị Hậu
Vì sao những chính sách, việc làm “vì nhu cầu của người dân” lại vấp phải sự phản ứng trái chiều của dư luận? Từ vài trường hợp liên quan đến di sản đô thị Sài Gòn có thể phân tích hiện tượng này.
Cách đây vài năm, khi tòa nhà Bưu điện thành phố được sơn lại chỉ mới một mảng nhỏ, lập tức có nhiều ý kiến cho rằng đó không phải là màu sơn “truyền thống”, quen thuộc của công trình này. Mặc dù kinh phí thực hiện việc sơn sửa công trình không phải từ ngân sách nhà nước mà được tài trợ, nhưng lãnh đạo Bưu điện thành phố đã kịp thời ghi nhận ý kiến của người dân và các chuyên gia kiến trúc, bảo tồn, sau đó nghiên cứu lại màu sơn tường, cửa sổ cũng như những sửa chữa trong nội thất… Kết quả đã đảm bảo tính khoa học của việc trùng tu, tòa nhà Bưu điện không trở nên xa lạ với tâm thức của cộng đồng, do đó giá trị lịch sử – văn hóa được bảo tồn và nâng cao hơn khi người dân thành phố coi đó là “di sản của mình”.

thủ thiêm, Quy hoạch bảo tồn, nhà hát giao hưởng, dinh thượng thơ, cuong che,
Dinh Thượng Thơ từ năm 1939. (Ảnh tư liệu do người Pháp chụp)
Phản ứng của nhiều tầng lớp nhân dân với quyết định đập bỏ Thương xá Tax, chặt hàng cây trên đường Tôn Đức Thắng hay mới đây là đập bỏ công trình Dinh Thượng Thơ để “mở rộng, nâng cấp trụ sở Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân TP.HCM”…, cùng nhiều trường hợp khác cũng từ nguyên nhân tương tự: Đó là hành động xâm hại, phá hủy di sản và tài sản đô thị (về mặt vật chất) và xóa bỏ lịch sử thành phố, ký ức cộng đồng (về mặt tinh thần).
>>> Bảo tồn nguyên trạng Dinh Thượng Thơ: Giữ lịch sử cho tương lai
Xung quanh việc bảo tồn di sản của thành phố cũng có ý kiến cho rằng, để hiện đại thì cần phải “hy sinh” di sản, rồi đánh giá hình thức kiến trúc của các công trình này không có gì đặc biệt, hay như Dinh Thượng Thơ thì ít người biết đến trước khi có ý định đập bỏ, có nghĩa là giá trị lịch sử của nó không cao… Tuy nhiên, cần đặt những kiến trúc này vào bối cảnh của lịch sử đô thị Sài Gòn chỉ hơn 100 năm, trong tương quan với cảnh quan khu trung tâm hiện nay, vì chỉ mới hơn mười năm gần đây khu vực này đã mất gần hết các công trình đặc trưng của Sài Gòn. Cần đặt bảo tồn di sản trong bối cảnh từ sau năm 1975 đến nay, những biến động và thay đổi lớn về dân cư, về cảnh quan… đã làm biến mất nhiều đặc trưng lịch sử – văn hóa đặc sắc của thành phố này! Có như vậy mới thấy hết giá trị và có cách ứng xử phù hợp đối với di sản.
Mặt khác, khi cộng đồng chưa hiểu biết giá trị của những công trình lịch sử – văn hóa dù ít “nổi tiếng”, có thể chưa đồng thuận trong việc gìn giữ di sản thì không có nghĩa là chúng không có giá trị, mà đó là do các chính quyền, nhà quản lý, nhà chuyên môn chưa làm tốt chức trách của mình.
Thái độ của chính quyền, của nhà quản lý trước những phản ứng của cộng đồng là không nên coi ý kiến của người dân phản ánh bằng nhiều hình thức khác nhau (trên báo chí, mạng xã hội hay tập hợp chữ ký trong một văn bản) về các vấn đề xã hội là “hành vi mang tính cảm xúc”. Cần tôn trọng những phản ứng này vì đã thể hiện sự quan tâm, hiểu biết và ý thức trách nhiệm của người dân, nhất là giới trẻ. Cũng cần tôn trọng cảm xúc của cộng đồng, vì đó chính là tình cảm, sự gắn bó với thành phố. Nếu không có trách nhiệm và tình cảm của người dân đối với thành phố thì chính quyền không thể “quản lý” được. Ý thức của cộng đồng càng cao thì vai trò và trách nhiệm quản lý của chính quyền càng phải cao hơn.
Từ góc độ xã hội “phát triển bền vững”, một hành động vô cảm dù nhỏ của chính quyền cũng gây ra thiệt hại tinh thần cho người dân là không thể đong đếm và nguy hiểm gấp nhiều lần sự thiệt hại về vật chất. Đó là sự tổn hại niềm tin vào lẽ công bằng, vào sự tôn trọng con người và tính chính danh của chính quyền. Sự tồn tại của chính quyền không phải dựa trên những “công trình nghìn tỷ” mà phải được nâng đỡ bởi niềm tin của nhân dân. Một chính quyền “của dân” không phải chỉ “vì dân” bằng ngôn từ mà luôn cần thấu hiểu và hành động thực sự vì dân.
Nguyễn Thị Hậu
Theo Nguoidothi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét