Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

CÂU CHUYỆN VỤ ÁN 165

(ĐC sưu tầm trên NET)
 

Lần Theo Dấu Vết Vỏ Đạn

Những người đi tìm sự thật từ dấu vết để lại

Thứ Hai, ngày 04/09/2017 15:09 PM (GMT+7)

Thời gian qua, Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS) Công an TP Đà Nẵng được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, có nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả, góp phần giữ gìn sự bình yên cho thành phố bên bờ sông Hàn...

Chia sẻ trên Fanpage Chia sẻ bài viết này trên trên Facebook Chia sẻ bài viết này trên trên G+
Cho đến bây giờ, người dân TP Đà Nẵng vẫn chưa quên vụ án giết người nước ngoài do mâu thuẫn trong làm ăn xảy ra cách đây đã gần 2 năm trước tại phường An Hải Đông, quận Sơn Trà. Đối với Phòng KTHS Công an TP Đà Nẵng, thì đây là một chuyên án đánh dấu bước trưởng thành của cán bộ, chiến sĩ đơn vị trong việc áp dụng các biện pháp KTHS, từ đó giúp cho cơ quan điều tra đi đúng hướng, nhanh chóng tìm ra thủ phạm gây án cũng là người nước ngoài.
Thượng tá Lê Minh Sùng, Phó trưởng Phòng KTHS nhớ lại: Sau khi nhận được tin báo, đơn vị cử lực lượng đến tiến hành các bước khám nghiệm hiện trường và tử thi, qua đó đã thu lượm được vỏ đạn trên người nạn nhân, dấu vết để lại trong quá trình đối tượng ngồi uống nước tại quán nước đối diện… Đối chiếu với nhiều chứng cứ khác, lãnh đạo đơn vị đã đưa ra nhận định khá chính xác về đối tượng gây án...
Ngay sau khi sa lưới pháp luật, chính Feng Long Chun vẫn không thể lý giải được bằng cách nào cơ quan Công an lại nhanh chóng lần tìm ra hắn; bởi kế hoạch giết người đã được hắn tính toán gần như hoàn hảo...
Những người đi tìm sự thật từ dấu vết để lại - 1
Cán bộ, chiến sĩ Phòng KTHS Công an TP Đà Nẵng khám nghiệm hiện trường một vụ trọng án.
Có thể nói, việc tìm ra và bắt giữ Feng Long Chun, bên cạnh các biện pháp nghiệp vụ do các đơn vị tiến hành thì lực lượng KTHS Công an TP Đà Nẵng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc chứng minh chính xác đối tượng phạm tội để tổ chức điều tra, đưa đối tượng gây án ra trước ánh sáng pháp luật. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong hàng trăm chuyên án lớn, nhỏ có sự tham gia của đơn vị này từ khi thành lập đến nay.
Với đặc thù là lực lượng làm công tác khoa học hình sự, Phòng KTHS Công an TP Đà Nẵng đã tham gia tích cực vào các chuyên án trộm cướp, cháy nổ, phòng ngừa trên lĩnh vực kỹ thuật phòng chống tội phạm; giám định các tài liệu, chữ viết, con dấu, dấu vết cơ học, súng đạn; dùng các phương pháp hóa học để phát hiện ma túy, ma túy tổng hợp...
Thực tế công tác phòng chống tội phạm trên địa bàn TP Đà Nẵng thời gian gần đây cho thấy, tội phạm ngày càng tinh vi, với nhiều phương thức, thủ đoạn hoạt động mới, đặc biệt đối tượng sử dụng các thiết bị, phương tiện kỹ thuật công nghệ cao ngày càng nhiều đòi hỏi công tác kỹ thuật hình sự phải không ngừng đổi mới, nâng cao hơn nữa về chuyên môn nghiệp vụ.
Các kết luận của lực lượng KTHS là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng, góp phần giúp cơ quan điều tra đưa ra kết luận chính xác và hiệu quả nhất.
Thượng tá Võ Hoàng Trung, Trưởng phòng KTHS Công an TP Đà Nẵng tự hào bởi hiện nay đơn vị có một đội ngũ giám định viên được đào tạo bài bản, có thể đảm đương được các giám định phức tạp với độ chính xác cao. Mỗi năm, cán bộ chiến sĩ đơn vị tham gia hàng trăm vụ án, với hàng ngàn yêu cầu giám định các loại. Với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng đó, trong những năm qua, tập thể Phòng KTHS Công an TP Đà Nẵng đã nhiều lần được lãnh đạo các cấp khen thưởng. Đây chính là nguồn cổ vũ, động viên rất lớn để cán bộ, chiến sỹ đơn vị vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao…
Hành trình truy bắt sát thủ bắn chết người TQ ở Đà Nẵng
Đối tượng A Lãng trước khi đến nhà nạn nhân không chọn nghỉ ở nhà trọ hay khách sạn nào mà lên đèo Hải Vân và nằm...
Theo Đức Lâm (Công an nhân dân)

Phá án nhờ đạn đạo học-Kỳ I: Áp lực từ một vụ án 

Đạn đạo học là một khoa học về cơ học, liên quan đến đường bay, hoạt động và tác động của các vật phóng như đạn, bom từ trường, tên lửa… Trong đó, sự ra đời của đạn đạo học đối với súng cầm tay đã hỗ trợ rất lớn, nhiều khi là quyết định đối với quá trình điều tra và xét xử các vụ án.

Chiều thứ sáu, 15/4/1920, tại Nam Braintree, bang Massachusetts (Mỹ), hai người đàn ông bất ngờ áp sát hai nhân viên an ninh đang chuyển giao tiền cho nhà máy giày Slater &Morrill, và bất thình lình nổ súng. Một trong hai gã nhả đạn vào cả hai nhân viên bảo vệ, gã còn lại bồi thêm vài phát vào các nạn nhân. Bọn chúng bỏ đi cùng chiếc hộp đựng gần 16.000 USD (một khoản tiền lớn lúc bấy giờ), và tẩu thoát trên một chiếc Buick đen cùng đồng bọn.


Sacco và Vanzetti bị kết án tử hình dựa trên những chứng cớ đạn đạo học. Ảnh: Internet

Các nhân chứng sau đó mô tả nhóm cướp có vẻ ngoài “kiểu Ý” và một tên trong đó có bộ ria ghi đông.

Các nhà điều tra thu thập được 6 vỏ đạn trên vỉa hè quanh các xác chết và truy ra chúng thuộc về ba nhà sản xuất: Remington, Winchester và Peters. Họ cũng phát hiện chiếc xe bị bọn cướp bỏ lại và ngay lập tức liên hệ nó với một vụ cướp trước đó.

Cảnh sát phỏng đoán, kẻ chủ mưu là một tên tội phạm Italia, tên Mike Boda, nhưng khi họ xác định được nơi hắn lẩn trốn thì Boda đã chuồn về Italia. Tuy vậy, hai tên đồng bọn của hắn đã bị bắt. Chúng đều là dân lao động Italia, phù hợp với những mô tả chung về nhân dạng: Nicola Sacco, 29 tuổi và Bartolomeo Vanzetti, 32 tuổi. Mặc dù cả hai không được phép sở hữu súng, nhưng cảnh sát đã tìm thấy trên người mỗi tên một khẩu Colt 32 ly, giống như loại súng được sử dụng trong vụ cướp 16.000 USD.

Sacco có bộ ria ghi đông và còn bị phát hiện sở hữu hai tá đạn của 3 nhà sản xuất nói trên. Cả hai tên cũng đều là thành viên của một nhóm vô chính phủ cực đoan, hô hào dùng bạo lực để giải quyết bất công. Sacco từng bị xử về tội cướp của trong một vụ trước đó và bị tòa tuyên án. Sau đó hắn được đưa ra xử cùng tên đồng bọn Vanzett, vì tội giết hại Alessandro Berardelli, một trong hai nhân viên an ninh của công ty giày.


Calvin Goddard - chuyên gia tiên phong về đạn đạo học pháp lý. Ảnh: Internet

Phiên tòa bắt đầu ngày 31/5/1921, và dư luận chung đều chống lại chúng. Bất luận có tội hay không có tội trong vụ giết người này, cả hai đều bị coi là những thành phần nguy hiểm. Tuy vậy, lại có nhiều nhân vật nước ngoài “hậu thuẫn” cho hai tên này, đó là những người cảm thấy hơi hướng của tâm lý bài ngoại. Họ thậm chí đã thành lập cả một Ủy ban Bảo vệ Sacco –Vanzetti, và gọi vụ án này là một cuộc điều tra nhằm “khủng bố” những người bất đồng chính kiến, còn Sacco và Vanzetti chỉ là những kẻ giơ đầu chịu báng.

4 viên đạn đã được lấy ra từ thi thể hai nhân viên bảo vệ bị sát hại. Các chuyên gia mang chúng đến làm vật chứng để chứng minh khẩu Colt 32 của Sacco là vũ khí giết người. Các chuyên gia bên công tố tỏ ra tự tin hơn với quan điểm của mình, mặc dù cái mà họ trình bày không dựa trên cơ sở các kỹ thuật khoa học. Tất cả đều là do tự học.

Mặc dù vậy, phán quyết cả hai bị cáo có tội hầu như đã dựa trên một sự thực quan trọng, mà chẳng cần phải làm mất công với những gì các chuyên gia trình bày: Viên đạn giết chết Berardelli đã lỗi thời đến mức bất cứ ai cũng nghĩ đến việc so sánh chúng với những viên tương tự trong túi của Sacco. Bồi thẩm đoàn thậm chí đã sử dụng một chiếc kính lúp để tự kiểm tra những viên đạn, và cuối cùng ủng hộ lý lẽ của bên công tố. Hai bị cáo bị kết án tử hình và ngày thi hành cũng được ấn định luôn.


Hai khẩu súng giết người.
Nhưng trên khắp thế giới, hai bị cáo lại được mô tả như những nạn nhân vô tội của nỗi sợ của người Mỹ và của hệ thống tư bản chủ nghĩa. Một chuyên gia khác đã tham gia cuộc tranh cãi và đưa ra những quan điểm đủ để lật ngược phán quyết và mở lại một phiên tòa mới.

Năm 1927, một ủy ban đã được chỉ định để xem xét lại vụ án và họ đã liên hệ với chuyên gia Calvin Goddard, một nhà tiên phong về đạn đạo học pháp y, vào năm 1927. Goddard đã sử dụng kính hiển vi và kính hiển vi so sánh, một phát minh mới của Philip Gravelle, để xem xét các nòng súng và tiến hành một cuộc kiểm tra nghiêm ngặt.

Trước sự có mặt của một chuyên gia bên biện hộ, ông đã bắn thử một viên đạn từ khẩu súng của Sacco vào một miếng bông, sau đó đặt vỏ đạn bắn ra lên kính hiển vi ngay bên cạnh những vỏ đạn được tìm thấy tại hiện trường. Goddard đã quan sát kỹ lưỡng. Hai vỏ đạn đầu tiên không khớp, nhưng vỏ đạn thứ ba thì giống. Ngay cả chuyên gia bên biện hộ cũng đồng ý rằng, hai vỏ đạn này đã được bắn ra từ cùng một khẩu súng. Chuyên gia biện hộ thứ hai cũng đồng tình và xác nhận sự việc.
Cùng năm đó, hai bị cáo đã lên ghế điện. Vanzetti vẫn tuyên bố hắn vô tội, còn Sacco thì hô: “Vô chính phủ muôn năm!”. Những cuộc điều tra tiếp theo vào năm 1961 và 1983, được tiến hành với công nghệ tốt hơn, đều ủng hộ những phát hiện của Calvin Goddard. Mặc dù vậy, vào năm 1977, thống đốc bang Massachusetts đã tuyên bố Vanzetti và Sacco vô tội, và vụ việc cho đến nay vẫn còn gây tranh cãi.

Bạch Đàn

Phá án nhờ đạn đạo học-Kỳ II: Thảm sát ngày Valentine

Khi súng lục nòng trơn và súng hỏa mai được thay thế bằng các vũ khí có nòng rãnh xoắn (súng trường) vào cuối thế kỷ 18, những viên đạn bắn đi đều có một dấu hiệu phân biệt. Quá trình tạo ra các rãnh ở súng trường để bắn chính xác hơn cũng đồng nghĩa, chúng để lại một dấu hiệu trên vỏ kim loại mềm hơn của đầu đạn khi nó đi qua nòng súng.

Hiện trường vụ thảm sát ngày 14/2/1929.

Bất cứ viên đạn nào bắn ra từ cùng một vũ khí cũng sẽ mang những dấu hiệu giống nhau. Nếu những viên đạn được bọc trong băng đạn thì còn có nhiều dấu hiệu hơn, giúp các nhà điều tra có thể xác định chính xác viên đạn và một khẩu súng đã khai hỏa nó.

Phương pháp xác định bằng chứng bằng cách khớp đạn với súng ra đời từ năm 1835 tại Anh, khi phần chóp còn nguyên từ một viên đạn, được lấy ra từ cơ thể nạn nhân, được liên hệ với một khuôn đạn tại nhà của nghi phạm. Mặc dù đó không thực sự là phương pháp khớp đạn, nhưng cũng là bước mở đầu.

Lần đầu tiên một chuyên gia đã chứng minh được trước tòa rằng, một khẩu súng xác định đã được sử dụng trong một vụ giết người tại Mỹ là vào năm 1902. Khi đó, chuyên gia Oliver Wendell Holmes đã bắn thử khẩu súng bị cáo buộc là hung khí giết người vào một miếng sợi bông. Sau đó ông đã sử dụng kính phóng đại để khớp những vết xước trên viên đạn lấy từ người nạn nhân với viên đạn bắn thử và chứng minh sự liên quan trước bồi thẩm đoàn.

Tuy nhiên phải đến vụ thảm sát vào Ngày Lễ Tình yêu năm 1929 mới dẫn đến việc thành lập phòng thí nghiệm phát hiện tội phạm đầu tiên tại Mỹ. Buổi sáng ngày 14/2, bảy người đàn ông đang chờ đợi trong một nhà kho của công ty SMC Cartage ở North Side, Chicago, tại địa chỉ 2122 đường North Clark. Ba người mặc sắc phục cảnh sát và hai người mặc thường phục trên một chiếc xe cảnh sát ập vào nhà kho. Các nhân chứng ở những ngôi nhà gần đó nghe thấy những loạt súng tự động vang lên. Sau đó, nhóm cảnh sát bỏ đi và một con chó còn sống sót trong tòa nhà bắt đầu tru lên. Những người hàng xóm đổ tới và phát hiện một cảnh tượng kinh hoàng: 7 người đàn ông không vũ trang nằm giữa những vũng máu trên sàn nhà, tất cả đều bị bắn nhiều phát đạn từ phía sau. Máu nhuộm đỏ bức tường nơi họ bị buộc phải đứng áp sát trước khi cuộc thảm sát bắt đầu.

Bảy nạn nhân được xác định là thành viên của băng cướp George “Bugs” Moran. Các nhà điều tra đổ lỗi cho băng đảng Al Capone, tuy nhiên, nhiều người cho rằng, chính cảnh sát đã sát hại nhóm cướp. Vì vậy, khớp đạn và súng là biện pháp duy nhất để có thể tìm ra sự thật trong kỳ án này.

 
Chuyên gia đạn đạo học Goddard làm việc với kính hiển vi so sánh.

Các tay súng đã để lại 70 vỏ đạn và loại vũ khí giết các nạn nhân được xác định là những khẩu tiểu liên Thomson 45 ly.

Người có thể đưa ra những khác biệt trong vụ này không ai khác chính là bác sĩ chuyên khoa tim Calvin Goddard, một chuyên gia tiên phong về đạn đạo học, từng xác nhận bằng chứng trong vụ Sacco - Vanzetti hai năm trước đó. Cùng với cộng sự Charles Waite, ông Goddard bắt đầu thu thập dữ liệu từ tất cả các nhà sản xuất súng được biết, nhằm phát triển một cơ sở dữ liệu toàn diện. Hai người đã cùng nhau sắp xếp phân loại các kết quả bắn thử với từng loại súng.

Thời điểm đó, chỉ có 12 nhà sản xuất súng cầm tay được biết đến. Goddard và Waite đã gây dựng một cơ sở dữ liệu, sau này được phát triển thành một trong những bộ sưu tập toàn diện nhất của những thông tin phá án liên quan đến súng. Waite qua đời năm 1925, nhưng Goddard vẫn tiếp tục công việc gây dựng và hoàn chỉnh hơn khoa học về đạn đạo.

Với phát minh về kính hiển vi so sánh, sử dụng những lớp gương phản chiếu và thấu kính của Philip Gravelle, hai vật thể có thể đặt bên cạnh nhau để kiểm tra so sánh. Những viên đạn cũng có thể được kiểm tra để tìm ra dấu hiệu khớp chúng với khẩu súng mà từ đó chúng đã được nhả đạn.

Do đó, sau khi 7 thi thể găm đầy đạn được tìm thấy trong một nhà kho ở Chicago vào đúng ngày Valentine năm 1929, nhiệm vụ đặt ra với các nhà điều tra là phải tìm ra vũ khí gây án.

Ông Goddard đã tới New York với tư cách một nhà điều tra độc lập. Tại đây, ông đã bắn thử từng khẩu trong số 8 khẩu súng tự động của cảnh sát Chicago rồi so sánh kết quả với các bằng chứng thu thập tại hiện trường. Không một vỏ đạn nào khớp với súng, do đó khả năng cảnh sát Chicago là thủ phạm bị loại bỏ. Điều đó cũng đồng nghĩa, một kẻ nào đó đã đóng giả cảnh sát để phạm tội.

10 tháng sau, cảnh sát đã đột kích nhà một thành viên băng đảng của trùm mafia Al Capone. Họ phát hiện hai khẩu tiểu liên và chuyển cho Goddard. Ông tiếp tục bắn thử và chứng minh chúng chính là hung khí trong vụ thảm sát. Phát hiện này đã đưa một kẻ trong nhóm sát nhân vào tù.

Vụ thảm sát hóa ra là một phần của cuộc chiến băng nhóm giữa Capone và Moran. Các nạn nhân đã bị lừa đến nhà kho và Moran lẽ ra cũng nằm trong số đó. Tuy nhiên do đến muộn, phát hiện chiếc xe cảnh sát bên ngoài nhà kho, Moran đã chuồn thẳng.

Những gì Calvin Goddard làm được đã cổ vũ hai doanh nhân, từng là thành viên bồi thẩm đoàn trong các vụ án mà ông tham gia, hỗ trợ ông thành lập phòng thí nghiệm tội phạm học độc lập đầu tiên của Mỹ tại Đại học Northwestern ở Chicago. Đạn đạo học, dấu vân tay, phân tích máu và truy lùng bằng chứng đã được “gom” về dưới một mái nhà và phòng thí nghiệm của Goddard trở thành một hình mẫu. Giới khoa học và cảnh sát đã hợp lại. Ông Goddard sau đó đã trở thành cố vấn cho Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) vào năm 1932 khi họ thành lập một phòng thí nghiệm tội phạm học tương tự. Thiết bị đầu tiên của phòng thí nghiệm này chính là một kính hiển vi so sánh.

Bạch Đàn

Phá án nhờ đạn đạo học: Kỳ III: “Giải mã” súng cầm tay

Để phát triển khoa học “giải mã” vũ khí cầm tay trong điều tra, công cụ quan trọng nhất là kính hiển vi. Những kính hiển vi thô sơ sớm nhất được phát minh vào những năm 1600, cho phép phóng đại từ 10 đến 20 lần, nhưng hình ảnh vẫn bị mờ. Phát minh ra kính hiển vi tổ hợp, với nhiều thấu kính, đã cải thiện hình ảnh khi độ phóng đại và độ nét của vật thể được tăng cường theo cấp số nhân.

Sau những năm làm thí nghiệm và sưu tập dữ liệu, các chuyên gia nhận dạng vũ khí cầm tay có thể so sánh các viên đạn và khớp chúng với một vũ khí cầm tay cụ thể; ước lượng chính xác khoảng cách bắn; phát hiện bột thuốc súng còn vương lại; khôi phục được những số serie đã bị mờ.


Một vỏ đạn được tìm thấy tại hiện trường. Ảnh: Internet

Vũ khí cầm tay ngày nay thuộc hai loại cơ bản: Cầm tay và vác vai. Với loại súng lục cầm tay, có loại bắn từng viên và bắn nhiều viên, như súng lục ổ quay và súng lục tự lên đạn. Súng vác vai thì có nòng dài, bao gồm các loại cơ bản như súng trường, súng tự động (tiểu liên) và súng săn nòng trơn. Kể từ thế kỷ 18, các loại súng được chế tạo với những đường rãnh xoắn ốc bên trong nòng súng, giống như đường ren xoáy trôn ốc của con vít. Chúng tạo thành những chóp kim loại giữa các đường rãnh. Những chóp này sẽ kẹp lấy viên đạn, giúp chúng bắn đi trong trạng thái xoay như con quay trong không khí, nhờ vậy đầu đạn bay chính xác hơn.

Phần bên trong của nòng súng là khoang nòng, và đường kính của viên đạn phải phụ thuộc vào đường kính của nòng, được đo bằng milimet. Khi một viên đạn đi qua nòng súng, vỏ kim loại của nó sẽ bị “uốn” theo khuôn bằng kim loại cứng hơn của nòng súng. Bất cứ viên đạn nào được bắn ra từ một khẩu súng sẽ đều mang những dấu vết giống nhau.

Những viên đạn được tìm thấy tại hiện trường (hoặc trong cơ thể nạn nhân) cung cấp rất nhiều thông tin, và các nhà điều tra thường tìm kiếm những bộ phận đặc trưng, như: Viên đạn (bằng chì hoặc hợp kim chì, và có thể được bọc bằng một kim loại khác); ngăn chứa bột thuốc súng; vỏ đạn, bọc lấy những thành phần trên và in dấu của nhà sản xuất cùng chỉ số đường kính; chóp kim loại mềm ở đáy vỏ đạn, chứa kíp nổ.


Khi một khẩu súng nhả đạn, nó sẽ để lại nhiều đầu mối cho các nhà điều tra. Ảnh: Internet

Khi được bóp cò, kim hỏa của súng sẽ đập vào vị trí có ngòi nổ rất nhạy. Động tác điểm hỏa này làm thuốc súng bị đốt nhanh, tạo ra áp lực cho đến khi vỏ đạn không thể chứa nổi nó. Áp lực buộc viên đạn vọt ra ngoài và vỏ đạn bật lại đằng sau. Va chạm tạo ra một dấu vết rõ ràng lên đầu đạn, còn cơ chế hút và đẩy vỏ đạn cũng để lại những dấu vết riêng. Dù những vết xước là gì thì những vỏ đạn nhặt được cũng chỉ khớp với khẩu súng bắn ra nó.

Khớp một vỏ đạn đã bật ra với một khẩu súng có thể đồng nghĩa với bắn thử khẩu súng tình nghi (nếu được tìm thấy) tại phòng lab tội phạm học. Sau đó có thể so sánh giữa vỏ đạn từ hiện trường với vỏ đạn được bắn từ khẩu súng, như các nhà khoa học đã làm trong vụ Sacco - Vanzetti.

Do viên đạn bắn thử phải được thu lại, nên khẩu súng hoặc là được hướng bắn vào một bể nước hoặc vào kim loại rất mềm hay tấm bông dày. Sau đó là công đoạn so sánh các vết xước dưới kính hiển vi. Việc này đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm để đưa ra kết luận dứt khoát cuối cùng, nhưng có thể nói rằng, một viên đạn xác định được bắn ra từ một khẩu súng xác định và chỉ từ khẩu súng đó, như kiểu vân tay là đặc điểm nhận dạng của mỗi người.

Nếu không tìm được khẩu súng, thì vẫn có một cách tiếp cận khác. Có thể nói nhiều điều về cách chế tạo một khẩu súng khi phân tích loại vỏ đạn hoặc viên đạn được tìm thấy. Hướng của các vòng xoắn chỉ ra cách mà đường rãnh trong nòng súng tạo ra đường xoay về tay trái hay tay phải khi đạn được bắn đi. Chẳng hạn, những khẩu súng của hãng Smith&Wesson có 5 rãnh xoắn về bên phải, và khẩu Colt xoay 32 ly có 6 đường xoắn về bên trái. Để có được sự xác định này, các nhà phân tích phải xem xét vỏ đạn và kiểm tra xem các cạnh của góc sọc từ chân đến mũi, và đánh dấu theo số quanh chúng. Để nói rằng hai viên đạn đều từ một khẩu súng, những biểu hiện của rãnh phải khớp cả về số lượng và góc xoắn.

Ngày nay, các phòng thí nghiệm tội phạm học có thể sử dụng phân tích của máy vi tính để đưa ra các so sánh như vậy. Các máy tính được nối mạng với các cơ sở dữ liệu quốc gia và quốc tế, tương tự như với hệ thống vân tay.

Các nhà điều tra cũng sẽ xem xét đến tầm bắn của viên đạn. Để đo khoảng cách từ họng súng tới mục tiêu, khẩu súng được bắn từ những khoảng cách khác nhau nhằm vào một mục tiêu bìa cứng dày. Người bắn sau đó kiểm tra kích thước của lỗ đạn và đường kính của phần bã thuốc súng, vì khi súng nhả đạn, những mảng thuốc súng chưa cháy sẽ bay ra khỏi nòng súng. Chúng sẽ không bay được xa, và nếu va vào một vật nào đó, sẽ để lại những vệt đường tròn đặc trưng, với kích cỡ phụ thuộc vào khoảng cách so với mục tiêu.

Một khía cạnh thú vị khác của “giải mã” vũ khí là khả năng theo dấu một số xêri đối với chủ sở hữu có đăng ký, ngay cả nếu nó đã mờ hết. Mặc dù một số tên tội phạm đã xóa nó đi để ngăn bị truy dấu, nhưng các chuyên gia vẫn có thể khôi phục.

Quá trình in dấu này thực ra là khắc sâu hơn những gì con số trên bề mặt chỉ ra, vì vậy khi những tên tội phạm không còn nhìn thấy con số, chúng tin là đã xóa được nó. Các nhà điều tra phải mài kim loại qua những vết xước sâu nhất để có được một mảnh kim loại đã được đánh bóng. Sau đó họ sẽ bôi lên một dung dịch muối đồng và axit clohydric, và làm cho khu vực nằm ngay dưới con số khắc dấu bị hòa tan với tốc độ nhanh hơn phần kim loại xung quanh nó. Ngay khi đó, dãy số (hoặc một phần của seri) sẽ hiện lên trong khoảng thời gian ngắn, đủ để chụp ảnh trước khi nó biến mất.

Bạch Đàn

Phá án nhờ đạn đạo học-Kỳ IV: Viên đạn ma thuật

Nhiều chuyên gia đã chứng kiến những đường đi kỳ cục của viên đạn, khi họ theo dấu nó từ lúc đi vào cơ thể nạn nhân cho đến khi đi ra (nếu có). Một trong những trường hợp khó lý giải nhất là đường đạn trong cơ thể Tổng thống Mỹ John F. Kennedy.

 
Tổng thống John Kennedy cùng phu nhân và vợ chồng Thống đốc bang Texas trên chiếc xe mui trần trước khi bị bắn.

Vẫn có những đường đi bất thường của viên đạn bắn ra, và nhận thức này ảnh hưởng tới nghiên cứu về đường đạn cũng như phân tích vết máu. Trong một vụ án ở Oklahoma, một tên cướp ngân hàng đã dí khẩu Magnum 357 vào sau đầu một nữ nhân chứng và nổ súng. Viên đạn đi vào hộp sọ nạn nhân, bẻ quặt, đi vòng bên trong đầu rồi bắn ra phía trước trán. Nạn nhân bất tỉnh nhưng sau được cứu sống và ra làm chứng trước tòa. Trong một vụ khác, một viên đạn 2,2 ly đã đi xuyên vào động mạch ở cổ tay, một vết thương không nguy hại, nhưng sau đó lại đi ngược một cách khó hiểu lên cánh tay và xuyên thẳng vào tim, giết chết nạn nhân.

Khi gặp những trường hợp bị thương do trúng đạn, các nhà nghiên cứu đạn đạo học phải xác định vị trí viên đạn đi vào cơ thể và nếu có thì cả nơi nó đi ra. Thường thì trên các mô của cơ thể rất khó để biết đâu là vết thương của chỗ đạn vào và đâu là chỗ đạn ra, nhưng vẫn có một số dấu hiệu phát lộ. Những lỗ đạn vào thường có bờ rất rõ. Nếu họng súng không chạm vào quần áo, lỗ đạn ở hầu hết các vật liệu sẽ nhỏ hơn viên đạn. Cũng có thể có sự xuất hiện của bột thuốc súng nếu khẩu súng bắn ở khoảng cách đủ gần.

Tất nhiên, không phải mọi viên đạn đều đi ra. Chúng có thể không có đủ lực để đi qua cơ thể hoặc bị xương cản lại, cũng có thể chúng đi đường vòng theo những cách không thể đoán trước.

 
Một mật vụ nhảy lên xe Tổng thống Kennedy khi nghe tiếng súng.
Chuyên gia giám định y khoa New York, Michael Baden, từng làm việc cho Ủy ban về các vụ ám sát của quốc hội Mỹ năm 1977, đã tuyển 8 chuyên gia làm trợ lý khi họ được giao nhiệm vụ xem xét lại các giám định pháp y trong vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy ngày 22/11/1963. Một mục tiêu được đặt ra với nhóm là phải loại bỏ những giả thuyết trái ngược rằng, nhiều tay súng đã bắn Tổng thống chứ không phải duy nhất người mà cảnh sát đã nhanh chóng bắt giữ là Lee Harvey Oswald.

Tổng thống Kennedy bị bắn tại Dallas, bang Texas, trong khi đang ngồi cùng đệ nhất phu nhân Jacqueline ở băng ghế sau của chiếc xe mui trần giữa đám đông người ủng hộ. Một viên đạn từ kẻ ám sát cũng làm bị thương Thống đốc bang Texas, John Connally, ngồi trên ghế trước. Tổng thống đang hấp hối được đưa thẳng tới bệnh viện Parkland ở Dallas và 1 giờ 30 phút sau được tuyên bố đã qua đời. Nhưng sau đó, FBI đã chuyển trái phép thi thể ông tới bệnh viện hải quân Bethesda tại Oasinhtơn D.C (trái với luật bang Texas).

Nhưng ông Baden sau này đã phát hiện ra rằng, không một bác sĩ nào tại đây được đào tạo về đạn đạo học pháp y, vì vậy họ không biết làm cách nào để xác định đường đạn trong cơ thể nạn nhân. Ngoài ra, Ủy ban Warren, được thành lập năm 1964 nhằm xua tan những tin đồn về các âm mưu liên quan đến vụ ám sát, cũng không phỏng vấn các nhà đạn đạo học có kinh nghiệm.

Khi nhóm của ông Baden xem xét kỹ hơn vụ việc, ông đã mô tả đây là một “thảm họa pháp y”. Baden cho rằng, nếu thủ tục khám nghiệm tử thi được tiến hành đúng đắn, nhiều giả thuyết về các âm mưu đã không bao giờ xuất hiện.

Hóa ra, ông James J. Humes, nhà đạn đạo học tiến hành khám nghiệm tử thi tổng thống, đã được chỉ đạo là không tiến hành một cuộc khám nghiệm đầy đủ, mà chỉ cần tìm ra viên đạn, khi đó được cho là vẫn mắc kẹt trong cơ thể nạn nhân. Nhưng dù cố gắng, Humes đã không thể tìm ra nó. Trong báo cáo sau đó của Humes, không có những mô tả y khoa và ông chủ yếu dựa trên những bức ảnh, với chất lượng rất tệ được chụp bởi một tay thợ ảnh thiếu kinh nghiệm. Humes thậm chí còn không lật xác Tổng thống để xem xét vết thương ở sau gáy, cũng không gọi điện cho bệnh viện tiếp nhận ở Dallas cho đến khi quá muộn mới phát hiện rằng, một ca phẫu thuật mở khí quản đã được tiến hành tại bệnh viện. Vị trí mở khí quản nằm ngay vết thương lối ra của viên đạn ở cổ họng, khiến Humes nhầm lẫn khi cho rằng, viên đạn đã đi ra ngoài đúng chỗ mà nó đi vào.

Ông ta cũng không cạo tóc ở xung quanh vết thương trên đầu để quan sát rõ, và vết thương được chụp ảnh khi những sợi tóc lòa xòa vướng vào. Chưa hết, Humes đã ước lượng sai vị trí của vết thương với sai số lên tới gần 10 cm. Với tất cả những lỗi đó, không thể đưa ra những kết luận chính xác về các đường đạn.

Chỉ sau 2 giờ (một khoảng thời gian quá ngắn cho khám nghiệm tử thi, nhất là trong một vụ đặc biệt nghiêm trọng như vậy), Humes đã chuẩn bị cho thủ tục ướp xác. Khi đó, do những ghi chép bị dính máu, Humes đã đốt chúng và sau khi phát hiện về những thủ tục đã được tiến hành tại Dallas, ông ta mới viết lại dựa trên những gì nhớ lại và suy luận được. Báo cáo của Humes mắc nhiều lỗi, gây bất lợi nghiêm trọng cho nhóm của Baden.

Họ đã xem xét những bức ảnh không rõ ràng, chụp hiện trường tội ác và quá trình khám nghiệm tử thi, quần áo của Tổng thống, các báo cáo khám nghiệm tử thi và phim X - quang. Baden nhanh chóng nhận ra, những người chịu trách nhiệm đã không nhận thấy sự khác biệt giữa một vết thương ở lối vào và lối ra của viên đạn, và do đó họ không thể chỉ ra đường đi của chúng hay xác định có bao nhiêu phát đạn đã được bắn.

Nhà đạn đạo học này cũng nhận thấy rằng, não của Kennedy đã biến mất, cùng với những vạt mô, vì vậy họ phải lệ thuộc vào quần áo. Nhóm đã tìm cách ghép nối thực tế là hai viên đạn đã trúng Tổng thống. Có một lỗ nhỏ trên lưng áo sơ mi và áo khoác của nạn nhân, và những lỗ ra nhỏ xuyên qua cổ áo sơ mi và cà vạt. Đó là viên đạn đã xuyên qua cổ họng Tổng thống và bắn vào Thống đốc Connally. Nó đã rơi ra khỏi chân của ông Connally khi nạn nhân đang nằm trên cáng tới bệnh viện. Viên đạn còn lại đã xuyên qua sau đầu của Kennedy và ra ngoài ở trên mắt phải của ông, đập vào kính chắn gió, rơi xuống sàn. Cả hai đều đến từ phía sau - một kết luận phản bác lại quan điểm cho rằng, một viên đạn đã bắn vào Tổng thống từ phía trước.

Bạch Đàn

Phá án nhờ đạn đạo học: Kỳ cuối: Sự khác biệt giữa sự sống và cái chết

Sau đó, nhóm của Baden đã viết bản báo cáo thứ hai trong đó có đoạn viết: “Một trong các đề xuất của chúng tôi là cần phải cải thiện công tác điều tra án mạng. Cuộc điều tra ban đầu về vụ ám sát (Tổng thống J.F.Kennedy) đã được tiến hành quá sơ sài, những người khám nghiệm tử thi không đủ trình độ và một kết quả khám nghiệm sai sót sẽ dẫn đến những lệch lạc trong điều tra”.

Ngày nay, các đường đạn thường được vẽ sơ đồ lại, được tính toán và đưa qua mô phỏng vi tính nhằm hỗ trợ tái hiện. Đây là một công cụ gây tranh cãi, nhưng cũng rất hữu ích trong những vụ phức tạp. Công cụ này dẫn đến kết quả tích cực hay tiêu cực trong các vụ án còn phụ thuộc vào trình độ phối cảnh của chuyên gia.



Jim Mitchell chỉ lĩnh án 6 năm tù nhờ thoát tội giết người có chủ ý.

Một cuốn sách và một loạt chương trình truyền hình và phim ảnh đã đề cập đến vụ anh giết em trai của Jim Mitchell đối với Artie Mitchell, hai ông trùm trong ngành công nghiệp sách báo khiêu dâm Mỹ. Chính nghiên cứu của một chuyên gia đạn đạo học đã tạo nên sự khác biệt trong kết quả xử án và khiến nó trở nên không ngừng gây tranh cãi.

Artie và Jim đã tạo dựng được một cơ nghiệp lớn trên thị trường khiêu dâm bùng nổ ở California từ đầu thập niên 1970, khi các quy định kiểm duyệt được nới lỏng. Trong gần hai thập niên, họ thu lợi nhuận khổng lồ từ phim hạng X. Hai anh em còn mở các câu lạc bộ thoát y vũ ở San Francisco và dính đến lối sống buông thả trong ma túy và sex.

Người anh Jim quyết định cai, nhưng Artie vẫn chìm đắm trong nghiện ngập, và việc cậu từ chối cai nghiện, theo lời khai sau này của Jim, đã đe dọa Jim và gia đình ông ta. Vốn quan tâm đến súng ống, Jim đã mang theo hai khẩu đến nhà em trai vào đêm mà ông quyết định phải sử dụng biện pháp rắn để buộc cậu em vào trại cai nghiện.



Anh em Jim và Artie Mitchell trở thành nhân vật chính trong một bộ phim của Hollywood.

Đó là ngày 27/2/1991, Jim đến gặp Artie và giữa họ xảy tranh cãi nặng nề. Lúc bạn gái Artie đang thét gọi tổng đài 911 thì một loạt tiếng súng vang lên. Cảnh sát ập tới và phát hiện Jim vẫn đang bàng hoàng đi lại, tay cầm một khẩu súng trường 22 ly và một khẩu súng lục ổ quay Smith&Wesson 38 ly. Artie được phát hiện trong phòng ngủ, bị bắn xuyên mắt, bụng và tay phải bởi khẩu súng trường. Anh ta đã chết. 8 vỏ đạn được tìm thấy trong phòng.

Jim bị cáo buộc tội giết người có chủ đích, nhưng ông ta khăng khăng rằng đó chỉ là hậu quả của một cuộc cãi cọ và xô xát và ông chưa bao giờ có ý định giết em.

Tuy vậy, cơ quan điều tra lại thấy rõ Jim có động cơ: ông ta muốn bán cơ nghiệp chung nhưng Artie không đồng ý. Băng ghi âm của tổng đài 911 cũng cung cấp thêm bằng chứng, trong khi tiến sĩ Harry Hollien, một chuyên gia đạn đạo học cho biết, ông đã phân lập được các phát đạn. Hollien đã sử dụng một căn phòng trong nhà mình, có kích thước tương đương, và ghi âm lại những phát đạn bắn thử. Từ thí nghiệm này, ông kết luận có bao nhiêu giây giữa mỗi phát đạn trong số 5 phát được ghi vào băng của 911. Giữa phát thứ ba và thứ tư, có một khoảng trống khoảng nửa phút. Công tố viên đã coi đây là bằng chứng của một hành động chủ ý và rõ ràng, chứ không phải hành vi được thực hiện trong cơn nóng giận bột phát hoặc chẳng may.

Sau đó, chuyên gia Lucien Haag đã chiếu một đoạn video mô phỏng vi tính về sự việc. Đây là lần đầu tiên hình ảnh hoạt họa 3D tái hiện tội ác được sử dụng trong một phiên tòa hình sự. Haag mô phỏng cả 8 phát đạn như ông tin đã xảy ra, dù chỉ có 5 tiếng súng được băng của 911 ghi lại. Cách làm này là nhằm truy dấu các đường đạn bằng cách tính toán các góc phòng và những điểm tác động nhìn từ vị trí mà Jim Mitchell đang đứng khi xả đạn. Haag đã thể hiện những đường đạn này bằng những tia laser màu đỏ.

Tuy nhiên, luật sư biện hộ đã phản đối đoạn băng bằng chứng này và chất vấn Haag liệu có những khả năng khác bên cạnh khả năng mà ông đã mô tả không. Chuyên gia này buộc phải thừa nhận rằng có một số ít khả năng khác. Đây không hoàn toàn là một khoa học chính xác, mà còn là sự thể hiện dựa trên suy đoán.

Đó là một cú đòn đối với bên công tố và nó khiến bồi thẩm đoàn có những quan điểm khác nhau. Ngày 18/2/1992, họ kết luận Mitchel chỉ có tội với tội danh giết người. Ông ta bị kết án 6 năm tù, nhưng chỉ thụ án có 3 năm.

Từ thời điểm một viên đạn lần đầu tiên được khớp với một vũ khí tới nay, công nghệ “giải mã” vật phóng chuyển động và súng cầm tay đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên một số vụ vẫn phải phụ thuộc vào việc “sáng tỏ” theo kinh nghiệm và suy đoán, bởi các viên đạn không phải bao giờ cũng “hành xử” một cách bình thường.

Bạch Đàn
Tìm Hiểu Về Sự Sống Và Cái Chết
Trần Ngọc Bảo dịch

su-song-cai-chet-contentSự sống là gì? Bản chất của cái chết là như thế nào? Đó là những câu hỏi lớn của con người, từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Thông thường, người ta quan niệm cái chết không thuộc về đời sống, nhưngthực ra, cái chết là một phần tự nhiên của sự sống. Cái chết không phải là khoảnh khắc mà là một quá trình. Tìm hiểu về sự sống và cái chết không phải để bi quan, mà chính là để sống thiết thực và có ich hơn. VHPG xin giới thiệu đến bạn đọc một cái nhìn về sự sống và cái chết theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng.
 Khi ai đó nói “Tôi đang tồn tại” thì điều này có nghĩa là gì? Theo bạn, nó có ý nghĩa gì? Người ta sẽ cho biết tên, nghề nghiệp của họ, và thậm chí nói rằng họ có một thân thể. Tôi có một cách nhìn khá buồn cười về việc này. Tôi cho rằng khi sinh ra, người ta mang đến một vũ trụ và kết nối vào vũ trụ chung. Tôi nhìn cuộc sống như một sự kết hợp-kết hợp giữa một định dạng vật lý (physical identity), đó là thân thể của mình, và mình, hay đúng hơn là tâm trí. Nếu thân thể này mà không có tâm trí ngự trị thì nó không tồn tại. Sự tách rời định dạng, hay thể xác khỏi tâm trí được gọi là chết.
Còn sự sống vận hành như thế nào? Thể xác được làm bằng những vật liệu di truyền do cha mẹ trao cho chúng ta. Đó là một căn nhà vay mượn, một phòng trọ mà chúng ta tình cờ trú ngụ.
Cơ thể được làm từ tứ đại, hay bốn yếu tố căn bản- đất, nước, gió, lửa. Thịt, xương và các tế bào thần kinhyếu tố đất. Tất cả chất lỏng trong cơ thể là yếu tố nước. Sức nóng trợ giúp các hoạt động chẳng hạn như tiêu hóayếu tố lửa. Hơi thở và sự tuần hoànyếu tố gió. Khi tứ đại cân bằng và chúng ta không có đau đớn hay nhức nhối gì thì chúng ta gọi là khỏe mạnh. Khi chúng mấtcân bằng, và có yếu tố trở nên suy yếu so với các yếu tố khác chúng ta cảm thấy khó ở hay đau đớn trong cơ thể và nó cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trí của ta.
Cái chết là sự tan rã-phân ly. Vào thời kỳ hấp hối, có thể kéo dài hàng tuần hay hàng tháng, yếu tố đầu tiên phân ly là yếu tố đất. Khi yếu tố đất suy yếu, chúng ta sẽ có hình ảnh hay ảo ảnh về nước – như thử chúng ta đang nhìn xuyên qua nước mặc dầu chẳng có nước đâu cả. Một số người có cảm giác bị nước vây bọc, mặc dù không trông thấy. Tôi đã từng nghe một bà kể chuyện khi bà nội của bà ấy sắp mất, bà lão cứ than phiền suốt mấy tuần liền là nước đang tràn vào phòng bà, ở dưới gầm giường, nhìn đâu cũng thấy –mặc dù xung quanh thật ra chẳng có chút nước nào cả. Đó là dấu hiệu đầu tiên; nó có nghĩa là yếu tố đất đang tan rã và yếu tố nước trở nên nổi bật.
Khi yếu tố nước tan rã, yếu tố lửa trở thành nổi bật và bạn thấy khói, như thử trong phòng có nhiều người hút thuốc hayđầy khói nhang. Có người khi hấp hối than vãn rằng sao trong phòng có nhiều khói quá. Bác sĩ nói, “Đừng để ý đến nó. Nó chỉ là ảo tưởng”. Đó là do yếu tố lửa chiếm ưu thế.
Khi yếu tố lửa suy yếu thì khói bị thay thế bằng những tia chớp như thử bạn ném những hòn than đỏ trong khắp không trung. Sau khi yếu tố đất, nước, lửa đã phân ly, chỉ còn yếu tố gió. Khi gió cũng tách rời bạn sẽ thấy ánh nến chập chờn – như thử có một ngọn nến đâu đó sau lưng đang chập chờn trong bóng tối. Tất cả mọi yếu tố bên ngoài đều hoàn toàn phân rã. Khi yếu tố đất biến mất, bạn không còn cử động được. Khi yếu tố nước mất đi, bạn cảm thấy môi khô. Khi yếu tố lửa tan đi, bạn cảm thấy mất dần hơi ấm. Khi yếu tố gió không còn, bạn ngừng thở và tim ngừng đập.
Sự tan rã bên trong và trạng thái trung gian
Bây giờ hệ thống bên trong bắt đầu tan rã. Vào lúc ấy cơ thể đã chết, nhưng tâm thức vẫn còn nguyên vì sự phân ly bên trong chưa xảy ra. Giọt tinh chất không thể hủy hoại, tinh cha huyết mẹ hình thành lúc giao phối bắt đầu tan rã. Khi tinh cha phân rã, bạn có cảm giác thấy ánh sáng bàng bạc như ánh trăng. Rồi màu trắng được thay bằng ánh sáng đỏ, chứng tỏ huyết mẹ cũng đã phân ly. Rồi bạn rơi vào bóng tối. Bóng tối ập đến như một cú sốc vì bạn đã mất hết các quan năng bên ngoài, rồi các quan năng bên trong, và rồi cả giọt tinh huyết. Cú sốc bị rơi vào bóng tối giống như sự ngất xỉu hay mất ý thức. Bạn cảm thấy nghẹt thở, và điều này làm bạn như muốn thoát ra khỏi cơ thể của mình. Đó là giai đoạn chết, và nó có thể rất ngắn ngủi, hoặc có thể chỉ kéo dài trong phút chốc. Đó là lúc cực kỳ tĩnh lặng mà những người có khả năng có thể vượt qua những trở ngại cuối cùng để đạt đến giác ngộ hoàn toàn. Người ta có thể thấy rõ trong giai đoạn này rằng mặc dầu tim và hơi thở đã ngừng, chúng vẫn còn trong cơ thể. Không có dấu hiệu phân hủy và da vẫn ngời sáng bình thường. Khi thức phân ly, da đột ngột trở thành xám nghét và chùn xuống xung quanh thái dương, mắt và má. Vẫn còn sự tiết dịch ở mũi và các nơi khác.
Chết là một giai đoạn nhạy cảm
Một số người muốn nghĩ rằng chết là kỳ diệu, bởi vì, cuối cùng, nói là một quá trình tự nhiên. Điều ấy có thể đúng, nhưng sự việc không luôn luôn đẹp đẽ như thế. Thời kỳ hấp hối là một thời kỳ hết sức nhạy cảm. Chúng ta đang dần tan rã, rút lui khỏi mọi giác quan, từ ngón tay, bàn tay, cánh tay, các chân. Chúng ta dần dần rút lui cho đến cuối cùng là rút khỏi hạt giốngchúng ta nhận được từ cha mẹ, rút vào điểm sâu kín nhất. Sự nhạy cảm của chúng ta tăng lên tới mức rất cao.
Tôi đã trải qua kinh nghiệm này một lần ở Delhil khi có người trao cho tôi một loại bhang mà tôi không hề biết. Bhang là một loại cần sa. Chất bhang đó có trong một loại kẹo Ấn Độ, và người ta đem ra dọn trong một bữa ăn sáng trong nhà của một thương gia. Lúc ấy có một ông bác sĩ Tây Tạng và hai vị bộ trưởng cấp cao trong chính phủ. Vị thương gia nói “Rinpoche, ngài phải dùng viên kẹo này”. Và tôi nói, “Tại sao?” Người ấy đáp, “Đó là lộc, prasad”. Nếu bạn từ chối prasad, thì cũng giống như từ chối Thượng đế vậy”. Hai vị bộ trưởng đột nhiên đứng lên rồi nói, “Ồ, vâng, vâng, chúng tôi sẽ nhận lộc sau”, và rồi cáo từ. Tôi thắc mắc không hiểu ra sao. Ông bác sĩ cũng lấy một viên, nhưng vị thương gia nói, “Đừng mời bác sĩ dùng thêm vì ông ấy phải săn sóc bệnh nhân”. Tôi không hiểu vì sao vị thương gia lại nói như thế, nhưng cứ nhận và ăn mấy viên kẹo. Kẹo rất ngon và tôi rất thích.
Một hai giờ sau đó, mọi thứ đều rất sáng rực rỡ và tôi chỉ có thể nghe từng âm thanh rất nhỏ được khuếch đại cả ngàn lần. Người khác nói chuyện trong phòng bên cứ như đang nói vào tai tôi. Sự nhạy cảm gia tăng đến độ khi có người xả nước trong toilet thì tôi nghe tiếng xả nước trong tai tôi.
Cũng như thế, sự nhạy cảm vào lúc hấp hối cũng gia tăng cả ngàn lần. Bạn lúc ấy đang rút khỏi thể xác của bạn, thế nên sự nhạy cảm tinh thần lại càng gia tăng. Có thể có sự đau đớn ghê gớm. Bạn có thể cảm thấy như bị chôn vùi dưới một lớp đất chuồi, như bạn đang ở trong một trận cuồng phong, hay đang chết đuối. Ý thức vẫn tồn tại, nhưng tinh tế đến độ các thói quen tình cảm không còn. Mặc dù các thói quen này trở thành tiềm ẩn trong lúc hấp hối, chúng có ảnh hưởng quyết định đến con đường tái sinh của bạn.
Trung ấm (bardo)
Không có chuyện người chết, chỉ có xác chết. Tâm thức của tôi, sinh ra từ cuộc đời quá khứ vẫn tồn tại trong cuộc đời hiện tại và sẽ chuyển sang cuộc đời mai sau, mà không có định dạng, và không có cả ký ức trừ khi tôi là một hành giảcông phu tu chứng cao. Định dạng không tồn tại mà không có các điểm tham chiếu về thời gian, nhãn hiệu hay tên, và các sự kiện. Vì định dạng liên tục thay đổi, tôi là ai, hay đã là ai, không có nghĩa lý gì.
Giây phút tôi tách rời khỏi cơ thể vật lý của tôi, thì cái gọi là “tôi”, vật mà tôi chỉ tay đó không còn là tôi nữa. Nó đã tách rời khỏi tôi, nó trở thành xác chết của tôi. Trước giờ phút đó, cơ thể tôi là vật quí giá nhất của tôi. Tôi nuôi dưỡng, săn sóc nó và thậm chí một chút đau đớn cũng không thể nào chịu được.
Tâm thức đi ra khỏi cơ thể vì giờ đây cơ thể không còn dùng được. Rồi sau đó bardo dẫn đến tái sinh. Nó giống như một trạm trung chuyển, hay một nhà ga để bạn đón chuyến tàu kế tiếp.
Khi ta chết, ta đi từ cuộc đời này sang trạng thái bardo và từ bardo sang kiếp tái sinh như thế nào? Cái gì đi? Cái thật sự đi là một hình thức liên tục của ta, một dạng tâm trí rất vi tế, một dạng năng lượng vi tế như không khí. Cúng ta không thể nhìn thấy nó bằng phương tiện vật lý, không thấy một hình dạng, ánh sáng thậm chí là dạng năng lượng nào. Nó quá nhỏ để có thể nắm bắt, nhỏ hơn nhiều so với nguyên tử và điện tử. Hiện nay không thể nào đo đạc nó được.
Cái tương tục đó vượt ra ngoài sự phân biệt tốt xấu: Tâm trí đang hấp hối đó trung tính và quá vi tế để nói là đức hạnh hay không đức hạnh. Đó là cái rời cơ thể và không sớm thì muộn, trong kiếp kế tiếp sẽ đảo ngược quá trình phân ly xảy ra trong giai đoạn hấp hối. Nó vận động ngược lại, và tâm thức bắt đầu tiếp nhận một hình dạng mới, sự ý thức, và cuối cùng là một địnhdạng.
Nghiệp, hay phương hướng hành động mà bạn tạo ra trở thành một dấu ấn và sẽ đồng hành với bạn. Dấu ấn này giống như một hình ảnh có kích cỡ bằng một kiếp sống co rút lạitrở thành một dấu vết cực nhỏ. Nó lại còn vi tế hơn cả ký ức và không thể nhìn thấy được. Nó được lưu trữ và nổi lên trên bề mặt khi điều kiện chín muồi.
Trong trạng thái bardo, người ta sẽ mang hình dáng như một người trưởng thành trong kiếp sau. Nhưng vào lúc ấy người ta chưa có cơ thể vật chất. Những chúng sinh ây có thể thấy nhau, nhưng chúng ta không thể thấy họ vì chúng ta có cơ thể vật chất. Đấy là chỗ như có một bức màn ngăn che.
Bản chất của bardo là bạn không hề bị hạn chế trong sự di chuyển của mình. Bạn vẫn có một cơ thể nhưng lại là tâm thể, cho nên không có sự hạn chế cử động. Bạn nghĩ đến nơi nào bạn sẽ đi đến đó và đó có thể là một chuyến đi kỳ diệu. Ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt, không ai có thể thấy hay nghe bạn. Bạn đã mất khả năng giao tiếp theo cách con người vẫn có.
Đôi khi những thân trung ấm (bardowas), hay chúng sinh trong trạng thái bardo, nghĩ rằng họ vẫn còn sống. Họ không biết rằng họ đã chết. Họ có thể thấy bạn bè và người thân khóc lóc kêu gào, và họ có thể tiến đến để an ủi, “Này, đừng khóc, đừng khóc. Có gì đâu mà khóc? ”. Nhưng họ không thấy người kia trả lời và điều này có thể làm cho họ bối rối. Họ có thể đến bàn ăn và ngồi vào vị trí thường lệ, nhưng có thể có người nào đó đang ngồi ở đó rồi. Không ai mời họ ăn và họ có thể thắc mắc, “Mình đã làm gì nhỉ? Tại sao mọi người không để ý tới mình? ”. Thân trung ấm rất nhạy cảmđời sống trong trạng thái ấy rất mong manh. Mỗi chút hoang mang cũng làm họ chết đi được và đẩy họ sang kiếp khác từ trạng thái bardo. Đây là những cái khổ trong trạng thái bardo.
Không phải ai cũng có thời gian bardo dài. Có người có bardo rất ngắn; có người lặp lại bardo đến 7 lần. Thời gian dài nhất cho một bardo là 7 ngày. Mỗi cái chết được gọi là một cái chết nhỏ. Thời gian tối đa mà mỗi người ở trong trạng thái bardo là 49 ngày. Sau 49 ngày bardowa tái sinh.
Đây là một khả năng. Có hai khả năng khác, theo truyền thống, bắt nguồn từ nghiệp thiện hay hành động của thân và tâm. Trong trường hợp đầu, bạn sẽ được những chúng sinh kỳ diệu đón tiếp và hướng dẫn đi vào một cõi nước thanh tịnh. Trong trường hợp thứ hai, có thể không ai đón tiếp bạn nhưng bạn cảm thấy như một đứa trẻ đang trở về nhà.
Hầu hết chúng ta không nhớ những gì xảy ra giữa hai kiếp sống hoặc ta là ai trong kiếp trước, nhưng những hành giả cao thâm còn nhớ được một số kinh nghiệm họ đã trải qua và kể lại.
Một số người muốn nghĩ rằng chết là kỳ diệu, bởi vì, cuối cùng, nó là một quá trình tự nhiên. Điều ấy có thể đúng, nhưng sự việc không luôn luôn đẹp đẽ như thế. Thời kỳ hấp hối là một thời kỳ hết sức nhạy cảm. Chúng ta đang dần tan rã, rút lui khỏi mọi giác quan, từ ngón tay, bàn tay, cánh tay, các chi. Chúng ta dần dần rút lui cho đến cuối cùng là rút khỏi hạt giốngchúng ta nhận được từ cha mẹ, rút vào điểm sâu kín nhất. Sự nhạy cảm của chúng ta tăng lên tới mức rất cao…
 Khả năng tái sinh chẳng lành
Chúng ta có thể có tái sinh chẳng lành. Những gì tôi học được về địa ngục từ truyền thống Phât giáo có thể làm cho các bạn lạnh xương sống. Khi tôi lên mười một, mười hai gì đó, tôi dự một buổi giảng của vị giáo thọ cao cấp của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Lim Rinpoche, ở tu viện của tôi ở Tây Tạng. Tôi còn nhớ lúc ấy tôi ngồi cạnh một cây cột nhà ngay trước mặt thầy giáo thọ khi thầy kể về địa ngục nóng, địa ngục lạnh, địa ngục có dao sắc như dao cạo, địa ngục nơi diễn ra sự tái sinh liên tiếp. Khi ấy có chừng hai ngàn người nghe. Thầy ấy nói về cõi địa ngục trong suốt ba ngày, và tôi khóc mãi. Tôi khóc suốt đêm ngày. Nước mắt tôi chan hòa một phần vì sợ rơi xuống các cõi hạ liệt đó, một phần vì thương cảm cho những chúng sinh đã sa vào những nơi ấy.
Một vị giáo thọ của tôi nói, “Con ơi, con cứ khóc, nhưng không cần phải khóc đâu”. Con cứ hình dung nỗi khổ của một củ cải Daikon, một củ cải dễ thương mọc lên trong bùn, với những chiếc lá xanh non đẹp đẽ. Đột nhiên một người làm vườn đến, nhổ nó lên, và bán cho một bà bán rau củ và rồi bà ấy lại bán cho một người làm bếp. Người này mang củ cải về nhà, ném nó vào giỏ chung với những củ cải và rau quả khác. Sauđó lại đếm và cắt gọt thành từng miếng nhỏ, nấu trong nướcsôi, rồi dọn cho con ăn, con ăn xong, tiêu hóa và thải nó ra ngoài. Đó là những đau khổ mà củ cải Daikon đã trải qua. Tôi nghe mà bật cười và ngưng khóc. Tôi cũng được biết rằng những sự việc ấy không phải do tiền địn. Chúng ta không buộc phải đi qua những cảnh giới đó, và nếu chúng ta có đến những nơi chẳng lành thì cũng không phải ở đó mãi mãi. Mỗi kiếp tái sinh đều giới hạn giữa hai cuộc sinh và tử-thậm chí ở trong cõi địa ngục cũng thế.
Có người nghĩ rằng họ đang đi trên con đường tâm linh, và họ đang ở kiếp người, kiếp sau chỉ có thể là tốt đẹp hơn. Theo Đức Phật thì không phải như thế. Cái gì làm cho tôi tái sinh làm người như bây giờ? Cái gì làm cho tôi tái sinh làm một con heo trong một xóm nhà lụp xụp ở Calcuta? Đó là do nghiệp (Karma) thiện hay ác tạo ra do thói quen của tâm trí và hành động của tôi. Ai tạo ra nghiệp xấu? Chính là tôi. Ai tạo ra nghiệp lành? Đó là tôi. Tại sao tôi lại tạo ra nghiệp ác khi biết rằng nó sẽ đem lạị cho tôi đau khổ? Tôi không thể làm khác vì đó là thói quen tình cảm của tôi. Điểm mấu chốt của vấn đềthói quen giận dữ, tham ái, sân hận- các tình cảm bất thiện.
Điều cần làm là sửa đổi thói quen tình cảm bất thiện thành các thói quen tình cảm thiện lành. Nếu chúng ta có thể làm như thế thì mỗi hành động, việc làm, nỗ lực, mỗi cử động và công việc hằng ngày sẽ trở nên thiện lành. Chúng ta sẽ không tạo ra nghiệp xấu. và nếu chúng ta làm thanh tịnh nghiệp quá khứ, chúng ta sẽ không chịu hậu quả của nó. Đó là điều chúng ta có thể làm và những gì gặt hái được sẽ rất diệu kỳ. Tôi tin điều này đúng cho mọi chúng sinh – cho dù là người Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, người theo thuyết bất khả tri, vô thần hoặc bất cứ hạng người nào. Chúng ta nên thực hiện ngay từ bây giờ để khi cái chết xảy ra vào ngày mai hay một giờ nữa, chúng ta cũng không hối tiếc.
Tái sinh
Cơn sốc có thể làm một người mất bình tĩnh hay mất cân bằng. Cũng giống như thế, sốc có thể đẩy các bạn sinh ra trong một kiếp khác, vào một cuộc tồn sinh không kiểm soát được.
Việc chuyển từ bardo sang kiếp khác được thúc đẩy bởi một tình cảm hết sức mạnh mẽ thu hút người ta đến cảnh giao hợp giữa cha mẹ của mình. Bardowa tìm những điều kiện di truyền hoàn hảo đầy hứa hẹn có thể làm nảy sinh sự sống.
Bardowa có thể di chuyển tự do, không bị cơ thể hạn chế, vượt ra ngoài các quy luật vật lý, nhưng họ bị lôi đi bởi những ý nghĩ không kiểm soát được của mình. Trong cuộc hành trình họ thấy mọi chuyện nào là chó, mèo, chim, ngựa, đàn ông, đàn bà, tất cả các sinh vật đang giao duyên, và họ bị thu hút vào những cảnh tượng đó. Bạn sẽ bị vướng mắc vào nơi nào bạn thấy điều kiện phù hợp với mình. Bạn bị lôi cuốn bởi một điều kiện nào đó vì nó có vẻ hấp dẫn đối với bạn.
trạng thái bardowa, bạn có một sự luyến ái với phái nam hoặc phái nữ- việc làm tình của họ hấp dẫn bạn. Do bạn không có một định dạng vật chất, bạn rơi vào cuộc mây mưa của họ và bị mắc kẹt trong đó do ghen tuông hoặc ghét bỏ. Tâm trí của bardowa trôi vào trong đó và bị mắc kẹt. Không thể nào thoát ra được, bardowa chết vì nổi giận và sinh ra trong một cuộc đời mới. Nếu bạn bị thu hút về chúng sinh phái nữ, bạn ghen với chúng sinh phái nam, bạn sẽ sinh ra vào nam giới; nếu bạn bị thu hút về chúng sinh phái nam, bạn ghen với chúng sinh phái nữ thì sẽ sinh ra làm thân nữ giới.
Từ quan điểm Phật giáo, các điều kiện ấy hấp dẫn đối với bạn là do nghiệp lực. Dù là do nghiệp hay không thì bạn cũng tình cờ đi qua cảnh tượng này; việc giao hợp tình cờ xảy ra, bạn tình cờ bị lôi cuốn và, do luyến ái hay ghen tuông. Bạn đến vì muốn tham gia. Nó có thể là lòng luyến ái, nó có thể là tình yêu sâu sắc. Nó có thể là sự giận dữ hay lòng tự trọng hay tự quyét. Những tình cảm có thể là xấu hoặc tốt, đúng hoặc sai, nhưng chúng rất mạnh mẽ. Những cảm xúc mạnh mẽ gây ra sự chuyển dịch từ trạng thái bardo sang tái sinh.
Theo tôi, sự thụ tinh xảy ra là khi tâm trí kết nối với các điều kiện di truyền có thể mang đến sự sinh tồntăng trưởng. Khi tinh trùng đến được trứng thì thức cũng đi vào. Đó là một hệ thống tương tức-các điều kiệnhoàn cảnh tạo thành một định dạng. Tinh trùng và trứng kết hợp với nhau trên bình diện vật chất, phát sinh ra nào là các chi, mắt , mũi,não, hóa chất, chứcnăng, vẻ đẹp, chất lỏng, không khí,năng lượng. Nó như thử bạn đã di chuyển đến một căn hộ mới- đó cũng là bạn, trong một khung cảnh khác, nhưng phong cách vẫn là như cũ. Có những đặc điểm mà bạn mang theo từ kiếp này sang kiếp khác vì mỗi cá nhân có môt phong cách. Phong cách ấy khó mà nhận ra, bởi vì mặc dầu phong cách sốnghoạt động có thể giống nhưng bạn trông rất khác, bạn đang ở trong một căn hộ mới và một cuộc đời mới.
Vô thường
Tất cả chúng ta ai cũng có ý nghĩ: “Ngày hôm nay mình sẽ không chết”. Mọi người đều nghĩ như thế, kể cả những người trên giường bệnh sắp chết đến nơi. Chúng ta viếng thăm một người nào đó ở bệnh viện. Chúng ta biết rằng người ấy sắp chết. Họ cũng biết, nhưng họ vẫn nói về những việc họ định làm trong tuần tới. Hãy nhớ điều này. Nó rất quan trọng, vì sao? Mọi sự rắc rối đều đến một cách bất ngờ, đặc biệt là cái chết. Bạn đi đến bác sĩbác sĩ nói, “Ông khỏe mà”. Bạn leo lên xe đi và rồi gặp tai nạn chết. Chuyện đó có thể xảy ra.
Điều này nhắc nhở người ta rằng cuộc sống thật kỳ diệu nhưng cũng có những hạn chế. Trước khi các hạn chế ấy phát huy tác dụng, thì hãy làm những điều bạn muốn thành tựu. Hãy làm điều gì đó trong khi còn có thể, Ngay bây giờ mọi chuyện đều tuyệt diệu, đẹp đẽ, thú vị, nhưng tình trạng yên vui ấy chỉ là tạm thời. Nó có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Cái gì cũng có thể trục trặc bất cứ lúc nào.
Câu chuyện về cái chết hoặc vô thường không cốt làm cho bạn sợ hãi. Mục đích là làm cho bạn có tình thương đối với chình mình. Và thực hiện chuyến hành trình tốt đẹp.
(Trích Good life – Good death, Gehlek Rinpoche)
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 34

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét