KÝ ỨC CHÓI LỌI 105/f
-Chiến tranh ai cũng ghét, nhưng nhiều khi chúng ta buộc phải cầm súng vì không còn cách nào khác!
-Cuộc sống là vô giá. Không ai đổi cuộc sống lấy anh hùng mà chỉ thành anh hùng khi bảo vệ cuộc sống!
-Những Dòng Sông
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Từ năm 1970 đến 1972, hơn 10.000 sinh viên các trường đại học ở Hà
Nội lên đường nhập ngũ, hình thành nên một thế hệ sinh viên thủ đô xếp
bút nghiên lên đường chiến đấu. Nhập ngũ đông nhất là sinh viên các
trường Bách khoa, Tổng hợp, Nông nghiệp, Xây dựng, Kinh tế kế hoạch (nay
là Kinh tế quốc dân). Có nhiều người mới học xong năm thứ nhất, nhưng
cũng có người sắp tốt nghiệp, chuẩn bị đi tu nghiệp nước ngoài.
Đợt tuyển quân đông nhất là vào năm 1971. Hàng nghìn sinh viên bước vào năm học mới cũng là lúc nhận được giấy báo nhập ngũ. Ngày 6/9/1971, lễ xuất quân diễn ra ngay tại sân nhiều trường đại học, có bạn bè, thầy cô đưa tiễn. Những anh lính sinh viên tinh nghịch bắt bạn bè phải gọi là chú bộ đội. Những khuôn mặt thư sinh, mặc nguyên áo trắng lên đường tòng quân.
Toàn bộ sinh viên nhập ngũ đợt tháng 9/1971 được đưa lên huấn luyện tại vùng đồi núi thuộc tỉnh Hà Bắc (cũ). Ở đây, họ được học về chiến thuật, chiến lược, kỹ thuật sử dụng vũ khí và tác chiến. Mỗi đêm các tân binh phải đeo đến 20 kg đất đựng trong sọt tre mà đi, chạy để rèn sức dẻo dai cho chuyến hành quân bộ vào miền Nam.
Cuối đợt huấn luyện, sau khi phân loại là sinh viên trường nào, họ được xếp vào binh chủng cho phù hợp: Bách khoa thì vào pháo binh, thông tin; y thì vào quân y; mỏ địa chất vào công binh; kinh tế, tổng hợp vào bộ binh… Nhưng phần đông sinh viên được biên chế vào các đơn vị chiến đấu như các trung đoàn 95, 101, 18 của Sư đoàn 325; 338; 308, trực tiếp tham chiến ở mặt trận Bình - Trị - Thiên.
Đầu năm 1972, chuyến tàu chở bộ đội, chủ yếu là tân binh sinh viên đi thẳng từ ga Kép (Bắc Giang) đến ga Vinh để từ đây hành quân vào chiến trường. Nhiều cựu sinh viên kể lại, khi tàu đi qua ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội ngày nay), những lá thư từ các toa được thả xuống trắng đường. Ngoài bì thư chỉ ghi vội dòng chữ Nhờ ai nhặt được thư này chuyển đến giúp số nhà... Hẹn trở về, Hà Nội mến yêu hay Đi B, ngày…
"Ngày chúng tôi lên đường, trong chiếc ba lô ngoài quân tư trang thì
nhiều người còn đem theo một vài cuốn sách, sách tiếng Nga, giáo trình
cơ khí, sổ tay làm nhật ký… Ai cũng hy vọng có ngày trở về để được tiếp
tục đi học", ông Nguyễn Dũng, cựu sinh viên Đại học Bách khoa nhập ngũ
năm 1971 kể lại.
Dọc đường hành quân từ Hà Nội vào miền Nam, những cánh thư của nhiều người vẫn đều đặn gửi về cho thầy cô, bạn bè ở trường đại học. Sau giờ chiến đấu, họ còn tranh thủ viết nhật ký chiến trường. Sự ác liệt của cuộc chiến được ghi lại trong những bài thơ liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, sinh viên Đại học Tổng hợp gửi người bạn gái Như Anh: Đêm trắng trong là đêm của em/ Đêm thành phố và sao trời lẫn lộn/ Đêm của anh xếp kín đầy bom đạn/ Pháo sáng chập chờn trộn trạo với sao sa…
Lớp lính sinh viên ấy có mặt trên khắp trận tuyến, từ Thành cổ Quảng Trị đến chiến trường Đông Nam Bộ, tham gia giải phóng Buôn Mê Thuột, ở Sài Gòn vào ngày 30/4/1975. Trong hơn 10.000 sinh viên lên đường thì hơn một nửa hy sinh tại các mặt trận phía Nam, trên đất Lào, nhưng nhiều nhất là trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972. Có người ngã xuống ở cửa ngõ Sài Gòn như liệt sĩ Nguyễn Văn Tư (sinh viên Bách khoa), hy sinh lúc 10h sáng 30/4/1975, cách giờ phút thống nhất chưa đầy hai tiếng.
Sau ngày thống nhất, những người lính sinh viên lại trở về giảng đường, tiếp tục đi học. Nhiều người mang thương tật chiến tranh, di chứng của những trận sốt rét rừng. Rất nhiều trong số đó trở thành nhà khoa học, giáo sư, cán bộ chủ chốt của các trường đại học, tướng lĩnh quân đội, nhà thơ, nhà văn. Một số người giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước như ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; ông Nguyễn Quốc Triệu, nguyên Bộ trưởng Y tế...
Trong buổi gặp mặt truyền thống của sinh viên lên đường chiến đấu tại Hà Nội ngày 25/4, ông Ngô Quang Năng, cựu sinh viên Đại học Nông nghiệp, chia sẻ: Những sinh viên lên đường nhập ngũ hầu hết rất giỏi mới thi đỗ vào các trường đại học. Ngày ấy rời giảng đường, chúng tôi đều nuối tiếc. Ai chẳng muốn được đi học, được trở thành bác sĩ, kỹ sư, thầy giáo. Nhưng đất nước có chiến tranh, cầm súng là bổn phận, cũng là vì danh dự của một thế hệ, một lớp người".
Sinh thời, cố nhà giáo Hoàng Xuân Tùy, nguyên Thứ trưởng Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, nguyên Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội
từng đề cập đến việc Nhà nước cần có một hình thức động viên, khen
thưởng nào đó đối với lớp sinh viên đại học xếp bút nghiên lên đường
chiến đấu. Ông cũng hy vọng các trường có thể tổng hợp danh sách sinh
viên ra trận qua các năm và số liệt sĩ hy sinh thời kỳ đó.
Nhưng đến nay ước nguyện của người thầy đối với học trò vẫn chưa làm được. Để tưởng nhớ bạn học, đồng đội, nhiều cựu sinh viên các trường đóng góp xây nên các tượng đài, đài kỷ niệm sinh viên lên đường bảo vệ tổ quốc trong khuôn viên các trường Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế quốc dân...
Nói về lớp sinh viên ngày ấy, cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: "Tổ quốc ghi công lớp lớp thầy giáo, sinh viên đã xếp bút nghiên lên đường chiến đấu và đóng góp xứng đáng vào chiến thắng của dân tộc. Tinh thần yêu nước mãi mãi là ngọn lửa soi sáng các thế hệ thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp phát triển đất nước trở thành quốc gia giàu mạnh, hòa bình và hạnh phúc".
(An ninh quốc phòng) - Bạn bè mình gửi cho bài viết này. Bài viết của một người lính vào sinh ra tử ở chiến trường những năm chiến tranh khốc liệt. Câu chuyện rất thật và rất đau đớn, khiến mình đọc mà cứ nghẹn cổ. Chiến tranh là vậy, xương máu, chết chóc, những hy sinh và những nhầm lẫn…, tất cả đều có thể xảy ra.
Người lính Trần Xuân Trà viết lại một câu chuyện đau lòng này, hẳn để dịu lại những xa xót của vết thương chiến tranh trong chính tâm khảm anh, khi anh nhớ lại những đồng đội không may mắn, trong đó có người bạn thân của anh.
BBT xin được chia sẻ, và đăng bài viết này, như nén tâm nhang thành kính thắp cho những người lính đã ngã xuống!

Tôi và Đà cùng nhập ngũ một ngày từ Trường cấp 3 của huyện, chúng tôi
cùng xã nhưng Đà học lớp khác. Chúng tôi thân nhau từ sau ngày nhập ngũ
do có cùng hoàn cảnh: mẹ mất sớm và ở với mẹ kế. Những khổ đau và tủi
nhục cả thể xác và tâm hồn chỉ những người trong cuộc mới thấu hiểu. Vì
thế chúng tôi tự nhiên gắn kết với nhau và chẳng giấu nhau điều gì, luôn
lo lắng cho nhau nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh nay còn, mai mất.
Chúng tôi vào chiến trường Bình-Trị-Thiên cuối năm 1970 và chuẩn bị đạn gạo cho các trận đánh năm 1971 tại Thừa Thiên. Đột xuất, đối phương tấn công các căn cứ hậu cần tiếp viện cho toàn miền Nam dọc đường 9 – Nam Lào gọi là cuộc hành quân Lam Sơn 719, chúng tôi bị điều gấp ra tham gia chiến dịch. Sau khi kết thúc chiến dịch, đơn vị chúng tôi được ra Bắc củng cố, đóng quân và huấn luyện ở Khu rừng già miền Tây tỉnh Quảng Bình. Bốn tháng trời huấn luyện vất vả, đơn vị được hành quân dã ngoại xuống đồng bằng bắn đạn thật ở xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Thật không may tôi bị sốt rét không đi được phải ở lại trông hậu cứ.
Không biết tình quân dân như cá với nước thế nào hết đợt dã ngoại trở về Đà vui vẻ hẳn lên. Tối hôm đó cùng ngủ một hầm Đà vui vẻ tâm sự “đã yêu một cô gái Lệ thủy” và kể hết cho tôi nghe diễn biến cuộc tình và cả cảm giác ngọt ngào của tình yêu đầu đời giữa anh lính trận và cô thôn nữ. Tôi chỉ là anh lính tò te chỉ hình dung tình yêu qua sách vở, nhưng tôi cũng mừng cho bạn đã có người để thương để nhớ. Nhưng không ngờ đó là mối tình đầu tiên và cũng là cuối cùng của anh bạn tôi.
Tết Nhâm Tý 1972, tranh thủ mấy ngày ngừng bắn giữa hai bên để đón xuân, đơn vị tôi lại cấp tốc vượt Trường Sơn vào lại chiến trường. Mặc dù sau 8 tháng sống ở hậu phương, sức khỏe chúng tôi có khá hơn phần nào, nhưng bọn lính học trò chúng tôi phải mang vác súng đạn quá nhiều nên vô cùng mệt mỏi. Ngoài quân tư trang không tính, mỗi người thấp nhất cũng phải mang theo 15 ngày gạo ăn trên 10 kg, lại 2 quả lựu đạn, cuốc xẻng và nặng nhất là súng 12ly7, các bộ phận tháo ra vác vai mỗi người từ 20-30 kg.
Đường lại cắt rừng mà đi, nên khó khăn vô cùng, có những cái dốc phải leo 4-5 tiếng mới tới đỉnh. Tôi và Đà là những người yếu trong đơn vị thường về tới tập kết sau cùng, có lúc đi sườn núi bị ngã, mảnh súng 12ly7 đập vào chân suýt gẫy, đau điếng và tôi đã bật khóc như đứa trẻ và hình dung lúc này ở hậu phương mọi người đang xum họp, chúc tết, vui xuân.
Cuộc tấn công tỉnh Quảng Trị bắt đầu nổ súng đầu tháng 3/1972. Sau mấy ngày nổ súng chúng tôi đã bóc xong tuyến phòng thủ bên ngoài của đối phương. Thị trấn Đông Hà, cảng Cửa Việt và Thị trấn Cùa được giải phóng, chúng tôi lại gấp rút chuẩn bị cho tấn công đợt 2 giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị.
Xác định cuộc chiến sẽ vô cùng cam go ác liệt, nên mặt trận bổ sung cho hướng chúng tôi một đơn vị xe tăng gồm 7 chiếc T34. Xe tăng được chở trên tầu hỏa vào đến Vinh rồi tự hành quân vào Quảng Trị. Xe tăng T34 do Liên xô chế tạo có khả năng lội nước, nhưng chỉ để vượt sông suối với cự ly vài ba trăm mét.
(An ninh quốc phòng) - Bạn bè mình gửi cho bài viết này. Bài viết của một người lính vào sinh ra tử ở chiến trường những năm chiến tranh khốc liệt. Câu chuyện rất thật và rất đau đớn, khiến mình đọc mà cứ nghẹn cổ. Chiến tranh là vậy, xương máu, chết chóc, những hy sinh và những nhầm lẫn…, tất cả đều có thể xảy ra.
Người lính Trần Xuân Trà viết lại một câu chuyện đau lòng này, hẳn để dịu lại những xa xót của vết thương chiến tranh trong chính tâm khảm anh, khi anh nhớ lại những đồng đội không may mắn, trong đó có người bạn thân của anh.
BBT xin được chia sẻ, và đăng bài viết này, như nén tâm nhang thành kính thắp cho những người lính đã ngã xuống!

Tôi và Đà cùng nhập ngũ một ngày từ Trường cấp 3 của huyện, chúng tôi
cùng xã nhưng Đà học lớp khác. Chúng tôi thân nhau từ sau ngày nhập ngũ
do có cùng hoàn cảnh: mẹ mất sớm và ở với mẹ kế. Những khổ đau và tủi
nhục cả thể xác và tâm hồn chỉ những người trong cuộc mới thấu hiểu. Vì
thế chúng tôi tự nhiên gắn kết với nhau và chẳng giấu nhau điều gì, luôn
lo lắng cho nhau nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh nay còn, mai mất.
Chúng tôi vào chiến trường Bình-Trị-Thiên cuối năm 1970 và chuẩn bị đạn gạo cho các trận đánh năm 1971 tại Thừa Thiên. Đột xuất, đối phương tấn công các căn cứ hậu cần tiếp viện cho toàn miền Nam dọc đường 9 – Nam Lào gọi là cuộc hành quân Lam Sơn 719, chúng tôi bị điều gấp ra tham gia chiến dịch. Sau khi kết thúc chiến dịch, đơn vị chúng tôi được ra Bắc củng cố, đóng quân và huấn luyện ở Khu rừng già miền Tây tỉnh Quảng Bình. Bốn tháng trời huấn luyện vất vả, đơn vị được hành quân dã ngoại xuống đồng bằng bắn đạn thật ở xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Thật không may tôi bị sốt rét không đi được phải ở lại trông hậu cứ.
Không biết tình quân dân như cá với nước thế nào hết đợt dã ngoại trở về Đà vui vẻ hẳn lên. Tối hôm đó cùng ngủ một hầm Đà vui vẻ tâm sự “đã yêu một cô gái Lệ thủy” và kể hết cho tôi nghe diễn biến cuộc tình và cả cảm giác ngọt ngào của tình yêu đầu đời giữa anh lính trận và cô thôn nữ. Tôi chỉ là anh lính tò te chỉ hình dung tình yêu qua sách vở, nhưng tôi cũng mừng cho bạn đã có người để thương để nhớ. Nhưng không ngờ đó là mối tình đầu tiên và cũng là cuối cùng của anh bạn tôi.
Tết Nhâm Tý 1972, tranh thủ mấy ngày ngừng bắn giữa hai bên để đón xuân, đơn vị tôi lại cấp tốc vượt Trường Sơn vào lại chiến trường. Mặc dù sau 8 tháng sống ở hậu phương, sức khỏe chúng tôi có khá hơn phần nào, nhưng bọn lính học trò chúng tôi phải mang vác súng đạn quá nhiều nên vô cùng mệt mỏi. Ngoài quân tư trang không tính, mỗi người thấp nhất cũng phải mang theo 15 ngày gạo ăn trên 10 kg, lại 2 quả lựu đạn, cuốc xẻng và nặng nhất là súng 12ly7, các bộ phận tháo ra vác vai mỗi người từ 20-30 kg.
Đường lại cắt rừng mà đi, nên khó khăn vô cùng, có những cái dốc phải leo 4-5 tiếng mới tới đỉnh. Tôi và Đà là những người yếu trong đơn vị thường về tới tập kết sau cùng, có lúc đi sườn núi bị ngã, mảnh súng 12ly7 đập vào chân suýt gẫy, đau điếng và tôi đã bật khóc như đứa trẻ và hình dung lúc này ở hậu phương mọi người đang xum họp, chúc tết, vui xuân.
Cuộc tấn công tỉnh Quảng Trị bắt đầu nổ súng đầu tháng 3/1972. Sau mấy ngày nổ súng chúng tôi đã bóc xong tuyến phòng thủ bên ngoài của đối phương. Thị trấn Đông Hà, cảng Cửa Việt và Thị trấn Cùa được giải phóng, chúng tôi lại gấp rút chuẩn bị cho tấn công đợt 2 giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị.
Xác định cuộc chiến sẽ vô cùng cam go ác liệt, nên mặt trận bổ sung cho hướng chúng tôi một đơn vị xe tăng gồm 7 chiếc T34. Xe tăng được chở trên tầu hỏa vào đến Vinh rồi tự hành quân vào Quảng Trị. Xe tăng T34 do Liên xô chế tạo có khả năng lội nước, nhưng chỉ để vượt sông suối với cự ly vài ba trăm mét.

Các chiến sĩ Phân đội 8, Đại đội 4 vượt sông Thạch Hãn tham gia trận chiến tại Thành Cổ – Quảng Trị
Do điều kiện chiến trường Việt nam, đoàn xe tăng nói trên phải hành
quân khá dài từ Vinh vào Quảng Trị, điều kiện bảo dưỡng kỹ thuật kém, có
lúc lại phải bơi dọc sông Ba Lòng hàng chục km xuống để đảm bảo bí mật
bất ngờ. Vì vậy, hai chiếc bị trục trặc kỹ thuật và chìm trên sông Ba
Lòng, còn lại 5 chiếc. Quân số cũng hao hụt do ốm đau, bị thương nhập
viện hoặc trở lại hậu phương.
Quân số thiếu, đơn vị xe tăng xin bổ sung nhân lực để ngồi trên tháp pháo xe tăng bắn súng 12ly7 và Trung đoàn đã quyết định rút một số người của đơn vị chúng tôi tăng cường cho xe tăng. Ngày định mệnh đến với chúng tôi khá đột ngột, buổi sáng như thường lệ chúng tôi tập trung bên bờ suối để triển khai nhiệm vụ chiến đấu, anh Trung đội trưởng thông báo hiện trên đang cần mấy đồng chí của trung đội ta sang làm nhiệm vụ bắn 12ly7 trên xe tăng, đồng chí nào xung phong thì ưu tiên, nếu không thì chúng tôi sẽ cử. Trung đội trưởng vừa dứt lời Đà xung phong ngay.
Tôi hơi choáng và kéo Đà ra bìa rừng nói nhỏ: “Cậu suy nghĩ kỹ chưa, theo mình chưa chắc như vậy đâu, khéo không ăn quả lừa. Với lại đi hướng ấy ác liệt lắm đấy, cậu phải cẩn thận”. Đà chỉ kịp trả lời: “Tớ xin sang xe tăng đây, hành quân được ngồi xe đỡ vất vả, ở đơn vị mình mang vác cực lắm”. Cuộc chia tay diễn ra ngắn ngủi. Đà cùng số anh em nhập vào đơn vị xe tăng lên đường chiến đấu.
Quảng Trị tháng 4 năm 1972 đúng là mùa hè đỏ lửa theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Cái nóng hầm hập thiêu đốt mặt đất cộng với tiếng pháo chát chúa của cả hai phía dồn dập trút xuống mảnh đất đau thương này. Cây cỏ và con người oằn mình dưới mưa bom bão đạn của B52, pháo hạm, mặt đất lúc nào cũng rung lên như muốn hủy diệt mọi sự sống nơi đây. Trận địa chúng tôi nấp dưới rặng tre bờ sông Nhùng, con sông không lớn, nhưng nước đục ngầu do bom đạn và xác lính nổi đặc mặt nước.
Những cái xác cởi trần đã trương phình, quần đùi đỏ quần đùi hoa dập dờn bốc mùi hôi thối. Nước ăn không có chúng tôi phải đào các giếng nước to bằng chiếc mũ sắt cạnh bờ sông, cách các xác người chừng nửa mét để lấy nước ăn. Còn người cả 2-3 tuần không tắm, ghét đầy người nếu dùng ngón tay cái miết từ khuỷu tay đến cổ tay là được hòn bi bằng ghét ngửi toàn mùi người chết không biết do mồ hôi hay do ăn nước sông đầy xác chết.

Ngoài kia là Quốc lộ 1. Dòng người, dòng xe ô tô của đối phương và
dân di tản chạy vào Huế dài vô tận, cầu vào TP Huế đã bị đánh sập, nên
người và xe dồn ứ lại dài hàng chục km. Khung cảnh hỗn loạn như ngày tận
thế, bom rơi, đạn nổ xe cháy, người chết. Rồi con nhỏ lạc cha, vợ lạc
chồng kêu khóc inh ỏi một vùng. Trời nắng như đổ lửa, cả lính, cả dân
chui vào tránh nắng trong các gầm xe, lại bị trúng đạn B40, B41 cả người
cả xe cháy đen thui co quắp, gặp nắng nóng trở nên vô cùng nhầy nhụa và
hôi thối. Khi hành quân qua, tôi không dám nhìn ngang để khỏi phải
chứng kiến những hình ảnh ghê rợn này của chiến tranh. Ôi chiến tranh
thật đáng nguyền rủa!
Bờ biển Hải Lăng hẹp nhưng chạy dài, nước biển trong xanh hơi sâu, bờ cát trắng thoai thoải, thỉnh thoảng lại xuất hiện các cồn cát, lưa thưa vài rặng phi lao nhưng xác xơ vì nóng và bom đạn. Đoàn xe tăng của đơn vị chúng tôi xuất kích tầm 4 giờ 30 sáng, có nhiệm vụ truy kích đối phương tháo chạy theo dọc bờ biển. Chiếc đi đầu có cả Trung đoàn phó và vài phóng viên mặt trận. Xe vừa đi được một đoạn vượt lên rìa một cồn cát thì bị tụt xích phải dừng lại nhường đường cho chiếc thứ 2 lao lên. Chiếc xe thứ 2 tăng tốc ra khỏi chân cồn cát thì một vệt sáng lòa kèm theo tiếng nổ lớn của hỏa tiễn chống tăng được phóng ra. Chiếc xe khựng lại và bốc cháy dữ dội 3 chiếc còn lại triển khai đội hình thành mũi tên và thi nhau rót hỏa lực về phía đối phương. Trận đánh ác liệt bắt đầu mờ sáng 30/4/1972.
Đau lòng thay, các chiến sĩ xe tăng trong đó có bạn tôi đâu biết rằng đối phương mà các anh đang nhả đạn lại là các đồng đội bộ binh của Trung đoàn 8 cùng sư đoàn. Do công tác hợp đồng tác chiến kém cỏi mà để hai đơn vị cùng sư đoàn choảng nhau 30 phút đồng hồ. Khi trời sáng dần, hai bên nhận ra nhau thì thiệt hại vô cùng lớn: những chiếc xe tăng vô cùng quý giá nâng niu gìn giữ từ ngoài Bắc vào trở thành sắt vụn trừ chiếc tụt xích. Anh em trên xe tăng hầu hết đã hy sinh. Phía đơn vị bộ binh trung đoàn 8 cũng tổn thất nặng nề. Để bắn hạ được 4 chiếc xe tăng hung dữ và gan dạ ấy người ta đã phải đánh đổi cả trung đội bộ binh. Bãi biển trống trải, phía bộ binh cứ triển khai được hỏa lực là bị lộ, lập tức bị xe tăng tiêu diệt.
Cồn cát nhấp nhô làm khuất tầm bắn, cánh bộ binh nhanh chóng khiêng khấu DKZ 82 lên cồn cát để bắn vỗ mặt tốp xe tăng, nhưng lập tức bị phát hiện, xe tăng chỉnh pháo bắn bay cả cụm, xác người lẫn vũ khí bay lên không trung và rơi lả tả. Sau này tôi được nghe những người sống sót kể lại thật đau lòng: Phía bộ binh nói với nhau: “Xe tăng bọn nào mà gan dạ thế, hôm qua gặp xe tăng ngụy bắn cháy 1 chiếc là chúng bỏ xe chạy, hôm nay chúng chiến đấu đến chiếc xe tăng cuối cùng“. Trên xe tăng cũng tương tự các chiến sĩ vừa nhả đạn vừa hỏi nhau: “Bọn lính bộ binh của sư ngụy nào mà can đảm thế, chiều qua gặp địch chỉ bắn một loạt pháo là chúng chạy như vịt, hôm nay chúng đánh trả đến cùng”

Các bạn ơi! Thật không có từ nào diễn tả được sự đau đớn tận cùng,
khi hai phía của trận đánh nhận ra nhau vừa khóc vừa đi làm tử sĩ, những
con người hốc hác, mệt mỏi quần áo, tóc tai cháy xém, nước mắt chảy dài
khi khiêng xác đồng đội đi chôn. Những thân hình cháy đen xương thịt
hòa lẫn vào nhau, không còn nhận dạng được ai. Bỗng nhiên văng vẳng bên
tai tôi một đoạn trong bài hát “Năm anh em trên một chiếc xe tăng” của
nhạc sĩ Doãn Nho: “… Khi lên xe không còn tên riêng nữa”.
Vẫn biết cuộc sống là vô thường, là sắc sắc không không. Vẫn biết chiến tranh là chết chóc, tang thương. Vẫn biết chỉ có chiến tranh người ta bắn giết lẫn nhau mà không cần truy cứu trách nhiệm. Nhưng đối với tôi cái chết của các anh là vô cùng tức tưởi vì oan uổng. Trận đánh đã qua đi 44 năm, không ai nhắc đến các anh trong sử sách. Ngay cả những cuộc hội thảo người ta chỉ chăm chăm tranh công đổ lỗi. Nhắc đến các anh làm gì? Vì nó là vết nhơ của những người cầm quân.
Bốn tư năm các anh đã nằm lại nơi đây, tuy không ấm áp bằng quê nhà, nhưng có biển xanh, cát trắng, nắng vàng lại có dãy Trường Sơn sừng sững để tựa lưng về phong thủy cũng là nơi có thể an giấc ngàn thu.
Đối với chúng tôi, những người may mắn trở về. Nhiều anh em vô cùng vất vả vì bệnh tật, vì mưu sinh miếng cơm, manh áo. Riêng tôi và một số anh em may mắn hơn có công ăn việc làm vì vậy phần nào vất vả cũng được vơi đi ít nhiều.
Tuy nhiên, trong góc khuất của tâm hồn, trận đánh oan nghiệt của các anh mờ sáng ngày 30/4/1972 trên bãi biển huyện Hải Lăng và các Liệt sĩ – bạn bè tôi như những oan hồn vẫn còn đâu đó trong những giấc ngủ chập chờn nửa mơ nửa thực hàng chục năm trời (bên Mỹ họ gọi là Hội chứng chiến tranh). Điều này đã thôi thúc tôi ghi chép lại một cái gì đó một cách chân thực, dù muộn mằn nhưng cũng là một nén hương thành kính dâng lên ngày giỗ trận của các anh.

Biết đâu sau này lũ con cháu tôi lục lại đống giấy vụn của người quá
cố chúng có thể đọc, may ra chúng có thể hiểu thêm những thời khắc
nghiệt ngã mà ông cha chúng đã trải qua. Mà chắc gì chúng đã đọc, mấy
lời ghi chép lộn xộn, không đầu không cuối chưa thoát khỏi lỗi chính tả
bài tập làm văn của ông học sinh già lẩm cẩm.
Ở đâu đó bên bãi biển Hải Lăng, bạn Đà của tôi đã nằm lại? Với mối tình đầu tiên năm xưa, cũng là mối tình cuối – của một người lính…
Hải Dương tháng 4/2016.
Trần Xuân Trà
Do điều kiện chiến trường Việt nam, đoàn xe tăng nói trên phải hành
quân khá dài từ Vinh vào Quảng Trị, điều kiện bảo dưỡng kỹ thuật kém, có
lúc lại phải bơi dọc sông Ba Lòng hàng chục km xuống để đảm bảo bí mật
bất ngờ. Vì vậy, hai chiếc bị trục trặc kỹ thuật và chìm trên sông Ba
Lòng, còn lại 5 chiếc. Quân số cũng hao hụt do ốm đau, bị thương nhập
viện hoặc trở lại hậu phương.
Quân số thiếu, đơn vị xe tăng xin bổ sung nhân lực để ngồi trên tháp pháo xe tăng bắn súng 12ly7 và Trung đoàn đã quyết định rút một số người của đơn vị chúng tôi tăng cường cho xe tăng. Ngày định mệnh đến với chúng tôi khá đột ngột, buổi sáng như thường lệ chúng tôi tập trung bên bờ suối để triển khai nhiệm vụ chiến đấu, anh Trung đội trưởng thông báo hiện trên đang cần mấy đồng chí của trung đội ta sang làm nhiệm vụ bắn 12ly7 trên xe tăng, đồng chí nào xung phong thì ưu tiên, nếu không thì chúng tôi sẽ cử. Trung đội trưởng vừa dứt lời Đà xung phong ngay.
Tôi hơi choáng và kéo Đà ra bìa rừng nói nhỏ: “Cậu suy nghĩ kỹ chưa, theo mình chưa chắc như vậy đâu, khéo không ăn quả lừa. Với lại đi hướng ấy ác liệt lắm đấy, cậu phải cẩn thận”. Đà chỉ kịp trả lời: “Tớ xin sang xe tăng đây, hành quân được ngồi xe đỡ vất vả, ở đơn vị mình mang vác cực lắm”. Cuộc chia tay diễn ra ngắn ngủi. Đà cùng số anh em nhập vào đơn vị xe tăng lên đường chiến đấu.
Quảng Trị tháng 4 năm 1972 đúng là mùa hè đỏ lửa theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Cái nóng hầm hập thiêu đốt mặt đất cộng với tiếng pháo chát chúa của cả hai phía dồn dập trút xuống mảnh đất đau thương này. Cây cỏ và con người oằn mình dưới mưa bom bão đạn của B52, pháo hạm, mặt đất lúc nào cũng rung lên như muốn hủy diệt mọi sự sống nơi đây. Trận địa chúng tôi nấp dưới rặng tre bờ sông Nhùng, con sông không lớn, nhưng nước đục ngầu do bom đạn và xác lính nổi đặc mặt nước.
Những cái xác cởi trần đã trương phình, quần đùi đỏ quần đùi hoa dập dờn bốc mùi hôi thối. Nước ăn không có chúng tôi phải đào các giếng nước to bằng chiếc mũ sắt cạnh bờ sông, cách các xác người chừng nửa mét để lấy nước ăn. Còn người cả 2-3 tuần không tắm, ghét đầy người nếu dùng ngón tay cái miết từ khuỷu tay đến cổ tay là được hòn bi bằng ghét ngửi toàn mùi người chết không biết do mồ hôi hay do ăn nước sông đầy xác chết.

Ngoài kia là Quốc lộ 1. Dòng người, dòng xe ô tô của đối phương và
dân di tản chạy vào Huế dài vô tận, cầu vào TP Huế đã bị đánh sập, nên
người và xe dồn ứ lại dài hàng chục km. Khung cảnh hỗn loạn như ngày tận
thế, bom rơi, đạn nổ xe cháy, người chết. Rồi con nhỏ lạc cha, vợ lạc
chồng kêu khóc inh ỏi một vùng. Trời nắng như đổ lửa, cả lính, cả dân
chui vào tránh nắng trong các gầm xe, lại bị trúng đạn B40, B41 cả người
cả xe cháy đen thui co quắp, gặp nắng nóng trở nên vô cùng nhầy nhụa và
hôi thối. Khi hành quân qua, tôi không dám nhìn ngang để khỏi phải
chứng kiến những hình ảnh ghê rợn này của chiến tranh. Ôi chiến tranh
thật đáng nguyền rủa!
Bờ biển Hải Lăng hẹp nhưng chạy dài, nước biển trong xanh hơi sâu, bờ cát trắng thoai thoải, thỉnh thoảng lại xuất hiện các cồn cát, lưa thưa vài rặng phi lao nhưng xác xơ vì nóng và bom đạn. Đoàn xe tăng của đơn vị chúng tôi xuất kích tầm 4 giờ 30 sáng, có nhiệm vụ truy kích đối phương tháo chạy theo dọc bờ biển. Chiếc đi đầu có cả Trung đoàn phó và vài phóng viên mặt trận. Xe vừa đi được một đoạn vượt lên rìa một cồn cát thì bị tụt xích phải dừng lại nhường đường cho chiếc thứ 2 lao lên. Chiếc xe thứ 2 tăng tốc ra khỏi chân cồn cát thì một vệt sáng lòa kèm theo tiếng nổ lớn của hỏa tiễn chống tăng được phóng ra. Chiếc xe khựng lại và bốc cháy dữ dội 3 chiếc còn lại triển khai đội hình thành mũi tên và thi nhau rót hỏa lực về phía đối phương. Trận đánh ác liệt bắt đầu mờ sáng 30/4/1972.
Đau lòng thay, các chiến sĩ xe tăng trong đó có bạn tôi đâu biết rằng đối phương mà các anh đang nhả đạn lại là các đồng đội bộ binh của Trung đoàn 8 cùng sư đoàn. Do công tác hợp đồng tác chiến kém cỏi mà để hai đơn vị cùng sư đoàn choảng nhau 30 phút đồng hồ. Khi trời sáng dần, hai bên nhận ra nhau thì thiệt hại vô cùng lớn: những chiếc xe tăng vô cùng quý giá nâng niu gìn giữ từ ngoài Bắc vào trở thành sắt vụn trừ chiếc tụt xích. Anh em trên xe tăng hầu hết đã hy sinh. Phía đơn vị bộ binh trung đoàn 8 cũng tổn thất nặng nề. Để bắn hạ được 4 chiếc xe tăng hung dữ và gan dạ ấy người ta đã phải đánh đổi cả trung đội bộ binh. Bãi biển trống trải, phía bộ binh cứ triển khai được hỏa lực là bị lộ, lập tức bị xe tăng tiêu diệt.
Cồn cát nhấp nhô làm khuất tầm bắn, cánh bộ binh nhanh chóng khiêng khấu DKZ 82 lên cồn cát để bắn vỗ mặt tốp xe tăng, nhưng lập tức bị phát hiện, xe tăng chỉnh pháo bắn bay cả cụm, xác người lẫn vũ khí bay lên không trung và rơi lả tả. Sau này tôi được nghe những người sống sót kể lại thật đau lòng: Phía bộ binh nói với nhau: “Xe tăng bọn nào mà gan dạ thế, hôm qua gặp xe tăng ngụy bắn cháy 1 chiếc là chúng bỏ xe chạy, hôm nay chúng chiến đấu đến chiếc xe tăng cuối cùng“. Trên xe tăng cũng tương tự các chiến sĩ vừa nhả đạn vừa hỏi nhau: “Bọn lính bộ binh của sư ngụy nào mà can đảm thế, chiều qua gặp địch chỉ bắn một loạt pháo là chúng chạy như vịt, hôm nay chúng đánh trả đến cùng”

Các bạn ơi! Thật không có từ nào diễn tả được sự đau đớn tận cùng,
khi hai phía của trận đánh nhận ra nhau vừa khóc vừa đi làm tử sĩ, những
con người hốc hác, mệt mỏi quần áo, tóc tai cháy xém, nước mắt chảy dài
khi khiêng xác đồng đội đi chôn. Những thân hình cháy đen xương thịt
hòa lẫn vào nhau, không còn nhận dạng được ai. Bỗng nhiên văng vẳng bên
tai tôi một đoạn trong bài hát “Năm anh em trên một chiếc xe tăng” của
nhạc sĩ Doãn Nho: “… Khi lên xe không còn tên riêng nữa”.
Vẫn biết cuộc sống là vô thường, là sắc sắc không không. Vẫn biết chiến tranh là chết chóc, tang thương. Vẫn biết chỉ có chiến tranh người ta bắn giết lẫn nhau mà không cần truy cứu trách nhiệm. Nhưng đối với tôi cái chết của các anh là vô cùng tức tưởi vì oan uổng. Trận đánh đã qua đi 44 năm, không ai nhắc đến các anh trong sử sách. Ngay cả những cuộc hội thảo người ta chỉ chăm chăm tranh công đổ lỗi. Nhắc đến các anh làm gì? Vì nó là vết nhơ của những người cầm quân.
Bốn tư năm các anh đã nằm lại nơi đây, tuy không ấm áp bằng quê nhà, nhưng có biển xanh, cát trắng, nắng vàng lại có dãy Trường Sơn sừng sững để tựa lưng về phong thủy cũng là nơi có thể an giấc ngàn thu.
Đối với chúng tôi, những người may mắn trở về. Nhiều anh em vô cùng vất vả vì bệnh tật, vì mưu sinh miếng cơm, manh áo. Riêng tôi và một số anh em may mắn hơn có công ăn việc làm vì vậy phần nào vất vả cũng được vơi đi ít nhiều.
Tuy nhiên, trong góc khuất của tâm hồn, trận đánh oan nghiệt của các anh mờ sáng ngày 30/4/1972 trên bãi biển huyện Hải Lăng và các Liệt sĩ – bạn bè tôi như những oan hồn vẫn còn đâu đó trong những giấc ngủ chập chờn nửa mơ nửa thực hàng chục năm trời (bên Mỹ họ gọi là Hội chứng chiến tranh). Điều này đã thôi thúc tôi ghi chép lại một cái gì đó một cách chân thực, dù muộn mằn nhưng cũng là một nén hương thành kính dâng lên ngày giỗ trận của các anh.

Biết đâu sau này lũ con cháu tôi lục lại đống giấy vụn của người quá
cố chúng có thể đọc, may ra chúng có thể hiểu thêm những thời khắc
nghiệt ngã mà ông cha chúng đã trải qua. Mà chắc gì chúng đã đọc, mấy
lời ghi chép lộn xộn, không đầu không cuối chưa thoát khỏi lỗi chính tả
bài tập làm văn của ông học sinh già lẩm cẩm.
Ở đâu đó bên bãi biển Hải Lăng, bạn Đà của tôi đã nằm lại? Với mối tình đầu tiên năm xưa, cũng là mối tình cuối – của một người lính…
Hải Dương tháng 4/2016.
Trần Xuân Trà
-Cuộc sống là vô giá. Không ai đổi cuộc sống lấy anh hùng mà chỉ thành anh hùng khi bảo vệ cuộc sống!
-Những Dòng Sông
Sinh ra ở đâu, mà ai cũng anh hùng?
Tất cả trả lời: Sinh bên một dòng sông…
Chẳng phải sông Đà, sông Mã, sông Hồng đôi bờ cát mênh mông,
Thì cũng sông Trà, sông Hương, sông Cửu Long uốn chín đầu rồng
Chẳng phải rộng xa một tầm cò vỗ cánh,
Cũng xinh xinh vài sải chèo quẫy mạnh
Quê hương Việt Nam mườn mượt những cánh đồng
Mỗi con người gắn bó một dòng sông
Khi ta bé dòng sông nào cũng rộng
Chiếc thuyền giấy gửi tuổi thơ theo sóng
Một cánh cò vỗ lả xuống lòng ta…
Từ nguồn nào, sông cũng nặng phù sa
Đời ông cha từng cuốc đất, dựng nhà.
Khơi tưởng tượng, những chuyện xưa mẹ kể
Tuổi thơ ngây ngỡ dòng sông nhỏ bé
Cửa quê mình Trần Quốc Toản từng qua…
Rồi biết nghe chuyện anh, chuyện cha
Biết tự hào: Sông đã từng đánh Pháp
Nước lấp mặt những ca nô tan xác
Bãi lau già chuyển cán bộ qua sông…
Những dòng sông ngàn năm ôm cánh đồng
Khi ta vào đời, Đời đã cấy cày chung
Xanh sắc lúa xoá bờ gầy đói khổ
Mặt cánh đồng nhờ mặt người soi hộ
Trên dòng sông – là một tấm gương trong…
Em ta yêu có gì như lòng sông
Một nền xanh tràn xuống chảy theo dòng
Là ruộng đất, anh hiền lành, khoẻ khoắn
Có mía ngọt và bãi hoa mơ mộng…
Đã bao đời gắn bó giữa hai ta,
Sông chia mình thành ngàn nhánh phù sa
Đến bè bạn cùng từng gốc lúa
Trắng lấp lánh là quẫy tung đuôi cá
Xanh mát êm là xoan dọc bờ vùng
Yêu nhau rồi, ta có những vui chung…
Uống bát nước chè bên nòng súng, trưa nắng cháy
Nghe màu xanh bờ bãi mát trong lòng!
Bình tĩnh ngồi bên những trái bom
Đâu trong gió mái chèo xa vọng lại:
Đêm mưa không đèn vững vàng tay lái
Đường dẫn đi như dòng nước tới mênh mông…
Sinh ra ở đâu mà ai cũng anh hùng?
Tất cả trả lời: Sinh bên một dòng sông…
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Lính sinh viên kể chuyện chiến trường Quảng Trị - Phần 1 + 2
Câu chuyện về những người lính sinh viên
29/05/2016,20:34:21 | 1975 | 0
Về chúng tôi
Câu chuyện về những người lính sinh viên
Từ năm 1970 đến 1972, hơn 10.000 sinh
viên các trường đại học ở Hà Nội lên đường nhập ngũ, trực tiếp tham gia
vào cuộc kháng chiến chống Mỹ. Hơn một nửa đã hy sinh tại các mặt trận,
nhưng nhiều nhất là trong chiến dịch bảo vệ thành cổ Quảng Trị.
Năm
1970, nhiều trường đại học trở về Hà Nội sau những năm tạm sơ tán tránh
máy bay Mỹ ném bom. Thời gian này, cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào
giai đoạn căng thẳng, nhu cầu chi viện cho các mặt trận phía Nam trở nên
cấp bách. Hưởng ứng phong trào Ba sẵn sàng và thực hiện lệnh tổng động
viên, các địa phương đồng loạt gọi thanh niên, sinh viên đi khám sức
khỏe nghĩa vụ quân sự.
Sinh viên Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế quốc dân) trước giờ lên đường nhập ngũ tháng 9/1971. Ảnh tư liệu.
Từ năm 1970
đến 1972, hơn 10.000 sinh viên các trường đại học ở Hà Nội lên đường
nhập ngũ, hình thành nên một thế hệ sinh viên thủ đô xếp bút nghiên lên
đường chiến đấu. Nhập ngũ đông nhất là sinh viên các trường Bách khoa,
Tổng hợp, Nông nghiệp, Xây dựng, Kinh tế kế hoạch (nay là Kinh tế quốc
dân). Có nhiều người mới học xong năm thứ nhất, nhưng cũng có người sắp
tốt nghiệp, chuẩn bị đi tu nghiệp nước ngoài.
Đợt tuyển quân
đông nhất là vào năm 1971. Hàng nghìn sinh viên bước vào năm học mới
cũng là lúc nhận được giấy báo nhập ngũ. Ngày 6/9/1971, lễ xuất quân
diễn ra ngay tại sân nhiều trường đại học, có bạn bè, thầy cô đưa tiễn.
Những anh lính sinh viên tinh nghịch bắt bạn bè phải gọi là chú bộ đội.
Những khuôn mặt thư sinh, mặc nguyên áo trắng lên đường tòng quân.
Toàn bộ sinh
viên nhập ngũ đợt tháng 9/1971 được đưa lên huấn luyện tại vùng đồi núi
thuộc tỉnh Hà Bắc (cũ). Ở đây, họ được học về chiến thuật, chiến lược,
kỹ thuật sử dụng vũ khí và tác chiến. Mỗi đêm các tân binh phải đeo đến
20 kg đất đựng trong sọt tre mà đi, chạy để rèn sức dẻo dai cho chuyến
hành quân bộ vào miền Nam.
Cuối đợt huấn
luyện, sau khi phân loại là sinh viên trường nào, họ được xếp vào binh
chủng cho phù hợp: Bách khoa thì vào pháo binh, thông tin; y thì vào
quân y; mỏ địa chất vào công binh; kinh tế, tổng hợp vào bộ binh… Nhưng
phần đông sinh viên được biên chế vào các đơn vị chiến đấu như các trung
đoàn 95, 101, 18 của Sư đoàn 325; 338; 308, trực tiếp tham chiến ở mặt
trận Bình - Trị - Thiên.
Đầu năm 1972,
chuyến tàu chở bộ đội, chủ yếu là tân binh sinh viên đi thẳng từ ga Kép
(Bắc Giang) đến ga Vinh để từ đây hành quân vào chiến trường. Nhiều cựu
sinh viên kể lại, khi tàu đi qua ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội ngày nay), những
lá thư từ các toa được thả xuống trắng đường. Ngoài bì thư chỉ ghi vội
dòng chữ Nhờ ai nhặt được thư này chuyển đến giúp số nhà... Hẹn trở về,
Hà Nội mến yêu hay Đi B, ngày…
Thầy trò trường ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội) chào nhau trước khi xe lăn bánh. Ảnh tư liệu.
"Ngày chúng
tôi lên đường, trong chiếc ba lô ngoài quân tư trang thì nhiều người còn
đem theo một vài cuốn sách, sách tiếng Nga, giáo trình cơ khí, sổ tay
làm nhật ký… Ai cũng hy vọng có ngày trở về để được tiếp tục đi học",
ông Nguyễn Dũng, cựu sinh viên Đại học Bách khoa nhập ngũ năm 1971 kể
lại.
Dọc đường hành
quân từ Hà Nội vào miền Nam, những cánh thư của nhiều người vẫn đều đặn
gửi về cho thầy cô, bạn bè ở trường đại học. Sau giờ chiến đấu, họ còn
tranh thủ viết nhật ký chiến trường. Sự ác liệt của cuộc chiến được ghi
lại trong những bài thơ liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, sinh viên Đại học Tổng
hợp gửi người bạn gái Như Anh: Đêm trắng trong là đêm của em/ Đêm thành
phố và sao trời lẫn lộn/ Đêm của anh xếp kín đầy bom đạn/ Pháo sáng chập
chờn trộn trạo với sao sa…
Lớp lính sinh
viên ấy có mặt trên khắp trận tuyến, từ Thành cổ Quảng Trị đến chiến
trường Đông Nam Bộ, tham gia giải phóng Buôn Mê Thuột, ở Sài Gòn vào
ngày 30/4/1975. Trong hơn 10.000 sinh viên lên đường thì hơn một nửa hy
sinh tại các mặt trận phía Nam, trên đất Lào, nhưng nhiều nhất là trong
chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972. Có người ngã
xuống ở cửa ngõ Sài Gòn như liệt sĩ Nguyễn Văn Tư (sinh viên Bách khoa),
hy sinh lúc 10h sáng 30/4/1975, cách giờ phút thống nhất chưa đầy hai
tiếng.
Sau ngày thống
nhất, những người lính sinh viên lại trở về giảng đường, tiếp tục đi
học. Nhiều người mang thương tật chiến tranh, di chứng của những trận
sốt rét rừng. Rất nhiều trong số đó trở thành nhà khoa học, giáo sư, cán
bộ chủ chốt của các trường đại học, tướng lĩnh quân đội, nhà thơ, nhà
văn. Một số người giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước như ông
Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương;
ông Nguyễn Quốc Triệu, nguyên Bộ trưởng Y tế...
Trong buổi gặp
mặt truyền thống của sinh viên lên đường chiến đấu tại Hà Nội ngày
25/4, ông Ngô Quang Năng, cựu sinh viên Đại học Nông nghiệp, chia sẻ:
Những sinh viên lên đường nhập ngũ hầu hết rất giỏi mới thi đỗ vào các
trường đại học. Ngày ấy rời giảng đường, chúng tôi đều nuối tiếc. Ai
chẳng muốn được đi học, được trở thành bác sĩ, kỹ sư, thầy giáo. Nhưng
đất nước có chiến tranh, cầm súng là bổn phận, cũng là vì danh dự của
một thế hệ, một lớp người".
Các cựu sinh viên Hà Nội trong buổi gặp mặt truyền thống ngày 25/4 tại Hà Nội.
Sinh thời, cố
nhà giáo Hoàng Xuân Tùy, nguyên Thứ trưởng Đại học và Trung học chuyên
nghiệp, nguyên Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội từng đề cập đến việc
Nhà nước cần có một hình thức động viên, khen thưởng nào đó đối với lớp
sinh viên đại học xếp bút nghiên lên đường chiến đấu. Ông cũng hy vọng
các trường có thể tổng hợp danh sách sinh viên ra trận qua các năm và số
liệt sĩ hy sinh thời kỳ đó.
Nhưng đến nay
ước nguyện của người thầy đối với học trò vẫn chưa làm được. Để tưởng
nhớ bạn học, đồng đội, nhiều cựu sinh viên các trường đóng góp xây nên
các tượng đài, đài kỷ niệm sinh viên lên đường bảo vệ tổ quốc trong
khuôn viên các trường Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế quốc dân...
Nói về lớp
sinh viên ngày ấy, cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: "Tổ quốc ghi
công lớp lớp thầy giáo, sinh viên đã xếp bút nghiên lên đường chiến đấu
và đóng góp xứng đáng vào chiến thắng của dân tộc. Tinh thần yêu nước
mãi mãi là ngọn lửa soi sáng các thế hệ thanh niên Việt Nam trong sự
nghiệp phát triển đất nước trở thành quốc gia giàu mạnh, hòa bình và
hạnh phúc".
"Lên đường chiến đấu' của sinh viên Hà Nội"
Trong balô của
các chàng lính sinh viên ngày đó, ngoài quân tư trang còn có cả sách,
tiểu thuyết. Họ luôn tự nhủ sẽ có ngày trở về để tiếp tục giấc mơ đèn
sách.
Tháng 9/1971,
nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm cùng hơn 350 sinh viên Đại học Tổng hợp lên
đường nhập ngũ. Ngày chia tay ở sân Thượng Đình, trao lại những cuốn vở
viết dở cho các nữ sinh bởi thời đó giấy viết khan hiếm,chàng sinh viên
khoa Văn nặng hơn 40 kg mặc nguyên chiếc áo trắng bước lên xe. Ông kể,
khi nhận được giấy báo nhập ngũ, bạn bè còn trêu ông "mày cứ ở nhà làm
thơ, bọn tao mỗi đứa một tay chiến đấu thêm một chút, có lẽ còn lãi
hơn".
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, cựu sinh viên Đại học Tổng hợp.
"Lính
sinh viên được học hành nhiều năm, đọc sách nhiều, hiểu biết rộng. Trong
lớp sinh viên lên đường khi ấy, có nhiều người thực sự rất tài hoa,
trai Hà Nội chính gốc như Nguyễn Văn Thạc. Hắn rất giỏi văn thơ", ông
Cầm chia sẻ. Ban ngày tập luyện tân binh vất vả, nhưng chiều về các anh
lính mới lại rủ nhau đá bóng, tối đến thì sinh hoạt đại đội hoặc hành
quân đêm. Đêm nào sinh hoạt đại đội là các "nghệ sĩ cây nhà lá vườn" lại
đàn, hát, đọc thơ, thổi kèn.
Nhớ lại
kỷ niệm khi còn huấn luyện ở vùng đồi Yên Thế (Hà Bắc cũ), ông Thái
Minh Hùng, cựu sinh viên Đại học Xây dựng Hà Nội, cười chia sẻ chuyện
đồng đội đêm ngủ lấy nhọ nồi bôi đầy mặt bạn. Sáng hôm sau dậy hành quân
cả đại đội mặt ai cũng đen kịt khiến đại đội trưởng phải nhắc nhở. Có
người láu cá ròng ống hút vào bình tông đựng nước của đồng đội đi trước
rồi vừa đi vừa hút. Khi bị phát hiện thì đuổi nhau náo loạn cả hàng
quân.
Hơn 40
năm trôi qua, ông Nguyễn Dũng, cựu sinh viên khoa Chế tạo máy K15, Đại
học Bách khoa không quên được giây phút chia xa Hà Nội vào đầu hè 1972.
Từ ga Kép (Bắc Giang), đoàn tàu chở toàn tân binh sinh viên đi vào ga
Quán Hành (Nghệ An) để từ đó hành quân bộ vào chiến trường. Ngày ấy chưa
có cầu vượt Giải Phóng, đường xe lửa còn chạy qua gần phố Vọng, qua
cổng parabol Bách khoa, cổng trường Kinh tế kế hoạch. Sinh viên của hai
trường ấy là những người may mắn khi còn được vẫy chào cổng trường lần
nữa.
"Khoảnh
khắc biết mình thực sự rời xa mái trường, xa thủ đô, chúng tôi đều xúc
động. Đứa cười phớ lớ bảo rồi sẽ có ngày về, cũng có đứa mắt đỏ hoe. Nếu
ai đó nói không tiếc khi phải rời giảng đường, tôi cho rằng đó là nói
dối. Vì thực sự những năm tháng được đi học là quãng thời gian đẹp nhất
của người thanh niên", cựu sinh viên 62 tuổi chia sẻ. Ông bảo, xa Hà Nội
nhớ nhất là que kem một hào mát lịm, hay cốc nước sen dừa bán gần công
viên Thống Nhất. Cốc nước có dừa nạo, hạt sen ninh rất bùi là món giải
khát mà sinh viên Bách khoa rất mê.
Ông Nguyễn Dũng (bên phải), cựu sinh viên Đại học Bách khoa và ông Nguyễn Chí Tuệ, Đại học Kinh tế quốc dân
trong ngày gặp mặt truyền thống sinh viên Hà Nội xếp bút nghiên lên đường chiến đấu.
Những
chàng lính sinh viên sau đó được biên chế vào các trung đoàn 95, 101 của
Sư đoàn 325, tham gia những trận đánh ác liệt nhất. Trong balô của họ
ngoài quân tư trang còn có cả sách ngoại ngữ, sách dạy bán dẫn hay tiểu
thuyết.
Chàng
sinh viên khoa Kinh tế Công nghiệp, Đại học Kinh tế Kế hoạch Nguyễn Chí
Tuệ mang theo sách tiếng Nga để trên đường hành quân hay lúc ngủ võng
tranh thủ nhẩm từ. Chiến sĩ Hoàng Nhuận Cầm lại đặt trong balô mấy cuốn
tiểu thuyết kinh điển Bông hồng vàng, Núi đồi thảo nguyên, Chiến tranh
và hoà bình… Những lúc phải mang vác nặng, họ còn xé sách ra thành nhiều
phần rồi chia nhau giữ mỗi người một chương để lúc rảnh đọc cho nhau
nghe.
Họa sĩ
Lê Trí Dũng chẳng thể nào quên câu chuyện về chiếc balô sách của đồng
đội Nguyễn Kim Duyệt (sinh viên Đại học Nông nghiệp Hà Nội). Anh Duyệt
là pháo thủ xe tăng của Đại đội 4 (Lữ đoàn xe tăng 203). Khi chuẩn bị
tham gia trận đánh cuối cùng vào Sài Gòn, buồng chiến đấu của xe tăng
chật hẹp, để nhường chỗ xếp đạn dược, các chiến sĩ bỏ hết tư trang ra
ngoài.
Ba lô
của mọi người được buộc gọn gàng sau tháp pháo, còn Duyệt lúi húi tìm
cách nhét balô vào góc buồng chiến đấu. Anh em nghĩ Duyệt nhặt nhạnh
được thứ gì quý giá lắm mà giấu diếm như vàng. Còn anh lẳng lặng tháo
hẳn mấy viên đạn ra, nhét cái ba lô sâu vào sát vành tháp pháo và cố
định đạn lại như cũ. Đến khi anh trúng đạn, hy sinh ngày 28/4/1975, đồng
đội dỡ chiếc balô mới ngỡ ngàng khi thấy toàn sách học tiếng Anh, tiếng
Pháp, từ điển Anh - Việt.
"Chúng
tôi còn nợ bạn ấy một lời xin lỗi chưa kịp nói khi đã nghĩ oan về món đồ
cất trong chiếc balô. Duyệt luôn mong ước sau ngày thống nhất được trở
về học tiếp, vậy mà không thực hiện được", họa sĩ Lê Trí Dũng trầm ngâm
nói.
Tượng đài Sinh viên lên đường bảo vệ tổ quốc được xây dựng trong khuôn viên Đại học Bách khoa Hà Nội.
Sau
ngày thống nhất, nhiều người mang thương tật trở về, lên giảng đường học
tiếp. Ông Phạm Thành Hưng, cựu sinh viên Đại học Tổng hợp, bị thủng
màng nhĩ tai phải do sức ép của pháo kích, vui vẻ kể mỗi khi nói chuyện
với bạn gái bao giờ cũng bắt cô ấy ngồi bên trái, không được ngồi bên
phải. Còn cựu sinh viên Nguyễn Dũng dù công tác ở phòng thí nghiệm của
Đại học Bách khoa khá bận rộn, nhưng hàng năm đều bỏ thời gian trở về
chiến trường, đi tìm hài cốt của những người bạn học nằm xuống ở các mặt
trận phía Nam.
Năm
2006, để tri ân những sinh viên rời giảng đường ra trận, một tượng đài
Sinh viên lên đường bảo vệ tổ quốc được xây dựng trong khuôn viên Đại
học Bách khoa. Tượng đài được làm từ đá cẩm thạch, đặt trước khu nhà C1,
nơi làm lễ xuất quân đưa tiễn hơn 3.000 thầy trò trường Bách khoa lên
đường nhập ngũ từ năm 1970 đến 1972. Hoa tươi được các sinh viên thay
hàng ngày và đều đặn sáng thứ hai, thứ sáu hàng tuần tổ chức chào cờ
trước tượng đài. Tại Đại học Kinh tế quốc dân cũng có một tượng đài
tưởng nhớ những người lính sinh viên.
Sơn Hà(th-ST)
LSV (g/th)
Những câu chuyện ở Thành cổ
(Toquoc)- 40 năm sau ngày giải phóng Thành cổ Quảng Trị,
chúng tôi vẫn gặp những dòng nước mắt, những câu chuyện về ký ức đã hơn
nửa đời người mà vẫn như mới hôm qua.
Đã thành thông lệ, cứ đến những ngày
tháng 7, Quảng Trị lại tấp nập đón người phương xa về. Trong dòng người
ấy, có thể là những người con đã từng chiến đấu, hy sinh tuổi thanh
xuân, máu và nước mắt cho mảnh đất này; Có thể là những người con đi tìm
mộ cha, người mẹ đi tìm mộ con… Trong dòng người ấy, còn có cả những
người rất trẻ, được sinh ra khi đất nước đã thanh bình, no ấm, nhưng vẫn
tìm về mảnh đất này để hiểu hơn về một thời đau thương mà anh dũng của
cha ông, để hiểu hơn về ý nghĩa của hai chữ “Hòa bình”.
Thế hệ trẻ tri ân các anh hùng, liệt sỹ
Buồn vui cuộc hội ngộ
40
năm qua đã đi qua kể từ trận đánh khốc liệt 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ
Quảng Trị (mùa hè năm 1972). Mảnh đất này đã hồi sinh sau biết bao bom
đạn. Nhưng có lẽ, ký ức về cuộc chiến khốc liệt ấy sẽ mãi mãi in dấu
trong lòng mỗi người con đất Việt, mỗi người dân Quảng Trị. Là một trong
những tỉnh nghèo nhất nhì cả nước nhưng lại có hai Nghĩa trang liệt sỹ
lớn nhất nước, chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để bất cứ ai đã đặt chân đến
mảnh đất này đều không khỏi ngậm ngùi, xót xa.
Đều
đặn mỗi năm đều trở về Quảng Trị để gặp lại đồng đội (cả người còn sống
hay người đã nằm lại mãi mãi ở mảnh đất này), người cựu binh thành cổ
Trịnh Quang Công (nguyên trinh sát bộ binh, Sư đoàn 308) vẫn không cầm
được nước mắt khi nhớ lại những ngày tháng này của 40 năm về trước.
Nhập
ngũ ngày 6/9/1971, khi là sinh viên năm thứ 4 Đại học Giao thông Hà
Nội, Trịnh Quang Công cùng đồng đội hành quân thẳng vào Quảng Trị: “Sự
khốc liệt của cuộc chiến không lời nói nào có thể tả nổi”- ông Công chia
sẻ: “Như tôi được sống qua cuộc chiến, được trở lại mảnh đất này là
niềm hạnh phúc. Còn biết bao sự hy sinh của đồng đội, sự hy sinh nào
cũng đáng nhớ. Có những người hy sinh còn tìm thấy xác, có phần mộ,
nhưng nhiều đồng đội thì chúng tôi phải bốc từng nắm xương, nắm thịt… để
chôn chung. Còn người bạn của tôi là chiến sĩ Phạm Đăng Đọc, cũng là
sinh viên ĐH Giao thông, chiều vừa được chôn, tối pháo dội san phẳng mộ,
thịt xương hòa vào mảnh đất này… Có đêm nằm trong hầm bên đồng đội. Hầm
chật phải nằm tráo đầu đuôi, đồng đội nằm ở cửa hầm, tôi nằm phía trong
hầm, nửa đêm thấy chân lành lạnh, sờ xuống thấy người bạn đã hy sinh vì
mảnh pháo dội trúng…Chỉ biết phủ chăn lên xác bạn để trời sáng đem
chôn”…
Đều đặn hằng năm, cứ đến tháng 7, những
người lính của Hội cựu chiến binh sinh viên bảo vệ Thành cổ lại về tri
ân với đồng đội. Những người bạn cùng chung đơn vị năm nào lại cùng nhau
hát vang những bài hát mà cách đây 40 năm, ở tuổi 20 họ đã từng hát.
Những cựu binh mái tóc đã bạc màu, miệng hát mà mắt lại rưng rưng. 40
năm qua đi, năm nào gặp nhau cũng vui như thế nhưng cũng buồn như thế.
Nồng ấm nghĩa tình
Ngay dưới chân đài tượng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Thành cổ, chúng tôi đã gặp những câu chuyện đầy tình cờ và cảm động.
Hơn
40 năm trước, khi những người con ở mọi miền đất nước đến với Quảng
Trị- với mảnh đất đau thương của dân tộc để giải phóng Thành cổ, để
thống nhất non sông thì hôm nay, những thân nhân của các anh hùng, liệt
sỹ ấy cũng từ mọi miền về gặp nhau ở mảnh đất này, giúp nhau tìm được
phần mộ người thân của mình.
Chị Mai Thị Lý và chú Lương Ngọc Tuấn- đồng đội của cha, người giúp chị tìm được mộ cha
Câu
chuyện của chị Mai Thị Lý ở Lâm Đồng đi tìm mộ cha (Liệt sỹ Mai Đình
Tinh) rồi tình cờ tìm được mộ của hai đồng đội của cha và báo cho gia
đình họ không phải là trường hợp hi hữu nhưng cũng thật xúc động. Chị Lý
chẳng có gì là kỷ vật của cha ngoài tờ giấy báo tử. Mày mò tìm kiếm
nhiều năm nhưng không thành, chị gửi thông tin về cha lên mạng. Như một
cơ duyên, chị gặp được ông Lương Ngọc Tuấn và Nguyễn Văn Thái- đồng đội
cùng sư đoàn 304 với cha chị Lý. Ba chú cháu mày mò tìm kiếm, cuối cùng,
đến tháng 7/2011, đã tìm được mộ của liệt sỹ Mai Đình Tinh tại nghĩa
trang Hải Phú, Hải Lăng, Quảng Trị. Bất ngờ hơn nữa, họ lại biết được
thông tin về phần mộ của hai người đồng đội khác là liệt sỹ Phạm Văn Lâm
(Thọ Xuân, Thanh Hóa) và liệt sỹ Lê Bá Hùng. Trong đó, liệt sỹ Lâm có
tấm ảnh do chính tay ông Thái gìn giữ suốt mấy chục năm qua.
Và
chị Lý đã báo tin về quê hương của hai liệt sỹ ngay sau đó. Nhưng qua
huyện, qua phòng LĐTBXH của địa phương, mãi đến đầu tháng 7 vừa rồi chị
Lý và gia đình hai liệt sỹ mới biết được địa chỉ, số điện thoại của nhau
và hẹn gặp nhau tại Quảng Trị ngày 27/7. Thân nhân gia đình liệt sỹ
Phạm Văn Lâm cho đến cách đây 10 ngày mới tìm được đến nhà ông Nguyễn
Văn Thái để xin photo tấm ảnh duy nhất của liệt sỹ Lâm về làm ảnh thờ và
đã đưa ảnh liệt sỹ về nhận mộ tại nghĩa trang Hải Phú, Hải Lăng ngày
26/7/2012. Em trai liệt sỹ Lê Bá Hùng, anh trai (con bác), em dâu của
liệt sỹ Phạm Văn Lâm và chị Lý đã có cuộc gặp gỡ tại nơi người thân của
mình đã cùng nằm xuống- mảnh đất Quảng Trị.
Nước
mắt mừng tủi của những người vốn là xa lạ khi gặp nhau thật là khó tả.
Họ- vốn dĩ không quen biết, nhưng có một sợi dây kết nối họ từ quá khứ:
sợi dây của nghĩa tình đồng đội từ cha anh họ. Gặp nhau tại Thành cổ hôm
nay, họ nhận nhau là chị em.
Thân nhân liệt sỹ Phạm Văn Lâm tìm được mộ liệt sỹ Lâm đúng dịp 27/7/2012
Khúc tráng ca vang mãi
Gần
60.000 liệt sỹ đã nằm lại mảnh đất này. Đây chỉ là con số thống kê từ
những nấm mộ. Còn hàng ngàn người con ưu tú của dân tộc này, nằm đâu đó
trong lòng sông Thạch Hãn, nằm đâu đó trong lòng Thành cổ với tuổi thanh
xuân và những ước mơ còn dang dở. Bởi thế, trong Thành cổ hôm nay, có
những bức tượng đài nhỏ, nơi tưởng nhớ những người lính sinh viên, nơi
tưởng nhớ những người lính công nhân, nông dân… 40 năm đã qua, không chỉ
những người lính đã từng trải qua cuộc chiến trở về tưởng nhớ đồng đội,
mà thế hệ trẻ cũng đang tiếp nối hành trình tri ân đó.
Những
ngày này, 72 nghĩa trang ở Quảng Trị luôn sáng ánh nến và không dứt
khói hương của hàng vạn người dân cả nước về tri ân các anh hùng, liệt
sỹ. Đêm nghĩa trang Đường 9 lung linh ánh nến của 40 sinh viên đội tình
nguyện “Mùa hè xanh” trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Hành
trình từ Hà Nội qua Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, giúp bà
con nông dân thu hái mùa màng, xây nhà tình nghĩa… Thế hệ trẻ hôm nay
đang tiếp tục góp phần dựng xây đất nước và tri ân những hy sinh, mất
mát của cha anh cho cuộc sống hôm nay.
Lần đầu
tiên đến Quảng Trị, đến nghĩa trang Đường 9, Trường Sơn, Nguyễn Văn
Dũng- sinh viên năm thứ 3 khoa Tài chính Ngân hàng (trường Đại học Kinh
doanh và Công nghệ Hà Nội) không giấu được xúc động: “Lần đầu tiên bước
chân đến Quảng Trị, đặt chân đến với những nghĩa trang liệt sỹ lớn nhất
cả nước, em thấy bồi hồi, xúc động trước không khí thiêng liêng ở đây.
Em đã lang thang qua khu nghĩa trang của các liệt sỹ của Hà Tây (cũ)-
quê em để thắp những nén hương tưởng nhớ các anh hùng, liệt sỹ. Các anh,
các chị khi nằm xuống đều đang ở tuổi của em hôm nay. Học lịch sử, biết
đến lịch sử dân tộc ta trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Nhưng thực sự, em sẽ không thể hiểu hết lịch sử nếu không nhìn thấy hàng
ngàn nấm mộ nằm từng hàng, từng hàng ở nơi đây. Các chú, các bác đã
hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước, cho chúng em có cuộc
sống hôm nay”.
Tôi chợt hiểu cái nắm tay rất
chặt và những giọt nước mắt của người cựu binh Thành cổ Trịnh Quang Công
khi chia tay chúng tôi. Ông bảo rằng: “40 năm đã qua, có thể, sang năm,
sang năm nữa, trong những đồng đội hôm nay về lại Quảng Trị, sẽ người
còn, người mất, nhưng ông tin, câu chuyện của quá khứ sẽ không bao giờ
bị lãng quên vì những thế hệ sau vẫn còn nhớ đến lớp trước, quan tâm đến
những người đã cống hiến cho Tổ quốc như ông đã thấy hôm nay, ở mảnh
đất này”.
Hà An
Ảnh: A.Tuấn
Ảnh: A.Tuấn
Lớp sinh viên ngày ấy và những ngày máu lửa Quảng Trị
Từ năm 1970 đến 1972, hơn 10.000 sinh viên các trường đại học ở Hà Nội
lên đường nhập ngũ, trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Hơn một nửa đã hy sinh tại các mặt trận, nhưng nhiều nhất là trong chiến
dịch bảo vệ thành cổ Quảng Trị.
Năm 1970, nhiều trường đại học trở về Hà Nội sau những năm tạm sơ tán tránh máy bay Mỹ ném bom. Thời gian này, cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn căng thẳng, nhu cầu chi viện cho các mặt trận phía Nam trở nên cấp bách. Hưởng ứng phong trào Ba sẵn sàng và thực hiện lệnh tổng động viên, các địa phương đồng loạt gọi thanh niên, sinh viên đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
![]() |
Sinh viên Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế quốc dân) trước giờ lên đường nhập ngũ tháng 9/1971.Ảnh tư liệu. |
Đợt tuyển quân đông nhất là vào năm 1971. Hàng nghìn sinh viên bước vào năm học mới cũng là lúc nhận được giấy báo nhập ngũ. Ngày 6/9/1971, lễ xuất quân diễn ra ngay tại sân nhiều trường đại học, có bạn bè, thầy cô đưa tiễn. Những anh lính sinh viên tinh nghịch bắt bạn bè phải gọi là chú bộ đội. Những khuôn mặt thư sinh, mặc nguyên áo trắng lên đường tòng quân.
Toàn bộ sinh viên nhập ngũ đợt tháng 9/1971 được đưa lên huấn luyện tại vùng đồi núi thuộc tỉnh Hà Bắc (cũ). Ở đây, họ được học về chiến thuật, chiến lược, kỹ thuật sử dụng vũ khí và tác chiến. Mỗi đêm các tân binh phải đeo đến 20 kg đất đựng trong sọt tre mà đi, chạy để rèn sức dẻo dai cho chuyến hành quân bộ vào miền Nam.
Cuối đợt huấn luyện, sau khi phân loại là sinh viên trường nào, họ được xếp vào binh chủng cho phù hợp: Bách khoa thì vào pháo binh, thông tin; y thì vào quân y; mỏ địa chất vào công binh; kinh tế, tổng hợp vào bộ binh… Nhưng phần đông sinh viên được biên chế vào các đơn vị chiến đấu như các trung đoàn 95, 101, 18 của Sư đoàn 325; 338; 308, trực tiếp tham chiến ở mặt trận Bình - Trị - Thiên.
Đầu năm 1972, chuyến tàu chở bộ đội, chủ yếu là tân binh sinh viên đi thẳng từ ga Kép (Bắc Giang) đến ga Vinh để từ đây hành quân vào chiến trường. Nhiều cựu sinh viên kể lại, khi tàu đi qua ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội ngày nay), những lá thư từ các toa được thả xuống trắng đường. Ngoài bì thư chỉ ghi vội dòng chữ Nhờ ai nhặt được thư này chuyển đến giúp số nhà... Hẹn trở về, Hà Nội mến yêu hay Đi B, ngày…
![]() |
Thầy trò trường ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội) chào nhau trước khi xe lăn bánh.Ảnh tư liệu. |
Dọc đường hành quân từ Hà Nội vào miền Nam, những cánh thư của nhiều người vẫn đều đặn gửi về cho thầy cô, bạn bè ở trường đại học. Sau giờ chiến đấu, họ còn tranh thủ viết nhật ký chiến trường. Sự ác liệt của cuộc chiến được ghi lại trong những bài thơ liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, sinh viên Đại học Tổng hợp gửi người bạn gái Như Anh: Đêm trắng trong là đêm của em/ Đêm thành phố và sao trời lẫn lộn/ Đêm của anh xếp kín đầy bom đạn/ Pháo sáng chập chờn trộn trạo với sao sa…
Lớp lính sinh viên ấy có mặt trên khắp trận tuyến, từ Thành cổ Quảng Trị đến chiến trường Đông Nam Bộ, tham gia giải phóng Buôn Mê Thuột, ở Sài Gòn vào ngày 30/4/1975. Trong hơn 10.000 sinh viên lên đường thì hơn một nửa hy sinh tại các mặt trận phía Nam, trên đất Lào, nhưng nhiều nhất là trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972. Có người ngã xuống ở cửa ngõ Sài Gòn như liệt sĩ Nguyễn Văn Tư (sinh viên Bách khoa), hy sinh lúc 10h sáng 30/4/1975, cách giờ phút thống nhất chưa đầy hai tiếng.
Sau ngày thống nhất, những người lính sinh viên lại trở về giảng đường, tiếp tục đi học. Nhiều người mang thương tật chiến tranh, di chứng của những trận sốt rét rừng. Rất nhiều trong số đó trở thành nhà khoa học, giáo sư, cán bộ chủ chốt của các trường đại học, tướng lĩnh quân đội, nhà thơ, nhà văn. Một số người giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước như ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; ông Nguyễn Quốc Triệu, nguyên Bộ trưởng Y tế...
Trong buổi gặp mặt truyền thống của sinh viên lên đường chiến đấu tại Hà Nội ngày 25/4, ông Ngô Quang Năng, cựu sinh viên Đại học Nông nghiệp, chia sẻ: Những sinh viên lên đường nhập ngũ hầu hết rất giỏi mới thi đỗ vào các trường đại học. Ngày ấy rời giảng đường, chúng tôi đều nuối tiếc. Ai chẳng muốn được đi học, được trở thành bác sĩ, kỹ sư, thầy giáo. Nhưng đất nước có chiến tranh, cầm súng là bổn phận, cũng là vì danh dự của một thế hệ, một lớp người".
![]() |
Các cựu sinh viên Hà Nội trong buổi gặp mặt truyền thống ngày 25/4 tại Hà Nội. Ảnh:Hoàng Phương. |
Nhưng đến nay ước nguyện của người thầy đối với học trò vẫn chưa làm được. Để tưởng nhớ bạn học, đồng đội, nhiều cựu sinh viên các trường đóng góp xây nên các tượng đài, đài kỷ niệm sinh viên lên đường bảo vệ tổ quốc trong khuôn viên các trường Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế quốc dân...
Nói về lớp sinh viên ngày ấy, cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: "Tổ quốc ghi công lớp lớp thầy giáo, sinh viên đã xếp bút nghiên lên đường chiến đấu và đóng góp xứng đáng vào chiến thắng của dân tộc. Tinh thần yêu nước mãi mãi là ngọn lửa soi sáng các thế hệ thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp phát triển đất nước trở thành quốc gia giàu mạnh, hòa bình và hạnh phúc".
Theo VnExpress
Một trăm người lính xe tăng - Ngày ấy bây giờ
Trận đánh không có trong sử sách
Thứ năm, 24/11/2016, 17:50 (GMT+7)(An ninh quốc phòng) - Bạn bè mình gửi cho bài viết này. Bài viết của một người lính vào sinh ra tử ở chiến trường những năm chiến tranh khốc liệt. Câu chuyện rất thật và rất đau đớn, khiến mình đọc mà cứ nghẹn cổ. Chiến tranh là vậy, xương máu, chết chóc, những hy sinh và những nhầm lẫn…, tất cả đều có thể xảy ra.
Người lính Trần Xuân Trà viết lại một câu chuyện đau lòng này, hẳn để dịu lại những xa xót của vết thương chiến tranh trong chính tâm khảm anh, khi anh nhớ lại những đồng đội không may mắn, trong đó có người bạn thân của anh.
BBT xin được chia sẻ, và đăng bài viết này, như nén tâm nhang thành kính thắp cho những người lính đã ngã xuống!
Chiến sỹ giữ thành (Thành cổ Quảng Trị 1972)
Chúng tôi vào chiến trường Bình-Trị-Thiên cuối năm 1970 và chuẩn bị đạn gạo cho các trận đánh năm 1971 tại Thừa Thiên. Đột xuất, đối phương tấn công các căn cứ hậu cần tiếp viện cho toàn miền Nam dọc đường 9 – Nam Lào gọi là cuộc hành quân Lam Sơn 719, chúng tôi bị điều gấp ra tham gia chiến dịch. Sau khi kết thúc chiến dịch, đơn vị chúng tôi được ra Bắc củng cố, đóng quân và huấn luyện ở Khu rừng già miền Tây tỉnh Quảng Bình. Bốn tháng trời huấn luyện vất vả, đơn vị được hành quân dã ngoại xuống đồng bằng bắn đạn thật ở xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Thật không may tôi bị sốt rét không đi được phải ở lại trông hậu cứ.
Không biết tình quân dân như cá với nước thế nào hết đợt dã ngoại trở về Đà vui vẻ hẳn lên. Tối hôm đó cùng ngủ một hầm Đà vui vẻ tâm sự “đã yêu một cô gái Lệ thủy” và kể hết cho tôi nghe diễn biến cuộc tình và cả cảm giác ngọt ngào của tình yêu đầu đời giữa anh lính trận và cô thôn nữ. Tôi chỉ là anh lính tò te chỉ hình dung tình yêu qua sách vở, nhưng tôi cũng mừng cho bạn đã có người để thương để nhớ. Nhưng không ngờ đó là mối tình đầu tiên và cũng là cuối cùng của anh bạn tôi.
Tết Nhâm Tý 1972, tranh thủ mấy ngày ngừng bắn giữa hai bên để đón xuân, đơn vị tôi lại cấp tốc vượt Trường Sơn vào lại chiến trường. Mặc dù sau 8 tháng sống ở hậu phương, sức khỏe chúng tôi có khá hơn phần nào, nhưng bọn lính học trò chúng tôi phải mang vác súng đạn quá nhiều nên vô cùng mệt mỏi. Ngoài quân tư trang không tính, mỗi người thấp nhất cũng phải mang theo 15 ngày gạo ăn trên 10 kg, lại 2 quả lựu đạn, cuốc xẻng và nặng nhất là súng 12ly7, các bộ phận tháo ra vác vai mỗi người từ 20-30 kg.
Đường lại cắt rừng mà đi, nên khó khăn vô cùng, có những cái dốc phải leo 4-5 tiếng mới tới đỉnh. Tôi và Đà là những người yếu trong đơn vị thường về tới tập kết sau cùng, có lúc đi sườn núi bị ngã, mảnh súng 12ly7 đập vào chân suýt gẫy, đau điếng và tôi đã bật khóc như đứa trẻ và hình dung lúc này ở hậu phương mọi người đang xum họp, chúc tết, vui xuân.
Cuộc tấn công tỉnh Quảng Trị bắt đầu nổ súng đầu tháng 3/1972. Sau mấy ngày nổ súng chúng tôi đã bóc xong tuyến phòng thủ bên ngoài của đối phương. Thị trấn Đông Hà, cảng Cửa Việt và Thị trấn Cùa được giải phóng, chúng tôi lại gấp rút chuẩn bị cho tấn công đợt 2 giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị.
Xác định cuộc chiến sẽ vô cùng cam go ác liệt, nên mặt trận bổ sung cho hướng chúng tôi một đơn vị xe tăng gồm 7 chiếc T34. Xe tăng được chở trên tầu hỏa vào đến Vinh rồi tự hành quân vào Quảng Trị. Xe tăng T34 do Liên xô chế tạo có khả năng lội nước, nhưng chỉ để vượt sông suối với cự ly vài ba trăm mét.
Trận đánh không có trong sử sách
Thứ năm, 24/11/2016, 17:50 (GMT+7)(An ninh quốc phòng) - Bạn bè mình gửi cho bài viết này. Bài viết của một người lính vào sinh ra tử ở chiến trường những năm chiến tranh khốc liệt. Câu chuyện rất thật và rất đau đớn, khiến mình đọc mà cứ nghẹn cổ. Chiến tranh là vậy, xương máu, chết chóc, những hy sinh và những nhầm lẫn…, tất cả đều có thể xảy ra.
Người lính Trần Xuân Trà viết lại một câu chuyện đau lòng này, hẳn để dịu lại những xa xót của vết thương chiến tranh trong chính tâm khảm anh, khi anh nhớ lại những đồng đội không may mắn, trong đó có người bạn thân của anh.
BBT xin được chia sẻ, và đăng bài viết này, như nén tâm nhang thành kính thắp cho những người lính đã ngã xuống!
Chiến sỹ giữ thành (Thành cổ Quảng Trị 1972)
Chúng tôi vào chiến trường Bình-Trị-Thiên cuối năm 1970 và chuẩn bị đạn gạo cho các trận đánh năm 1971 tại Thừa Thiên. Đột xuất, đối phương tấn công các căn cứ hậu cần tiếp viện cho toàn miền Nam dọc đường 9 – Nam Lào gọi là cuộc hành quân Lam Sơn 719, chúng tôi bị điều gấp ra tham gia chiến dịch. Sau khi kết thúc chiến dịch, đơn vị chúng tôi được ra Bắc củng cố, đóng quân và huấn luyện ở Khu rừng già miền Tây tỉnh Quảng Bình. Bốn tháng trời huấn luyện vất vả, đơn vị được hành quân dã ngoại xuống đồng bằng bắn đạn thật ở xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Thật không may tôi bị sốt rét không đi được phải ở lại trông hậu cứ.
Không biết tình quân dân như cá với nước thế nào hết đợt dã ngoại trở về Đà vui vẻ hẳn lên. Tối hôm đó cùng ngủ một hầm Đà vui vẻ tâm sự “đã yêu một cô gái Lệ thủy” và kể hết cho tôi nghe diễn biến cuộc tình và cả cảm giác ngọt ngào của tình yêu đầu đời giữa anh lính trận và cô thôn nữ. Tôi chỉ là anh lính tò te chỉ hình dung tình yêu qua sách vở, nhưng tôi cũng mừng cho bạn đã có người để thương để nhớ. Nhưng không ngờ đó là mối tình đầu tiên và cũng là cuối cùng của anh bạn tôi.
Tết Nhâm Tý 1972, tranh thủ mấy ngày ngừng bắn giữa hai bên để đón xuân, đơn vị tôi lại cấp tốc vượt Trường Sơn vào lại chiến trường. Mặc dù sau 8 tháng sống ở hậu phương, sức khỏe chúng tôi có khá hơn phần nào, nhưng bọn lính học trò chúng tôi phải mang vác súng đạn quá nhiều nên vô cùng mệt mỏi. Ngoài quân tư trang không tính, mỗi người thấp nhất cũng phải mang theo 15 ngày gạo ăn trên 10 kg, lại 2 quả lựu đạn, cuốc xẻng và nặng nhất là súng 12ly7, các bộ phận tháo ra vác vai mỗi người từ 20-30 kg.
Đường lại cắt rừng mà đi, nên khó khăn vô cùng, có những cái dốc phải leo 4-5 tiếng mới tới đỉnh. Tôi và Đà là những người yếu trong đơn vị thường về tới tập kết sau cùng, có lúc đi sườn núi bị ngã, mảnh súng 12ly7 đập vào chân suýt gẫy, đau điếng và tôi đã bật khóc như đứa trẻ và hình dung lúc này ở hậu phương mọi người đang xum họp, chúc tết, vui xuân.
Cuộc tấn công tỉnh Quảng Trị bắt đầu nổ súng đầu tháng 3/1972. Sau mấy ngày nổ súng chúng tôi đã bóc xong tuyến phòng thủ bên ngoài của đối phương. Thị trấn Đông Hà, cảng Cửa Việt và Thị trấn Cùa được giải phóng, chúng tôi lại gấp rút chuẩn bị cho tấn công đợt 2 giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị.
Xác định cuộc chiến sẽ vô cùng cam go ác liệt, nên mặt trận bổ sung cho hướng chúng tôi một đơn vị xe tăng gồm 7 chiếc T34. Xe tăng được chở trên tầu hỏa vào đến Vinh rồi tự hành quân vào Quảng Trị. Xe tăng T34 do Liên xô chế tạo có khả năng lội nước, nhưng chỉ để vượt sông suối với cự ly vài ba trăm mét.
Các chiến sĩ Phân đội 8, Đại đội 4 vượt sông Thạch Hãn tham gia trận chiến tại Thành Cổ – Quảng Trị
Quân số thiếu, đơn vị xe tăng xin bổ sung nhân lực để ngồi trên tháp pháo xe tăng bắn súng 12ly7 và Trung đoàn đã quyết định rút một số người của đơn vị chúng tôi tăng cường cho xe tăng. Ngày định mệnh đến với chúng tôi khá đột ngột, buổi sáng như thường lệ chúng tôi tập trung bên bờ suối để triển khai nhiệm vụ chiến đấu, anh Trung đội trưởng thông báo hiện trên đang cần mấy đồng chí của trung đội ta sang làm nhiệm vụ bắn 12ly7 trên xe tăng, đồng chí nào xung phong thì ưu tiên, nếu không thì chúng tôi sẽ cử. Trung đội trưởng vừa dứt lời Đà xung phong ngay.
Tôi hơi choáng và kéo Đà ra bìa rừng nói nhỏ: “Cậu suy nghĩ kỹ chưa, theo mình chưa chắc như vậy đâu, khéo không ăn quả lừa. Với lại đi hướng ấy ác liệt lắm đấy, cậu phải cẩn thận”. Đà chỉ kịp trả lời: “Tớ xin sang xe tăng đây, hành quân được ngồi xe đỡ vất vả, ở đơn vị mình mang vác cực lắm”. Cuộc chia tay diễn ra ngắn ngủi. Đà cùng số anh em nhập vào đơn vị xe tăng lên đường chiến đấu.
Quảng Trị tháng 4 năm 1972 đúng là mùa hè đỏ lửa theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Cái nóng hầm hập thiêu đốt mặt đất cộng với tiếng pháo chát chúa của cả hai phía dồn dập trút xuống mảnh đất đau thương này. Cây cỏ và con người oằn mình dưới mưa bom bão đạn của B52, pháo hạm, mặt đất lúc nào cũng rung lên như muốn hủy diệt mọi sự sống nơi đây. Trận địa chúng tôi nấp dưới rặng tre bờ sông Nhùng, con sông không lớn, nhưng nước đục ngầu do bom đạn và xác lính nổi đặc mặt nước.
Những cái xác cởi trần đã trương phình, quần đùi đỏ quần đùi hoa dập dờn bốc mùi hôi thối. Nước ăn không có chúng tôi phải đào các giếng nước to bằng chiếc mũ sắt cạnh bờ sông, cách các xác người chừng nửa mét để lấy nước ăn. Còn người cả 2-3 tuần không tắm, ghét đầy người nếu dùng ngón tay cái miết từ khuỷu tay đến cổ tay là được hòn bi bằng ghét ngửi toàn mùi người chết không biết do mồ hôi hay do ăn nước sông đầy xác chết.
Bảo vệ thành cổ.
Bờ biển Hải Lăng hẹp nhưng chạy dài, nước biển trong xanh hơi sâu, bờ cát trắng thoai thoải, thỉnh thoảng lại xuất hiện các cồn cát, lưa thưa vài rặng phi lao nhưng xác xơ vì nóng và bom đạn. Đoàn xe tăng của đơn vị chúng tôi xuất kích tầm 4 giờ 30 sáng, có nhiệm vụ truy kích đối phương tháo chạy theo dọc bờ biển. Chiếc đi đầu có cả Trung đoàn phó và vài phóng viên mặt trận. Xe vừa đi được một đoạn vượt lên rìa một cồn cát thì bị tụt xích phải dừng lại nhường đường cho chiếc thứ 2 lao lên. Chiếc xe thứ 2 tăng tốc ra khỏi chân cồn cát thì một vệt sáng lòa kèm theo tiếng nổ lớn của hỏa tiễn chống tăng được phóng ra. Chiếc xe khựng lại và bốc cháy dữ dội 3 chiếc còn lại triển khai đội hình thành mũi tên và thi nhau rót hỏa lực về phía đối phương. Trận đánh ác liệt bắt đầu mờ sáng 30/4/1972.
Đau lòng thay, các chiến sĩ xe tăng trong đó có bạn tôi đâu biết rằng đối phương mà các anh đang nhả đạn lại là các đồng đội bộ binh của Trung đoàn 8 cùng sư đoàn. Do công tác hợp đồng tác chiến kém cỏi mà để hai đơn vị cùng sư đoàn choảng nhau 30 phút đồng hồ. Khi trời sáng dần, hai bên nhận ra nhau thì thiệt hại vô cùng lớn: những chiếc xe tăng vô cùng quý giá nâng niu gìn giữ từ ngoài Bắc vào trở thành sắt vụn trừ chiếc tụt xích. Anh em trên xe tăng hầu hết đã hy sinh. Phía đơn vị bộ binh trung đoàn 8 cũng tổn thất nặng nề. Để bắn hạ được 4 chiếc xe tăng hung dữ và gan dạ ấy người ta đã phải đánh đổi cả trung đội bộ binh. Bãi biển trống trải, phía bộ binh cứ triển khai được hỏa lực là bị lộ, lập tức bị xe tăng tiêu diệt.
Cồn cát nhấp nhô làm khuất tầm bắn, cánh bộ binh nhanh chóng khiêng khấu DKZ 82 lên cồn cát để bắn vỗ mặt tốp xe tăng, nhưng lập tức bị phát hiện, xe tăng chỉnh pháo bắn bay cả cụm, xác người lẫn vũ khí bay lên không trung và rơi lả tả. Sau này tôi được nghe những người sống sót kể lại thật đau lòng: Phía bộ binh nói với nhau: “Xe tăng bọn nào mà gan dạ thế, hôm qua gặp xe tăng ngụy bắn cháy 1 chiếc là chúng bỏ xe chạy, hôm nay chúng chiến đấu đến chiếc xe tăng cuối cùng“. Trên xe tăng cũng tương tự các chiến sĩ vừa nhả đạn vừa hỏi nhau: “Bọn lính bộ binh của sư ngụy nào mà can đảm thế, chiều qua gặp địch chỉ bắn một loạt pháo là chúng chạy như vịt, hôm nay chúng đánh trả đến cùng”
Quân giải phóng tấn công làm chủ Quảng Trị.
Vẫn biết cuộc sống là vô thường, là sắc sắc không không. Vẫn biết chiến tranh là chết chóc, tang thương. Vẫn biết chỉ có chiến tranh người ta bắn giết lẫn nhau mà không cần truy cứu trách nhiệm. Nhưng đối với tôi cái chết của các anh là vô cùng tức tưởi vì oan uổng. Trận đánh đã qua đi 44 năm, không ai nhắc đến các anh trong sử sách. Ngay cả những cuộc hội thảo người ta chỉ chăm chăm tranh công đổ lỗi. Nhắc đến các anh làm gì? Vì nó là vết nhơ của những người cầm quân.
Bốn tư năm các anh đã nằm lại nơi đây, tuy không ấm áp bằng quê nhà, nhưng có biển xanh, cát trắng, nắng vàng lại có dãy Trường Sơn sừng sững để tựa lưng về phong thủy cũng là nơi có thể an giấc ngàn thu.
Đối với chúng tôi, những người may mắn trở về. Nhiều anh em vô cùng vất vả vì bệnh tật, vì mưu sinh miếng cơm, manh áo. Riêng tôi và một số anh em may mắn hơn có công ăn việc làm vì vậy phần nào vất vả cũng được vơi đi ít nhiều.
Tuy nhiên, trong góc khuất của tâm hồn, trận đánh oan nghiệt của các anh mờ sáng ngày 30/4/1972 trên bãi biển huyện Hải Lăng và các Liệt sĩ – bạn bè tôi như những oan hồn vẫn còn đâu đó trong những giấc ngủ chập chờn nửa mơ nửa thực hàng chục năm trời (bên Mỹ họ gọi là Hội chứng chiến tranh). Điều này đã thôi thúc tôi ghi chép lại một cái gì đó một cách chân thực, dù muộn mằn nhưng cũng là một nén hương thành kính dâng lên ngày giỗ trận của các anh.
“Nụ cười chiến thắng dưới chân thành cổ”, Lê Xuân Chinh.
Ở đâu đó bên bãi biển Hải Lăng, bạn Đà của tôi đã nằm lại? Với mối tình đầu tiên năm xưa, cũng là mối tình cuối – của một người lính…
Hải Dương tháng 4/2016.
Trần Xuân Trà
Các chiến sĩ Phân đội 8, Đại đội 4 vượt sông Thạch Hãn tham gia trận chiến tại Thành Cổ – Quảng Trị
Quân số thiếu, đơn vị xe tăng xin bổ sung nhân lực để ngồi trên tháp pháo xe tăng bắn súng 12ly7 và Trung đoàn đã quyết định rút một số người của đơn vị chúng tôi tăng cường cho xe tăng. Ngày định mệnh đến với chúng tôi khá đột ngột, buổi sáng như thường lệ chúng tôi tập trung bên bờ suối để triển khai nhiệm vụ chiến đấu, anh Trung đội trưởng thông báo hiện trên đang cần mấy đồng chí của trung đội ta sang làm nhiệm vụ bắn 12ly7 trên xe tăng, đồng chí nào xung phong thì ưu tiên, nếu không thì chúng tôi sẽ cử. Trung đội trưởng vừa dứt lời Đà xung phong ngay.
Tôi hơi choáng và kéo Đà ra bìa rừng nói nhỏ: “Cậu suy nghĩ kỹ chưa, theo mình chưa chắc như vậy đâu, khéo không ăn quả lừa. Với lại đi hướng ấy ác liệt lắm đấy, cậu phải cẩn thận”. Đà chỉ kịp trả lời: “Tớ xin sang xe tăng đây, hành quân được ngồi xe đỡ vất vả, ở đơn vị mình mang vác cực lắm”. Cuộc chia tay diễn ra ngắn ngủi. Đà cùng số anh em nhập vào đơn vị xe tăng lên đường chiến đấu.
Quảng Trị tháng 4 năm 1972 đúng là mùa hè đỏ lửa theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Cái nóng hầm hập thiêu đốt mặt đất cộng với tiếng pháo chát chúa của cả hai phía dồn dập trút xuống mảnh đất đau thương này. Cây cỏ và con người oằn mình dưới mưa bom bão đạn của B52, pháo hạm, mặt đất lúc nào cũng rung lên như muốn hủy diệt mọi sự sống nơi đây. Trận địa chúng tôi nấp dưới rặng tre bờ sông Nhùng, con sông không lớn, nhưng nước đục ngầu do bom đạn và xác lính nổi đặc mặt nước.
Những cái xác cởi trần đã trương phình, quần đùi đỏ quần đùi hoa dập dờn bốc mùi hôi thối. Nước ăn không có chúng tôi phải đào các giếng nước to bằng chiếc mũ sắt cạnh bờ sông, cách các xác người chừng nửa mét để lấy nước ăn. Còn người cả 2-3 tuần không tắm, ghét đầy người nếu dùng ngón tay cái miết từ khuỷu tay đến cổ tay là được hòn bi bằng ghét ngửi toàn mùi người chết không biết do mồ hôi hay do ăn nước sông đầy xác chết.
Bảo vệ thành cổ.
Bờ biển Hải Lăng hẹp nhưng chạy dài, nước biển trong xanh hơi sâu, bờ cát trắng thoai thoải, thỉnh thoảng lại xuất hiện các cồn cát, lưa thưa vài rặng phi lao nhưng xác xơ vì nóng và bom đạn. Đoàn xe tăng của đơn vị chúng tôi xuất kích tầm 4 giờ 30 sáng, có nhiệm vụ truy kích đối phương tháo chạy theo dọc bờ biển. Chiếc đi đầu có cả Trung đoàn phó và vài phóng viên mặt trận. Xe vừa đi được một đoạn vượt lên rìa một cồn cát thì bị tụt xích phải dừng lại nhường đường cho chiếc thứ 2 lao lên. Chiếc xe thứ 2 tăng tốc ra khỏi chân cồn cát thì một vệt sáng lòa kèm theo tiếng nổ lớn của hỏa tiễn chống tăng được phóng ra. Chiếc xe khựng lại và bốc cháy dữ dội 3 chiếc còn lại triển khai đội hình thành mũi tên và thi nhau rót hỏa lực về phía đối phương. Trận đánh ác liệt bắt đầu mờ sáng 30/4/1972.
Đau lòng thay, các chiến sĩ xe tăng trong đó có bạn tôi đâu biết rằng đối phương mà các anh đang nhả đạn lại là các đồng đội bộ binh của Trung đoàn 8 cùng sư đoàn. Do công tác hợp đồng tác chiến kém cỏi mà để hai đơn vị cùng sư đoàn choảng nhau 30 phút đồng hồ. Khi trời sáng dần, hai bên nhận ra nhau thì thiệt hại vô cùng lớn: những chiếc xe tăng vô cùng quý giá nâng niu gìn giữ từ ngoài Bắc vào trở thành sắt vụn trừ chiếc tụt xích. Anh em trên xe tăng hầu hết đã hy sinh. Phía đơn vị bộ binh trung đoàn 8 cũng tổn thất nặng nề. Để bắn hạ được 4 chiếc xe tăng hung dữ và gan dạ ấy người ta đã phải đánh đổi cả trung đội bộ binh. Bãi biển trống trải, phía bộ binh cứ triển khai được hỏa lực là bị lộ, lập tức bị xe tăng tiêu diệt.
Cồn cát nhấp nhô làm khuất tầm bắn, cánh bộ binh nhanh chóng khiêng khấu DKZ 82 lên cồn cát để bắn vỗ mặt tốp xe tăng, nhưng lập tức bị phát hiện, xe tăng chỉnh pháo bắn bay cả cụm, xác người lẫn vũ khí bay lên không trung và rơi lả tả. Sau này tôi được nghe những người sống sót kể lại thật đau lòng: Phía bộ binh nói với nhau: “Xe tăng bọn nào mà gan dạ thế, hôm qua gặp xe tăng ngụy bắn cháy 1 chiếc là chúng bỏ xe chạy, hôm nay chúng chiến đấu đến chiếc xe tăng cuối cùng“. Trên xe tăng cũng tương tự các chiến sĩ vừa nhả đạn vừa hỏi nhau: “Bọn lính bộ binh của sư ngụy nào mà can đảm thế, chiều qua gặp địch chỉ bắn một loạt pháo là chúng chạy như vịt, hôm nay chúng đánh trả đến cùng”
Quân giải phóng tấn công làm chủ Quảng Trị.
Vẫn biết cuộc sống là vô thường, là sắc sắc không không. Vẫn biết chiến tranh là chết chóc, tang thương. Vẫn biết chỉ có chiến tranh người ta bắn giết lẫn nhau mà không cần truy cứu trách nhiệm. Nhưng đối với tôi cái chết của các anh là vô cùng tức tưởi vì oan uổng. Trận đánh đã qua đi 44 năm, không ai nhắc đến các anh trong sử sách. Ngay cả những cuộc hội thảo người ta chỉ chăm chăm tranh công đổ lỗi. Nhắc đến các anh làm gì? Vì nó là vết nhơ của những người cầm quân.
Bốn tư năm các anh đã nằm lại nơi đây, tuy không ấm áp bằng quê nhà, nhưng có biển xanh, cát trắng, nắng vàng lại có dãy Trường Sơn sừng sững để tựa lưng về phong thủy cũng là nơi có thể an giấc ngàn thu.
Đối với chúng tôi, những người may mắn trở về. Nhiều anh em vô cùng vất vả vì bệnh tật, vì mưu sinh miếng cơm, manh áo. Riêng tôi và một số anh em may mắn hơn có công ăn việc làm vì vậy phần nào vất vả cũng được vơi đi ít nhiều.
Tuy nhiên, trong góc khuất của tâm hồn, trận đánh oan nghiệt của các anh mờ sáng ngày 30/4/1972 trên bãi biển huyện Hải Lăng và các Liệt sĩ – bạn bè tôi như những oan hồn vẫn còn đâu đó trong những giấc ngủ chập chờn nửa mơ nửa thực hàng chục năm trời (bên Mỹ họ gọi là Hội chứng chiến tranh). Điều này đã thôi thúc tôi ghi chép lại một cái gì đó một cách chân thực, dù muộn mằn nhưng cũng là một nén hương thành kính dâng lên ngày giỗ trận của các anh.
“Nụ cười chiến thắng dưới chân thành cổ”, Lê Xuân Chinh.
Ở đâu đó bên bãi biển Hải Lăng, bạn Đà của tôi đã nằm lại? Với mối tình đầu tiên năm xưa, cũng là mối tình cuối – của một người lính…
Hải Dương tháng 4/2016.
Trần Xuân Trà
Nhận xét
Đăng nhận xét