Chuyển đến nội dung chính

KÝ ỨC CHÓI LỌI 105/b

-Chiến tranh ai cũng ghét, nhưng nhiều khi chúng ta buộc phải cầm súng vì không còn cách nào khác!
-Cuộc sống là vô giá. Không ai đổi cuộc sống lấy anh hùng mà chỉ thành anh hùng khi bảo vệ cuộc sống! 

-Những Dòng Sông
Tác giả: Bế Kiến Quốc
Sinh ra ở đâu, mà ai cũng anh hùng?

Tất cả trả lời: Sinh bên một dòng sông…


Chẳng phải sông Đà, sông Mã, sông Hồng đôi bờ cát mênh mông,

Thì cũng sông Trà, sông Hương, sông Cửu Long uốn chín đầu rồng

Chẳng phải rộng xa một tầm cò vỗ cánh,

Cũng xinh xinh vài sải chèo quẫy mạnh

Quê hương Việt Nam mườn mượt những cánh đồng

Mỗi con người gắn bó một dòng sông

Khi ta bé dòng sông nào cũng rộng

Chiếc thuyền giấy gửi tuổi thơ theo sóng

Một cánh cò vỗ lả xuống lòng ta…


Từ nguồn nào, sông cũng nặng phù sa

Đời ông cha từng cuốc đất, dựng nhà.

Khơi tưởng tượng, những chuyện xưa mẹ kể

Tuổi thơ ngây ngỡ dòng sông nhỏ bé

Cửa quê mình Trần Quốc Toản từng qua…


Rồi biết nghe chuyện anh, chuyện cha

Biết tự hào: Sông đã từng đánh Pháp

Nước lấp mặt những ca nô tan xác

Bãi lau già chuyển cán bộ qua sông…


Những dòng sông ngàn năm ôm cánh đồng

Khi ta vào đời, Đời đã cấy cày chung

Xanh sắc lúa xoá bờ gầy đói khổ

Mặt cánh đồng nhờ mặt người soi hộ

Trên dòng sông – là một tấm gương trong…


Em ta yêu có gì như lòng sông

Một nền xanh tràn xuống chảy theo dòng

Là ruộng đất, anh hiền lành, khoẻ khoắn

Có mía ngọt và bãi hoa mơ mộng…


Đã bao đời gắn bó giữa hai ta,

Sông chia mình thành ngàn nhánh phù sa

Đến bè bạn cùng từng gốc lúa

Trắng lấp lánh là quẫy tung đuôi cá

Xanh mát êm là xoan dọc bờ vùng

Yêu nhau rồi, ta có những vui chung…


Uống bát nước chè bên nòng súng, trưa nắng cháy

Nghe màu xanh bờ bãi mát trong lòng!

Bình tĩnh ngồi bên những trái bom

Đâu trong gió mái chèo xa vọng lại:

Đêm mưa không đèn vững vàng tay lái

Đường dẫn đi như dòng nước tới mênh mông…


Sinh ra ở đâu mà ai cũng anh hùng?

Tất cả trả lời: Sinh bên một dòng sông…

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Xếp bút nghiên lên đường ra trận (VTV1)

Lớp sinh viên 'xếp bút nghiên lên đường chiến đấu'

Từ năm 1970 đến 1972, hơn 10.000 sinh viên các trường đại học ở Hà Nội lên đường nhập ngũ, trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ. Hơn một nửa đã hy sinh tại các mặt trận, nhưng nhiều nhất là trong chiến dịch bảo vệ thành cổ Quảng Trị.

Năm 1970, nhiều trường đại học trở về Hà Nội sau những năm tạm sơ tán tránh máy bay Mỹ ném bom. Thời gian này, cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn căng thẳng, nhu cầu chi viện cho các mặt trận phía Nam trở nên cấp bách. Hưởng ứng phong trào Ba sẵn sàng và thực hiện lệnh tổng động viên, các địa phương đồng loạt gọi thanh niên, sinh viên đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
IMG-9818.jpg
Sinh viên Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế quốc dân) trước giờ lên đường nhập ngũ tháng 9/1971. Ảnh tư liệu.
Từ năm 1970 đến 1972, hơn 10.000 sinh viên các trường đại học ở Hà Nội lên đường nhập ngũ,  hình thành nên một thế hệ sinh viên thủ đô xếp bút nghiên lên đường chiến đấu. Nhập ngũ đông nhất là sinh viên các trường Bách khoa, Tổng hợp, Nông nghiệp, Xây dựng, Kinh tế kế hoạch (nay là Kinh tế quốc dân). Có nhiều người mới học xong năm thứ nhất, nhưng cũng có người sắp tốt nghiệp, chuẩn bị đi tu nghiệp nước ngoài.
Đợt tuyển quân đông nhất là vào năm 1971. Hàng nghìn sinh viên bước vào năm học mới cũng là lúc nhận được giấy báo nhập ngũ. Ngày 6/9/1971, lễ xuất quân diễn ra ngay tại sân nhiều trường đại học, có bạn bè, thầy cô đưa tiễn. Những anh lính sinh viên tinh nghịch bắt bạn bè phải gọi là chú bộ đội. Những khuôn mặt thư sinh, mặc nguyên áo trắng lên đường tòng quân. 
Toàn bộ sinh viên nhập ngũ đợt tháng 9/1971 được đưa lên huấn luyện tại vùng đồi núi thuộc tỉnh Hà Bắc (cũ). Ở đây, họ được học về chiến thuật, chiến lược, kỹ thuật sử dụng vũ khí và tác chiến. Mỗi đêm các tân binh phải đeo đến 20 kg đất đựng trong sọt tre mà đi, chạy để rèn sức dẻo dai cho chuyến hành quân bộ vào miền Nam. 
Cuối đợt huấn luyện, sau khi phân loại là sinh viên trường nào, họ được xếp vào binh chủng cho phù hợp: Bách khoa thì vào pháo binh, thông tin; y thì vào quân y; mỏ địa chất vào công binh; kinh tế, tổng hợp vào bộ binh… Nhưng phần đông sinh viên được biên chế vào các đơn vị chiến đấu như các trung đoàn 95, 101, 18 của Sư đoàn 325; 338; 308, trực tiếp tham chiến ở mặt trận Bình - Trị - Thiên.
Đầu năm 1972, chuyến tàu chở bộ đội, chủ yếu là tân binh sinh viên đi thẳng từ ga Kép (Bắc Giang) đến ga Vinh để từ đây hành quân vào chiến trường. Nhiều cựu sinh viên kể lại, khi tàu đi qua ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội ngày nay), những lá thư từ các toa được thả xuống trắng đường. Ngoài bì thư chỉ ghi vội dòng chữ Nhờ ai nhặt được thư này chuyển đến giúp số nhà... Hẹn trở về, Hà Nội mến yêu hay Đi B, ngày…
ngoaingu.jpg
Thầy trò trường ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội) chào nhau trước khi xe lăn bánh. Ảnh tư liệu.
"Ngày chúng tôi lên đường, trong chiếc ba lô ngoài quân tư trang thì nhiều người còn đem theo một vài cuốn sách, sách tiếng Nga, giáo trình cơ khí, sổ tay làm nhật ký… Ai cũng hy vọng có ngày trở về để được tiếp tục đi học", ông Nguyễn Dũng, cựu sinh viên Đại học Bách khoa nhập ngũ năm 1971 kể lại.
Dọc đường hành quân từ Hà Nội vào miền Nam, những cánh thư của nhiều người vẫn đều đặn gửi về cho thầy cô, bạn bè ở trường đại học. Sau giờ chiến đấu, họ còn tranh thủ viết nhật ký chiến trường. Sự ác liệt của cuộc chiến được ghi lại trong những bài thơ liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, sinh viên Đại học Tổng hợp gửi người bạn gái Như Anh: Đêm trắng trong là đêm của em/ Đêm thành phố và sao trời lẫn lộn/ Đêm của anh xếp kín đầy bom đạn/ Pháo sáng chập chờn trộn trạo với sao sa…
Lớp lính sinh viên ấy có mặt trên khắp trận tuyến, từ Thành cổ Quảng Trị đến chiến trường Đông Nam Bộ, tham gia giải phóng Buôn Mê Thuột, ở Sài Gòn vào ngày 30/4/1975. Trong hơn 10.000 sinh viên lên đường thì hơn một nửa hy sinh tại các mặt trận phía Nam, trên đất Lào, nhưng nhiều nhất là trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972. Có người ngã xuống ở cửa ngõ Sài Gòn như liệt sĩ Nguyễn Văn Tư (sinh viên Bách khoa), hy sinh lúc 10h sáng 30/4/1975, cách giờ phút thống nhất chưa đầy hai tiếng.
Sau ngày thống nhất, những người lính sinh viên lại trở về giảng đường, tiếp tục đi học. Nhiều người mang thương tật chiến tranh, di chứng của những trận sốt rét rừng. Rất nhiều trong số đó trở thành nhà khoa học, giáo sư, cán bộ chủ chốt của các trường đại học, tướng lĩnh quân đội, nhà thơ, nhà văn. Một số người giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước như ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; ông Nguyễn Quốc Triệu, nguyên Bộ trưởng Y tế...
Trong buổi gặp mặt truyền thống của sinh viên lên đường chiến đấu tại Hà Nội ngày 25/4, ông Ngô Quang Năng, cựu sinh viên Đại học Nông nghiệp, chia sẻ: Những sinh viên lên đường nhập ngũ hầu hết rất giỏi mới thi đỗ vào các trường đại học. Ngày ấy rời giảng đường, chúng tôi đều nuối tiếc. Ai chẳng muốn được đi học, được trở thành bác sĩ, kỹ sư, thầy giáo. Nhưng đất nước có chiến tranh, cầm súng là bổn phận, cũng là vì danh dự của một thế hệ, một lớp người".
IMG-9821.jpg
Các cựu sinh viên Hà Nội trong buổi gặp mặt truyền thống ngày 25/4 tại Hà Nội. Ảnh: Hoàng Phương.
Sinh thời, cố nhà giáo Hoàng Xuân Tùy, nguyên Thứ trưởng Đại học và Trung học chuyên nghiệp, nguyên Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội từng đề cập đến việc Nhà nước cần có một hình thức động viên, khen thưởng nào đó đối với lớp sinh viên đại học xếp bút nghiên lên đường chiến đấu. Ông cũng hy vọng các trường có thể tổng hợp danh sách sinh viên ra trận qua các năm và số liệt sĩ hy sinh thời kỳ đó.
Nhưng đến nay ước nguyện của người thầy đối với học trò vẫn chưa làm được. Để tưởng nhớ bạn học, đồng đội, nhiều cựu sinh viên các trường đóng góp xây nên các tượng đài, đài kỷ niệm sinh viên lên đường bảo vệ tổ quốc trong khuôn viên các trường Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế quốc dân...
Nói về lớp sinh viên ngày ấy, cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: "Tổ quốc ghi công lớp lớp thầy giáo, sinh viên đã xếp bút nghiên lên đường chiến đấu và đóng góp xứng đáng vào chiến thắng của dân tộc. Tinh thần yêu nước mãi mãi là ngọn lửa soi sáng các thế hệ thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp phát triển đất nước trở thành quốc gia giàu mạnh, hòa bình và hạnh phúc".
Hoàng Phương - Quỳnh Trang

Nhớ những ngày xếp bút nghiên lên đường…

TPO - Hưởng ứng phong trào “Ba sẵn sàng”, hàng vạn sinh viên đã xếp bút nghiên lên đường ra mặt trận, trực tiếp cầm súng chiến đấu. Nhiều người trong số họ đã mãi mãi không trở về…
Nhớ những ngày xếp bút nghiên lên đường…
Với hàng nghìn cựu sinh viên đại học Bách khoa Hà Nội, những ngày tháng tư thật đặc biệt. Đó là thời khắc kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời trai trẻ, tạm biệt mái trường để xung phong vào chiến trường trực tiếp cầm súng chiến đấu. Nhiều người trong số họ đã anh dũng hy sinh.
Cựu binh Nguyễn Dũng, 65 tuổi, tiếp tôi ngay tại quán cà phê sân giảng đường C1 Đại học Bách Khoa Hà Nội, nơi ông và hàng trăm sinh viên khác của trường cách đây 46 năm đã từ biệt mái trường lên đường ra mặt trận.
Ông Dũng nhớ lại:  “Tôi nhập ngũ ngày 6/9/1971, tức là khi cuộc chiến tranh đang vào giai đoạn ác liệt. Tôi nhớ rất rõ hôm đó là sáng ngày Chủ nhật. Tôi và rất đông các bạn tập trung ngay trước cửa giảng đường C1. Khoác ba lô lên chiếc xe khách hiệu Ba Đình hoán cải từ xe IFA, chúng tôi được xe chở chạy mấy vòng quanh sân trường rồi mới ra quốc lộ lên đường vào Nam. Năm đó tôi mới bước sang tuổi mười tám. Hầu hết các bạn tôi đều còn rất trẻ, chưa mấy ai có người yêu”.
Nhớ những ngày xếp bút nghiên lên đường… - ảnh 1
Riêng buổi sáng hôm đó, trường Đại học Bách khoa có khoảng 660 sinh viên và giáo viên (tương đương với số lượng sinh viên gần một khoá) lên đường nhập ngũ vào chiến trường miền Nam. Ông Dũng Lớp sinh viên lớp 70B, Khoá 15 chế tạo máy có 7 người/70 sinh viên cùng nhập ngũ một ngày.
Sang năm 1972 sinh viên lớp 70B lại tiếp tục lên đường nhập ngũ. Trong số 7 sinh viên trong lớp đi đợt đầu đều vào Quảng Trị thì có 2 người sau này đã hy sinh. Ông Dũng thuộc biên chế  trung đoàn 95 tham gia đánh thành Quảng Trị, tham gia trận đánh giải phóng Ban Mê Thuột và Xuân Lộc-Đồng Nai mở cánh cửa thép tiến vào Sài Gòn…
Nhớ những ngày xếp bút nghiên lên đường… - ảnh 2
Nhớ những ngày xếp bút nghiên lên đường… - ảnh 3
Nhớ những ngày xếp bút nghiên lên đường… - ảnh 4
PGS.TS Bùi Quốc Thái, Chủ tịch Hội CCB trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết: Cùng với hậu phương, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc và hưởng ứng phong trào “ba sẵn sàng”, gần 200 cán bộ và 2700 sinh viên của trường đã xung phong lên đường nhập ngũ.
Chính lực lượng này của ĐH Bách khoa đã bổ sung kịp thời cho quân nhiều quân binh chủng, nhất là đối với các binh chủng kỹ thuật như không quân, phòng không, cơ giới, công binh, thông tin.
Nhiều người đã lập chiến công suất sắc, nêu gương sang về chủ nghĩa Anh hùng cách mạng như Anh hùng Trần Thanh Hải, Anh hùng liệt sỹ Vũ Xuân Thiều-người đã lái chiếc Mig-21 lao thẳng vào pháo đài bay B52 trong đêm 28/12/1972; Anh hùng liệt sỹ Bùi Ngọc Dương-người chiến sỹ công binh đã anh dũng hy sinh tại chiến trường Khe Sanh năm 1968. Trước khi nhắm mắt, anh đã dặn lại đồng đội khi chiến thắng về báo cáo với trường đại học Bách khoa là “Tôi đã hoàn thành nhiện vụ trường giao cho”…
Nhớ những ngày xếp bút nghiên lên đường… - ảnh 5

Bản hùng ca mang tên “Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu”

Phóng sự | Thứ sáu, 08/04/2016 05:55 (GMT+7)
Bản hùng ca mang tên “Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu”

Chuẩn bị cho Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hàng chục ngàn người con ưu tú của Tổ quốc đã từ giã quê hương lên đường đi chiến đấu.

Chuẩn bị cho Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hàng chục ngàn người con ưu tú của Tổ quốc đã từ giã quê hương lên đường đi chiến đấu.
Trong đoàn quân ra trận năm ấy, có đông đảo lực lượng sinh viên, tri thức trẻ Hà Thành. Họ đã sống, chiến đấu và làm nên những bản hùng ca bất diệt…
Ngày ra trận
Năm 1971, thực hiện lệnh tổng động viên, hơn một vạn sinh viên các trường Đại học Hà Nội đã sẵn sàng gác bút nghiên lên đường nhập ngũ. Có những chàng sinh viên mới chân ướt chân ráo bước vào cổng trường Đại học, có người chỉ vài tháng nữa sẽ cầm tấm bằng tốt nghiệp trên tay. Thế nhưng, tình yêu Tổ Quốc, sự khát khao tự do và hòa bình đã nâng bước chân những người lính-sinh viên vượt dãy Trường Sơn hướng về miền Nam ruột thịt, sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân cho độc lập, tự do của dân tộc…
Ông Nguyễn Chí Tuệ
Buổi sáng 6/9/ 1971, trong số 3.000 sinh viên Hà Nội xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ có chàng trai Nguyễn Chí Tuệ, lúc đó là sinh viên năm thứ 2 của khoa Kinh tế Công nghiệp (hiện là khoa Quản trị Kinh doanh) trường Đại học Kinh tế quốc dân. Anh là con trai duy nhất trong nhà nên mẹ cứ băn khoăn chẳng muốn anh đi. Ngày tiễn Tuệ lên đường, mẹ lặng im ngắm nhìn anh còn bố vỗ vai anh dặn dò tỉ mỉ. "Bố bảo, con là đàn ông thì phải hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ của mình. Vào đó, có gian khổ thế nào con cũng không được đầu hàng bản thân mình. Nếu con không chiến đấu anh dũng xứng đáng như một người lính thì bố mẹ, anh em họ hàng sẽ không nhìn mặt con nữa" - ông Nguyễn Chí Tuệ nhớ lại.
Tàu rú còi, người chiến sĩ vội vàng tạm biệt bố mẹ, tạm biệt Hà Nội để hòa mình vào hàng ngìn sinh viên đang nô nức lên đường vào Nam đánh giặc. Lời cha dặn anh khắc ghi trong lòng, là động lực để anh cùng đồng đội xông pha trên mọi trận địa từ chiến dịch Thành Cổ Quảng Trị 81 ngày đêm đến chiếm đánh Tây Nguyên, Long Khánh (Đồng Nai). Sự mưu trí, dũng cảm của người lính - sinh viên ấy đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận qua Huân chương chiến sĩ giải phóng Hạng ba, huy hiệu chiến thắng 72, toàn thắng 75 và chiến dịch Hồ Chí Minh, Huân chương lao động hạng 3.
Ông Nguyễn Chí Tuệ chia sẻ: "Ngày đó, sinh viên chúng tôi ai được nhập ngũ là cảm thấy vinh dự, tự hào lắm. Ai cũng mang trong mình hoài bão, lí tưởng của tuổi trẻ là phải độc lập, tự do cho đất nước nên sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ, sẵn sàng hi sinh nên có chết cũng là điều vô cùng nhẹ nhàng".
Máu và hoa...
Rời quân ngũ đã gần 40 năm, ông Nguyễn Dũng, nguyên cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm, bộ môn Hóa Hữu cơ, Viện Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chưa bao giờ quên những năm tháng hào hùng nơi chiến trường đạn bom, khói lửa. Khi đó, ông là sinh viên năm thứ hai, khoa Chế tạo máy, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã viết đơn xung phong đi bộ đội.
Ông Nguyễn Dũng (ảnh chụp tạiThành Cổ Quảng Trị).
Ông vẫn thường kể cho các thế hệ học trò, con cháu của mình nghe câu chuyện về lòng dũng cảm của anh bộ đội Cụ Hồ. "Ngày 16/9/1972, khi quân ta đang chiến đấu ác liệt ở Thành Cổ Quảng Trị, anh lính Lương Hồng Thủy nguyên là sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội bị thương rất nặng ở vùng bụng. Đồng đội cố gắng đưa anh đi cấp cứu nhưng không thể nào thoát ra được nên cứ khiêng ra lại khiêng vào. Súng đạn vẫn nổ liên hồi khiến Hồng Thủy bị thương tiếp vào đùi. Giữa lúc sinh tử ấy, Hồng Thủy đã yêu cầu đồng đội gom hết súng đạn để anh ở lại đánh trận cuối cùng..."
Không chỉ Lương Hồng Thủy mà còn rất nhiều người lính Cụ Hồ khác đã có những hành động phi thường để góp phần tạo nên những kỳ tích cho dân tộc Việt Nam. Vì vậy, ông Dũng luôn cảm thấy may mắn hơn đồng đội khi sống sót trở về nên ông đã luôn sống, lao động hết mình và đạt nhiều thành tích vẻ vang như: Danh hiệu Chiến sỹ thi đua, bằng khen của Bộ GD&ĐT, bằng khen của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam...
Từ nhiều năm nay, ông dành nhiều công sức, tâm huyết cùng anh em đồng đội khác đi tìm phần mộ liệt sĩ, trong đó có tìm gia đình liệt sĩ Lương Hồng Thủy, người bạn thời bút nghiên anh dũng của mình.
“Có yêu anh không, thì bảo”...
Những người lính sinh - sinh viên Hà Thành năm ấy chiến đấu anh dũng, sống kiên cường nhưng lại rụt rè trong việc bày tỏ tình cảm, tỏ tình với cô bạn gái quê nhà. Vì thế mà, khi anh bộ đội Vũ Quốc Hùng, nguyên sinh viên trường Đại học Mỏ địa chất khi quyết định viết thư tỏ tình với bạn gái ở quê nhà, anh đã phải nhờ hết những đồng đội đã có vợ, có người yêu "quân sư", tập trung chất xám vào lá thư.
Thiếu tướng Vũ Quốc Hùng(thứ 2 từ phải sang), nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Quốc Phòng Vũ Quốc Hùng.
"Tôi và cô ấy đã biết nhau khi còn ở quê nhà nhưng học hết năm thứ nhất đại học tôi xung phong đi bộ đội còn cô ấy mới là học sinh cấp ba. Phải chờ đến 3-4 năm sau khi nàng đã vào đại học tôi mới dám viết thư từ chiến trường gửi về để tỏ tình. Suốt một thời gian dài hồi hộp, ngóng trông cuối cùng cũng nhận được thư của nàng nhưng cô ấy lại bảo nàng còn trẻ, phải suy nghĩ thêm. Tức mình, tôi biên thư lại nói thẳng: "Anh đi chiến trường làm gì có thời gian chờ đợi. Cái chết có thể đến bất bất cứ lúc nào nên có yêu anh không thì bảo... Không ngờ nói thẳng thế mà lại hiệu quả, lá thư sau nàng gật đầu có có luôn" - ông Hùng kể.
5 năm sau ngày thống nhất đất nước, ông Hùng trở về làm đám cưới với bạn gái thủy chung son sắc ấy. Đến giờ vợ chồng ông đã có hai người con đều đã khôn lớn, thành đạt. Lúc nào ông cũng thấy biết ơn người vợ của mình.
"Nơi chiến trường gian khổ, ác liệt những hình ảnh người mẹ, người vợ, người bạn gái rất đỗi bình dị, thân thương lại trở thành động lực to lớn giúp chúng tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một người lính. Hậu phương vững chắc nơi quê nhà giúp chúng tôi quên đi mệt nhọc, quên đi nỗi buồn và cảm thấy yên lòng khi gặp khó khăn, gian khổ. Đó cũng là động lực rất lớn để người lính chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ" - ông Hùng chia sẻ.
Kinh qua các chiến dịch Giải phóng, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị, chiến dịch Tây Nguyên – Giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột; Cheo Reo Phú Bổn, chiến dịch Hồ Chí Minh – Giải phóng Xuân Lộc, Sài Gòn, sống sót trở về ông Hùng quay trở về trường học. Sau này ông đảm nhận vị quan trọng là Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Quốc Phòng. Tuy nhiên, ở thời nào, ông vẫn luôn giữ hình ảnh người lính Cụ Hồ anh dũng, kiên trung mà cũng rất tình người.
Thế hệ những người lính - sinh viên một thời “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” giờ là gạch nối giữa quá khứ với hiện tại, là câu chuyện chưa bao giờ cũ để thế hệ hôm nay mãi tự hào về truyền thống dân tộc.
Rời quân ngũ trở về, mỗi người đảm nhiệm một vị trí, nhiều người nắm những vị trí chủ chốt, quan trọng trong bộ máy của Đảng, nhà nước, họ là các giáo sư, tiến sỹ, các giám đốc, Tổng giám đốc tập đoàn, doanh nghiệp hoặc chỉ đơn giản là người lính trở về... Ở vị trí nào thì điểm chung nhất giữa họ là những bản hùng ca bất diệt, những trang sử đầy đau thương nhưng hào hùng vẫn được họ mang theo truyền tải đến bao thế hệ học trò, con cháu để người trẻ hôm nay không sống thực dụng, sống có hoài bão, lí tưởng.
Từ chiến trường năm nào, bài ca người lính vẫn không ngừng được viết tiếp trong cuộc sống đời thường ngày hôm nay...
Thành Nam
« vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 04:09:12 PM »

Chào các bạn!
Gần bốn thập kỷ trước, những sinh viên của các trường đại học đã xếp bút nghiên lên đường chiến đấu theo tiếng gọi của tổ quốc. Là một trong số đó, tôi rời trường Đại học kinh tế kế hoạch lên con tàu đầy ắp lính trẻ tại ga Hàng cỏ Hà Nội. Tàu rú còi cong mình qua ba ri e Khâm Thiên trong ánh đèn phòng không vàng vọt đưa hàng ngàn sinh viên - lính trẻ ra trận. Những lá thư thả trắng đường từ ngã tư Khâm Thiên đến tận Thường Tín. Trên bì thư ghi vội dòng chữ " Nhờ ai nhặt được thư này hãy cho xin một con tem và bỏ vào thùng thư giúp, tôi xin cảm ơn hoặc trên phong thư ghi vội dòng chữ to đậm : Đi B ngày 29 tháng 5 năm 1972 - Vĩnh biệt quê hương, Vĩnh biệt em yêu ...  " Những mái đầu xanh chen nhau bên cửa sổ tàu hét lên " tạm biệt Hà Nội. Vĩnh biệt, vĩnh biệt ... Lớp sinh viên ấy, những người có may mắn không nằm lại chiến trường đã trở  về ghé vai phục hưng đất nước. Họ đang nắm những vị trí chủ chốt, quan trọng trong bộ máy đảng, nhà nước, họ là các giáo sư, tiến sỹ, các giám đốc, tổng giám đốc tập đoàn, doanh nghiệp. Họ đã hành quân đến 4giờ 25 của sự nghiệp ". Trong phút tĩnh lặng của cuộc sống, công việc tôi chợt nhớ đến những ngày hào hùng của lớp chúng ta, chợt thấy tự hào vì chính mình, vì đồng đội của mình những người đã góp một phần nho nhỏ mồ hôi, xương máu, tuổi xuân cho thắng lợi vẹn toàn của tổ quốc.
Mở trương mục này tôi kỳ vọng mời các bạn sinh viên các trường đại học thập kỷ 70  xếp bút nghiên lên đường chiến đấu hãy vào đây trao đổi, kể cho nhau những kỷ niệm " Máu và Hoa " Xin cảm ơn và mong gặp lại trên Websib này.
---------------------------------
Sửa lại tiêu đề topic theo đề nghị của tác giả!
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Sáu, 2009, 04:43:13 PM gửi bởi dongadoan » Logged
lechinh6882
Thành viên
*
Bài viết: 7


WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 04:42:05 PM »

Chắc bác ở sư 325 đúng không ạ ! bác kể chuyện đi đánh nhau đi bác  Smiley
Logged

---------------------------------------
Shop chăn ga gối Melody
http://my.batda.com/lechinh6882
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #2 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 04:45:50 PM »

Lớp sinh viên này bổ sung vào Quảng Trị đây!

Bác cho hỏi là "4 giờ 25 của sự nghiệp" là sao ạh?
Logged
dongadoan
Thành viên
*
Bài viết: 7444


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 05:59:58 PM »

Bác cho hỏi là "4 giờ 25 của sự nghiệp" là sao ạh?
-------------------------------
 Theo em hiểu thì thế có nghĩa là đã đến đỉnh điểm của sự nghiệp, 4h30 là "tan tầm" mà! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #4 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 08:55:41 PM »

Chào bác taukhongso, Tôi chưa kịp là sinh viên bác ạ nhưng cũng là lính 1972 ở Trị Thiên. Tôi rất mong được đọc các hồi ước của sinh viên áo lính ngày ấy, rất ủng hộ bác đưa ra topic này. Tôi xin góp một bài của một người bạn gái thời phổ thông viết về những người lính sinh viên.
 Đò xuôi Thạch hãn

Đò xuôi Thạch hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi 20 thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm
      (Lê Bá Dương)

Tôi biết anh đã từ lâu lắm rồi. Chính xác là ngày tháng nào thì tôi không còn nhớ rõ, nhưng chắc chắn là trong những ngày chiến tranh ác liệt nhất năm 1972. Ngày ấy, tôi bước chân đến một đất nước xa xôi có tên là Môn đa vi, một nước cộng hoà nhỏ bé trong Liên bang Xô viết, để học đại học. Tôi ra đi mùa thu năm 1972, khi bạn bè tôi, những học sinh Hà nội lớp cuối cấp phổ thông, cùng với anh và bạn bè anh, những sinh viên đại học Hà nội năm đầu, đi vào Quảng trị. Hồi ấy rất nhiều học sinh xuất sắc được gửi đi học ở nước ngoài và nhiều hơn thế nữa những học sinh xuất sắc và cực kỳ xuất sắc đã đi vào chiến trường, đặc biệt là Quảng trị. Sau này khi viết “Những chuyến tàu ngược chiều về hai đầu đất nước” là lúc tôi nhớ về những chuyến ra đi đặc biệt của lứa học sinh chúng tôi năm ấy. Hình như chẳng có ai trong đám chúng tôi, lũ học trò Hà nội mộng mơ, trong sáng, lũ học trò “vào đời” năm 1972 ấy lại không có bạn, giờ phút ấy, đang qua sông Thạch hãn dưới mưa bom. Bạn có thể thấy rõ điều đó ở Nghĩa trang Trường sơn, ở Thành cổ Quảng trị. ở đấy rất nhiều bia mộ ghi rằng Quê quán: Hà nội - Năm sinh 1954 hay 1955. Một thế hệ được sinh ra vào năm hoà bình lập lại sau một cuộc chiến tranh dài ...

Nhưng anh không phải là bạn học của tôi. Anh là bạn của một người bạn tôi kết thân khi sang học xứ người. Và chính xác là tôi được biết về anh vào cái ngày bạn tôi nhận được tin anh hy sinh ở chiến trường Quảng trị. Anh là lính trinh sát sư đoàn 325. Anh bơi qua Thạch hãn. “Đò xuôi Thạch hãn ...”.

Ngày ấy tôi ngồi bên người bạn của mình, nghe kể về anh để nhớ về bè bạn của chính tôi đang ở ngay chiến trường ấy, để nhớ về Hà nội của chúng tôi, về những đường phố đẹp nhất ở trung tâm Hà nội nơi chúng tôi có may mắn được sống và lớn lên ở đó, nơi chúng tôi có mùi thơm nồng nàn hoa sữa, có màu tím bằng lăng, có tiếng đàn dương cầm vọng từ căn gác nhỏ thực sự trong ký ức của mình, nơi bạn tôi vĩnh viễn nhớ hơi ấm bàn tay ai dắt qua đường ở góc trường Quang Trung từ những ngày thơ bé. Chúng tôi đọc lại những câu thơ của anh, nỗi niềm của anh gửi cho bạn bè đang du học ở nước ngoài

Khi nào em trở về
Hãy lắng nghe cơn mưa rào mùa hạ
Hãy lắng nghe tiếng thì thầm hoa lá
Hãy lắng nghe tiếng đất hát đêm đêm
Đấy là lời anh gửi đến cho em ...

Những câu thơ tôi không còn nhớ anh viết lúc nào. Có thể đó là tiếng thì thầm hoa lá trong một đêm tối trời trên đường hành quân hay là lúc anh chợt nghe được tiếng hát của đất mẹ trong một phút lặng dưới công sự trong Thành cổ ... Sau này, sống ở nước ngoài nhiều, mỗi khi nhớ nhà, nhớ Hà nội là tự dưng lòng tôi lại thầm nhắc “Hãy lắng nghe ...”

Có một điều lạ lùng là cuộc đời anh vào thời điểm đó rất giống với liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Có lẽ thế hệ đó có nhiều người giống nhau như thế. Anh học chuyên Toán, anh thi học sinh giỏi Toán và Văn toàn miền Bắc, anh vào Đại học và đi bộ đội cùng lúc với Nguyễn Văn Thạc. Bạn gái của anh Thạc – chị Như Anh – học cùng lớp với bạn anh ở Ki shi nhốp và chính Nguyễn Văn Thạc cũng đã nhắc tới tên anh trong cuốn nhật ký “Mãi mãi tuổi hai mươi” nổi tiếng của mình.

Nguyễn Văn Thạc đã hy sinh. Còn với anh là một chút may mắn của số phận. Anh bị thương nặng nhưng đã được cứu sống. Người ta đã báo tử nhầm. Nghe nói anh bị thương nặng lắm, băng quấn từ đầu đến chân nên không ai tin là anh sẽ qua khỏi. Rồi người ta đưa anh ra Bắc điều trị. Hè năm ấy bạn tôi về phép và thăm anh. Hồi ấy không như bây giờ, việc về phép hầu như là không thể đối với lưu học sinh, trừ những trường hợp cực kỳ đặc biệt và phải được sự đồng ý của Đại sứ quán. Người bạn ấy đã kể cho anh nghe về lũ chúng tôi, về những ngày chúng tôi đọc thơ anh, và khi hồi phục anh viết thư cho lũ chúng tôi, những đứa em mới của anh.

Thư anh viết cho tôi không nhiều nhưng tôi luôn nhớ về chúng. Trên một tờ pơluya trắng mỏng manh, bằng màu mực xanh Cửu long anh chép cho tôi bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm khi bài thơ vừa ra đời. “Khi ta sinh ra Đất Nước đã có rồi ...”. Bài thơ dài ấy tôi trân trọng giữ và mang nó về lại Việt nam khi tốt nghiệp.

Nếu một ngày nào đó bạn vào Internet, gõ ba chữ “Tu Bao Ho”, bạn sẽ thấy hiện lên nhiều trang web giới thiệu một giáo sư ngành Trí tuệ nhân tạo tại một Đại học của Nhật. Chỉ cần đọc tiểu sử tóm tắt bạn cũng nhận ra ngay đây là một giáo sư có uy tín trong lĩnh vực chuyên môn của mình, là người  đã công bố nhiều công trình nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế, người đã tham gia và tổ chức nhiều hội nghị quốc tế về Trí tuệ nhân tạo, biên tập cho nhiều tạp chí quốc tế, tham gia đào tạo nhiều sinh viên, thạc sĩ, tiến sĩ, trong đó có khá nhiều sinh viên Việt nam. Bạn có thể sẽ nghĩ đây là một Việt kiều có cơ hội được học tập đào tạo từ lúc nhỏ tại Nhật hoặc một nước phát triển nào đó như đa phần các giáo sư  gốc Việt có tiếng tăm hiện nay.

Không đúng đâu, đó chính là anh đấy. Người đã không nằm lại “đáy sông Thạch hãn” nhưng đã để lại một phần máu xương của mình, một phần “Tuổi 20 thành sóng nước” ở dòng Thạch hãn bi tráng ấy; người lính trinh sát đã hoàn thành nhiệm vụ và được thưởng một huân chương chiến công hạng hai; người thương binh đã trở về để học hết đại học và rồi tiếp tục theo đuổi con đường khoa học. Trong giới hàn lâm, giữa bè bạn, học trò, tôi ít thấy anh nhắc về những năm tháng đó. Bài viết về Quảng trị anh cũng dùng bút danh khác. Có lẽ chỉ có duy nhất gần đây, trong bài viết của anh gửi cho báo Toán học tuổi trẻ nhân kỷ niệm 40 năm hệ chuyên Toán, anh mới viết chút ít về những gì đã làm. Như một báo cáo, như một lời tạ ơn với các thầy, với mái trường đã góp phần tạo nên con người anh: ngoài tư cách là một chuyên gia giỏi trong lĩnh vực chuyên môn còn là một con người sống đúng nghĩa như cần phải sống trong thời khắc của mình.

Với tôi anh cũng ít nhắc về năm tháng ấy. Biết anh rất bận tôi cũng ít khi viết thư nhưng hầu như không năm nào tôi quên gửi anh vài dòng vào ngày 30/4 và 27/7. Trong những dòng thư ngắn ngủi gửi vào những ngày đáng nhớ ấy, tôi cũng chẳng mấy khi nhắc về Quảng trị nhưng tôi tin là anh biết tôi đang cùng anh nhớ về dòng Thạch hãn 1972. Cũng như tôi đã nhớ về Thạch hãn khi cùng anh dịch những lời thơ từ bài hát Nga “Đàn sếu”

Tôi như thấy những người lính ấy
Không trở về từ các chiến trường xa
Cũng không yên nằm nơi đất lành đâu đó
Mà hóa thành đàn sếu trắng bay qua

 Đã mãi từ những ngày xa đó
Đàn sếu vẫn bay và cất tiếng gửi ta
Phải vậy chăng lòng tôi thường se lại
Mỗi khi nhìn trời biếc bao la

Dịch không phải để đăng đâu đó mà để cho tôi, cho anh, cho những bè bạn và những người đã không còn trở lại. Thi thoảng anh gửi vội cho tôi vài dòng: Thu vào VTV3 xem đi hay ở Tuổi trẻ có bài đấy. Thế là tôi biết đang có chương trình về Quảng trị, Quảng trị mùa hè 1972, Quảng trị của anh năm 20 tuổi. Với anh 

Đò xuôi Thạch hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

không chỉ là một câu thơ hay đầy xúc động mà là một câu nói vĩnh viễn nằm trong ký ức, vĩnh viễn nằm trong trái  tim. Và với tôi những gì anh làm được suốt những năm tháng sau chiến tranh dù đã có một thời cực kỳ khó khăn, dù đã có không ít ngày trái nắng trở trời vết thương xưa hành hạ, cũng là một phần nối tiếp của “Có tuổi 20 thành sóng nước”.

Năm trước trong chương trình kỷ niệm về thành cổ Quảng trị, ban tổ chức có mời một số cựu chiến binh thành đạt sau chiến tranh, một số thương gia, một vài cán bộ lãnh đạo, và nhiều sĩ quan quân đội. Nhưng tiếc là không có anh, một cựu chiến binh có lẽ là duy nhất của Thành cổ trở thành một nhà khoa học có uy tín trên trường quốc tế. Tôi nói với anh điều đó, và anh trả lời nhẹ nhàng “thì có rất nhiều lính chiến đấu ở Quảng trị mà ...”
Logged
tau khong so
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 146



« Trả lời #5 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 09:26:21 PM »

Bác cho hỏi là "4 giờ 25 của sự nghiệp" là sao ạh?
-------------------------------
 Theo em hiểu thì thế có nghĩa là đã đến đỉnh điểm của sự nghiệp, 4h30 là "tan tầm" mà! Grin
4h25 là lúc sắp hết giờ vì 4h30 theo quy định của nhà nước là hết giờ làm việc của một ngày.
Đồng đội hiểu đúng ý tôi đấy. Lớp chúng tôi sinh từ 1950 - 1954, nếu đang còn công tác thì bắt đầu nghỉ hưu vì vậy tôi hình tượng sự nghiệp như một cuộc hành quân. Bạn có đồng ý với khái niệm đó của tôi không? Tôi vừa dọc bài thơ của bạn Lê Bá Dương. Bài thơ này đã làm rung động biết bao con tim sinh viên chiến sỹ vì nó diễn tả quá đúng tình cảm trân trọng, niềm tiếc thương những vong linh đồng đội đã không được may mắn như chúng ta. Hội cựu sinh viên trường Đại học xây dựng đang xây một đài tưởng niệm bến Thạch Hãn nơi còn rất nhiều đồng đội của chúng ta yên nghỉ, Tượng đài sẽ khánh thành vào dip 27/7 này.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #6 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2009, 06:07:07 AM »

Giáo sư Hồ Tú Bảo



http://www.jaist.ac.jp/~bao/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MIỀN TÂY HOANG DẠI

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/153

VẪN THẾ MÀ!