KÝ ỨC CHÓI LỌI 105/l
-Chiến tranh ai cũng ghét, nhưng nhiều khi chúng ta buộc phải cầm súng vì không còn cách nào khác!
-Cuộc sống là vô giá. Không ai đổi cuộc sống lấy anh hùng mà chỉ thành anh hùng khi bảo vệ cuộc sống!
-Những Dòng Sông
(ĐC sưu tầm trên NET)
Trận đánh ấy kéo dài 81 ngày đêm
(28/6-16/9/1972), trên một diện tích chỉ vỏn vẹn có 4 km2, cả hai bên đã
tung vào đây những lực lượng thiện chiến nhất. Đó là trận thành cổ
Quảng Trị.

Bộ đội luyện tập (Nguồn: Vtc.vn)
Viết về những
người lính biệt động Sài Gòn, không thể không nhắc đến Đại tá Nguyễn
Đức Hùng (Tư Chu) - anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Phó tư
lệnh kiêm Chỉ huy trưởng lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, người
kiến tạo thần tình của nhiều trận đánh huyền thoại. Qua lời kể của nhà
báo Bảo Trung - người đã từng có cơ hội gặp và viết bài về ông - thấy
thêm nhiều điều thú vị về vị Đại tá này:
Năm 1988, nhân kỷ niệm 20 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, Hội khoa học lịch sử TP. Hồ Chí Minh tổ chức cuộc thi viết về những kỷ niệm về thời khắc lịch sử đáng ghi nhớ này. Tôi nghĩ ngay đến một nhân vật mà khi nhắc đến trong những cuộc chiến khốc liệt, trí tuệ và sáng tạo trong nội đô Sài Gòn khi đó mà không ai không biết. Đó là Đại tá Nguyễn Đức Hùng (Tư Chu) - nguyên Phó tư lệnh kiêm Chỉ huy trưởng lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định. Tôi tham gia cuộc thi này và đạt giải Ba khi viết về ông với bài ký “Gặp người chỉ huy những thiên thần ra trận”. Và tôi đã tìm gặp được người đã từng tạo nên những huyền thoại này tại tư gia của ông.
Tôi và ông gặp nhau trong căn nhà lộng gió của ông cạnh bờ sông Sài Gòn ở khu Thảo Điền (Thủ Đức). Cuộc trò chuyện thân tình, cởi mở của ông và những khoảng lặng bất chợt trong ánh nhìn xa xăm, ưu tư của ông khiến tôi có cảm giác hơi thở bỏng rát của cuộc chiến, khoảnh khắc khốc liệt của chiến tranh vẫn chưa ngoai nguôi trong tâm khảm của ông. Tôi vào chuyện: Ông có thể kể lại trận đánh đầu tiên của mình. Tâm trạng của ông sau trận đánh khởi đầu cuộc đời binh nghiệp của ông?
Đại tá Nguyễn Đức Hùng chậm rãi hồi tưởng: Trận đánh đầu tiên của ông là
được giao nhiệm vụ tấn công địch vào cuối năm 1946 tại Thị Nghè - Sài
Gòn. Sau khi nhận được trái lựu đạn tự chế, vỏ bằng gang, ông quyết định
tấn công vào nơi làm việc của cảnh sát và hội tề xã tại Thị Nghè. Địch
truy đuổi sát nút, ông chạy vào căn nhà gần đó. Bà chủ nhà bằng một động
tác nhanh và dứt khoát kéo ông vào nơi con gái bà đang ngủ, dặn ông nằm
chung với cô gái, trùm chăn lại giả làm vợ chồng. Khi cảnh sát lục soát
nhà, ông nghe bà chủ nhà nói với chúng: “Đó là nơi ngủ của con gái tôi. Không có ai được vào đây cả”. Chính nhờ sự cưu mang, đùm bọc của quần chúng, tôi mới thoát khỏi sự truy đuổi của kẻ thù.
Sau sự kiện này, ông suy ra rằng, làm cách mạng phải dựa vào dân,
quân và dân phải như cá với nước. Đây cũng là kim chỉ nam của ông và
lãnh đạo của lực lượng vũ trang của ta về công tác vận động quần chúng,
xây dựng cơ sở cho lực lượng biệt động Sài Gòn sau này.
Cách thức chiến đấu của lực lượng biệt động khiến cho các cố vấn quân
sự của Mỹ không hề tiên lượng, đoán định nổi. Phương châm tác chiến mà
các lực lượng vũ trang nội thành tuân thủ là “lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy thô sơ thắng hiện đại”.
Phương thức hoạt động và thủ thuật chiến đấu cụ thể là bất ngờ tiếp cận
địch (bất ngờ mà biệt động tạo ra phải tính bằng giây). Tiếp đó là dùng
khối nổ để tiêu diệt sinh lực địch hay hủy bỏ các cấu trúc vật chất
hiện hữu của chúng.
Một trong những thành tố quan trọng nhất để hình thành sức mạnh của
lực lượng biệt động là đội ngũ cài cắm trong nội thành. Họ chính là cánh
tay nối dài của lực lượng biệt động gồm các chiến đấu viên và cơ sở tại
chỗ. Đó là những người có công ăn việc làm ổn định giữa lòng địch. Bảo
đảm các công việc như: liên lạc, trinh sát, cất giấu tồn trữ vũ khí lâu
dài. Hỗ trợ, tham gia chiến đấu trực tiếp cùng các lực lượng phối thuộc
của ta. Đây là đội ngũ đông đảo người tham gia nhưng có chọn lọc. Nhiều
đối tượng, mọi lứa tuổi như học sinh, sinh viên, thiếu nhi, cụ già, các
nhà tư sản dân tộc, binh lính ngụy…
Đơn cử, có một cơ sở là vợ của một thượng sĩ người Mỹ lái máy bay cung cấp cho ta một tập không ảnh toàn cảnh, chi tiết về sân bay Tân Sơn Nhất và vùng phụ cận. Không ảnh này đã định vị hiệu quả cho các cánh quân của ta phía Bắc đánh vào sân bay trong trận tiến công Mậu Thân (1968).
Cuộc chiến ở nước ta là sự đối đầu giữa chiến tranh chính nghĩa và
phi nghĩa. Đó là sự đối đầu giữa vật chất và ý chí. Giữa khối lượng vật
chất khổng lồ của Mỹ và ý chí quyết thắng, sự thông minh, quả cảm của
dân tộc Việt Nam.
Chính trị chính nghĩa - đó là câu trả lời xác đáng để có thể minh định rằng: tại sao chúng ta có thể chiến thắng một kẻ thù mạnh hơn chúng ta gấp nhiều lần. Bằng điểm tựa dựa trên những giá trị của chính nghĩa, chúng ta đã huy động được một lực lượng đông đảo bao gồm tất cả mọi tầng lớp xã hội từ miền Bắc tới miền Nam, kể cả trong vùng địch tạm chiếm, cả những đối tượng giữ trọng trách quan trọng trong hàng ngũ của kẻ thù đã tham gia vào một cuộc chiến toàn dân, toàn diện. Tạo nên một sức mạnh tổng hợp, có thể đương đầu với kẻ thù lớn mạnh hơn mình.
Sau những ngày thành phố Sài Gòn được giải phóng. Có một người lính vẫn lặng lẽ mỗi ngày đi qua từng ngõ hẻm, mỗi con đường mà ông đã gắn bó gần trọn quãng đời thanh xuân. Trong thẳm sâu ký ức, ông vẫn thấy thấp thoáng ở đâu đó từng gương mặt thân quen của đồng đội cũ. Họ mãi mãi ra đi mà không kịp đón ngày hội thống nhất của non sông. Đó là điều thực sự ám ảnh, day dứt tâm trí ông. Nhiều khi tạo cho ông một mặc cảm của người chưa hoàn thành xong tâm nguyện của chính mình. Đó là vấn đề thực hiện chính sách đối với một số đồng chí và cơ sở biệt động, nhất là đội ngũ biệt động tham gia cuộc chiến đấu năm 1968, bao gồm 5 đơn vị trực tiếp chiến đấu ở các mục tiêu: Dinh tổng thống, đài phát thanh, Bộ tổng tham mưu, Bộ tư lệnh hải quân và tòa đại sứ Mỹ. Đặc biệt là trường hợp một tập thể 4 đồng chí sau cùng đã hy sinh ở Đài phát thanh bằng cách dùng khối thuốc nổ 20 kg hủy diệt đài và anh dũng hy sinh; cả một tổ gồm 15 đồng chí hy sinh ở trận đánh Đại sứ quán Mỹ. Sự hy sinh của các đồng chí Nguyễn Hoài Thanh ở Trường Tiểu học Bàn Cờ, Nguyễn Thị Rí (Tám A) và một đồng chí tên Ngoan trong trận đối đầu với lính Nam Triều Tiên ở đường Nguyễn Văn Thoại là hành động quả cảm, vô song. Cần sớm có chính sách thỏa đáng cho họ, bởi họ thực sự là những anh hùng. Tất cả những chiến sĩ đó hy sinh ở tuổi đời khi còn rất trẻ. Tất cả đều có cấp hiệu và số hiệu quân nhân, không lẽ qua cuộc chiến, tên tuổi và sự hy sinh của họ lại bị chìm vào quên lãng?
Tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh của các tác giả được tặng Giải thưởng Hồ
Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2016 vừa được trưng bày tại Bảo
tàng Mỹ thuật Việt Nam. Cùng với cuốn vựng tập giới thiệu toàn bộ 20 tác
phẩm, cụm tác phẩm của các tác giả, cuốn sử được chép bằng tranh và ảnh
đó như làm sống lại cả một thời kỳ oai hùng của dân tộc, là thành quả
lao động nghệ thuật thậm chí được đánh đổi bằng cả xương máu của nghệ sĩ
- chiến sĩ trên chiến trường.
Ấn tượng là bộ 5 tác phẩm nổi tiếng trong lịch sử nhiếp ảnh của nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh, liệt sĩ Lương Nghĩa Dũng: “Lửa thiêu máy bay Mỹ” (Hải Dương, năm 1967), “Nữ pháo binh Ngư Thủy” (Quảng Bình, 1968), “Xốc tới” (Đường 9 Nam Lào 1971), “Chống lầy đưa xe tăng vào trận” (Quảng Trị 1972) và “Đánh chiếm điểm cao 365”, được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật. Mang chủ đề “Những khoảnh khắc để lại”, bộ ảnh tạo thành cụm tác phẩm hài hòa trải theo không gian từ Bắc vào Nam, theo thời gian từ những ngày đầu nghệ sĩ cầm máy cho tới lúc ông hy sinh. Theo nhận định của nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành, bộ ảnh khiến người trong nghề “giật mình”, khâm phục bởi sự lăn xả của đồng nghiệp. Trong đó, tác phẩm “Đánh chiếm cao điểm 365” được tác giả chụp tại chiến trường Quảng Trị, chỉ trước khi ông hy sinh 2 tháng là “tột cùng bi tráng, tột cùng khốc liệt”.
Các tác phẩm của nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo là “gam màu” khác về chiến tranh, nhưng cũng không kém phần khốc liệt, trong đó có “Tượng đài Chiến thắng Quế Sơn” ở Quảng Nam và “Tượng đài Chiến thắng sông Lô” ở Phú Thọ, được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh. Tạo lập phong cách riêng, có giá trị nghệ thuật cao, hài hòa với cảnh quan môi trường, các tượng đài của Tạ Quang Bạo hầu hết có chung đề tài về chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang; tinh thần nhân văn về hình tượng người chiến sĩ và sự khốc liệt của cuộc kháng chiến của dân tộc.
Hàng loạt tác phẩm từ chiến trường và hậu phương những năm tháng ác liệt của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hứa Thanh Kiểm, Lâm Tấn Tài, Mầu Hoàng Thiết hay hình ảnh tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh gần nửa thế kỷ trước của nghệ sĩ Nguyễn Hữu Cấy, giúp công chúng cảm nhận chân thực những thời khắc lịch sử, với truyền thống đấu tranh bi hùng của dân tộc…
Bỏ sót nhiều tác phẩm giá trị
Dù đã 77 tuổi nhưng nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo vẫn minh mẫn và tiếp tục sáng tác. Triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lần này mang lại cho ông nhiều cảm xúc. Vui vì được ngắm lại tác phẩm của mình và đồng nghiệp, nhưng buồn vì nhiều người đã đi xa. Điều đó cũng có nghĩa nhiều tác phẩm, vì lý do nào đó chưa hoặc không thể công bố với công chúng yêu nghệ thuật.
Họa sĩ Lê Lam lớn tuổi hơn, xuýt soát 90, vẫn đến xem lại các tác phẩm của bạn bè, đồng nghiệp. Họa sĩ được nhân dân miền Nam coi như ruột thịt, bởi dù sinh ra và trưởng thành ở Hà Nội, nhưng sáng tác của ông gần như cả đời xoay quanh chiến đấu anh dũng của nhân dân miền Nam. “Chúng tôi đi vào kháng chiến, cầm cọ, cầm máy sáng tác như một lẽ tự nhiên. Có quá nhiều hình ảnh cao đẹp của quân và dân ta xứng đáng được ghi lại, tôn vinh. Chỉ đó thôi cũng giúp chúng tôi sống lại những giây phút sáng tạo quên mình trong làn bom đạn giặc khi xưa” - họa sĩ Lê Lam chia sẻ.
Theo nhiếp ảnh gia chiến trường Chu Chí Thành - người được trao Giải thưởng Nhà nước năm 2012 - việc xét tặng giải thưởng 5 năm mới tổ chức một lần, nên cũng bỏ sót nhiều tác giả có tác phẩm giá trị. Vì một số tác giả đã mất, gia đình không có kinh nghiệm và sự hiểu biết cũng như thời gian làm hồ sơ xét tặng giải thưởng, ảnh hưởng đến việc tập hợp tác phẩm được sáng tác trong thời chiến. “Là đồng đội, chúng tôi cũng hỗ trợ hết mình quá trình tìm kiếm tác giả, tác phẩm, nhưng ngay cả tôi bây giờ muốn tìm lại nhiều bức ảnh của chính mình còn khó. Vừa qua, tôi cùng gia đình liệt sĩ Lương Nghĩa Dũng tìm ảnh để làm hồ sơ, bức ảnh ở ngay trước mặt mà mất một tháng mới tìm ra, do qua năm tháng, nước ảnh, màu sắc đã thay đổi. Vì thế, muốn thực sự tìm lại được những tác phẩm có giá trị, cần người có tâm huyết, kiến thức”.
Theo Hồng Hà- ĐBND
-Cuộc sống là vô giá. Không ai đổi cuộc sống lấy anh hùng mà chỉ thành anh hùng khi bảo vệ cuộc sống!
-Những Dòng Sông
Sinh ra ở đâu, mà ai cũng anh hùng?
Tất cả trả lời: Sinh bên một dòng sông…
Chẳng phải sông Đà, sông Mã, sông Hồng đôi bờ cát mênh mông,
Thì cũng sông Trà, sông Hương, sông Cửu Long uốn chín đầu rồng
Chẳng phải rộng xa một tầm cò vỗ cánh,
Cũng xinh xinh vài sải chèo quẫy mạnh
Quê hương Việt Nam mườn mượt những cánh đồng
Mỗi con người gắn bó một dòng sông
Khi ta bé dòng sông nào cũng rộng
Chiếc thuyền giấy gửi tuổi thơ theo sóng
Một cánh cò vỗ lả xuống lòng ta…
Từ nguồn nào, sông cũng nặng phù sa
Đời ông cha từng cuốc đất, dựng nhà.
Khơi tưởng tượng, những chuyện xưa mẹ kể
Tuổi thơ ngây ngỡ dòng sông nhỏ bé
Cửa quê mình Trần Quốc Toản từng qua…
Rồi biết nghe chuyện anh, chuyện cha
Biết tự hào: Sông đã từng đánh Pháp
Nước lấp mặt những ca nô tan xác
Bãi lau già chuyển cán bộ qua sông…
Những dòng sông ngàn năm ôm cánh đồng
Khi ta vào đời, Đời đã cấy cày chung
Xanh sắc lúa xoá bờ gầy đói khổ
Mặt cánh đồng nhờ mặt người soi hộ
Trên dòng sông – là một tấm gương trong…
Em ta yêu có gì như lòng sông
Một nền xanh tràn xuống chảy theo dòng
Là ruộng đất, anh hiền lành, khoẻ khoắn
Có mía ngọt và bãi hoa mơ mộng…
Đã bao đời gắn bó giữa hai ta,
Sông chia mình thành ngàn nhánh phù sa
Đến bè bạn cùng từng gốc lúa
Trắng lấp lánh là quẫy tung đuôi cá
Xanh mát êm là xoan dọc bờ vùng
Yêu nhau rồi, ta có những vui chung…
Uống bát nước chè bên nòng súng, trưa nắng cháy
Nghe màu xanh bờ bãi mát trong lòng!
Bình tĩnh ngồi bên những trái bom
Đâu trong gió mái chèo xa vọng lại:
Đêm mưa không đèn vững vàng tay lái
Đường dẫn đi như dòng nước tới mênh mông…
Sinh ra ở đâu mà ai cũng anh hùng?
Tất cả trả lời: Sinh bên một dòng sông…
Lính Bách Khoa xếp bút nghiên ra chiến trường
TƯỢNG ĐÀI SINH VIÊN LÊN ĐƯỜNG BẢO VỆ TỔ QUỐC - TƯỢNG ĐÀI CỦA MỘT THỜI
HOA LỬA
"... Sau cuộc chiến gian khổ ấy, những người lính còn lại lại trở về với
cuộc đời sinh viên, không một chút phàn nàn, họ đã học tập và tiếp tục
cống hiến giữa những trận sốt rét, giữa những cơn đau của vết thương,
giữa những khó khăn của đời thường nhưng với một tinh thần mới... và họ
đã trưởng thành.
Trong số họ, nhiều người đã trở thành những nhà khoa học giỏi, những nhà
giáo chân chính, những nhà quản lý tài năng hoặc những sỹ quan cao cấp
của quân đội. Họ đã tiếp tục sống, làm việc và cống hiến thật nhiều cho
cuộc đời, với trách nhiệm của những người lính..."
Cũng có những người Lính như ông Nguyễn Dũng bạn bè thường gọi vui ông
là "Dũng khùng"- Cựu chiến binh, Giảng viên trường Đại học Bách khoa -
Ông không lấy vợ mà dành trọn cả cuộc đời để đi tìm mộ Liệt sĩ.
“Một thời hoa lửa” hào hùng và bi tráng
Cách đây hơn 30 năm đã diễn ra trận đánh có thể nói là khốc liệt nhất
trong lịch sử chiến tranh chống Mỹ. Ở cuộc chiến ấy, thời gian được tính
bằng lần pháo kích hoặc B52.
![]() |
Khi ấy Việt Nam là tâm điểm chú ý của cả nhân loại. Số
lượng đạn bom Mỹ - ngụy trút lên thành cổ ước tính tương đương với 7 quả
bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hirosima trong chiến tranh thế giới
thứ II (theo đại tá Nguyễn Hải Như, Tham mưu trưởng Trung đoàn 48, Sư
đoàn 320B tham chiến ở Quảng Trị)! Còn theo tài liệu của địch để lại thì
mỗi ngày chúng bắn khoảng 1,5 vạn quả pháo và dùng 100 lượt B52 oanh
tạc thành cổ.
Cuộc chiến đấu ác liệt tới mức ở đó “Thời gian không
được tính bằng giây phút mà nó lại được tính bằng lần pháo kích hoặc
B52. Nhiều khi mình có cảm tưởng như nửa giờ đồng hồ lại có một lần khai
sinh mới...” (Trích nhật ký của liệt sĩ Kỳ Sơn).
Cuối tháng 10 năm nay, Đài truyền hình Việt Nam và Công
ty Viễn thông quân đội Viettel đã phối hợp thực hiện cầu truyền hình
mang tên “Một thời hoa lửa” mà có lẽ nhiều người còn nhớ.
Thế nhưng một chương trình truyền hình trực tiếp không
thể chuyển tải hết những điều muốn nói về cuộc chiến hào hùng và bi
tráng tại thành cổ Quảng Trị.
Chắc hẳn vì thế mà hôm nay người đọc có thêm cuốn sách
“Một thời hoa lửa” (NXB Trẻ và Đài THVN phối hợp ấn hành), bổ sung khá
nhiều tư liệu ảnh, hồi ức, nhật ký, thư từ, thơ ca, câu chuyện của những
chứng nhân lịch sử, của gia đình, người thân các liệt sĩ... dựng lại
bức tranh đầy đủ và xúc động về những người lính đã làm nên “một bản
hùng ca cách mạng Việt Nam”, “một huyền thoại về sức người chống lại đạn
bom”.
Người đọc sẽ gặp lại Nguyễn Văn Thạc “mãi mãi tuổi hai
mươi” và chứng kiến những giây phút bi hùng của anh gần thành cổ. Sẽ
đồng cảm với những trang nhật ký lãng mạn và say đắm (lần đầu được công
bố) của chị Phạm Thị Như Anh dành riêng cho anh Thạc mà anh không bao
giờ còn kịp đọc nữa.
Sẽ gặp lại “chú chim quyên trong thành cổ Quảng Trị” -
anh Nguyễn Xuất Hiện khi ấy mới 14 tuổi, với câu hỏi “Có sợ chết
không?”, trả lời : “Sợ gì mà sợ, chết có gì mà sợ...”. Sẽ gặp lại anh
Mai Ngọc Thoảng, khi ấy chỉ cao 1,53m, nặng 41 kg, trở thành anh hùng ở
thành cổ lúc tròn 20 tuổi.
Và rất nhiều những người lính, những số phận, hoàn cảnh
mà người đọc sẽ phải giật mình nhìn nhận lại mục đích cuộc sống, triết
lý nhân sinh, mối quan hệ giữa người và người trong cuộc sống hiện đại
quay cuồng như ngày nay.
Hình như những người làm sách có tham vọng lý giải điều
gì đã làm nên sức mạnh Việt Nam qua một cuộc chiến cực kỳ khốc liệt và
không cân sức.
CCB Đào Chí Thành nói: “Trong thành cổ Quảng Trị thì
ngày nào cũng ác liệt như ngày nào. Địch tấn công từ 6giờ sáng đến 6 giờ
tối. Chúng tôi quen tới mức không sợ nữa...”. Vì sao những người lính
lại bước vào cuộc chiến với sự thanh thản và can đảm như vậy? Người viết
bài này hy vọng rằng mỗi bạn đọc sẽ tìm ra câu trả lời cho riêng mình
khi gấp cuốn sách lại, sẽ cùng chia sẻ thông điệp mà cuốn sách gửi tới
bạn đọc trẻ hôm nay “sống thế nào để sống đúng với mạch sống của dân
tộc, làm thế nào để xác định vị trí của mình trong dòng chảy đó” với
tinh thần của những người đã làm nên một thời hoa lửa và tấm lòng tri
ơn, không bao giờ quên “Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ/Đáy sông còn đó
bạn tôi nằm/Có tuổi hai mươi thành sóng nước/Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn
năm”... (Thơ Lê Bá Dương, nguyên chính trị viên đại đội 3, tiểu đoàn 2,
trung đoàn 27, sư đoàn 320, chiến đấu ở mặt trận Quảng Trị).
Thời gian gần đây có vẻ như đang xuất hiện xu hướng
“báo hóa” những ấn phẩm xuất bản. Kết quả là sự ra đời những ấn phẩm
đẹp, sinh động, cô đọng, giàu thông tin và tiếp cận trực tiếp với những
vấn đề thời sự của cuộc sống. Một thời hoa lửa là ấn phẩm đạt được những
tiêu chuẩn như thế.
Anh hùng Nguyễn Văn Trường và những ký ức về một thời hoa lửa
Gần nửa thế kỷ trôi qua, nhưng
trong tâm trí của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn
Trường, ở xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vẫn còn đọng lại biết bao
ký ức của một thời “Hoa lửa hào hùng”.
Trở về với đời
thường, giữa bộn bề tất bật của cuộc sống, ông vẫn luôn lạc quan, hăng
hái tham gia mọi phong trào của địa phương; sống mộc mạc, giản dị và giữ
vững khí phách, phẩm chất của người lính Cụ Hồ...
Giữa cuộc chiến “cái sống và cái chết không có ranh giới”
Trong cái nắng hè gay gắt, ngược QL 12A
và đường chiến lược 22, chúng tôi đặt chân đến thôn Lạc Trung tìm đến
nhà Anh hùng LLVT Nguyễn Văn Trường.
Nhắc đến ông, người dân nơi đây ai cũng biết với tiếng gọi gần gũi là “Cụ Trường anh hùng”.
![]() |
Buông súng trở về với đời thường, Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Trường vẫn hàng ngày bươn chải với cuộc sống như một lão nông chân chất. |
Bên ấm nước chè xanh tỏa hương thơm,
chúng tôi được nghe kể lại câu chuyện về một thời binh lửa vốn đã in sâu
trong ký ức của người Anh hùng một cách chi tiết và đầy sống động.
Ông tâm sự: “Trong chiến tranh giữa cái
sống và cái chết không có ranh giới, chỉ có lòng yêu nước quả cảm và chí
căm thù giặc là liều thuốc tinh thần để bản thân tôi cũng như bộ đội ta
vượt lên giành chiến thắng trước quân thù".
Sinh năm 1948, học xong cấp II (1967),
thanh niên Nguyễn Văn Trường vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng.
Với nhiệt huyết sục sôi, tháng 2/1968, khi đang là công nhân xí
nghiệp vôi xã Kỳ Lạc, theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc,
chàng thanh niên bước sang tuổi đôi mươi đã tình nguyện lên đường
nhập ngũ.
Vóc dáng nhỏ bé nhưng lại nhanh
nhẹn, ngay từ những buổi đầu Nguyễn Văn Trường đã thể hiện
được bản lĩnh, sự kiên cường của mình khi tham gia các buổi
huấn luyện và chiến đấu dũng cảm trong những trận đánh ác
liệt. Sau hai tháng huấn luyện ở Thanh Hoá, ông được biên chế vào
bộ đội đặc công chiến đấu ở chiến trường Bình Trị Thiên.
Cùng với đồng đội của mình, ông
liên tiếp giành được những chiến công xuất sắc. Tháng 9 năm 1968,
trong lần tham gia chiến đấu tại cứ điểm Tân Điền ông đã dùng B40 diệt 2
lô cốt địch. Ngay sau đó, vào tháng 3/1969 khi tham gia trận tập kích
Động Em chính ông đã dũng cảm trực tiếp phá hủy 2 khẩu pháo địch.
“Tháng 9/1968, tui được tham gia trận
đánh lớn đầu tiên tại Tân Điền - Quảng Trị. Đây là cứ điểm kiên cố của
địch với những lớp hàng rào dày đặc. Chỉ huy đơn vị đã ra lệnh cho lực
lượng trinh sát thăm dò cứ điểm, đo đạc mục tiêu làm sa bàn thực tế để
đánh giá lực lượng, xây dựng phương án tấn công.
Trận này, tui cùng đồng đội sử dụng hỏa
lực B40, DKZ tấn công, tiêu diệt 2 lô cốt địch, giành thắng lợi nhanh
chóng chỉ trong vài giờ đồng hồ” - Anh hùng Nguyễn Văn Trường hào hứng
kể về những chiến công đầu tiên trong đời binh nghiệp.
Khúc tráng ca về một thời hoa lửa
Bên ấm nước chè xanh, câu chuyện lại được tiếp nối…
Người cựu binh già như sống lại với thời trai trẻ, trở về là anh lính đầy quả cảm năm xưa tại chiến trường Quảng Trị.
“Trong đời lính, tui đã tham gia trên
dưới 40 trận đánh lớn nhỏ, nhưng không thể quên trận đánh xe tăng địch
vào tháng 5/1970 tại đồi Ông Do, khi đang là B trưởng đặc công tại Đại
đội 2 - K10. Là vị trí trọng yếu nên từ năm 1969, khu vực này bị quân
địch rải chất độc hóa học hủy diệt cây cối nhằm xóa chỗ ẩn nấp của bộ
đội ta.
Sáng hôm đó, lực lượng trinh sát phát hiện 3 xe tăng địch; 3 xe ủi đang làm nhiệm vụ phân tuyến tại khu vực chân đồi.
Nhận được lệnh, 8h sáng, tui và 2 đồng
đội tiếp cận, tập kích một trong 3 mục tiêu. Tui được lệnh lên trước,
dùng B40 tiêu diệt xe tăng. Do mục tiêu quá gần, nếu dùng B40 bắn sẽ rất
nguy hiểm gây sát thương lớn cho xạ thủ. Lúc đó, nói thiệt, tui run
lắm, nhưng xác định “chết cũng bắn”, tui ngắm thẳng vào chiếc xe tăng
ngay trước mặt mình nã đạn. Chỉ trong tích tắc, chiếc xe tăng ngùn ngụt
lửa, 9 tên địch bên trong cũng bị tiêu diệt.
Xong nhiệm vụ, anh em nhanh chóng rút
lui về căn cứ. Về đến nơi mới biết máu đang chảy khắp người, những mảnh
đạn B40 đã găm sâu vào phần vai và chân mình; đau đớn nhưng vui sướng vì
tiêu diệt được xe tăng và quân địch. Sau trận đánh này, tui được trao
tặng Huy hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, Danh hiệu Dũng sĩ diệt cơ giới ngay tại
trận tuyến”.
Trở về từ chiến trường Quảng Trị khốc
liệt chưa được bao lâu, ông lại nhận nhiệm vụ lên đường chiến đấu chống
quân xâm lược biên giới phía Bắc. “Lĩnh ấn” Đại đội trưởng Đại đội 4
(Trung đoàn 46 - Sư đoàn 326 - Quân khu 2), Nguyễn Văn Trường đã cùng
đồng đội dũng cảm, mưu trí, chặn đứng hàng chục đợt tấn công của địch,
tiêu biểu nhất là trận phản kích ở điểm cao 551 - Sìn Hồ vào ngày
19/2/1979.
Thời điểm đó, quân địch chia thành nhiều
mũi tiến vào Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Trước tình
thế này, Bộ Tư lệnh Quân khu 2 phải điều động bổ sung lực lượng; trong
đó, Trung đoàn 98 - Sư đoàn 316 và Trung đoàn 46 - Sư đoàn 326 được tăng
cường cho khu vực phòng thủ Pa Tần (Sìn Hồ - Lai Châu).
Tại đây, chiến sự diễn ra ác liệt, hai
bên giành giật từng điểm chốt. Đại đội trưởng Nguyễn Văn Trường chỉ huy 3
mũi tiến công, tạo thành thế gọng kìm, dùng hỏa lực mạnh phân tán, dạt
mỏng lực lượng địch, tiêu diệt nhanh gọn 500 tên trong 3 ngày, giành lại
cao điểm 551. Trước sức đáp trả quyết liệt của ta, quân địch không thể
thực hiện được âm mưu đánh chiếm Bình Lư (Tam Đường) để kết nối với cánh
quân hướng Hoàng Liên Sơn và buộc phải rút về bên kia biên giới.
Suốt thời gian tại ngũ, 3 lần bị thương
nhưng ngay sau khi bình phục, ông lại ra chiến trường tham gia chiến
đấu. Với nhiều thành tích vang dội, ông đã được Đảng, Nhà nước tặng 2
Huân chương Chiến công hạng Ba, 1 Huân chương Chiến công hạng Hai, 1
Huân chương Quân công hạng Ba và nhiều bằng khen, phần thưởng cao quý
khác.
Ngày 20/12/1979, vinh dự lớn đến với
Nguyễn Văn Trường khi ông được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh
hùng LLVT nhân dân. Giờ đây khi lần giở lại những kỉ vật của
một thời hào hùng lòng ông vẫn trào dâng biết bao cảm xúc. Với
cựu chiến binh Nguyễn Văn Trường, mỗi một tấm huân huy chương
là một dấu ấn, là một kỉ niệm nhắc nhở về một thời binh
nghiệp khó có thể nào quên.
Người Anh hùng và những lo toan giữa bộn bề cuộc sống
![]() |
Danh hiệu Anh hùng LLVTND được Đảng và Nhà nước trao tặng luôn được ông nâng niu, giữ gìn như một báu vật của đời mình. |
Anh hùng Nguyễn Văn Trường có dáng vẻ
hồn hậu, mộc mạc, đậm chất lính cùng đôi mắt ngời sáng, giọng nói chậm
rãi, hào sảng, toát lên niềm tự hào, kiêu hãnh khi nhắc đến những ký ức
hoa lửa một thời nhưng ẩn sau đó là bao nỗi lo toan giữa bộn bề cuộc
sống, là sự lặng lẽ làm lụng, nuôi nấng con cháu, xây đắp cuộc sống gia
đình của Người Anh hùng bước ra từ lửa đạn chiến tranh.
Nhớ lại những khoảng thời gian vất vả,
khó khăn của gia đình khi có 5 con cái ốm đau bệnh tật, vợ bị tai nạn
rồi vết thương tái phát…trong ánh mắt ông lại có chút suy tư. Bởi lẽ
hiện nay, mặc dù các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người
có công với cách mạng ông vẫn được nhận đều đặn (tiền AHLLVT khoản 1,1
triệu đồng/tháng, tiền bệnh binh 2,6 triệu đồng/tháng); ngoài ra các dịp
lễ, tết cấp ủy, chính quyền, địa phương, các tổ chức, cá nhân đều rất
quan tâm, chăm lo chu đáo nhưng ông chỉ tiếc một lẽ là không được hưởng
chế độ thương binh mặc dù mức thương tật của ông là 41%.
Lí giải điều này ông cười nói: “Tôi bị
thương xác nhận thương tật 41% nhưng không được thương binh bởi các anh
ấy bảo thiếu mấy tháng nữa mới đủ 15 năm bộ đội và không tính mấy năm
làm công nhân".
Mặc dù ở cái tuổi thất thập, nhưng hàng
ngày, người Anh hùng ấy vẫn dậy từ rất sớm, xách nắm cơm, cá khô, ấm
nước trà, túi trầu, tất bật vào rừng chăn trâu, đốn củi như một lão
nông chân chất, mộc mạc nơi vùng núi.
Đã qua một thời hoa lửa trên chiến
trường, giữa bộn bề lo lắng cuộc sống, những giai đoạn khó khăn là vậy
nhưng không thể khuất phục được ý chí của người lính cụ Hồ năm xưa.
38 năm trở về đời thường, cùng là ngần
ấy năm ông vẫn giữ vững phẩm chất của người lính cụ Hồ, tiên
phong gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào của địa phương và
nhiệt tình với công tác hội.
Ông Phan Hoàng Trường - Bí thư Đảng ủy
xã Kỳ Lạc, tự hào cho biết: “Trở về đời thường với thương tật 41%, bệnh
binh 61% nhưng đồng chí Nguyễn Văn Trường vẫn tiếp tục gắn bó với đồng
ruộng, tham gia hoạt động Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh thôn,
xã và luôn đi đầu trong mọi phong trào ở địa phương. Ở ông còn toát lên
một lối sống mộc mạc, giản dị và đậm chất lính Cụ Hồ nên được mọi người
hết sức tin yêu, mến phục”.
Lo toan cuộc sống, cùng những vất vả,
khó khăn của gia đình nên ông đành tạm gác mong ước được quay lại thăm
điểm cao 551 mà ông đã gìn giữ ngày trước.
Ông bảo: Suốt 38 năm nay, chuyến đi xa
nhất của ông là ra Hà Nội dự đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. “Càng
về già, tôi càng nhớ điểm cao mà đơn vị đã đóng giữ và chiến đấu không
cho quân địch tràn xuống quốc lộ 12, kéo về tàn phá Điện Biên”, ông thở
dài và lẩn mẩn: “30 chiến sĩ đồng đội của tôi ngã xuống những ngày ấy,
giờ họ vẫn còn nằm lại nơi biên cương. Nhớ thì nhớ vậy thôi nhưng bây
giờ già yếu, lại chẳng biết đường nên chỉ nén nỗi nhớ trong lòng chứ
không muốn phải làm phiền con cháu, chính quyền, sợ tốn kém, lãng phí
tiền nong”.
Trời dần tắt nắng, ấm nước chè xanh đã vơi cạn…
Vẹn nguyên ký ức về một thời hoa lửa
Cập nhật
30/04/2016
Gần nửa thế kỷ trôi qua, nhưng những ký ức về một thời máu
lửa chiến đấu chống Mỹ ở chiến trường Quảng Trị năm xưa của Anh hùng Lực
lượng vũ trang nhân dân Trần Trọng Can (xóm 19, xã Hòa Hậu, huyện Lý
Nhân, Hà Nam) vẫn còn vẹn nguyên.
Bộ đội luyện tập (Nguồn: Vtc.vn)
Năm
19 tuổi, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng trai trẻ Trần
Trọng Can xung phong nhập ngũ và được phân bổ về Đại đội 12 hỏa lực trợ
chiến thuộc Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 246, mặt trận B5, Quảng Trị. Hơn nửa
năm sau ngày nhập ngũ, anh tân binh Can đã trực tiếp bắn rơi 1 chiếc
máy bay phản lực F4H của không quân Mỹ và được tặng thưởng danh hiệu
Dũng sỹ diệt máy bay và Huân chương giải phóng hạng 3.
Ông
Trần Trọng Can kể cho chúng tôi nghe về trận đánh bắn rơi 1 chiếc máy
bay phản lực F4H của không quân Mỹ với giọng đầy hào hùng: Trận đánh
diễn ra vào ngày 5/3/1969 tại khu Lèn Đá 300 đá thuộc huyện Hương Hóa,
Quảng Trị. Khi ấy, bất ngờ có 3 chiếc máy bay vận tải C130 rải chất độc
hóa học, bay ngay trên đầu trận địa 12ly7. Lúc đó chỉ có một mình trực
tại trận địa, không bỏ lỡ cơ hội ông đã nổ súng bắn rơi 1 chiếc C130
ngay gần trận địa. Sau đó, địch điên cuồng ném bom, bắn phá vào trận địa
và ông bị thương rất nặng. Đồng đội nghĩ ông đã hi sinh. Nhưng chỉ vài
phút sau, khi loạt máy bay F4H Mỹ bủa vây, với tinh thần quyết bám trụ
trận địa, chiến đấu dũng cảm ngoan cường, chiến sỹ Trần Trọng Can đã
kiên cường bật dậy, kết hợp cùng khẩu đội tiêu diệt thêm 1 chiếc máy bay
phản lực F4H…
Với
chiến công xuất sắc này, ông Can vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản
Việt Nam ngay tại trận địa, được tặng Huân chương chiến công hạng 3,
các danh hiệu “Dũng sỹ diệt máy bay”, “Chiến sỹ thi đua” và được cử đi
dự Đại hội Quyết thắng toàn Mặt trận.
Cuộc
đời binh nghiệp của ông đã trải qua nhiều trận đánh, nhưng trận trận
đánh bắn rơi 1 chiếc máy bay phản lực F4H của không quân Mỹ hay trận
đánh ngày 21/1/1972 diễn ra khốc liệt suốt 10 tiếng đồng hồ tại điểm cao
300 đất thuộc huyện Cam Lộ, Quảng Trị sẽ không bao giờ phai mờ trong ký
ức của ông.
Ông
Can nhớ lại, trận đánh ngày 21/1/1972, tại điểm cao 300 đất thuộc huyện
Cam Lộ, Quảng Trị, địch tập trung đánh phá, trận địa bị cháy trụi, địch
đổ quân xuống bao vây hòng bắt sống khẩu đội, súng bộ binh bị bom làm
hỏng, anh em bị thương vong khá nhiều. Là Trung đội trưởng ông trực tiếp
vào thay thế vị trí xạ thủ số 1 và đã bắn rơi 1 máy bay F4H, đồng thời
chỉ huy giữ vững trận địa, bảo vệ được thương binh, hoàn thành nhiệm vụ
chiến đấu. Sau trận đánh, một lần nữa ông được tặng danh hiệu "Dũng sỹ
diệt máy bay", còn các anh em trong khẩu đội được khen thưởng.
Đến
tháng 6/1972, "Dũng sỹ diệt máy bay” Trần Trọng Can cùng Tiểu đoàn 3
được bổ sung cho Tỉnh đội Quảng Trị, góp phần làm nên chiến thắng 81
ngày đêm Thành Cổ Quảng Trị. Tham gia chiến dịch này, ông cùng Đại đội
12 là đơn vị hỏa lực trợ chiến của Tiểu đoàn 3 - K3 Tam Đảo với nhiệm vụ
được giao là: Chốt giữ tại trung tâm Thành cổ, xây dựng cộng sự trận
địa vững chắc đủ sức trụ bám dài ngày, bắn khống chế và tiêu diệt máy
bay ném bom và máy bay trực thăng khi chúng bắn phá và đổ quân vào Thành
cổ, đồng thời đảm bảo chi viện đắc lực cho các đại đội bộ binh chiến
đấu…Trên cương vị là Trung đội trưởng Trung đội 12ly7, ông Can đã cùng
đồng đội anh dũng đánh trả máy bay địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
được giao.
Kể
đến đây, giọng ông Can như nghẹn lại vì nhớ đến những đồng đội đã cùng
ông chiến đấu. Trong số đó, có những người đã anh dũng hi sinh để bảo vệ
Thành cổ Quảng Trị. "Trung tâm Thành cổ là cái “rốn” hứng chịu mọi thứ
bom đạn của kẻ thù. Tổn thất của bộ đội ta trong chiến dịch này là vô
cùng to lớn. Đã nhiều lần tôi không kìm được nước mắt vì thấy máu của
đồng đội chảy ướt cả ngực áo. Nhưng cũng cảm thấy rất đỗi tự hào vì
chúng tôi đã góp phần công sức giành lại nền độc lập cho dân tộc", ông
Can nói.
Có
lẽ do luôn mang trong mình những ký ức bi tráng về chiến tranh nên cuốn
sách “Tướng lĩnh và Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân quê hương Hà
Nam” càng được ông Can nâng niu, trân trọng và luôn đặt nó ngay ngắn tại
vị trí trang trọng nhất trong phòng khách. Ông cho biết, mỗi khi nhớ
đến đồng đội mình, ông lại mở ra đọc. Nhờ có nó, ông đã hiểu thêm về quá
trình công tác, chiến đấu của những anh hùng, liệt sĩ và cả những vị
tướng lĩnh đức độ, tài ba của quê hương Hà Nam. Đó cũng là cách ông giáo
dục, động viên con cháu biết vươn lên trong cuộc sống và không được
quên công ơn của những người đã hi sinh xương máu cho độc lập dân tộc.
Với
những chiến công và thành tích trong chiến đấu, ông Trần Trọng Can đã
được tặng: 3 Huân chương chiến công, 3 Huân chương chiến sỹ giải phóng, 3
Huân chương chiến sỹ vẻ vang, Huân chương kháng chiến hạng 3, 6 danh
hiệu Dũng sỹ diệt máy bay, 1 danh hiệu Dũng sỹ quyết thắng, Kỷ niệm
chương Chiến sỹ bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972...Năm 2012, ông vinh
dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý - Anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân.
Phát
huy tinh thần “thời chiến dũng cảm, thời bình mẫu mực”, ngay sau khi
nghỉ công tác ở đơn vị (năm 1990), trở về quê hương với tỷ lệ thương tật
61%, ông Can tham gia phát triển kinh tế gia đình. Bắt đầu từ việc nuôi
ong lấy mật, nuôi cá rồi cải tạo vườn tược, trồng cây cảnh, cây ăn quả,
rau màu các loại… Từ chỗ khó khăn, ông đã cùng vợ xây dựng kinh tế gia
đình khá giả, nuôi dạy các con ăn học thành tài. Đến nay, các con ông
đều có công ăn việc làm ổn định. Bản thân ông luôn gương mẫu đi đầu
trong các phong trào, hoạt động ở địa phương. Đặc biệt là trong phong
trào xây dựng nông thôn mới, ông đã tích cực cùng với các ban, ngành,
đoàn thể địa phương tham gia vận động bà con hiến đất làm đường giao
thông nông thôn, dồn điền đổi thửa... góp phần xây dựng, phát triển quê
hương. Ông đã được UBND huyện Lý Nhân tặng nhiều giấy khen, bằng khen vì
có thành tích xuất sắc trong các Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”...
Giờ
đây, với Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Trọng Can, hàng ngày
được cùng các cụ trong xóm tập luyện thể thao, tham gia các hoạt động
phong trào của địa phương, cùng vợ con vui thú điền viên, tăng gia sản
xuất - đó là điều hạnh phúc nhất.
Nguồn: Đảng cộng sản
Chuyện thêm về căn hầm bí mật nơi "Một thời hoa lửa"...
Câu
chuyện về cái chết tập thể của sáu chiến sĩ dưới hầm ngầm ở Thành cổ
Quảng Trị và bức thư tình ấm mãi trong lòng đất của một người con gái
cách đây mấy chục năm đã hơn một lần được báo chí viết đến. Nhưng có
thêm một chi tiết bất ngờ: Người lính ở ngách hầm bên cạnh ngày ấy thoát
ra được là một trong những khách mời của Cầu Truyền hình trực tiếp "
Một thời hoa lửa" diễn ra tối 30/10/2005. Những gì xung quanh câu chuyện
của ông đã làm phong phú thêm huyền thoại về mảnh đất Quảng Trị.
Ông là Nguyễn Thanh Đao hiện là cựu chiến binh ở thôn Thịnh Đại, xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, Nam Định.
Khi chúng tôi đưa cho ông Nguyễn
Thanh Đao xem tờ báo An Ninh Thế Giới, nói trên ông Đao cầm tờ báo, rồi
trên gò má nhăn nheo của ông xuất hiện hai hàng nước mắt... Phải một lúc
lâu sau ông mới nói: Tôi là người sống sót ở ngay căn hầm bên cạnh, nơi
anh Chủng hy sinh!
"Tôi là
người sống sót trong căn hầm khai quật năm 1999 có bảy hài cốt bộ đội
mà bài báo trên báo An Ninh Thế Giới nhắc tới với tiêu đề " Bí mật dưới
Thành cổ Quảng Trị và lá thư của một người vợ liệt sĩ"". Ông kể.
Trong phần
tít nhỏ tác giả bài báo viết: "... Trong Thành cổ có 1 căn hầm bê tông
cốt thép rất kiên cố, sâu và dài, do địch xây dựng từ lâu... Nhưng một
quả bom laser của địch vừa đánh trúng căn hầm ấy, làm hầm sập và bịt mất
cửa hầm. Có 7 chiến sĩ ta còn đang bị kẹt dưới đó. Họ gồm: 1 cán bộ
chính trị viên phó tiểu đoàn, 1 cán bộ Tham mưu tiểu đoàn, 3 chiến sĩ
công binh, 2 liên lạc... Khi hầm sập, dù trên mặt đất nói to, bên dưới
vẫn nghe thấy, nhưng vì có lớp bê tông bịt nắp hầm quá dày và kiên cố,
nên không có cách nào cứu hộ được. Anh em chỉ biết gọi tên nhau, nhưng
bất lực ứa nước mắt, đành chấp nhận hy sinh.
Điều kỳ lạ là 7 chiến sĩ của chúng ta vẫn sống tới 7 ngày và 7 đêm dưới hầm sâu tối tăm, thiếu dưỡng khí, không thức ăn, không nước uống. Họ vẫn điện ra ngoài bằng máy vô tuyến. Trong bức điện cuối cùng họ vẫn thông báo: " Địch đang tiến vào trận địa... Chúng tôi nghe rất rõ bước chân chúng... Nghe được bọn chúng nói chuyện... Xin gửi lời chào chiến thắng và vĩnh biệt"
27 năm sau cuộc chiến, khoảng giữa năm 1999, trong khi đào bới cống thoát nước công trình trùng tu di tích Thành cổ Quảng Trị bằng phương tiện cơ giới hiện đại, một số công nhân đã phát hiện ra một hầm ngầm rất kiên cố, với nắp bê tông cốt thép dày 30 cm, bị sập từ lâu. Khi các tấm bê tông được khoan cắt và cẩu lên, người ta phát hiện có 7 bộ hài cốt còn nguyên vẹn nằm rải rác bên dưới...
Đặc biệt, ở
bộ hài cốt có tư thế nằm tựa vào thành hầm, người ta tìm thấy 1 chiếc
sắc cốt quân đội do Liên Xô sản xuất. trong đó có những di vật và tài
liệu vô cùng quý giá: Sổ công tác, vài bức ảnh. Và đặc biệt là 2 lá thư
nhà, ký tên người viết là Biển Khơi. Nhờ những di vật đó, người ta xác
định được chủ nhân của chiếc sắc cốt ấy chính là lệt sĩ Lê Binh Chủng,
nguyên Chính trị viên phó tiểu đoàn...
Như vậy theo bài báo thì chưa biết danh tính của sáu liệt sĩ còn lại. Vậy
sáu người còn lại là ai? Những phút cuối cùng của họ như thế nào? Câu
chuyện của ông Đao đã làm giàu thêm huyền thoại về mảnh đất "thời hoa
lửa" đó.
... Hôm ấy,
không nhớ rõ ngày, chỉ biết vào khoảng 8 giờ sáng khi tôi đi cùng tiểu
đoàn phó Lê Binh Chủng, lúc ấy cuộc chiến rất ác liệt. Khi tôi chạy vào
hầm bên cạnh ngay hầm anh Chủng thì thấy mình bị hất lên cao rồi ngất
đi, tai ù đặc. Tỉnh dậy, sờ tay cầm khẩu súng định đứng dậy thì thấy tối
đen như mực và thấy chân trái bị kẹt chặt.
Tôi cố gượng đứng dậy thì đầu chạm vào thanh ray trên nóc hầm do quả bom dù nổ sập xuống. Nghe thấy tiếng kêu: "Cứu với! Cứu với !". Tôi đáp lại: Kẹt chặt không thể vào được! Lúc chạy vàocùng tôi còn có hai chiến sĩ thông tin mới xuống tăng cường cho mặt trận. Tôi cựa quậy thoạt kẹt rồi định hướng trong cái khoảng trống bằng cái giường. Thấy các mảnh vỡ và cứ thế xếp dần ra sau lưng, tôi định thần lại để tìm ra cửa sau vì biết ở phía ấy có một cửa rộng chừng 30m dài chừng 60cm. Cứ xếp như thế để chui ra, khoảng 15 phút tôi thấy có một tia sáng to bằng hạt lạc. Tôi nghĩ đây là lối ra được nên hết sức bới cho thật nhanh. Cuối cùng, cũng tìm được một lỗ thoát ra. Khi ra ngoài máy bay địch vẫn gầm rú bổ nhào. Tôi chạy ra đến báo với anh Mến Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3: Hầm sập rồi. Anh Mến nói: Chúng nó đánh rát quá chưa thể lên cứu được. Rồi tôi được đưa ra tuyến sau... Thưa ông, lúc ông đang tìm cách thoát ra khỏi hầm ông có nghe thấy tiếng kêu ở hầm bên cạnh không?
Tôi chỉ
nghe thấy tiếng kêu: Các anh ơi cứu. " Bị kẹt đường ray không thể vào
được" Tôi trả lời. Tiếng kêu cứ nhỏ dần rồi lịm đi... mươi phút sau thì
thấy im ắng.
Ông có xác định được tiếng kêu của ai không? Và vì sao?
Tôi cho
rằng đó là tiếng kêu của 2 chiến sĩ thông tin cùng hầm với tôi. Chiếc
hầm của tôi rộnh chừng 25 m2. Trong đó còn có 2 cái giường bạt. Lúc ấy
các thanh ray sụp xuống chắn hết không thể vào được vì cả một khối bê
tong đất đá lớn chặn lại.
Xin ông nói rõ ông có nghe thấy tiếng kêu hầm bên cạnh không?
Không! Lúc đấy tai tôi cũng bị ù
chỉ nghe thấy tiếng hai chiến sĩ thông tin kia kêu thôi. Vì hai căn hầm
lô cốt cách nhau bức tường rất dày... Lúc ấy tôi nghĩ trong lô cốt của
tôi có 4 người, về sau này tôi mới biết anh Biên trinh sát cũng thoát
chết rất tình cờ vì lúc đó anh ra ngoài đi đồng ở một căn hầm bên cạnh
khác.
Lúc ông thoát ra ông có gặp ai không? Và khoảng mấy giờ?
Không! Lúc ấy khoảng hơn 9 giờ
sáng.Tôi chạy khoảng 600m về hầm chỉ huy gặp anh Mến- Ông Đỗ Mến tiểu
đoàn trưởng tiểu đoàn 3. Tôi báo cáo: Hầm bị đánh sập rồi. Ông Mến nói:
Tao biết hầm bị sập hơn một tiếng rồi nhưng chúng đánh rát quá chưa lên
cứu được! Mày nằm đây một chút cho tỉnh, rồi tao viêt giấy cho ra.
Khoảng 11 giờ tôi ra nhà "tỉnh trưởng". Đó là căn hầm bộ chỉ huy trung
đoàn ở đó. Tôi ra khoảng 1 tiếng sau tôi gặp anh Phan An Biên trinh sát.
Ông lúc đó có biết hầm bên cạnh có những ai ở đó không?
Tôi chỉ biết là có anh Chủng vì
hôm ấy không rõ là ngày nào nhưng tầm 7 giờ tôi là trinh sát nên đi theo
anh ấy. Anh ấy đi trước tôi đi sau còn ôm chồng báo nặng khoảng 3kg.
Vậy là ông không tham gia cứu hộ căn hầm bên cạnh?
Đúng vậy. Tôi bị thương nên anh
Mến cho chuyển ra ngoài. Anh Mến là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 khi đó.
Có thông tin gì anh cứ hỏi anh ấy.
Ông Đỗ Mến nguyên là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 chỉ huy cứu hộ căn hầm có Chính trị viên tiểu đoàn Lê Binh Chủng bị sập khi ấy kể lại: Khi ngớt bom chúng tôi lên tìm , chúng tôi nghe thấy tiếng anh Thu kêu: Anh Mến ơi cứu em với! Tôi nghe thấy kêu 2 lần. Tôi lấy tay làm loa đáp lại: Chúng nó đánh rát lắm! Lúc ấy pháo địch rất dữ dội nên không thể làm gì được.
Lúc ấy và về sau khoảng 7 ngày
ông có liên lạc với những người kẹt ở trong căn hầm của chính trị viên
phó tiểu đoàn Lê Binh Chủng bằng điện đàm không?
Không!
Lúc ấy ông có xác định được ai đang kẹt ở trong hầm không?
Anh Chủng và anh Thu vì anh Thu
gọi tôi. Căn hầm ấy còn có một căn hầm đào ở trong nền làm theo hình chữ
A chứa được khoảng 3 người.
Trong thời gian đó ông có nhận được cuộc điện đàm nào từ trong căn hầm ra không?
Không.
Ông có chắc chắn là ông Nguyễn Thanh Đao là người sống sót ở căn hầm bên cạnh căn hầm có 5 liệt sỹ kia không?
Chắc chắn! Vì anh ấy chạy về hầm của tôi báo cáo và lúc địch thả bom tôi cũng nhìn thấy.
Chúng tôi cũng đã gặp ông Nguyễn
Văn Hợi nguyên là trợ lý quân lực tiểu đoàn 3 khi ấy. Điều đặc biệt nhất
là ông cho biết: đến bây giờ các cựu chiến binh tiểu đoàn 3 đã có tên
các chiến sĩ hy sinh trong căn hầm nói trên. TS xin đăng tải để bạn đọc
tiện theo dõi:
1. Đồng chí Lê Binh Chủng - Trung uý , chính trị viên phó tiểu đoàn.
2. Đồng chí Nhiên, trung đội trưởng thông tin 3. Đồng chí Thu trợ lý tham mưu 4. Đồng chí Thanh, trinh sát tiểu đoàn. Quê ở Nghệ An bổ sung về ngày 7/5/1972 5. Đồng chí Sáu , anh nuôi đại đội 12 diều lên. 6. 2 đồng chí thông tin E 48 tăng cường.
Như vậy theo danh sách này có bẩy liệt sỹ.
Những thông tin tiếp sẽ được bổ sung thêm trong cầu truyền hình trực tiếp "Một thời hoa lửa" vào 20 giờ tối nay (30.10.2005).
|
||||||
Việt Báo (Theo_VietNamNet )
|
Nội đô Sài Gòn, một thời hoa lửa…
(NB&CL) Cuộc Tổng tiến công và nội dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã trở thành sự kiện bi tráng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Góp công lớn trong những trận đánh mùa xuân ấy là lực lượng biệt động ở nội đô Sài Gòn.
Năm 1988, nhân kỷ niệm 20 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, Hội khoa học lịch sử TP. Hồ Chí Minh tổ chức cuộc thi viết về những kỷ niệm về thời khắc lịch sử đáng ghi nhớ này. Tôi nghĩ ngay đến một nhân vật mà khi nhắc đến trong những cuộc chiến khốc liệt, trí tuệ và sáng tạo trong nội đô Sài Gòn khi đó mà không ai không biết. Đó là Đại tá Nguyễn Đức Hùng (Tư Chu) - nguyên Phó tư lệnh kiêm Chỉ huy trưởng lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định. Tôi tham gia cuộc thi này và đạt giải Ba khi viết về ông với bài ký “Gặp người chỉ huy những thiên thần ra trận”. Và tôi đã tìm gặp được người đã từng tạo nên những huyền thoại này tại tư gia của ông.
Tôi và ông gặp nhau trong căn nhà lộng gió của ông cạnh bờ sông Sài Gòn ở khu Thảo Điền (Thủ Đức). Cuộc trò chuyện thân tình, cởi mở của ông và những khoảng lặng bất chợt trong ánh nhìn xa xăm, ưu tư của ông khiến tôi có cảm giác hơi thở bỏng rát của cuộc chiến, khoảnh khắc khốc liệt của chiến tranh vẫn chưa ngoai nguôi trong tâm khảm của ông. Tôi vào chuyện: Ông có thể kể lại trận đánh đầu tiên của mình. Tâm trạng của ông sau trận đánh khởi đầu cuộc đời binh nghiệp của ông?
Đại tá Nguyễn Đức Hùng (phải) trong một buổi gặp gỡ cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Lực lượng biệt động Sài Gòn dẫn đường cho các
cánh quân chủ lực tấn công vào sân bay Tân Sơn Nhất trong Tết Mậu Thân -
1968 - Ảnh: TTXVN
Đơn cử, có một cơ sở là vợ của một thượng sĩ người Mỹ lái máy bay cung cấp cho ta một tập không ảnh toàn cảnh, chi tiết về sân bay Tân Sơn Nhất và vùng phụ cận. Không ảnh này đã định vị hiệu quả cho các cánh quân của ta phía Bắc đánh vào sân bay trong trận tiến công Mậu Thân (1968).
Đại
tá Nguyễn Đức Hùng (1928-2012) đã ra đi vào lúc 9 giờ 30 phút ngày
16/5/2012 tại Bệnh viện Nguyễn Trãi (TP. Hồ Chí Minh). Ông được phong
tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang vào tháng 1/2012. |
Chính trị chính nghĩa - đó là câu trả lời xác đáng để có thể minh định rằng: tại sao chúng ta có thể chiến thắng một kẻ thù mạnh hơn chúng ta gấp nhiều lần. Bằng điểm tựa dựa trên những giá trị của chính nghĩa, chúng ta đã huy động được một lực lượng đông đảo bao gồm tất cả mọi tầng lớp xã hội từ miền Bắc tới miền Nam, kể cả trong vùng địch tạm chiếm, cả những đối tượng giữ trọng trách quan trọng trong hàng ngũ của kẻ thù đã tham gia vào một cuộc chiến toàn dân, toàn diện. Tạo nên một sức mạnh tổng hợp, có thể đương đầu với kẻ thù lớn mạnh hơn mình.
Sau những ngày thành phố Sài Gòn được giải phóng. Có một người lính vẫn lặng lẽ mỗi ngày đi qua từng ngõ hẻm, mỗi con đường mà ông đã gắn bó gần trọn quãng đời thanh xuân. Trong thẳm sâu ký ức, ông vẫn thấy thấp thoáng ở đâu đó từng gương mặt thân quen của đồng đội cũ. Họ mãi mãi ra đi mà không kịp đón ngày hội thống nhất của non sông. Đó là điều thực sự ám ảnh, day dứt tâm trí ông. Nhiều khi tạo cho ông một mặc cảm của người chưa hoàn thành xong tâm nguyện của chính mình. Đó là vấn đề thực hiện chính sách đối với một số đồng chí và cơ sở biệt động, nhất là đội ngũ biệt động tham gia cuộc chiến đấu năm 1968, bao gồm 5 đơn vị trực tiếp chiến đấu ở các mục tiêu: Dinh tổng thống, đài phát thanh, Bộ tổng tham mưu, Bộ tư lệnh hải quân và tòa đại sứ Mỹ. Đặc biệt là trường hợp một tập thể 4 đồng chí sau cùng đã hy sinh ở Đài phát thanh bằng cách dùng khối thuốc nổ 20 kg hủy diệt đài và anh dũng hy sinh; cả một tổ gồm 15 đồng chí hy sinh ở trận đánh Đại sứ quán Mỹ. Sự hy sinh của các đồng chí Nguyễn Hoài Thanh ở Trường Tiểu học Bàn Cờ, Nguyễn Thị Rí (Tám A) và một đồng chí tên Ngoan trong trận đối đầu với lính Nam Triều Tiên ở đường Nguyễn Văn Thoại là hành động quả cảm, vô song. Cần sớm có chính sách thỏa đáng cho họ, bởi họ thực sự là những anh hùng. Tất cả những chiến sĩ đó hy sinh ở tuổi đời khi còn rất trẻ. Tất cả đều có cấp hiệu và số hiệu quân nhân, không lẽ qua cuộc chiến, tên tuổi và sự hy sinh của họ lại bị chìm vào quên lãng?
Thái Sơn (Ghi)
Sống động một thời hoa lửa
10:17 | 10/09/2018
Đi qua cuộc kháng chiến của dân tộc, các tác giả trong lĩnh vực mỹ thuật
và nhiếp ảnh đã có nhiều sáng tác giá trị, phản ánh cuộc chiến tranh
cách mạng. Tập hợp những sáng tác ấy được xem là cuốn lịch sử bằng nghệ
thuật quý giá, sống động về một thời hoa lửa của đất nước.
Tác phẩm “Tượng đài chiến thắng Quế Sơn” của tác giả Tạ Quang Bạo, Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2016
“Tột cùng bi tráng”
Năm 2016, 18 tác giả có tác phẩm được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh; 95
tác giả có tác phẩm được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ
thuật. Trong đó, mỹ thuật, nhiếp ảnh có 2 tác giả có tác phẩm được tặng
Giải thưởng Hồ Chí Minh, 11 tác giả có tác phẩm được tặng Giải thưởng
Nhà nước. Đây là những tác phẩm có giá trị đặc biệt về nội dung, tư
tưởng và hình thức nghệ thuật, có tác dụng to lớn phục vụ sự nghiệp cách
mạng, ảnh hưởng lâu dài trong đời sống xã hội, góp phần phát triển nền
mỹ thuật, nhiếp ảnh nói riêng, văn học, nghệ thuật nói chung. |
Ấn tượng là bộ 5 tác phẩm nổi tiếng trong lịch sử nhiếp ảnh của nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh, liệt sĩ Lương Nghĩa Dũng: “Lửa thiêu máy bay Mỹ” (Hải Dương, năm 1967), “Nữ pháo binh Ngư Thủy” (Quảng Bình, 1968), “Xốc tới” (Đường 9 Nam Lào 1971), “Chống lầy đưa xe tăng vào trận” (Quảng Trị 1972) và “Đánh chiếm điểm cao 365”, được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật. Mang chủ đề “Những khoảnh khắc để lại”, bộ ảnh tạo thành cụm tác phẩm hài hòa trải theo không gian từ Bắc vào Nam, theo thời gian từ những ngày đầu nghệ sĩ cầm máy cho tới lúc ông hy sinh. Theo nhận định của nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành, bộ ảnh khiến người trong nghề “giật mình”, khâm phục bởi sự lăn xả của đồng nghiệp. Trong đó, tác phẩm “Đánh chiếm cao điểm 365” được tác giả chụp tại chiến trường Quảng Trị, chỉ trước khi ông hy sinh 2 tháng là “tột cùng bi tráng, tột cùng khốc liệt”.
Các tác phẩm của nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo là “gam màu” khác về chiến tranh, nhưng cũng không kém phần khốc liệt, trong đó có “Tượng đài Chiến thắng Quế Sơn” ở Quảng Nam và “Tượng đài Chiến thắng sông Lô” ở Phú Thọ, được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh. Tạo lập phong cách riêng, có giá trị nghệ thuật cao, hài hòa với cảnh quan môi trường, các tượng đài của Tạ Quang Bạo hầu hết có chung đề tài về chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang; tinh thần nhân văn về hình tượng người chiến sĩ và sự khốc liệt của cuộc kháng chiến của dân tộc.
Hàng loạt tác phẩm từ chiến trường và hậu phương những năm tháng ác liệt của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hứa Thanh Kiểm, Lâm Tấn Tài, Mầu Hoàng Thiết hay hình ảnh tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh gần nửa thế kỷ trước của nghệ sĩ Nguyễn Hữu Cấy, giúp công chúng cảm nhận chân thực những thời khắc lịch sử, với truyền thống đấu tranh bi hùng của dân tộc…
Bỏ sót nhiều tác phẩm giá trị
Dù đã 77 tuổi nhưng nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo vẫn minh mẫn và tiếp tục sáng tác. Triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lần này mang lại cho ông nhiều cảm xúc. Vui vì được ngắm lại tác phẩm của mình và đồng nghiệp, nhưng buồn vì nhiều người đã đi xa. Điều đó cũng có nghĩa nhiều tác phẩm, vì lý do nào đó chưa hoặc không thể công bố với công chúng yêu nghệ thuật.
Họa sĩ Lê Lam lớn tuổi hơn, xuýt soát 90, vẫn đến xem lại các tác phẩm của bạn bè, đồng nghiệp. Họa sĩ được nhân dân miền Nam coi như ruột thịt, bởi dù sinh ra và trưởng thành ở Hà Nội, nhưng sáng tác của ông gần như cả đời xoay quanh chiến đấu anh dũng của nhân dân miền Nam. “Chúng tôi đi vào kháng chiến, cầm cọ, cầm máy sáng tác như một lẽ tự nhiên. Có quá nhiều hình ảnh cao đẹp của quân và dân ta xứng đáng được ghi lại, tôn vinh. Chỉ đó thôi cũng giúp chúng tôi sống lại những giây phút sáng tạo quên mình trong làn bom đạn giặc khi xưa” - họa sĩ Lê Lam chia sẻ.
Theo nhiếp ảnh gia chiến trường Chu Chí Thành - người được trao Giải thưởng Nhà nước năm 2012 - việc xét tặng giải thưởng 5 năm mới tổ chức một lần, nên cũng bỏ sót nhiều tác giả có tác phẩm giá trị. Vì một số tác giả đã mất, gia đình không có kinh nghiệm và sự hiểu biết cũng như thời gian làm hồ sơ xét tặng giải thưởng, ảnh hưởng đến việc tập hợp tác phẩm được sáng tác trong thời chiến. “Là đồng đội, chúng tôi cũng hỗ trợ hết mình quá trình tìm kiếm tác giả, tác phẩm, nhưng ngay cả tôi bây giờ muốn tìm lại nhiều bức ảnh của chính mình còn khó. Vừa qua, tôi cùng gia đình liệt sĩ Lương Nghĩa Dũng tìm ảnh để làm hồ sơ, bức ảnh ở ngay trước mặt mà mất một tháng mới tìm ra, do qua năm tháng, nước ảnh, màu sắc đã thay đổi. Vì thế, muốn thực sự tìm lại được những tác phẩm có giá trị, cần người có tâm huyết, kiến thức”.
Theo Hồng Hà- ĐBND
Thư tình thời hoa lửa – Bản tình ca bất diệt của tình yêu
Thư tình thời hoa lửa tuyển
chọn 75 bức thư tiêu biểu mà chàng sinh viên - anh bộ đội Nguyễn Văn
Thạc viết cho người yêu của mình - nữ sinh Hà Nội Phạm Thị Như Anh...
Đã 7 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên của Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc Mãi mãi tuổi hai mươi (NXB
Thanh niên, 2005) ra mắt bạn đọc và trở thành một hiện tượng trong đời
sống văn học Việt Nam. Mới đây, một cuốn sách mới của anh - Thư tình thời hoa lửa vừa được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành.
Thư tình thời hoa lửa tuyển
chọn 75 bức thư tiêu biểu mà chàng sinh viên - anh bộ đội Nguyễn Văn
Thạc viết cho người yêu của mình - nữ sinh Hà Nội Phạm Thị Như Anh từ
những ngày hai người bắt đầu cảm mến rồi đi đến yêu thương trao gửi niềm
thương nỗi nhớ cho nhau. Cô gái lí tưởng của Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc
giờ đây là Tiến sĩ Phạm Thị Như Anh đang sống và công tác tại Cộng hoà
Liên bang Đức. Cho dù công việc bận rộn, nhưng chị vẫn dành nhiều thời
gian lo việc xuất bản và giới thiệu cuốn sách mới này.
Nếu như qua tập nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi, người đọc đã được tiếp xúc với những suy nghĩ chân thực, cảm động của người lính Nguyễn Văn Thạc thì đến với tập Thư tình thời hoa lửa, chúng ta lại có dịp được chiêm ngưỡng toàn diện hơn về chân dung của anh.
Những bức thư ấy
được ra đời trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mĩ, giải phóng
miền Nam, thống nhất Tổ quốc đang diễn ra ác liệt. Hàng triệu thanh
niên Việt Nam đã anh dũng lên đường ra mặt trận. Họ để lại sau lưng
thành phố, làng mạc quê hương, người thân và đặc biệt nhất là người yêu
của họ. Một trong những người thanh niên đó là chàng sinh viên khoa Toán
-Đại học Tổng hợp Hà Nội - Nguyễn Văn Thạc.
Nguyễn Văn Thạc
lên đường ra trận với hành trang tinh thần đặc biệt nhất là mối tình đầu
với người con gái Hà Nội - cô bạn học dưới một lớp ở trường phổ thông -
Phạm Thị Như Anh. Một tình yêu bắt nguồn từ những rung động đầu đời của
hai trái tim non trẻ. Trong ngọn gió yêu thương đưa họ đến với nhau có
sự si mê trước những vẻ đẹp trong sáng vô ngần của tuổi học trò, có sự
cảm phục lẫn nhau trước những thành tích học tập, có những lãng mạn sâu
xa của người đam mê văn chương nghệ thuật, và đặc biệt nhất là sự đồng
cảm về lí tưởng sống của những người thanh niên Việt Nam thế hệ mới -
thế hệ được sinh ra, học tập, trưởng thành từ trường học xã hội chủ
nghĩa - trong hoàn cảnh đất nước đang có chiến tranh.
“Như
Anh giỏi thật – Thạc không nói về sức hiểu biết, vì quá hiển nhiên rồi,
Thạc muốn nói riêng về ngòi bút của Như Anh, tiếng nói độc đáo trong
trang sách lạnh lùng... Những điều Như Anh nêu ra, đúng là chẳng có gì
mới cả, mà nó vẫn lấp lánh sáng, nó vẫn ầm ì, xôn xao, nó làm cho Thạc
không ngủ được...”
“Không,
tâm hồn Như Anh rất đẹp. Như Anh đừng tự phủ nhận điều ấy! Thạc rất
biết và rất yêu quý tâm hồn ấy. Cái tâm hồn dễ xúc động, mà Aimatốp đã
nói, như lá phong nhỏ đứng trên cao nên mỗi cơn gió dù nhẹ cũng đủ làm
nó rung động rì rào...”
Từ lúc Nguyễn Văn
Thạc lên đường ra trận, tất cả tình yêu của anh dành cho Như Anh đã
được dồn vào những cánh thư tình ăm ắp da diết nhớ mong. Những dòng thư
viết cho người yêu của Nguyễn Văn Thạc bao giờ cũng thể hiện một dòng
cảm xúc dào dạt và bề bộn những suy ngẫm về cuộc sống hiện tại, về tương
lai, về lý tưởng cao đẹp, về vị trí của hai người trong cuộc sống đó...
“Thương
Thạc không? Nhớ Thạc không? Thạc chỉ cầu mong sao cho Như Anh vui,
thanh thản, chăm học và học giỏi. Đừng lo lắng gì về cuộc sống riêng tư
của mình.
Thạc
tiếc lắm, vì phải từ bỏ trang sách giữa lúc mình sung sức nhất, dễ tiếp
thu nhất và hăng say nhất. Song biết làm thế nào, khi Tổ quốc đang gọi
ta, khi miền Nam đang gọi...”
“Như
Anh hãy biết quý những ngày ngồi trên ghế đại học, tập trung sức lực mà
học cho giỏi. Rằng Như Anh đừng quên, các bạn của Như Anh, lớp người
trên của Như Anh đang đổ máu để giữ nước”
Đó là những bức
thư tình đặc biệt, vì được viết giữa thời hoa lửa. Đó là khát vọng mãnh
liệt hướng về sự sống bất diệt của anh, giúp anh vượt qua thử thách khi
đang từng ngày đối diện với sự thật của cuộc chiến tranh khốc liệt có
sức huỷ diệt mạnh nhất. Những bức thư tình của Nguyễn Văn Thạc có thể
xếp vào hàng những bức thư tình hay nhất của thanh niên Việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mĩ. Là cảm xúc riêng tư nhưng hàm chứa
những nét điển hình, phổ quát cho tình yêu và quan niệm sống của thanh
niên Việt Nam trong thời đại hào hùng ấy.
“Có
những ngày hành quân hoặc đi đâu đó, nhiều khi Thạc hay bùi ngùi đứng
ngắm hoa. Nếu như Như Anh ở ngay bên Thạc, chỉ khẽ là động vào Như Anh
thôi, thì sung sướng biết bao. Thạc sẽ được hái tặng Như Anh bông hoa
kia...”
“...Thiên
nhiên ơi, cuộc đời ơi, sao Như Anh lại đến với tôi? Sao cuộc đời bình
thản của tôi lại được hưởng niềm hạnh phúc kỳ diệu ấy? Sao tôi lại được
gặp Như Anh, rồi hôm nào đấy còn được dắt tay Như Anh, còn được dỗ Như
Anh, vuốt ve mái tóc thơm mùi hương nhãn tháng 3 của người tôi yêu
quý... Tất cả vụt đi qua, tất cả vụt đi qua, nhưng tôi còn giữ lại trong
tôi, trong chốn sâu kín thầm lặng nhất của trái tim tôi những phút giây
hạnh phúc của đời”
Nhưng kì lạ nhất,
đó là những dòng thư mang tính tiên đoán, dự cảm vô cùng chính xác về
tương lai, không sao giải thích được. Thư ngày 30 tháng 4 năm 1971 có
những đoạn như thế:
“Bốn năm nữa... Như Anh “đã trở thành con người hoàn chỉnh” đã có thể trả lời câu hỏi: “Hạnh phúc là gì?””
“Bốn năm nữa, biết bao sự kiện đã xảy ra. 30-4-1975, thì Như Anh và Thạc đang ở trong tình trạng nào?
Như
Anh ơi, hứa với Thạc đi, 30-4-1975, dù chúng ta có thể giận, ghét nhau
đến đâu đi nữa, dù thế nào cũng sẽ viết cho nhau những dòng chữ “Hạnh
phúc là thế nào?” nhé! Thạc sẽ nhớ lời hứa này, và sẽ chuẩn bị “ý, tứ”
cho bức thư ngày ấy bằng cuộc sống bốn năm tới...”.
Một bức thư tình cũng tựa một bài tình ca. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng nói: “Khi bạn hát một bản tình ca là bạn đang muốn hát về cuộc tình của mình. Hãy hát đi đừng e ngại. Dù hạnh phúc hay dở dang thì cuộc tình ấy cũng là một phần máu thịt của bạn rồi”.
Những bức thư tình của Nguyễn Văn Thạc cũng có thể coi là những bản
tình ca mà khi bạn đọc nó, tức là bạn đang đọc về chính tình yêu của
mình.
Tập thư tình này
cũng có thể coi như một cuốn tiểu thuyết. Cuốn tiểu thuyết có hai nhân
vật chính đồng thời là hai nhân vật trung tâm là chàng sinh viên - anh
bộ đội Nguyễn Văn Thạc và người yêu anh, một nữ sinh Hà Nội - Phạm Thị
Như Anh. Bên cạnh họ là những nhân vật: bố mẹ, các em, người thầy giáo,
bè bạn ở trường phổ thông và đại học, đồng đội ở chiến trường... Biết
bao gương mặt thân yêu, gần gũi luôn thấp thoáng ẩn hiện trong tâm tưởng
của 2 người trẻ ấy. Không gian của cuốn tiểu thuyết là không gian tâm
tưởng, không gian của bát ngát yêu thương. Thời gian là thời gian tâm
trạng với đằng đẵng những nhớ mong vừa cách xa vừa vô cùng gần gũi.
Điều đặc biệt là
“cuốn tiểu thuyết” này có xu hướng rất hiện đại. Bởi tất cả những trang
sách đều đi sâu vào nội tâm con người, khai thác những bí ẩn về tình yêu
trong tâm hồn con người và được trình bày như một “dòng ý thức”. Điều
hấp dẫn nhất của dòng ý thức ấy chính là tính chân thực của nguyên mẫu
chứ không hề hư cấu.
Với những trang
nhật kí, những lá thư tình của liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc, chúng ta nhận
thấy, một lần nữa anh lại mang đến cho người đọc hôm nay biết bao cảm
nhận sâu sắc, từ đó có những hành động đẹp, ý nghĩa góp phần tô điểm
cuộc đời./.
Nhận xét
Đăng nhận xét