MẶT TRÁI NHÂN TÍNH 20
-Thường, để nói lên sự tàn ác của một con người, chúng ta hay so sánh: "Ác như dã thú!", hay: "Man rợ như thú vật!".
-Nói như thế là hoàn toàn sai, là vu oan giá họa cho động vật hoang dã. Động vật hoang dã không thể hành động ác hơn hay thiện hơn loài người được.
-Vì loài vật sống thiếu tư duy, hành động của chúng hầu hết theo bản năng, thiếu tính ý chí, nên tính "tội ác", "man rợ", "ghê rợn" cũng thể hiện lờ mờ, không rõ ràng và hầu như chỉ là sự vô thức, vô tình.
-Loài người có trí khôn, tình cảm đã trở nên sâu sấc, hành động có ý chí, có hoạch định nên tính "tội ác", "man rợ" và "ghê rợn" cũng thể hiện nổi bật, rõ ràng hơn hẳn loài vật.
-Nếu bản tính thiện - ác thể hiện ra ở hoạt động sống của loài vật chỉ là sự giả tạo, chỉ là sự gán ghép của loài người cho chúng, thì ở loài người, bản tính thiện - ác ấy là hiện thực, thể hiện thường xuyên trong hoạt động sống của con người, hun đúc nên tính cách đặc thù ở con người, chỉ loài người mới có
-Nhân tính như một tấm huân chương có hai mặt tương phản nhau. Mặt phải thường được qui ước là "thiện" và mặt trái là "ác".
-Do tình cảm đã trở nên sâu sắc nên hoạt động tinh thần, thể hiện "hỉ, nộ, ái, ố" của con người cũng hơn hẳn con vật, tùy điều kiện, hoàn cảnh mà có thể phát triển đến trạng thái cực đoan: "thiện" đến tột cùng "thánh thiện" mà "ác" cũng hết cỡ "ác quỉ".
-Như vậy, rõ ràng loài người tốt hơn loài vật bao nhiêu thì cũng có thể xấu hơn loài vật bấy nhiêu!
-Một con người, được định nghĩa là xấu hay tốt, hiền hay ác trong khoảng thời gian nhất định hay suốt cuộc đời, tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh đưa đẩy mà mặt nào trong hai mặt tương phản đó của nhân tính thể hiện nổi trội, lấn át.
--------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Lọt vào trang trại chết chóc
-Nói như thế là hoàn toàn sai, là vu oan giá họa cho động vật hoang dã. Động vật hoang dã không thể hành động ác hơn hay thiện hơn loài người được.
-Vì loài vật sống thiếu tư duy, hành động của chúng hầu hết theo bản năng, thiếu tính ý chí, nên tính "tội ác", "man rợ", "ghê rợn" cũng thể hiện lờ mờ, không rõ ràng và hầu như chỉ là sự vô thức, vô tình.
-Loài người có trí khôn, tình cảm đã trở nên sâu sấc, hành động có ý chí, có hoạch định nên tính "tội ác", "man rợ" và "ghê rợn" cũng thể hiện nổi bật, rõ ràng hơn hẳn loài vật.
-Nếu bản tính thiện - ác thể hiện ra ở hoạt động sống của loài vật chỉ là sự giả tạo, chỉ là sự gán ghép của loài người cho chúng, thì ở loài người, bản tính thiện - ác ấy là hiện thực, thể hiện thường xuyên trong hoạt động sống của con người, hun đúc nên tính cách đặc thù ở con người, chỉ loài người mới có
-Nhân tính như một tấm huân chương có hai mặt tương phản nhau. Mặt phải thường được qui ước là "thiện" và mặt trái là "ác".
-Do tình cảm đã trở nên sâu sắc nên hoạt động tinh thần, thể hiện "hỉ, nộ, ái, ố" của con người cũng hơn hẳn con vật, tùy điều kiện, hoàn cảnh mà có thể phát triển đến trạng thái cực đoan: "thiện" đến tột cùng "thánh thiện" mà "ác" cũng hết cỡ "ác quỉ".
-Như vậy, rõ ràng loài người tốt hơn loài vật bao nhiêu thì cũng có thể xấu hơn loài vật bấy nhiêu!
-Một con người, được định nghĩa là xấu hay tốt, hiền hay ác trong khoảng thời gian nhất định hay suốt cuộc đời, tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh đưa đẩy mà mặt nào trong hai mặt tương phản đó của nhân tính thể hiện nổi trội, lấn át.
--------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Trinh sát kể chuyện - Tập 9: MẶT NẠ TỘI ÁC
Con quỷ mang mặt nạ da người: Trang trại chết chóc
Chủ Nhật, 26/7/2015 08:19 GMT+7
(PLO) - Ngày 16/11/1957, cảnh sát vùng
Plainfield, Wisconsin (Mỹ) nhận được tin báo về vụ mất tích của một bà
chủ cửa hàng điện tử có tên Bernice Worden. Qua tìm hiểu lời khai của
các nhân chứng, cảnh sát xác định nghi can số một là Eddie Gein - người
khách cuối cùng của cửa hàng, đồng thời cũng là người thường xuyên lảng
vảng quanh khu vực này trước đó.
Eddie Gein và một số tang vật thu tại hiện trường |
Ngày
17/11/1957, cảnh sát ập tới khu trang trại xập xệ, được xây dựng từ hồi
thế chiến thứ nhất của Eddie Gein. Cảnh tượng bên trong thật hãi hùng,
với đống đồ đạc, rác rưởi ngổn ngang đầy lối đi. Mùi hôi thối từ đống
rác đã phân huỷ bốc lên nồng nặc, nhưng vì nhiệm vụ, Cảnh sát trưởng
Arthur Schley vẫn phải nhắm mắt, đưa chân đi vào sâu trong ngôi nhà.
Đến
phòng bếp, Arthur bỗng cảm thấy có một thứ gì đó quệt vào áo khoác
mình. Dưới ánh sáng le lói hắt qua cửa sổ, Arthur giật bắn mình khi nhận
ra đó là một cái xác động vật treo lơ lửng trên trần nhà. Cái xác đã bị
chặt đầu, mổ bụng và moi hết nội tạng. Cảnh tượng thật kinh tởm nhưng
Arthur chợt nghĩ việc treo xác thú vật đầy nhà là điều hết sức bình
thường của những người thích săn bắn, hơn nữa hiện tại lại đang là mùa
đi săn.
Tự
trấn an bản thân, Arthur nhìn kỹ lại cái xác thì bàng hoàng nhận ra đó
dường như không phải là xác động vật. Thực chất, đó là thi thể không đầu
của một người phụ nữ. Chỉ trong vòng 30 phút, các chuyên gia giám định
pháp y đã xác nhận nạn nhân chính là người mà cảnh sát đang tìm kiếm -
bà Bernice Worden, 53 tuổi. Và khi đó, Arthur cùng các đồng nghiệp mới
nhận ra họ đã lọt vào một trang trại chết chóc.
Không
chỉ có thi thể của người phụ nữ, toàn bộ nội thất bên trong ngôi nhà
đều được làm từ… bộ phận cơ thể người. Chao đèn và sọt rác được làm hoàn
toàn bằng da người; chiếc ghế tựa được bọc da người; âm đạo của phụ nữ
được cất trong chiếc hộp đựng giày; thắt lưng được làm bằng núm vú. Đến
cái bát ăn cơm cũng được làm từ… sọ người. Ngoài ra, cảnh sát còn tìm
thấy một cái đầu người, 4 cái mũi, 1 cặp môi, da người, móng tay phụ nữ
và một quả tim.
Càng
sục sạo quanh ngôi nhà, cảnh sát càng tìm thấy những thứ kinh tởm. Và
thứ cuối cùng được tìm thấy là một bộ quần áo làm hoàn toàn bằng da
người. Trong sự sợ hãi tột độ, cảnh sát vẫn cố gắng kìm nén, cố gắng
kiểm tra lại tất cả những gì tìm thấy được trong ngôi nhà chết chóc của
Eddie.
Không chần chừ, cảnh sát Arthur ngay lập tức hạ lệnh bắt giam chủ nhân của ngôi nhà Eddie Gein.
Ăn trộm xác chết - sở thích man rợ của Eddie
Đối
diện với cảnh sát, Eddie một mực phủ nhận việc giết bà Bernice Worden.
Sau nhiều biện pháp nghiệp vụ của các điều tra viên, cuối cùng hắn cũng
phải thừa nhận đã giết bà Bernice nhưng không hề giết ai khác ngoại trừ
bà ta.
Hắn
nói rằng khi giết bà Bernice Worden, hắn như một kẻ điên và không kiểm
soát được hành động của bản thân. Thậm chí hắn còn không nhớ được rằng
đã giết bà ta bằng cách nào nữa. Thế nhưng, sau nhiều ngày bị hỏi cung,
Eddie đã dần thừa nhận Bernice Worden không phải là nạn nhân duy nhất
của hắn.
Trước
đó, Eddie đã giết chết Mary Hogan, một người trong thị trấn đã bị báo
mất tích vào năm 1954. Hộp sọ của Mary Hogan cũng đã được tìm thấy
trong nhà Eddie nhưng hắn khẳng định mình không nhớ được thời gian và
cách thức giết nạn nhân. Eddie chỉ nhớ được rằng hắn đã dùng súng bắn
chết cô gái đó.
Khi
được hỏi về các bộ phận cơ thể người mà hắn dùng để tạo ra vật dụng
trong nhà, Eddie khai đã đào chúng từ những ngôi mộ ở nghĩa trang. Trong
khoảng thời gian từ năm 1947 đến năm 1952, Eddie Gain đã có 40 lần đến 3
nghĩa trang ở địa phương để… ăn trộm xác chết.
Đáng
chú ý, Eddie nói rằng hắn làm việc đó trong trạng thái… vô thức. Trong
số 40 lần viếng thăm ấy, có khoảng 30 lần là hắn sực tỉnh, lấy lại được ý
thức và trở về nhà với hai bàn tay trắng. Những lần còn lại, hắn đã bị
ma quỷ điều khiển.
Đối
tượng khai quật của Eddie thường là thi thể phụ nữ trung tuổi, những
người có ngoại hình giống với người mẹ đã khuất của hắn. Hắn mang xác họ
về nhà, lột da, phơi khô và làm thành đồ dùng trong nhà.
Toàn
bộ quá trình giết người man rợ và thú vui khai quật xác chết để lấy các
bộ phận cơ thể làm vật dụng cá nhân đều được Eddie thuật lại với thái
độ hết sức bình thản. Điều này khiến các điều tra viên cảm thấy ghê sợ
và thắc mắc, quá khứ của Eddie đã gặp những biến cố gì khiến hắn trở
thành “con quỷ” như ngày hôm nay?
Tuổi thơ kỳ dị
Edward
Theodore Gein sinh ngày 27/08/1906, là con trai thứ 2 của Augusta và
George Gein, cặp vợ chồng sống tại La Crosse, Wisconsin. Eddie Gein có
một người anh trai tên là Henry, lớn hơn cậu 7 tuổi. Augusta, mẹ của
Eddie là một người đàn bà sùng bái tôn giáo, luôn khắt khe dạy bảo 2 đứa
con trai của mình theo tư tưởng hết sức cực đoan.
Hàng
ngày, bên cạnh những lời dạy của Kinh Thánh, bà luôn nhồi nhét vào đầu
chúng rằng phụ nữ (trừ bà) đều là những kẻ suy đồi đạo đức, với hy vọng
sẽ ngăn cản 2 cậu con trai sẽ tránh xa được những ham muốn dục vọng đời
thường.
George,
một người đàn ông yếu ớt và nghiện rượu, chẳng bao giờ dạy bảo các con
bất cứ điều gì. Thực tế, Augusta khinh thường ông ta và coi chồng mình
như một vật vô giá trị, vô công rồi nghề nên không cho phép gã dạy con.
Chính
vì thế, những gì lũ trẻ học được đều là do Augusta chỉ bảo. Augusta mở
một cửa hàng tạp hóa ở La Crosse cùng năm mà Eddie sinh ra. Đó là nguồn
thu chính giúp bà Augusta đủ sức nuôi sống gia đình. Năm 1914, họ chuyển
tới một trang trại rộng 195 hecta ở Plainfield, Wisconsin, tránh xa mọi
thứ có thể ảnh hưởng đến gia đình. Người hàng xóm gần nhất cách trang
trại tới cả cây số.
Mặc
dù Augustra cố gắng không cho các con tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài
nhưng điều đó là không thể bởi chúng vẫn phải đến trường đi học hàng
ngày. Học lực của Eddie chỉ được xếp vào loại trung bình cho dù luôn
được thầy cô cho điểm xuất sắc ở môn đọc. Những tác phẩm phiêu lưu và
tạp chí đã kích thích trí tưởng tượng của chàng trai.
Bạn
bè trong trường xa lánh Eddie bởi cậu luôn có những cư xử như đàn bà và
luôn e thẹn. Cậu không có bạn bè đơn giản vì điều đó sẽ khiến bà
Augusta la mắng. Điều đó trái với lẽ thường nhưng bởi từ nhỏ những lời
răn dạy của mẹ đã ăn sâu trong tâm trí Eddie nên cậu cảm thấy mọi chuyện
chẳng có gì là tồi tệ.
Eddie
rất cố gắng để làm mẹ vui, song ít khi bà ta đáp lại thịnh tình đó, dù
chỉ bằng một nụ cười. Bà ta thường xuyên sỉ nhục, lăng mạ các con vì bà
ta nghĩ rằng bọn chúng sẽ trở nên giống người bố của chúng. Từ khi nhỏ
tuổi đến lúc trưởng thành, những đứa trẻ dần bị tách ra khỏi cộng đồng
xung quanh và chỉ biết làm lụng trên cánh đồng của gia đình.
Eddie
luôn kính nể Henry vì anh mình luôn tỏ ra rất chăm chỉ và khỏe mạnh.
Sau cái chết của George Gein năm 1940, hai anh em bắt đầu giúp đỡ mẹ làm
mọi công việc trong trang trại. Eddie luôn cố gắng cạnh tranh với anh
trai và cả 2 luôn được những người dân trong thị trấn giúp đỡ nhiệt
tình. Họ làm việc chân tay là chủ yếu. Thỉnh thoảng Eddie có giúp hàng
xóm trông trẻ em. Công việc đó cậu tỏ ra rất thích thú đơn giản bởi
trông trẻ dễ dàng và nhẹ nhàng hơn nhiều ra đồng làm quần quật. Với lại
Eddie luôn cảm thấy lũ trẻ là bạn bè đồng trang lứa với mình nên tâm sự
rất nhiều chuyện, đó một phần là biểu hiện của trí tuệ phát triển không
bình thường.
Henry
cảm thấy lo lắng về sức khỏe của Eddie nên đã nói với mẹ nhưng bà
Augusta cho rằng đó là câu chuyện vớ vẩn nên đôi lần dẫn đến những vụ
cãi nhau trong nhà, điều này khiến Eddie cảm thấy buồn lòng. Eddie tôn
thờ mẹ mình như một vị chúa và cho rằng Henry cư xử như thế là hỗn láo.
Có lẽ những việc nhỏ đó đã dẫn đến cái chết đầy uẩn khúc của Henry vào
năm 1944.
(Còn tiếp)
Nhận xét
Đăng nhận xét