Thứ Hai, 8 tháng 10, 2018

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 69/b

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Hội Tam Hoàng: cách thức chọn “đầu rồng”
Không chỉ là một trong những băng nhóm Tam hoàng lâu đời nhất ở Hồng Kông với lịch sử tồn tại hơn 100 năm, Hòa Thắng Hòa còn là một trong những băng nhóm xã hội đen có đông thành viên nhất ở đặc khu hành chính này. Băng này cũng khiến nhiều người chú ý bởi quy trình bầu thủ lĩnh được thực hiện dân chủ, bài bản nhưng cũng không kém phần gay cấn.

Tứ đại hắc bang của mafia “Hội Tam Hoàng”


mafia
Mafia, nếu nhắc về mafia quốc tế thì có lẽ nổi tiếng nhất phải nhắc đến các tổ chức mafia đến từ nước Ý. Tuy nhiên, không hề kém cạnh về độ tàn bạo và lịch sử lâu đời chính là các hội mafia tại Châu Á. Rất nhiều lần cảnh sát Trung Quốc, Hong Kong hay Macao đau đầu về sự lộng hành của những tổ chức này.

Nổi bật hơn tất cả là hội Tam Hoàng với lịch sử phát triển hàng trăm năm và quy mô tội ác ít tổ chức nào bì kịp. Năm 2001, Hãng BBC của Anh khẳng định hội Tam Hoàng là tổ chức mafia lớn nhất thế giới
(Theo thống kê chưa đầy đủ, hội Tam Hoàng có số thành viên chính thức vào khoảng 1,5 triệu người ở Trung Quốc đại lục và khoảng 2,5 triệu thành viên trên toàn thế giới, ngang với quân số của quân đội Trung Quốc – đội quân đông nhất thế giới.(Du lịch Hồng kông 4 ngày 3 đêm)
Tứ đại hắc bang
Trong các băng phái con của hội Tam Hoàng, có 4 băng đảng lớn nhất được gọi là “Tứ đại hắc bang”, gồm Tân Nghĩa An, 14K, Hòa Hợp Đào và Hòa Thắng Hòa.

mafia
Tân Nghĩa An với hoạt động chính là kinh doanh và bảo kê mại dâm.
Tân Nghĩa An với hoạt động chính là kinh doanh và bảo kê mại dâm.
Lớn nhất hội Tam Hoàng là băng Tân Nghĩa An sau đó đến 14K. Thâm niên nhất trong 4 bang này chính là Hòa Hợp Đào. Còn Hòa Thắng Hòa là một trong những băng nhóm có truyền thống lâu đời và thực lực mạnh nhất thế giới ngầm ở Hong Kong.
Cả bốn băng nhóm này đều có thế mạnh riêng và góp phần tạo nên tên tuổi của hội Tam Hoàng. Mặc dù đều thuộc hội Tam Hoàng nhưng những băng nhóm này có những quy tắc hoạt động riêng biệt bên cạnh quy ước chung. Tuy vậy, để đảm bảo sự đoàn kết và không đụng chạm vào quyền mafia lợi của nhau các băng nhóm của hội Tam Hoàng có ranh giới nhất định về địa bàn hoạt động hay lĩnh vực tham gia.
Thế nhưng, do tính chất của xã hội đen khát máu giữa các thành viên ở các bang cũng thường xảy ra xô xát và trả thù đẫm máu. Không những thế, các bang nhóm trong hội Tam Hoàng cũng coi nhau là đối thủ để cạnh tranh.(du lịch Hồng Kông 4 ngày 3 đêm)
Những vòi bạch tuộc của hội Tam Hoàng
Với phạm vi hoạt động trên toàn thế giới, hội Tam Hoàng buộc phải duy trì nhiều băng nhóm với số lượng thành viên lớn mới có thể thống lĩnh mọi hoạt động phi pháp.

mafia
tay chân đông không đếm hết
Băng nhóm xã hội đen lớn nhất thuộc hội Tam Hoàng có thể nhắc tới là Tân Nghĩa An. Phạm vi hoạt động chính của băng nhóm này thuộc khu vực Hong Kong và Trung Quốc. Tuy nhi.ên, tại các địa bàn quen thuộc của hội Tam Hoàng như Anh, Mỹ, Canađa, Trung Mỹ, Pháp, Bỉ và Hà Lan… cũng có sự góp mặt của Tân Nghĩa An.
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Tân Nghĩa An là làm hàng giả, đánh bạc, ma túy, đưa người nhập cư bất hợp pháp, mại dâm, buôn lậu và tống tiền. Hoạt động làm ăn của băng này ở châu Âu và Mỹ chủ yếu thông qua cộng đồng người Trung Quốc gốc Do Thái. Băng Tân Nghĩa An điều hành một số cơ sở khét tiếng trong giới ăn. chơi Hồng Công ở các khu vực như Tsim Sha Tsui và Yau Ma Tei.(Du lịch Hồng Kông 4 ngày 3 đêm)
Xếp sau Tân Nghĩa An về quy mô chính là băng 14K. Phạm vi hoạt động của 14K tập trung chính ở Hong Kong, Macao. Đặc điểm để phân biệt 14K với các băng nhóm khác của hội Tam Hoàng chính là xuất thân của các thành viên. 14K được xuất thân từ Quốc dân đảng chống chính quyền Trung Quốc. Tổng hành dinh hiện tại của 14K chính là tại Hong Kong. Tuy nhiên, “vòi rồng” của 14K lại đặt ở khắp nơi trên thế giới mà nhiều nhất là khu vực Bắc Mỹ. Ngoài buôn bán ma túy là nguồn thu chính thì các thành viên của 14K còn. tham gia vào nhiều hoạt động tội phạm gây nhức nhối khác như đánh bạc bất hợp pháp, rửa tiền, buôn lậu vũ khí, bảo kê mại dâm. buôn người, tống tiền, làm hàng giả và cướp bóc…
Không lớn mạnh về quy mô nhưng. Hòa Hợp Đào lại là băng nhóm được biết đến với thâm niên lừng lẫy nhất. Cũng giống như nhiều “vòi rồng” của. Hội Tam Hoàng, Hòa Hợp Đào có tổng hành dinh tại Wanchai, Hong Kong. Hòa Hợp Đào được coi là một tổ chức xã hội đen có thâm niên hoạt động lâu đời nhất tại Hồng Công, đồng thời cũng là “ông tổ” của tổ chức Hòa Tự Đầu.
Băng đảng xã hội đen này trên thực tế là do 12 băng nhóm nhỏ hợp thành. Trong đó những người đứng đầu các nhóm nhỏ này được gọi là “Thập mafia nhị Hoàng thúc,” hoặc “Thập nhị hữu.” Thu nhập chủ yếu của Hòa Hợp Đào là đến từ các hoạt động đường thủy, trong đó có bảo kê các chợ cá ở Hồng Công, cùng một số bến phà. Hiện nay, số hội viên Hòa Hợp Đào vào khoảng 50.000 người. Các hội viên của Hòa Hợp Đào làm đủ mọi nghề từ đâm thuê chém mướn. Bảo kê nhà hàng, kinh doanh thị trường băng đĩa lậu cho tới hóa chất độc hại, miễn là thu được những món lợi kếch xù.(Du lịch Hồng Kông 4 ngày 3 đêm)
Băng nhóm cuối cùng của hội Tam Hoàng chính là Hòa Thắng Hòa. Hòa Thắng Hòa có nguồn gốc từ nhóm xã hội đen Hòa Group, gồm 9 băng nhóm khác nhau, trong đó có Hòa Hợp Đào, Hòa An Lạc, và Hò Thắng Nghĩa, với tổng số thành viên lên tới 20.000 người. Địa bàn họat động chính của Hòa Thắng Hòa chính là ở khu vực Hong Kong. Băng nhóm này khét tiếng trong giới xã hội đen . Hồng Công nhờ những phi vụ như tống tiền, buôn lậu ma túy, đánh bạc và chăn dắt gái mại dâm. Ngày nay, băng nhóm này vẫn tiếp tục sử dụng nghi thức của . Hồng Môn Hội trong việc tuyển các hội viên mới.

Hội Tam Hoàng và những biến thể ma quái

16:00 | 26/07/2015
|
Là một hội kín bắt nguồn ở tỉnh Phúc Kiến thời Khang Hy, Trung Quốc, khi ấy Thiên Địa hội - hay còn gọi là Hồng Hoa hội (Hồng môn) hoặc Tam Điểm hội - được một nhóm nhà sư ở chùa Thiếu Lâm lập ra với mục đích "phản Thanh phục Minh" (đánh đuổi quân Mãn Thanh ra khỏi bờ cõi, khôi phục giang sơn của nhà Minh).
Bắt 19 thành viên “Hội Tam Hoàng” ở Hồng Kông
Cảnh sát ở Hồng Công vừa bắt giữ 19 người, trong đó có cả những người nghi là thành viên Hội Tam Hoàng bị buộc tội tấn công những người biểu tình ủng hộ dân chủ.
Bốn câu thơ nghe như trong truyện kiếm hiệp: "Tam điểm ám tàng cách mệnh tông. Nhập ngã Hồng môn mạc thống phong. Dưỡng thành nhuệ thế tùng cừu nhật. Thệ diệt Thanh triều nhất tảo không" lại chính là một đoạn bài "Tam Điểm cách mệnh thi", một bài thơ phản ánh đường lối hoạt động của tổ chức này…
KỲ I: THIÊN ĐỊA HỘI VÀ HỘI VẠN XE
Lịch sử Thiên Địa hội
Theo thời gian, cùng với những thiên tai, biến động chính trị ở Trung Hoa đại lục, các thành viên của Thiên Địa hội như những người tha hương khác, di cư đến nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Do yếu tố địa lý, văn hóa, cộng với việc người Pháp cho tự do buôn bán, hút thuốc phiện nên Thiên Địa hội - sau này đổi tên thành Hội Tam Hoàng - nhanh chóng nhìn ra món lợi béo bở. Từ đó, một nhánh của Thiên Địa hội bắt đầu hình thành và cắm rễ - chủ yếu tại miền Nam Việt Nam.
Lễ cắt máu ăn thề của hội viên Tam Hoàng.
Khởi đầu, lúc mới thành lập ở Trung Quốc, về mặt tổ chức thì người đứng đầu Thiên Địa hội được gọi là Tổng đàn chủ. Dưới trướng Tổng đàn chủ có hai bộ phận là Tiền ngũ phòng và Hậu ngũ phòng, mỗi "phòng" chịu trách nhiệm một tỉnh, chẳng hạn như Nhất phòng ở Phúc Kiến, Nhị phòng ở Quảng Đông, Tam phòng ở Vân Nam, Tứ phòng ở Hồ Nam, Ngũ phòng ở Triết Giang. Ngoài ra còn 5 phân đàn nhỏ ở Cam Túc, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Giang Tây.
Theo sự phân công của Tổng đàn chủ, Tiền ngũ phòng lo việc ngoại giao, kinh tài, trong đó "Hoạt vụ Phòng" chịu trách nhiệm ám sát các quan chức Mãn Thanh, phục kích những đoàn xe chở quân lương, vũ khí, còn Hậu ngũ phòng lo việc thông tin liên lạc, tuyển mộ người cùng các công tác hậu cần, phổ biến chủ trương, chính sách của Thiên Địa hội đến các "đàn". Nói là mỗi đàn phụ trách một tỉnh nhưng thật ra, đại đa số người thuộc Thiên Địa hội đều tập trung ở những thành phố lớn như Nam Kinh, Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu…
Đứng đầu mỗi đàn là Sơn chủ (hay còn gọi là Hoàng Long - Rồng vàng) và Phó sơn chủ. Dưới trướng Sơn chủ là Hương chủ lo về tổ chức, kết nạp hội viên. Dưới nữa có Hồng côn (gậy đỏ) thuộc ban võ, phụ trách lực lượng vũ trang; Bạch chỉ phiến (quạt chỉ trắng) thuộc ban văn, phụ trách việc tham mưu, lập kế hoạch; Thảo hài (giày cỏ) làm nhiệm vụ thông tin liên lạc, trinh sát.
Thiên Địa hội thờ trời làm cha, thờ đất làm mẹ, lấy "phản Thanh phục Minh" làm tôn chỉ, lấy tinh thần "Đào viên kết nghĩa" làm nền tảng. Trên bàn thờ có bài vị của 5 người, gọi là "Hồng môn ngũ tổ", gồm Thái Đức Trung, Phương Đại Hồng, Mã Siêu Hưng, Hồ Đức Đế và Lý Thức Khai. Mật hiệu để những hội viên Thiên Địa hội nhận ra nhau là khi đưa tẩu thuốc mời nhau chẳng hạn, người đưa cầm bằng ngón cái và ngón trỏ, đưa cả hai tay, hai ngón cái hướng lên, nếu người nhận cũng nhận bằng hai tay, ép ngón cái của mình vào ngón cái của người đưa tẩu thuốc thì đúng là người trong hội.
Còn nếu mời uống trà thì người mời dùng ngón cái và ngón trỏ cầm ngang miệng chén, ngón giữa chạm vào đáy chén, nếu người kia cũng nâng chén như vậy thì đó chính là đồng hội, hoặc khi mời ăn, người mời đặt đôi đũa nằm ngang trên mấy đầu ngón tay xoè ra để mời, nếu khách chưa nhận đũa ngay mà đẩy bát ra xa thì ắt là hội viên chính hiệu.
Khi Cách mạng Tân Hợi (10/10/1911) nổ ra rồi ngày 12/2/1912, hoàng đế Mãn Thanh thoái vị thì sứ mệnh chính trị của Thiên Địa hội xem như đã hoàn tất. Tuy nhiên, các bang hội sinh ra từ Thiên Địa hội hoặc chịu ảnh hưởng của nó vẫn tồn tại với hệ thống tổ chức rất quy mô, chặt chẽ, chỉ có điều là mục tiêu lúc này không còn là "phản Thanh phục Minh" nữa, mà đơn thuần là những băng nhóm xã hội đen, coi việc kiếm tiền bằng cách buôn ma túy, tổ chức sòng bạc, tiệm hút thuốc phiện, bảo kê, giết mướn là ưu tiên hàng đầu.
Một trong những băng nhóm nổi tiếng nhất, thoát thai từ Thiên Địa hội là băng 14K. Khởi đầu, nó mang tên "Hội Hồng Môn trung nghĩa", sáng lập bởi một viên tướng thuộc Quốc dân đảng Trung Quốc là Cát Triệu Hoàng. Năm 1949, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc giải phóng đại lục, Hồng Môn trung nghĩa chạy sang Hồng Kông rồi đổi tên là 14K.
Một số tài liệu cho rằng khi chạy sang Hồng Kông rồi tập hợp lại, Hội Hồng Môn trung nghĩa chỉ gồm 14 người và đều là người của Quốc dân đảng nên nó được đặt tên là 14K. Tuy nhiên, cũng có một số tài liệu khác khẳng định 14 là số nhà, nơi đặt tổng hành dinh cũ của Hồng Môn trung nghĩa ở  đường Bảo Hoa, TP Quảng Châu, còn chữ "K" là Kuomintang - nghĩa là Quốc dân đảng.
Cùng với 14K, các băng nhóm khác như Thanh hội, Hòa Thắng Hòa, Hòa Hợp Đào cũng lần lượt ra đời rồi trở thành 4 nhóm xã hội đen lớn nhất ở Hồng Kông (gọi là tứ đại hắc bang), trong đó 14K được xem là mạnh nhất. Đầu những năm 50 của thế kỷ 20, 14K bành trướng sang Macao, Đài Loan và các khu vực khác trên thế giới như Tây Âu, Bắc Mỹ, Australia và Đông Nam Á…  Nó có liên hệ mật thiết với nhóm Yamaguchi-gumi ở Nhật Bản, với Trúc Liên bang, Tứ Hải bang ở Đài Loan, nhóm Hoa Thanh ở Mỹ và Hội Tứ ở Đông Nam Á…
Năm 1952,  xảy ra cuộc chiến giành lãnh địa giữa Thanh hội và Hòa Thắng Hòa, Hòa Hợp Đào. Khi ấy, 14K áp dụng chiến lược "ngọa sơn quan hổ đấu" - ngồi trên núi xem cọp đánh nhau. Kết quả Thanh hội bị xóa sổ còn Hòa Thắng Hòa, Hòa Hợp Đào cũng bươu đầu sứt trán nên thế lực của 14K cũng vì vậy mà mạnh hơn, nhất là sau lưng nó có một số nhân vật trong Quốc dân đảng đỡ đầu.
Một thành viên của tổ chức 14k
Theo tài liệu thuộc địa lưu trữ của chính quyền Anh quốc, cuối những năm 80 của thế kỷ 19, số lượng thành viên Hội Tam Hoàng ở Hồng Kông lên đến gần 20.000 người, có mặt trong khắp các lĩnh vực, từ một nhân viên thuộc một cơ quan hành chính nào đó hay một viên chức tòa án, thậm chí còn là cảnh sát. Cũng vào thời điểm này, Trung Quốc đại lục rơi vào cảnh thiên tai, loạn lạc nên nhiều người bỏ sang Hồng Kông, làm nghề khuân vác, bốc xếp, thồ hàng hoặc kéo xe ở các bến tàu, trên đường phố để mong tìm được cuộc sống tốt đẹp hơn.
Ở nơi đất khách quê người, họ cũng cần một tổ chức đứng ra bảo vệ cho quyền lợi cho mình nên vì vậy, họ tình nguyện gia nhập Hội Tam Hoàng. Trong cuốn sách "Giai thoại Hồng Kông", tác giả Lu Yan viết: "Thời kỳ đầu, Hội Tam Hoàng là tổ chức đầu tiên đoàn kết mọi người lại với nhau và mục đích là giới thiệu việc làm cho người nhập cư. Khi trở thành hội viên của Hội, họ sẽ được hội bố trí địa bàn làm việc. Đổi lại, mỗi tháng họ tự nguyện trích một phần từ đồng lương ít ỏi của mình, nộp cho Hội, gọi là "hội phí".
Đứng trước làn sóng nhập cư ồ ạt, chính quyền Hồng Kông không thể kịp thời cung cấp điện, nước và các dịch vụ công cộng khác. Lợi dụng cơ hội này, Hội Tam Hoàng đã cho xây các trạm cấp điện, cấp nước, mạng lưới xe khách, nhà hộ sinh tư để thu lợi. Chẳng những không phản đối, người nhập cư còn mong được đóng tiền để sử dụng các dịch vụ của Hội Tam Hoàng. Đối với họ, nộp phí cho Hội Tam Hoàng đồng nghĩa với việc họ được công nhận là "người của Hội", và được Hội bảo vệ.
Để chứng tỏ mình là Tam Hoàng, Sun Yee On không ngần ngại kéo áo lên khoe hình xăm trong một quán ăn.
Dần dà, từ việc thu tiền tự nguyện của dân nhập cư, Hội Tam Hoàng chuyển sang hình thức dùng bạo lực để bắt ép người dân - nhất là những người ăn nên làm ra - hằng tháng phải nộp một khoản tiền, gọi là tiền bảo kê. Với số tiền này, Tam Hoàng đầu tư vào các nhà chứa gái, sòng bạc, các tiệm hút thuốc phiện…
Và mặc dù chính quyền Hồng Kông nhận ra sự lũng đoạn của Hội Tam Hoàng nhưng cảnh sát lại không thể quét sạch tổ chức này vì thế lực của Tam Hoàng đã bám rễ vào sâu trong nhiều tầng lớp xã hội. Nó gắn liền với kế sinh nhai của quá nhiều người nên việc họ chủ động khai báo với cảnh sát về những "hoạt động đen" của Hội là việc không tưởng!
Năm 1955, K. Hawins, một viên chức thuộc Phòng Nội vụ người Hoa ở Hồng Kông đã viết trong một báo cáo nội bộ: "Có thể nói, Hội Tam Hoàng đã gây tổn hại lớn cho xã hội Hong Kong. Hành vi tống tiền diễn ra công khai ở khắp mọi nơi và ngày càng nhiều người trở thành mục tiêu của băng nhóm này. Rất nhiều người di cư đến Hồng Kông phải sống trong những điều kiện dưới mức cơ bản nhưng rất khó động viên họ tham gia chiến dịch bài trừ  Hội Tam Hoàng vì họ sợ trả thù.  Trong khi đó, một số cảnh sát biến chất còn bắt tay với Hội Tam Hoàng, thông tin cho Hội những kế hoạch triệt hạ xã hội đen của chính quyền để hằng tháng nhận tiền "hụi chết".
Ngày 10/10/1956, tại Cửu Long (Kowloon) và một số khu vực khác ở Hồng Kông xảy ra bạo loạn, có sự tham gia tích cực của Hội Tam Hoàng. Vì vậy, ngay sau khi dập tắt cuộc bạo loạn, chính quyền Hồng Kông đã đề ra những chính sách đặc biệt và thành lập một ủy ban điều tra nhằm trấn áp Hội Tam Hoàng. Trong vòng 10 năm từ 1956 đến 1966, hơn 10.000 thành viên Tam Hoàng bị bắt, buộc tội, truy tố. Thế nhưng, tự mãn với những thành tích đã đạt được, chính quyền Hồng Kông thẳng tay cắt giảm chi phí cho công tác trấn áp nên Hội Tam Hoàng vẫn sống sót.
Tuy nhiên, đó là những chuyện xảy ra ở xứ người. Còn bây giờ, chúng ta hãy quay lại với Thiên Địa hội ở Việt Nam.
Thiên Địa hội ở Việt Nam
Như chúng tôi đã nói ở phần trên, trong số những di dân Trung Quốc bỏ xứ ra đi tìm miền đất mới thì nhiều người là thành viên của Thiên Địa hội. Theo tài liệu của Sở mật thám Đông Dương, dưới thời Pháp thuộc, những năm từ 1914 đến 1918 - là giai đoạn diễn ra Chiến tranh thế giới lần thứ nhất - ở miền Nam Việt Nam (người Pháp gọi là Nam Kỳ) có khoảng 70 đến 80 "hội kín". Mục đích chủ yếu của những hội này là chống Pháp, chống đám quan lại tàn bạo, tham ô, chống sưu cao thuế nặng, cường hào ác bá…
Hầu hết những "hội kín" đều sử dụng tôn giáo và phép thuật để chiêu mộ hội viên. Một báo cáo của Văn phòng mật thám Nam Kỳ viết: "Họ - tức các hội kín -  tổ chức cắt ngón tay lấy máu pha rượu, uống để thề trung thành. Có hội phát cho mỗi hội viên một lá bùa với lời tuyên truyền "gươm đâm không thủng, đạn bắn không xuyên".
Có hội cầm đầu bởi một thầy pháp (thầy cúng)… Họ có những dấu hiệu riêng để nhận ra nhau. Trong liên lạc, họ dùng tiếng lóng và những đám giỗ, đám cưới, đám ma là bức bình phong che giấu những cuộc họp. Những địa phương có nhiều hội kín nhất ở Nam Kỳ là Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Bến Tre, Bạc Liêu, Châu Đốc, Long Xuyên...".
Không thể đứng ngoài những "hội kín" ấy, Thiên Địa hội vào cuộc. Đầu tiên, họ nhắm đến những người đánh xe ngựa (xe thổ mộ) - là phương tiện giao thông chủ yếu ở Nam Kỳ thời bấy giờ. Để thống lĩnh ngành vận tải thô sơ này, những người cầm đầu Thiên Địa hội tại Sài Gòn lập ra "Hội Vạn Xe", căn cứ đặt ngay bến Bình Đông (nay thuộc quận 8), là nơi ghe thuyền từ các tỉnh miền Tây chở nông sản thực phẩm, hoa quả lên cung cấp cho các chợ đầu mối ở Sài Gòn…
Theo An ninh thế giới

Chủ tịch Cardiff City là đại ca Hội Tam hoàng

(Thethao247.vn) - Chủ tịch Vincent Tan của Cardiff City được đồn thổi là có "số má" trong Hội Tam hoàng và việc ông đầu tư vào CLB xứ Wales là để rửa tiền.


Đồng bóng và mê tín


 Báo chí Anh bầu chọn Tan là ông chủ bóng đá xấu xí nhất thế giới.


Tỉ phú người Malaysia gốc Hoa Vincen Tan sinh năm 1952 ở Malaysia. Theo nhiều nguồn tin từ báo chí Malaysia, cụ cố của Tan vốn là một nhân vật cộm cán của Hội thiên địa (phản Thanh phục Minh) lưu vong sang Malaysia vào năm 1882. Với tư tưởng đồng bóng đậm chất Á Đông, tỉ phú người Malaysia gốc Hoa đã thay đổi kết cấu đội bóng và đổi màu màu áo cho phù hợp với phong thủy, rồi tuyển mộ cầu thủ theo tướng số...

Trang phục truyền thống của Cardiff City từ năm 1908 là màu xanh và biệt danh của đội bóng xứ Wales là “Bluebirds” (Chim xanh). Nhưng khi Vincent Tan trở thành ông chủ đội bóng, vị tỷ phú người Hoa này đã đổi trang phục chuyền thống của Cardiff sang màu đỏ. Thậm chí Logo màu xanh của đội bóng cũng bị chuyển thành màu đỏ, bất chấp sự phản đối của người hâm mộ Cardiff. Nguyên nhân rất đơn giản, người Trung Quốc chuộng màu đỏ và Tan cũng vậy. Theo quan điểm của Tan, màu đỏ mang lại sự may mắn, thịnh vượng và có thể giúp Cardiff phát triển thương hiệu ở Trung Quốc và châu Á.

Không được lòng CĐV đội nhà

Khác với phong cách sang trọng và quyền uy của những ông chủ tỷ phú ở Chelsea, Liverpool hay Man City, Vicentan thường xuất hiện trên khán đài ở Cardiff với phong cách ăn mặc khá "dị". Tan mặc áo đấu màu đỏ của Cardiff, bên trong là áo sơ mi hoặc khoác thêm bộ vest. Với hình ảnh này, báo chí Anh bầu chọn Tan là ông chủ bóng đá xấu xí nhất thế giới. Các CĐV Cardiff City cũng không ưa ông chủ người Mã gốc Hoa. Trong các trận đấu gần đây của Cardiff, CĐV thường giương cao biểu ngữ phản đối với dòng chữ: “Tan Out” (Tan cút ngay).

Dính líu đến Hội tam Hoàng

Vào năm 2009, doanh nhân người Malaysia gốc Hoa - Chan Tien Ghee - nhân vật được cho là “đàn em” của Vicent Tan, đã đầu tư vào Cardiff và trở thành Chủ tịch của đội bóng này vào tháng 5/2010. Không lâu sau, Chan khuyên Tan mua phần lớn cổ phần của Cardiff và nhanh chóng trở thành chủ sở hữu đội bóng này. Đầu năm 2013, Chan từ chức Chủ tịch đội bóng. Chan có hành tung rất bí ẩn. Thời còn làm Chủ tịch Cardiff City, Chan từng bị báo chí Scotland phát hiện gặp gỡ Tat Ming Cheng, tức Hak Jai, đầu lĩnh băng Wo Shing Wo ở Glasgow (Scotland).

Wo Shing Wo là 1 trong 3 băng lớn của Hội Tam Hoàng xuất hiện trên lãnh thổ Vương quốc Anh vào khoảng đầu những năm 1950. Tại xứ Sương mù, băng Wo Shing Wo tập trung phần lớn tại thành phố Manchester, số còn lại nằm rải rác ở các khu vực khác như Birmingham, Glasgow, London, Bristol, Newcastle, Stoke-on-trent và Cardiff. Điều đó có nghĩa, Chan có quan hệ mật thiết với Wo Shing Wo?

Nhưng một số tờ báo của xứ Wales lại cho rằng, Tan và Chan là người của... K14, một băng thuộc hội Tam Hoàng khét tiếng khác. Đêm ngày 18/09/2010, Craig Bellamy cùng một số thành phân bất hảo người xứ Wales có đụng độ với bọn K14. Cuộc đụng độ này khiến vài tên K14 thiệt mạng khiến Chan phải đứng ra dàn xếp để bảo toàn mạng sống cho cựu ngôi sao Cardiff City...

Rõ ràng, Chan phải có một vị thế nào đó với Hội Tam hoàng thì tiếng nói mới trọng lượng như thế. Mà Chan lại là đàn em ruột của Tan. Nghĩa là không ai có thể loại trừ khả năng Tan cũng có dính líu tới băng nhóm tội phạm lâu đời và hoạt động rộng khắp thế giới của Trung Quốc.
Thethao247.vn - Người Đưa Tin

Hội Tam Hoàng: Một thời vùng vẫy trên đất Việt

Thứ Tư, ngày 27/07/2016 11:04 AM (GMT+7)

Hội Tam Hoàng từng phát triển khá mạnh ở thành thị và thôn quê 6 tỉnh Nam kỳ, nơi đón nhận khá nhiều Hoa kiều từ tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến sang Việt Nam mua lúa gạo cách nay hơn một thế kỷ, và tồn tại đến năm 1975.

Hội Tam Hoàng: Một thời vùng vẫy trên đất Việt - 1
Khu vực Chợ Lớn (Sài Gòn) trước đây là nơi nhiều băng nhóm tội phạm, trong đó có Hội Tam Hoàng hoạt động
Hội Tam Hoàng xưa kia theo chân những người Hoa phản Thanh phục Minh du nhập vào Việt Nam. Khi triều đại phong kiến Mãn Thanh sụp đổ, mục tiêu của Hội Tam Hoàng, hay Thiên Địa hội ở ở Trung Quốc thay đổi từ chính trị sang hoạt động xã hội đen. Còn ở Việt Nam, các bang hội này đã biến chất từ lâu.
Theo một số tài liệu, cuối thế kỷ 19 qua đầu thế kỷ 20, Thiên Địa hội phát triển khá mạnh ở thành thị và thôn quê 6 tỉnh Nam kỳ, nơi đón nhận khá nhiều Hoa kiều từ tỉnh Quảng Đông, Phước Kiến sang mua lúa gạo, được thực dân Pháp gián tiếp nâng đỡ và khuyến khích: người Hoa kiều đem tiền về xứ, thăm quê quán dễ dàng, các bang mang tính chất tự trị, trong phạm vi nhỏ. Một số Hoa kiều đã tổ chức Thiên Địa hội để giữ độc quyền thương mại trong địa bàn nhất định, để lợi dụng thực dân Pháp.
Nam Kỳ trong những năm 1920 và 1930 mang đặc trưng của một thế giới  tội phạm ngầm có căn cứ ở vùng đầm lầy phía đông nam Chợ Lớn. Khu vực này thường xuyên xảy ra những vụ đạo tặc cướp  tài sản và ám sát.
Nơi trú ẩn của những đối tượng này là vùng Rừng Sát mà từ đó chúng triển khai các phi vụ. Các băng nhóm và gia đình tội phạm thống trị tuyệt đối khu vực này, và kết nối với nhau thông qua quan hệ hôn nhân, lập hội và thực hiện các hoạt động chống Pháp cùng hội Tam Hoàng Trung Quốc và các hội kín khác ở Việt Nam.
Hội Tam Hoàng: Một thời vùng vẫy trên đất Việt - 2
Một thời, nhiều doanh nghiệp và gia đình giàu có ở Sài Gòn chịu sự kiểm soát của nhiều băng nhóm khác nhau, đặc biệt là hội Tam Hoàng.
Hội Tam Hoàng hoạt động mạnh ở những thành phố có đông cộng đồng người Hoa. Khi Việt Nam là thuộc địa của Pháp, nhiều doanh nghiệp và gia đình giàu có ở Sài Gòn (đặc biệt ở khu người Hoa), chịu sự giám hộ và kiểm soát của nhiều băng nhóm khác nhau. Những người không trả tiền bảo kê sẽ bị hội Tam Hoàng trả thù bằng nhiều hình thức, từ tấn công, bắt cóc đòi tiền chuộc, phá hoại tài sản, cướp hay giết hại.
Trong những năm 1950-1960, Chợ Lớn xuất hiện nhiều ông "vua không ngai" người Hoa, như "vua hàng phế liệu chiến tranh", "vua lúa gạo", "vua sắt thép", "vua xuất nhập khẩu"..., đều có quan hệ chặt chẽ với Tam Hoàng. Trong số đó có "vua bột ngọt" Trần T. là một thủ lĩnh cao cấp của Tam Hoàng.
Những ông vua này thao túng giá cả, chèn ép dân thường một thời gian dài, khiến "tướng râu kẽm" Nguyễn Cao Kỳ quyết định xử bắn Tạ Vinh, một trong những "vua không ngai" ngành lúa gạo ở Chợ Lớn. Các thành viên hội Tam Hoàng khi đó ráo riết tìm mọi cách để cứu hoặc giảm án cho Tạ Vinh, nhưng không có kết quả.
Hội Tam Hoàng: Một thời vùng vẫy trên đất Việt - 3
AP đưa tin vụ xử bắn Tạ Vinh năm 1966
Ngô Đình Diệm sau khi được đưa lên nắm quyền ở miền Nam đã ra lệnh cho quân đội xóa sổ, tước vũ khí các nhóm tội phạm có tổ chức ở vùng Sài Gòn – Gia Định – Biên Hòa – Vũng Tàu, và các thành phố như Mỹ Tho và Cần Thơ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ngô Đình Diệm cũng cho truy quyét các nhà thổ, tiệm mát-xa, sòng bạc và ổ đánh bạc, ổ thuốc phiện và câu lạc bộ đêm vì đây đều là những cơ sở của các nhóm thuộc hội Tam Hoàng.
Thấy rằng thương nghiệp tại miền Nam sau thời Pháp thuộc phần lớn nằm trong quyền kiểm soát của Hoa kiều, giới chức tìm cách hỗ trợ doanh nhân địa phương bằng cách hạn chế quyền lợi của người Hoa. Đạo luật 53 ở miền Nam được ban hành năm 1956 để cấm ngoại kiều (nhắm vào Hoa kiều) tham gia 11 nghề liên quan đến thóc gạo, điền địa, buôn bán thịt cá, than đá, dầu lửa, thu mua sắt vụn… Những người Hoa cũng sẽ bị trục xuất nếu họ không chịu nhập quốc tịch Việt. Tính đến năm 1961 thì trong số 1.000.000 Hoa kiều ở miền Nam chỉ còn 2.000 giữ Hoa tịch.
Ở miền Bắc, từ sau khi giành độc lập (năm 1945), hoạt động truy quét tội phạm còn quyết liệt hơn. Nhiều nhóm tội phạm có tổ chức, trong đó có Tam Hoàng, bị bắt giam, những cơ sở kinh doanh và tài sản của các nhóm này cũng bị tịch thu và sung công.
Sau năm 1975, nhiều người Hoa, trong đó có các thành viên hội Tam Hoàng trở về Trung Quốc đại lục hoặc Hong Kong, Đài Loan rồi đến các quốc gia khác. Tam Hoàng ở Việt Nam dần tan, theo thời gian chỉ còn là một mảnh ký ức.
Theo Ngọc Minh (tổng hợp) (Dân Việt)

Hội Tam Hoàng: Thủ đoạn cưỡng ép diễn viên nổi tiếng

Chủ Nhật, ngày 24/07/2016 11:00 AM (GMT+7)

Gí súng vào đầu diễn viên bắt đóng phim rẻ tiền, ăn chặn tiền cát-xê, đầu tư cho những bộ phim lãng mạn hóa hoạt động tội phạm… là một số cách mà các băng nhóm thuộc hội Tam Hoàng thao túng điện ảnh Hong Kong trong những năm 1980-1990.

Hội Tam Hoàng: Thủ đoạn cưỡng ép diễn viên nổi tiếng - 1
Lưu Gia Linh, ngôi sao của điện ảnh Hong Kong, từng là nạn nhân của hội Tam Hoàng
Cảnh sát Hong Kong ngày 21.7 bắt giữ Quách Vĩnh Hồng, ông trùm của băng nhóm xã hội đen Hòa Thắng Hòa, một nhánh khét tiếng có lịch sử tồn tại hơn 85 năm của hội Tam Hoàng. Vụ việc gợi lại một thời làm mưa làm gió của tổ chức xã hội đen cực lớn này ở Trung Quốc và nhiều nơi trên thế giới.
Một trong những băng nhóm chính của hội Tam Hoàng ở Hong Kong là Tân Nghĩa An, với số thành viên từ 50.000-60.000. Không chỉ đầu tư rất nhiều vào mạng lưới buôn ma túy quốc tế mà các băng nhóm thuộc hội Tam Hoàng như Tân Nghĩa An còn chi đầu tư lớn cho ngành công nghiệp phim của Hong Kong.
Nên không phải tình cờ mà một trong những dòng phim chính của các xưởng phim Hong Kong trong các thập kỷ 80 và 90 là lãng mạn hóa hành vi tội phạm.
Năm 2002, diễn viên nổi tiếng Hong Kong Lưu Gia Linh trở thành trung tâm của một vụ bê bối gây chấn động Hong Kong suốt mấy tháng. Tạp chí Eastweek khi đó đăng bức ảnh một nữ diễn viên Hong Kong trong tình trạng ngực trần và suy nhược.
Dù khuôn mặt trong bức ảnh bị che, nhưng mọi người vẫn nhận ra đó là bức ảnh chụp Lưu Gia Linh vài năm trước, khi cô bị một số đối tượng của nhóm Hắc Bang thuộc hội Tam Hoàng bắt cóc, chụp ảnh và quay phim cảnh cô bị cưỡng hiếp để ghi ra đĩa VCD bán đầy trên đường phố Hong Kong thời đó.
Hành động này không phải để tống tiền mà để làm nhục người nổi tiếng. Lưu Gia Linh được thả sau đó. Có thông tin trước đây cô nhờ một ông trùm của hội Tam Hoàng mà có được vai diễn quan trọng năm 1987, và vụ bắt cóc, cưỡng hiếp là cách mà Tam Hoàng “đòi nợ” sau khi ép cô “trả ơn” bằng cách đóng phim cấp 3 và bị cô từ chối.
Ngoài ra, vào thời điểm bị bắt cóc, Lưu Gia Linh cũng có tranh chấp tài chính với Albert Yeung, chủ tạp chí Eastweek. Với sự giúp đỡ của thành phố và các ngôi sao điện ảnh nổi tiếng khác, trong đó có Thành Long (Jackie Chan), tạp chí này bị đóng cửa không lâu sau đó.
Nữ diễn viên được coi là ảnh hậu Hong Kong không phải trường hợp hiếm trong điện ảnh thành phố trở thành nạn nhân của xã hội đen. Lưu Đức Hoa từng bị chĩa súng vào đầu để ép phải tham gia một dự án phim, và Diệp Tử My cũng bị ép phải khỏa thân trong một bộ phim, nếu không muốn bị làm nhục. Lam Khiết Anh, diễn viên từng được coi là ngọc nữ của điện ảnh Hong Kong, gần đây mới tiết lộ cô từng bị “ông lớn” cưỡng hiếp.
Hội Tam Hoàng: Thủ đoạn cưỡng ép diễn viên nổi tiếng - 2
Lưu Đức Hoa cũng từng bị xã hội đen Hong Kong bắt đóng phim giá rẻ
Nhiều người tin rằng “ông lớn” mà diễn viên này không nói rõ chính là những ông trùm trong hội Tam Hoàng. Nhan sắc nhất nhì truyền hình TVB một thời gần đây xuất hiện trong bộ dạng già nua và tiều tụy, sau một thời gian bị trầm cảm, sự nghiệp xuống dốc.
Người hùng Thành Long
Được coi là “anh cả” của điện ảnh Hong Kong, Thành Long tự hào với những công sức anh bỏ ra để chống lại các thế lực của hội Tam Hoàng nhằm bảo vệ các nghệ sĩ trong ngành công nghiệp giải trí. Thành Long lập ra Hội nghệ sĩ biểu diễn Hong Kong để giúp các nghệ sĩ không bị đối xử bất công.
Hội Tam Hoàng: Thủ đoạn cưỡng ép diễn viên nổi tiếng - 3
Thành Long là diễn viên đầu tiên dám lên tiếng chống lại hội Tam Hoàng, từng bị chúng truy đuổi
Trong những năm 80 và 90, hội Tam Hoàng thường dùng cách đe dọa các diễn viên để bớt tiền cát-xê của họ. Ví dụ, một diễn viên có thể được hứa trả 100.000 HKD cho một vai diễn, nhưng cuối cùng chỉ nhận được 2.000 HKD.
Là người đầu tiên dám lên tiếng chống lại thế lực của hội Tam Hoàng, Thành Long một lần bị chúng truy đuổi đến mức phải sang Mỹ ẩn náu.
“Lúc tôi lên máy bay, những viên đạn bay rào rào về phía tôi. Tôi phải mang theo súng mỗi ngày. Trở lại Hong Kong, khi tôi vào nhà hàng ăn tối, tôi bị hai chục tên thuộc hội Tam Hoàng cầm dao vây quanh. Tôi lấy súng ra và tuyên bố còn 2 khẩu khác trong áo khoác”, Thành Long kể với trang tin Hong Kong Jayne Stars năm 2012. Từ đó trở đi, Thành Long lúc nào cũng mang theo súng, và đôi khi mang theo cả lựu đạn để tự vệ.
Không chỉ lộng hành ở Hong Kong, các chi nhánh của hội Tam Hoàng cũng làm mưa làm gió ở khắp nơi trên thế giới. Mạng lưới tội phạm này bị giới Mỹ cáo buộc đã giúp đưa vào lưu thông những tờ siêu đô la.
Theo Ngọc Minh (tổng hợp) (Dân Việt)

Hội Tam Hoàng ngày nay: Hàng chục nghìn người "vô hình"

Thứ Ba, ngày 26/07/2016 11:00 AM (GMT+7)

Hội Tam Hoàng “lừng lẫy” một thời, nay có những lúc trở nên vô hình đến mức nhiều người lãng quên, mặc dù mạng lưới của chúng vẫn có hàng chục nghìn thành viên và vẫn đang hoạt động mạnh.

Hội Tam Hoàng ngày nay: Hàng chục nghìn người "vô hình" - 1
Một trong 4 ông trùm của hội Hòa Thắng Hòa bị bắt năm 2015. Người này được gọi là Fei Kin (Kin Béo).
Cảnh sát Hong Kong ngày 21.7 bắt giữ Quách Vĩnh Hồng, ông trùm của băng nhóm xã hội đen Hòa Thắng Hòa, một nhánh khét tiếng có lịch sử tồn tại hơn 85 năm của hội Tam Hoàng. Vụ việc gợi lại một thời làm mưa làm gió của tổ chức xã hội đen cực lớn này ở Trung Quốc và nhiều nơi trên thế giới.
Chiều 21.7.2016, ông trùm Quách Vĩnh Hồng của băng đảng Hòa Thắng Hòa khét tiếng đã bị bắt khi vừa xuống sân bay. Ông trùm này được cho là có liên hệ với ông Lương Chấn Anh, hiện nay là trưởng đặc khu hành chính Hong Kong. Ông Lương Chấn Anh liên tục phủ nhận cáo buộc dính líu tới xã hội đen.
Hòa Thắng Hòa là băng đảng của hội Tam Hoàng có lịch sử lâu đời nhất ở Hong Kong, chuyên các hoạt động về buôn ma túy, cờ bạc và mại dâm. Băng đảng Hòa Thắng Hòa thành lập ở Sham Shui Po từ năm 1930. Hòa Thắng Hòa vẫn sử dụng các phép tắc tuyển quân dưới thời Hồng Môn để thu nạp thành viên mới. Hồng Môn được xem là ông tổ của các đảng phái của hội Tam Hoàng.
Hòa Thắng Hòa phát triển rầm rộ sau khi được thành lập và vươn vòi bạch tuộc tới các khu phố người Hoa ở hải ngoại. Tới năm 1932, hội này đã có 15 chi nhánh trên toàn cầu. Suốt thế chiến II, Hòa Thắng Hòa đã giết hại rất nhiều người dân Trung Quốc.
Hội Tam Hoàng ngày nay: Hàng chục nghìn người "vô hình" - 2
Băng đảng Hop Sing
Sau khi Trung Quốc trải qua nhiều biến cố chính trị lớn, dân Trung Quốc ồ ạt tràn sang Hong Kong và thành viên của Hòa Thắng Hòa tăng đột biến từ 15.000 lên 70.000 tên trong năm 1950. Năm 1989, Hòa Thắng Hòa trở thành tâm điểm của sự chú ý khi tấn công bờ biển Indonesia.
Khi Anh chuẩn bị trao trả Hong Kong cho đại lục năm 1997, Hòa Thắng Hòa cải tổ bộ máy thành 6 phân nhánh nhỏ và vươn tới Trung Quốc. Hiện tại, băng đảng này là nhóm cung cấp ma túy lớn nhất Hong Kong. Ngoài ra, Hòa Thắng Hòa còn hoạt động rất mạnh ở Nhật Bản, Thái Lan và Australia. Tại châu Âu, Hòa Thắng Hòa cũng có chân rết hoạt động.
Ngoài buôn bán ma túy, mại dâm, Hòa Thắng Hòa được cho là làm chủ các khu chợ hàng cũ ở Hong Kong gồm buôn bán điện thoại di động, thiết bị điện tử, xe hơi ăn cắp và vũ khí.
Không những vậy từ năm 2006 tới 2010, nhóm này còn kiểm soát 3 tuyến minibus trong nội đô Hong Kong và thu về 40 tỉ đồng mỗi năm từ phí bảo kê của 30 tài xế.
Mặc dù vậy, trên truyền thông, Hòa Thắng Hòa cũng như nhiều băng nhóm khác của hội Tam Hoàng hầu như rất ít xuất hiện. Có vẻ hình thức hoạt động hiện nay của các hội Tam Hoàng đã thay đổi rất nhiều so với trước.
Điều này khác hẳn trong quá khứ, khi mục đích quan trọng nhất của các băng đảng xã hội đen là phô trương thanh thế, kiểm soát địa bàn để kiếm tiền. Hiện nay, chúng lui về hoạt động ngầm để tránh sự dòm ngó của cảnh sát.
Hội Tam Hoàng ngày nay: Hàng chục nghìn người "vô hình" - 3
Hội Tam Hoàng tập trung trên đường phố Hong Kong, ăn mặc áo vest chỉnh tề.
Giới nghiên cứu nhận định, sức mạnh của hội Tam Hoàng ngày nay ít rõ ràng hơn thời kỳ trước khi Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc. Không còn thấy những kẻ xuất hiện trước mặt bạn rồi tuyên bố chúng là thành viên của Hòa Thắng Hòa hay 14K và bạn phải đưa tiền cho chúng.
Hội Tam Hoàng từng trở nên vô hình đến mức nhiều người lãng quên. Số vụ giết người giảm hẳn, dù những vụ thanh toán nội bộ vẫn xảy ra.
Nhưng những mạng lưới lỏng lẻo của Tân Nghĩa An, 14K, Hòa Thắng Hòa và những băng nhóm ít tai tiếng khác thuộc hội Tam Hoàng được cho là vẫn đang có hàng chục nghìn thành viên. Chúng lặng lẽ điều khiển hoạt động bán dâm, đánh bạc, buôn bán ma túy và các hoạt động phạm pháp khác. Những vụ truy quét của cảnh sát tại Hong Kong, Macau và tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc trong năm 2014 đã bắt được 1.800 đối tượng.
Nhiều nhóm Tam Hoàng đã chuyển sang kinh doanh hợp pháp. Hội Tam Hoàng không di tản, nhưng mạng lưới của chúng đã thay hình đổi dạng”, Báo Hong Kong South China Morning Post dẫn nhận định của nhà nghiên nứu xã hội học Sharon Kwok ở Đại học Thành thị Hong Kong đưa ra vào tháng 2.2014.
Hội Tam Hoàng ngày nay: Hàng chục nghìn người "vô hình" - 4
Băng đảng 14K xăm trổ đầy người. Tuy nhiên, ngày nay, những hình ảnh như thế này ngày càng ít hơn vì các thành viên hội Tam Hoàng hoạt động kín đáo hơn, đến mức tưởng như "vô hình".
Sự biến đổi này thành công đến mức ngày nay mọi người thấy ngạc nhiên khi xảy ra hành động trắng trợn nào đó liên quan đến hội Tam Hoàng. Nhà nghiên cứu Sharon Kwok cho biết trong những năm gần đây, các băng đảng tội phạm đã phân tán khắp nơi, và các thành viên ngày càng hoạt động độc lập, một phần là để tránh cảnh sát chìm.
“Hội Tam Hoàng gọi cảnh sát chìm là “ma” vì họ gây ra những vấn đề lớn cho chúng. Hội Tam Hoàng sợ đến mức đã ngừng tổ chức lễ tuyên thệ vì điều đó có thể trở thành bằng chứng chống lại chúng. Thế hệ trẻ nay không nhắc đến lịch sử hay xăm những dấu hiệu riêng trên tay, và thậm chí một số kẻ còn tránh kết giao với những thành viên khác”, bà Kwok nói.
Tháng 1.2014, có báo cáo nói rằng Tân Nghĩa An và 14K đã liên kết với băng đảng Sinaloa khét tiếng của Mexico. Để đổi lại việc cung cấp những vũ khí nhỏ và nguyên liệu sản xuất ma túy tổng hợp, hội Tam Hoàng nhận lại coccaine để bán ở thị trường Trung Quốc và được sử dụng mạng lưới của Sinaloa để bán người châu Á sang Mỹ.
Nhưng bà Kwok nói rằng những quan hệ này là do các thành viên lẻ của hội Tam Hoàng thực hiện chứ không phải kế hoạch của thủ lĩnh tối cao nhất, tức những “đầu rồng” đưa xuống.
Theo Ngọc Minh - Quang Minh (tổng hợp) (Dân Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét