Một số phong trào đấu tranh của sinh viên Miền Nam Việt Nam (1954-1975)

hhnga
Sinh viên các trường đại học ở Huế xuống đường phản đối chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Ảnh tư liệu.
Ths. Hoàng Thị Hồng Nga
Quan điểm, chính sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) ở miền Nam Việt Nam được thể hiện trong “Hiến pháp Đệ nhị VNCH ngày 1-4-1967”. Điều 10, Chương II nêu rõ: “Nền giáo dục đại học được tự trị”.
Nền giáo dục đại học dưới chính quyền VNCH theo đuổi ba nguvên tắc là tự do, tự trị và phi chính trị. Trong một chừng mực nào đó, Viện Đại học độc lập đối với các đảng phái chính trị, tôn giáo và tự trị đối với chính quyền.
Cộng đồng đại học miền Nam Việt Nam đã từng chứng kiến nhiều phong trào đấu tranh của giới sinh viên trong giai đoạn 1954-1975, đặc biệt nổi bật với các phong trào đấu tranh chính trị vô cùng rầm rộ. Giới sinh viên miền Nam Việt Nam đóng vai trò như một lực lượng “chính trị” có vai trò “xung kích”, ngòi pháo trong các phong trào đấu tranh của đồng bào ở đô thị. Trong số các phong trào đấu tranh đó, có những phong trào sinh viên đấu tranh đòi quyền tự trị, tự do cho giáo dục đại học của chính sinh viên. Bài viết này góp phần làm sáng tỏ một số phong trào đó của sinh viên miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
  1. Phong trào sinh viên đòi tự trị đại học
Quan điểm, chính sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) ở miền Nam Việt Nam được thể hiện trong “Hiến pháp Đệ nhị VNCH ngày 1-4-1967”. Điều 10, Chương II nêu rõ: “Nền giáo dục đại học được tự trị”. Nền giáo dục đại học dưới chính quyền VNCH theo đuổi ba nguvên tắc là tự do, tự trị và phi chính trị. Trong một chừng mực nào đó, Viện Đại học độc lập đối với các đảng phái chính trị, tôn giáo và tự trị đối với chính quyền.
Vấn đề tự trị đại học được đặt ra ngay từ những ngày đầu còn phôi thai của nền đại học ở miền Nam Việt Nam, lúc bấy giờ ngưòi ta đã nhắc đến tính chất tự trị cần thiết cho sự phát triển đại học. Sở dĩ về sau rộ lên vấn đề tự trị đại học là vì nó đã nhuốm màu sắc chính trị. “Vấn đề tự trị đại học là một trong những vấn đề đang được mọi giới chú ý và bàn tán. Nhưng nó cũng là một trong những vấn đề bị hiểu lầm nhất trong dư luận, trong giới sinh viên và ngay cả đại học, cũng như trong chính quyền”[1]. Chính vai trò tự trị của một đại học không phải là điều mà nhà cầm quyền nào cũng tán thành. Chính quyền Sài Gòn chỉ muốn xây dựng Viện Đại học hoàn toàn lệ thuộc vào chính quyền hoặc đảng phái hay cá nhân người lãnh đạo. Theo văn bản, Viện Đại học tùy thuộc Bộ Giáo dục. Cụ thể như sau:
“Về học vụ, sự thành lập các khoa, trường, ngành học, văn bằng, chứng chỉ phải do Bộ Giáo dục chấp thuận, về nhân viên, việc tuyển dụng, lương bổng, thăng thưởng, sa thải phải do Bộ Giáo dục và Tổng Nha Công vụ chấp thuận, về Ngân sách: Quyền chuẩn chi được ủy nhiệm cho Viện trưởng”[2]. Như vậy, về hành chính, Viện Đại học trực thuộc Bộ Giáo dục, và có thể bị chi phối bởi Bộ Giáo dục và Tổng Nha Công vụ chứ “chưa hẳn” là tự trị.
Bởi vậy, trong cộng đồng sinh viên đại học miền Nam Việt Nam dấy lên phong trào đòi tự trị đại học. Nguyên cớ làm phát sinh phong trào này trong giới sinh viên chính là khi chính quyền Sài Gòn ra nghị định đổi cơ cấu lãnh đạo của Đại học Y khoa thành Trung tâm Y-Nha Dược trực thuộc Phủ Thủ tướng Chính phủ VNCH và không còn nằm trong hệ thống Viện Đại học Sài Gòn. Đây là hành động vi phạm nghiêm trọng tính độc lập của nền giáo dục Việt Nam. Sinh viên Y khoa phản đối chính sách này của chính quyền Sài Gòn. Trong ngày bàn giao Khoa trưởng, sinh viên Y khoa biểu tình ngồi chặn trước cửa văn phòng Khoa trưởng. Tổng Giám đốc cảnh sát Quốc gia là Nguyễn Ngọc Loan đã đích thân dẫn cảnh sát đến để đàn áp sinh viên.
Từ đó, một phong trào chống xâm phạm tự trị đại học nổ ra ở Đại học Y khoa rồi lan ra Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học và các trường khác.
Tháng 8-1967, Đại hội sinh viên Sài Gòn đòi tự trị ở bậc đại học ra mắt. Ban Chấp hành (BCH) Trung ương gồm Chủ tịch Hồ Hữu Nhựt. Tổng Thư ký là Dương Văn Đầy. Có khoảng 2.500 sinh viên và giáo sư, ký giả, nhà văn ở Sài Gòn dự. Đại hội ra Tuyên ngôn chủ trương một nền đại học tiến bộ, chống việc can thiệp của chính quyền vào khuôn viên Đại học. Nhiệm kỳ BCH của phong trào tự trị đại học ở Trung ương (Sài Gòn) và các cơ sở là 1 năm.
Phong trào có Ban cố vấn gồm khoảng 30 giáo sư, giảng viên và cả viện trưởng ở Sài Gòn. Cần Thơ và BCH các phân bộ tự trị Đại học Khoa học, Sư phạm, Y khoa, Luật khoa. Dược khoa, Trung tâm kỹ thuật Phú Thọ, Cao đẳng Nông Lâm Súc. Các phân bộ tự trị đại học đều tổ chức hội thảo, đại hội sinh viên trường và bầu ra BCH Phân bộ tự trị đại học. Phong trào xuất bản tờ báo “Tự trị đại học”, nhiều trường ra nội san, tập san về tự trị đại học.
Chính phủ VNCH bị sinh viên lên án là vi phạm nghiêm trọng quyền tự trị đại học thông qua các chính sách can thiệp trực tiếp vào môi trường học tập của sinh viên. Việc “quân đội chiếm đóng các phòng cao ốc và bao vây Trường Đại học Văn khoa bằng hàng rào thép gai. Đây là hành động làm ô nhục sinh viên Văn khoa vì sự chiếm đóng và canh gác này có thể khiến cho dư luận hiểu lầm là sinh viên làm loạn nên chính quyền mới làm như vậy”[3]. Đông đảo sinh viên cho rằng chính quyền xâm phạm nền tự trị đại học và “đòi chính phủ phải giải thích trước dư luận quốc tế và quốc nội”.
Ngày 31-12-1968, sinh viên kiên quyết phản đối chính quyền bắt giữ một số học sinh, sinh viên trong cuộc biểu tình ngày 24-12-1968. Nội dung phong trào Tự trị đại học phân bộ Luật khoa đưa ra “chính quyền chà đạp hiến pháp, coi thường chủ trương “thượng tôn pháp luật” tiếp tục xâm hại nền tự trị đại học, gây không khí bất an và sợ hãi trong dân chúng, hầu thi hành chủ trương cảnh sát trị”[4].
Năm 1970, một cuộc bãi khóa rầm rộ được phát động với những yêu cầu mà sinh viên đưa ra như sau:
–   Quyền tự trị đại học, trong đó sinh viên có trụ sở sinh viên, có pháp lý sinh viên và có luật về tự trị đại học
–   Duyệt xét các bản án của học sinh, sinh viên từ trước, trả tự do cho những học sinh, sinh viên không bị kêu án.
Đầu tháng 3-1971, sinh viên Hạ Đình Nguyên bị cảnh sát bắt ngay trong khuôn viên Trường Đại học Văn khoa. Việc sinh viên Nguyên bị bắt vô cớ đã tạo nên không khí sôi sục trong sinh viên. Chính giáo sư Khoa trưởng Văn khoa đã lên tiếng chính thức đề nghị cơ quan an ninh trả tự do cho học trò mình. Khẩu hiệu bích chương phản đối chính quyền đã được đưa ra. Cho đến ngày 5-3-1971, các phân khoa đại học đã có phản ứng rõ rệt là bãi khóa để phản đối chính quyền xâm phạm tự trị đại học và bắt bớ sinh viên một cách trái phép. Tại Viện Đại học Vạn Hạnh, ngày 24-3-1971, trong khuôn viên của Viện cũng đã xuất hiện nhiều bích chương đòi chính quvền trả tự do cho sinh viên Trần Hữu Quang-một sinh viên cao học bị bắt trong kỳ tổ chức cứu lụt tại miền Trung. Lệnh bãi khóa được ban hành và thực hiện[5]. Phong trào đòi tự trị đại học lan rộng và phát triển mạnh mẽ buộc chính quyền Sài Gòn phải có nhượng bộ.
Phong trào tự trị đại học nhằm thống nhất hành động trong sinh viên chống lại mọi sự can thiệp của chính quyền Sài Gòn vào các sinh hoạt đại học, hỗ trợ cho phong trào đòi chuyển ngữ Việt ở đại học. Đây là một phong trào rộng lớn có sự tham gia của nhiều vị giáo sư, giảng viên đại học tạo thế công khai hợp pháp, hỗ trợ cho sinh viên đấu tranh. Phong trào không chỉ mở rộng tổ chức xuống cơ sở các trường đại học ở Sài Gòn mà mở rộng đến Huế, Cần Thơ, Đà Lạt… tạo thành một lực lượng chống lại mọi sự đàn áp, bắt bớ của chính quyền Sài Gòn.
  1. Phong trào đấu tranh đòi dạy tiếng Việt ở bậc đại học
Một trong những vấn đề ở bậc đại học được nhiều giới, cả trí thức, giáo sư và sinh viên đại học miền Nam Việt Nam quan tâm đó là vấn đề ngôn ngữ. Trước năm 1954, giáo dục đại học chủ yếu nằm trong tay người Pháp và dùng ngôn ngữ là tiếng Pháp. Sau 1954, người Pháp chuyển quản tự trị đại học cho chính quyền Sài Gòn, do vậy yêu cầu phải chuyển từ tiếng Pháp sang tiếng Việt được đặt ra. Câu hỏi lớn đặt ra là: “Khi nào có thể dùng hoàn toàn tiếng Việt làm chuyển ngữ tại cấp đại học”, vấn đề chuyển ngữ được đặc biệt lưu tâm vì mấy lý do sau:
– Số sinh viên tốt nghiệp bậc trung học tại các trường Quốc gia ngày càng tăng, so với số trường trung học dạy bằng ngoại ngữ đào tạo.
– Viện đại học có dạy bằng tiếng Việt thì mới khuyến khích được các giáo sư, sinh viên, các nhà trí thức biên soạn ngày càng nhiều những tác phẩm văn hóa, khoa học bằng tiếng Việt.
– Một nền văn hóa hoàn toàn quốc gia dân tộc lý thuyết sẽ không những được phát triển bằng quốc văn, mà vẫn có những giao lưu cần thiết và thường xuyên vối những trào lưu tư tưởng quốc tế.
Việc chuvển ngữ trải qua 2 giai đoạn: thời kỳ chuyển tiếp (1955-1960) những ngành học tương đối đủ giáo chức Việt Nam, việc chuyến ngữ bắt đầu được áp dụng (Luật học, Hán Việt …). Còn những ngành kỹ thuật các danh từ chuyên môn được thiết lập. Trong niên học 1961-1962 sẽ phổ biến việc dùng tiếng Việt khắp các trường trực thuộc Viện. Tuy nhiên cũng khuyến khích sinh viên trao đổi thêm ngoại ngữ bằng cách bắt họ tham gia tích cực những cuộc hội thảo ngoại ngữ để diễn đạt tư tưởng, đọc những sách nước ngoài.
Tuy nhiên, trên thực tế việc chuyển ngữ gặp nhiều khó khăn vì ảnh hưởng của văn hóa, giáo dục Pháp quá nặng. Năm 1954, tiếng Việt được dùng đầu tiên ở đệ thất-trung học và đến năm 1956 chương trình học bằng tiếng Việt được áp dụng tại Trường Đại học Luật khoa và Viện Đại học Huế năm 1957.
Đến năm 1961, việc chuyển ngữ ở bậc đại học chỉ được Bộ Giáo dục chính quyền Sài Gòn khuyến cáo chứ chưa có chính sách phải thực hiện triệt để “chúng tôi chưa thể thực hiện việc chuyển ngữ bằng tiếng Việt trong niên khóa 1961-1962 mà phải mất thời gian nữa… việc chuyển ngữ là vấn đề quan trọng, chúng tôi chưa thể áp dụng trước khi có một sự thống nhất danh từ khoa học”[6]. Phải đến 1965 mới được thực hiện, bởi việc chuyển ngữ còn có nhiều ý kiến khác nhau, một số người vẫn muốn duy trì Pháp ngữ trong một số ngành học, đặc biệt là những ngành kỹ thuật. Vì theo họ bỏ hẳn ngoại ngữ đồng nghĩa với việc từ chối những tiến bộ từ nước ngoài, mà những ngành học đại học ở nước ngoài phát triển hơn Việt Nam. Vì thế không nên coi tiếng Việt là phương tiện duy nhất.
Cuối năm 1966 đầu năm 1967, phong trào đòi dạy tiếng Việt ở bậc dại học bùng nổ. Ở Đại học Y khoa, 500 sinh viên tổ chức hội thảo chủ trương phản đối dạy bằng tiếng ngoại quốc, nêu khẩu hiệu “Dân tộc Việt học tiếng Việt”. Phong trào này được sinh viên Đại học Sư phạm và Đại học Khoa học hưởng ứng, tổ chức nhiều cuộc hội thảo, biểu tình. Phong trào nhanh chóng lan rộng sang nhiều trường đại học và cả trường phổ thông trong thành phố và các trường ở các đô thị khác ở miền Nam và được sự ủng hộ của nhiều nhân sĩ, trí thức. Các lực lượng trên đã tập hợp lại thành một mặt trận chống lại nền giáo dục thực dân mới ở đại học. Đầu năm 1967, tại Trường Đại học Sư phạm, ủy ban thanh niên, học sinh, sinh viên đòi chuyển ngữ Việt ở đại học được thành lập do Hồ Hữu Nhựt làm Chủ tịch. Thông qua tờ báo“Chuyển ngữ”,  phong trào ngày càng thu hút được sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới trí thức Sài Gòn. Tại Trường Đại học Khoa học, giáo sư Lê Văn Thới đã cùng nhiều cán bộ giảng dạy khác soạn thảo cuốn “Từ điển Danh từ khoa học”, làm cơ sở cho việc giảng dạy bằng tiếng Việt ở đại học.
Kết quả là vào đầu năm 1967, các trường đại học ở miền Nam Việt Nam đều dạy tiếng Việt, trừ Đại học Y khoa, vẫn còn một hệ học theo chương trình Mỹ và dạy bằng tiếng Anh.
  1. Phong trào chống quân sự hóa học đường
Mục đích chính của chính sách quân sự hóa học đưòng của Mỹ là biến các trường đại học trở thành nơi cung cấp binh lính cho quân đội Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn đã ban hành nhiều điều luật để hợp pháp hóa chính sách này như: học sinh đến 19 tuổi không đậu đại học sẽ bị sung lính, những sinh viên nào không lên lớp được cũng bị gọi nhập ngũ. Sinh viên và học sinh đang đi học bị buộc phải tham gia vào các tổ chức quân đội của chính quyền Sài Gòn và được sử dụng như một lực lượng quân đội dự bị phục vụ cho cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam. Sinh viên tham gia đấu tranh chống chính phủ bị bắt sẽ gọi vào quân đội mà không cần lý do. Chính quyền Sài Gòn hợp pháp hóa những âm mưu trên bằng các sắc lệnh động viên và “Tổng động viên”.
Sinh viên Trường Đại hoc Sư phạm và Đại học Khoa học đã tổ chức hội thảo phản đối Luật Tổng động viên số 04/67 của Nguyễn Văn Thiệu. Tổng hội sinh viên Sài Gòn lên tiếng công kích Luật Tổng động viên là bất hợp hiến.
Sau “biến cố” Tết Mậu Thân (1968) Mỹ và chính quyền Sài Gòn ban hành Luật Tổng động viên số 3/68, tại Sài Gòn, lập “Sư đoàn sinh viên bảo vệ thủ đô” buộc sinh viên tập luyện quân sự và phát súng đi gác. Các khoa thuộc các trường đại học đều có một liên đoàn do một sĩ quan (thiếu tá hoặc trung tá) chỉ huy. Sinh viên phải đi học quân sự học đường và là một môn thi bắt buộc trong các kỳ thi tốt nghiệp. Nữ sinh phải vào lực lượng phòng vệ hậu phương mà chủ yếu là học cứu thương.

Mặt khác, để thực hiện có hiệu quả chính sách “quân sự hóa học đường” chính quyền Sài Gòn đã chủ trương “tách chính trị ra khỏi học đường”. Mục đích của chính sách này là tách rời học sinh, sinh viên ra khỏi đời sống hiện tại của xã hội, là “che mắt, bịt tai” lớp người trí thức, tạo cho họ đầu óc cầu an tự kỷ, buông xuôi, vô trách nhiệm với vận mệnh lịch sử. Đồng thời, chính sách trên nhằm phủ nhận vai trò chính trị của học sinh, sinh viên và âm mưu dập tắt ngọn lửa đấu tranh của họ. Mặc cho sinh viên sục sôi phản đối chương trình quân sự học đường, chính quyền Sài Gòn vẫn tiếp tục thi hành. Tình trạng o ép mà chính quyền Sài Gòn tạo ra đối với sinh viên đã làm dấy lên những phong trào phản đối.
Sinh viên cho rằng “Đưa chính trị ra khỏi học đường” nhằm mục đích “khóa miệng, cùm tay” học sinh, sinh viên, hạn chế tối đa các phong trào đấu tranh chống chính phủ của họ. Để chống lại những hành động của chính quyền Sài Gòn, Tổng hội sinh viên lập ra Ủy ban chống quân sự hóa học đường và kêu gọi sinh viên bất phục tùng huấn luyện viên. Những cuộc míttinh, hội thảo có nội dung chống quân sự hóa học đường, chống đôn quân bắt lính diễn ra liên tiếp. Ngay từ cuối năm 1969, trên 400 sinh viên thuộc 9 trường đại học và cao đẳng đã tổ chức hội thảo tại Trung tâm giáo dục Y khoa Hồng Bàng, hô hào chốngquân sự hóa học đưòng, không đi quân trường. Tiếp đó, một cuộc hội thảo lớn được tổ chứcvới chủ đề “sinh viên và quân trường” có trên 2.000 sinh viên thuộc nhiều trường đại học ở Sài Gòn tham dự. Tại hội thảo này, sinh viên đã nêu một hình thức đấu tranh độc đáo là “biểu tình ngồi”, “đêm không ngủ”. Trên 200 sinh viên Đại học Dược khoa nêu cao cáckhẩu hiệu như: “Toàn thể sinh viên tuyệt thực vô hạn định”, “Hãy tôn trọng quyền tự trị đại học”, “Hãy trả lại cho sinh viên nhiệm vụ học vấn thuần túy”[7]. Các cuộc biểu tình của sinh viên đã tạo nên không khí đấu tranh sôi nổi trong môi trường đại học và đã lôi kéo được lực lượng quần chúng khác ở đô thị cùng tham gia đấu tranh. Phong trào đã tranh thủ được sự ủng hộ của các thầy, cô giáo ở một số trường đại học. Ngày 30-9-1970, 20 giáo viên đại học và trung học, tiểu học trong đó có các giáo sư Lý Chánh Trung, Nguyễn Văn Trung, Châu Tâm Luân, Phạm Trọng Cầu… tập hợp tại Viện Đại học Sài Gòn để tuyệt thực với biểu ngữ “giáo chức yêu cầu Tổng thống Thiệu giải quyết cấp bách, trả tự do cho sinh viên học sinh bị bắt”.
Tổng nha cảnh sát Quốc gia chính quyền Sài Gòn đã phải thừa nhận “một số sinh viên quá khích trong BCH sinh viên đã tổ chức một cuộc hội thảo nhằm mục đích chống lại chương trình huấn luyện quân sự học đường”[8]. Ở các trường học, phong trào chống quân sự hóa học đường diễn ra sôi nổi, rầm rộ, lôi kéo được hầu hết sinh viên tham gia. Họ cho rằng: “chính phủ đã xem nhẹ vấn đề huấn luyện thiếu thực tế, chú trọng nhiều hình thức mà quên hẳn sức khỏe đã khiến cho một số sinh viên bị bệnh và thậm chí bị chết trong thời gian theo học quân sự (điển hình là cái chết của sinh viên Văn khoa Trần Ngọc Thảo). Việc huấn luyện quân sự chỉ là hình thức không thực tế và làm tổn hại sức khỏe sinh viên”[9]. Đồng thời, sinh viên yêu cầu Chính phủ cải thiện toàn diện vấn đề huấn luyện quân sự để họ không có ấn tượng là bị cưỡng bách thụ huấn “như một người đi đày”; lên án Chính phủ đưa ra lập luận “Vấn đề tổng động viên là giải pháp chính trị của cuộc thương thuyết và được đặt ra với mục đích tăng cường tiềm năng hòa bình”. Hàng loạt các phong trào đấu tranh với nội dung là chống quân sự hóa học đường đã diễn ra trong suốt 3 tháng (7, 8, 9-1970). Phong trào phát triển mạnh mẽ có đến 30.000 sinh viên trốn lệnh điều động, không đi học quân sự. Kết quả là trước sức ép của quần chúng và sinh viên, chính quyền Sài Gòn buộc phải giải tán “Sư đoàn bảo vệ thủ đô’. Âm mưu tách chính trị ra khỏi học đưòng vàquân sự hóa học đường của chính quyền Sài Gòn và Mỹ thất bại.
Tự trị đại học là một nội dung lớn mà bất cứ một nền giáo dục đại học nào cũng muốn hướng tới. Chính quyền, giới trí thức đại học lẫn cộng đồng sinh viên các trường đại học miền Nam Việt Nam đều có những tranh luận, những quan điểm để xác lập nội dung quan trọng này cho giới đại học. Đối với giới sinh viên các viện đại học ở miền Nam lúcbấy giờ, đã có những phong trào đấu tranh đòi tự trị đại học, đòi dùng tiếng Việt làm ngôn ngữ ở bậc đại học, chống quân sự hóa học đường để nói lên tiếng nói “độc lập” của giới mình. Các cuộc đấu tranh hướng tới đòi những quyền tự trị của nền đại học, đòi chính quyền trả lại những nhiệm vụ thuần túy cho giới đại học. Nó đã góp phần đập tan những luận điệu “giả hiệu” của chính quyền Sài Gòn về tự trị đại học trên giấy tờ, những âm mưu, luận điệu trá hình để hạn chế quyền tự do, tự trị, độc lập vốn có của giới đại học. Sinh viên đã biết kết hợp đấu tranh cho tự trị đại học, cho bản thân giới mình cũng như đòi đượcnhững quyền lợi chính trị chính đáng cho giới trí thức, học sinh, sinh viên để thể hiện được vai trò “xung kích” trong phong trào đấu tranh đô thị miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975.

Nguồn: Tạp chí Lịch sử quân sự, số 271 (tháng 7-2014), tr.22-27.
Chú thích:
[1] Tôn Thất Thiện, Vấn đề tự trị Đại học, Tạp chí Tư Tưởng, số 8-1970.
[2] Theo lời của Giáo sư Lê Thanh Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện Đại học Huế, dẫn theo Tập san Phát triển xã hội (Hội KHXH Việt Nam), Phỏng vấn về giáo dục đại học, tr.185-192.
[3] Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tuyên cáo của sinh viên sư phạm, số 294/TH.T/VP/M ngày 9-4-1968.
[4] Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Phiếu trình Thủ tướng của Tổng cục Cảnh sát Quốc gia, số 001505, /TCCSQG/S1 /D/A ngày 13-1-1969.
[5] Báo Tìm hiểu, số 28, ngày 30-9-1972.
[6] Công báo Việt Nam Cộng hòa, trích Nghị định số 922 GD/NĐ tổ chức kỳ thi phổ thông, tiếng Việt ở bậc sơ đẳng và trung đẳng tại vùng Cao nguyên miền Nam và ấn định thành phần giám khảo những kỳ thi này, số 52 ra ngày 10-11-1956, Bản lưu tại Thư viện Viện Sử học, tr.2803.
[7] Nhiều tác giả, Phong trào cách mạng đô thị Sài Gòn và các thành thị Nam Bộ (1945-1975), Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 2004. tr.31.
[8] Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tuyên cáo của sinh viên sư phạm, số 294/TH.T/VP/M ngày 9-4-1968.
[9] Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tuyên cáo của sinh viên sư phạm, số 294/TH.T/VP/M ngày 9-4-1968.

Phong trào đấu tranh của HSSV trong kháng chiến chống Mỹ

Ngày 9/1/1950, hàng triệu con tim đã hướng về đám tang của cậu học sinh trường Petrus Ký là Trần Văn Ơn – cậu học sinh 15 tuổi quê ở Bến Tre vì cố gắng giúp các bạn “vượt rào” trốn khỏi sự truy bắt của thực dân Pháp và bọn tay sai, đã mãi mãi nằm xuống trên con đường vươn tới “công bằng và tự do”. Tiếp gót theo các đàn anh đàn chị, giờ đây, thế hệ Hồ Chí Minh lại tiếp tục ghi thêm những cái tên vẻ vang của tuổi trẻ học đường trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước như Quách Thị Trang, Võ Thị Thắng, Lê Văn Ngọc, Lê Quang Vinh, Nguyễn Thái Bình… Tùy theo hoàn cảnh và tình hình chiến cuộc, mỗi người đã tự chọn cho mình một thứ vũ khí đấu tranh, một cách thể hiện phẩm chất và bản lĩnh của “con Lạc cháu Hồng”, người thì với “nụ cười quyết thắng” tin tưởng và ngày mai, ngày đất nước được độc lập, tự do; người thì hăng hái xông lên đấu tranh trực diện với quân thù; người thì lấy máu đỏ viết lên những dòng thơ đanh thép; người thì bị tù đày, chịu mọi cực hình nhưng vẫn bất khuất, kiên cường, tấm lòng “sáng tựa sao Khuê”.
Đã hơn 60 năm trôi qua, bụi thời gian đã làm xóa mờ tất cả nhưng vẫn hình ảnh ấy, vẫn ngọn lửa ấy đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ con tim này đến muôn triệu con tim khác. Giờ đây, đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất, vẫn truyền thống đấu tranh hào hùng, bất khuất đó đã chuyển thành lòng yêu nước thời bình, thổi bùng lên sức sống mới góp phần cùng nhân dân cả nước xây dựng Việt Nam ngày càng giàu đẹp và phồn vinh.
Nhân kỷ niệm 62 năm Ngày Học sinh – Sinh viên Việt Nam, ôn lại “Phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên Sài Gòn – Gia Định trong những năm kháng chiến chống Mỹ” sẽ giúp chúng ta sống lại những năm tháng hào hùng của tuổi trẻ học đường – những người đã góp một phần không nhỏ vào thắng lợi chung của cả dân tộc. Từ đó rút ra những bài học bổ ích phục vụ cho công cuộc đổi mới hiện nay.
Với chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), Hiệp định Geneve được ký kết (20/7/1954) lập lại hòa bình ở xứ Đông Đương, công nhận độc lập, chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Riêng với Việt Nam, hiệp định quy định ngày tổng tuyển cử để thống nhất đất nước, chia thành hai miền Nam, Bắc lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Với âm mưu ngăn chặn “làn sóng đỏ” tràn xuống Đông Nam Á, đế quốc Mỹ tiến hành can thiệp, xâm lược và bành trướng chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam bằng hàng loạt chính sách cai trị phản động trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội.
Giáo dục là một trong năm hoạt động chủ yếu của cuộc xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ: kinh tế tài chính, quân sự, tình báo, giáo điệp, tư tưởng, văn hóa, giáo dục. Những hoạt động trên đều có tác động lẫn nhau và đều có ảnh hưởng đến chính sách giáo dục thực dân kiểu mới.
Đối với Mỹ – Ngụy, nhà trường không chỉ là nơi đào tạo người phục vụ cho guồng máy chiến tranh mà còn là nơi lý tưởng nhất để tập trung thanh thiếu niên để bắt lính, đôn quân, gắn giáo dục với các hoạt động tâm lý chiến. Chúng tổ chức “cây mùa Xuân chiến sỹ”, “Hội người yêu của lính”, bắt nữ sinh viết thư động viên những quân nhân ở chiến trường, thậm chí trong sách giáo khoa bậc tiểu học đã có hình ảnh người “lính cộng hòa”, chính quyền Sài Gòn ban hành các sắc luật động viên, tổ chức huấn luyện quân sự học đường, đánh rớt hàng loạt học sinh, sinh viên để bắt lính, tạo cho thanh niên tâm lý xem đi lính như là một “nghĩa vụ”.
Phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên Sài Gòn – Gia Định trong những năm “chiến tranh đơn phương” (1954 – 1960)
Sau Hiệp định Geneve, tình hình các trường học ở Sài Gòn – Gia Định có những biến động lớn: số lượng học sinh – sinh viên tăng lên ồ ạt do hòa bình lập lại và sự di cư dân số từ Bắc vào Nam; số trường học tăng lên do việc xây thêm trường mới và cũng có một số trường từ Hà Nội chuyển vào.
Để thích nghi tình hình trên, sau khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20/12/1960) đã đề ra chương trình đấu tranh: “bài trừ văn hóa và giáo dục nô dịch, cao bồi theo kiểu Mỹ, xây dựng một nền văn hóa giáo dục dân tộc tiến bộ, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân”; thành lập các Tiểu ban Giáo dục nhằm đào tạo, bổ túc cho nhân dân và cán bộ; tuyên truyền lối giáo dục mới tiến bộ và dân chủ, phát động phong trào đấu tranh đòi chuyển ngữ Việt và các quyền dân sinh, dân chủ khác.
Cuộc biểu dương lực lượng đầu tiên vào ngày 1/8/1954 của hơn 50.000 công nhân lao động, học sinh sinh viên và giáo chức ở chợ Cầu Muối hoan nghênh Hiệp định Geneve và đòi Mỹ – Diệm thả tù binh, tù chính trị.
Ngày1/5/1955, Nghiệp đoàn Giáo dục Tư thục Việt Nam tổ chức cuộc biểu tình kéo dài từ đường Tự Do (nay là Đồng Khởi) đến chợ Bến Thành. Ngày 20/7/1955, kỷ niệm một năm ngày ký Hiệp định Geneve, nhân dân lao động, học sinh – sinh viên… xuống đường yêu cầu nhà cầm quyền thi hành hiệp định, tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Cuộc đấu tranh ngày 1/5/1957 của công nhân lao động cùng với học sinh – sinh viên với hơn 278.000 người tham gia, xuống đường chống Mỹ – Diệm với khẩu hiệu “Thống nhất nước nhà bằng phương pháp hòa bình”, “Tăng lương cho công nhân viên chức”, “Giải quyết nạn thất nghiệp”.
Tháng 11/1957, học sinh các trường Cán sự Y tế, Phan Bội Châu, Đức Trí, Petrus Ký… tổ chức mittinh, kiến nghị đòi hủy bỏ Nghị định 451/GD, đòi ban hành tự do, dân chủ trong các trường học, đòi giải quyết nạn thiếu trường và chống chính sách đánh hỏng thi để bắt lính… với khí thế cách mạng ngút trời buộc chúng phải nhượng bộ, thực hiện những yêu sách mà cuộc biểu tình đã đưa ra.
Tháng 2/1958, học sinh – sinh viên Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn đấu tranh với ba khẩu hiệu: Dùng tiếng Việt làm chuyển ngữ ở bậc đại học; Giải quyết nạn thiếu trường thiếu lớp, nâng cao đời sống giáo chức, trợ cấp cho học sinh nghèo, nâng cao ngân sách giáo dục; Sửa đổi nội dung chương trình giảng dạy sao cho phù hợp với một nền giáo dục dân tộc, độc lập, tiến hành cải cách dân chủ trong nhà trường.
Vào ngày 9 tháng 1 hàng năm, học sinh đeo băng tang, từng lớp, từng nhóm ôn lại truyền thống đấu tranh của các anh chị học sinh trước đó. Nhiều lớp đã dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến tấm gương hy sinh anh dũng của Trần Văn Ơn, không ai rủ ai – họ đã viếng thăm mộ của anh trong sự trang nghiêm và tôn kính.
Học sinh – sinh viên trong các phong trào cứu trợ: tháng 5/1955, trong cuộc đấu súng giữa lính Bình Xuyên và lính Diệm đã làm chết hơn 4.000 dân thường, làm 11.000 người khác bị thương, đốt cháy 27.860 ngôi nhà, làm cho hơn 20 vạn người rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Đứng trước tình hình đó, Đảng chỉ đạo thành lập phong trào cứu tế bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, đòi địch phải đền bù thiệt hại. Phong trào nhanh chóng phát triển trong các khu, xóm, xí nghiệp, trường học… với sự tham gia đông đảo học sinh – sinh viên, do GS. Lê Văn Thả làm trưởng “Ban cứu trợ nạn nhân chiến cuộc”. Phong trào kết thúc bằng một cuộc mittinh lớn và chuyển thành biểu tình đòi hiệp thương thống nhất đất nước.
Phong trào đấu tranh của học sinh – sinh viên Sài Gòn – Gia Định trong những năm chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” 1961 – 1965
Tình hình chung của phong trào học sinh – sinh viên từ năm 1961 đã có những bước chuyển biến quan trọng. Ngày 26/3/1961, Đội Vũ trang quyết tử học sinh – sinh viên được thành lập, do đồng chí Lê Hồng Tư phụ trách. Đội đã đánh trận đầu tiên bằng một trai lựu đạn ném vào xe chở chuyên viên không quân cao cấp của Mỹ là William Thomas ở ngã tư Ngô Thời Nhiệm và Trương Minh Giảng – gây tiếng vang lớn.
Cuối năm 1962 đầu năm 1963, Mỹ – Diệm khủng bố lực lượng giáo chức, học sinh – sinh viên, nhiều đồng chí cán bộ, nhiều anh chị em học sinh – sinh viên bị chúng bắt như Huỳnh Ngọc Anh, Lê Văn Thới, Nguyễn Văn Hợi… điều này gây nhiều bất bình trong giới giáo chức cũng như học sinh – sinh viên Sài Gòn nói riêng và cả nước nói chung.
Năm sau, kế hoạch Stalây – Taylor bình định miền Nam trong vòng 18 tháng của Mỹ – Diệm bị thất bại, để trả thù, chúng lao vào cuộc đàn áp Phật giáo nhưng đã gặp sự chống trả rất quyết liệt của giới Phật tử và sự ủng hộ của đồng bào cả nước. Hưởng ứng chủ trương của “Ủy ban Thanh niên Học sinh – Sinh viên chống độc tài phát xít” theo sự chỉ đạo của “Ủy ban Chỉ đạo Liên trường Công tư Sài Gòn – Gia Định” đông đảo học sinh – sinh viên khắp các trường ở Sài Hòn tổ chức bãi khóa, xuống đường cùng với các tầng lớp nhân dân khác phản đối đàn áp tôn giáo.
Ngày 7/7/1963, các cuộc bãi khóa đã nổ ra ở các trường trung học: Gia Long, Petrus Ký, Trưng Vương, Võ Trường Toản, Chu Văn An, Marie Curie… để chống đàn áp Phật giáo và sinh viên, đòi thả những người bị bắt trước đó. Diệm đã cho cảnh sát tấn công vào các trường, bắt 2.400 học sinh, trong đó có 600 nữ sinh.
Nhằm răn đe học sinh – sinh viên không dính líu đến việc chính trị, Diệm cho quân lính nổ súng tấn công vào các trường đại học trên địa bàn Sài Gòn – Gia Định, sau đó, chúng lại tấn công vào các trường trung học, ngày 24/8/1963, học sinh – sinh viên phối hợp với công nhân thành phố tổ chức đình công, bãi khóa, mittinh, biểu tình khắp các nơi trong thành phố: trên trục đường Hai Bà Trưng, trước Sở thú, trước Nha Giám tiểu học, ở trường Diên Hồng, Gia Long… Mỹ – Diệm kéo quân đến đàn áp cuộc biểu tình nhưng phong trào vẫn tiếp tục lan rộng. Hôm sau, ngày 25/8/1963, hơn 5.000 học sinh – sinh viên Sài Gòn – Gia Định biểu tình trước chợ Bến Thành, địch đã sát hại Quách Thị Trang – nữ sinh trường Trường Sơn – và đám tang của chị đã nhanh chóng biến thành cuộc biểu tình thị uy của đông đảo nhân dân thành phố.
Ngày7/6/1964, học sinh – sinh viên đập nát tượng Tổng thống Mỹ Kennedy – dựng ở Quảng trường Hòa Bình. Ngày 2/8/1964, 4.000 học sinh – sinh viên mở cuộc hội thảo vạch trần bộ mặt độc tài phát xít và vây dinh Nguyễn Khánh. Ngày 23/8/1964, sau khi hội thảo ở trường Đại học Y khoa, học sinh – sinh viên tay trong tay kéo nhau đến Đài phát thanh phản đối bài viết xuyên tạc phong trào đấu tranh của học sinh – sinh viên. Ngày 24/8, trên 400 học sinh – sinh viên họp tại trường Đại học Luật kéo đến Bộ Thông tin đòi tự do báo chí và loan tin đấu tranh của học sinh – sinh viên đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước.
Hàng vạn học sinh các trường: Hồng Lạc, Văn Lang, Cao Thắng… bãi khóa, chiếm trường làm ổ chiến đấu. Các đoàn biểu tình đã đốt xe Mỹ, dùng gạch đá, gậy gộc chiến đấu với cảnh sát dã chiến. Đồng bào cùng học sinh – sinh viên lăn ống cống, lấy xe cũ lăn ra đường làm chướng ngại vật ngăn chặn đoàn xe Mỹ. Trần Văn Hương ra lệnh đàn áp dã man, học sinh các trường khác kéo đến giải vây, chuyển thành cuộc biểu tình kéo đến đường Trần Quốc Toản xô xát với cảnh sát dã chiến, học sinh Lê Văn Ngọc bị bắn chết (25/11/1964). Ba ngày sau, 20.000 học sinh nhiều trường bãi khóa xuống đường, địch bắn chết học sinh Loan ở trường Gia Long. Ngày 29/11/1964, trên 10.000 người với rừng biểu ngữ tố cáo ngụy quyền xuất hiện trong đám tang của Lê Văn Ngọc, địch không dám đàn áp ở nội thành.
Nhân ngày truyền thống 9/1, kỷ niệm 15 năm ngày Trần Văn Ơn hy sinh và 4 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên Giải phóng miền Nam Việt Nam và Hội Liên hiệp Học sinh – Isnh viên Giải phóng, Tổng đoàn Học sinh tổ chức lễ kỷ niệm và ôn lại truyền thống đấu tranh đầy vẻ vang và tự hào của học sinh – sinh viên trong những năm qua, đấu tranh buộc Bộ Giáo dục ngụy phải thừa nhận ngày kỷ niệm đó.
Với truyền thống “Bầu ơi thương lấy bí cùng” học sinh – sinh viên Sài Gòn – Gia Định còn tham gia vào các cuộc lạc quyên cứu trợ đồng bào bị lũ lụt ở miền Trung năm 1964 và miền Tây Nam Bộ năm 1965, cử các đoàn đại biểu đem quần áo, thuốc men, lương thực đến các nơi bị nạn phân phối, thăm hỏi, an ủi và động viên, giúp đỡ đồng bào dựng lại nhà cửa, dọn dẹp vệ sinh. Những hoạt động xã hội ấy có tác dụng hun đúc lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, tinh thần mình vì mọi người trong cuộc sống.
Học sinh – sinh viên Sài Gòn – Gia Dinh góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ 1965 – 1968
Bị thất bại nặng nề trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” và để cứu nguy cho bọn tay sai và duy trì ách thống trị thực dân, ngày 25/7/1965, Johnson ký sắc lệnh tăng số quân Mỹ và quân các nước chư hầu: Nam Triều Tiên, Thái Lan, Úc, Philippin, Tân Tây Lan vào chiến trường miền Nam nhằm leo thang chiến tranh kết hợp tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân ở Bắc Việt Nam.
Với sự xuất hiện của đội quân Mỹ và chư hầu “nếp sống ngoại lai” cũng từ đó nảy sinh, hiện tượng xì ke, ma túy, nạn cao bồi, gái điếm… phát triển mạnh mẽ từ ngày quân viễn chinh Mỹ đổ vào miền Nam. Về giáo dục thì Mỹ cử các đoàn cố vấn giáo dục sang Sài Gòn nhằm cải cách nội dung giáo dục theo phương hướng của Mỹ, tìm cách đưa những người thân Mỹ vào nắm giữ các trường đại học, ngoài ra, chúng còn đẩy mạnh việc bắt lính và quân sự hóa học đường.
Đối với phong trào thanh niên, học sinh – sinh viên, Khu ủy Sài Gòn – Gia Định chủ trương dồn sức hoạt động công khai, nửa công khai chống đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai, đẩy mạnh phong trào hòa bình và phong trào dân tộc tự quyết. Khu ủy Sài Gòn – Gia Định vạch rõ nhiệm vụ cho học sinh – sinh viên phải tập trung vào ba nhiệm vụ: 1. Giương cao ngọn cờ đấu tranh chính trị công khai, tập hợp đông đảo quần chúng; 2. Đi sâu vào các phường, khóm, xí nghiệp, trường học… phát động quần chúng đứng lên giành chính quyền; 3. Thành lập các đội vũ trang trừng trị bọn phản động, ác ôn, phá kềm kẹp, bảo vệ thành quả cách mạng.
Phong trào đấu tranh đòi chuyển ngữ Việt và sinh viên tự trị ở bậc đại học: với khẩu hiệu “dân tộc việt học tiếng Việt”, 500 sinh viên thuộc Đại học Y khoa hội thảo phản đối chủ trương dạy bằng tiếng ngoại quốc. Phong trào được sự hướng ứng của nhiều sinh viên các trường đại học khác trên địa bàn thành phố như: Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học, Đại học Nông Lâm súc. Khoảng giữa năm 1967, các trường đại học ở Sài Gòn – Gia Định đã đưa tiếng Việt làm ngôn ngữ chính trong việc giảng dạy.
Tháng 8/1967, Đại hội Sinh viên Sài Gòn đòi tự trị ở bậc đại học ra mắt với khoảng 2.500 sinh viên và nhiều nhà giáo, ký giả, nhà văn đến dự. Đại hội bầu Ban chấp hành Trung ương và ra tuyên ngôn chủ trương một nền đại học tiến bộ, chống việc can thiệp của ngụy quyền vào các trường đại học. Mục đích nhằm thống nhất hành động trong sinh viên, chống lại mọi hình thức can thiệp của ngụy quyền vào các khuôn viên đại học, hỗ trợ cho phong trào đòi chuyển ngữ Việt ở bậc đại học và các phong trào khác.
Đấu tranh chống bắt lính và quân sự hóa học đường: sinh viên các trường Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học Sài Gòn tổ chức hội thảo phản đối luật động viên số 04/67 của Nguyễn Văn Thiệu – gọi đó là một sắc lệnh tàn nhẫn. Sau đợt Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân, Mỹ – ngụy ban hành luật tổng động viên số 3/68 nhằm thành lập “Sư đoàn sinh viên bảo vệ thủ đô” buộc sinh viên hàng ngày phải đi tập luyện và canh gác. Là một tầng lớp nhạy bén với thời cuộc, sinh viên thành lập ngay “Ủy ban chống quân sự hóa học đường” – không nghe lời huấn luyện viên, kêu gọi sinh viên quay súng lại bắn vào chúng, nổ pháo gây rối loạn, làm mất trật tự trong các buổi tập. Trước sức đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng và sinh viên các trường, địch buộc phải giải tán sư đoàn này nhưng bắt sinh viên một tuần tập quân sự một ngày.
Học sinh – sinh viên với phong trào văn nghệ (hay “tiếng hát những người đi tới”): Trong điều kiện đất nước bị ngoại lai xâm lấn thì những phong trào văn nghệ dân tộc có tác dụng không nhỏ trong việc truyền đạt tinh thần yêu nước vào tâm khảm của mỗi người. Phong trào văn nghệ dân tộc phát triển sâu rộng trong các trường phổ thông và đại học. Với những làn điệu dân ca, nhạc cụ và trang phục truyền thống của dân tộc đã trở thành sức mạnh tinh thần để chống lại những ca khúc, những vũ điệu “cháy bỏng, khêu gợi, thác loạn” của ngoại bang. Các buổi trình diễn văn nghệ dân tộc của “Đoàn Văn nghệ sinh viên Sài Gòn” toát lên sức chiến đấu với ngọn lửa yêu nước, thương dân nồng nàn, thu hút đông đảo mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội, không những có tiếng vang trong chốn học đường mà còn được dư luận quần chúng ủng hộ rộng rãi. Phong trào văn nghệ quần chúng vừa đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của thanh thiếu niên, học sinh sinh viên, vừa phục vụ công tác tập hợp quần chúng để thông báo cho nhau những tin tức, thời sự và diễn biến tình hình chiến cuộc của đất nước.
Phong trào báo chí, thơ ca đấu tranh của học sinh sinh viên có những bước phát triển mới. Nhiều trường học ra nội san như tờ “Nhân bản” của trường Đại học Sư phạm, “Sinh viên” của Tổng Hội Sinh viên Sài Gòn, “Suối thép”, “Lửa thiêng”… với những bài thơ sử ca, những tập thơ và kịch thơ như “Ải Chi Lăng”, “Gò Đống Đa”, “Hội nghị Diên Hồng”, “Đêm Mê Linh”, “Tiếng hát những người đi tới”, “Hát từ đồng hoang”, “Mặt trời Hồng”, “Tiếng gọi Lam Sơn”… những khúc nhạc yêu nước: Lên đàng, Du kích sông Thao, Khúc khải hoàn… đã góp phần đấu tranh khơi dậy lòng yêu nước, ngăn chặn, đẩy lùi những làn sóng văn hóa thực dân mới và nói lên tiếng nói chính thực của học sinh – sinh viên.
Góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc: mục tiêu chống Mỹ và đòi lật đổ Thiệu _ Kỳ đã trở thành nội dung nổi bật của phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị trong giai đoạn này. Ngày 31/3/1966, học sinh – sinh viên tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và đem hình nộm Thiệu – Kỳ ra pháp trường cát ở chợ Bến Thành thiêu nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5/1966 bất chấp lực lượng cảnh sát, mật vụ và cả quân Mỹ bố trí dày đặt, trên các nẻo đường hàng vạn nhân dân thành phố gồm công nhân, học sinh – sinh viên, giáo chức, nông dân ngoại thành đã xuống đường tuần hành với khẩu hiệu “người Mỹ không can thiệp vào công việc nội bộ của người Việt Nam”, “chấm dứt rải chất độc tàn phá nông thôn”, “phản đối đàn áp biểu tình”… và hô vang các khẩu hiệu “Đả đảo đế quốc Mỹ”, “quân Mỹ cút đi”… cũng trong tháng 6/1966, Liên viện Đại học Sài Gòn – Vạn Hạnh – Cần Thơ – D(à Lạt công bố thư gởi đồng bào, gởi Tổng thống Mỹ Johnson, gởi Thư ký Liên Hiệp Quốc U Than đòi hòa bình, đòi Mỹ rút quân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam “Mỹ là nguồn gốc mọi tai họa của nhân dân Việt Nam”, tổ chức đêm văn nghệ mừng Tết Quang Trung của 21 phân khoa đại học và 53 trường trung học.
Nhân Lễ Phật đản, ngày 5/5/1966 tại Viện Hóa đạo, học sinh – sinh viên cắm băng giấy trên xe Mỹ và đốt cháy, để lại dòng chữ “Đây là kết quả 13 năm viện trợ của Mỹ”, khẩu hiệu đòi “Thiệu – Kỳ phải từ chức” đã trở thành khẩu hiệu hành động qua các cuộc đấu tranh xuống đường. Cuộc đấu tranh chống bầu cử gian lận ngày 3/9/1967 có sự thống nhất hành động của sinh viên các trường đại học ở Sài Gòn, Vạn Hạnh, Cần Thơ qua sự chỉ đạo của Hội đồng Sinh viên Liên Viện, học sinh thành lập “Lực lượng học sinh chống bầu cử gian lận”, gọi cuộc bầu cử hôm đó là “một trò hề được dựng lên bởi bàn tay của Mỹ” và kêu gọi mọi người phủ nhận kết quả của cuộc bầu cử.
Học sinh – sinh viên tham gia trong đợt Mậu Thân 1968: trong những ngày cuối năm 1967, học sinh – sinh viên trong vòng 5 ngày đánh hàng chục trận ở nội cũng như ngoại thành. Ngoài ra, còn tuyên truyền xung phong, phát loa kêu gọi thanh niên không đi lính ngụy, đọc thư chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, rải truyền đơn, biểu diễn ráp lựu đạn, cắm cờ Mặt trận trên nóc các trường đại học.
Đêm 30/1/1968, khi tiếng súng của quân Giải phóng vang dội trên khắp các chiến trường miền Nam, ngay lập tực thanh niên, học sinh sinh vie6nc ầm súng sát cánh cùng quân Giải phóng chiến đấu trừng trị kẻ thù chung, giành giật từng ngôi nhà, từng góc phố với địch. Học sinh sinh viên cùng với các thầy cô của mình phát loa đi vào các xóm lao động để tuyên truyền vũ trang, vận động đồng bào ủng hộ Mặt trận Giải phóng, ủng hộ bộ đội Cụ Hồ, kêu gọi cảnh sát và lính ngụy quay về với gia đình, với nhân dân. Kết thúc đợt tấn công lần 1, học sinh – sinh viên thành lập “Ủy ban Cứu trợ nạn nhân trong chiến tranh” tập hợp được 500 người tham gia đến các trường Chu Văn An, Mạc Đỉnh Chi… Mậu Thân bước vào đợt 2, học sinh – sinh viên vẫn tiếp tục hăng hái trên các mặt trận chiến đấu, cùng tham gia vào các phong trào như diệt ác ôn, rải truyền đơn, treo cờ, gài mìn giả…
Thắng lợi trong đợt Mậu Thân đã chứng minh: quân và dân ta có khả năng chiến thắng đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai; tạo ra một sự tương quan lực lượng có lợi cho ta, khiến đế quốc Mỹ từ đỉnh cao của chiến lược “chiến tranh cục bộ” phải từng bước xuống thang chiến tranh và chuyển sang một chiến lược khác – chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Phong trào văn nghệ, viết báo công khai: phong trào văn nghệ, báo chí của giáo chức, học sinh – sinh viên với nhiều ca khúc, nhiều vở kịch, tập thơ mang nội dung yêu nước, giàu tính nhân văn và cách mạng, phản ánh nguyện vọng tha thiết của nhân dân, mong muốn hòa bình, mơ ước một “thế giới không có chiến tranh”. Phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” kết hợp với những đêm văn nghệ đậm đà tính dân tộc, những cuộc triển lãm tội ác của đế quốc Mỹ, những tuần lễ “mặc áo dài Việt Nam”, những buổi thuyết giảng về nền văn hóa dân tộc… đã gây được những cảm xúc lớn, đưa luồng sinh khí mới tác động mạnh mẽ và kêu gọi tinh thần dân tộc, lòng yêu nước trong công chúng.
Đấu tranh chống bắt lính, quân sự hóa và bình định học đường: “sư đoàn sinh viên bảo vệ thủ đô” bị giải tán nhưng ngụy quyền bắt sinh viên mỗi tuần phải đi tập quân sự một ngày, do đó hầu hết các phân khoa đại học thành lập Ủy ban đấu tranh chống quân sự hóa học đường. Sinh viên các trường đại học đấu tranh với nhiều hình thức như tổ chức mittinh, kiến nghị, phá hoại các phòng tập quân sự hay cử đại diện đến đấu tranh trực diện với ngụy quyền, nêu cao các khẩu hiệu “Chương trình huấn luyện quân sự học đường là âm mưu khát máu của đế quốc Mỹ”, đòi “Mỹ cút, Thiệu nhào, quân sự học đường hẹp”. Trước làn sóng đấu tranh của các tầng lớp nhân dân và học sinh – sinh viên, Thiệu buộc phải nhượng bộ, hoãn lệnh động viên cho đến khi sinh viên ra trường.
Học sinh – sinh viên tham gia trong các hoạt động vũ trang bảo vệ thành phố: nhiều học sinh – sinh viên tham gia trong các đội vũ trang của Thành đoàn đánh Mỹ ở bất cứ nơi đâu và bước đầu đã đem về những thành tích rất đáng tự hào như trong Đông Xuân 1968 – 1969 và Xuân Hè 1969, cùng phối hợp với Thành đoàn đã đánh sập cư xá Mỹ ở đường Nguyễn Minh Chiếu, gài mìn tự động tại bùng binh chợ Bến Thành, đánh trạm biến thế điện và nhiều trạm xăng địch, đánh cư xá Mỹ ở đường Chi Lăng, đánh lầu 3 cư xá của lính đánh thuê Thái Lan… Tổng kết hoạt động vũ trang trong đợt này, học sinh – sinh viên và lực lượng thanh niên đã đánh 4 đợt, mỗi đợt khoảng 50 vụ, diệt 300 tên Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan và bọn ngụy quân.
Nếu tính từ tháng 12/1970 đến tháng 10/1971, học sinh – sinh viên cùng với đồng bào thành phố đã đốt cháy 136 chiếc xe, đánh chết và làm bị thương 17 tên Mỹ, 6 lính Nam Triều Tiên, 8 cảnh sát dã chiến ngụy, đốt cháy 1 thư viện Mỹ, thậm chí còn tấn công và đốt cháy cổng trước của dinh đại sứ Mỹ Bunker.
Học sinh – sinh viên trong chiến dịch Hồ Chí Minh: trước ngày Tổng tiến công và nổi dậy, Thành đoàn thành lập 5 chi bộ dự bị và 5 chi đoàn, mỗi chi đoàn chỉ đạo một trung đội tự vệ gồm đông đảo thanh niên, công nhân lao động, học sinh – sinh viên ở Bàn Cờ, Vườn Chuối, Phú Nhuận, Bảy Hiền, Tân Sơn Nhất… với mục đích là dẫn đường cho những cánh quân chủ lực vào thành phố.
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi, lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, chính phủ Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện trước sự chứng kiến của hàng triệu bộ đội Cụ Hồ và đông đảo đồng bào thành phố. Trong những ngày tiếp quản, học sinh – sinh viên cùng với đông đảo nhân dân lao động thành phố cùng nhau làm nhiệm vụ điều hành trật tự lưu thông và làm tổng vệ sinh trong nội thành, nhờ thế mà tình trạng cướp bóc, hỗn loạn không xảy ra như những thành thị khác ở miền Nam. Còn ở nhiều trường thì các ban giám hiệu cùng với học sinh tham gia quản lý trường lớp sạch sẽ, không bị hư hao mất mát.
Ngày30/4/1975, đánh dấu một bước ngoặc rất lớn trong lịch sử dân tộc. Với một nước đất không rộng người không đông nhưng đã chiến đấu và chiến thắng một kẻ thù “sen đầm quốc tế” đó là đế quốc Mỹ. Từ đây, Tổ quốc Việt Nam bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn cùng cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Phong trào đấu tranh dân chủ của giáo chức, học sinh – sinh viên đã góp phần làm thất bại âm mưu thâm độc của Mỹ trong việc áp đặt nền giáo dục thực dân mới phản động vào miền Nam Việt Nam.
Từ ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước chuyển mình đột phá trong việc phát triển kinh tế cũng như trong lĩnh vực giáo dục văn hóa. Từ “những pháo đài bất khả chiến bại” trong thời kỳ kháng Mỹ, nay đã trở thành nơi nuôi dưỡng bao ước mơ, những “chồi xanh”, những thiên tài của thế hệ Hồ Chí Minh – người chủ tương lai của đất nước.
Hơn ba mươi năm sau chiến tranh, những đau khổ, mất mát, hy sinh đã dần lùi vào quá khứ nhưng những con đường, những góc phố, những hàng ca6h, những mái trường… như vẫn còn in đậm nét trong chiến tích hào hùng của dân tộc – trong đó có một phần đóng góp không nhỏ của học sinh – sinh viên. Thế hệ trẻ với quyết tâm xây dựng đất nước ngày càng phát triển và giàu đẹp hơn. Để đạt được điều đó, đòi hỏi tuổi trẻ chúng ta phải không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, trao dồi kinh nghiệm, không ngừng học tập phấn đấu tiến lên, phải xây dựng một con người mới – con người xã hội chủ nghĩa.
Nguyễn Duy Trường – GV Khoa LLC

"Hát cho đồng bào tôi nghe" - nhiệt huyết của sinh viên miền Nam một thời chống Mỹ

(TCTG) - Từ những năm 1967 - 1970, phong trào văn hóa - văn nghệ của học sinh, sinh viên tại Sài Gòn và các đô thị miền Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, mang tầm vóc lớn và có ảnh hưởng, tác động đến nhiều mặt đời sống chính trị-văn hoá-xã hội trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới trẻ ở Sài Gòn thời đó.
Những ngày đầu tháng tư lịch sử, tôi gặp lại người nhạc sỹ xứ Huế - Tôn Thất Lập, Phó Tổng thư ký Hội Nhạc sỹ Việt Nam, trong câu chuyện về "một thời hoa lửa" sục sôi tinh thần yêu nước và đấu tranh của sinh viên miền Nam, Nhạc sỹ tâm sự: Tháng 10/1966, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Tuyên huấn Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, Phong trào Bảo vệ Văn hóa Dân tộc đã được khởi nguồn. Phong trào này do Thành Đoàn Sài Gòn - Gia Định tổ chức với sự tham gia của các đoàn văn nghệ học sinh, sinh viên Sài Gòn. Từ Phong trào này, nhiều chương trình văn hóa - văn nghệ gắn với chủ đề hòa bình - độc lập - tự do cho dân tộc đã được tổ chức ngay tại trung tâm của Ngụy quyền Sài Gòn, sau đó đã lan tỏa ra khắp các đô thị ở miền Nam.
Nói về những ngày tháng đấu tranh đầy sôi động đó, Nhạc sỹ Trần Xuân Tiến, Uỷ viên Hội Nhạc sỹ TP. Hồ Chí Minh, một trong những thành viên chủ chốt của Phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe”, nhớ lại: sáng ngày 12/12/1966, tại Trường Quốc gia Âm nhạc, Đoàn Văn nghệ học sinh, sinh viên đã biểu diễn một chương trình văn nghệ với nhiều tác phẩm thể hiện tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, kêu gọi đấu tranh cách mạng, như: các nhạc phẩm "Việt Nam gấm vóc"; "Hội nghị Diên Hồng"; điệu múa kháng chiến "Nông, tác, vũ"; kịch"Đường vào lòng dân", vũ khúc "Tiếng trống hào hùng"... Những tác phẩm này sau đó tiếp tục được trình bày trong các buổi biểu diễn văn nghệ của nhiều trường đại học ở Sài Gòn, được đông đảo sinh viên và giới trẻ nhiệt liệt hoan nghênh.
Từ Phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe”, Báo Sinh viên trực thuộc Tổng Hội sinh viên Sài Gòn được thành lập, nhằm mục đích lôi kéo, hướng sinh viên vào các phong trào đấu tranh chống Mỹ-Nguỵ, bảo vệ nền văn hóa dân tộc...
Đây được coi là những hoạt động mở đầu của Phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe”, làm tiền đề cho cao trào đấu tranh thông qua hình thức văn hóa - văn nghệ của học sinh, sinh viên trên các đô thị miền Nam những năm đế quốc Mỹ bắt đầu mở rộng “Việt Nam hóa chiến tranh” tại Việt Nam.
Từ những năm 1967 - 1970, phong trào văn hóa - văn nghệ của học sinh, sinh viên tại Sài Gòn và các đô thị miền Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, mang tầm vóc lớn và có ảnh hưởng, tác động đến nhiều mặt đời sống chính trị-văn hoá-xã hội trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới trẻ ở Sài Gòn thời đó. Thông qua các phòng trào văn hoá-văn nghệ của sinh viên, đã tập hợp được đông đảo lực lượng yêu nước, phản đối chiến tranh, kêu gọi giữ gìn bản sắc văn hoá nước nhà và hoà bình cho dân tộc... tạo nên một làn sóng "khuấy động" cả Sài Gòn và các đô thị miền Nam. Từ phong trào này, dần dần không chỉ có văn nghệ ca hát, múa, kịch trên sân khấu hay trong cộng đồng những người tham gia đấu tranh, mà còn lôi kéo, kết nối với các lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật khác như thơ, truyện, họa, báo chí... tạo nên một cao trào đấu tranh "hợp pháp" và "nửa hợp pháp" ngay giữa lòng Sài Gòn và các đô thị miền Nam.
Cũng ở thời điểm này, với 2 câu thơ của Trần Quang Long, đã góp phần khích lệ không khí đấu tranh đầy nhiệt huyết của sinh viên tại Sài Gòn, giữa những đòn áp bức ngày càng gia tăng của chính quyền tay sai:
“Con sẽ vót thơ thành chông, xuyên vào gan lũ giặc
Con sẽ mài văn thành kiếm thép, chặt đầu văn nghệ tay sai..."

Không khí đấu tranh của sinh viên và giới trẻ càng trở nên sôi động khi xuất hiện những ca khúc nổi tiếng với những ca từ thúc giục, khích lệ tinh thần tuổi trẻ: “Dậy mà đi! dậy mà đi!/Ai chiến thắng không hề chiến bại/Ai nên khôn không khốn một lần... Đừng tiếc nữa can chi mà khóc mãi/Dậy mà đi núi sông đang chờ... Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi” ("Dậy mà đi" của Nguyễn Xuân Tân). Hay: “Ngày nào thênh thang dân đứng lên phá xiềng nô lệ/Ngày nao hiên ngang ta cùng nhau đứng chung đồng bào/Dành lại dòng sông này cho lúa chín khắp đồng xanh/Dành lại thành phố đó Việt Nam nâng cao hòa bình…” ("Hát cho dân tôi nghe" của Tôn Thất Lập)... Những bài hát này như những ngọn lửa thổi bùng lên mạnh mẽ tinh thần và tấm lòng yêu nước của phong trào học sinh, sinh viên Sài Gòn và đô thị miền Nam từ những 1966 - 1970, và kéo dài trong nhiều năm sau đó với mục tiêu hướng tới là giành độc lập - tự do cho dân tộc.
Góp phần cùng với không khí đấu tranh sôi nổi, tràn đầy khí thế đó, giới văn nghệ-báo chí đã "tiếp lửa" tạo nên sự lan toả rộng rãi của phong trào yêu nước, với những cây bút sinh viên "hừng hực lửa chiến đấu" như: Trần Quang Long, Ngô Kha, Trần Triệu Luật, Nhất Chi Mai, Hà Thạch Hãn, Chinh Văn, Hoàng Phủ Ngọc Phan...; Đội ngũ nhạc sĩ sáng tác ngày càng đông đảo hơn như: Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Nguyễn Văn Sanh, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Phú Yên, Nguyễn Xuân Tân, Nguyễn Tuấn Kiệt, Miên Đức Thắng, La Hữu Vang... Họ từ mọi miền quê đất nước tụ hội trong phong trào yêu nước học sinh, sinh viên ở Sài Gòn và các đô thị miền Nam vì mục tiêu đấu tranh giành độc lập - tự do của nước nhà.
Vào tối 26/1/1968 tức ngày 25 Tết - cách 5 ngày đêm của giờ G đợt Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - một đêm văn nghệ hoành tráng thời bấy giờ đón tết Mậu Thân với hình tượng Quang Trung đã được tổ chức tại Đại học Quốc gia Hành chánh. Nhiều tiết mục văn hóa-văn nghệ do sinh viên trình diễn đã làm lay động hơn một vạn người tham dự. Đêm nhạc Quang Trung được coi như cuộc tổng diễn tập của lực lượng thanh niên học sinh-sinh viên trong lòng miền Nam, sẵn sàng trong tư thế nổi dậy, hòa cùng quân Giải phóng trong Tổng tiến công giải phóng miền Nam.
Đêm nhạc Quang Trung đó, những bài hát mang đậm tinh thần yêu nước, khát khao non sông thống nhất, dường như đã nói hộ "tiếng lòng" của hàng ngàn, hàng vạn bạn trẻ: “Nếu là chim tôi sẽ làm loài bồ câu trắng/Nếu là hoa tôi sẽ làm một đóa hướng dương... Là chim tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm/Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền” ("Tự nguyện" của Trương Quốc Khánh); hoặc: “Rồi hòa bình sẽ đến đến cho dân tộc Việt/Đôi chim bồ câu trắng hẹn nhau về làng xưa… Ôi tay súng tay cày vì yêu quê hương” ("Tin tưởng ca" của Nguyễn Tuấn Kiệt).
Sau đó, tại đêm văn nghệ tối 27/12/1969 tại Trường Đại học Nông-Lâm-Súc đã đẩy cao phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” trở thành dũng khí cách mạng đầy cuốn hút, không chỉ với học sinh, sinh viên mà còn cho nhiều thế hệ khác. Với những khúc hát của Nhạc sĩ Nhạc sỹ Tôn Thất Lập, tiếng hát như vút cao lên giữa lòng Sài Gòn lúc đó, cuốn hút người nghe, đem đến những thông điệp cho chính người dân Sài Gòn và bạn bè quốc tế hiểu hơn về cuộc đấu tranh vì chính nghĩa của người Việt Nam:
“Hát cho dân tôi nghe, tiếng hát tung cờ ngày nào.Hát qua đêm thiên thu lửa cháy lên trại giặc thù…Hát cho anh công nhân xiềng xích như mây tan hoangHát cho anh nông dân bỏ cày theo tiếng loa vang..."
("Hát cho dân tôi nghe" của Tôn Thất Lập).
Và: “Ôi Tổ quốc ta đã nghe lời réo gọi
/Trong tiếng hờn trong máu lửa ngập trời…
Tổ quốc ơi ta đã nghe lời sông núi…”

("Tổ quốc ơi! ta đã nghe" - La Hữu Vang);
“Em sẽ là chim tung đôi cánh trắng/
Bay khắp trên bao cánh đồng xanh
từ Cà Mau ra ngoài Việt Bắc...
Đã mười mấy năm em bay chưa mỏi cánh
/Đất nước ta vẫn nghèo, đồng bào ta đang sống lầm than…
Em ngậm truyền đơn rải trên khắp phố phường..."
("Chim hòa bình"của Trần Xuân Tiến).

Đồng chí Nguyễn Trọng Xuất (Sáu Nhân), nguyên Ủy viên Ban Tuyên huấn Khu ủy Sài Gòn - Gia Định lúc đó, cho biết: Ban Tuyên huấn Khu ủy đánh giá Phong trào“Hát cho đồng bào tôi nghe” có tác dụng rất lớn trong việc truyền bá sâu rộng về ý chí, phong trào yêu nước ở các đô thị. Phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” đã kéo dài cho đến ngày Đại thắng Mùa Xuân 1975 với hàng trăm bài hát, bài thơ, múa, kịch mang đậm tinh thần yêu nước, đấu tranh vì hoà bình-tự do, thống nhất Tổ quốc; đã lay động trái tim và tinh thần dân tộc của nhiều thế hệ, nhiều lứa tuổi khác nhau ở Sài Gòn và các đô thị miền Nam từ những năm 1968 - 1975. Với“Những đêm không ngủ”, “Đêm đốt lửa căm thù”, “Những ngày tuyệt thực”, “Hát cho dân tôi nghe”... là những khúc ca rực lửa căm thù giặc, góp phần dâng cao tinh thần yêu nước, đấu tranh thống nhất Tổ quốc tại các đô thị, để từ đó cùng với quân giải phóng miền Nam vùng lên trên từng thế trận, đấu tranh vì lẽ phải và mục đích thiêng liêng: Thống nhất 2 miền Nam - Bắc, như ước nguyện của Bác Hồ trong lời chúc Tết, trước lúc Người đi xa: “Đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào, Bắc-Nam sum họp xuân nào vui hơn”.
Phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” trong lòng Sài Gòn và các đô thị miền Nam những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là sự biểu hiện rực rỡ cao độ của tinh thần yêu nước, chí khí bất khuất của con người Việt Nam; như ngọn lửa thiêng của lòng yêu nước, của tuổi trẻ luôn sẵn sàng trong khí thế sức trẻ vùng lên. Để rồi từ đó tạo nên một sự lan toả rộng lớn trong đông đảo nhân nhân dân các đô thị miền Nam, vùng lên cùng với các lực lượng Cách mạng làm nên chiến thắng - đạt tới đỉnh cao chói lọi: Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc./.
Phạm Bá Nhiễu