Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

CÁC BẬC NHÂN TÀI KHOA HỌC 37

(ĐC sưu tầm trên NET)
108 Edmond_Halley_1628.jpg
Edmond Halley

1656-1742
Vương Quốc
Thiên Văn Học







Halley – Sao chổi nổi tiếng nhất mọi thời đại

Sao chổi Halley là một trong những sao chổi nổi tiếng nhất. Nó là một sao chổi “tuần hoàn” và trở lại vùng phụ cận của Trái đất khoảng 75 năm một lần, cho nên người may mắn sẽ có cơ hội quan sát nó hai lần trong quãng đời mình. Lần gần đây nhất nó xuất hiện là vào năm 1986 và dự đoán nó sẽ trở lại vào năm 2061.
Ngôi sao chổi mang tên nhà thiên văn học người Anh Edmond Halley, người đã nghiên cứu số liệu ghi ghép của một sao chổi tiến đến Trái đất vào năm 1531, 1607 và 1682. Ông kết luận rằng ba sao chổi này thật ra là cùng một sao chổi xuất hiện nhiều lần, và dự báo nó sẽ xuất hiện trở lại vào năm 1758.
Halley không sống đến chứng kiến sự trở lại của sao chổi ấy, nhưng khám phá của ông đưa đến ngôi sao chổi được mang tên ông. Những tính toán của Halley cho thấy ít nhất có một số sao chổi quay xung quanh mặt trời.
Sao chổi Halley
Sao chổi Halley, ảnh chụp năm 1986 của NASA
Ngoài ra, lần xuất hiện đầu tiên của sao chổi Halley trong kỉ nguyên vũ trụ - năm 1986 – còn chứng kiến một vài phi thuyền tiếp cận vùng lân cận của nó để thu gom mẫu thành phần cấu tạo của nó. Các kính thiên văn năng suất cao cũng đã tập trung vào quan sát nó từ trên mặt đất.
Lịch sử
Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu, quan sát đầu tiên được biết của sao chổi Halley diễn ra vào năm 239 trước Công nguyên (tCN). Các nhà thiên văn người Trung Hoa đã ghi lại sự đi qua của nó trong các tác phẩm Shih Chi và Wen Hsien Thung Khao.
Khi sao chổi Halley trở lại vào năm 164 tCN và 87 tCN, có lẽ nó được lưu ý trong các ghi ghép của người Babylon nay được lưu trữ tại Bảo tàng Anh quốc ở London. “Những văn tự này có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển động quỹ đạo của sao chổi ấy trong thời cổ đại,” một bài báo trên tạp chí Nature từng nhận xét như thế.
Lần xuất hiện nổi tiếng nhất của Halley xảy ra không bao lâu trước cuộc xâm chiếm nước Anh năm 1066 của đội quân William. Người ta nói rằng Wiliam đã cảm thấy ngôi sao chổi báo trước sự thành công của ông. Dù sao thì sao chổi ấy đã được đưa vào Thảm thêu Bayeux để tôn vinh William.
 Thảm thêu Bayeux
Một đoạn của Thảm thêu Bayeux thể hiện sao chổi Halley xuất hiện vào năm 1066
Một lần xuất hiện khác của sao chổi Halley vào năm 1301 có lẽ đã truyền cảm hứng cho họa sĩ người Italy Giotto vẽ bức tranh ngôi sao Bethlehem trong “Tôn kính các vị đạo sĩ”, theo từ điển bách khoa Britannica.
Tuy nhiên, các nhà thiên văn trong những thời đại này mỗi người xem sao chổi Halley là một sự kiện riêng. Các sao chổi thường được xem là điềm báo thảm họa hoặc biến cố.
Ngay cả khi Shakespeare viết vở kịch "Julius Caesar" vào khoảng năm 1600, chỉ 105 trước khi Edmond Halley tính được rằng ngôi sao chổi sẽ xuất hiện tuần hoàn, một cụm từ nổi tiếng đã nói các sao chổi là điềm báo: “Khi những kẻ ăn mày chết gục, không có sao chổi nào xuất hiện cả; Chính bầu trời báo hiệu sự ra đi của hoàng tử.”
Sự trở lại của Halley
Tuy nhiên, nền thiên văn học đã bắt đầu chuyển biến ngay vào thời Shakespeare. Nhiều nhà thiên văn thuộc thời đại của ông cho rằng Trái đất là trung tâm của hệ mặt trời, nhưng Nicolaus Copernicus – người đã mất khoảng 20 năm trước khi Shakespeare ra đời – đã công bố những kết quả chứng minh rằng trung tâm đó thật ra là mặt trời.
Mất vài thế hệ nữa thì những tính toán của Copernicus mới khẳng định vị thế trong cộng đồng thiên văn học, nhưng rồi khi đó chúng đã cung cấp một mô hình có sức mạnh lí giải các vật chuyển động trong hệ mặt trời và trong vũ trụ như thế nào.
Edmond Halley xuất bản cuốn “Toát yếu Thiên văn học Sao chổi” vào năm 1705, lập danh mục những cái ông tìm thấy từ việc nghiên cứu số liệu lịch sử 24 sao chổi xuất hiện gần Trái đất từ năm 1337 đến 1698. Ba trong số những quan sát này dường như rất giống nhau về quỹ đạo và những thông số khác, khiến Halley đề xuất rằng đó chính là một sao chổi đến viếng Trái đất nhiều lần.
Sao chổi đó xuất hiện vào năm 1531, 1607 và 1682. Halley đề xuất rằng chính sao chổi đó có thể trở lại Trái đất vào năm 1758. Ông đã không sống đủ lâu để chứng kiến sự trở lại của nó – ông qua đời vào năm 1742 – nhưng khám phá của ông đã truyền cảm hứng cho những người khác lấy tên của ông đặt cho sao chổi đó.
Vào mỗi hành trình tiến vào hệ mặt trời phía trong sau đó, các nhà thiên văn trên Trái đất lại hướng kính thiên văn của họ lên trời quan sát sao chổi Halley.
Lần đi qua vào năm 1910 đặc biệt ngoạn mục, khi Halley bay cách Trái đất khoảng 22,4 triệu km, bằng khoảng 1/15 khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời. Vào dịp đó, sao chổi Halley đã được chụp ảnh trên camera lần đầu tiên.
Theo tác giả Albert Bigelow Paine, nhà văn Mark Twain từng nói vào năm 1909 rằng “Tôi xuất hiện cùng với sao chổi Halley vào năm 1835. Nó sắp trở lại vào năm tới, và tôi đã sẵn sàng ra đi cùng với nó.” Twain qua đời vào ngày 21 tháng 4 năm 1910, một ngày sau điểm cận nhật, khi Halley ló ra từ phía bên kia của mặt trời.
Edmond Halley
Edmond Halley
Halley trong kỉ nguyên vũ trụ
Khi sao chổi Halley đi qua Trái đất vào năm 1986, lần đầu tiên chúng ta đã đưa phi thuyền vũ trụ lên tận nơi để nghiên cứu nó.
Đó là một dịp hiếm có, vì Halley không còn quan sát tốt từ trên Trái đất nữa. Khi sao chổi tiến đến gần Mặt trời nhất, nó ở phía bên kia mặt trời so với chúng ta – nên nó là một vật thể mờ nhạt và xa xôi, ở cách Trái đất chừng 39 triệu dặm.
Một vài phi thuyền vũ trụ đã bay thành công đến với Halley. Đội tàu này thỉnh thoảng được gọi là “Hạm đội Halley”. Hai tàu khảo sát hợp tác Liên Xô/Pháp (Vega 1 và 2) đã bay qua ở cự li gần, với một trong hai phi thuyền lần đầu tiên đã chụp được ảnh của vùng lõi hay nhân của Halley.
Phi thuyền Giotto của Cơ quan Vũ trụ châu Âu còn tiến gần nhân hơn nữa, truyền về Trái đất những hình ảnh ngoạn mục. Nhật Bản đã đưa hai phi thuyền của riêng họ (Sakigake và Suisei) cũng thu được thông tin về Halley.
Ngoài ra, Tàu khảo sát Sao chổi Quốc tế của NASA (phi thuyền đã ở trên quỹ đạo kể từ năm 1978) đã chụp được ảnh của Halley từ cự li 28 triệu km.
“Ngôi sao chổi nổi tiếng nhất trong mọi sao chổi này nhận được sự chú ý chưa có tiền lệ là chuyện lẽ thường, nhưng quy mô thật sự của sự quan tâm ấy khiến đa số những người có liên quan đều thấy bất ngờ,” NASA phát biểu trong một thông báo hồi năm 1986.
Thật đáng tiếc, các nhà du hành trên sứ mẹnh STS-51L của tàu con thoi Challenger cũng đã được lên lịch nhìn ngắm qua kính thiên văn khi họ ở trên quỹ đạo, nhưng họ không bao giờ có cơ hội nữa. Tàu con thoi đã nổ khoảng 2 phút sau khi phóng lên vào ngày 28 tháng 1 năm 1986, do trục trặc tên lửa.
Còn nhiều thập niên nữa Halley mới trở lại gần Trái đất, nhưng trong thời gian chờ đợi bạn có thể nhìn ngắm những mảnh vụn của nó hàng năm. Mưa sao băng Orionid, do những mảnh vụn của Halley gây ra, xảy ra vào tháng 10 hàng năm. Halley còn gây ra một cơn mưa sao băng vào tháng 5, gọi là mưa sao băng Eta Aquarids.
Khi Halley quét qua Trái đất vào năm 2061, ngôi sao chổi sẽ ở cùng một phía với Trái đất bên mặt trời và sẽ sáng hơn nhiều so với hồi năm 1986.
Một nhà thiên văn đã dự đoán nó có thể có độ sáng biểu kiến – 0,3. Như vậy là tương đối sáng. Biết rằng ngôi sao sáng nhất trên bầu trời Trái đất là Sirius với độ sáng – 1,4 khi nhìn từ Trái đất (con số càng nhỏ thì sao càng sáng).

Phát hiện sao chổi Halley trên tiền xu cổ

Trên một đồng xu cổ hiếm hoi in hình chân dung đức vua Armenia Tigranes II Đại đế, các nhà nghiên cứu Italy vừa nhận ra một ngôi sao với cái đuôi dài hình cung trên vương miện. Biểu tượng này có thể đã ghi lại cuộc viếng thăm trái đất của Halley vào năm 87 trước Công nguyên.


s
Ngôi sao khắc trên vương miện hoàng đế là biểu tượng cho sao chổi Halley?
Nhiều cuộc tạt ngang định kỳ của sao chổi Halley (mà lần gần đây nhất là vào năm 1986) đã được lịch sử ghi lại, trong số đó có các năm 1531, 1607 và 1682. Những quan sát sau đó đưa nhà thiên văn Edmond Halley tới kết luận vào năm 1705, rằng tất cả chúng đều chỉ là một, với quỹ đạo cắt qua trái đất có chu kỳ 76 năm. Ông đã dự đoán thành công sự trở lại của thiên thể này vào năm 1758 và từ đó sao chổi được mang tên ông. Các nhà nghiên cứu nay đã có thêm nhiều bằng chứng chứng tỏ rằng sao chổi Halley đã ra đời hàng nghìn năm trước người tìm ra nó.
Khi phân tích đồng tiền cổ, một nhóm các nhà khoa học Italy mới đây cho rằng Tigranes II Đại đế (người từng cai trị Armenia từ năm 95 đến 55 trước Công nguyên) có lẽ đã quan sát được sao chổi Halley khi nó bay sát mặt trời vào ngày 6 tháng 8 năm 87 trước Công nguyên.
Sự xuất hiện của sao chổi trên bầu trời Armenia, quốc gia tiếp giáp với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, có thể rất có ích trong việc định tuổi chính xác cho đồng xu này. Các nhà nghiên cứu, trong khi biết chắc đồng xu ra đời trước năm 83 trước Công nguyên - thời điểm hoàng đế Tigranes cai trị thành phố cổ đại Antioch, thủ đô của Syria vào thời kỳ đó - vẫn không biết chính xác niên đại của nó.
Sao chổi Halley là một quả bóng băng tuyết bẩn, dài khoảng 15 km. Giống như các sao chổi khác định kỳ tạt ngang trái đất, nó có quỹ đạo lệch tâm mạnh do chịu sức hút của các hành tinh lớn. Ngoài ra, cũng tương tự như các sao chổi khác có chu kỳ nhỏ hơn 200 năm, Halley được xem là bắt nguồn từ vành đai thiên thạch Kuiper - một vành đĩa gồm các sao chổi và những hành tinh băng như sao Diêm Vương.
Nhà thiên văn Vince Ford, thuộc Đại học quốc gia Australia tại Canberra, tin rằng ở thời điểm 2.000 năm trước sao chổi này có lẽ to lớn và sáng hơn ngày nay. “Khi bay vòng quanh mặt trời, sao chổi đánh mất hầu hết vật liệu của chúng, có thể tới 10%”, ông nói.
Ford cũng cho biết quan sát cổ nhất được xác nhận về sao chổi Halley tới nay là từ các bản ghi chép của Trung Quốc, vào ngày 25/5 năm 240 trước Công nguyên.
B.H. (theo ABConline)

— Elizabeth Howell, Space.com
Trần Nghiêm dịch
Vui lòng ghi rõ "Nguồn Thuvienvatly.com" khi đăng lại bài từ CTV của chúng tôi.





109 Vannevar_Bush_1732.jpg
Vannevar Bush

1890-1974
Mỹ
Khoa Học Máy Tính

Vannevar Bush và khoa học: biên giới của vô tận

01/12/2008 09:26 -
Điều “thần kỳ” nào đã làm thay đổi bộ mặt khoa học và đại học Hoa Kỳ, qua đó “hích” nền kinh tế nước này bứt xa các nước khác? Ai là “kiến trúc sư trưởng” của cú “hích” đó? Không phải ai khác, đó chính là Vannevar Bush, một người đáng ra phải nổi tiếng hơn rất nhiều nếu tính đến những gì ông đã đóng góp và cống hiến cho Hoa Kỳ cũng như cho sự phát triển của khoa học nhân loại nói chung.
Vannevar Bush sinh ngày 11 tháng 3 năm 1890 và mất ngày 28 tháng 6 năm 1974 đều tại Massachusets, Hoa Kỳ. Tốt nghiệp kỹ sư tại đại học Tuft và lấy bằng tiến sỹ về điện tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Trong những năm cuối chiến tranh thế giới thứ I, V.Bush làm việc cho Ủy ban Khoa học Quốc gia (NRC), tham gia vào việc chế tạo và cải tiến thiết bị rò sóng trong lòng biển. Năm 1919, V. Bush quay về MIT và làm giáo sư tại Khoa Kỹ thuật Điện tử tại đó cho đến năm 1932. Cũng trong quãng thời gian này, V. Bush cùng với người bạn học trước kia là Laurence K. Marshall đồng sáng lập ra công ty Thiết bị Hoa Kỳ chuyên kinh doanh dụng cụ thí nghiệm mang tên S-tube, một thiết bị chuyên dùng để tách sóng; và thực tế thì Bush đã thu được rất nhiều tiền từ hoạt động thương mại này. Vào năm 1932, Bush bắt đầu bước chân vào sự nghiệp chính trị khi nhận chức Phó Giám đốc của MIT. V.Bush đảm nhiệm cương vị này cho đến năm 1939, trong quãng thời gian này, chính ông là người đã tốn khá nhiều công sức cho việc ra đời Viện Nghiên cứu Kinh tế Hoa Kỳ, một tổ chức khoa học độc lập khỏi sự quản lý của Chính phủ. Năm 1939 cũng là năm đánh dấu một sự kiện quan trọng trong sự nghiệp của V. Bush khi ông đồng thời nhận 2 nhiệm vụ mới: Giám đốc Học Viện Carnegie tại Washington và Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Hàng không Quốc Gia (NACA). Ở cương vị lãnh đạo mới này, V. Bush có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với các nhà lãnh đạo trong Chính phủ. Và đến năm 1940, cuối cùng ông cũng thành công trong việc thuyết phục Quốc hội thành lập Ủy ban Nghiên cứu Quốc phòng Quốc gia (NDRC). Nói là cuối cùng bởi, ý tưởng này đã nhen nhóm trong ông từ thời ông đang làm nghiên cứu sinh tại MIT những năm cuối chiến tranh thế giới thứ I. Ngay từ thời điểm đó, ông đã nhận thấy sự thiếu liên kết chặt chẽ giữa các nhà khoa học với hệ thống quốc phòng, qua đó, những lúc cần thiết, Hoa Kỳ đã không thể vận dụng được tối đa các nguồn lực nội tại của mình. Cho đến những năm 1943,1944, V. Bush với tư cách là Giám đốc Văn phòng nghiên cứu và phát triển khoa học (OSRD, tên mới của NDRC) là người lãnh đạo của hơn 30,000 kỹ sư và nhà khoa học, chủ trì dự án Manhattan (dự án sản xuất bom nguyên tử đầu tiên), đồng thời tiến hành sản xuất và cải tiến hơn 200 loại vũ khí như sonar, radar, tên lửa fuze, xe tăng lội nước, bom sáng Norden…. Những vũ khí này được đem bán cho cả 2 bên tham chiến và, Hoa Kỳ thu được không biết bao nhiêu lợi ích kinh tế. Cũng chính nhờ điều này, uy tín của V. Bush ngày một lên cao, và ông chính thức được Tổng thống Roosevelt công nhận làm Cố vấn đặc biệt về khoa học.
Chúng ta đang ở thời điểm cuối năm 1944, khi đó, nhìn thấy viễn cảnh của việc sớm kết thúc chiến tranh thế giới, nhận ra đã đến lúc cần phải chuẩn bị cho một cuộc cải cách về khoa học mới thời hậu chiến, Tổng thống Roosevelt gửi một bức thư cho V. Bush, với nội dung xung quanh 4 câu hỏi chính:

1.                  Hoa Kỳ phải làm như thế nào để có thể vừa chia sẻ được với nhân loại những thành tựu của nền khoa học Hoa Kỳ làm được trong suốt thời gian chiến tranh, mà lại vừa vẫn giữ được sự an toàn quân sự cần thiết cũng như có thể thuyết phục được giới lãnh đạo quân sự chuẩn y?
2.                  Rõ ràng là khoa học có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc chiến chống lại bệnh tật và liệu Hoa Kỳ phải làm như thế nào, đối với các ngành y, dược để tiếp tục cuộc chiến đó?
3.                  Chính phủ Hoa Kỳ phải làm gì tại thời điểm hiện tại và cả trong tương lai để hỗ các tổ chức công và tư trong các hoạt động nghiên cứu của họ?
4.                  Liệu Hoa Kỳ có thể xây dựng được một chương trình hiệu quả nhằm phát hiện và phát triển các tài năng trẻ đảm bảo tiếp tục duy trì được trong tương lai như những thành tựu của khoa học như hiện nay đã thu được trong thời gian chiến tranh?
Ngay lập tức V. Bush triệu tập các cộng sự của ông, cũng đều là những nhà khoa học, lãnh đạo giáo dục hàng đầu thời bấy giờ như James B.Conant, Giám đốc Đại học Harvard, Karld Compton, Giám đốc MIT, Frank Jewett, Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học Quốc Gia để thảo luận những vấn đề trên.

Vannevar Bush tại một cuộc họp ở Berkeley năm 1940
8 tháng sau, vào tháng 7/1945 nhóm của V. Bush đã đệ trình lên Tổng thống Truman (người thay thế Roosevelt đã mất ngày 12/4/1945) bản báo cáo mang tên “Khoa học – Biên giới của vô tận” (Science – The Endless Frontier) trong đó đề ra các giải pháp rất rõ ràng cho các vấn đề mà Tổng thống Roosevelt đã nêu ra:
An ninh quốc gia, V. Bush cho rằng rõ ràng, ngay cả trong thời bình thì Chính phủ vẫn không thể lãng quên việc nghiên cứu khoa học quân sự. Tuy nhiên, để có hiệu quả tốt hơn, thì công việc này chắc chắn phải được thực hiện bởi một tổ chức dân sự, có mối liên hệ chặt chẽ với Quân đội và Hải quân, nhưng lại được Quốc hội tài trợ trực tiếp.
Cuộc chiến chống lại bệnh tật, V. Bush phân tích rằng mặc dù Hoa Kỳ đã thu được ít nhiều thành quả trong lĩnh vực này, nhưng còn lâu họ mới với tới được mục tiêu ban đầu; khi chỉ cần một hoặc hai dịch bệnh bùng phát, là có thể cướp đi nhiều hơn rất nhiều số sinh mạng mà binh lính nước này đã chết trong chiến tranh thế giới thứ II. Do vậy, V. Bush đề nghị Chính phủ cần đẩy mạnh đầu tư hơn nữa vào nghiên cứu Y, Dược cơ bản.  
Nghiên cứu và giáo dục đại học, Bush cho rằng việc đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng là trách nhiệm của khu vực tư nhân và công nghiệp bởi vì sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường sẽ buộc họ phải làm việc này, nếu họ không muốn tự mình loại khỏi cuộc chơi. Thế còn khoa học cơ bản? – rõ ràng là phần trách nhiệm của Chính phủ, bởi nếu Chính phủ không làm, thì sẽ chẳng ai làm điều này cả. Tiếp theo, V. Bush đặt tiếp câu hỏi: “Thế thì ai sẽ là người thực hiện việc nghiên cứu”. Tại Liên Xô và Pháp thời ấy (và cho đến tận bây giờ), đây vẫn được coi là nhiệm vụ của các viện và trung tâm nghiên cứu, được Chính phủ trực tiếp quản lý và tài trợ, tách rời khỏi các trường đại học. V. Bush không nghĩ như vậy, với những kinh nghiệm đã thu được trong chiến tranh thế giới thứ II, V. Bush cho rằng nhiệm vụ nghiên cứu phải là của các trường đại học. Nhưng để đảm bảo tính trung thực và khách quan, thì các nghiên cứu này phải được kiểm định thông qua các phản biện khoa học. Các nhà khoa học có thể đề xuất các ý tưởng mà họ cho là có giá trị và một nhóm các nhà khoa học hàng đầu trong cả nước sẽ phản biện để xem nên hay không nên tài trợ cho đề xuất này. Cũng trong vấn đề này, V. Bush lần đầu tiên nhấn mạnh đến vai trò của việc quốc tế hóa trao đổi thông tin khoa học. Và theo V. Bush, Chính phủ có thể có rất nhiều cách để hỗ trợ cho việc này, ví dụ như việc tài trợ cho các Hội thảo quốc tế, xây dựng cơ chế hợp lý nhằm thu hút các nhà khoa học nước ngoài có thể đến và ở lại làm việc cho Hoa Kỳ.
Phát hiện và bồi dưỡng các tài năng trẻ, V. Bush dự báo việc hẫng hụt nhân lực khoa học trong tương lai gần bởi quá nhiều binh lính hiện nay vốn đã từng là sinh viên và phải bỏ dở việc học để tham gia quân đội. V. Bush cho rằng việc đào tạo thế hệ khoa học kế cận là điều không thể bỏ qua. Để hỗ trợ cho việc này, V. Bush đề nghị phải thành lập ngay các quỹ học bổng tài trợ cho sinh viên đại học, sau đại học và cho các nhà khoa học trẻ.
Thật may mắn cho Hoa Kỳ là Truman đã tiếp tục tin tưởng V. Bush đồng thời chấp nhận thực hiện các đề xuất của ông. Và vào năm 1947, kỳ họp thứ 80 của Quốc hội Hoa Kỳ đã chính thức phê chuẩn sự ra đời của Quỹ Khoa học Hoa Kỳ (NSF), cơ quan đứng ra thực hiện tất cả các đề xuất mà V. Bush đã đề ra từ cách đó 2 năm. Và ngay lập tức, những chính sách của V. Bush đã phát huy tác dụng. Quãng thời gian từ những năm 50-70 của thế kỷ XX là quãng thời gian đánh dấu sự “nở hoa” của nền khoa học và đại học Hoa Kỳ. Trong vòng 26 năm từ 1950 đến 1975, cả 26 giải Nobel Vật lý đều có sự góp mặt của các nhà khoa học Hoa Kỳ; giải Nobel Y – Sinh cũng là giải thưởng mà các nhà khoa học Hoa Kỳ chiếm ưu thế tuyệt đối (cũng 26 giải); còn đối với ngành Hóa học, trong quãng thời gian này, Hoa Kỳ cũng có mặt trong 18/26 giải. Giải Nobel Kinh tế được sáng lập năm 1969, và trong 8 năm đầu, Hoa Kỳ cũng giành tới 6 giải. Đó là trong lĩnh vực nghiên cứu, còn trong lĩnh vực đào tạo, Hoa Kỳ cũng liên tiếp đạt được những tín hiệu khả quan. Là nước đầu tiên thực hiện chính sách cởi mở khi chấp nhận sinh viên tốt nghiệp đại học nước ngoài có thể sang Hoa Kỳ học tiếp sau đại học, Hoa Kỳ ngay lập tức đã thu hút được rất nhiều “tinh hoa” trẻ đến từ các châu Lục khác, đặc biệt là từ châu Á, rất nhiều trong số họ sau khi tốt nghiệp đã quyết định ở lại và trở thành lực lượng khoa học chủ yếu trong các đại học Hoa Kỳ ngày nay.
Ngày nay, khi đọc lại cuốn “Khoa học: Biên giới của vô tận” của V. Bush, chúng ta có thể thấy những khái niệm, những ý tưởng, những đề xuất tưởng chừng như trở nên rất phổ biến như: đại học nghiên cứu, Chính phủ tài phải tài trợ cho khoa học cơ bản, học bổng dành cho sinh viên….Nhưng, chúng ta cũng cần phải nhớ rằng, V. Bush đã viết ra tất cả những điều đó từ cách đây hơn 60 năm, tại thời điểm mà tri thức và sự phát triển của khoa học thua xa hiện nay rất nhiều lần; và quan trọng hơn nữa là ông đã biến những ý tưởng đó thành hiện thực. Cũng có thể, nhiều ý tưởng của V. Bush tại thời đó, hiện nay cũng không còn thật đúng nữa; hay cũng có khi, có người lại phê phán V. Bush đã lãng quên hoàn toàn vai trò của các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn trong các đề xuất của ông. Lại có trường hợp, người ta kết tội V. Bush là người phải chịu trách nhiệm chính trong việc chế tạo ra bom nguyên tử gây nên thảm họa tại Nhật Bản năm 1945; nhưng rõ ràng, với những gì đã làm được cho Hoa Kỳ và cho sự phát triển của khoa học, V.Bush đáng lẽ ra phải được biết đến nhiều và cần được lịch sử nói nhiều đến hơn là thực tế. Còn một chi tiết nữa cũng vô cùng quan trọng trong cuộc đời của V. Bush, vào năm 1930, chính ông là người đầu tiên đề xuất ra ý tưởng Memex mà về sau đã được phát triển thành hệ thống Internet mà chúng ta vẫn sử dụng ngày nay. Không còn nghi ngờ gì nữa, V. Bush xứng đáng được tôn vinh như nhà cải cách giáo dục và khoa học vĩ đại nhất thế kỷ XX. 

Tài liệu tham khảo
 Atkinson and Blanpied, “Research Universities: Core of the U.S Science and Technology System”, Research & Occasional Paper Series: CSHE, University of California, Berkeley, 2007.
Atkinson, “The role of Research in the University of the future”, report in The United Nations University Tokyo, Japan, November, 1997.
Vannevar Bush, wikipedia
Vannevar Bush, “Science The Endless Frontier”, A report to the President, July, 1945

Vannevar Bush và những vấn đề thời sự của khoa học thông tin: 60 năm nhìn lại*

Đăng lúc: Thứ ba - 10/10/2006 16:44 - Người đăng bài viết: Administrator

Vannevar Bush và những vấn đề thời sự của khoa học thông tin: 60 năm nhìn lại*

Trong lịch sử phát triển của bất cứ lĩnh vực khoa học nào, có tác giả và công trình đánh dấu bước ngoặt, đột phá để rồi tạo dựng cho việc ra đời một ngành khoa học mới. Công trình ngắn gọn, vẻn vẹn có mười trang in với nhan đề "As We May Think" (Tạm dịch: Như cách con người suy nghĩ) của Vannevar Bush được công bố vào năm 1945 trên Tạp chí "Atlantic Monthly" của Hoa Kỳ là một trong số các công trình như vậy.

Được đánh giá là một trong số các nhà khoa học hàng đầu của nửa sau thế kỷ XX, V. Bush (1890-1974) - GS của Học viện công nghệ Massachusetts (MIT) - Viện Đại học bậc nhất của Hoa Kỳ về khoa học - công nghệ, nơi có cả chục người nhận giải thưởng Nobel, người từng giữ cương vị là Cục trưởng Cục nghiên cứu và phát triển, điều hành trên 6000 nhà khoa học hàng đầu của Hoa Kỳ trong thời gian thế chiến thứ II, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của KH, KT và giáo dục. Ông là một trong số các nhà KH tiên phong đã tham gia vào việc thiết kế và sử dụng máy tính để giải quyết các vấn đề toán học và kỹ thuật, là một trong số ít các nhà khoa học tiên đoán khả năng máy móc có thể “suy nghĩ”. Đối với cộng đồng khoa học, ông và các công trình của mình có ảnh hưởng sâu sắc tới việc ra đời hai lĩnh vực: khoa học thông tin (Information Science) và khoa học máy tính (Computer Science). Cách đây 15 năm, trong cuốn sách nổi tiếng “Từ Memex tới Hypertext: Vannevar Bush và cỗ máy suy nghĩ” các nhà khoa học quốc tế cũng đã có những bài viết về ông từ nhiều phía. 60 năm đã trôi qua, thời gian đủ để có thể nhìn lại, chiêm nghiệm và để đánh giá đầy đủ hơn những ý tưởng và dự báo khoa học táo bạo của ông.
1. “Bùng nổ thông tin” - vấn đề của thế kỷ XX
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, vấn đề tăng trưởng tài liệu trong khoa học nói riêng và trong xã hội nói chung đã trở thành lực cản trong các hoạt động xã hội. Các nhà khoa học sau đó gọi hiện tượng này là “Bùng nổ TT”, để vào năm 1963 được khái quát và tổng hợp lại trong công trình của nhà khoa học luận nổi tiếng Derek J.de Solla Price “Khoa học bé, khoa học lớn”. Nhiều nhà khoa học đã phát hiện vấn đề TT và dành những nỗ lực để nghiên cứu bản chất của hiện tượng TT và tìm các công cụ để hy vọng kiểm soát và quản trị được các dòng tin đó. Năm 1934, S.C Bradford - nhà hoá học và thư mục học người Anh, đã dành gần chục năm để nghiên cứu hiện tượng tản mạn và sự trù mật trong phân bố của thông tin trên các ấn phẩm. Định luật Bradford ra đời giúp cho giới thông tin - tư liệu có cái nhìn khoa học hơn trong việc tổ chức vốn thôn tin tài liệu. Muộn hơn, nhiều nhà khoa học tìm ra quy luật tăng trưởng TT theo hàm mũ vốn được coi là tác nhân chính cản trở việc giao lưu TT. Năm 1948, ngay cả Viện sĩ V.V Vavilov - nhà vật lý học Xô Viết lỗi lạc, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, đã phát biểu: “Đứng trước dãy Hymalaya sách vở; con người ngày nay rất khó để tìm cho mình những TT cần thiết. Người tìm tin như người đãi cát tìm vàng - tìm hạt vàng nhỏ bé trong biển cát mênh mông”. Trong khi, cho tới tận đến những năm 60, các nhà khoa học nhìn vấn đề thông tin mới chủ yếu từ phương diện các hiện tượng, triệu chứng bên ngoài mà trong đó tác nhân chính ở phần phát triển về lượng, có tính “bùng nổ” của TT, thì vào đúng thời điểm thế chiến thứ II vừa kết thúc, Vannevar Bush nhìn vấn đề TT từ một phương diện khác, phương diện cơ chế tư duy, suy nghĩ của con người.
Khi Norbert Wiener (1948) công bố cuốn sách: “Xibecnetic: hay điều khiển và liên lạc trong cơ thể sống và máy móc”, Claude Shannon, Warren Weaver (1949) với cuốn “Lý thuyết toán học của liên lạc” mà sau đó được gọi là “Lý thuyết thông tin”, không ít các nhà khoa học sớm lạc quan tưởng rằng, vấn đề cơ bản của thông tin đã được giải quyết. Song với thời gian, vấn đề TT không dừng ở đó. Phạm vi thông tin lan toả tới và thực sự nằm ở phần nội dung, ý nghĩa và giá trị của nó... Ngay cả Warren Weaver (cũng là GS của MIT) cũng đã cảnh báo rằng, lý thuyết thông tin của Claude Shannon không phải là học thuyết về thông tin mà chỉ đề cập tới vấn đế kỹ thuật - làm thế nào để các tín hiệu liên lạc được truyền chính xác. Các vấn đề khác của thông tin liên quan tới phương diện ngữ nghĩa (Semantics) – làm thế nào để các tín hiệu liên lạc truyền được ý nghĩa và ngữ dụng (Pragmatics) - làm thế nào để người nhận được ý nghĩa của các tín hiệu liên lạc truyền đến có lợi nhất vẫn còn là ẩn số của khoa học thông tin.
2. Tổ chức thông tin và tìm tin - yêu cầu của thời đại
Trong các công trình của mình, V. Bush trình bày ý tưởng về việc lưu giữ một lượng lớn thông tin và cơ chế tìm kiếm, truy cập thông tin và làm sao đưa thông tin trở thành tri thức. Ông dự báo về sự thay đổi công nghệ trong các lĩnh vực cấu trúc tổ chức thông tim, tìm tin, nhận dạng tiếng nói, dịch tự động, sao ảnh. Các quan điểm cơ bản trên đây của ông là những đóng góp lớn lao trong lĩnh vực khoa học thông tin hiện đại.
Vừa kết thúc chiến tranh, V. Bush đã nhìn nhận vấn đề tổ chức khoa học qua việc tổ chức tri thức. Ông hình dung, một thư viện với một triệu cuốn sách có thể tổ chức gọn; trên hệ thống thiết bị vi phim. Thiết bị đặc biệt có tên gọi Memex được ông đề xướng thực sự là nguyên mẫu của một hệ thống dùng để lưu trữ và tìm kiếm TT, thông qua đó con người có thể lưu trữ tất cả các kiến thức và sau đó tìm các TT cần thiết. Dưới sự lãnh đạo của ông, phòng thí nghiệm nghiên cứu điện tử của MIT đã hoàn thành việc thiết kế và đưa vào sử dụng máy tìm tin vi phim đầu tiên với tên gọi “Rapit Selector”. Xa hơn, V. Bush cũng đã trình bày ý tưởng liên kết giữa các trường đoạn tri thức từ các lớp văn bản khác nhau mà ông tự đặt tên bằng thuật ngữ “trails” (vết), nhờ thông tin cấu trúc “trails” được giấu trong văn bản, người dùng tin có thể truy cập tới các trường đoạn TT khác nhau trong không gian TT rộng lớn. Sau này, công cụ đó được các nhà khoa học phát triển hoàn thiện với tên gọi siêu liên kết “hyperlinks” và trang web. V. Bush là người đầu tiên nhìn vấn đề TT từ phương diện tư duy của con người. Ông chỉ ra rằng, cách tìm tin hiện tại trong các kho TT truyền thống dựa trên lôgíc hình thức và trật tự tuyến tính là không phù hợp với lối suy nghĩ, bản chất liên tưởng đan xen phức tạp trong suy nghĩ và tư duy của con người. Phân tích bản chất của bài toán tìm tin, ông cho rằng ngôn ngữ tự nhiên ở dạng nguyên gốc không thích hợp cho bài toán tìm tin ngữ nghĩa bằng cách cơ giới hoá và vì thế, việc giải quyết vấn đề không đơn giản chỉ là ở phần trang thiết bị. Vào thời kỳ đó, các tổ chức TT tuyến tính và đơn diện, thủ tục để tìm tin theo các yêu cầu là rất phức tạp và quy trình tìm tin theo bước tuần tự bị kéo dài. Theo cách hiểu của ông, bộ óc con người tư duy theo nhiều chiều, theo các trục liên tưởng, khi nhận được TT, con người ngay tức thì xuất hiện thông tin khác, theo cách liên lập nhờ mạng các quan hệ giữa các tế bào não. Ông cho rằng, không thể hoàn toàn bắt chước quá trình trên song cần phải học và biết cách mô phỏng. Các gợi ý của ông đã là các ý tưởng khoa học tuyệt vời để chuẩn bị ra đời một loạt các thay đổi có tính cách mạng trong vấn đề tổ chức và tìm tin. Theo đề nghị của ông, từ những năm 50 Quỹ khoa học quốc gia Hoa Kỳ (NSF) đã tài trợ cho nhiều nhà khoa học nhập cuộc để nghiên cứu vấn đề tìm tin. Đầu tiên phải kể tới Cavin Mooes người đầu tiên nêu khái niệm khoa học về “Tìm tin”, lúc đó đã xác định khá rõ “Tìm tin liên quan tới các khía cạnh trí lực (intellectual aspects) liên quan tới việc trình bày, xử lý, lưu giữ và truy cập TT mà hệ thống, kỹ thuật hoặc máy móc có thể thực hiện thay cho con người”. Tiếp theo là các hội nghị và diễn đàn về tìm tin văn bản (TREC - Text Retrieval Conference) với chương trình đánh giá hoạt động của các hệ thống tìm tin dưới tên gọi Dự án Cranfiel do C.W. Cleverdon chủ trì được thực hiện vào cuối những năm 50 và nửa đầu những năm 60 tại Anh và Hoa Kỳ. Trong những năm 60-80, chương trình nghiên cứu về hệ thống tìm tin văn bản tự động SMART của Đại học Cornell do GSTS Gerard Salton (1927-1995), người mà sau khi qua đời, tên ông được chọn làm tên gọi cho một giải thưởng tại Hoa Kỳ dành cho các công trình xuất sắc trong lĩnh vực tìm tin, đã thu được nhiều thành công.Nhiều nhà khoa học có lý khi họ khẳng định rằng, V. Bush chính là người nhìn thấy trước công nghệ siêu văn bản và đa phương tiện. Cũng nhờ các ý tưởng này, một loạt các dịch vụ TT giá trị gia tăng theo kiểu các TT dự báo và đánh giá ra đời: bác sỹ có thể chẩn đoán bệnh dựa trên tri thức về triệu chứng và bệnh học, chuyên gia có thể tư vấn trên các hệ tri thức... Mặc dù các ý tưởng này thời ông cũng không được hiện thực hoá, song cũng tại đây, V. Bush lần đầu tiên đã trình bày và sử dụng khái niệm về tổ chức thông tin (organize information), các vấn đề trí lực và công nghệ đương thời. Ông đã tiên đoán rằng, máy tính và trí tuệ máy sẽ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống trí tuệ của xã hội loài người. Rất nhiều điều về Memex sau này liên quan tới máy tính tương tự, máy tính số hiện đại. Một ảnh hưởng quan trọng khác là lĩnh vực công nghệ siêu văn bản (Hypertext). Tại Hội nghị quốc tế về Hypertext được tổ chức tại Chapel Hill vào năm 1987, các nhà khoa học đánh giá cao các ý tưởng của V. Bush. Năm 1993, Hartigan đã phân tích sâu sắc trên 30 năm phát triển công nghệ đa phương tiện (Multimedia) trong đó chỉ ra rằng, các ý tưởng khoa học của V. Bush có ảnh hưởng rất lớn tới các thành tựu đương đại của lĩnh vực TT như: tìm tin, công nghệ siêu văn bản (Hypertext), thư viện điện tử... Ngay cả các nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực này như Doug Engebart và Ted Nelson đều thừa nhận các kết quả khoa học của họ là sự nối tiếp những ý tưởng của V. Bush. Vào những năm cuối của thế kỷ XX, nhà Thông tin học Linda Smith đã thực hiện việc phân tích trích dẫn để xem và xác định mức độ ảnh hưởng của công trình của V. Bush. Kết quả phân tích thông tin trích dẫn thu được cũng khẳng định V. Bush có ảnh hưởng rất lớn tới lĩnh vực thông tin học, tìm tin, tin học, công nghệ Hypertext, thư viện điện tử.
3. Nghề thông tin: cơ hội và thách thức
Với đầu óc thiên tài, V. Bush cũng là người tiên phong nhìn thấy trước sự ra đời và tương lai của một dạng nghề nghiệp mới trong khoa học: nghề thông tin. Ông đã viết những dòng ý tưởng dự báo tuyệt vời: “Trong lãnh địa khoa học sẽ có một nghề mới với nhiệm vụ thiết lập các mối quan hệ hữu ích trong hàng hà sa số các dữ liệu. Di sản của các nhà khoa học không chỉ thể hiện ở cả kho tàng tri thức, mà còn ở việc xây dựng các “miệt rừng” ở đó các lớp kế tiếp có thể tham gia vào phát triển toà lâu đài đó. Khoa học phải nghiên cứu các phương thức để con người có thể sản xuất, bảo tồn và sử dụng có lợi các tri thức đó”. Rất nhiều ý tưởng về ngành thông tin của V. Bush đã được hiện thực hoá với các bước phát triển diệu kỳ trong suốt 60 năm qua. Cộng đồng khoa học thông tin ngày nay có nhiều các cơ sở khoa học và dịch vụ thông tin, nhiều tạp chí khoa học chuyên ngành thông tin tên tuổi, nhiều cơ sở đào tạo các cán bộ thông tin chuyên nghiệp từ trình độ cử nhân tới bậc tiến sỹ khoa học, một nền kinh tế thông tin sôi động đang nổi lên và quan trọng hơn nhân loại đang thực sự bước vào “xã hội thông tin toàn cầu” với các cơ hội rộng mở cho mọi quốc gia và cho mọi người. Nhân lực thông tin chiếm tỷ lệ quan trọng và đang tạo ra các giá trị ngày càng lớn trong xã hội. Đầu tư cho hoạt động thông tin đích thực là đầu tư có hiệu quả. Song hoạt động thông tin ngụy tạo và kém tính toán cũng dễ làm thất thoát các nguồn lực và đưa đến không ít mất mát. Tạo lập và làm chủ môi trường thông tin lành mạnh là đòi hỏi của cuộc sống, là thách thức song cũng là cơ hội phát triển khi chúng ta thực sự hội nhập.
Ngay từ đầu năm 1970 tại Moskva, tại giảng đường Hội “Znania” (Tri thức) dưới sự chủ trì của Viện sỹ A. A Doronhixin, Giám đốc trung tâm tính toán thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (sau này Viện sỹ đó sang Việt Nam giúp Uỷ ban KH&KT nhà nước triển khai các chương trình trong lĩnh vực khoa học tính toán) đã có các buổi thuyết trình khoa học về các chương trình nghiên cứu trong lĩnh vực thông tin đang được thực hiện tại Liên Xô, Hoa Kỳ, Nhật Bản... Ở đó công trình của Vannevar Bush đã được đánh giá rất cao. Gần 30 năm sau, tháng 10 năm 1999, ở Hà Nội trong buổi thuyết trình về khoa học thông tin tại Trung tâm thông tin KH và CN Quốc gia, GS. TS. R. S Giliarevxkii, nhà hoạt động KH công huân của CHLB Nga, Trưởng bộ môn Thông tin Đại học Tổng hợp Quốc gia Lômônôxốp (Moskva), Tổng biên tập Tạp chí Thông tin cũng đã tái khẳng định, V. Bush là nhà sáng lập ngành Thông tin học hiện đại.
Sự kỳ diệu của con người có trong các phát kiến, ý tưởng khoa học. Trong một xã hội thông tin đang hiện hữu sinh động trên hành tinh chúng ta, có những người khai đường, trong đó Vannevar Bush thật sự là một sai mai toả sáng của bầu trời thông tin.
__________
* Bài viết được hoàn thành nhân kỷ niệm 35 năm ngày tác giả được nghe buổi thuyết trình về Vannevar Bush và kỷ niệm 10 năm ngày tác giả trình đề án đào tạo bậc đại học ngành Thông tin học và QTTT ở Việt Nam để từ năm học 1996-1997 đề án này đã được hiện thực hoá bắt đầu từ Trường Đại học Đông Đô.
Nguồn: T/c Thông tin và phát triển, số 2, 9/2006, tr 15
Tác giả bài viết: PGS. TS Nguyễn Hữu Hùng
110 Orville_and_Wilbur_Wright_1789.jpg
Orville and Wilbur Wright

1867-1912
Mỹ
Phát Minh


Vannevar Bush

1890-1974
Mỹ
Khoa Học Máy Tính

'Anh em nhà Wright' và hành trình bay lên bầu trời

Cuốn sách "Anh em nhà Wright" không chỉ kể hành trình làm cho máy bay bay trên bầu trời mà còn bộc lộ khao khát, khắc khoải của những người tiên phong.
Ước mơ bay vào bầu trời, từng bị loài người xem là ước mơ xa xôi, hoang đường, nhưng cũng không thiếu những con người luôn nhiệt huyết khám phá những điều bí ẩn và tin vào sức mạnh của sự chinh phục.
Anh em nhà Wright chính là những người như vậy. Họ là hai anh em người Mỹ gồm Orville Wright và Wilbur Wright, là những người đầu tiên thử nghiệm thành công cho máy bay bay được.
Bằng sự say mê hiếm thấy, sự thông minh, nhiệt huyết và tận tụy, họ đã trở thành những người đầu tiên bay lên bầu trời, mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển của nhân loại.

Những kẻ mộng mơ lập dị

Trong cuốn sách Anh em nhà Wright, tác giả David McCullough đã khai thác triệt để mọi nguồn tư liệu, nhân chứng có thể để tạo nên một câu chuyện sinh động, hấp dẫn về anh em nhà Wright trong quá trình hình thành, phát triển và thành công khi chế tạo máy bay.
'Anh em nha Wright' va hanh trinh bay len bau troi hinh anh 1
Sách Anh em nhà Wright.
Wilbur Wright và Orville Wright sinh ra trong gia đình có 5 anh chị em, tại thành phố Dayton, bang Ohio của Mỹ. Mẹ Wright mất sớm, nhưng hai anh em Wright cùng với những người anh em khác trong gia đình đều nhận được sự giáo dục tận tụy, và đầy yêu thương từ người cha, tổng giám mục Milton Wright.
Chính ông là người luôn khích lệ, ủng hộ và kiên trì theo dõi hành trình chinh phục khao khát của Wilbur và Orville.
Dưới ngòi bút của McCullough hai anh em nhà Wright thể hiện những cá tính khác biệt, nhưng vô cùng hài hòa, bổ trợ lẫn nhau khi cộng tác trong công việc.
Trong khi Wilbur là người trầm lặng, bình tĩnh, có phần nguyên tắc, đặc biệt yêu thích sách vở, viết lách thì người em Orville lại là người ưa hoạt động, và yêu thích máy móc.
Vì một sự cố nghiêm trọng, phải từ bỏ giấc mơ vào Đại học Yale, Wilbur đã cùng Orville khởi nghiệp với ngành sửa chữa, sản xuất xe đạp. Công việc của họ đã đạt được những thành tựu đáng kể, và mở ra thời kỳ tiến sâu hơn nữa khám phá sự kì diệu của kỹ thuật, là bước đệm cho họ dấn thân vào nghiên cứu, chế tạo máy bay.
Hai anh em khởi đầu với công việc làm những chiếc diều dựa trên cơ chế bay của loài chim mà họ đã quan sát, rồi sau đó cải thiện thành tàu lượn có người lái. Đã có biết bao nhiêu người nhìn họ bằng ánh mắt nghi hoặc, cho rằng họ là chỉ là những kẻ hoang đường, hão huyền.
Nhưng hai anh em đã làm việc cả ngày lẫn đêm trong căn phòng nhỏ phía sau của cửa hiệu xe đạp, suốt nhiều năm trời. Ngày 17/12/1903, Orville trèo vào khoang lái của chiếc máy bay lúc đó được đặt tên “Flyer 1” rồi cất cánh từ mặt đất tại Kitty Hawk lên bầu trời.
Đó chính là khoảnh khắc được mong đợi nhất. Nó bay được khoảng 12 giây trước khi hạ cánh sau một tiếng huỵch ở cách đó 120 fit.
Chuyến bay đầu tiên tại Kitty Hawk vào năm 1903 được McCullough mô tả đầy kịch tích, thú vị, giữa nắng và gió trên một bãi biển mênh mông. Khi Orville bay lên, cô đơn trên bầu trời, tuyệt đẹp, khiến lịch sử ngành hàng không bước sang một hướng khác.
Việc con người có thể bay trên bầu trời đã không còn là một giấc mơ hoang đường nữa, nó có thể, hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Hiện nay chiếc máy bay đầu tiên này đang được đặt tại Viện bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Hoa Kỳ tại Washington, D. C.

Vinh quang và câu chuyện về sự nỗ lực

Cuốn sách Anh em nhà Wright không tập trung vào miêu tả những kỹ thuật cơ khí, mà dành nhiều dung lượng để bộc lộ khao khát, khắc khoải của hai anh em nhà Wright. Không một chút khoa trương, McCullough đã trình bày tất cả những câu chuyện của họ một cách chi tiết.
'Anh em nha Wright' va hanh trinh bay len bau troi hinh anh 2
Khi đã đưa được chiếc máy bay bay lượn trên bầu trời, anh em nhà Wright vẫn nỗ lực làm việc.
Từ chuyến bay đầu tiên được thực hiện trong lặng lẽ năm 1903, họ đã liên tục thực hiện những thử nghiệm vào các năm tiếp theo, nhưng cũng hầu như không thu hút được sự chú ý nào.
Cho đến ngày 5/8/1908, sau rất nhiều căng thẳng, mệt mỏi lắp đặt, sửa chữa, cân nhắc, trước sự chứng kiến của nhiều người, trong đó có cả giới chức Pháp, Wilbur Wright đã lái 9 lần với các vòng lượn rộng và biểu diễn kỹ năng điều khiển máy bay. Lần lượn lâu nhất kéo dài 8 phút 13 giây. Thành tích của anh em Wright lần đầu tiên được nhìn nhận ngoài phạm vi nước Mỹ
Từ lúc ấy, liên tiếp những vinh quang đã đến với anh em nhà Wright, họ được cả thế giới chào đón, với những bữa tiệc, những danh hiệu anh hùng được trao. Trước những vinh quang ấy, họ vẫn giữa thái độ bình tĩnh, khiêm nhường, và tích cực làm việc. Điều này được tác giả cuốn sách đặc biệt nhấn mạnh.
Trong phần viết về việc tổ chức đại tiệc cho anh em nhà Wright ở khắp thành phố Dayton, khi người người tham gia diễu hành trên đường phố, tiệc tùng suốt hai ngày, thì Wilbur và Orville đã “bí mật tách khỏi buổi lễ, đi đi về về làm việc tại cửa hàng của họ trên đường West Third”.
Anh em nhà Wright đã trở thành những người hùng của Dayton, họ là niềm tự hào của cả nước Mỹ, nhưng họ vẫn không ngừng làm việc, với mong muốn hoàn thiện hơn nữa kỹ thuật của mình, với khao khát được cống hiến cho sự phát triển vượt bậc của ngành hàng không thế giới.

Gia đình là nguồn an ủi

'Anh em nha Wright' va hanh trinh bay len bau troi hinh anh 3
Chiếc máy bay do anh em Wright điều khiển.
Trong cuốn sách Anh em nhà Wright, McCullough cho độc giả cơ hội được tiếp cận Wilbur và Orville, trong mối quan hệ thân thiết với gia đình. Gia đình không những là nơi thân thương để trở về, đó còn là nguồn an ủi, tận tụy, đã giúp họ vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất.
Khi Orville trong một chuyến bay thử nghiệm tại Washington đã bị thương nghiêm trọng, đồng thời suy sụp tinh thần thì người em gái Katharine đã vội vã lập tức xin nghỉ việc vô thời hạn để chăm sóc ông, cận kề bên cạnh ông, cho đến khi ông dần bình phục. Katharine khắc họa vai trò của một người em gái thân thiết, luôn hết mình ủng hộ các anh.
Ngày 30/5/1912, Wilbur qua đời bởi bệnh thương hàn khi mới 45 tuổi. Người em Orville một mình điều hành công ty Wright. Câu chuyện kịch tính và hấp dẫn nhất cũng dừng lại ở đó, nhường chỗ cho những người nối tiếp tương lai. Họ đã hoàn thành sứ mệnh của mình, là những người đầu tiên bay trên bầu trời.
“Với phát minh này, nhân loại đột nhiên được mở rộng tầm mắt, con người đạt được khả năng của loài chim, có thể bay cao trên bầu trời bao la, đến những vùng đất xa xôi vô hạn” - bài phát biểu ngắn của giám mục Wright có lẽ đã nói được đủ đầy vai trò vĩ đại của hai anh em nhà Wright.
Tác giả McCullough là người kể chuyện, giảng viên, nhà sử học người Mỹ. Ông là người chiến thắng giải Pulitzer hai lần cho cuốn sách Truman năm 1992 và John Adams năm 2001. Ông cũng là một trong số ít các sử gia nhận được Huân chương Tự do Tổng thống.
Anh em nhà Wright là cuốn sách thứ mười trong sự nghiệp của ông.
Thủy Nguyệt

Ai mới thực sự là người đầu tiên chế tạo ra máy bay?

Gia Bảo, Theo Trí Thức Trẻ 15:00 26/11/2016

Nếu như câu trả lời của bạn là anh em nhà Wright thì bạn không hẳn là đúng mà cũng không hẳn là sai.

Người đầu tiên chế tạo ra máy bay là anh em nhà Wright (1900) - đó là kiến thức phổ biến nhất hiện nay.
Tuy nhiên có thực là như vậy không? Tại lễ khai mạc Olympic Rio 2016, người đầu tiên lái máy bay lại không phải là anh em nhà Wright đâu, mà là một người tên Alberto Santos-Dumont. Liệu có lầm lẫn gì ở đây chăng? 
Trên thực tế, những cái "đầu tiên" trong lịch sử không phải lúc nào cũng được quy định rõ ràng. Muốn biết được người đầu tiên chế tạo ra máy bay, ta cần phải xét đến tất cả những khía cạnh như: máy bay có chạy bằng năng lượng hay không, có điều khiển được hay không, nó phải bay được bao xa, bao lâu hoặc lên tới được độ cao bao nhiêu…
gif .
Và dưới đây là danh sách các "ứng cử viên" nổi bật nhất cho vị trí "nhà phát minh máy bay đầu tiên" cũng như chi tiết các ý tưởng của họ. 
 1. Kiến trúc sư, họa sĩ... Leonardo da Vinci
Ai mới thực sự là người đầu tiên chế tạo ra máy bay? - Ảnh 2.
Thông qua hàng trăm ghi chép của thiên tài toàn năng người Ý này, ta có thể thấy rõ ước muốn được chao liệng trên bầu trời của ông. Vào năm 1485, ông đã phác họa bản thiết kế một chiếc máy bay dựa trên cấu tạo của chim và dơi.
Ai mới thực sự là người đầu tiên chế tạo ra máy bay? - Ảnh 3.
Một trang phác thảo máy bay của Leonardo da Vinci (1452-1519)
Chiếc máy này bao gồm đôi cánh rất to gắn với một khung gỗ. Người lái sẽ phải nằm sấp xuống phía bên trong và điều khiển đôi cánh chuyển động lên xuống bằng một tay quay gắn với nhiều que và ròng rọc.
Tuy nhiên, chưa có ghi chép nào chứng thực là ông đã dựng được chiếc máy bay này. Hơn nữa theo các chuyên gia ngày nay thì vì không có động cơ, chiếc máy bay khó có thể nào cất cánh. Và nếu Leonardo thử bay xuống từ trên cao, rất có khả năng ông sẽ không còn lành lặn.
Ai mới thực sự là người đầu tiên chế tạo ra máy bay? - Ảnh 4.
Cấu tạo của máy bay do thiên tài Leonardo da Vinci nghĩ ra
2. Kỹ sư người Pháp - Clément Ader
Ai mới thực sự là người đầu tiên chế tạo ra máy bay? - Ảnh 5.
Sau 4 năm lên ý tưởng và nghiên cứu tài liệu, vào năm 1886, kỹ sư người Pháp - Clément Ader (1841 - 1925) đã thiết kế chiếc máy bay có hình thù nửa dơi, nửa máy hơi nước mang tên Éole.
Khi được vận hành thử vào năm 1890, nó đã bay lên được một vài mét nhờ động cơ hơi nước trọng lượng thấp.
Ai mới thực sự là người đầu tiên chế tạo ra máy bay? - Ảnh 6.
Máy bay "Éo le" của Clément Ader
Sau đó, Ader bắt đầu chế tạo một chiếc máy bay mới mang tên Avion II. Dù Ader nói rằng ông đã bay thử nó vào năm 1892, nhưng rốt cục không ai tin ông cả, và cũng không có bằng chứng chứng minh điều này. Thậm chí, người ta cho rằng dự án này đã bị bỏ giữa chừng.
3. Nhà thiên văn học Samuel Langley
Ai mới thực sự là người đầu tiên chế tạo ra máy bay? - Ảnh 7.
Vào năm 1891, nhà thiên văn học người Mỹ - Samuel Langley (1834 - 1906) bắt đầu bắt tay vào thiết kế mô hình máy bay vận hành bằng động cơ hơi nước và xăng.
Đến năm 1896, ông hoàn thành và đặt tên cho chiếc máy bay không người lái này là Aerodrome số 5. Sử dụng hệ thống hơi nước một xi-lanh, nó đã bay được 1 km phía trên dòng sông Potomac sau đó hạ cánh xuống nước.
Ai mới thực sự là người đầu tiên chế tạo ra máy bay? - Ảnh 8.
Máy bay Aerodrome Number 5 của Samuel Langley
6 tháng sau, anh em của nó, Aerodrome số 6 thì bay được đến 1,5 km.
Ai mới thực sự là người đầu tiên chế tạo ra máy bay? - Ảnh 9.
Và người anh em của nó - Aerodrome Number 6
Lại nói về Clément Ader. Học hỏi từ Langley, Ader đã cho ra mắt chiếc máy bay đời thứ 3 của ông, có tên gọi Avion III. Được lên ý tưởng từ năm 1982, nó có hình dáng to, đẹp và ra dáng loài dơi hơn Éole. Nhưng vào năm 1897, dù chưa cất cánh, nó đã gặp sự cố và hư hỏng nặng; từ đó Ader không còn thiết tha với việc chế tạo máy bay nữa.
Và thế là Langley trở thành người dẫn đầu ngành hàng không thế giới. Nhờ các mối quan hệ chính trị của mình, ông được Bộ Chiến tranh Hoa Kỳ và Viện Smithsonian trao tặng 70.000 đôla (hơn 1,5 tỷ đồng theo tỉ giá hiện tại) để tiếp tục nghiên cứu và chế tạo máy bay.
Với số tiền đó, năm 1898, Langley bắt tay vào chế tạo một chiếc máy bay mới mang tên 50-hp Aerodrome A. Sau hai lần chạy thử, một phần của nó đã bị kẹt vào máy phóng và chìm luôn xuống sông. Tóm lại là thất bại!
Ai mới thực sự là người đầu tiên chế tạo ra máy bay? - Ảnh 10.
Chiếc máy bay 50-hp Aerodrome A của Samuel Langley
4. Nhà phát minh người Đức - Karl Jatho
Ai mới thực sự là người đầu tiên chế tạo ra máy bay? - Ảnh 11.
Cũng vào năm 1897, một nhà phát minh người Đức tên Karl Jatho (1873 - 1933) đã dựng nên một chiếc máy bay ba lớp, nhìn vào giống như người lái bị mấy lớp đĩa kẹp vậy. Dù không có hệ thống điều khiển, nó đã bay được lên khoảng 1m và di chuyển được 18m.
Vào năm 1903, chiếc máy bay mới chỉ có hai lớp của ông đạt được độ cao 3m và đi được 60m nhưng vẫn chưa có hệ thống điều khiển. Jatho thừa nhận rằng, máy bay của ông chỉ đơn giản là quá yếu nên không thể bay cao và nhanh hơn được.
Ai mới thực sự là người đầu tiên chế tạo ra máy bay? - Ảnh 12.
Chiếc máy bay của Karl Jatho
5. Anh em nhà Wright
Ai mới thực sự là người đầu tiên chế tạo ra máy bay? - Ảnh 13.
Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến anh em nhà Wright trong danh sách này. Từ năm 1899 đến năm 1902, hai anh em Orville và Wilbur Wright hì hục thiết kế, bay thử và hoàn thiện các phiên bản tàu lượn của mình ở North Carolina. Sang năm 1903, họ chạy thử chiếc máy bay mang tên Flyer cải tiến từ tàu lượn bằng đường trượt.
Wilbur đã điều khiển Flyer bay lên cao tận 34 m. Nhưng khi hạ cánh, bánh lái phía trước của nó lại bị hư hỏng nặng.
Ai mới thực sự là người đầu tiên chế tạo ra máy bay? - Ảnh 14.
Chiếc máy bay Flyer của anh em nhà Wright
3 ngày sau, sau khi sửa lại bánh lái, họ đặt đường ray trượt trên nền đất phẳng và bay 4 lượt. Orville và Wilbur thay phiên nhau điều khiển. Lượt bay sau lại có thời gian dài hơn lượt bay trước và không gặp bất kỳ sự cố nào cả. Lượt cuối cùng đạt được độ cao 3m và di chuyển được đến 260m.
Xui xẻo thay, trên đường về kho đựng, Flyer bị gió thổi lộn vòng và hư hỏng nặng. Hai anh em nhà Wright không sửa Flyer mà làm một máy bay khác, mang tên Flyer II.
Ai mới thực sự là người đầu tiên chế tạo ra máy bay? - Ảnh 15.
Máy bay Flyer II
Flyer II được công bố với báo chí vào năm 1904. Lần này, họ thực hiện các chuyến bay thử tại trường bay Huffman Prairie ở Dayton. Vì gió ở đây khá nhẹ, họ đã dựng nên một máy phóng. Flyer II đã đạt kỷ lục khi bay vòng quanh được tận 5 phút.
Năm 1905, Flyer III chính thức cất cánh. Wilbur đã lái nó qua 40 km trong vòng 38 phút trước khi hạ cánh vì cạn nhiên liệu. Nghĩa là phi công muốn dừng lúc nào cũng được.
Ai mới thực sự là người đầu tiên chế tạo ra máy bay? - Ảnh 16.
Và máy bay Flyer III
Một tuần sau đó, Liên đoàn Thể thao hàng không Thế giới (FAI) được thành lập ở Paris. Họ treo thưởng cho các hạng mục, như bay được trên 25 m hay đến 100 m chẳng hạn. Tuy nhiên không rõ vì lý do gì, máy bay anh em nhà Wright lại không đủ tiêu chí nhận thưởng.
5. Phi công Alberto Santos-Dumont
Phi công người Brazil này chính là nhân vật đã được vinh danh tại Olympic Rio 2016. Lúc bấy giờ, sau khi đã chế tạo thành công khí cầu có động cơ, ông chuyển sang chế tạo máy bay vào cuối năm 1905 với đích ngắm là giải thưởng của FAI.
Ai mới thực sự là người đầu tiên chế tạo ra máy bay? - Ảnh 17.
Chiếc máy bay 14-bis của Alberto Santos-Dumont (1873 - 1932)
Năm 1906, ông cho chạy thử chiếc máy bay 14-bis của mình. Nó di chuyển được khoảng 7m trong vòng tay tán thưởng của mọi người xung quanh. Hơn một tháng sau đó, nó bay được 60m và nhận được giải thưởng đầu tiên của FAI.
Nhờ được gắn thêm cánh phụ để dễ giữ thăng bằng hơn, 14-bis sau đó đã bay được tận 220m.
Ai mới thực sự là người đầu tiên chế tạo ra máy bay? - Ảnh 18.
Nhiều người đã chỉ ra thiếu sót trong các tiêu chí nhận giải của 14-bis và cho rằng FAI đã thiên vị Santos-Dumont vì lúc này ông đang sống ở Pháp.
Giờ chắc bạn đã đoán ra được lý do vì sao Alberto Santos-Dumont lại được tưởng niệm ở lễ khai mạc Olympic rồi nhỉ? Dù 14-bis ra đời và bay sau Flyer của anh em nhà Wright đến 3 năm, lại có thời gian bay ngắn hơn và khó điều khiển hơn, nhưng nó lại được cho là có chuyến bay thành công đầu tiên trên thế giới vì được công nhận bởi FAI.  
Vậy rốt cuộc ai là người đầu tiên chế tạo máy bay? Câu trả lời là ở bạn thôi. Dù sao thì khoa học và lịch sử không phải lúc nào cũng là nhân tố quyết định mọi vấn đề.
Nguồn: Skeptoid, Livescience 

Những chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright

Anh em nhà Wright, gồm Orville và Wilbur là những người đã đi tiên phong trong việc chế tạo ra cỗ máy có thể bay được mà chúng ta gọi là máy bay. Hơn 100 năm trước, Orville và người anh Wilbur đã miệt mài nghiên cứu, thử nghiệm, bất chấp rủi ro để tạo nên một sản phẩm mang tính bước ngoặc đối với lịch sử loài người. Máy bay giúp cho con người có thể di chuyển xa hơn và nhanh hơn, thế giới dường như rút ngắn lại. Dưới đây là một số hình ảnh lịch sử trong những ngày đầu tiên và những chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright.
Những chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright
Wilbur Wright lái một chiếc tàu lượn cỡ lớn xuống sườn đồi Big Kill Devil Hill, ở Kitty Hawk, North Carolina, 10/10/1902. Mẫu tàu lượn này là thế hệ thứ ba của những phiên bản tàu lượn do anh em nhà Wright thiết kế, với phần cánh có thể kéo được để bẻ lái, một bánh lái dọc ở phía sau, và một cái bánh lái độ cao ở phía trước.
Những chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright
Từ trái qua, Orville và Wilbur Wright, ảnh chân dung chụp năm 1905, khi họ 34 tuổi và 38 tuổi.
Những chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright
Bên trái là Dan Tate, và bên phải là Wilbur Wright, thả chiếu tàu lượn 1902, vào ngày 19/09/1902.
Những chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright
Chiếc tàu lượn bị méo mó, do bị gió quật, trên đồi Hill of the Wreck, 10/10/1900.
Những chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright
Orville Wright và Edwin H. Sines, hàng xóm và bạn thời niên thiếu, hàn những chiếc khung phía sau cửa hàng xe đạp Wright.
Những chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright
Bắt đầu thả tàu lượn, Wilbur đang chạy ở phía bên trái nắm một bên tàu lượn (được cải tiến với một bánh lái dọc), Orville nằm giữa chiếc tàu lượn, và bên phải là Dan Tate, tại Kitty Hawk, North Carolina, 10/10/1902.
Những chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright
Ảnh chụp từ phía sau khi Wilbur thực hiện cú cua phải với chiếc tàu lượn từ đồi No. 2, khi cánh phải của tàu gần chạm đất, 24/10/1902.
Những chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright
Máy bay Wright Flyer I, lắp ráp nămg 1903, nhìn từ phía trước. Đây là chiếc máy bay có động cơ đầu tiên của anh em nhà Wright. Máy bay có 2 cánh quạt đường kính gần 2,5m dẫn động bởi một động cơ chuyên dụng công sức 12 mã lực.
Những chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright
Wilbur Wright kiểm tra mức độ hư hại của máy bay Wright Flyer sau một lần thử thất bại, 14/12/1903, ở Kitty Hawk, North Carolina.
Những chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright
Chuyến bay đầu tiên: bay được 36m trong 12 giây, 17/12/1903. Đây là chuyến bay đầu tiên của con người với một cỗ máy có gắng động cơ, có thể điều khiển được và bay liên tục. Orville Wright nằm ở khu vực điều khiển, nằm sấp trên phần cánh dưới với hông ở khu vực cần gạc để điều khiển cánh. Wilbur Wright chạy bên cạnh để giúp cân bằng máy bay, trong ảnh ông vừa thả tay khi nửa cánh bên phải bị lên cao. Đường băng, bệ đỡ cánh, hộp dây, và các vật dụng khác cần thiết để chuẩn bị cho chuyến bay thử còn nằm lại phía sau máy bay. Orville Wright thiết lập sẵn máy ảnh và John T. Daniels bóp bầu cao su, nhả màn trập.
Những chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright
Wilbur và Orville Wright với chiếc máy bay thứ hai, ở Huffman Prairie, gần Dayton, Ohio, 05/1904.
Những chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright
Chuyến bay thứ 41, Orville bay lên được độ cao khoảng hơn 18m; ở Huffman Prairie, Dayton, Ohio, 29/09/1905.
Những chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright
Chiếc máy bay đã được chỉnh sửa nằm 1905, với ghế ngồi dành cho người điều khiển và một ghế khác cho hành khác, trên đường cất cánh ở Dill Devil Hills, 1908.
Những chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright
Quân đội Mỹ đến hiện trường vụ tai nạn máy bay để cứu phi công Orville Wright và hành khách, 17/09/1908. Chiếc máy bay bị rơi trong một chuyến bay biểu diễn tại một căn cứ quân sự, khi cho thiếu ý Selfridge bị thương và qua đời, đây cũng là vụ tai nạn chết người đầu tiên với một máy bay quân sự. Orville vẫn sống nhưng bị gãy chân trái và 4 xương sườn.
Những chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright
Cận cảnh một máy bay của anh em Wright, với ghế phi công và ghế hành khách, 1911.
Những chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright
Wilbur Wright thực hiện chuyến bay dài 33 phút trong lễ kỷ niệm Hudson-Fulton Celebration ở New York, 1909. Wright cất cánh từ đảo Govenors, bay qua sông Hudson đến lăng Grant và quay ngược lại, dưới sự chứng kiến của hàng trăm ngàn người dân New York.
Những chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright
Orville Wright, Katharine Wright và Wilbur Wright, ở Pau, Pháp. Cô Wright chuẩn bị có chuyến bay đầu tiên, 15/02/1909.
Những chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright
Orville Wright trong chuyến bay chứng minh cho quân đội Mỹ ở pháo đài Myer, Virginia, 07/1909. Anh em nhà Wright đã bán được những chiếc máy bay của họ cho đơn vị không quân của quân đội.
Cập nhật: 12/09/2014 Theo Tinh Tế





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét