HÉT LÊN ĐI, ƠI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU! 41
TRÊN ĐỐNG RÁC*
Chiều xuân muộn trải tâm tình khao khát
Máu thầm yêu rào rạt mảnh hồn trai
Tôi gặp em một mình trên đống rác
Tóc rối bời nắng nhạt phủ bờ vai
Em đào em bới
Em xới em moi
Đống cặn bã của vàng son nhung lụa
Dưới lớp rác hôi tanh và nhầy nhụa
Em đang tìm chén gạo cho ngày mai
Một cây đinh ngắn
Nửa mảnh sứ dày
Vài chiếc khoen đồng
Đôi con vít sắt
Người ta vứt của đời em cứ nhặt
Nhục hay vinh thây kệ chuyện trần ai
Một kẻ đi qua
Nhiều kẻ đi qua
Một chiếc xe qua
Nhiều chiếc xe qua
Người trên xe bịt mũi phất mùi xoa
Kẻ dưới lộ cũng cau mày rảo bước
Người ta sợ mùi hôi tanh ẩm ướt
Làm bợn nhơ nếp sống đượm xa hoa
Áo đẹp, khăn thơm, mắt biếc, tay ngà
Ai để ý làm chi trên đống rác
Đang triển lãm bức tranh đời bi đát
Đượm màu thương thời đại chửa ghi lời!
Người em thương yêu ơi!
Em có biết hay là em không biết
Rằng đất nước em giàu khôn kể xiết
Vô tận tài nguyên, phong phú hoa màu
Bạc nào mua cho hết lúa Cà Mau
Vàng đọng khối cao su miền đất đỏ
Cây trái ngọt bốn mùa thơm, béo bổ
Bờ Cửu Long hiền dịu tiếp phù sa
Bởi vì đâu bầu vú mẹ tuôn ra
Dòng sữa ngọt mà con không được hưởng?
Để cho em phải sớm chiều vất vưởng
Mảnh đời thơ làm bạn với hôi tanh
Cành hoa non ngào ngạt đượm hương lành
Nở gượng gạo âm thầm trong héo hắt
Nắng nhạt lần lần, một ngày sắp tắt
Em ra về, bóng nhỏ ngả xiêu xiêu
Mảnh thân gầy chập choạng trên đường chiều
Bên tấp nập dòng người xe cuộn chảy
Bỗng dừng bước em cau mày ái ngại
Một lão già hành khất mỏi hơi than
Giơ tay xin, lê lết tấm thân tàn
Trên hè phố, cạnh dòng đời lạnh lạt
Người ta phớt, người ta xua, người ta quát
Hoặc lắc đầu bình thản bước đi qua
Từ nhà ai văng vẳng một lời ca:
"Đời đẹp lắm, buồn đau đà rũ sạch!"
Em ứa lệ lần trong manh áo rách
Cầm trao cho tờ giấy bạc bèo nhèo
Bài thơ thương giữa những kẻ đói nghèo
Đâu ai thấy chói ngời trên đống rác!
Người em nhỏ mà tuổi thơ bi đát
Kéo lê thê trên đống rác ven đường
Má chưa hồng đã dạn gió dày sương
Môi chưa thắm đã héo cùng mưa nắng
Em đã rắc những ý tình cay đắng
Lên lòng tôi để kết lại thành thơ
Đắng mà thơm, ngào ngạt đượm hương mơ
Cay mà dịu, ngọt thanh tình nhân loại.
Đêm nay,
Mực chảy thành thơ giữa tiếng cười man dại
Ngoài đường kia ánh điện nở hào quang
Trải vàng son lên đại lộ huy hoàng
Tôi ngồi đây âm thầm trong hẻm tối
Trách tất cả gông cùm trên thế giới
Sao lại xiềng đôi cánh của tình thương?!...
Đại Chúng sưu tầm
Chú thích: Được chép lại từ một cuốn sổ nhật ký của bậc lão thành.
Nghe nói (lâu quá rồi không nhớ chính xác) đăng trên
báo "Nhân đạo", Sài gòn 1951.
Máu thầm yêu rào rạt mảnh hồn trai
Tôi gặp em một mình trên đống rác
Tóc rối bời nắng nhạt phủ bờ vai
Em đào em bới
Em xới em moi
Đống cặn bã của vàng son nhung lụa
Dưới lớp rác hôi tanh và nhầy nhụa
Em đang tìm chén gạo cho ngày mai
Một cây đinh ngắn
Nửa mảnh sứ dày
Vài chiếc khoen đồng
Đôi con vít sắt
Người ta vứt của đời em cứ nhặt
Nhục hay vinh thây kệ chuyện trần ai
Một kẻ đi qua
Nhiều kẻ đi qua
Một chiếc xe qua
Nhiều chiếc xe qua
Người trên xe bịt mũi phất mùi xoa
Kẻ dưới lộ cũng cau mày rảo bước
Người ta sợ mùi hôi tanh ẩm ướt
Làm bợn nhơ nếp sống đượm xa hoa
Áo đẹp, khăn thơm, mắt biếc, tay ngà
Ai để ý làm chi trên đống rác
Đang triển lãm bức tranh đời bi đát
Đượm màu thương thời đại chửa ghi lời!
Người em thương yêu ơi!
Em có biết hay là em không biết
Rằng đất nước em giàu khôn kể xiết
Vô tận tài nguyên, phong phú hoa màu
Bạc nào mua cho hết lúa Cà Mau
Vàng đọng khối cao su miền đất đỏ
Cây trái ngọt bốn mùa thơm, béo bổ
Bờ Cửu Long hiền dịu tiếp phù sa
Bởi vì đâu bầu vú mẹ tuôn ra
Dòng sữa ngọt mà con không được hưởng?
Để cho em phải sớm chiều vất vưởng
Mảnh đời thơ làm bạn với hôi tanh
Cành hoa non ngào ngạt đượm hương lành
Nở gượng gạo âm thầm trong héo hắt
Nắng nhạt lần lần, một ngày sắp tắt
Em ra về, bóng nhỏ ngả xiêu xiêu
Mảnh thân gầy chập choạng trên đường chiều
Bên tấp nập dòng người xe cuộn chảy
Bỗng dừng bước em cau mày ái ngại
Một lão già hành khất mỏi hơi than
Giơ tay xin, lê lết tấm thân tàn
Trên hè phố, cạnh dòng đời lạnh lạt
Người ta phớt, người ta xua, người ta quát
Hoặc lắc đầu bình thản bước đi qua
Từ nhà ai văng vẳng một lời ca:
"Đời đẹp lắm, buồn đau đà rũ sạch!"
Em ứa lệ lần trong manh áo rách
Cầm trao cho tờ giấy bạc bèo nhèo
Bài thơ thương giữa những kẻ đói nghèo
Đâu ai thấy chói ngời trên đống rác!
Người em nhỏ mà tuổi thơ bi đát
Kéo lê thê trên đống rác ven đường
Má chưa hồng đã dạn gió dày sương
Môi chưa thắm đã héo cùng mưa nắng
Em đã rắc những ý tình cay đắng
Lên lòng tôi để kết lại thành thơ
Đắng mà thơm, ngào ngạt đượm hương mơ
Cay mà dịu, ngọt thanh tình nhân loại.
Đêm nay,
Mực chảy thành thơ giữa tiếng cười man dại
Ngoài đường kia ánh điện nở hào quang
Trải vàng son lên đại lộ huy hoàng
Tôi ngồi đây âm thầm trong hẻm tối
Trách tất cả gông cùm trên thế giới
Sao lại xiềng đôi cánh của tình thương?!...
Đại Chúng sưu tầm
Chú thích: Được chép lại từ một cuốn sổ nhật ký của bậc lão thành.
Nghe nói (lâu quá rồi không nhớ chính xác) đăng trên
báo "Nhân đạo", Sài gòn 1951.
-Đường lên CNXH rộng thênh thênh?!
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Biệt thự khủng của ca sĩ MỸ LINH trên đất rừng phòng hộ Sóc Sơn
Diva Mỹ Linh rao bán căn biệt thự khủng để ủng hộ tiền xây nhà hát giao hưởng 1508 tỷ tại Sài Gòn
Gia cảnh khó khăn của 4 người chết trong tư thế treo cổ
Theo người thân, gia đình anh Thành nợ hơn 70 triệu đồng, thời gian gần đây phải trả 300.000 đồng mỗi ngày.
Chiều 20/10, hàng nghìn người dân xã Kỳ Hợp (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đội
mưa, tập trung đưa tiễn 4 người trong gia đình anh Nguyễn Tiến Thành (29
tuổi) về nơi yên nghỉ cuối cùng.
Con đường từ nhà ra nghĩa trang chật kín, nhiều người sụt sùi, lau nước
mắt tiếc thương cho số phận bi đát của anh Thành, vợ cùng hai con.
"Hôm nay là ngày của những người phụ nữ, đáng lẽ ra gia đình họ phải
được quây quần bên nhau, ăn một bữa cơm đầm ấm, sao phải chịu bi kịch
thế này. Dù không phải họ hàng thân thích, nhưng tôi rất đau lòng khi
nhìn thấy di ảnh 4 nạn nhân xếp hàng cùng nhau trên xe", bà Phan Thị
Ngân (trú xã Kỳ Hợp) chia sẻ.
![]() |
Dòng người tiễn đưa 4 nạn nhân về nơi chín suối. Ảnh: Đức Hùng
|
Chị Nguyễn Thị Liễu (30 tuổi, chị gái anh Thành) kể, sáng nay sang nhà
em trai dọn dẹp, đi vào phòng ngủ thấy em cùng vợ và hai con chết trong
tư thế treo cổ trên xà gồ sắt, bên cạnh là hai bức thư tuyệt mệnh và sợi
dây dù trắng. Chị hô hoán mọi người đến hỗ trợ, song đã quá muộn.
Anh Thành là con út trong gia đình có 3 chị em. Mồ côi bố mẹ từ lúc 8
tuổi, ba đứa trẻ rau cháo nuôi nhau sống qua ngày. Trưởng thành, chị gái
đầu xuất giá, chị Liễu do bị tật ở chân nên hiện ở một mình, sống với
anh Thành tại căn nhà cũ của bố mẹ để lại.
Theo chị Liễu, em trai cưới vợ 8 năm trước, sau đó mở tiệm sửa xe đạp,
xe máy để mưu sinh song được một thời gian ngắn thì nghỉ. Do công việc
không ổn định nên hai vợ chồng đi làm thuê nay đây mai đó, phải tằn tiện
chắt bóp để nuôi con.
![]() |
Chị Nguyễn Thị Liễu. Ảnh: Đức Hùng
|
"Năm 2017, bão làm sập căn nhà cấp bốn của bố mẹ để lại. Đến cuối năm,
Thành được chính quyền hỗ trợ 40 triệu đồng và vay mượn thêm để làm nhà
mới, nay đã xây xong phần thô", chị Liễu nói.
Do nhà mới đang xây dở nên chị Liễu vẫn ngủ ở căn nhà tạm bên cạnh. Tối
qua, em trai còn đưa chăn xuống bảo chị đắp cho đỡ lạnh rồi nghỉ ngơi,
không ngờ sau đó là sự việc đau lòng.
"Gia đình Thành đang mắc nợ hơn 70 triệu đồng. Vài hôm trước có người
đến đòi song không xoay được tiền nên cậu ấy xin khất thêm một thời gian
nữa", chị Liễu .
Hàng xóm chia sẻ, vợ chồng anh Thành sống hoà thuận với hàng xóm, được
mọi người quý mến. "Bình thường không thấy vợ chồng có xích mích hay mâu
thuẫn gì. Hai cháu nhỏ hay sang nhà tôi chơi, bé trai năm nay lên lớp
một, học rất giỏi", bà Nguyễn Thị Tâm (hàng xóm) nói.
![]() |
Người thân khóc ngất khi quan tài của 4 nạn nhân được đưa ra xe. Ảnh: Đức Hùng
|
Theo nhà chức trách, một tuần trước anh Thành có liên quan tới vụ trộm
điện thoại của người dân ở huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình). Công an thị xã
Kỳ Anh đã làm việc với anh này, sau đó bàn giao cho Công an huyện Tuyên
Hóa xử lý.
Ông Nguyễn Văn Hải (51 tuổi, bố vợ) cho biết, sau lần làm việc với công
an liên quan vụ trộm điện thoại, Thành được tại ngoại về nhà. Tối qua
ông có sang nhà con gái chơi nhưng không phát hiện có gì bất thường.
"Vì việc này mà vợ chồng con gái phải đi vay tiền, trả lãi 300.000 đồng một ngày", ông Hải nói.
Ông Đào Mạnh Linh, Chủ tịch UBND xã Kỳ Hợp thông tin, gia đình anh Thành
thuộc hộ nghèo. Sau khi xảy ra sự việc, địa phương và huyện Kỳ Anh đã
hỗ trợ cho người thân gia đình nạn nhân 30 triệu đồng để lo chi phí mai
táng.
Chiều 20/10, Công an Hà Tĩnh hoàn tất khám nghiệm hiện trường. Ngoài sợi
dây dù màu trắng cùng chiếc xà gồ sắt, cảnh sát thu giữ hai bức thư tuyệt mệnh, được cho là của hai vợ chồng anh Thành. Nội dung bức thư nói về cuộc sống nhiều áp lực, bế tắc.
Nhà hát Thủ Thiêm 1.500 tỉ đồng có phải là công trình cấp thiết?
Vấn đề xây dựng Nhà hát Thủ Thiêm kể từ khi HĐND TP Hồ Chí Minh thông qua đến nay đang tạo nên ra nhiều ý kiến trái chiều.
![]() |
kỳ họp thứ 10 HĐND TP.HCM khoá IX. |
Cần quan tâm đến những người lao động nghệ thuật
Sáng 8/10, kỳ họp thứ 10 HĐND TP. HCM khoá IX, ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã đọc tờ trình về dự án xây dựng nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch.Theo tờ trình, việc xây dựng nhà hát nhằm mục đích đáp ứng, nâng cao trình độ thưởng thức văn hóa nghệ thuật cho hơn 10 triệu người dân thành phố và hàng triệu du khách mỗi năm.
Ngoài ra, dự án còn góp phần nâng cao trình độ hưởng thụ văn hóa của người dân trong bối cảnh hội nhập với quốc tế.
"TP.HCM văn minh, hiện đại, đầu mối giao lưu không chỉ về kinh tế, khoa học, mà còn có những giá trị văn hóa xã hội khác nên rất cần những công trình xứng tầm. Việc xây dựng một Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch đạt tiêu chuẩn quốc tế là thật sự cần thiết và cấp bách.
Đây sẽ là một công trình văn hóa mang tính biểu tượng, điểm nhấn về kiến trúc, nghệ thuật của thành phố", Phó chủ tịch UBND TP Lê Thanh Liêm nói.
![]() |
Hầu hết chương trình nghệ thuật nhạc giao hưởng hiện nay đều được biểu diễn tại Nhà hát Thành phố (số 7 Công trường Lam Sơn, quận 1, TP HCM) |
Quan trọng hơn, đại biểu này cho rằng UBND TP cần chọn nhà thầu có năng lực, tránh lãng phí trong quá trình xây dựng. Cuối buổi thảo luận, các đại biểu HĐND TP.HCM thông qua dự án đầu tư xây dựng nhà hát 1.500 tỉ đồng.
Chia sẻ về việc ủng hộ xây dựng công trình này, đại biểu, nhạc trưởng Trần Vương Thạch, Giám đốc Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch cho biết cần phải xây dựng nhà hát càng sớm càng tốt.
Ông cho rằng xét trên bình diện văn hóa, đây là một việc hoàn toàn đúng đắn, quá bức thiết. "TP.HCM hiện nay không có một nhà hát đàng hoàng nào cả.
Người dân không có nơi nào để thưởng thức những chương trình nghệ thuật chất lượng cao", nhạc trưởng cho biết.
Cũng bày tỏ sự đồng tình việc xây dựng nhà hát, đại biểu Nguyễn Thị Tố Trâm nói: "Phải nhìn các nghệ sĩ biểu diễn trên những sân khấu chật hẹp, không đủ để đặt một chiếc piano, hay chỗ đứng cho một dàn nhạc, mới thấy cần phải đầu tư, quan tâm hơn tới những người đang lao động nghệ thuật".
Trong khi đó, những ý kiến của người trong nghề như nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam cho biết ông từng chỉ huy vở opera Lá đỏ ở Nhà hát Lớn Hà Nội cũng như nhiều chương trình nghệ thuật ở Nhà hát TP HCM.
"Nhà hát sẽ mang ý nghĩa là ngôi nhà chung của giới yêu nghệ thuật cả nước chứ không phải địa điểm của một đơn vị tại TP HCM", VnExpress dẫn lời ông Quân.
![]() |
Bên trong nhà hát Hòa Bình. |
Thời điểm này liệu có nên làm Nhà hát Thành phố
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những ý kiến phản biện đối với dự án Nhà hát vũ kịch TP Hồ Chí Minh đó là việc đưa ra ở thời điểm này là thiếu “nhạy cảm” như Phó trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê cho rằng bàn việc xây Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch vào thời điểm này là không hợp lý vì liên quan tới khu đô thị Thủ Thiêm.Chia sẻ với Zing.vn, Phó trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê cho biết chủ trương xây Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch hơn 1.500 tỉ đồng đã có từ 20 năm trước, trải qua 3 nhiệm kỳ Chủ tịch UBND thành phố.
"Những điều bàn bạc hiện tại mới là khởi động về mặt thủ tục. Nhưng đưa việc xây dựng nhà hát tại Thủ Thiêm ra bàn trong bối cảnh này là nhạy cảm", ông Phan Nguyễn Như Khuê chia sẻ.
Theo báo Dân trí dẫn ý kiến của kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng 1.500 tỉ là số tiền lớn, làm được rất nhiều việc. Trong bối cảnh TP.HCM đang gặp nhiều vấn đề về ngân sách thì việc sử dụng số tiền này cần phải được cân nhắc thật kỹ lưỡng.
![]() |
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, chuyên gia quy hoạch kiến trúc tại Việt Nam và khu vực Bắc Mỹ. |
Kiến trúc sư cho rằng với tầm cỡ đô thị như TP.HCM thì nếu làm, phải dành khu vực văn hóa diện tích từ 2-3 ha trở lên, tạo thành khu biểu diễn nghệ thuật cao cấp, có cả trong nhà, ngoài trời, có đủ các bộ môn nghệ thuật biểu diễn.
"Đã xây dựng thì phải xứng tầm với TP.HCM. Nếu chưa có tiền thì quy hoạch để đó từ từ xây, chứ không nên vội vàng. Trong giai đoạn hiện nay thì nhà hát mới chưa phải là ưu tiên hàng đầu", kiến trúc sư nhấn mạnh.
Trong khi đó, nhiều người dân Thủ Thiêm cho biết, họ hoàn toàn không đồng tình với việc TP HCM xây dựng nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch hơn 1.500 tỉ đồng trên đất Thủ Thiêm.
Ông Lê Văn Lung (người dân Thủ Thiêm, quận 2) chia sẻ: "Người dân ở Thủ Thiêm không đồng tình vì dự án xây dựng nhà hát này không thiết thực cho đời sống của người dân. Việc xây dựng nhà hát hoành tráng là rất xa lạ, lãng phí mà người dân thực sự không được hưởng tiện ích gì cần thiết cả.
Chẳng hạn, người dân cần được xây dựng thêm bệnh viện khi nhiều bệnh viện ở TP đang quá tải, không đáp ứng được như cầu của người bệnh.
Hơn nữa, giai đoạn này, dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm với nhiều sai phạm vẫn chưa khắc phục sai phạm, công tác đền bù cho người dân. Nếu xây dựng nhà hát trên chính vùng đất này thì quá vô cảm, gây bức xúc".
Còn bà Lê Thị The (75 tuổi, ngụ quận 2) cho biết: "Việc TP có chủ trương xây dựng nhà hát giao hưởng ở thời điểm này chưa cần thiết, chưa phù hợp. Nhiều người dân họ trông đợi vào những dự án dân sinh, những dự án thiết thực, gần gũi với người dân hơn là dự án mang tính chất tinh thần”.
Thành phố vẫn nỗ lực cản thiện vấn đề đô thị phải đối diện
Thông tin về dự án xây dựng nhà hát, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (Chủ tịch HĐND TP HCM) cho vietnamnet biết đây là ý tưởng đã được ấp ủ qua nhiều thời kỳ lãnh đạo nên TP đã xây dựng đề án rất cẩn trọng.![]() |
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm chủ trì kỳ họp lần 10 của HĐND TP HCM ngày 8/10. |
“Nếu muốn đặt vấn đề thời điểm thì thời điểm nào cũng có vấn đề cả, mình thấy việc nào cần làm thì mình cứ làm thôi, còn người dân chưa hiểu thì mình giải thích.
Chủ trương đầu tư dự án thì Nghị quyết đại hội Đảng bộ TP nhiều năm trước đã nói”, bà Tâm chia sẻ trên VnExpress.
Nhận định về Dự án Nhà hát Thủ Thiêm, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thành Phong cho báo Dân trí biết “Công trình này đã được Thủ tướng đồng ý rất lâu rồi và thêm mấy lần nghị quyết.
TP. HCM là trung tâm phát triển, mình đầu tư hạ tầng bao nhiêu tiền như thế nhưng mảng văn hóa thời gian vừa qua ra sao?”
“Trước giờ, thành phố vẫn nỗ lực để đầu tư, cải thiện các vấn đề mà một đô thị lớn như TPHCM đang phải đối diện như kẹt xe, ngập nước, quá tải bệnh viện chứ không phải không làm”, ông Phong nhấn mạnh.
![]() |
Ông Nguyễn Thành Phong trả lời báo chí về dự án Nhà hát Thủ Thiêm 1.500 tỉ đồng. |
Ba công trình (vốn đầu tư từ ngân sách của TP) dự kiến sẽ đưa vào sử dụng năm 2023 nhằm giảm tình trạng quá tải bệnh viện.
![]() |
Ngoài là nơi biểu diễn nghệ thuật, nhà hát còn chức năng gì?
Các nhà hát giao hưởng được xây dựng thành tổ hợp đa năng, là không gian trình diễn nghệ thuật và nơi tổ chức các ... |
![]() |
Nhiều nhà hát ở Hà Nội hoạt động cầm chừng
Được xây dựng quy mô, đa số nằm ở vị trí đẹp, nhiều nhà hát thưa vắng khán giả, phải cho thuê tổ chức sự ... |
Nhà hát 1500 tỉ tại Thủ Thiêm: Cần nhưng không nhất thiết phải làm ngay
Những ngày qua việc TP.HCM thông qua tờ trình dự án Nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch tổng mức đầu tư hơn 1.508 ... |
Ninh Gia (Tổng hợp)
Theo Đời sống & Pháp lý
Nhận xét
Đăng nhận xét