SỰ NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 40
-Xét
được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng
của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến
tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát
lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người
trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống!
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai, hoặc triệt tiêu hận thù.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn?
-Và vô cớ tàn sát sinh linh, con người có phải là ác độc!?
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Cuộc nổi dậy nhằm lật đổ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad giờ đây đã phát triển thành một cuộc chiến tranh với sự góp mặt của rất nhiều thế lực bên ngoài. Các cường quốc như Mỹ, Nga và Iran đang đứng về hai phe đối lập nhau, tiếp tục cung cấp vũ khí để cuộc chiến diễn ra theo chiều hướng có lợi về phía họ. Chiến tranh Syria bao gồm 3 cuộc xung đột lớn:
1. Phe chính quyền Assad chống lại quân nổi dậy
Đây là cuộc xung đột khơi mào chiến tranh Syria, vốn bắt
nguồn từ các cuộc biểu tình và sau đó biến thành một cuộc nổi dậy có vũ
trang. Hiện nay, quân nổi dậy không có một đầu não thống nhất, trong khi
các nước hậu thuẫn cho họ, trong đó có Mỹ, đã cắt viện trợ trong lúc
phe chính phủ lại được Nga và Iran hỗ trợ hết sức. Quân nổi dậy giờ đây
chỉ còn kiểm soát những khu vực nhỏ, và những người còn lại không còn
theo đuổi mục tiêu lật đổ ông Assad nữa.
Tuy nhiên, quân đội Syria lại đang rất kiệt quệ sau nhiều năm chiến tranh, khiến ông Assad không có đủ binh lính để giải phóng và kiểm soát toàn bộ lãnh thổ đất nước. Các lực lượng vũ trang thân chính phủ mặc dù đủ sức chiến thắng quân nổi dậy song họ lại không thể xây dựng một chính quyền địa phương lâm thời. Ngay cả những khu vực vốn do chính phủ kiểm soát, Nga và Iran lại có ảnh hưởng lớn hơn chính phủ Syria.
Mới đây, phương Tây đã cáo buộc chính quyền Assad tiến hành không kích khiến hàng trăm ngàn người chết và nhiều thành phố bị hư hại nặng, khiến việc xây dựng sự đoàn kết trong nước là rất khó.
2. Cuộc chiến chống IS
Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) giờ đây đã mất gần
như toàn bộ lãnh thổ mà chúng từng kiểm soát. Lực lượng dân quân người
Kurd với sự hỗ trợ của Mỹ đã đánh bật chúng khỏi “kinh đô” Raqqa của
chúng, trong khi quân đội Syria và Nga đã dồn chúng về phía một dải đất
nhỏ ở biên giới phía Đông Syria.
Trong bối cảnh đó, IS đã trở lại là một lực lượng du kích, chúng lẩn trốn ngoài sa mạc và bất ngờ tấn công quân đội Syria và các lực lượng do Mỹ hậu thuẫn. Nhiều chuyên gia cho rằng phiến quân IS sẽ tiến hành nhiều vụ khủng bố nhỏ lẻ và các chiến thuật du kích khác.
3. Thổ Nhĩ Kỳ chống lại người Kurd
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ cảm thấy lo sợ rằng lực lượng vũ trang người
Kurd, những người vốn hoạt động tại vùng biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ,
sẽ thành lập một quốc gia mới. Tháng trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai
quân để tấn công vào Afrin (Syria) với lý do rằng họ muốn tiêu diệt lực
lượng khủng bố.
Việc quân người Kurd kiểm soát khu vực phía Bắc Syria cũng khiến cuộc chiến khó có thể đi đến hồi kết, khi chính quyền Assad không chấp nhận sự kiểm soát của lực lượng này về lâu dài. Thổ Nhĩ Kỳ thì đang bắt đầu thảo luận về việc tập kích quân người Kurd ở phía Đông, hiện được Mỹ hỗ trợ để chống IS, và nguy cơ xảy ra căng thẳng giữa các đồng minh NATO là rất cao.
Cuộc chiến dẫn đến những tổn thất đáng kể và không giải quyết được
triệt để vấn đề Aleppo dù giải phóng được khu vực nội thị. Tháng
12.2016, lực lượng khủng bố IS bằng một cuộc tấn công bất ngờ tái chiếm
lại Palmyra trong sự tháo chạy hỗn loạn của quân đội Syria.
Trước tình hình đó, chính quyền Damascus, đặc biệt là bộ tư lệnh tối cao quân đội Syria buộc phải đồng ý với một loạt những đề xuất của các cố vấn quân sự cao cấp quân đội Nga, trước những nguy cơ mà nhà nước và quân đội Syria phải đối mặt.
Một trong những kết quả đó có sự thúc đẩy mạnh mẽ của tổng thống Nga Putin. Ông đã liên tiếp 2 lần ra lệnh rút 1 phần binh lực ra khỏi Syria, đặt các quan chức bảo thủ Damascus đối mặt với thực tế, quân đội Nga hoàn toàn có thể triệt thoái khỏi Syria bất cứ lúc nào.
Nhờ có những nỗ lực không mệt mỏi của các nhà ngoại giao quân sự, các cố vấn Nga thay vì tập huấn sĩ quan chỉ huy, bắt đầu chuyển sang huấn luyện các đơn vị chiến đấu, đầu tiên là lữ đoàn tình nguyện Lá chắn Qalamoun. Những thành tích đạt được của lực lượng Lá chắn Qalamoun, vốn có nguồn gốc từ các sĩ quan và cựu binh của tổ chức Hồi giáo Quân đội Syria tự do đã tạo điều kiện cho các cố vấn quân sự Nga xây dựng một lực lượng tấn công mới.
Từ tháng 10.2016, các cố vấn Nga xây dựng được quân đoàn tình nguyện số 5, có cơ cấu tổ chức và hoạt động tác chiến tương tự như các đơn vị tấn công chủ lực quân đội Xô viết. Cơ cấu biên chế tổ chức có khoảng gần 10.000 tay súng, chủ yếu là những người tình nguyện, đã phục vụ trong quân đội và có lý tưởng bảo vệ tổ quốc rõ ràng.
Các sĩ quan tham mưu Nga chính thức được tham gia lên kế hoạch các chiến dịch, trực tiếp tham gia hội thảo và chỉ huy điều hành các đơn vị tấn công của quân đội Syria trên các hướng chủ yếu. Trong tổng hành dinh và Bộ tổng tham mưu quân đội Syria, các hướng tấn công trọng tâm của quân đội Syria có các nhóm sĩ quan tham mưu cao cấp, tham gia cùng làm việc với sĩ quan chỉ huy, tham mưu tác chiến Syria. Đây thực sự là một công việc địa ngục, các cố vấn quân sự Nga không chỉ phải thuyết phục 1 chỉ huy trưởng cao cấp, mà cả một nhóm các sĩ quan, chỉ huy chiến trường của nhiều lực lượng khác nhau trong điều kiện ngoài chiến hào, trên sở chỉ huy tiền phương, nguy cơ thương vong rất cao.
Hàng chục sĩ quan, cố vấn quân sự cấp tá quân đội Nga đã hy sinh trực tiếp trên chiến trường. Chiến dịch giải phóng được Deir Ezzor, trung tướng cố vấn tham mưu trưởng Valery Asapov – thiệt mạng tại tại chiến hào tháng 09.2017. Ngay bản thân thiếu tướng Suheil Al-Hassan, tư lệnh trưởng lực lượng Tiger cũng buộc phải do một nhóm đặc nhiệm Nga trực tiếp bảo vệ.
Nhờ những nỗ lực không mệt mỏi và những cố gắng vượt chính bản thân mình của cả hai phía Nga và Syria, những đơn vị có năng lực tác chiến tốt hơn trở thành lực lượng nòng cốt trong việc tổ chức các cụm binh lực tấn công trên những chiến trường chiến lược. Đã có sự tiến bộ đáng kể trong việc khai thác sử dụng lực lượng tăng thiết giáp và pháo binh chiến trường trong các cuộc tấn công. Các đơn vị phát triển tốt là sư đoàn Tiger, sư đoàn cơ giới số 4, quân đoàn tình nguyện số 5 và lữ đoàn Lá chắn Qalamoun.
Mặc dù để trở thành một quân đội chính quy, chuyên nghiệp, quân đội Syria và hàng ngũ sĩ quan còn cần thời gian rất dài, nhưng những chiến dịch gần đây của lực lượng tấn công chủ lực cũng có những chuyển biến rõ rệt. Nổi bật nhất vẫn là lực lượng Tiger trong chiến dịch Deir Ezzor, sư đoàn cơ giới số 4 trong chiến dịch giải phóng thung lũng Beit Jinn. Mặc dù trước đó không lâu, lữ đoàn 42 thuộc sư đoàn cơ giới số 4 thất bại trong chiến dịch giải phóng quận Jobar ở Đông Ghouta.
Lực lượng hậu cần kỹ thuật quân đội Syria cũng có những tiến bộ lớn. Đặc biệt là binh chủng công binh trong chiến dịch giải phóng bờ tây và bờ đông sông Euphrates, tiến dọc theo thung lũng bờ tây Euphrates đến thành phố Albukamal sát với biên giới Iraq cuối năm 2017.
Trong chiến dịch can thiệp của quân đội Nga, kéo dài 2 năm liên tiếp ở Syria, ngoài mục đích then chốt là đánh quỵ tiềm năng chiến tranh của IS, quân đội Nga đã hỗ trợ được lực lượng vũ trang Syria tiến một bước dài trên con đường phát triển lực lượng để bảo vệ chủ quyền, chống chủ nghĩa khủng bố.
Tuyên bố rút quân của tổng thống Nga Putin không có nghĩa là lực lượng khủng bố hoàn toàn bị đánh bại trên lãnh thổ Syria mà chỉ khẳng định một vấn đề then chốt: quân đội Syria đã có được điều kiện tiên quyết để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống khủng bố và hoàn toàn có thể chiến thắng.
Rút phần lớn binh lực ra khỏi chiến trường Syria, Nga muốn các lực lượng vũ trang Syria phải đứng trên đôi chân của mình, chiến đấu và trưởng thành bằng chính năng lực của mình. Đánh sụp đổ lực lượng khủng bố nguy hiểm nhất thế giới, quân đội Syria đã có niềm tin vào chiến thắng, một chiến thắng không thể đảo ngược.
Vấn đề khi nào quân đội Syria có thể đủ sức mạnh đánh đuổi hoàn toàn các thế lực nước ngoài, núp bóng các nhóm chiến binh Hồi giáo cực đoan và khủng bố nhằm xé nát lãnh thổ Syria, bảo vệ thành công chủ quyền quốc gia, lúc đó mới thực sự là chiến thắng hoàn toàn chủ nghĩa khủng bố.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống!
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai, hoặc triệt tiêu hận thù.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn?
-Và vô cớ tàn sát sinh linh, con người có phải là ác độc!?
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Đặc nhiệm Nga trực tiếp diệt khủng bố tại Syria
IS bị tiêu diệt trên không
lính mỹ săn lính phiến quân taliban
Đường ống dầu khí: Nguyên nhân cuộc chiến tranh tại Syria và án tử cho Assad
Trước
khi Mỹ tiến hành can thiệp quân sự, Tổng thống Bashar Al- Assad từ chối
cho phép đường ống dẫn dầu của Mỹ đi qua quốc gia Syria.
Nguyên cớ sự xuất hiện của khủng bố và các đường ống dẫn dầu ở Syria
Trang mạng CounterPunch mới đây đăng tải bài viết của nhà báo, nhà bình luận Mỹ Mike Whitney nói về cuộc chiến tranh không đúng nghĩa ở Syria mà Hoa Kỳ là người cầm lái chính bởi các quyết sách của Tổng thống Assad từ năm 2009.
Theo ông Whitney, Washington góp chân vào cuộc chiến ở Trung Đông bởi họ muốn nhằm tới quốc gia cản trở con đường dẫn dầu - nguồn năng lượng dự trữ sống còn từ Qatar tới Liên minh châu Âu (EU) và đảm bảo rằng các nguồn dự trữ này tiếp tục bị chi phối bởi những đồng USD.
Kẻ đó không ai khác chính là Tổng thống Syria Bashar Al-Assad.
Cuộc chiến ở Syria đã không bắt đầu khi Chính phủ của Tổng thống Bashar al Assad đàn áp người biểu tình vào mùa Xuân năm 2011 mà thực sự đã bắt đầu từ năm 2009, khi mà ông Assad từ chối một kế hoạch của Qatar vận chuyển khí đốt từ quốc gia này tới EU thông qua Syria.
Việc ông Assad từ chối khiến cho đường ống dẫn dầu gồm Saudi Arabia, Jordan, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đứt mạch và ý chí thâu tóm năng lượng toàn cầu của Mỹ bị phá hủy.
Robert F Kennedy Jr. đã giải thích trong bài viết "Syria: Cuộc chiến đường ống khác": "Đường ống dài 1,500km trị giá 10 tỷ USD qua Saudi Arabia, Jordan, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ liên kết Qatar trực tiếp đến các thị trường năng lượng châu Âu thông qua thiết bị phân phối đầu cuối tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Đường ống Qatar/Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cho phép vương quốc của người Sunni ở Vịnh Ba Tư thống trị thị trường khí đốt tự nhiên thế giới và tăng cường vị thế của Qatar, đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong thế giới Arab".
Rõ ràng, ông Assad làm vậy là để bảo vệ đồng minh Nga. Đây chính là lời tuyên bố mà ông Assad đã nói năm 2009.
Ông Assad đã khiến các vương quốc dòng Sunni ở vùng Vịnh tức giận bằng cách ủng hộ một "đường ống Hồi giáo" của Nga chạy từ Iran qua Syria và đến các cảng của Liban.
"Đường ống Hồi giáo" sẽ giúp cho Iran, thay vì Qatar, trở thành nhà cung cấp chính cho thị trường năng lượng châu Âu và tăng đáng kể ảnh hưởng của Tehran ở Trung Đông và trên thế giới.
Điều này đương nhiên khiến các quốc gia kiến tạo và tham gia vào đường ống dẫn dầu Saudi Arabia, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ không hài lòng.
Trong bối cảnh đó, Washington và các đồng minh đã quyết định tiến hành một cuộc chiến ủy nhiệm bí mật chống Damascus, tiêu diệt hoặc lật đổ ông Assad, và đảm bảo những "gã khổng lồ" dầu mỏ phương Tây sẽ giành được các hợp đồng đường ống khí đốt tương lai cũng như kiểm soát dòng chảy năng lượng cho châu Âu.
Đây cũng chính là kế hoạch đã được ông Kennedy tiết lộ: "Những bức điện tín và báo cáo bí mật của các cơ quan tình báo Mỹ, Saudi Arabia và Israel chỉ ra rằng thời điểm ông Assad từ chối dự án đường ống khí đốt của Qatar, các nhà lập kế hoạch quân sự và tình báo đã nhanh chóng đi đến sự đồng thuận rằng việc kích động một cuộc nổi dậy của người Sunni ở Syria nhằm lật đổ ông Assad là một con đường khả thi để đạt được các mục tiêu chung trong việc hoàn tất sự liên kết khí đốt Qatar/Thổ Nhĩ Kỳ".
Theo WikiLeaks, năm 2009, ngay sau khi ông Assad bác bỏ đường ống Qatar, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) bắt đầu tài trợ cho các nhóm đối lập ở Syria.
Hành động đơn lẻ đó là chất xúc tác cho sự can thiệp của Mỹ vào quốc gia Trung Đông này.
Trang CounterPunch bình luận, thực tế là, không có sự khác biệt giữa các cuộc xâm lược của Chính quyền Bush ở Iraq và cuộc xâm lược của Syria của Chính quyền Obama. Các vấn đề phẩm giá, đạo đức và pháp lý đều giống nhau, sự khác biệt duy nhất là Chính quyền Obama đã thành công hơn trong việc gây nhầm lẫn cho người dân Mỹ về những gì đang thực sự xảy ra.
Và những điều đang diễn ra ở Syria là nhằm thay đổi chế độ. Còn điều mà Mỹ quan tâm chỉ là dầu, năng lượng và tiền.
Như Kennedy kết luận: "Chúng ta phải thừa nhận cuộc xung đột Syria là một cuộc chiến tranh giành quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên, không thể tách biệt khỏi các cuộc chiến tranh dầu bí mật và không được công bố mà chúng ta đã và đang chiến đấu ở Trung Đông trong 65 năm. Và chỉ khi chúng ta coi cuộc xung đột này là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm liên quan đến một đường ống dẫn khí đốt, các sự kiện sẽ trở nên dễ hiểu".
"Ông Assad phải đi" - đó là câu "thần chú" của chính quyền Obama. Chính quyền Mỹ đang tìm cách lật đổ một chế độ thế tục được bầu dân chủ nhưng không chịu khuất phục trước yêu cầu của Washington để cung cấp quyền tiếp cận các hành lang đường ống nhằm tiếp tục tăng cường sự thống trị của Mỹ trong khu vực.
Có lẽ Washington không quan tâm nhiều đến vấn đề Nhà nước Hồi giáo (IS) hay việc "ông Assad là một nhà độc tài" cũng như sự "thống khổ của người dân ở Aleppo".
Tổng thống Assad sẽ tiếp tục chiến đấu?
Ngày 17/9, cuộc không kích của quân đội Mỹ vào lực lượng quân đội Syria gần thị trấn Deir ez-Zor đã cho thấy rõ ràng một trong những kế hoạch "phối hợp nhịp nhàng" của Mỹ với khủng bố Hồi giáo (IS) tự xưng.
Phản ứng của chính phủ Syria vẫn là kiên quyết tố cáo âm mưu của Mỹ. Ông Assad tuyên bố đây là sự "gây hấn trắng trợn của Mỹ". Nhà lãnh đạo Syria cũng tố một số nước đang hậu thuẫn khủng bố ở Syria trong đó có cả IS,
Theo ông Assad, một số nước chống Syria tăng hỗ trợ khủng bố sau khi Damascus đạt được một số chiến thắng trên chiến trường và ngoại giao. Vụ "không kích nhầm" vừa qua là một ví dụ nhằm kéo dài cuộc chiến chống khủng bố ở nước này.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad với sự giúp đỡ của Iran, Hezbollah và các cuộc không kích của Nga - đã đánh bật các nỗ lực nhằm lật đổ ông và dựng lên một chế độ bù nhìn của Mỹ.
Điều này nên được coi không chỉ là một sự chứng thực rõ ràng về vai trò lãnh đạo của ông Assad, mà còn khẳng định nguyên tắc rằng an ninh toàn cầu phụ thuộc vào việc bảo vệ chủ quyền quốc gia cơ bản, và rằng nền tảng của luật pháp quốc tế phải không cho phép một sự xâm lược vô cớ.
Nguyên cớ sự xuất hiện của khủng bố và các đường ống dẫn dầu ở Syria
Trang mạng CounterPunch mới đây đăng tải bài viết của nhà báo, nhà bình luận Mỹ Mike Whitney nói về cuộc chiến tranh không đúng nghĩa ở Syria mà Hoa Kỳ là người cầm lái chính bởi các quyết sách của Tổng thống Assad từ năm 2009.
Theo ông Whitney, Washington góp chân vào cuộc chiến ở Trung Đông bởi họ muốn nhằm tới quốc gia cản trở con đường dẫn dầu - nguồn năng lượng dự trữ sống còn từ Qatar tới Liên minh châu Âu (EU) và đảm bảo rằng các nguồn dự trữ này tiếp tục bị chi phối bởi những đồng USD.
Kẻ đó không ai khác chính là Tổng thống Syria Bashar Al-Assad.
Cuộc chiến ở Syria đã không bắt đầu khi Chính phủ của Tổng thống Bashar al Assad đàn áp người biểu tình vào mùa Xuân năm 2011 mà thực sự đã bắt đầu từ năm 2009, khi mà ông Assad từ chối một kế hoạch của Qatar vận chuyển khí đốt từ quốc gia này tới EU thông qua Syria.
Việc ông Assad từ chối khiến cho đường ống dẫn dầu gồm Saudi Arabia, Jordan, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đứt mạch và ý chí thâu tóm năng lượng toàn cầu của Mỹ bị phá hủy.
Robert F Kennedy Jr. đã giải thích trong bài viết "Syria: Cuộc chiến đường ống khác": "Đường ống dài 1,500km trị giá 10 tỷ USD qua Saudi Arabia, Jordan, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ liên kết Qatar trực tiếp đến các thị trường năng lượng châu Âu thông qua thiết bị phân phối đầu cuối tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Đường ống Qatar/Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cho phép vương quốc của người Sunni ở Vịnh Ba Tư thống trị thị trường khí đốt tự nhiên thế giới và tăng cường vị thế của Qatar, đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong thế giới Arab".
Rõ ràng, ông Assad làm vậy là để bảo vệ đồng minh Nga. Đây chính là lời tuyên bố mà ông Assad đã nói năm 2009.
Ông Assad đã khiến các vương quốc dòng Sunni ở vùng Vịnh tức giận bằng cách ủng hộ một "đường ống Hồi giáo" của Nga chạy từ Iran qua Syria và đến các cảng của Liban.
"Đường ống Hồi giáo" sẽ giúp cho Iran, thay vì Qatar, trở thành nhà cung cấp chính cho thị trường năng lượng châu Âu và tăng đáng kể ảnh hưởng của Tehran ở Trung Đông và trên thế giới.
Điều này đương nhiên khiến các quốc gia kiến tạo và tham gia vào đường ống dẫn dầu Saudi Arabia, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ không hài lòng.
Trong bối cảnh đó, Washington và các đồng minh đã quyết định tiến hành một cuộc chiến ủy nhiệm bí mật chống Damascus, tiêu diệt hoặc lật đổ ông Assad, và đảm bảo những "gã khổng lồ" dầu mỏ phương Tây sẽ giành được các hợp đồng đường ống khí đốt tương lai cũng như kiểm soát dòng chảy năng lượng cho châu Âu.
Đây cũng chính là kế hoạch đã được ông Kennedy tiết lộ: "Những bức điện tín và báo cáo bí mật của các cơ quan tình báo Mỹ, Saudi Arabia và Israel chỉ ra rằng thời điểm ông Assad từ chối dự án đường ống khí đốt của Qatar, các nhà lập kế hoạch quân sự và tình báo đã nhanh chóng đi đến sự đồng thuận rằng việc kích động một cuộc nổi dậy của người Sunni ở Syria nhằm lật đổ ông Assad là một con đường khả thi để đạt được các mục tiêu chung trong việc hoàn tất sự liên kết khí đốt Qatar/Thổ Nhĩ Kỳ".
Theo WikiLeaks, năm 2009, ngay sau khi ông Assad bác bỏ đường ống Qatar, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) bắt đầu tài trợ cho các nhóm đối lập ở Syria.
Hành động đơn lẻ đó là chất xúc tác cho sự can thiệp của Mỹ vào quốc gia Trung Đông này.
Trang CounterPunch bình luận, thực tế là, không có sự khác biệt giữa các cuộc xâm lược của Chính quyền Bush ở Iraq và cuộc xâm lược của Syria của Chính quyền Obama. Các vấn đề phẩm giá, đạo đức và pháp lý đều giống nhau, sự khác biệt duy nhất là Chính quyền Obama đã thành công hơn trong việc gây nhầm lẫn cho người dân Mỹ về những gì đang thực sự xảy ra.
Và những điều đang diễn ra ở Syria là nhằm thay đổi chế độ. Còn điều mà Mỹ quan tâm chỉ là dầu, năng lượng và tiền.
Như Kennedy kết luận: "Chúng ta phải thừa nhận cuộc xung đột Syria là một cuộc chiến tranh giành quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên, không thể tách biệt khỏi các cuộc chiến tranh dầu bí mật và không được công bố mà chúng ta đã và đang chiến đấu ở Trung Đông trong 65 năm. Và chỉ khi chúng ta coi cuộc xung đột này là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm liên quan đến một đường ống dẫn khí đốt, các sự kiện sẽ trở nên dễ hiểu".
"Ông Assad phải đi" - đó là câu "thần chú" của chính quyền Obama. Chính quyền Mỹ đang tìm cách lật đổ một chế độ thế tục được bầu dân chủ nhưng không chịu khuất phục trước yêu cầu của Washington để cung cấp quyền tiếp cận các hành lang đường ống nhằm tiếp tục tăng cường sự thống trị của Mỹ trong khu vực.
Có lẽ Washington không quan tâm nhiều đến vấn đề Nhà nước Hồi giáo (IS) hay việc "ông Assad là một nhà độc tài" cũng như sự "thống khổ của người dân ở Aleppo".
Tổng thống Assad sẽ tiếp tục chiến đấu?
Ngày 17/9, cuộc không kích của quân đội Mỹ vào lực lượng quân đội Syria gần thị trấn Deir ez-Zor đã cho thấy rõ ràng một trong những kế hoạch "phối hợp nhịp nhàng" của Mỹ với khủng bố Hồi giáo (IS) tự xưng.
Phản ứng của chính phủ Syria vẫn là kiên quyết tố cáo âm mưu của Mỹ. Ông Assad tuyên bố đây là sự "gây hấn trắng trợn của Mỹ". Nhà lãnh đạo Syria cũng tố một số nước đang hậu thuẫn khủng bố ở Syria trong đó có cả IS,
Theo ông Assad, một số nước chống Syria tăng hỗ trợ khủng bố sau khi Damascus đạt được một số chiến thắng trên chiến trường và ngoại giao. Vụ "không kích nhầm" vừa qua là một ví dụ nhằm kéo dài cuộc chiến chống khủng bố ở nước này.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad với sự giúp đỡ của Iran, Hezbollah và các cuộc không kích của Nga - đã đánh bật các nỗ lực nhằm lật đổ ông và dựng lên một chế độ bù nhìn của Mỹ.
Điều này nên được coi không chỉ là một sự chứng thực rõ ràng về vai trò lãnh đạo của ông Assad, mà còn khẳng định nguyên tắc rằng an ninh toàn cầu phụ thuộc vào việc bảo vệ chủ quyền quốc gia cơ bản, và rằng nền tảng của luật pháp quốc tế phải không cho phép một sự xâm lược vô cớ.
Con đường nào đưa Syria đến chiến tranh?
Chế độ chính trị kiểu “cha truyền
con nối”, kinh tế suy giảm, chậm trễ trong việc tái cơ cấu nền kinh tế
cùng với nạn thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát lên cao, chênh lệch giàu nghèo,
kỳ thị sắc tộc, mâu thuẫn tôn giáo… được xem là những nguyên nhân sâu
xa dẫn đến sự bất ổn và nội chiến tại Syria.
Một thuyết khác cho rằng, sau hàng loạt các
cuộc biểu tình trên cả nước, cuộc nội chiến chính thức bắt đầu vào tháng
4/2011 khi quân đội chính phủ đã bắn vào đoàn người biểu tình từ đây
châm ngòi cho một cuộc nổi dậy vũ trang toàn diện ở Syria.
Những “cột mốc đen”
Tháng 7/2011 lực lượng Quân đội Syria Tự do (FSA) được thành lập từ sự hợp nhất của nhiều thành phần phức tạp, cuộc nội chiến ở Syria tạm thời có thể chia thành hai phe: lực lượng nổi dậy và phe của tổng thống Bashar al-Assad, nhưng thực chất đối với nhân dân Syria, đây là một cuộc hỗn chiến phức tạp và tàn bạo.
Từ tháng 7 đến tháng 10/2011, các cuộc xung đột vũ trang liên tiếp diễn ra, mở đầu cho cuộc nội chiến đẫm máu sau này. Quân FSA liên tục tấn công nhằm vào quân đội chính phủ, cũng như phe chính phủ bị cáo buộc đã hành quyết phe đối lập và thường dân. Tuy nhiên, trong suốt 6 tháng đầu kể từ khi nổ ra xung đột vũ trang, dân thường Syria được xem là ít dính dáng đến các hoạt động chống chính phủ của phe nổi dậy.
Tháng 11/2011, xung đột vũ trang đã leo thang thành chiến tranh giữa hai phe. Cuộc chiến này kéo dài đến tận ngày 12/4/2012, khi hai bên lần đầu tiên đạt được một thỏa thuận ngừng bắn. Tuy nhiên, thỏa thuận trên đã sớm tan vỡ vào ngày 5/5/2012, khi quân nổi dậy tấn công vào quân đội chính phủ trên khắp lãnh thổ Syria, sau đó tuyên bố đã lấy lại thế chủ động phòng thủ.
Ngày 1/6/2012, tổng thống Bashar al-Assad tuyên bố sẽ đè bẹp mọi cuộc tấn công của quân nổi dậy, từ đây cuộc chiến bắt đầu leo thang ác liệt trên cả nước. Syria chìm trong hỗn loạn.
Từ tháng 7-10/2012, chiến sự diễn ra ác liệt ở Damascus và Aleppo, cả hai bên đều phải chịu nhiều tổn thất nặng nề trong giao tranh và bất chấp một lệnh ngừng bắn đã được thỏa thuận vào dịp lễ Eid al-Adha vào cuối tháng 10/2012, phiến quân nổi dậy vẫn tấn công vào quân chính phủ. Ngày 1/11/2012, khi hết hiệu lực của lệnh ngừng bắn, chính phủ Syria đã quyết định không kích ác liệt nhằm tấn công quân nổi dậy nhưng đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ. Suốt từ tháng 11/2012 đến tháng 3/2013, quân chính phủ nhiều lần bị thất thế, bị quẩn nổi dậy tấn công trên khắp các chiến trường, thậm chí bị đánh chiếm mất các cứ điểm không quân và kho vũ khí quan trọng. Tháng 12/2012 Mỹ cáo buộc chính phủ Syria dùng tên lửa đạn đạo SCUD bắn vào quân nổi dậy, tuy vậy, chính phủ vẫn không thể ngăn được quân FSA tiến sâu hơn vào Damascus.
Cho đến tận tháng 4/2013, với sự ủng hộ âm thầm từ nhiều bên, quân chính phủ đã không ngừng tiến hành các cuộc tấn công vào quân nổi dậy, dần lấy lại được thế chủ động trên chiến trường.
Đầu tháng 6, quân chính phủ đã chiếm lại được ngoại ô Damascus, vùng Al-Quariatayn và tỉnh Homs. Nhưng cũng chính từ đây, phương Tây ngày càng sôi sục với những cáo buộc rằng chính phủ của ông al-Assad đã sử dụng vũ khí hóa học trong giao tranh và một số nước đã công khai viện trợ cả khí tài sát thương và phi sát thương cho phe nổi dậy, đứng đầu là Mỹ, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ. Chiến trường Syria vốn đã rất tàn khốc từ đây trở nên đẫm máu hơn bao giờ hết.
Theo một số liệu của Liên Hợp quốc, tính đến cuối tháng 6/2013, hơn
100.000 người đã thiệt mạng vì cuộc xung đột suốt hơn 2 năm qua trong đó
có đến hơn một nửa là dân thường, hàng triệu người bị xua đuổi và
khoảng 1,5 triệu người Syria phải đi tỵ nạn.
Tính đến giữa tháng 7/2013, phe chính phủ Syria kiểm soát khoảng 30-40% lãnh thổ, khoảng 60% đang nằm trong tầm kiểm soát của các phe đối lập và chiến sự vẫn ngày càng leo thang trên khắp cả nước. Các lực lượng nổi dậy, người Kurd, và quân đội chính phủ ngày càng trả đũa nhau một cách nặng tay hơn và những vụ thảm sát dân thường cũng ngày càng nhiều hơn.
Vũ khí hóa học - Ai mới thực sự là thủ phạm ở Syria?
Syria được cho là có kho vũ khí hóa học lớn thứ 3 trên thế giới và khi giao tranh nổ ra, phe đối lập cho rằng nếu bị dồn vào nước đường cùng, chính phủ Syria sẽ sử dụng vũ khí hủy diệt này để giữ quyền cai trị của mình.
Không chỉ phe đối lập, tháng 8/2012, chính phủ Mỹ đã chính thức tuyên bố rằng vũ khí hóa học là “giới hạn đỏ” cho Syria, nếu vượt qua, Mỹ sẽ can thiệp quân sự vào quốc gia này. Pháp và Anh cũng tuyên bố sẽ hành động cứng rắn nếu chính phủ Syria dùng vũ khí hóa học.
Kể từ đó, vũ khí hóa học trở thành chủ đề tranh cãi chủ yếu nhất, là nguyên do của hầu hết các chỉ trích qua lại, đe dọa lẫn nhau giữa các bên ủng hộ và chống chính phủ Syria tại Liên Hợp Quốc (LHQ).
Ngày 23/12/2012, hãng tin Arab Al Jazeera đã công bố một bản báo cáo không chính thức cho biết có một cuộc tấn công bằng khí gas đã giết chết 7 dân thường ở tỉnh Homs, điều này dấy lên quan ngại về việc vũ khí hóa học đã được sử dụng ở Syria.
Ngày 19/3/2013, một bản báo cáo khác cho biết một tên lửa Scud với đầu đạn hóa học đã được bắn vào huyện al-Assal ở Aleppo và Al Atebeh ở ngoại ô Damascus. Cả hai bên cùng đổ trách nhiệm cho nhau. Trong tháng 7, Nga đã điều tra và đưa ra kết luận đó là loại đạn không chuẩn, đồng thời lên án phe đối lập đã dùng vũ khí này.
Ngày 13/4/2013, Anh tuyên bố tìm thấy chứng cứ có sử dụng vũ khí hóa
học ở Syria thông qua xét nghiệm mẫu đất được vận chuyển từ Syria. Sau
đó 10 ngày, tờ New York Times cho biết chính phủ Anh và Pháp đã gửi thư
cho Tổng Thư ký LHQ tuyên bố có bằng chứng xác đáng về việc chính phủ
ông Assad sử dụng vũ khí hóa học.
Israel cũng đưa ra cáo buộc tương tự trong khi tình báo Mỹ mặc dù có nghi vấn nhưng vẫn tuyên bố cần có thêm “nhiều bằng chứng hơn”. Tại thời điểm này, Syria đã không đồng ý cho các thanh sát viên vũ khí của LHQ được điều tra thực hư vấn đề có hay không việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria.
Trong suốt tháng 4 và tháng 5/2013, phương Tây liên tục đưa ra các
cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học đối với chính phủ của ông Assad nhưng
chưa một bên nào đưa ra được bằng chứng thật sự thuyết phục.
Ngày 13/6/2013, lần đầu tiên Mỹ tuyên bố có bằng chứng xác thực về việc chính phủ Assad đã nhiều lần sử dụng một lượng hạn chế vũ khí hóa học tấn công vào các lực lượng nổi dậy, khiến ít nhất 100 đến 150 người chết. Kể từ đây, Mỹ quyết định bơm viện trợ chính thức vũ khí cho phe nổi dậy.
Đối diện với thái độ sục sôi của phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ và các lực lượng ủng hộ phe đối lập, Tổng thống Bashar al-Assad cương quyết gạt bỏ mọi lời buộc tội và tuyên bố rằng chính phe đối lập mới là những kẻ đang vừa ăn cắp vừa la làng, là những kẻ khủng bố đứng sau mọi màn kịch tấn công hóa học ở Syria. Ông nhiều lần lên tiếng chỉ trích nặng nề Mỹ và các nước phương Tây, kêu gọi “Mỹ hãy bỏ mặt nạ xuống” và không hề mềm mỏng trước những lời đe dọa can thiệp quân sự từ phương Tây cũng như tuyên bố sẽ đáp trả tương xứng và đè bẹp quân nổi dậy bằng những quả đấm thép.
Nga, đồng minh thân cận nhất của Syria cũng cho rằng các bằng chứng của Mỹ không có giá trị vì không khách quan, Nga cũng bỏ phiếu chống khi HĐBA nghị sự về việc can thiệp vào Syria. Ngoài Nga, Syria cũng nhận được sự ủng hộ từ Iran và Trung Quốc, đặc biệt là sự hỗ trợ công khai to lớn từ Hezbolla.
Trong khi LHQ bác các bằng chứng của Anh, Pháp và Mỹ vào tháng 6/2013 thì đầu tháng 7, Nga tuyên bố đã có bằng chứng xác định quân nổi dậy Syria dùng chất Sarin tại vùng Aleppo, và ngay lập tức, Nhà Trắng phản bác rằng, họ chưa tìm thấy bằng chứng nào cho thấy một ai, ngoài chính phủ Assad có đủ khả năng sử dụng vũ khí hóa học ở Syria.
Ngày 5/8/2013, phe đối lập lại cáo buộc chính phủ Assad tiến hành một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus có kèm theo video nhưng phải đến tận 21/8, vụ việc mới lên đến đỉnh điểm khi một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học thần kinh đã xảy ra khiến ít nhất 1300 người (theo số liệu của SNC) bị thiệt mạng, trong đó có rất nhiều trẻ em và phụ nữ.
Vụ tấn công dã man trên đã khiến cả thế giới rúng động, các nước ủng hộ phe đối lập sục sôi, phương Tây và Mỹ lập kế hoạch, cân nhắc được mất, chuẩn bị sẵn sàng can thiệp vào Syria. Trong khi đó, ở trong nước, hai phe đối lập tiếp tục đổ trách nhiệm qua lại cho nhau bằng những lời lẽ đanh thép và nặng nề, và giữ nguyên lập trường của mình, Nga vẫn ủng hộ chính phủ của ông Assad.
Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia quốc tế, cả phe chính phủ Syria (Tổng thống Assad) và phe đối lập nổi dậy (FSA) đều “không dại mà sử dụng vũ khí hóa học” tại thời điểm này vì họ không thu được lợi lộc gì từ cuộc tấn công. Một giả thuyết được đặt ra rằng, rất có thể đã xuất hiện một “bên thứ 3”, một tổ chức Hồi giáo cực đoan nào đó, đã làm việc này.
Ngày 25/8, chính phủ Syria đồng ý cho các thanh sát viên vũ khí của Liên Hợp Quốc tiến hành thị sát để điều tra về vụ việc hôm 21/8. Tại đây, các thanh sát viên đã thu thập được nhiều bằng chứng giá trị nhưng sau 1,5 giờ, chính phủ Syria đã lệnh cho đoàn thanh sát viên dời đi vì lý do an toàn, còn 6 địa điểm khác trong vụ tấn công mà các thanh sát viên chưa tiếp cận được.
Ngoài vũ khí hóa học, phe đối lập, các nước phương Tây ủng hộ phe đối lập và Mỹ cũng lên án chính phủ Syria sử dụng bom chùm và tên lửa đạn đạo Scud - những loại vũ khí bị hạn chế - trong giao tranh, gây thương vong lớn cho dân thường.
Cuộc chiến ở Syria là một cuộc nội chiến vô cùng phức tạp trong đó cả hai bên tham chiến đều không có bên nào thực sự coi trọng mạng sống của dân thường Syria. Bên cạnh quân chính phủ, rất nhiều cáo buộc được đưa ra buộc tội quân nổi dậy đã tàn sát dã man dân thường, hành quyết những người ủng hộ chính phủ và giết hại những người vô tội chỉ vì khác giáo phái hay sắc tộc.
Mỹ và các nước đồng minh cũng bị lên án đã tiếp tay cho “lực lượng
khủng bố” trà trộn trong quân nổi dậy Syria tàn sát dân thường. Thậm
chí, dư luận còn dấy lên những nghi ngờ về việc CIA đào tạo quân nổi dậy
FSA, cũng như đặt dấu hỏi lớn về việc những vũ khí hóa học sử dụng tại
Syria thực chất có nguồn gốc từ đâu và ai mới là người đứng sau tất cả
những vụ tấn công đẫm máu vô nhân đạo này.
Cả thế giới nín thở hướng về Syria
Tình hình Syria đang căng thẳng hơn bao giờ hết. Mỹ, Anh đã lên kế hoạch và tập hợp lực lượng sẵn sàng tấn công Syria sau những lời buộc tội dành cho chính phủ của ông Assad. Những tuyên bố đanh thép, những lời đe dọa trừng phạt chính phủ Syria ở khắp mọi nơi, bầu không khí chiến tranh đang bao trùm lên quốc gia Arab, chính phủ Syria sơ tán các doanh trại và trụ sở quân đội khỏi Damascus, tình trạng báo động lên cao.
Đáp trả lời đe dọa từ Mỹ và phương Tây, tổng thống Bashar al-Assad
nhắc nhở Mỹ hãy nhớ những bài học của mình, tuyên bố Syria sẽ là một
Việt Nam thứ 2 trong cuộc đối đầu với Mỹ và đe dọa đáp trả mọi hành động
can thiệp, úp mở khả năng dùng các loại vũ khí “không bình thường”.
Đồng minh của Syria, Iran cũng tuyên bố sẽ hủy diệt Israel, đồng minh
sát sườn của Mỹ và rằng chiến tranh thế giới III sẽ bùng nổ nếu Mỹ vẫn
kiên quyết can thiệp vào quốc gia Arab này. Quy mô và tính chất của cuộc
nội chiến đang thay đổi từng ngày và có nguy cơ vượt ra khỏi tầm kiểm
soát của bất cứ quốc gia, vùng lãnh thổ nào.
Liệu rồi tương lai của Syria sẽ đi về đâu? Sau khi cân nhắc mọi lợi hại, thiệt hơn, đối mặt với những thách thức từ cộng đồng đối lập, dư luận thế giới, sự phản đối của dư luận trong nước, và nhất là khi việc hậu thuẫn quân nổi dậy FSA còn quá nhiều rủi ro do tính phức tạp, lỏng lẻo của đội quân này không đảm bảo sẽ trung thành với “lợi ích chiến lược” của Mỹ, liệu Mỹ có triển khai tấn công Syria? Các phe phái đang toan tính những gì trên xương máu và mất mát của người dân vô tội Syria? Chiến tranh có bùng nổ, vượt ra khỏi biên giới Syria hay biên giới khu vực như lời Iran cảnh báo nếu Mỹ tấn công? Cả thế giới đang nín thở hướng về Syria.
![]() |
Tháng 7/2011 lực lượng Quân đội Syria Tự do (FSA) được thành lập từ sự hợp nhất của nhiều thành phần phức tạp, cuộc nội chiến ở Syria tạm thời có thể chia thành hai phe: lực lượng nổi dậy và phe của tổng thống Bashar al-Assad, nhưng thực chất đối với nhân dân Syria, đây là một cuộc hỗn chiến phức tạp và tàn bạo.
Từ tháng 7 đến tháng 10/2011, các cuộc xung đột vũ trang liên tiếp diễn ra, mở đầu cho cuộc nội chiến đẫm máu sau này. Quân FSA liên tục tấn công nhằm vào quân đội chính phủ, cũng như phe chính phủ bị cáo buộc đã hành quyết phe đối lập và thường dân. Tuy nhiên, trong suốt 6 tháng đầu kể từ khi nổ ra xung đột vũ trang, dân thường Syria được xem là ít dính dáng đến các hoạt động chống chính phủ của phe nổi dậy.
Tháng 11/2011, xung đột vũ trang đã leo thang thành chiến tranh giữa hai phe. Cuộc chiến này kéo dài đến tận ngày 12/4/2012, khi hai bên lần đầu tiên đạt được một thỏa thuận ngừng bắn. Tuy nhiên, thỏa thuận trên đã sớm tan vỡ vào ngày 5/5/2012, khi quân nổi dậy tấn công vào quân đội chính phủ trên khắp lãnh thổ Syria, sau đó tuyên bố đã lấy lại thế chủ động phòng thủ.
Ngày 1/6/2012, tổng thống Bashar al-Assad tuyên bố sẽ đè bẹp mọi cuộc tấn công của quân nổi dậy, từ đây cuộc chiến bắt đầu leo thang ác liệt trên cả nước. Syria chìm trong hỗn loạn.
Từ tháng 7-10/2012, chiến sự diễn ra ác liệt ở Damascus và Aleppo, cả hai bên đều phải chịu nhiều tổn thất nặng nề trong giao tranh và bất chấp một lệnh ngừng bắn đã được thỏa thuận vào dịp lễ Eid al-Adha vào cuối tháng 10/2012, phiến quân nổi dậy vẫn tấn công vào quân chính phủ. Ngày 1/11/2012, khi hết hiệu lực của lệnh ngừng bắn, chính phủ Syria đã quyết định không kích ác liệt nhằm tấn công quân nổi dậy nhưng đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ. Suốt từ tháng 11/2012 đến tháng 3/2013, quân chính phủ nhiều lần bị thất thế, bị quẩn nổi dậy tấn công trên khắp các chiến trường, thậm chí bị đánh chiếm mất các cứ điểm không quân và kho vũ khí quan trọng. Tháng 12/2012 Mỹ cáo buộc chính phủ Syria dùng tên lửa đạn đạo SCUD bắn vào quân nổi dậy, tuy vậy, chính phủ vẫn không thể ngăn được quân FSA tiến sâu hơn vào Damascus.
Cho đến tận tháng 4/2013, với sự ủng hộ âm thầm từ nhiều bên, quân chính phủ đã không ngừng tiến hành các cuộc tấn công vào quân nổi dậy, dần lấy lại được thế chủ động trên chiến trường.
Đầu tháng 6, quân chính phủ đã chiếm lại được ngoại ô Damascus, vùng Al-Quariatayn và tỉnh Homs. Nhưng cũng chính từ đây, phương Tây ngày càng sôi sục với những cáo buộc rằng chính phủ của ông al-Assad đã sử dụng vũ khí hóa học trong giao tranh và một số nước đã công khai viện trợ cả khí tài sát thương và phi sát thương cho phe nổi dậy, đứng đầu là Mỹ, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ. Chiến trường Syria vốn đã rất tàn khốc từ đây trở nên đẫm máu hơn bao giờ hết.
![]() |
Hãy chấm dứt những vụ thảm sát ở Syria |
Tính đến giữa tháng 7/2013, phe chính phủ Syria kiểm soát khoảng 30-40% lãnh thổ, khoảng 60% đang nằm trong tầm kiểm soát của các phe đối lập và chiến sự vẫn ngày càng leo thang trên khắp cả nước. Các lực lượng nổi dậy, người Kurd, và quân đội chính phủ ngày càng trả đũa nhau một cách nặng tay hơn và những vụ thảm sát dân thường cũng ngày càng nhiều hơn.
Vũ khí hóa học - Ai mới thực sự là thủ phạm ở Syria?
Syria được cho là có kho vũ khí hóa học lớn thứ 3 trên thế giới và khi giao tranh nổ ra, phe đối lập cho rằng nếu bị dồn vào nước đường cùng, chính phủ Syria sẽ sử dụng vũ khí hủy diệt này để giữ quyền cai trị của mình.
Không chỉ phe đối lập, tháng 8/2012, chính phủ Mỹ đã chính thức tuyên bố rằng vũ khí hóa học là “giới hạn đỏ” cho Syria, nếu vượt qua, Mỹ sẽ can thiệp quân sự vào quốc gia này. Pháp và Anh cũng tuyên bố sẽ hành động cứng rắn nếu chính phủ Syria dùng vũ khí hóa học.
Kể từ đó, vũ khí hóa học trở thành chủ đề tranh cãi chủ yếu nhất, là nguyên do của hầu hết các chỉ trích qua lại, đe dọa lẫn nhau giữa các bên ủng hộ và chống chính phủ Syria tại Liên Hợp Quốc (LHQ).
Ngày 23/12/2012, hãng tin Arab Al Jazeera đã công bố một bản báo cáo không chính thức cho biết có một cuộc tấn công bằng khí gas đã giết chết 7 dân thường ở tỉnh Homs, điều này dấy lên quan ngại về việc vũ khí hóa học đã được sử dụng ở Syria.
Ngày 19/3/2013, một bản báo cáo khác cho biết một tên lửa Scud với đầu đạn hóa học đã được bắn vào huyện al-Assal ở Aleppo và Al Atebeh ở ngoại ô Damascus. Cả hai bên cùng đổ trách nhiệm cho nhau. Trong tháng 7, Nga đã điều tra và đưa ra kết luận đó là loại đạn không chuẩn, đồng thời lên án phe đối lập đã dùng vũ khí này.
Israel cũng đưa ra cáo buộc tương tự trong khi tình báo Mỹ mặc dù có nghi vấn nhưng vẫn tuyên bố cần có thêm “nhiều bằng chứng hơn”. Tại thời điểm này, Syria đã không đồng ý cho các thanh sát viên vũ khí của LHQ được điều tra thực hư vấn đề có hay không việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria.
![]() |
Ngày 13/6/2013, lần đầu tiên Mỹ tuyên bố có bằng chứng xác thực về việc chính phủ Assad đã nhiều lần sử dụng một lượng hạn chế vũ khí hóa học tấn công vào các lực lượng nổi dậy, khiến ít nhất 100 đến 150 người chết. Kể từ đây, Mỹ quyết định bơm viện trợ chính thức vũ khí cho phe nổi dậy.
Đối diện với thái độ sục sôi của phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ và các lực lượng ủng hộ phe đối lập, Tổng thống Bashar al-Assad cương quyết gạt bỏ mọi lời buộc tội và tuyên bố rằng chính phe đối lập mới là những kẻ đang vừa ăn cắp vừa la làng, là những kẻ khủng bố đứng sau mọi màn kịch tấn công hóa học ở Syria. Ông nhiều lần lên tiếng chỉ trích nặng nề Mỹ và các nước phương Tây, kêu gọi “Mỹ hãy bỏ mặt nạ xuống” và không hề mềm mỏng trước những lời đe dọa can thiệp quân sự từ phương Tây cũng như tuyên bố sẽ đáp trả tương xứng và đè bẹp quân nổi dậy bằng những quả đấm thép.
Nga, đồng minh thân cận nhất của Syria cũng cho rằng các bằng chứng của Mỹ không có giá trị vì không khách quan, Nga cũng bỏ phiếu chống khi HĐBA nghị sự về việc can thiệp vào Syria. Ngoài Nga, Syria cũng nhận được sự ủng hộ từ Iran và Trung Quốc, đặc biệt là sự hỗ trợ công khai to lớn từ Hezbolla.
Trong khi LHQ bác các bằng chứng của Anh, Pháp và Mỹ vào tháng 6/2013 thì đầu tháng 7, Nga tuyên bố đã có bằng chứng xác định quân nổi dậy Syria dùng chất Sarin tại vùng Aleppo, và ngay lập tức, Nhà Trắng phản bác rằng, họ chưa tìm thấy bằng chứng nào cho thấy một ai, ngoài chính phủ Assad có đủ khả năng sử dụng vũ khí hóa học ở Syria.
Ngày 5/8/2013, phe đối lập lại cáo buộc chính phủ Assad tiến hành một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus có kèm theo video nhưng phải đến tận 21/8, vụ việc mới lên đến đỉnh điểm khi một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học thần kinh đã xảy ra khiến ít nhất 1300 người (theo số liệu của SNC) bị thiệt mạng, trong đó có rất nhiều trẻ em và phụ nữ.
Vụ tấn công dã man trên đã khiến cả thế giới rúng động, các nước ủng hộ phe đối lập sục sôi, phương Tây và Mỹ lập kế hoạch, cân nhắc được mất, chuẩn bị sẵn sàng can thiệp vào Syria. Trong khi đó, ở trong nước, hai phe đối lập tiếp tục đổ trách nhiệm qua lại cho nhau bằng những lời lẽ đanh thép và nặng nề, và giữ nguyên lập trường của mình, Nga vẫn ủng hộ chính phủ của ông Assad.
Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia quốc tế, cả phe chính phủ Syria (Tổng thống Assad) và phe đối lập nổi dậy (FSA) đều “không dại mà sử dụng vũ khí hóa học” tại thời điểm này vì họ không thu được lợi lộc gì từ cuộc tấn công. Một giả thuyết được đặt ra rằng, rất có thể đã xuất hiện một “bên thứ 3”, một tổ chức Hồi giáo cực đoan nào đó, đã làm việc này.
Ngày 25/8, chính phủ Syria đồng ý cho các thanh sát viên vũ khí của Liên Hợp Quốc tiến hành thị sát để điều tra về vụ việc hôm 21/8. Tại đây, các thanh sát viên đã thu thập được nhiều bằng chứng giá trị nhưng sau 1,5 giờ, chính phủ Syria đã lệnh cho đoàn thanh sát viên dời đi vì lý do an toàn, còn 6 địa điểm khác trong vụ tấn công mà các thanh sát viên chưa tiếp cận được.
Ngoài vũ khí hóa học, phe đối lập, các nước phương Tây ủng hộ phe đối lập và Mỹ cũng lên án chính phủ Syria sử dụng bom chùm và tên lửa đạn đạo Scud - những loại vũ khí bị hạn chế - trong giao tranh, gây thương vong lớn cho dân thường.
Cuộc chiến ở Syria là một cuộc nội chiến vô cùng phức tạp trong đó cả hai bên tham chiến đều không có bên nào thực sự coi trọng mạng sống của dân thường Syria. Bên cạnh quân chính phủ, rất nhiều cáo buộc được đưa ra buộc tội quân nổi dậy đã tàn sát dã man dân thường, hành quyết những người ủng hộ chính phủ và giết hại những người vô tội chỉ vì khác giáo phái hay sắc tộc.
![]() |
Cả thế giới nín thở hướng về Syria
Tình hình Syria đang căng thẳng hơn bao giờ hết. Mỹ, Anh đã lên kế hoạch và tập hợp lực lượng sẵn sàng tấn công Syria sau những lời buộc tội dành cho chính phủ của ông Assad. Những tuyên bố đanh thép, những lời đe dọa trừng phạt chính phủ Syria ở khắp mọi nơi, bầu không khí chiến tranh đang bao trùm lên quốc gia Arab, chính phủ Syria sơ tán các doanh trại và trụ sở quân đội khỏi Damascus, tình trạng báo động lên cao.
![]() |
Liệu rồi tương lai của Syria sẽ đi về đâu? Sau khi cân nhắc mọi lợi hại, thiệt hơn, đối mặt với những thách thức từ cộng đồng đối lập, dư luận thế giới, sự phản đối của dư luận trong nước, và nhất là khi việc hậu thuẫn quân nổi dậy FSA còn quá nhiều rủi ro do tính phức tạp, lỏng lẻo của đội quân này không đảm bảo sẽ trung thành với “lợi ích chiến lược” của Mỹ, liệu Mỹ có triển khai tấn công Syria? Các phe phái đang toan tính những gì trên xương máu và mất mát của người dân vô tội Syria? Chiến tranh có bùng nổ, vượt ra khỏi biên giới Syria hay biên giới khu vực như lời Iran cảnh báo nếu Mỹ tấn công? Cả thế giới đang nín thở hướng về Syria.
Vì sao chiến tranh ở Syria vẫn tiếp diễn khốc liệt?
New York Times đưa tin, mặc dù IS đã bị đánh bật khỏi các pháo đài tại
Syria cũng như việc quân nổi dậy giờ đây đang bị quân chính phủ áp đảo,
song chiến tranh vẫn có thể sẽ tiếp tục thêm vài năm nữa.
Nguyên nhân là do tính phức tạp của cuộc chiến hiện nay. Chiến tranh Syria bao gồm 3 cuộc xung đột chính đang diễn ra cùng lúc.Cuộc nổi dậy nhằm lật đổ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad giờ đây đã phát triển thành một cuộc chiến tranh với sự góp mặt của rất nhiều thế lực bên ngoài. Các cường quốc như Mỹ, Nga và Iran đang đứng về hai phe đối lập nhau, tiếp tục cung cấp vũ khí để cuộc chiến diễn ra theo chiều hướng có lợi về phía họ. Chiến tranh Syria bao gồm 3 cuộc xung đột lớn:
1. Phe chính quyền Assad chống lại quân nổi dậy
![]() |
Bản đồ này cho thấy vùng lãnh thổ mà quân chính phủ đã giành lại từ tay quân nổi dậy (vùng đứt đoạn), vùng màu vàng là của quân nổi dậy, màu xanh dương là của quân chính phủ Syria. |
Tuy nhiên, quân đội Syria lại đang rất kiệt quệ sau nhiều năm chiến tranh, khiến ông Assad không có đủ binh lính để giải phóng và kiểm soát toàn bộ lãnh thổ đất nước. Các lực lượng vũ trang thân chính phủ mặc dù đủ sức chiến thắng quân nổi dậy song họ lại không thể xây dựng một chính quyền địa phương lâm thời. Ngay cả những khu vực vốn do chính phủ kiểm soát, Nga và Iran lại có ảnh hưởng lớn hơn chính phủ Syria.
Mới đây, phương Tây đã cáo buộc chính quyền Assad tiến hành không kích khiến hàng trăm ngàn người chết và nhiều thành phố bị hư hại nặng, khiến việc xây dựng sự đoàn kết trong nước là rất khó.
![]() |
Bản đồ này cho thấy vùng lãnh thổ mà IS đã bị mất (vùng đứt đoạn), vùng màu xanh do quân người Kurd kiểm soát, vùng màu đỏ là của IS. |
Trong bối cảnh đó, IS đã trở lại là một lực lượng du kích, chúng lẩn trốn ngoài sa mạc và bất ngờ tấn công quân đội Syria và các lực lượng do Mỹ hậu thuẫn. Nhiều chuyên gia cho rằng phiến quân IS sẽ tiến hành nhiều vụ khủng bố nhỏ lẻ và các chiến thuật du kích khác.
3. Thổ Nhĩ Kỳ chống lại người Kurd
![]() |
Bản đồ này cho thấy hướng di chuyển của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại phía Bắc Syria, ký hiệu bằng mũi tên màu đen. |
Việc quân người Kurd kiểm soát khu vực phía Bắc Syria cũng khiến cuộc chiến khó có thể đi đến hồi kết, khi chính quyền Assad không chấp nhận sự kiểm soát của lực lượng này về lâu dài. Thổ Nhĩ Kỳ thì đang bắt đầu thảo luận về việc tập kích quân người Kurd ở phía Đông, hiện được Mỹ hỗ trợ để chống IS, và nguy cơ xảy ra căng thẳng giữa các đồng minh NATO là rất cao.
Đây là nguyên nhân khiến nội chiến Syria dai dẳng và hỗn độn
Nội chiến ở Syria là một mớ hỗn độn, nơi mỗi phe phái đều có những đồng minh và kẻ thù dù nhiều lúc hai kẻ thù lại có chung một đồng minh. Mâu thuẫn lợi ích khiến nội chiến Syria mãi chưa có điểm kết.
Cuộc chiến ở Syria là một mớ hỗn
độn. Sau 7 năm, xung đột trên đất Syria vẫn là cuộc chiến chính giữa 4
nhóm khác nhau dù cục diện đang dần ngã ngũ. Một bên là Chính quyền
Assad với sự hậu thuẫn của Nga, Iran với một bên là phe đối lập nhận sự
hậu thuẫn của Phương Tây và các nước Ả Rập muốn chống lại ảnh hưởng của
Iran. Hai bên còn lại là nhóm người Kurd được Mỹ hậu thuẫn và lực lượng
tự xưng Nhà nước Hồi giáo IS.
Để hiểu được mối quan hệ phức tạp này, cần nhìn vào tình hình chiến sự trên đất Syria. Những phát súng đầu tiên của cuộc nội chiến Syria nổ ra tháng 3/2011. Lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Bashar al-Assad bị cáo buộc nổ súng bắn vào đám đông biểu tình trong bối cảnh phong trào Mùa xuân Ả Rập làm rúng động Trung Đông – Bắc Phi. Đây cũng là thời điểm được cho là điểm bắt đầu của cuộc nội chiến.
Trong tháng 7, những người biểu tình bắt đầu bắn trả lực lượng quân sự Syria. Nhiều binh sĩ đào ngũ khỏi quân đội Assad gia nhập lực lượng nổi dậy. Họ tự gọi mình là Quân đội Syria Tự do, chính thức đẩy Syria vào nội chiến.
Các tay súng cực đoan ở Syria và các nước khác trong khu vực và thế giới ồ ạt gia nhập hàng ngũ phe nổi dậy. Tổng thống Assad được cho là làm phức tạp thêm tình hình thông qua việc trả tự do cho các tay súng thánh chiến để gia nhập Quân đội Syria Tự do, khiến lực lượng này trở nên ô hợp và cực đoan.
Tháng 1/2012, al-Qaeda thành lập chi nhánh mới tại Syria với tên gọi Jahid al-Nusra. Cũng trong thời điểm đó, các nhóm chiến binh người Kurd ở phía bắc ly khai với chế độ Assad sau nhiều năm gắn bó.
Mùa hè năm đó, Syria thực sự trở thành một mớ hỗn độn. Iran, đồng minh quan trọng nhất của Assad trong khu vực, can thiệp vào tình hình chiến sự Syria. Cuối 2012, Iran cử hàng trăm chuyên gia và những chuyến bay chở hàng tiếp tế cho chính quyền Assad.
Nhằm chống lại sự gia tăng ảnh hưởng của Iran trong khu vực, các cường quốc dầu mỏ ở vịnh Ba Tư cũng bơm tiền và vũ khí cho phe nổi dậy thông qua Thổ Nhĩ Kỳ. Giữa năm 2012, Iran gia tăng ảnh hưởng khi đưa lực lượng chiến binh Hezbolla can thiệp vào chiến sự Syria. Nhóm chiến binh này sát cánh cùng quân đội Assad. Đáp lại, các nước Vùng Vịnh đổ thêm tiền và vũ khí hỗ trợ phiến quân. Ả rập Xê út dẫn đầu nỗ lực này.
Năm
2013, Trung Đông trở thành cuộc chiến giữa các lực lượng Hồi giáo dòng
Sunny, ủng hộ Phiến quân Syria và dòng Shiite, ủng hộ quân đội Assad.
Tháng 4/2013, Chính quyền Obama chính thức chống lại nhà lãnh đạo Assad thông qua việc cho phép CIA đào tạo và vũ trang cho phiến quân Syria dù bị đình trệ trong thời gian đầu. Mỹ yêu cầu các nước Ả Rập ngừng tài trợ cho các nhóm cực đoan nhưng bị từ chối.
Tháng 8/2013, chính quyền Assad bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học nhằm vào thường dân. Tổng thống Mỹ thời điểm đó là ông Barack Obama nhấn mạnh: "Đàn ông, phụ nữ và cả trẻ em nằm la liệt. Họ bị sát hại bởi khí độc. Mỹ có trách nhiệm đáp trả việc sử dụng vũ khí hóa học của chính quyền Assad nhằm bảo vệ an ninh quốc gia của Mỹ thông qua các đợt không kích".
Ba ngày sau, Nga tuyên bố Syria chấp thuận giao nộp vũ khí hóa học cho một ủy ban quốc tế nhằm tránh các đợt không kích. Washington chấm dứt kế hoạch dội bom Syria. Tuy nhiên, Mỹ và Nga chính thức bước vào thế đối đầu tại Syria thông qua việc ủng hộ và chống lại quân đội Assad. Vài tuần sau, Mỹ đào tạo và cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy, đánh dấu sự góp mặt chính thức của người Mỹ trong mớ bòng bong Syria.
Tháng 2/2014, nội bộ al-Qaeda xảy ra mâu thuẫn, làm thay đổi cục diện chiến trường. Một nhóm cực đoan tuyên bố tách khỏi al-Qaeda và thành lập lực lượng mới sau này phổ biến với tên Nhà nước Hồi giao (IS). IS không chỉ đối đầu với chính quyền Assad mà còn không cùng phe với tất cả các lực lượng trong cuộc nội chiến Syria, bao gồm cả al-Qaeda.
Tuy
nhiên, IS không tập trung chống lại Quân đội Assad. Thay vào đó, lực
lượng này chống các nhóm phiến quân khác và người Kurd.Mùa hè 2014, thế
giới chấn động trước IS. Lực lượng này đã thôn tính một phần rộng lớn
lãnh thổ Iraq và Syria và gây ra hàng loạt vụ hành quyết man rợ công dân
Mỹ và người nước ngoài. Tháng 9/2014, Mỹ tuyên bố tiến hành chiến dịch
chống khủng bố trên toàn bộ lãnh thổ Iraq và Syria và các hoạt động
chống IS.
Lầu Năm Góc triển khai kế hoạch đào tạo lực lượng nổi dậy Syria vào tháng 7. Tuy nhiên, khác với kế hoạch của CIA, Lầu Năm Góc muốn chống IS chứ không phải quân đội Assad. Vượt qua quân đội Syria, IS trở thành mối quan ngại lớn nhất của Mỹ trên đất Syria.
Tháng 8/2015, Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành ném bom lực lượng người Kurd ở Syria và Iraq. Tuy nhiên, Ankara không ném bom lực lượng IS. Lúc này, những vấn đề to lớn nảy sinh. Trong khi Mỹ coi IS là kẻ thù lớn nhất và ủng hộ người Kurd, đồng minh của họ trong khu vực lại làm điều ngược lại. Nó càng khiến mớ hỗn độn trở nên khó giải quyết.
Một tháng sau, Nga can thiệp để đảm bảo vị thế của Chính quyền Assad thông qua việc đưa máy bay tiêm kích tới khu vực. Không chỉ dội bom IS, Nga bị cáo buộc ném bom tất cả các lực lượng nổi dậy ở Syria, bao gồm các lực lượng do Mỹ chống lưng.
Năm 2016, ông Donald Trump đắc cử trong cuộc đua Tổng thống Mỹ và tuyên bố kéo Mỹ khỏi vũng lầy Syria. Mỹ cũng đồng ý với việc Tổng thống Assad có thể tiếp tục lãnh đạo Syria. Trong khi đó, với sự giúp đỡ của Nga, quân đội Assad nhanh chóng chiếm lại các vùng lãnh thổ đã mất từ tay IS và lực lượng nổi dậy. Nhiều thành trì của phe nổi dậy thay nhau bị đánh bại.
Mùa xuân năm 2018, quân đội Assad tiếp tục bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học nhằm vào thường dân, giết hại nhiều người trong đó có trẻ em. Ngay lập tức, chính quyền Tổng thống Trump đã lên tiếng. Vụ việc sử dụng khí độc thần kinh đã làm thay đổi suy nghĩ của ông Trump về việc Assad có thể tiếp tục nắm quyền.
Tổng thống Trump thề sẽ đáp trả và vài ngày sau, Mỹ bị cáo buộc bắn hàng chục quả tên lửa Tomahawk vào một căn cứ không quân của Syria. Tuy nhiên, Nga cho rằng vụ không kích do phía Israel tiến hành. Hiện tại, Mỹ và các đồng minh vẫn đang cân nhắc phương án can thiệp quân sự vào Syria trong khi Nga cảnh báo sẽ bắn hạ tất cả tên lửa tấn công vào khu vực.
Để hiểu được mối quan hệ phức tạp này, cần nhìn vào tình hình chiến sự trên đất Syria. Những phát súng đầu tiên của cuộc nội chiến Syria nổ ra tháng 3/2011. Lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Bashar al-Assad bị cáo buộc nổ súng bắn vào đám đông biểu tình trong bối cảnh phong trào Mùa xuân Ả Rập làm rúng động Trung Đông – Bắc Phi. Đây cũng là thời điểm được cho là điểm bắt đầu của cuộc nội chiến.
Trong tháng 7, những người biểu tình bắt đầu bắn trả lực lượng quân sự Syria. Nhiều binh sĩ đào ngũ khỏi quân đội Assad gia nhập lực lượng nổi dậy. Họ tự gọi mình là Quân đội Syria Tự do, chính thức đẩy Syria vào nội chiến.
Các tay súng cực đoan ở Syria và các nước khác trong khu vực và thế giới ồ ạt gia nhập hàng ngũ phe nổi dậy. Tổng thống Assad được cho là làm phức tạp thêm tình hình thông qua việc trả tự do cho các tay súng thánh chiến để gia nhập Quân đội Syria Tự do, khiến lực lượng này trở nên ô hợp và cực đoan.
Tháng 1/2012, al-Qaeda thành lập chi nhánh mới tại Syria với tên gọi Jahid al-Nusra. Cũng trong thời điểm đó, các nhóm chiến binh người Kurd ở phía bắc ly khai với chế độ Assad sau nhiều năm gắn bó.
Mùa hè năm đó, Syria thực sự trở thành một mớ hỗn độn. Iran, đồng minh quan trọng nhất của Assad trong khu vực, can thiệp vào tình hình chiến sự Syria. Cuối 2012, Iran cử hàng trăm chuyên gia và những chuyến bay chở hàng tiếp tế cho chính quyền Assad.
Nhằm chống lại sự gia tăng ảnh hưởng của Iran trong khu vực, các cường quốc dầu mỏ ở vịnh Ba Tư cũng bơm tiền và vũ khí cho phe nổi dậy thông qua Thổ Nhĩ Kỳ. Giữa năm 2012, Iran gia tăng ảnh hưởng khi đưa lực lượng chiến binh Hezbolla can thiệp vào chiến sự Syria. Nhóm chiến binh này sát cánh cùng quân đội Assad. Đáp lại, các nước Vùng Vịnh đổ thêm tiền và vũ khí hỗ trợ phiến quân. Ả rập Xê út dẫn đầu nỗ lực này.
Tháng 4/2013, Chính quyền Obama chính thức chống lại nhà lãnh đạo Assad thông qua việc cho phép CIA đào tạo và vũ trang cho phiến quân Syria dù bị đình trệ trong thời gian đầu. Mỹ yêu cầu các nước Ả Rập ngừng tài trợ cho các nhóm cực đoan nhưng bị từ chối.
Tháng 8/2013, chính quyền Assad bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học nhằm vào thường dân. Tổng thống Mỹ thời điểm đó là ông Barack Obama nhấn mạnh: "Đàn ông, phụ nữ và cả trẻ em nằm la liệt. Họ bị sát hại bởi khí độc. Mỹ có trách nhiệm đáp trả việc sử dụng vũ khí hóa học của chính quyền Assad nhằm bảo vệ an ninh quốc gia của Mỹ thông qua các đợt không kích".
Ba ngày sau, Nga tuyên bố Syria chấp thuận giao nộp vũ khí hóa học cho một ủy ban quốc tế nhằm tránh các đợt không kích. Washington chấm dứt kế hoạch dội bom Syria. Tuy nhiên, Mỹ và Nga chính thức bước vào thế đối đầu tại Syria thông qua việc ủng hộ và chống lại quân đội Assad. Vài tuần sau, Mỹ đào tạo và cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy, đánh dấu sự góp mặt chính thức của người Mỹ trong mớ bòng bong Syria.
Tháng 2/2014, nội bộ al-Qaeda xảy ra mâu thuẫn, làm thay đổi cục diện chiến trường. Một nhóm cực đoan tuyên bố tách khỏi al-Qaeda và thành lập lực lượng mới sau này phổ biến với tên Nhà nước Hồi giao (IS). IS không chỉ đối đầu với chính quyền Assad mà còn không cùng phe với tất cả các lực lượng trong cuộc nội chiến Syria, bao gồm cả al-Qaeda.
Lầu Năm Góc triển khai kế hoạch đào tạo lực lượng nổi dậy Syria vào tháng 7. Tuy nhiên, khác với kế hoạch của CIA, Lầu Năm Góc muốn chống IS chứ không phải quân đội Assad. Vượt qua quân đội Syria, IS trở thành mối quan ngại lớn nhất của Mỹ trên đất Syria.
Tháng 8/2015, Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành ném bom lực lượng người Kurd ở Syria và Iraq. Tuy nhiên, Ankara không ném bom lực lượng IS. Lúc này, những vấn đề to lớn nảy sinh. Trong khi Mỹ coi IS là kẻ thù lớn nhất và ủng hộ người Kurd, đồng minh của họ trong khu vực lại làm điều ngược lại. Nó càng khiến mớ hỗn độn trở nên khó giải quyết.
Một tháng sau, Nga can thiệp để đảm bảo vị thế của Chính quyền Assad thông qua việc đưa máy bay tiêm kích tới khu vực. Không chỉ dội bom IS, Nga bị cáo buộc ném bom tất cả các lực lượng nổi dậy ở Syria, bao gồm các lực lượng do Mỹ chống lưng.
Năm 2016, ông Donald Trump đắc cử trong cuộc đua Tổng thống Mỹ và tuyên bố kéo Mỹ khỏi vũng lầy Syria. Mỹ cũng đồng ý với việc Tổng thống Assad có thể tiếp tục lãnh đạo Syria. Trong khi đó, với sự giúp đỡ của Nga, quân đội Assad nhanh chóng chiếm lại các vùng lãnh thổ đã mất từ tay IS và lực lượng nổi dậy. Nhiều thành trì của phe nổi dậy thay nhau bị đánh bại.
Mùa xuân năm 2018, quân đội Assad tiếp tục bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học nhằm vào thường dân, giết hại nhiều người trong đó có trẻ em. Ngay lập tức, chính quyền Tổng thống Trump đã lên tiếng. Vụ việc sử dụng khí độc thần kinh đã làm thay đổi suy nghĩ của ông Trump về việc Assad có thể tiếp tục nắm quyền.
Tổng thống Trump thề sẽ đáp trả và vài ngày sau, Mỹ bị cáo buộc bắn hàng chục quả tên lửa Tomahawk vào một căn cứ không quân của Syria. Tuy nhiên, Nga cho rằng vụ không kích do phía Israel tiến hành. Hiện tại, Mỹ và các đồng minh vẫn đang cân nhắc phương án can thiệp quân sự vào Syria trong khi Nga cảnh báo sẽ bắn hạ tất cả tên lửa tấn công vào khu vực.
Những mối tơ vò trong cuộc nội chiến Syri
Theo Trí thức trẻ
Nga mất hơn 2 năm mới đánh bại IS tại Syria vì đâu?
VietTimes -- Những bài học kinh nghiệm có giá trị
chiến lược cao nhất mà Bộ quốc phòng Nga có được, liên quan chặt chẽ
và đóng vai trò then chốt trong sứ mệnh đánh tan lực lượng
chủ lực của IS trên chiến trường. Đó là hiểu được nguyên nhân, bản chất và có
phương pháp tiếp cận đúng chiến trường Syria.
Tác chiến phi tiếp xúc, phương án tối ưu chống sa lầy
Giai đoạn đầu tiên của cuộc chiến, nắm rất chắc nguồn gốc, nguyên nhân và tình hình diễn biến cuộc chiến Syria, tương quan lực lượng giữa các bên tham chiến, những tình huống có thể trên chiến trường từ phía kẻ thù, Nga lựa chọn giải phóng chiến tranh phi tiếp xúc, giới hạn bằng chiến dịch không kích yểm trợ quân đội Syria và tránh không bị lôi cuốn vào cuộc chiến.
Ý đồ chiến dịch can thiệp vũ trang phi tiếp xúc và tuyên bố của tổng thống Nga “Không quân Nga sẽ không không kích nếu quân đội Syria không tấn công” bị ràng buộc bởi mối quan ngại sâu sắc từ những kinh nghiệm đẫm máu của chiến trường Afghanistan.
Hơn nữa, theo mô tả từ phía tướng Qasem Soleimani, tư lệnh trưởng lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, khả năng hoạt động độc lập và năng lực tác chiến đấu quân đội Syria nếu có sự hỗ trợ từ lực lượng không quân Nga ở Khmeimim được đánh giá khá cao.
Nhưng ngay lập tức, thực tế chiến trường của những tháng đầu tiên cuộc chiến tranh cho thấy, năng lực tác chiến của quân đội Syria nằm ngoài cả dự đoán tồi tệ nhất của Bộ tổng tham mưu quân đội Nga. Quân đội Syria hoàn toàn không tồn tại như một lực lượng vũ trang có cơ cấu tổ chức, chỉ huy thống nhất, năng lực tổ chức chỉ huy, điều hành tác chiến của các sĩ quan quân đội Syria từ cấp chiến thuật đến cấp chiến lược chiến dịch rất thấp.
Trong chiến đấu, các đơn vị thuộc các quân binh chủng và các lực lượng hoàn toàn không thể liên kết phối hợp với nhau trong một hoạt động thống nhất, dù chỉ là ở cấp độ thống nhất về thời gian. Có những vấn đề đặc biệt nghiêm trọng trong liên kết phối hợp giữa lực lượng tiến công mặt đất, lực lượng yểm trợ đường không và pháo binh chiến trường chi viện hỏa lực. Hoàn toàn không có sự liên kết phối hợp giữa các phân đội tăng thiết giáp với bộ binh, giữa quân đội chủ lực với lực lượng vũ trang địa phương và các nhóm quân tình nguyện.
Mặc dù có các đơn vị thuộc các quân binh chủng khác nhau, các đơn vị binh chủng hợp thành vùng chiến thuật, nhưng mối quan hệ cơ cấu tổ chức thuần túy mang tính vùng miền, dân tộc và tôn giáo. Do hệ thống chính trị phức tạp, cơ cấu tổ chức quân đội cũng rất phức tạp, trong đó nhờ có sự ủng hộ của các quan chức, các thủ lĩnh chính trị mà có lực lượng được trang bị rất tốt, nhưng có nhiều lực lượng trang bị kém. Thậm chí vũ khí trang bị hiện đại cung cấp cho các đơn vị khác nhau cũng có hiện tượng phân chia theo vị thế xã hội, dựa trên sự ủng hộ của các thủ lĩnh chính trị và những người có ảnh hưởng lớn trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước.
Từ việc tổ chức quân đội Syria trong một thời gian dài bị phân rã thành cơ cấu quân sự vùng miền và là sức mạnh của các lực lượng chính trị trong bộ máy nhà nước nên các đơn vị quân đội Syria cũng hoạt động gần giống như các tổ chức bán vũ trang hoặc vũ trang tự phát. Hoàn toàn không sử dụng các nguyên tắc lý luận và thực tiễn chiến dịch chiến thuật
Trong chiến đấu tấn công, các cụm binh lực quân đội Syria hoàn toàn không bố trí lực lượng phòng ngự bên sườn, thường xuyên bỏ qua các hoạt động trinh sát, theo dõi tình hình địch và không tổ chức cảnh giới từ xa. Do đó các nhóm chiến binh khủng bố, dù quân số ít hơn, vẫn có thể tiến công vu hồi, đánh tiêu hao sinh lực quân đội Syria và phá vỡ các chiến dịch tiến công.
Trên các tuyến phòng ngự, không có các điểm trinh sát cảnh giới tiền tiêu, phản ứng trước những cuộc tấn công rất chậm. Nhược điểm này khiến quân đội Syria liên tục mất trận địa, tổn thất binh lực và mất địa bàn trước các đòn đột kích tốc độ cao, đánh chiếm trận địa đầu cầu và phát triển sâu vào khu vực đã giành được quyền kiểm soát.
Những nhược điểm này khiến hình thái chiến trường thay đổi liên tục, các đơn vị quân đội Syria dễ dàng để mất địa bàn nhanh chóng. Nhưng họ lại cần rất nhiều thời gian tập trung lực lượng, thống nhất cơ cấu tổ chức chỉ huy và tiến hành các cuộc phản công.
Do năng lực tác chiến của các đơn vị quân đội Syria rất thấp, nguyên nhân bắt nguồn từ giai đoạn cạnh tranh quyền lực trước chiến tranh và sự tổn thất hàng ngũ sĩ quan có năng lực, kinh nghiệm trong trong cuộc chiến kéo dài, tổ chức chỉ huy cao cấp của quân đội Syria đã xé tan cơ cấu biên chế tổ chức lực lượng quân đội trên chiến trường. Bất kỳ nỗ lực tổ chức xây dựng một lực lượng "đặc biệt" nào có năng lực tác chiến tốt, lập tức diễn ra âm mưu: tất cả các tướng lĩnh chỉ huy chiến trường đều muốn nắm quyền chỉ huy lực lượng này. Tuyệt đối tách biệt và hoạt động độc lập trong cuộc chiến tranh này chỉ có các đơn vị lực lượng đặc biệt Syria (Mukhabarat).
Những nhược điểm cơ bản về cơ cấu tổ chức lực lượng vũ trang Syria, một tập hợp các đơn vị vũ trang rời rạc này đã khiến các hoạt động yểm trợ hỏa lực đường không của quân đội Nga không mang lại những hiệu quả cụ thể làm thay đổi hình thái chiến trường.
Trước tình hình đó, Nga buộc phải tiêu diệt nguồn tài chính từ dầu mỏ của IS để làm suy giảm sức chiến đấu của tổ chức khủng bố, tạo điều kiện thuận lợi cho sự thay đổi cơ cấu tổ chức quân đội Syria bằng những chiến thắng – dù không chắc chắn.
Mùa thu năm 2016, tình hình chiến trường Syria rất không ổn định. Sự can thiệp mạnh mẽ và quyết liệt của không quân Nga khiến tương quan lực lượng có lợi hơn cho quân đội Syria, củng cố vị thế của chính quyền Damascus, tạo điều kiện hình thành bước ngoặt trong chiến tranh.
Nhưng các lực lượng vũ trang Syria, cơ cấu tổ chức bộ máy chiến tranh của Syria chưa sẵn sàng phát triển những kết quả đạt được. Đây là giai đoạn khó khăn nhất của các cố vấn quân sự Nga. Những kiến nghị, đề xuất từ phía Bộ quốc phòng Nga, yêu cầu cho phép các cố vấn quân sự Nga tham gia trực tiếp vào công tác chỉ huy, điều hành các đơn vị chiến đấu, đang tiến hành các chiến dịch tấn công không được sự nhất trí từ phía Bộ tư lệnh Tối cao quân đội Syria.
Một tình huống tương tự cũng diễn ra với công tác huấn luyện chiến đấu sĩ quan, binh sĩ Syria. Cho đến mùa xuân năm 2016, các cố vấn và chuyên gia quân sự Nga chỉ huấn luyện đào tạo các sĩ quan chỉ huy kỹ thuật. Nước Nga viện trợ vũ khí trang thiết bị, tiến hành huấn luyện khai thác sử dụng các chuyên gia Syria, không can thiệp sâu vào công tác lãnh đạo, chỉ huy và điều hành của quân đội Syria.
Moscow trong sự phức tạp hệ thống tổ chức chính trị các nước Trung Đông không có ý định can thiệp vào công việc nội bộ của Damascus. Nhưng kết quả gây nhiều tranh cãi và đe dọa thất bại.
Tháng 04.2016, bằng những nỗ lực đặc biệt, không quân, lực lượng đặc nhiệm Nga và quân đội Syria giải phóng Palmyra lần thứ nhất. Nhưng đến tháng 06.2016, cụm binh lực quân đội Syria, phát triển tấn công về hướng thị trận Al-Sukhnah trong tình huống hoàn toàn không phù hợp với điều kiện chiến trường. Cụm binh lực này trúng đòn phản kích mãnh liệt của lực lượng khủng bố, thiệt hại nặng nề về sinh lực và vũ khí trang bị, thành phố Palmyra đối mặt với nguy cơ bị bao vây phong tỏa.
Nhận định rằng, IS chỉ là một đám đông những kẻ cực đoan cuồng tín là sai lầm nghiêm trọng về bản chất. Lực lượng vũ trang này, chỉ trong một thời gian ngắn từ năm 2014 – 2015 tiến công đánh chiếm một vùng lãnh thổ rộng lớn ở Syria và Iraq, dễ dành đánh bại các đơn vị quân sự được trang bị đầy đủ, đánh chiếm những địa bàn chiến lược then chốt. Điều đó cho thấy, trong hàng ngũ lãnh đạo chỉ huy của IS là những sĩ quan chuyên nghiệp, được đào tạo rất tốt từ các nước phương Tây và có nguồn gốc xuất thân từ quân đội Syria và Iraq.
Tháng 07.2017, một bình luân viên quân sự cao cấp Nga, đại tá dự bị hạng 1 Viktor Murakhovsky, tổng biên tập tạp chí “Tiềm lực Tổ quốc” nhận xét: nghiên cứu các video, ghi lại hoạt động chiến đấu của các nhóm chiến binh khủng bố, ví dụ như cuộc tiến công vào Khan Touman cho thấy, các tay súng IS như một đội đặc nhiệm, hành động chuẩn xác theo điều lệnh của quân đội Xô viết. Từ cơ động hành quân chiến đấu, triển khai đội hình cấp đại đội, trung đội trên tuyến chiến đấu, đánh chiếm vị trí đầu cầu, hỏa lực chế áp. Hầu như không có sai sót đáng kể. Ngược lại phía quân đội Syria là cả một sự hỗn loạn. Không hàng rào vật cản, không có các trận địa mìn, không có cả các hỏa điểm phòng ngự thường trực. Hoàn toàn là một đội quân phong trào.
Khắc phục những nhược điểm cố hữu của quân đội Syria
Nhằm thay đổi hình thái chiến trường, tạo bước ngoặt cho một cuộc chiến tranh, quân đội Syria dưới sự hỗ trợ hiệu quả của không quân Nga, tiến hành chiến dịch giải phóng Aleppo. Đây là cuộc chiến gian lao nhất mà quân đội Syria phải vượt qua. Ngay cả tướng Suheit al-Hassan, chỉ huy lực lượng Tiger, gắn bó chặt chẽ với các cố vấn quân sự Nga cũng cảm thấy thực sự căng thẳng và mệt mỏi.
Giai đoạn đầu tiên của cuộc chiến, nắm rất chắc nguồn gốc, nguyên nhân và tình hình diễn biến cuộc chiến Syria, tương quan lực lượng giữa các bên tham chiến, những tình huống có thể trên chiến trường từ phía kẻ thù, Nga lựa chọn giải phóng chiến tranh phi tiếp xúc, giới hạn bằng chiến dịch không kích yểm trợ quân đội Syria và tránh không bị lôi cuốn vào cuộc chiến.
Ý đồ chiến dịch can thiệp vũ trang phi tiếp xúc và tuyên bố của tổng thống Nga “Không quân Nga sẽ không không kích nếu quân đội Syria không tấn công” bị ràng buộc bởi mối quan ngại sâu sắc từ những kinh nghiệm đẫm máu của chiến trường Afghanistan.
Hơn nữa, theo mô tả từ phía tướng Qasem Soleimani, tư lệnh trưởng lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, khả năng hoạt động độc lập và năng lực tác chiến đấu quân đội Syria nếu có sự hỗ trợ từ lực lượng không quân Nga ở Khmeimim được đánh giá khá cao.
Nhưng ngay lập tức, thực tế chiến trường của những tháng đầu tiên cuộc chiến tranh cho thấy, năng lực tác chiến của quân đội Syria nằm ngoài cả dự đoán tồi tệ nhất của Bộ tổng tham mưu quân đội Nga. Quân đội Syria hoàn toàn không tồn tại như một lực lượng vũ trang có cơ cấu tổ chức, chỉ huy thống nhất, năng lực tổ chức chỉ huy, điều hành tác chiến của các sĩ quan quân đội Syria từ cấp chiến thuật đến cấp chiến lược chiến dịch rất thấp.
Trong chiến đấu, các đơn vị thuộc các quân binh chủng và các lực lượng hoàn toàn không thể liên kết phối hợp với nhau trong một hoạt động thống nhất, dù chỉ là ở cấp độ thống nhất về thời gian. Có những vấn đề đặc biệt nghiêm trọng trong liên kết phối hợp giữa lực lượng tiến công mặt đất, lực lượng yểm trợ đường không và pháo binh chiến trường chi viện hỏa lực. Hoàn toàn không có sự liên kết phối hợp giữa các phân đội tăng thiết giáp với bộ binh, giữa quân đội chủ lực với lực lượng vũ trang địa phương và các nhóm quân tình nguyện.
Mặc dù có các đơn vị thuộc các quân binh chủng khác nhau, các đơn vị binh chủng hợp thành vùng chiến thuật, nhưng mối quan hệ cơ cấu tổ chức thuần túy mang tính vùng miền, dân tộc và tôn giáo. Do hệ thống chính trị phức tạp, cơ cấu tổ chức quân đội cũng rất phức tạp, trong đó nhờ có sự ủng hộ của các quan chức, các thủ lĩnh chính trị mà có lực lượng được trang bị rất tốt, nhưng có nhiều lực lượng trang bị kém. Thậm chí vũ khí trang bị hiện đại cung cấp cho các đơn vị khác nhau cũng có hiện tượng phân chia theo vị thế xã hội, dựa trên sự ủng hộ của các thủ lĩnh chính trị và những người có ảnh hưởng lớn trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước.
Từ việc tổ chức quân đội Syria trong một thời gian dài bị phân rã thành cơ cấu quân sự vùng miền và là sức mạnh của các lực lượng chính trị trong bộ máy nhà nước nên các đơn vị quân đội Syria cũng hoạt động gần giống như các tổ chức bán vũ trang hoặc vũ trang tự phát. Hoàn toàn không sử dụng các nguyên tắc lý luận và thực tiễn chiến dịch chiến thuật
Trong chiến đấu tấn công, các cụm binh lực quân đội Syria hoàn toàn không bố trí lực lượng phòng ngự bên sườn, thường xuyên bỏ qua các hoạt động trinh sát, theo dõi tình hình địch và không tổ chức cảnh giới từ xa. Do đó các nhóm chiến binh khủng bố, dù quân số ít hơn, vẫn có thể tiến công vu hồi, đánh tiêu hao sinh lực quân đội Syria và phá vỡ các chiến dịch tiến công.
Trên các tuyến phòng ngự, không có các điểm trinh sát cảnh giới tiền tiêu, phản ứng trước những cuộc tấn công rất chậm. Nhược điểm này khiến quân đội Syria liên tục mất trận địa, tổn thất binh lực và mất địa bàn trước các đòn đột kích tốc độ cao, đánh chiếm trận địa đầu cầu và phát triển sâu vào khu vực đã giành được quyền kiểm soát.
Những nhược điểm này khiến hình thái chiến trường thay đổi liên tục, các đơn vị quân đội Syria dễ dàng để mất địa bàn nhanh chóng. Nhưng họ lại cần rất nhiều thời gian tập trung lực lượng, thống nhất cơ cấu tổ chức chỉ huy và tiến hành các cuộc phản công.
Do năng lực tác chiến của các đơn vị quân đội Syria rất thấp, nguyên nhân bắt nguồn từ giai đoạn cạnh tranh quyền lực trước chiến tranh và sự tổn thất hàng ngũ sĩ quan có năng lực, kinh nghiệm trong trong cuộc chiến kéo dài, tổ chức chỉ huy cao cấp của quân đội Syria đã xé tan cơ cấu biên chế tổ chức lực lượng quân đội trên chiến trường. Bất kỳ nỗ lực tổ chức xây dựng một lực lượng "đặc biệt" nào có năng lực tác chiến tốt, lập tức diễn ra âm mưu: tất cả các tướng lĩnh chỉ huy chiến trường đều muốn nắm quyền chỉ huy lực lượng này. Tuyệt đối tách biệt và hoạt động độc lập trong cuộc chiến tranh này chỉ có các đơn vị lực lượng đặc biệt Syria (Mukhabarat).
Những nhược điểm cơ bản về cơ cấu tổ chức lực lượng vũ trang Syria, một tập hợp các đơn vị vũ trang rời rạc này đã khiến các hoạt động yểm trợ hỏa lực đường không của quân đội Nga không mang lại những hiệu quả cụ thể làm thay đổi hình thái chiến trường.
Trước tình hình đó, Nga buộc phải tiêu diệt nguồn tài chính từ dầu mỏ của IS để làm suy giảm sức chiến đấu của tổ chức khủng bố, tạo điều kiện thuận lợi cho sự thay đổi cơ cấu tổ chức quân đội Syria bằng những chiến thắng – dù không chắc chắn.
Mùa thu năm 2016, tình hình chiến trường Syria rất không ổn định. Sự can thiệp mạnh mẽ và quyết liệt của không quân Nga khiến tương quan lực lượng có lợi hơn cho quân đội Syria, củng cố vị thế của chính quyền Damascus, tạo điều kiện hình thành bước ngoặt trong chiến tranh.
Nhưng các lực lượng vũ trang Syria, cơ cấu tổ chức bộ máy chiến tranh của Syria chưa sẵn sàng phát triển những kết quả đạt được. Đây là giai đoạn khó khăn nhất của các cố vấn quân sự Nga. Những kiến nghị, đề xuất từ phía Bộ quốc phòng Nga, yêu cầu cho phép các cố vấn quân sự Nga tham gia trực tiếp vào công tác chỉ huy, điều hành các đơn vị chiến đấu, đang tiến hành các chiến dịch tấn công không được sự nhất trí từ phía Bộ tư lệnh Tối cao quân đội Syria.
Một tình huống tương tự cũng diễn ra với công tác huấn luyện chiến đấu sĩ quan, binh sĩ Syria. Cho đến mùa xuân năm 2016, các cố vấn và chuyên gia quân sự Nga chỉ huấn luyện đào tạo các sĩ quan chỉ huy kỹ thuật. Nước Nga viện trợ vũ khí trang thiết bị, tiến hành huấn luyện khai thác sử dụng các chuyên gia Syria, không can thiệp sâu vào công tác lãnh đạo, chỉ huy và điều hành của quân đội Syria.
Moscow trong sự phức tạp hệ thống tổ chức chính trị các nước Trung Đông không có ý định can thiệp vào công việc nội bộ của Damascus. Nhưng kết quả gây nhiều tranh cãi và đe dọa thất bại.
Tháng 04.2016, bằng những nỗ lực đặc biệt, không quân, lực lượng đặc nhiệm Nga và quân đội Syria giải phóng Palmyra lần thứ nhất. Nhưng đến tháng 06.2016, cụm binh lực quân đội Syria, phát triển tấn công về hướng thị trận Al-Sukhnah trong tình huống hoàn toàn không phù hợp với điều kiện chiến trường. Cụm binh lực này trúng đòn phản kích mãnh liệt của lực lượng khủng bố, thiệt hại nặng nề về sinh lực và vũ khí trang bị, thành phố Palmyra đối mặt với nguy cơ bị bao vây phong tỏa.
Nhận định rằng, IS chỉ là một đám đông những kẻ cực đoan cuồng tín là sai lầm nghiêm trọng về bản chất. Lực lượng vũ trang này, chỉ trong một thời gian ngắn từ năm 2014 – 2015 tiến công đánh chiếm một vùng lãnh thổ rộng lớn ở Syria và Iraq, dễ dành đánh bại các đơn vị quân sự được trang bị đầy đủ, đánh chiếm những địa bàn chiến lược then chốt. Điều đó cho thấy, trong hàng ngũ lãnh đạo chỉ huy của IS là những sĩ quan chuyên nghiệp, được đào tạo rất tốt từ các nước phương Tây và có nguồn gốc xuất thân từ quân đội Syria và Iraq.
Tháng 07.2017, một bình luân viên quân sự cao cấp Nga, đại tá dự bị hạng 1 Viktor Murakhovsky, tổng biên tập tạp chí “Tiềm lực Tổ quốc” nhận xét: nghiên cứu các video, ghi lại hoạt động chiến đấu của các nhóm chiến binh khủng bố, ví dụ như cuộc tiến công vào Khan Touman cho thấy, các tay súng IS như một đội đặc nhiệm, hành động chuẩn xác theo điều lệnh của quân đội Xô viết. Từ cơ động hành quân chiến đấu, triển khai đội hình cấp đại đội, trung đội trên tuyến chiến đấu, đánh chiếm vị trí đầu cầu, hỏa lực chế áp. Hầu như không có sai sót đáng kể. Ngược lại phía quân đội Syria là cả một sự hỗn loạn. Không hàng rào vật cản, không có các trận địa mìn, không có cả các hỏa điểm phòng ngự thường trực. Hoàn toàn là một đội quân phong trào.
Khắc phục những nhược điểm cố hữu của quân đội Syria
Nhằm thay đổi hình thái chiến trường, tạo bước ngoặt cho một cuộc chiến tranh, quân đội Syria dưới sự hỗ trợ hiệu quả của không quân Nga, tiến hành chiến dịch giải phóng Aleppo. Đây là cuộc chiến gian lao nhất mà quân đội Syria phải vượt qua. Ngay cả tướng Suheit al-Hassan, chỉ huy lực lượng Tiger, gắn bó chặt chẽ với các cố vấn quân sự Nga cũng cảm thấy thực sự căng thẳng và mệt mỏi.
Quân đội Syria chiến đấu trên chiến trường Aleppo với xe tăng T-90 - video TV Ukraina
Trước tình hình đó, chính quyền Damascus, đặc biệt là bộ tư lệnh tối cao quân đội Syria buộc phải đồng ý với một loạt những đề xuất của các cố vấn quân sự cao cấp quân đội Nga, trước những nguy cơ mà nhà nước và quân đội Syria phải đối mặt.
Một trong những kết quả đó có sự thúc đẩy mạnh mẽ của tổng thống Nga Putin. Ông đã liên tiếp 2 lần ra lệnh rút 1 phần binh lực ra khỏi Syria, đặt các quan chức bảo thủ Damascus đối mặt với thực tế, quân đội Nga hoàn toàn có thể triệt thoái khỏi Syria bất cứ lúc nào.
Nhờ có những nỗ lực không mệt mỏi của các nhà ngoại giao quân sự, các cố vấn Nga thay vì tập huấn sĩ quan chỉ huy, bắt đầu chuyển sang huấn luyện các đơn vị chiến đấu, đầu tiên là lữ đoàn tình nguyện Lá chắn Qalamoun. Những thành tích đạt được của lực lượng Lá chắn Qalamoun, vốn có nguồn gốc từ các sĩ quan và cựu binh của tổ chức Hồi giáo Quân đội Syria tự do đã tạo điều kiện cho các cố vấn quân sự Nga xây dựng một lực lượng tấn công mới.
Từ tháng 10.2016, các cố vấn Nga xây dựng được quân đoàn tình nguyện số 5, có cơ cấu tổ chức và hoạt động tác chiến tương tự như các đơn vị tấn công chủ lực quân đội Xô viết. Cơ cấu biên chế tổ chức có khoảng gần 10.000 tay súng, chủ yếu là những người tình nguyện, đã phục vụ trong quân đội và có lý tưởng bảo vệ tổ quốc rõ ràng.
Các sĩ quan tham mưu Nga chính thức được tham gia lên kế hoạch các chiến dịch, trực tiếp tham gia hội thảo và chỉ huy điều hành các đơn vị tấn công của quân đội Syria trên các hướng chủ yếu. Trong tổng hành dinh và Bộ tổng tham mưu quân đội Syria, các hướng tấn công trọng tâm của quân đội Syria có các nhóm sĩ quan tham mưu cao cấp, tham gia cùng làm việc với sĩ quan chỉ huy, tham mưu tác chiến Syria. Đây thực sự là một công việc địa ngục, các cố vấn quân sự Nga không chỉ phải thuyết phục 1 chỉ huy trưởng cao cấp, mà cả một nhóm các sĩ quan, chỉ huy chiến trường của nhiều lực lượng khác nhau trong điều kiện ngoài chiến hào, trên sở chỉ huy tiền phương, nguy cơ thương vong rất cao.
Hàng chục sĩ quan, cố vấn quân sự cấp tá quân đội Nga đã hy sinh trực tiếp trên chiến trường. Chiến dịch giải phóng được Deir Ezzor, trung tướng cố vấn tham mưu trưởng Valery Asapov – thiệt mạng tại tại chiến hào tháng 09.2017. Ngay bản thân thiếu tướng Suheil Al-Hassan, tư lệnh trưởng lực lượng Tiger cũng buộc phải do một nhóm đặc nhiệm Nga trực tiếp bảo vệ.
Nhờ những nỗ lực không mệt mỏi và những cố gắng vượt chính bản thân mình của cả hai phía Nga và Syria, những đơn vị có năng lực tác chiến tốt hơn trở thành lực lượng nòng cốt trong việc tổ chức các cụm binh lực tấn công trên những chiến trường chiến lược. Đã có sự tiến bộ đáng kể trong việc khai thác sử dụng lực lượng tăng thiết giáp và pháo binh chiến trường trong các cuộc tấn công. Các đơn vị phát triển tốt là sư đoàn Tiger, sư đoàn cơ giới số 4, quân đoàn tình nguyện số 5 và lữ đoàn Lá chắn Qalamoun.
Mặc dù để trở thành một quân đội chính quy, chuyên nghiệp, quân đội Syria và hàng ngũ sĩ quan còn cần thời gian rất dài, nhưng những chiến dịch gần đây của lực lượng tấn công chủ lực cũng có những chuyển biến rõ rệt. Nổi bật nhất vẫn là lực lượng Tiger trong chiến dịch Deir Ezzor, sư đoàn cơ giới số 4 trong chiến dịch giải phóng thung lũng Beit Jinn. Mặc dù trước đó không lâu, lữ đoàn 42 thuộc sư đoàn cơ giới số 4 thất bại trong chiến dịch giải phóng quận Jobar ở Đông Ghouta.
Lực lượng hậu cần kỹ thuật quân đội Syria cũng có những tiến bộ lớn. Đặc biệt là binh chủng công binh trong chiến dịch giải phóng bờ tây và bờ đông sông Euphrates, tiến dọc theo thung lũng bờ tây Euphrates đến thành phố Albukamal sát với biên giới Iraq cuối năm 2017.
Trong chiến dịch can thiệp của quân đội Nga, kéo dài 2 năm liên tiếp ở Syria, ngoài mục đích then chốt là đánh quỵ tiềm năng chiến tranh của IS, quân đội Nga đã hỗ trợ được lực lượng vũ trang Syria tiến một bước dài trên con đường phát triển lực lượng để bảo vệ chủ quyền, chống chủ nghĩa khủng bố.
Tuyên bố rút quân của tổng thống Nga Putin không có nghĩa là lực lượng khủng bố hoàn toàn bị đánh bại trên lãnh thổ Syria mà chỉ khẳng định một vấn đề then chốt: quân đội Syria đã có được điều kiện tiên quyết để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống khủng bố và hoàn toàn có thể chiến thắng.
Rút phần lớn binh lực ra khỏi chiến trường Syria, Nga muốn các lực lượng vũ trang Syria phải đứng trên đôi chân của mình, chiến đấu và trưởng thành bằng chính năng lực của mình. Đánh sụp đổ lực lượng khủng bố nguy hiểm nhất thế giới, quân đội Syria đã có niềm tin vào chiến thắng, một chiến thắng không thể đảo ngược.
Vấn đề khi nào quân đội Syria có thể đủ sức mạnh đánh đuổi hoàn toàn các thế lực nước ngoài, núp bóng các nhóm chiến binh Hồi giáo cực đoan và khủng bố nhằm xé nát lãnh thổ Syria, bảo vệ thành công chủ quyền quốc gia, lúc đó mới thực sự là chiến thắng hoàn toàn chủ nghĩa khủng bố.
TTB
Nhận xét
Đăng nhận xét