Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

TIẾNG THƠ 26

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                  Tiếng thơ - nhạc hiệu - Đài tiếng nói Việt Nam 

Định nghĩa về thơ của những cây bút thơ

Nuage, Theo Trí Thức Trẻ 00:01 28/10/2013

“Thơ là sự thần thánh hóa thực tại” (Edith Sitwell), “Thơ là những gì đáng ghi nhớ trong cuộc sống” (William Hazlitt), “Thơ là ngôn ngữ chưng cất mạnh mẽ nhất của bản thân tác giả” (Rita Dove).

Ngoài những định nghĩa trên đây, nhiều cây bút thơ nổi tiếng khác cũng bày tỏ cách nhìn ấn tượng về thơ.

Percy Bysshe Shelley

Định nghĩa về thơ của những cây bút thơ 1
Chân dung “Shelley điên rồ”

Một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ XIX, người được gọi là “Shelley điên rồ” có một cuộc đời ngắn ngủi nhưng hết sức lãng mạn. Trong số 1821 bài viết của Shelley, nhiều lần, nhà thơ xuất thân quý tộc đã đề cập tới cái nhìn đối với thơ ca. Trong đó, nổi bật nhất là những nhận định sau:

“Thơ thực sự là một điều gì đó rất thiêng liêng. Nó vừa là trung tâm, đồng thời là chu vi của tri thức, là bao gồm các khoa học, nguồn gốc và thành quả của các hệ thống tư tưởng. Đó là sự hồi sinh của mùa xuân…”

“Thơ ghi lại những khoảnh khắc đỉnh cao và hạnh phúc nhất của tâm hồn”.

“Thơ ca, trong ý thức chung có thể định nghĩa là biểu hiện của trí tưởng tượng, và thơ ca cũng là khả năng thiên bẩm khi con người sinh ra”.

“Thơ ca là một tấm gương có thể khiến cái đẹp cũng có thể bị biến dạng”.

Emily Dickinson

Định nghĩa về thơ của những cây bút thơ 2
Thơ giúp Emily Dickinson "cất cánh"

Cùng với Walt Whitman, Emily Dickinson là cây bút thơ đặc sắc nhất của Mỹ thế kỉ XIX.  Bà đã để lại cho hậu thế tới 2000 bài thơ với nhiều bài có ý tưởng hết sức độc đáo. Trong quan điểm về thơ ca, bà cũng có cách nhìn rất ấn tượng: “Nếu một cuốn sách làm cho tôi cảm thấy giá lạnh mà không một ngọn lửa nào có thể sưởi ấm, tôi biết đó là thơ. Nếu tôi cảm thấy mình đang cất cánh, tôi cũng biết đó là thơ. Đó là cách duy nhất để tôi biết những điều này, liệu còn cách nào khác nữa không?”

Robert Frost

Định nghĩa về thơ của những cây bút thơ 3
Robert Frost - Nhân vật quan trọng của các diễn đàn thơ ca Mỹ

Robert Frost là một nhà thơ Mỹ từng bốn lần đoạt giải Pulitzer, cũng là cây bút thơ từng vinh dự được Tổng thống John F. Kennedy mời đọc thơ  trong ngày nhậm chức của ông. Được các nhà phê bình hiện đại nhận định là một nhà thơ dễ hiểu mà vẫn khó hiểu, giản dị mà phức tạp, cách Robert Frost nghĩ về thể loại văn học ông theo đuổi cũng có phần kỳ bí: “Thơ ra đời khi cảm xúc đã tìm thấy suy nghĩ của mình và suy nghĩ thì đã tìm ra lời để diễn đạt chúng”; “Thơ ca là những gì đã thất lạc trong quá trình chuyển đổi”.

Salvatore Quasimodo

Định nghĩa về thơ của những cây bút thơ 4
Salvatore Quasimodo nhấn mạnh sự đồng cảm giữa người làm thơ và độc giả

Nhà thơ người Italia, Salvatore Quasimodo nổi tiếng nhờ những vần thơ trữ tình với ngôn ngữ tinh lọc và đẹp đẽ một cách chuẩn mực. Ông nói: “Thơ là sự mặc khải rằng người làm thơ tin rằng cảm xúc của họ chính là tiếng lòng của độc giả”. 

Edgar Allan Poe

Định nghĩa về thơ của những cây bút thơ 5
"Nhà thơ điên" Edgar Allan Poe 

Edgar Allan Poe được gọi là “nhà thơ điên” cũng là một cây bút kỳ tài trong thể loại văn chương trinh thám và hình sự. Ông là tác giả của những phát ngôn nổi tiếng như: “Nỗi buồn là giọng điệu phù hợp nhất của thơ ca” ; “Tôi định nghĩa rất ngắn về thơ ca, ngôn ngữ thơ là nhịp điệu thẫm mỹ. Trọng tài duy nhất của chúng là khẩu vị. Trí khôn và nhận thức chỉ khiến nó trở thành một tài sản. Trừ yếu tố tình cờ, thơ không quan tâm tới bất cứ điều gì, dù là nghĩa vụ hay chân lý”.

Mary Oliver

Định nghĩa về thơ của những cây bút thơ 6
Với Mary Oliver, thơ là một cách sống

Từng là thư ký cho nhà thơ Edna St. Vincent Millay, Mary Oliver đã vươn lên trở thành một cây bút thơ ăn khách, nhất là về đề tài thiên nhiên, giành được giải thưởng sách quốc gia và giải thưởng Pulitzer. Với công việc của mình, Mary Oliver vô cùng nghiêm túc và rõ ràng. “Thơ không phải là một nghề, đó là một cách sống. Nó là một chiếc giỏ không, bạn đặt cuộc sống của mình vào đó và khiến một cái gì đó ra đời từ đó”. 

T.S. Eliot

Định nghĩa về thơ của những cây bút thơ 7
Với T.S. Eliot, chỉ những người có cá tính và cảm xúc mạnh mẽ mới có thể làm thơ

T.S. Eliot, chủ nhân giải Nobel 1948 cũng là nhà thơ vĩ đại của nước Anh thế kỷ 20. Sinh thời, ông từng nói: “Thơ không phải là một vòng quay chậm rãi của cảm xúc mà là một lối thoát của cảm xúc, không phải là sự biểu hiện của tính cách, nhưng một lối thoát cho cá tính. Nhưng, tất nhiên là chỉ những người có cá tính và cảm xúc biết ý nghĩa của việc muốn thoát khỏi những điều này.”

William Wordsworth

Định nghĩa về thơ của những cây bút thơ 8
William Wordsworth nhấn mạnh sự chiêm nghiệm trong thơ ca

Không chỉ cuốn hút độc giả với những vần thơ đơn giản, chất phác, William Wordsworth còn gây được cảm tình với những phát ngôn về thơ ca. Trong đó có câu nói nổi tiếng: “Thơ tràn ra tự phát khi cảm xúc dâng cao. Nó bắt nguồn từ sự hồi tưởng trong yên tĩnh, cảm xúc dự tính sẽ đến nhờ một phản ứng. Từ đó, sự yên tĩnh dần biến mất và một cảm xúc đồng điệu với sự chiêm nghiệm ra đời. Đó cũng chính là điều thực sự tồn tại trong tâm trí chúng ta”.

Philip Larkin

Định nghĩa về thơ của những cây bút thơ 9
 Philip Larkin - Cây bút thơ số một ở Anh

Năm ngoái, trong một cuộc bình chọn của tạp chí Times, nhà nhà thơ Philip Larkin chiếm vị trí quán quân trong danh sách 50 nhà văn vĩ đại nhất nước Anh kể từ 1945. Từng là một thủ thư ở Leicester, Philip Larkin với những vần thơ “khắc khổ” cũng là một tiếng thơ được yêu thích nhất nhì ở nước Anh. Ông từng nói:  “Tôi tin rằng mỗi bài thơ là một vũ trụ duy nhất, do đó không có cái gọi là truyền thống, một huyền thoại chung trong mỗi bài thơ của các nhà thơ khác nhau…”

Matthew Arnold

Định nghĩa về thơ của những cây bút thơ 10
Matthew Arnold đề cao vai trò thơ ca với lối thoát của cuộc sống

Nhà thơ, nhà phê bình văn hóa thời Victoria của nước Anh, Matthew Arnold ra đời trong một gia đình trí thức nổi tiếng. Ông đồng thời cũng được công chúng Anh gọi là nhà văn hiền triết vì những nhận định sắc sảo, trong đó bao gồm cả nhận định về thơ ca: “Thơ ca ở dưới đáy của chỉ trích về cuộc sống, rằng sự vĩ đại của một nhà thơ nằm trong những ý tưởng đẹp đẽ và mạnh mẽ để sống và trả lời cho câu hỏi làm thế nào để sống”.

Dylan Thomas

Định nghĩa về thơ của những cây bút thơ 11
Dylan Thomas có một tuổi thanh xuân huy hoàng với vị trí đỉnh cao trong thơ ca Xứ Wales

Dylan Thomas là nhà thơ Xứ Wales nổi tiếng nhất trong thế kỷ 20. Hầu hết các tác phẩm nổi tiếng nhất của Dylan Thomas đều được ông sáng tác ở độ tuổi 20. Tên ông đã được đặt cho một giải thưởng 30.000 bảng Anh cho các tác giả dưới 30 tuổi của Xứ Wales hàng năm. Cách định nghĩa về thơ của ông cũng hết sức độc đáo và sôi nổi : “Thơ là những gì làm bạn khóc, cười, đau khổ, câm lặng, làm cho các móng chân của bạn lấp lánh, làm bạn muốn làm mọi điều hoặc chỉ ngồi yên một chỗ, khiến bạn thấy rằng mình cô độc trong thế giới, rằng hạnh phúc, khổ đau của riêng mình đã được mãi mãi sẻ chia”. 

John Cage

Định nghĩa về thơ của những cây bút thơ 12
Theo John Cage, thơ là giá trị trường tồn mãi mãi

Không chỉ là một nhạc sĩ, triết gia tiên phong của nước Mỹ trong thế kỉ XX, John Cage còn là một cây bút thơ, truyện ngắn có tiếng tăm và sung sức bậc nhất trong thi đàn Mỹ. Ông cũng chính là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Còn có thơ ngay khi chúng ta nhận ra rằng mình không sở hữu bất cứ điều gì”.

Kahlil Gibran

Định nghĩa về thơ của những cây bút thơ 13
Kahlil Gibran là tác giả của những vần thơ đầy tính nhân văn

Kahlil Gibran chính là tác giả của các câu thơ nổi tiếng Wake at dawn with a winged heart and give thanks for another day of loving (Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/ Ta được thêm ngày nữa để yêu thương) hay Ask not what your country can do for you, but ask what you can do for your country (Ðừng hỏi đất nước có thể làm gì cho bạn, mà hãy hỏi bạn có thể làm gì cho đất nước). Với thơ, ông cũng có một định nghĩa rất ấn tượng: “Thơ là thỏa thuận giữa niềm vui, nỗi đau và băn khoăn, với một dấu gạch ngang của từ điển”.

---------------------------------------------------------------------- 

 
Ngâm thơ Việt Bắc - NS Châu Loan & NS Trần Thị Tuyết song ngâm


Bài thơ Việt Bắc đầy đủ full - Tố Hữu

Bài thơ Việt Bắc đầy đủ full - Tố Hữu


Việt Bắc của Tố Hữu là 1 trong những bài thơ hay được đưa vào trong chương trình giảng dạy văn học lớp 12, tuy nhiên bài thơ trong chương trình học được cắt bớt đi khá nhiều nên nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy có một số câu có vẻ không mượt mà. Dưới đây là bản đầy đủ bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu do mình sưu tầm trên mạng các bạn có thể tham khảo:

Việt Bắc - Tố Hữu

Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

- Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?

- Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...

Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...

Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.

Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà...
Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miềm
Hòa Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

Ai về ai có nhớ không?
Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang.
Nắng trưa rực rỡ sao vàng
Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công
Ðiều quân chiến dịch thu đông
Nông thôn phát động, giao thông mở đường
Giữ đê, phòng hạn, thu lương
Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu...

Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.
Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hòa
Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào.

- Nước trôi nước có về nguồn
Mây đi mây có cùng non trở về?
Mình về, ta gửi về quê
Thuyền nâu trâu mộng với bè nứa mai
Nâu này nhuộm áo không phai
Cho lòng thêm đậm cho ai nhớ mình
Trâu về, xanh lại Thái Bình
Nứa mai gài chặt mối tình ngược xuôi.

- Nước trôi, lòng suối chẳng trôi
Mây đi mây vẫn nhớ hồi về non
Ðá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Chàm nâu thêm đậm, phấn son chẳng nhòa.
Nứa mai mình gửi quê nhà
Nước non đâu cũng là ta với mình
Thái Bình đồng lại tươi xanh
Phên nhà lại ấm, mái đình lại vui...

- Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng?
Phố đông, còn nhớ bản làng
Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?
Mình đi, ta hỏi thăm chừng
Bao giờ Việt Bắc tưng bừng thêm vui?

cảnh rừng mơ nở
- Ðường về, đây đó gần thôi!
Hôm nay rời bản về nơi thị thành
Nhà cao chẳng khuất non xanh
Phố đông, càng giục chân nhanh bước đường.
Ngày mai về lại thôn hương
Rừng xưa núi cũ yêu thương lại về
Ngày mai rộn rã sơn khê
Ngược xuôi tàu chạy, bốn bề lưới giăng.
Than Phấn Mễ, thiếc Cao Bằng
Phố phường như nấm như măng giữa trời
Mái trường ngói mới đỏ tươi.
Chợ vui trăm nẻo về khơi luồng hàng
Muối Thái Bình ngược Hà Giang
Cày bừa Ðông Xuất, mía đường tỉnh Thanh
Ai về mua vại Hương Canh
Ai lên mình gửi cho anh với nàng
Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Ðịnh, lụa hàng Hà Ðông
Áo em thêu chỉ biếc hồng
Mùa xuân ngày hội lùng tùng thêm tươi
Còn non, còn nước, còn trời
Bác Hồ thêm khỏe, cuộc đời càng vui!

- Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người...

- Lòng ta ơn Ðảng đời đời
Ngược xuôi đôi mặt một lời song song.
Ngàn năm xưa nước non Hồng
Còn đây ơn Ðảng nối dòng dài lâu
Ngàn năm non nước mai sau
Ðời đời ơn Ðảng càng sâu càng nồng.

Cầm tay nhau hát vui chung
Hôm sau mình nhé, hát cùng Thủ đô.

  
Bài ca Xuân 61 - Tố Hữu - Châu Loan ngâm

bai ca mua xuan 1961

Tac gia: To Huu
Toi viet bai tho xuan
Nghin chin tram sau mot
Canh tao dau he rung rinh qua ngot
Nang soi suong giot long lanh...
Ret nhieu nen am nang hanh
Dang cay lam moi ngot lanh do chang?
Gia tu nam cu bang khuang
Da nghe xuan moi lang lang la thuong!
***
Chao xuan dep! Co gi vui day
Hoi em yeu? Ma ma em do day
Nhu buoi dau ho hen, say me
Anh nam tay em, soi noi, vung ve
Ma noi vay: "Trai tim anh do
Rat chan that chia ba phan tuoi do:
Anh danh rieng cho Dang phan nhieu
Phan cho tho, va phan de em yeu..."
Em xau ho: "The cung nhieu anh nhi!"
Roi hai dua hon nhau, hai nguoi dong chi
Dat nhau di, cho den sang mai nay
Anh don em ve, xuan cung den trong tay!
***
Oi tieng hot vui say con chim chien chien
Tren dong lua chiem xuan chao minh bay lieng
Xuan oi xuan, vui toi mong menh
Bien vui dang song trang dau ghenh
Tho da hat, mat trong loi chuc:
Duong len hanh phuc rong thenh thenh
Tam Dao, Ba Vi vui nui xuan xanh...
Chao 61! Dinh cao muon truong
Ta dung day, mat nhin bon huong
Trong lai nghin xua, trong toi mai sau
Trong Bac trong Nam, trong ca dia cau!
Trai qua mot cuoc be dau
Cau tho con dong noi dau nhan tinh
Noi chim kiep song lenh denh
To Nhu oi, le chay quanh than Kieu!
Nghe hon Nguyen Trai phieu dieu
Tieng guom khua, tieng tho keu xe long...
Oi tieng cua cha ong thuo truoc
Xin hat mung non nuoc hom nay:
Mot vung troi dat trong tay
Dau chua toan ven, cung bay co hong!
Viet Nam, dan toc anh hung
Tay khong ma da thanh cong nen nguoi!
Co gi dep tren doi hon the
Nguoi yeu nguoi song de yeu nhau
Dang cho ta trai tim giau
Thang lung ma buoc, ngang dau ma bay!
***
Doi vui do, hom nay mo cua
Nhu day hang bach hoa cua ta
Hoi nhung nguoi yeu, hay ghe mua hoa
Va den do, sam it qua le cuoi:
Lua Nam Dinh dep tuoi mat ruoi
Luoc Hang Dao chai mai toc xanh!
Ta con ngheo, pho chat nha gianh
Nhung cung du vai tranh treo Tet...
Doi vui do, tieng ca Doan ket
Ta nam tay nhau xay lai doi ta
Ruong lua, dong khoai, nuong san, vuon ca
Chuong lon, bay ga, dan rau, ao ca
Don ti phan roi, nhat tung ngon la
Moi hon than, mau san, can ngo
Ta nang niu gom gop dung co do!
***
O thich that, bai tho mien Bac
Rat tu do nen tuoi nhac, tuoi van
Ca khong gian nhu xich lai gan
Thoi gian cung quen tuan quen thang.
Doi tre lai. Tat ca deu cach mang!
Ru sach co don, rieng le, ban cung
Que huong ta ron ra cuoc vui chung
Nguoi hop tac nen lua day them do.
Duong no nguc. Nhung hang duong lieu nho
Da len xanh nhu toc tuoi muoi lam
Xuan oi Xuan, em moi den dam nam
Ma cuoc song da tung bung ngay hoi
Nhu hom nay, giua cong truong do bui
Nhung doan xe van tai noi nhau di
Hong Quang, Lao Cai, Thai Nguyen, Viet Tri
Ten dat nuoc reo vui bao tieng goi...
***
Nao di toi! Bac Ho ta noi
Phut giao thua, tieng hat dem xuan
Ke hoach nam nam. Moi nhung doan quan
Moi nhung ban chan, tien len phia truoc.
Tat ca duoi co, hat len va buoc!
Di ta di! Khai pha rung hoang
Hoi nui non cao, dau sat dau vang?
Hoi bien khoi xa, dau luong ca chay?
Song Da, song Lo, song Hong, song Chay
Hoi dau thac nhay, cho dien quay chieu?
Hoi nhung nguoi trai, nhung co gai yeu
Tren nhung deo may, nhung tang nui da
Hai ban tay ta hay lam tat ca!
Xuan da den roi. Hoi ha tuong lai
Khoi nhung nha may moi ban mai...
***
Toi viet cho ai bai tho 61?
Dem da khuya roi, ret ve te buot
Ha Noi ri ram... Coi thoi ngoai ga
Mot chuyen tau chuyen banh di xa
Tieng xinh xich, chay doc duong Nam Bo...
Oi dau phai con tau! Trai tim ta do
Tieng dap thinh thinh, muon vo lam doi!
Ta biet em rat khoe, tim oi
Khong khoc day. Nhung sao ma nong bong
Nhu lua chay trong long ta gio long?
May hom nay, nhu dua nho nha
Ta van vo hoai, rao ruc, vao ra
Nghe tieng mo va nghe tieng sung
Mien Nam day, ho reo nao dong!
Ba con toi da ngu lau roi
Con bao nhieu chua duoc ngu trong noi
Mien Bac thien duong cua cac con toi!
Ga gay sang. Tho oi, mang canh lua
Hay bay di! Con chim keu truoc cua
Them mot ngay xuan den. Binh minh
Canh tao dau he qua ngot rung rinh
Nhu hanh phuc don so, uoc mo nho nho
Treo truoc mat cua loai nguoi ta do:
Hoa binh
am no
Cho
Con nguoi
Sung suong
Tu do!
24-1-1961

Tố Hữu - nhà thơ của dân tộc

Văn hóa | 14:36 Thứ Hai ngày 04/10/2010
Tại cuộc hội thảo “Tố Hữu - Thân thế và Sự nghiệp” do Ban Tuyên giáo TƯ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức sáng 4/10/2010. (Ảnh: Thúy Mơ/ Vietnam+)
(HNMO)- Trong số các nhà thơ tính từ phong trào thơ mới đến nay, Tố Hữu là nhà thơ duy nhất trả lời trọn vẹn được hai câu hỏi: Anh là ai và thời đại anh sống là thời đại nào? Ông cũng là nhà thơ duy nhất có một giọng điệu thơ nhất quán: Thơ chỉ là chỗ cho cái chung, hay nơi gặp nhau của cái riêng và cái chung.

Ông là người cách mạng làm thơ và coi thơ cũng là một nhiệm vụ cách mạng. Hay nói một cách khác: Ông là người cách mạng trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Thơ ông là tiếng nói toàn tâm toàn ý vì cách mạng và sinh ra như chỉ để phục vụ cách mạng.

Cho nên, trong Bài ca xuân 61, ông mới viết:

Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ và phần để em yêu…


Cứ lấy ý tứ mà suy thì Tố Hữu chỉ dành tình cảm cho cái riêng (em yêu) chỉ chiếm 1/3 trái tim tươi đỏ của ông, còn hai phần nữa ông dành cho Đảng và cho thơ. Nhưng Đảng và thơ đối với ông, cũng chỉ là một. Bởi vậy, trái tim tươi đỏ của ông có đến 2/3 là dành cho Đảng, dành cho thơ viết vì cách mạng.

Cuộc đời Tố Hữu nói chung và cuộc đời thơ của Tố Hữu nói riêng có bước ngoặt quan trọng từ “Từ ấy”.

Ngay trong Từ ấy, Tố Hữu đã xác định một cách thật rõ ràng và xác tín:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi
Để hồn tôi với bào hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Tôi đã là con của vạn nhà
Là anh của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…

Vậy đó, từ khi còn rất trẻ, Tố Hữu đã lãnh trách nhiệm tranh đấu, lãnh trách nhiệm phản kháng trước những bất công, cường quyền. Ngay từ hồi ấy, khí chất thơ, giọng điệu thơ của ông đã định hình, bộc lộ hết sức rõ nét:

Quyết chiến đấu! Nào, ta liên hiệp lại
Hỡi tù nhân khốn nạn của bần cùng!
Ngày mai đây, tất cả sẽ là chung
Tất cả là vui và ánh sáng!
(Liên hiệp lại)

Và nó theo ông đến hết cuộc đời.

Theo tôi, Từ ấy không chỉ có chất thép mà còn có nhiều chất thơ. Có thể thấy rõ điều này qua Từ ấy, Tiếng sáo ly quê, Nhớ đồng…mà tiêu biểu là những câu:

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò
Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi.
(Nhớ đồng)

Đây cũng là 4 câu thơ đậm chất thi sĩ.

Thời đại Tố Hữu sống là thời đại của những cuộc tranh đấu, của những cuộc cách mạng diễn ra trên một quy mô lớn và mang tính đối kháng triệt để. Đó là thời đại mà vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước luôn được coi là lý tưởng của toàn xã hội. Đó là thời đại mà con người ta không được phép bi quan và không được phép nghĩ về mình. Đó là thời đại buộc mà con người vui lòng sống và chiến đấu vì những cái chung nhất. Tố Hữu đã mang tâm thế ấy, cũng là tâm thế chung của toàn xã hội để chuyển hóa thành thơ.

Rất nhiều bài thơ của Tố Hữu đều lấy cảm hứng từ những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, hoặc được viết từ cảm hứng lịch sử lớn. Có thể kể tên: Hồ Chí Minh, Huế tháng tám, Sáng tháng năm, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Ta đi tới, Việt Bắc, Trên miền bắc mùa xuân, Phạm Hồng Thái, Người con gái Việt Nam, Thù muôn đời muôn kiếp không tan, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Bài ca xuân 61, Mẹ Tơm, Hãy nhớ lấy đời tôi, Bài ca xuân 68, Bác ơi, Theo chân Bác, Việt Nam máu và hoa, Nước non ngàn dặm, Toàn thắng về ta, Vui thế hôm nay…

Ta có thể bắt gặp sự hào sảng trong Ta đi tới, sự sâu lắng trong Sáng tháng năm, sự bay bổng trong Nước non ngàn dặm…Ôm trùm lên tất cả là nguồn cảm xúc dồi dào, mạnh mẽ và chân thật một cách tự thân, một niềm tin tuyệt đối về con đường mình đi.

Thơ Tố Hữu thường có một kết cấu liền mạch và hanh thông theo sự kêu gọi và tiếp nối của cảm xúc, nhuần nhuyễn giữa nội dung và hình thức.

Đây là những câu thơ khá tiêu biểu:

Ta đi giữa ban ngày
Trên đường cái ung dung ta bước
Đường ta rộng thênh thang tám thước
……………………………………….
Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi!

Ai qua Phú Thọ
Ai xuôi Trung Hà
Ai về Hưng Hóa
Ai xuống khu Ba
Ai vào khu Bốn
Đường ta đó tự do cuồn cuộn
Bốt đồn Tây đã cuốn sạch rồi
Sông Thao nao nức sóng dồi
Ai về Hà Nội thì xuôi cùng thuyền…

Thơ Tố Hữu có ảnh hưởng lớn trong lòng người đọc theo từng thời điểm và đôi khi có vai trò đầu tàu đối với các nhà thơ. Tôi nhớ sau khi anh hùng Nguyễn Văn Trỗi ra pháp trường vào ngày 15 – 10 – 1964, Tố Hữu đã khởi phát bằng bài Hãy nhớ lấy lời tôi. Sau đó, nhiều nhà thơ đã có những bài thơ viết hưởng ứng theo ông. Cũng không lâu sau đó, có một nhà xuất bản đứng ra in một tập thơ của nhiều tác giả mang tên Hãy nhớ lấy lời tôi. Nhưng chỉ có bài thơ Hãy nhớ lấy lời tôi là hay nhất, có giá trị nhất, truyền cảm hứng mạnh mẽ nhất.

Cho đến trước thời kỳ Đổi mới, thơ Tố Hữu luôn cập nhật và gắn kết sâu sắc với thời cuộc. Có lẽ với cách cảm luôn tươi mới nên ông luôn có những bài thơ tuy được viết tức thì nhưng vẫn có tuổi thọ dài lâu. Có thể kể tên: Với Lê-nin, Em ơi…Ba Lan…, Ê-mi-ly, con…

Đây là những câu thơ có nhịp điệu và âm vang cộng với sự ngân nga, thánh thót không dứt:

Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn
Anh đi, nghe tiếng người xưa vọng
Một giọng thơ ngâm một tiếng đàn…

Tố Hữu cũng là người rất thành công khi viết những bài thơ các thể truyền thống như lục bát, song thất lục bát hoặc trộn lẫn chúng trong thể tự do hết sức uyển chuyển. Ông cũng là người có nhiều thơ lục bát đến mức kỷ lục. Có thể kể tên: Tiếng hát sông Hương; Tiếng sáo ly quê; Khi con tu hú; Đông; Cảm thông; Tiếng hát đi đày; Đêm giao thừa; Tiếng hát trên đê; Võ bờ; Đói! Đói!; Trường tôi; Phá đường; lên Tây Bắc; Bà Bủ; Bầm ơi; Mưa rơi; Bài ca người du kích; Cho đời tự do; A-liêu-sa nhớ chăng?; Sáng tháng năm; Nếu thầy mẹ chết; Việt Bắc; Xưa…nay…; Chị là người mẹ; Đường sang nước bạn; Ba mươi năm đời ta có Đảng; Tiếng ru; Nhật ký đường về; Tiếng hát xuân sang; Đường vào; Kính gửi cụ Nguyễn Du; Mẹ Suốt; Xuân sớm; Gửi người đi Pa-ri; Chuyện em…; Cây hồng; Thăm trại Ba Vì; Nước non ngàn dặm; Bài ca quê hương; Phút giây…; Mừng thọ bác Nguyễn Phan Chánh; Làng Thượng; Ngày và đêm; Đêm xuân 1985; Xta-lin-grat anh hùng; Phồn Xương; Đêm thu quan họ; Hà Trung; Luy Lâu; Cẩm Thúy; Ngọc Lặc; Như Xuân; Nông Cống; Tĩnh Gia; Hoằng hóa; Hậu Lộc; Vườn nhà; Dưỡng sinh; Nhớ Chế Lan Viên; Một thoáng Cà Mau; Đêm trăng Năm Căn; Đồng Thoại Sơn; Nhà họa sĩ Tô Ngọc Vân; Chợ Đồng Xuân; Mới; Lạ chưa?; Vườn cam Tường Lộc; Đồng Tháp Mười; Tằm tơ Bảo Lộc; Xuân hành 92…Trong số này có nhiều bài lục bát, song thất lục bát dài kỷ lục như Việt Bắc; Nước non ngàn dặm, 30 năm đời ta có Đảng…

Trong ngần ấy câu lục bát của Tố Hữu không hề có câu nào non, lép, gượng ép. Tôi thích những câu:

Anh về, cối lại vang rừng
Chim reo quanh mái, gà mừng dưới sân
Anh về, sáo lại ái ân…

hoặc:
Mấy anh lính trẻ ngây thơ
Nghêu ngao gõ bát hát chờ cơm sôi…

và:
Nỗi niềm chi rứa, Huế ơi
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên…

Trong số những bài thơ ngắn 4 câu, ít nhất Tố Hữu có hai bài thơ thuộc diện kiệm lời, sâu sắc và hàm chứa:

QUA LIỄU CHÂU

Tàu qua ga Liễu Châu
Bác xưa tù nơi đâu
Đêm rét, tê xiềng xích
Thương nước, dài tóc râu.

PHẠM HỒNG THÁI

Sống, chết, được như anh
Thù giặc, thương nước mình
Sống, làm quả bom nổ
Chết, như dòng nước xanh!

Đặc biệt, thơ Tố Hữu có những câu đã trở thành khẩu hiệu hành động của một thời, trở thành câu cửa miệng của nhiều thế hệ: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Và ít nhất, còn một câu nữa gắn với niềm hân hoan, hứng khởi mỗi khi ta được chứng kiến một cảnh tượng gây một sự ngạc nhiên nào đó trong một hoàn cảnh, một điều kiện nào đó: Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi!

Tố Hữu là nhà thơ luôn gắn số phận mình với số phận dân tộc, thơ ông là một bộ phận không thể tách rời của văn học cách mạng. Ông là đại diện tiêu biểu nhất của một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc trong lĩnh vực văn học.

Có thể giờ đây, lịch sử đã sang ngả khác và tâm thế thời đại cũng đã đổi khác. Nhưng lịch sử dân tộc trong một giai đoạn đặc biệt đã được ghi lại cao cả, hào sảng và tuyệt đẹp trong thơ Tố Hữu ở thời đại ông. Đó là điều không thể phủ nhận.

Với sức tác động lớn đến hàng triệu con tim, khối óc và mãi mãi còn để lại dấu ấn trong văn học sử nước nhà, tôi tin rằng Tố Hữu mãi được nhớ đến như là một nhà thơ của dân tộc!
Nguyễn Điệp Hoa


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét