Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019

VÕ THUẬT TINH HOA 83/5

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Những Võ Sĩ MMA, Ngạo Mạn Khinh Thường Đối Thủ, Lĩnh Ngay Hậu Quả Chua Cay, Phần 1
 
Những Võ Sĩ MMA, Ngạo Mạn Khinh Thường Đối Thủ, Lĩnh Ngay Hậu Quả Chua Cay, Phần 2

 
Những Võ Sĩ MMA, Ngạo Mạn Khinh Thường Đối Thủ, Lĩnh Ngay Hậu Quả Chua Cay, Phan 3

Huyền thoại quyền anh Joe Frazier qua đời

08/11/2011 22:08 GMT+7

TTO - Chiều nay 8-11, giờ VN, huyền thoại quyền anh Joe Frazier - với biệt danh Joe hút thuốc - đã qua đời ở tuổi 67, sau thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư gan.

YhUQZbG3.jpg
Ảnh chụp Joe Frazier năm 2009 - Ảnh: AP
Joe Frazier nổi danh thế giới không chỉ vì những quả đấm uy lực, là võ sĩ duy nhất của Mỹ đoạt HCV Olympic quyền anh tại Olympic Tokyo 1964 mà còn vì 3 trận đấu đã đi vào sử sách với một huyền thoại khác, Muhammad Ali.
Frazier và Ali đã đấu với nhau 3 trận, 2 ngay giữa lòng New York (Mỹ) và 1 tại thủ đô Manila của Philippines. Tổng cộng hai võ sĩ so găng với nhau 41 hiệp.
ghCOL7d5.jpg
Joe Frazier - Ảnh: AP
Trong số này, Frazier đã trở thành người đầu tiên đánh bại được Ali vào tháng 8-1971, trong một trận đấu mà Vitali Klitschko nhận xét là “bài học lớn cho mọi thế hệ võ sĩ”. Trận đấu khi đó là một sự kiện toàn cầu khi mỗi võ sĩ được thưởng 2,5 triệu USD, một con số khổng lồ vào thời đó. Thậm chí nam danh ca Frank Sinatra đã đến võ đài để chụp hình kỷ niệm.
Trước đó năm 1967, Ali đã bị tước đai vô địch vì từ chối không tham gia chiến tranh Việt Nam và trong suốt thời gian đó Joe Frazier luôn là người vận động để Ali được trở lại sàn thi đấu. Để rồi hai người so găng lần đầu vào năm 1971.
cglaAKht.jpg
Joe Frazier chụp cùng gia đình năm 1970 - Ảnh: AP
LUatgffU.jpg
Joe Frazier (trái) và George Foreman - Ảnh: AP
Tuy nhiên trong hai trận sau đó, Ali đều là người chiến thắng mà trận đấu tại Manila đã trở thành một sự kiện của lịch sử thể thao thế giới. Trận đấu đã kéo dài đến hiệp 14 và HLV Eddie Futch đã ngăn không cho Frazier, người đã không còn nhìn thấy được từ trước đó, thi đấu tiếp tục ở hiệp 15 cuối cùng.
Trước tin Joe Frazier qua đời, toàn thế giới quyền anh đã bày tỏ tiếc thương cho ông. Muhammed Ali chia sẻ: “Thế giới đã mất một nhà vô địch vĩ đại. Tôi luôn nhớ đến Frazier với mọi sự tôn trọng và ngưỡng mộ. Tôi chia sẻ mất mát với gia đình và những người yêu thương của anh ấy".
Trên Twitter của mình, cựu vô địch George Foreman, người đã 2 lần đánh bại Frazier, đơn giản viết: “Chúc ngủ ngon Joe Frazier. Tôi yêu bạn, người bạn thân”. Joe Bugner, người đã bị Frazier đánh bại vào năm 1973, nói: “Joe Frazier là hoàn hảo. Anh ấy chỉ cao gần 1,8m và nhẹ cân hơn tôi rất nhiều nhưng anh ấy cực kỳ dũng cảm. Bạn phải đấm anh ấy bằng một quả búa tạ mới đánh bại được Frazier”.
Ngoài những người cùng thời, các võ sĩ vô địch thế giới đương đại cũng đã bày tỏ sự tiếc thương trước mất mát này. Võ sĩ người Anh Lennox Lewis nói: “Ông ấy là một huyền thoại. Không có ông ấy, những võ sĩ khác không thể trở thành anh hùng bởi vì họ không có cơ hội thử thách tài năng với ông”.
Võ sĩ người Ukraine đang giữ đai vô địch WBC Vitali Klitschko nói: “Ông ấy là một tay đấm vĩ đại, một nhà vô địch vĩ đại và là một con người vĩ đại. Tôi không có cơ hội được xem trận đấu của ông vì tôi sinh năm 1971 tại Liên Xô cũ khi quyền anh bị cấm. Nhưng chúng tôi sau đó đã xem lại được và đã học hỏi nhiều từ trận đấu này".
Joe Frazier sinh ngày 12-1-1944 tại Beaufort, Nam Caroline, Mỹ. Ông bắt đầu sự nghiệp quyền anh từ rất sớm, do ảnh hưởng từ những trận đấu xem được trên tivi đen trắng hằng tuần. Sau đó ông thống trị các giải đấu nghiệp dư, trong đó có HCV tại Olympic Tokyo 1964, dù rằng khi đó phải thi đấu với ngón tay bị thương.
Năm 1965, ông chuyển sang chuyên nghiệp và nổi danh với những cú đấm cực mạnh. Năm 1970, ông đánh bại Ellis để giành chức vô địch thế giới hạng nặng đầu tiên và giữ được trong 2 năm.
Đ.K.L. (Theo BBC News, AP) 
“Cuộc thư hùng trong rừng già” của huyền thoại Quyền Anh Muhammad Ali

Khi hiệp đấu thứ 8 trôi về 15 giây cuối cùng, Muhammad Ali tung liên tiếp 5 cú đấm khiến George Foreman gục ngã xuống sàn đấu. Trận đấu kết thúc trong sự bất ngờ của đa số khán giả vì suốt từ đầu trận, Ali bị đối thủ dồn ép đến nghẹt thở. Đó là một trong những trận đấu kinh điển nhất sự nghiệp của huyền thoại Muhammad Ali.

Mỗi khi nhắc đến Quyền Anh, người hâm mộ đều nhìn nhận Muhammad Ali là một biểu tưởng của mọi thời đại. Trong sự nghiệp của mình, ông đã lập nên kỳ tích mà chưa ai sánh được đó là giành chiến thắng 56 trận (37 K.O) và 5 trận thua. Ali vinh dự được nhiều tạp chí thể thao quốc tế bầu chọn là VĐV vĩ đại nhất thế kỷ XX.

Không phải hiển nhiên mà tên tuổi của Muhammad Ali lại có tầm ảnh hưởng lớn đến vậy. Trong suốt sự nghiệp huy hoàng của mình, Ali từng làm nên nhiều trận đấu kinh điển khiến những thế hệ sau khi gợi lại đều phải cúi đầu nể phục.

Một trong những trận đấu lớn nhất cuộc đời của Ali phải kể đến cuộc đại chiến với đối thủ “định mệnh” George Foreman. Vì sao gọi là định mệnh? Trong giới Quyền Anh, hiếm khi nào các đối thủ coi nhau là bạn. Ấy vậy mà từ sau cuộc chiến với Foreman, cả hai võ sĩ đã giữ mối quan hệ tình bạn kéo dài hơn 40 năm, mãi đến khi ngày Muhammad Ali trút hơi thở cuối cùng vào năm 2016.

Lịch sử Quyền Anh thế giới gọi đó là “cuộc thư hùng trong rừng già”.


Foreman – Ali: Một trong những trận đấu Quyền Anh kinh điển trong lịch sử.

Dưới cái nắng inh ỏi của xứ Kinshasa (nay thuộc Cộng hòa Congo), Muhammad Ali và Goerge Foreman đã gặp nhau vào ngày 30/10/1974. Khi ấy, Foreman đang ở tuổi 25 nhưng đã là nhà vô địch hạng nặng và có trong tay 40 trận đấu bất bại (37 K.O). Một thành tích cực kỳ khủng khiếp mà giới võ thuật đặt cho anh biệt danh “cổ máy xay thịt”. Trong khi đó, Muhammad Ali đã bước qua tuổi 32, do đó việc đối đầu với một đối thủ nặng ký như Foreman là điều mà không ai mong muốn, kể cả đội ngũ HLV của ông.

Bất chấp đối thủ cao đến 1m9 và nặng 100kg, sở hữu những cú đấm uy lực bậc nhất trong lịch sử, Muhammad Ali chẳng ngại mà vẫn quyết tâm bước lên sàn. Được biết, số tiền mà mỗi võ sĩ được trả vào thời điểm đó là 5 triệu USD (khoảng 24 triệu USD ngày nay). Một ngày cuối tháng 10, khoảng 60.000 khán giả đã lấp kín công viên 30-5 để chờ đợi cuộc thư hùng đỉnh cao trong lịch sử Quyền Anh hạng nặng thế giới.

Lợi thế sức trẻ cùng sự linh hoạt trong bộ pháp là vũ khí giúp George Foreman tự tin thi đấu trước đàn anh. Biết trước những mánh khóe và chiến thuật “mèo vờn chuột” của Ali nên Foreman chỉ có một lựa chọn duy nhất là tấn công, dồn ép vào góc đài để nhanh chóng kết thúc trận đấu.



Đúng như vậy, ngay khi hiệp 1 bắt đầu, Ali có phần chủ động khi tung nhiều cú đấm chớp nhoáng khiến Foreman có phần bất ngờ. Tuy nhiên, anh nhanh chóng lấy lại sự bình tĩnh và bắt đầu thực hiện chiến thuật như đã định từ trước. Sức tấn công dồn dập từ Foreman khiến Ali hầu như chỉ biết dựa dây và thu mình về phía góc đài để phòng thủ.

Xuyên suốt từ hiệp đầu đến gần hết hiệp 8, Muhammad Ali dường như chỉ thu mình về phía dây đài. Về sau, khi nhìn lại trận đấu này, thế giới mới cộng nhận chiến thuật “dựa dây” kinh điển của Ali.


Chiến thuật của Muhammad Ali không có gì đặc biệt ngoài việc lùi về phía dây đài để phòng thủ.

Khi trận đấu bước vào hiệp thứ 8, sức trẻ của George Foreman cũng không còn mạnh mẽ. Anh dần đuối sức và tỏ ra bất lực trước kinh nghiệm dày dặn của bậc đàn anh. Và rồi, điều gì đến cũng phải đến, khi hiệp đấu thứ 8 chỉ còn 15 giây, nhận thấy đối thủ đã không còn sức, không thể nhấc nổi sài tay lên, Muhammad Ali nhanh chóng lách người tung liên tiếp 1, 2, 3, 4 và rồi cú đấm thứ 5 khiến George Foreman gục ngã xuống sàn đài.


Cú đấm quyết định của Muhammad Ali.


Foreman choáng váng.

Kiệt sức, Foreman không thể gượng dậy và đành chấp nhận trận thua đầu tiên trong sự nghiệp. Khán giả tại Công viên 30-5 hò reo, vui mừng vì cuối cùng Ali cũng đã giành lại được chiếc đai vô địch bị tước trước đó.


Foreman không thể gượng dậy sau cú đấm của Ali.

Sau trận đấu định mệnh này, Ali và Foreman đã trở thành bạn tốt của nhau. Về sau, Muhammad Ali có thêm 14 trận đấu nữa trước khi giã từ sàn đấu vào năm 1981. Còn Foreman, ông cũng treo găng vào năm 1977 và sau đó trở lại vào năm 1994, trở thành người lớn tuổi nhất trong lịch sử giành đai vô địch hạng nặng.

Phía sau trận đấu lịch sử này là tình bạn chân thành giữa Muhammad Ali và George Foreman. Họ giữ mãi tình bạn đẹp cho đến khi Ali qua đời ở tuổi 74, vào ngày 4/6/2016
http://www.vothuat.vn/cac-mon-phai/c...ammad-ali.html

Jack Sharkey - thiên tài bị lãng quên vì huyền thoại quyền Anh Jack Dempsey

Đinh Phạm 07/08/2018 21:28
Jack Sharkey - thiên tài bị lãng quên vì huyền thoại quyền Anh Jack Dempsey
Có lẽ hiếm người còn nhớ đến Jack Sharkey, khi mà ông chỉ là viên gạch lót đường bị lãng quên dưới cái tên của huyền thoại Quyền Anh Jack Dempsey.
Vâng! Nhắc đến Jack Dempsey thì ắt hẳn có rất nhiều người nhận ra. Một huyền thoại từ thập niên 20 thế kỷ trước, người mà mọi huyền thoại thế hệ sau như Muhammad Ali hay Mike Tyson đều phải nhắc tên với sự nể trọng.
Jack Sharkey - thiên tài bị lãng quên vì huyền thoại quyền Anh Jack Dempsey - Ảnh 1.
Huyền thoại Quyền Anh Jack Dempsey - người truyền cảm hứng Quyền Anh cho mọi châu lục
Jack Dempsey vượt xa giới hạn của một nhà vô địch thế giới mà trở thành người truyền cảm hứng về quyền Anh cho mọi châu lục. Trong thời kỳ Pháp thuộc, đã có nhiều tay đấm Việt thần tượng ông và cũng có người đặt "nghệ danh" Kid Dempsey.
Và lẽ ra tay đấm thiên tài Jack Sharkey, tên thật là Juozas Žukauskas, đã có thể thay thế vị trí đó trong lịch sử quyền Anh.
Jack Sharkey - thiên tài bị lãng quên vì huyền thoại quyền Anh Jack Dempsey - Ảnh 2.
Lẽ ra, Jack Sharkey mới là người mà các huyền thoại Boxing đời sau phải nhắc tên
Năm 1927, Jack Demspey (khi đó 32 tuổi – một độ tuổi đã tương đối "già" với võ sĩ thời đó) buộc phải đối đầu tay đấm mới nổi 25 tuổi Jack Sharkey – người đang sở hữu chuỗi 14 trận thắng liên tiếp.
Cả làng Boxing như bị chia làm hai nửa chiến tuyến.
Jack Sharkey gần như là một võ sĩ hoàn hảo với sức trẻ, phong độ, tâm lý, kỹ thuật và thể hình vượt trội so với hạng cân. Còn với Jack Demspey, lý do duy nhất khiến ông phải đối đầu Sharkey là vì trận thua Gene Tunney tháng 9 năm trước – nơi ông đánh mất đai NBA, The Ring và đai vô địch hạng nặng thế giới.
Jack Sharkey - thiên tài bị lãng quên vì huyền thoại quyền Anh Jack Dempsey - Ảnh 4.
Cú lead uppercut của Jack Sharkey từng suýt đốn gục Jack Dempsey trong hiệp 6
Giới cá cược khôn ngoan chọn Jack Sharkey vì anh ta có tất cả trong khi một nửa thế giới còn lại của làng Boxing muốn tay đấm trẻ ấy trở thành viên gạch lót đường để huyền thoại Dempsey trở lại với ngôi vương.
Nhưng chính Sharkey đã "hành" Jack Dempsey suốt 6 hiệp, giăng ra hàng chục cái bẫy mà chính Dempsey đã tự bước vào, trong đó có những cú uppercut tưởng chừng đã có thể soán ngôi vương của thời đại.
Jack Dempsey vs. Jack Sharkey 
Nhưng càng nắm thế thượng phong, Jack Sharkey càng mất đi cơ hội làm viết lịch sử. Trong một pha đòn lỗi của Dempsey, Sharkey quay sang trọng tài phàn nàn và bị phớt lờ. Khi Sharkey còn chưa kịp nói dứt câu "Anh bảo tôi định làm gì? Viết thư cho hắn à?", thì Dempsey đã quay lại với bản năng sát thủ.
Trận đấu kết thúc ở hiệp thứ 7. Viên gạch lót đường đã trở về đúng vị trí như nhiều người, hay nói đúng hơn là một nửa làng quyền Anh mong muốn, còn Jack Demspey có lại quyền tranh đai của mình – dù ngôi vương của thế giới đã không đổi chủ một lần nữa khi Dempsey tái đấu với Tunney chỉ hai tháng sau.
Jack Sharkey - thiên tài bị lãng quên vì huyền thoại quyền Anh Jack Dempsey - Ảnh 6.
Nếu thành công, có lẽ Jack Sharkey đã làm nên cú soán ngôi huy hoàng nhất mọi thời đại và so sánh được với khoảnh khắc Muhammad Ali đả bại Sonny Liston
Sau đó, Jack Dempsey giã từ võ đài, còn sự nghiệp Sharkey lặn ngụp trong thăng trầm. Mãi đến năm 1932, ông mới chạm được vào chiếc đai vô địch thế giới mà mình mong muốn nhưng không bao giờ có lại được những tiếng reo hò như khi ông sắp đốn ngã huyền thoại sắp giải nghệ Dempsey.
Jack Sharkey - thiên tài bị lãng quên vì huyền thoại quyền Anh Jack Dempsey - Ảnh 7.
Jack Sharkey (tên thật Juozas Žukauskas) năm 78 tuổi
Cả thế giới lãng quên ông, lịch sử từ chối nhắc tới ông, cả những huyền thoại đời sau cũng nói về Dempsey chứ không phải người thua cuộc trên thế thắng. Thiên tài Jack Sharkey ngày xưa mãi mãi nằm lại trong quá khứ.
Đinh Phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét