CÒN ĐÓ TÌNH THƯƠNG 23
Trên
cõi đời này loài người đã phải chịu biết bao nhiêu khổ đau, bất hạnh.
Những khổ đau, bất hạnh do thiên nhiên gây ra thì ít mà do con người gây
ra một cách thường xuyên, liên tục cho bản thân mình thì nhiều vô kể,
tràn đầy khắp năm châu bốn biển. Nhưng loài người vẫn sống trong ước mơ
hạnh phúc và nhẫn nại mưu cầu hạnh phúc. Vì sao? Vì vẫn còn đó tình yêu
thương đồng loại! Nếu không còn tình yêu thương ấy, loài người đã bị
tuyệt diệt từ lâu giữa đất trời vô vọng!
------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Chị
ngồi xếp hàng chung với mọi người. Gương mặt chị buồn. Chúng tôi đến
gần, hỏi chị: 'Chị ngồi đây lâu chưa?' 'Dạ, từ lúc 2 giờ. Từ khi lên đây
chữa bệnh, ngày nào em cũng ra đây chờ để nhận cơm từ thiện...'
Bữa cơm trước cổng bệnh viện
Chị là một trong số hàng ngàn bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện Ung Bướu trên đường Nơ Trang Long (P.7, Q. Bình Thạnh, TP.HCM). Chị tên Nguyễn Bích Kịp 49 tuổi, nhà ở tận Năm Căn (Cà Mau).
Mấy năm trước, phát hiện ung thư vú, chị vào điều trị tại bệnh viện Cà Mau. Sau đợt phẫu thuật được 2 năm, bệnh có dấu hiệu di căn...
Nhiều người nói với chị, nếu di căn, sống không quá 3 tháng. Sợ quá, vợ chồng chị bán hết tài sản lên Sài Gòn chữa bệnh.
Suốt một năm nay, sau nhiều lần phẫu thuật, bệnh tình thì chưa thể kết luận được nhưng tiền bạc không còn. Chồng chị đành phải xa chị. Hàng ngày anh đi làm thợ hồ ở Bình Dương để kiếm cơm qua ngày. Ở quê nhà, 3 đứa con trai tự mày mò kiếm sống.
Hàng người mỗi lúc một dài thêm. Những người xếp hàng ở đây đều là bệnh nhân trong bệnh viện Ung Bướu. Đa số đều đội mũ, gương mặt hốc hác và áo quần giản dị. Chị Kịp cho biết, những bệnh nhân như chị xếp hàng chờ nhận cơm đều có cuộc sống hết sức khó khăn. Có người sau nhiều năm điều trị trở nên trắng tay. Hoàn cảnh rất đáng thương ...
Chị
lấy chiếc mũ xuống. Đầu chị không còn sợi tóc. Những bệnh nhân ung thư
qua phẫu thuật đều thế. 'Buồn lắm anh ạ', chị nói. 'Cũng may nhờ có cơm
từ thiện Ba Cu này mà một năm nay em vượt qua được khó khăn. Cơm ngon.
Người phát ân cần lịch sự'. Vậy thì còn gì bằng ...
Phía đối diện, một hàng khá dài. Họ xếp hàng dọc theo tường rào bệnh viện. Thần sắc những người này tươi tỉnh hơn bởi đây là người nuôi bệnh và một số có cuộc sống khó khăn ở địa phương.
Càng về chiều, người đến với nơi đây càng đông. Ai nấy đều biết giữ gìn trật tự, xếp hàng đúng theo qui định. Trên cây cạnh cổng bệnh viện, một tấm biển ghi rõ dòng chữ: 'Cơm có thịt miễn phí, chỉ cần xếp hàng là có'.
Một lúc sau đó, có chiếc xe gắn máy ghé lại. Trên xe, một thùng cơm, một giỏ canh khá nặng đã được chia sẵn thành từng túi ni lông. Nhiều thanh niên lao vào mở dây chằng, khiêng xuống đưa vào vị trí.
Đúng 3h chiều, một chiếc xe du lịch loại nhỏ mang dòng chữ 'Quán cơm Ba Cu' tấp vào. Các cửa mở ra. Từng mâm thức ăn được bưng xuống xếp hàng ngay ngắn theo từng chủng loại. Các thanh niên nam nữ ai vào vị trí nấy.
Người
múc cơm vào hộp để thành từng chồng. Những bệnh nhân ung thư đã đứng
dậy. Một người đàn ông phát cho mỗi người một chiếc thẻ. Cầm thẻ tiến
vào, 'Con cho cô cơm đùi gà đi', một phụ nữ đứng tuổi nói.
Thức ăn được múc vào hộp đậy nắp trao cho chị. Chị bước tới, nhận một túi canh trong đó có đũa muỗng từ tay một cô gái thật xinh. Tiếp đến, một cô gái khác phát từng bịch sữa. Cuối cùng, một anh thanh niên tay cầm xấp tiền mệnh giá 20.000đ trao cho mỗi người một tờ rồi thu lại thẻ.
Buông dao, đồ tể cũng thành Phật
Chúng tôi gặp chị Kịp sau khi chị nhận xong phần cơm. Chị cười với chúng tôi: 'Hôm nay cơm ngon lắm anh ơi. Đã nhiều năm nay cứ một tuần 5 ngày từ thứ 2 đến thứ 6, cơm Ba Cu đều đặn đến với bệnh nhân kém may mắn. Những bữa cơm như thế làm ấm lòng lắm anh ạ'.
Không riêng gì chị Kịp, nhiều bệnh nhân khác cũng vui ra mặt. Dọc theo dòng người đang xếp hàng, một người đàn ông đứng tuổi tay cầm chiếc loa theo dõi mọi diễn biến. Thỉnh thoảng ông đưa loa lên thông báo mọi người không chen lấn và xếp hàng đúng theo thành phần. Tất cả răm rắp. Ông là Nguyễn Thanh Cường, chủ quán cơm Ba Cu. Giải thích cho chúng tôi vì sao có chữ Ba Cu, ông cười thật tươi cho biết, đó là viết tắt của tên con và tên ông: Bảo Cường.
Người
đến nhận cơm từ thiện Ba Cu khá đông. Trước mắt chúng tôi ước tính có
thể lên đến hơn 500 người. Cứ xếp hàng là có. Đúng như dòng chữ đã ghi
và ai nấy đều vui mừng hớn hở. Người nhận vui vì của cho không bằng cách
cho. Cơm Ba Cu đến với mọi người thật trân trọng và thật chân tình.
Nhìn cung cách của những người thực hiện, chúng tôi ghi nhận được tấm
lòng của họ.
Ông Cường cho biết, những anh em đứng phân chia cơm đều tự nguyện làm không công. Họ là những thanh niên nam nữ còn trẻ, cũng có đôi chút cá biệt nhưng có thiện tâm giúp ông từ nhiều năm nay.
Toàn bộ kinh phí cho bữa cơm từ thiện này, được biết là của một mình ông. Chia sẻ với chúng tôi, ông nói: 'Tôi không kêu gọi tài trợ vì chính tôi, tôi có đủ khả năng để làm việc này. Tuy nhiên nếu có ai tham gia thì vui thêm chứ sao'.
Chúng
tôi hỏi: 'Ông nghĩ sao khi có nhiều nguồn dư luận nói về quá khứ không
tốt của ông?'. Ông cười thật lớn: 'Ai có nói gì cũng chưa phản ảnh hết
quá khứ của tôi đâu. Với tôi đó là quá khứ. Chỉ cần biết hôm nay tôi làm
những việc này, hi vọng sẽ giúp mọi người qua được khó khăn, là tấm
gương tốt cho những ai muốn noi theo'.
23 giờ tối thứ 7, dạo một vòng tuyến phố Tràng Thi (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), chúng tôi bắt gặp một số nhóm người ngồi ngay vỉa hè. Khi chúng tôi đi xe máy qua, có người hỏi với theo: ‘Cho quần áo từ thiện à?’.
------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Kỳ Lạ Người Đàn Ông Cứ Cắt Tóc Hoặc Nói Chuyện Với Người Lạ Là Nhức Đầu
Người đàn ông 6 năm đến phát cơm, phát tiền ở bệnh viện Ung Bướu
06/07/2019
04:00
GMT+7
Người đến nhận cơm từ thiện Ba Cu khá đông. Chúng tôi ước tính có thể lên đến hơn 500 người. Cứ xếp hàng là có. Đúng như dòng chữ đã ghi và ai nấy đều vui mừng hớn hở.
Bữa cơm trước cổng bệnh viện
Chị là một trong số hàng ngàn bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện Ung Bướu trên đường Nơ Trang Long (P.7, Q. Bình Thạnh, TP.HCM). Chị tên Nguyễn Bích Kịp 49 tuổi, nhà ở tận Năm Căn (Cà Mau).
Mấy năm trước, phát hiện ung thư vú, chị vào điều trị tại bệnh viện Cà Mau. Sau đợt phẫu thuật được 2 năm, bệnh có dấu hiệu di căn...
Cơm có thịt, chỉ cần xếp hàng là có. |
Suốt một năm nay, sau nhiều lần phẫu thuật, bệnh tình thì chưa thể kết luận được nhưng tiền bạc không còn. Chồng chị đành phải xa chị. Hàng ngày anh đi làm thợ hồ ở Bình Dương để kiếm cơm qua ngày. Ở quê nhà, 3 đứa con trai tự mày mò kiếm sống.
Hàng người mỗi lúc một dài thêm. Những người xếp hàng ở đây đều là bệnh nhân trong bệnh viện Ung Bướu. Đa số đều đội mũ, gương mặt hốc hác và áo quần giản dị. Chị Kịp cho biết, những bệnh nhân như chị xếp hàng chờ nhận cơm đều có cuộc sống hết sức khó khăn. Có người sau nhiều năm điều trị trở nên trắng tay. Hoàn cảnh rất đáng thương ...
Chị Nguyễn Bích Kịp |
Phía đối diện, một hàng khá dài. Họ xếp hàng dọc theo tường rào bệnh viện. Thần sắc những người này tươi tỉnh hơn bởi đây là người nuôi bệnh và một số có cuộc sống khó khăn ở địa phương.
Càng về chiều, người đến với nơi đây càng đông. Ai nấy đều biết giữ gìn trật tự, xếp hàng đúng theo qui định. Trên cây cạnh cổng bệnh viện, một tấm biển ghi rõ dòng chữ: 'Cơm có thịt miễn phí, chỉ cần xếp hàng là có'.
Một lúc sau đó, có chiếc xe gắn máy ghé lại. Trên xe, một thùng cơm, một giỏ canh khá nặng đã được chia sẵn thành từng túi ni lông. Nhiều thanh niên lao vào mở dây chằng, khiêng xuống đưa vào vị trí.
Đúng 3h chiều, một chiếc xe du lịch loại nhỏ mang dòng chữ 'Quán cơm Ba Cu' tấp vào. Các cửa mở ra. Từng mâm thức ăn được bưng xuống xếp hàng ngay ngắn theo từng chủng loại. Các thanh niên nam nữ ai vào vị trí nấy.
Xe chở cơm đến |
Thức ăn được múc vào hộp đậy nắp trao cho chị. Chị bước tới, nhận một túi canh trong đó có đũa muỗng từ tay một cô gái thật xinh. Tiếp đến, một cô gái khác phát từng bịch sữa. Cuối cùng, một anh thanh niên tay cầm xấp tiền mệnh giá 20.000đ trao cho mỗi người một tờ rồi thu lại thẻ.
Buông dao, đồ tể cũng thành Phật
Chúng tôi gặp chị Kịp sau khi chị nhận xong phần cơm. Chị cười với chúng tôi: 'Hôm nay cơm ngon lắm anh ơi. Đã nhiều năm nay cứ một tuần 5 ngày từ thứ 2 đến thứ 6, cơm Ba Cu đều đặn đến với bệnh nhân kém may mắn. Những bữa cơm như thế làm ấm lòng lắm anh ạ'.
Không riêng gì chị Kịp, nhiều bệnh nhân khác cũng vui ra mặt. Dọc theo dòng người đang xếp hàng, một người đàn ông đứng tuổi tay cầm chiếc loa theo dõi mọi diễn biến. Thỉnh thoảng ông đưa loa lên thông báo mọi người không chen lấn và xếp hàng đúng theo thành phần. Tất cả răm rắp. Ông là Nguyễn Thanh Cường, chủ quán cơm Ba Cu. Giải thích cho chúng tôi vì sao có chữ Ba Cu, ông cười thật tươi cho biết, đó là viết tắt của tên con và tên ông: Bảo Cường.
Múc cơm vào hộp |
Ông Cường cho biết, những anh em đứng phân chia cơm đều tự nguyện làm không công. Họ là những thanh niên nam nữ còn trẻ, cũng có đôi chút cá biệt nhưng có thiện tâm giúp ông từ nhiều năm nay.
Toàn bộ kinh phí cho bữa cơm từ thiện này, được biết là của một mình ông. Chia sẻ với chúng tôi, ông nói: 'Tôi không kêu gọi tài trợ vì chính tôi, tôi có đủ khả năng để làm việc này. Tuy nhiên nếu có ai tham gia thì vui thêm chứ sao'.
Phát thẻ |
Nhận canh sau khi đã có cơm |
Người
nhận cơm đã thưa dần rồi chấm dứt. Đúng như dự đoán, hơn 500 phần cơm
được trao tận tay những mảnh đời khốn khó. Đoàn người của Ba Cu thu dọn
rồi rời khỏi nơi đây...
Chúng tôi ra về. Bên tai chúng
tôi còn văng vẳng lời của một anh xe ôm đã nói. Ông Cường trước đây làm
nhiều việc không tốt. Đó có thể do tuổi trẻ còn bồng bột. Bây giờ tuổi
đã về chiều, 3 đứa con đã nên người và hàng ngày ông làm việc thiện thì
chúng ta cũng không nên nhắc đến những chuyện quá khứ làm gì. 'Buông dao
xuống, đồ tể cũng thành Phật. Phải không anh?'.
Vâng, đúng thế. Chúng tôi mong ông tìm được niềm vui và thanh thản trong cuộc sống đầy bon chen này.
Trần Chánh NghĩaBất ngờ về nhóm người vô gia cư nhận quà từ thiện trên phố đêm Hà Nội
23/05/2019
09:15
GMT+7
Người phụ nữ chia sẻ không chồng, không nhà cửa, vào các đêm cuối tuần chị đưa con ra phố Tràng Thi xin quà từ thiện. Nhưng sau đấy, chúng tôi thấy một người đàn ông đến đón chị ta trên một chiếc xe ga.
Video: Tự xưng vô gia cư, nhưng sau khi nhận quà tất cả đều về nhà
browser not support iframe.23 giờ tối thứ 7, dạo một vòng tuyến phố Tràng Thi (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), chúng tôi bắt gặp một số nhóm người ngồi ngay vỉa hè. Khi chúng tôi đi xe máy qua, có người hỏi với theo: ‘Cho quần áo từ thiện à?’.
Trên sảnh một tòa nhà ở ngã tư Tràng
Thi một nhóm 5 người phụ nữ đang ngồi túm tụm. Thấy chúng tôi dừng xe, 2
người phụ nữ tiến lại gần đón ngay túi quần áo cũ. Một người phụ nữ
trung niên xin luôn túi còn lại chúng tôi đang để trên xe. 2 chiếc xe
đạp cũ chở ít phế liệu đang đặt ngay cạnh họ.
Vừa lật
giở các túi quần áo cũ ra xem, một người phụ nữ vừa kể lể: ‘Chúng tôi
không có nhà cửa. Ban ngày đi nhặt phế liệu, ban đêm chúng tôi ra đây
ngồi, có ai cho gì thì xin’.
Nhóm người trên phố Tràng Thi lật giở quần áo cũ vừa được cho |
Cách chỗ những phụ nữ này vài bước là 3 người đàn ông ngồi ở một góc bậc thang tòa nhà.
Đối
diện đó là một bà mẹ khác bế theo 2 đứa con nhỏ, ngồi trên vỉa hè. Hai
đứa trẻ được mẹ lót tấm nilon nằm ngủ ngay trên nền gạch. Chia sẻ với
PV, chị cho biết quê ở Hải Dương, bố mẹ làm ăn ở miền Nam nên không thể
trông cháu. Ban ngày, chị gửi 2 đứa trẻ ở nhà thờ, sau đó đi rửa bát
thuê. Buổi tối những ngày cuối tuần, chị ra đây xin đồ.
Chỉ
15 phút sau, một nhóm bạn trẻ mặc áo đồng phục của một nhóm thiện
nguyện đỗ xe máy, ào xuống phân phát những suất ăn (cháo, bánh mỳ,
xôi...) cho tất cả những người này. Sau đó, họ lại nhanh chóng lên xe,
đi tặng nốt những suất ăn còn lại cho người ngồi vỉa hè ở các khu vực
khác.
Ngay tiếp đoàn đầu tiên là đoàn phát quà thứ 2
bước xuống từ một chiếc ô tô. Lần này, mỗi suất quà là một hộp cơm.
Người của nhóm vừa phát cơm vừa ghi lại một số hình ảnh bằng điện thoại.
Ô tô của một nhóm từ thiện đi phát quà đêm |
Chị
Lan Anh - một thành viên trong nhóm cho biết, các thành viên trong nhóm
thuộc một hội từ thiện có tiếng ở Hà Nội, chuyên đi phát cơm, cháo ở
khu vực phố Tràng Thi và các bệnh viện nhiều năm nay.
Cuối
tuần nào chị cũng cùng nhóm của mình đi phát những suất cơm ở đây,
thường là từ 50-70 suất/ tối. Đối tượng mà chị nhắm đến là những người
có hoàn cảnh khó khăn hay ngồi trên hè phố vào lúc tối muộn.
Người
phụ nữ này chia sẻ, chị biết khá rõ hoàn cảnh của nhiều người ngồi ở
đây. Khi được hỏi về hoàn cảnh của người phụ nữ bế theo 2 con nhỏ, chị
Lan Anh kể, bà mẹ này có 3 đứa con, trong đó 1 đứa mắc bệnh tự kỷ đang
điều trị trong bệnh viện. Ban ngày, chị ta phải vào viện chăm con, ban
đêm ra đây ngồi kiếm vài suất cơm, cháo cho ngày hôm sau.
Chị
Lan Anh còn chia sẻ, những ngày đầu tiếp xúc, thấy thương tình, chị còn
mua cả chăn cho 3 mẹ con và tặng vài trăm nghìn đồng. Nhưng đó là
trường hợp đặc biệt. Còn lại, nhóm của chị chỉ tặng quà chứ không tặng
tiền.
Chị cũng khẳng định không phải tất cả những
người ngồi đây đều là vô gia cư. Chị biết có những người có nhà cửa,
nhưng hầu hết là dân lao động đi làm thuê, thuê nhà trọ ở tạm bợ. ‘Có
thể lát nữa họ lại về nhà ngủ. Nhưng tôi nghĩ rằng họ đều là những người
khó khăn hoặc bệnh tật, kiếm được đồng tiền khó khăn nên mới phải ra
đây ngồi xin suất cơm, nên chúng tôi đều cho cả, không đặt nặng vấn đề
họ có phải là người vô gia cư hay không’.
‘Tất nhiên, với những đối tượng thanh niên khỏe mạnh, vẫn còn lao động tốt thì có xin chúng tôi cũng không cho’, chị nói.
Ngay
sau khi trò chuyện với chị Lan Anh, chúng tôi quay trở lại chỗ nhóm phụ
nữ đang bận rộn với những suất ăn vừa nhận được. Người phụ nữ khoảng 50
tuổi nhanh chóng tiến lại gần trình bày hoàn cảnh: ‘Hôm nay trời mưa,
cô không đi kiếm được gì, cho cô xin 10 nghìn mua thuốc đau chân’. Tôi
đưa cho chị chút tiền rồi ra quán nước gần đó ngồi quan sát.
Đến 1
giờ sáng, có khoảng 5-6 nhóm từ thiện đến phát cơm, cháo, bánh mỳ,
sữa... cho những người này. Hầu hết các nhóm có vẻ đã đi nhiều lần, quen
mặt từng người. Cũng có một số người trẻ đi theo cá nhân nhỏ lẻ, cứ
thấy ai nằm ngồi vỉa hè là phát quà.
Chia sẻ về những
người này, chủ quán ăn có thâm niên bán hàng đêm ở cổng Bệnh viện Phụ
sản trung ương gần chục năm nay, thở dài nói: ‘Vô gia cư gì, tất cả đều
có nhà cửa… Họ thích ra đấy xin ăn thôi. Tí lại kéo nhau về hết’.
Người phụ nữ đưa 2 con ra vỉa hè để nhận quà từ thiện |
Theo
lời người này, những người nhận đồ kia không phải thuộc diện khó khăn,
nghèo khổ, thậm chí còn có cả dân xã hội đen, nghiện ngập, cờ bạc.
Khi
được hỏi về người phụ nữ bế theo 2 con nhỏ, người chủ quán nước lại kể
một câu chuyện hoàn toàn khác. Anh nói, chị đó có nhà ở gần đây, chồng
làm nghề sửa xe máy. Hai đứa con bình thường, khỏe mạnh, không thấy đau
ốm gì đặc biệt.
Đúng như anh chia sẻ, khoảng 1 giờ
sáng, chúng tôi thấy một người đàn ông đi chiếc xe tay ga đến đón 3 mẹ
con. Anh chủ quán nói: ‘Đấy, chồng chị ta đấy!’
Nói về
một người phụ nữ khác trong nhóm người ngồi đằng xa, anh bảo có 1 người
trong số đó anh biết từ khi còn nhỏ. ‘Bà ấy cũng có nhà nhưng khổ thật,
khó khăn thật’.
Khoảng 2 giờ sáng, nhóm người trên lần lượt ra về sau khi nhận đồ từ thiện |
Đến
khoảng 2 giờ sáng, khoảng chục người này lần lượt đứng dậy đi về, mỗi
người một hướng, tuyệt nhiên không còn một ai ngồi lại.
Người
chủ quán nước cho biết thêm, bán hàng đêm chục năm nay, anh chứng kiến
những người này ngồi nhận quà, cơm cháo thường xuyên, thậm chí còn cả
‘xin đểu’. Có thời điểm đông, họ còn tranh nhau, đánh nhau chí chóe.
Theo kinh nghiệm của anh: ‘Những người vô gia cư, nghèo khổ thực sự họ
không ra đấy ngồi. Họ thường nằm, ngồi ở những góc khuất và đi riêng
lẻ’.
Chỉ tay về phía bến xe buýt cách vài bước chân,
anh bảo: ‘Kia kìa, có ông vô gia cư thật ngày nào cũng ngủ ở bến xe buýt
kia. Thậm chí nhiều người đi qua không ai biết ông ấy ngủ ở đấy. Ông ấy
tự trọng lắm. Ai cho thì lấy, không xin ai cái gì bao giờ. Ra đây mua
hàng của tôi, ông ấy cũng trả tiền đầy đủ’.
Nguyễn Thảo - Ngọc Trang
Vợ chồng nghèo ở Quảng Trị nuôi chàng trai ăn xin gần 30 năm
21/05/2019
09:29
GMT+7
Thương Minh trải manh chiếu rách xin ăn ở gốc cây khế đầu ngõ, con trai ông Kiếm về lấy cơm ra cho. Biết chuyện, vợ chồng ông Kiếm quyết định nuôi Minh hơn 24 năm.
Anh
Bùi Minh, hiện 50 tuổi, quê Mộ Đức, Quảng Ngãi sinh ra trong gia đình
nghèo, bố mẹ mất sớm. Ba anh em anh phải đi mò cua bắt ốc nuôi nhau.
Cuộc sống ăn bữa nay lo bữa mai, vì thế, cả ba anh em anh không được đi
học.
Năm 1994, anh Minh vào Phan Rang, Ninh Thuận làm thuê nghề biển cho một người chú. Làm được mấy hôm, Minh giận bỏ về.
Không
có tiền, Minh vẫn bắt chuyến xe Bắc - Nam về quê. Đi đến Quảng Trị, anh
bị nhà xe phát hiện đuổi xuống. Không nhớ đường về, đói, anh phải đi
xin ăn, đêm ngủ ngoài đường và bị đánh đến mất trí nhớ, tinh thần hoảng
loạn.
Bức ảnh anh Minh (bên phải, không mặc áo) chụp cùng con trai ông Kiếm đăng trên mạng xã hội để tìm gia đình cho anh. Ảnh: NVCC. |
Khi
đó, vợ chồng ông Trần Kiếm, hiện 67 tuổi mới mở một xưởng kẹo mè xửng ở
thành phố Đông Hà, Quảng Trị. Việc kinh doanh ế ẩm, năm người con còn
nhỏ, cuộc sống vợ chồng ông cũng khó khăn. Để tiết kiệm, bà Loan mỗi
ngày nấu một ngồi cơm to cho 7 người ăn cả ngày.
Những
ngày cuối năm, ông Kiếm thấy nồi cơm cứ mất dấu không rõ nguyên nhân.
Ban đầu, ông tưởng mèo ăn nên treo lên cao, đậy cẩn thận nhưng vẫn vơi
đi mỗi khi dọn cơm ra ăn.
Một lần, thấy con trai xuống bếp lấy cơm bỏ trong bịch mang đi, ông Kiếm hỏi con: 'Con mang cơm đi đâu'.
Cầm
bịch cơm trên tay, con trai ông Kiếm khi đó 6 tuổi thú nhận: ‘Con và
mấy bạn đi học về, thấy chú thanh niên ở đầu xóm (tức anh Minh - NV),
trải chiếc chiếu rách dưới gốc cây khế ngồi xin ăn, quần áo rách tươm,
thương lắm. Tụi con bàn nhau, mỗi đứa mang cơm ra cho chú ấy một ngày’.
Nghe vậy, ông Kiếm nói với con: ‘Đưa người đó về đây xem thế nào’.
Người con trai ông Kiếm (áo sơ mi trắng, bên trái) đã mang cơm cho anh Minh ăn hơn 24 năm trước. Ảnh: NVCC. |
Nhìn
chàng thanh niên ốm nhom, ánh mắt sợ sệt, ông Kiếm rất thương. Ông bàn
với vợ, vun vén một chút để nuôi Minh. Bà Loan ban đầu có chút lưỡng lự,
nhưng nghe nói anh Minh không có ai thân thích, sức khỏe đang yếu, nếu
phải tiếp tục đi xin ăn sẽ rất nguy hiểm nên bà đồng ý.
Từ
đó, anh Minh trở thành con trai nuôi của vợ chồng ông Kiếm. Hằng ngày,
Minh phụ ba mẹ làm kẹo, các việc vặt trong nhà và chơi với các em.
Khi
được hỏi về ba mẹ đẻ, anh Minh chỉ nhớ được ba tên Bùi Kiểm, mẹ tên
Lương Thị Tâm. Hai ông bà đã mất từ lâu. ‘Nghe Minh nói quê ở Mộ Đức,
Quảng Ngãi, tôi vào đó hỏi thăm mà không ai biết hoàn cảnh của Minh.
Công an họ cũng khẳng định như vậy’, ông Kiếm nói.
Ở
quê nhà của Minh lúc đó, chờ mãi không thấy em về, gọi cho người chú và
những người quen không ai biết Minh đi đâu, anh Bùi Nghiễm, hiện 56
tuổi, anh trai anh Minh đứng ngồi không yên. ‘Nó không biết chữ, lại khờ
dại, không biết có chuyện gì không’, anh Nghiễm lo lắng. Anh đi đến các
bến xe, ga tàu tìm em nhưng không được.
Sau đó, vợ
chồng anh đưa nhau vào Sài Gòn mưu sinh bằng nghề bán hàng rong. Cứ góp
được ít tiền, anh lại đến Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận tìm em.
'Nghe
ở đâu có người giống nó là tôi đến. Có lần, trên đường về làm đám giỗ
cho ba mẹ, đến Bình Thuận, tôi nhìn thấy một thanh niên từ phía sau có
nét hao hao với Minh nên vội chạy đến mà không đúng’, anh Nghiễm nhớ
lại.
Anh Nghiễm bắt tay vợ chồng ông Kiếm đã cưu mang em trai mình suốt hơn 24 năm. |
Những
ngày giáp Tết năm 2018, anh Minh bị tai biến phải nằm một chỗ. Ước
nguyện của anh lúc đó là được gặp gia đình mình. Vậy là gia đình ông
Kiếm chia nhau, người túc trực trong bệnh viện chăm Minh, người đi tìm
gia đình cho anh.
Ông Kiếm liên hệ với các cơ quan, tổ
chức tìm kiếm nhờ giúp đỡ. Còn con trai ông chụp hình anh Minh với
mình, kèm câu chuyện của anh và gia đình đăng lên mạng xã hội nhờ cộng
đồng mạng tìm giúp.
Lúc đó, các con anh Nghiễm lên
mạng thì thấy người trong hình, thông tin và câu chuyện giống chú Minh
nên báo cho ba. ‘Tôi đang đi bán hàng thì con gọi báo là nhìn thấy hình
chú Minh trên mạng. Tôi không tin, hỏi lại: ‘Có thật không’. Nghe con
khẳng định lần nữa tôi để cho vợ bán chạy về xem ngay’, anh Nghiễm nhớ
lại lúc nhìn thấy ảnh em trai trên mạng xã hội.
Vợ chồng ông Kiếm - bà Loan. Ảnh: NVCC. |
Sau
khi gọi điện cho gia đình ông Kiếm xác nhận, tháng 3/2018, anh Nghiễm
chuẩn bị 5 triệu đồng, bắt xe từ TP.HCM ra Quảng Trị gặp em.
Lúc anh
trai đến, anh Minh đang chơi cùng với mấy đứa cháu ông Kiếm ngoài sân.
‘Nhìn thấy em, tôi muốn chạy đến ôm, nhưng em không nhớ gì cả. Em ngước
lên nhìn tôi chăm chăm một lúc rồi quay ra chơi với mấy đứa nhỏ. Phải
đến khi vợ chồng anh Kiếm nói, tôi là anh trai, Minh mới nhớ’, anh
Nghiễm nhớ lại.
Hiện anh Minh đang sống cùng vợ chồng
em gái ở quê. Do ảnh hưởng từ cơn tai biến, sức khỏe của anh yếu hơn.
Anh chỉ đi lại nhẹ nhàng, không nói và sử dụng điện thoại được.
Hơn
một năm qua, vì ở xa, vợ chồng ông chỉ biết hỏi thăm anh Minh thông qua
người khác. 'Thời gian tới, vợ chồng tôi sẽ sắp xếp công việc để đi
thăm Minh', ông Kiếm nói.
Ông Kiếm cho biết, lúc hai
gia đình gặp nhau, anh Nghiễm có đưa 5 triệu đồng để cảm ơn, nhưng vợ
chồng ông không nhận. 'Vợ chồng tôi xem Minh như con', ông Kiếm nói.
Còn
anh Nghiễm không bao giờ quên công ơn của vợ chồng bà Loan dành cho gia
đình mình. ‘Anh chị ấy đã nuôi em Minh hơn 24 năm. Công ơn đó rất to
lớn, tôi không bao giờ quên được’, anh Nghiễm nhắc đến vợ chồng ông Kiếm
bằng sự biết ơn.
Tú Anh
Nhận xét
Đăng nhận xét