ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 43
(ĐC sưu tầm trên NET)
Cùng bị truy tố với Hà Văn Thắm (SN
1972, cựu Chủ tịch HĐQT OceanBank) trong vụ án này còn có Nguyễn Hoàng
Long (SN 1972, cựu Chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc công ty cổ phần Tập đoàn
Vina Megastar).
Long bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, theo quy định tại Điều 174, khoản 4 - Bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo cáo trạng, năm 2012, do cần tiền trả nợ, Long thế chấp quyền sử dụng đất tại Mễ Trì, Thụy Khuê (Hà Nội) để OceanBank cấp hạn mức tín dụng cho công ty Megastar 100 tỷ đồng.
Long
thế chấp tài sản hình thành trong tương lai là dự án Công viên hồ điều
hòa Nhân Chính (không đủ giá trị pháp lý), để OceanBank nâng hạn mức tín
dụng lên thành 250 tỷ đồng.
Sau khi được cấp hạn mức tín dụng, Long đã chỉ đạo các Giám đốc, Kế toán trưởng, nhân viên kế toán thuộc các công ty do Long thành lập và điều hành lập hợp đồng/hóa đơn khống để OceanBank giải ngân cho vay 224,391 tỷ đồng.
Long đã sử dụng số tiền vay được trả nợ các khoản vay trước đó và sử dụng cá nhân. OceanBank đã thu được 132,910 tỷ đồng, còn lại 91,481 tỷ đồng, Long chiếm đoạt của OceanBank.
Cáo trạng cho rằng, Thắm đã ký quyết nghị cấp hạn mức tín dụng 250 tỷ đồng cho công ty Megastar khi tài sản đảm bảo là dự án Công viên hồ điều hòa Nhân Chính không đủ giá trị pháp lý. Việc này là vi phạm Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và các quy định khác.
Hà Văn Thắm đã chỉ đạo cấp dưới cho Long vay vốn trái quy định, gây thiệt hại cho OceanBank 91,481 tỷ đồng.
Hiện, Long đang thi hành án 10 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hà Văn Thắm cũng đang thi hành án tù chung thân về các tội: Tham ô tài sản; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
T.Nhung
Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi hàng nghìn tỷ vừa dùng đã hỏng , nhiều nghi vấn cần làm sáng tỏ
Phê chuẩn khởi tố 4 "sếp" ăn bẩn Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi
(BVPL)- VKSND tối cao đã phê chuẩn các quyết định tố tụng trong vụ án hình sự “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Ban quản lý Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và các đơn vị liên quan; bắt tạm giam 4 đối tượng.
(NÓNG) VKSQS Trung ương phê chuẩn quyết định khởi tố Tổng Giám đốc Công ty Bạch Việt
Liên quan vụ án Út "trọc": Phê chuẩn khởi tố, bắt tạm giam hàng loạt "sếp"
Phê chuẩn khởi tố, bắt tạm giam 2 Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô.
(NÓNG) Phê chuẩn khởi tố nguyên Giám đốc Petroland Bùi Minh Chính
(NÓNG) Phê chuẩn khởi tố Tổng giám đốc cùng 4 lãnh đạo MobiFone
Phê chuẩn khởi tố 4 "sếp" lớn Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam
(NÓNG) Phê chuẩn quyết định khởi tố, lệnh bắt tạm giam 2 "bộ sậu" của Lê Tấn Hùng
(NÓNG) Phê chuẩn quyết định khởi tố, lệnh bắt tạm giam 3 cán bộ thanh tra Bộ Xây dựng "vòi tiền"
Cơ quan Cảnh
sát điều tra Bộ Công an (C03) đang tiến hành điều tra vụ án hình sự “Vi
phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng
Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Ban quản lý Dự án
đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và các đơn vị liên quan, theo Quyết
định khởi tố vụ án hình sự số 43/C03-P13.
Quá trình điều tra vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra
Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét
đối với 4 bị can về tội “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm
trọng” quy định tại Điều 298 - Bộ luật Hình sự năm 2015.
4 bị can bị khởi tố, bắt tạm giam gồm: Nguyễn Tiến Thành, nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; Hà Văn Bình, nguyên Giám đốc gói thầu số 7, Ban quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; Phạm Đình Phú, Phó Tổng giám đốc Công ty Phương Thành, Giám đốc Ban điều hành gói thầu số 5;Nguyễn Thành An, thành viên Cienco 1, Phó giám đốc Ban điều hành gói thầu số 7.
Các đối tượng trên đã có hành vi sai phạm, gây thiệt hại trong quá
trình thi công, nghiệm thu dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Ngày 14/11/2019, VKSND tối cao đã phê chuẩn các Quyết định tố tụng nêu trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt, triển khai thực hiện đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục khẩn trương điều tra mở rộng vụ án, củng cố tài liệu chứng cứ để làm rõ hành vi phạm tội của các bị can đã khởi tố, hành vi của các đối tượng liên quan, xác minh tài sản để thu hồi, kê biên triệt để theo đúng quy định của pháp luật.
Bị can Phạm Đình Phú, Nguyễn Thành An |
4 bị can bị khởi tố, bắt tạm giam gồm: Nguyễn Tiến Thành, nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; Hà Văn Bình, nguyên Giám đốc gói thầu số 7, Ban quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; Phạm Đình Phú, Phó Tổng giám đốc Công ty Phương Thành, Giám đốc Ban điều hành gói thầu số 5;Nguyễn Thành An, thành viên Cienco 1, Phó giám đốc Ban điều hành gói thầu số 7.
Bị can Nguyễn Tiến Thành, Hà Văn Bình |
Ngày 14/11/2019, VKSND tối cao đã phê chuẩn các Quyết định tố tụng nêu trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt, triển khai thực hiện đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục khẩn trương điều tra mở rộng vụ án, củng cố tài liệu chứng cứ để làm rõ hành vi phạm tội của các bị can đã khởi tố, hành vi của các đối tượng liên quan, xác minh tài sản để thu hồi, kê biên triệt để theo đúng quy định của pháp luật.
PV
Ông Trần Phương Bình tiếp tục bị truy tố
TP HCMCựu Tổng giám đốc DongABank Trần Phương Bình và cấp dưới bị cáo buộc cho vay và chi sai nguyên tắc gây thiệt hại 9.640 tỷ đồng.
Ngày 15/11, hồ sơ vụ án ông Trần Phương Bình (nguyên Chủ tịch HĐTD, Tổng
giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á - DongABank) và 11 đồng phạm được Bộ
Công an chuyển qua VKSND Tối cao, đề nghị truy tố về các tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng; Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Động thái này nằm trong tiến trình điều tra giai đoạn 2 của vụ án về
những sai phạm do ông Bình và thuộc cấp thực hiện tại ĐongABank gây hậu
quả nghiêm trọng. Trong đó, ông Bình bị xác định là chủ mưu, chỉ đạo cấp
dưới cho các nhóm khách hàng: Hiệp Phú Gia, Đồng Tiến, M&C, Tân Vạn
Hưng vay tiền sai phạm; gây thiệt hại lần lượt 3.326 tỷ, 393 tỷ, 3.949
tỷ, 1.010 tỷ - tổng cộng là 9.640 tỷ đồng.
Ngoài ra, ông Bình còn bị cho là có hành vi chiếm đoạt tài sản thông qua
chỉ đạo thuộc cấp xuất quỹ chi sai nguyên tắc 75 tỷ đồng, để trả nợ các
khoản vay và sử dụng cá nhân.
Ông Bình trong phiên tòa phúc thẩm hồi tháng 5. Ảnh: Hữu Khoa.
|
Ở nhóm hành vi sai phạm khác, ông Bình bị cáo buộc đã chỉ đạo cấp dưới
cho 2 tổ chức, 5 cá nhân thuộc nhóm Công ty TNHH Hiệp Gia Phú vay 11
khoản - tổng cộng 1.820 tỷ đồng; xuất quỹ chi 78 tỷ đồng. Trong đó, ông
Bình sử dụng 1.735 tỷ mua 5 tài sản của nhóm TTC và 163 tỷ sử dụng
riêng, sau đó chỉ đạo cấp dưới lập chứng từ thu khống 1.349 tỷ đồng trả
nợ cho 30 khoản vay để mua 5 tài sản trên, đầu tư dự án Richland Hill...
gây thiệt hại 886 tỷ đồng.
Hành vi này của ông Bình có dấu hiệu tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng nhưng
BLHS 2015 không còn tội danh này nên cơ quan điều tra không khởi tố.
Nguyên Tổng giám đốc DongABank và các đồng phạm còn một số hành vi sai
phạm nữa, cơ quan điều tra tách ra xử lý trong vụ án khác.
Trong giai đoạn một của vụ án, ông Bình bị cáo buộc
cùng Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "Nhôm") và 24 đồng phạm chiếm đoạt, gây
thiệt hại cho DAB hơn 3.600 tỷ đồng. Hồi cuối năm 2018, ông Bình bị TAND
TP HCM tuyên án chung thân về các tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bản án này được TAND Tối cao giữ nguyên sau phiên phúc thẩm hồi tháng 5.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước phát hiện DAB có nhiều sai phạm. Trong tổng
dư nợ 20.233 tỷ đồng có 7.960 tỷ là nợ khó thu hồi; hơn 5.600 tỷ là nợ
không có khả năng thu hồi. Đến tháng 8/2015, DAB bị đưa vào diện kiểm
soát đặc biệt, buộc kiểm tra kho quỹ. Kết quả xác định kho quỹ hội sở
DAB thiếu hụt 2.089 tỷ đồng, 62.154 lượng vàng, kho quỹ Sở giao dịch
thiếu hụt 416 tỷ.
Cơ quan điều tra xác định ông Trần Phương Bình đã lạm dụng chức vụ, chỉ
đạo cấp dưới gây hàng loạt sai phạm khiến nhà băng thiệt hại 3.608 tỷ
đồng. Đây là nguyên nhân chính khiến DAB lỗ lũy kế hơn 31.000 tỷ đồng,
vốn chủ sở hữu âm hơn 25.000 tỷ và tổng tài sản thực chỉ còn hơn 47.000
tỷ.
Hải Duyên
29 ha đất biệt thự vào tay Vũ 'Nhôm' bằng cách nào?
Đà NẵngVKSND
Tối cao cáo buộc trong 10 năm với sự giúp đỡ của chủ tịch UBND Đà Nẵng,
Phan Văn Anh Vũ từng bước biến 29 ha đất công thành tài sản riêng.
Theo cáo trạng vụ án Vi phạm về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, đất đai xảy
ra tại Đà Nẵng do VKSND Tối cao ban hành tháng 10, 29 ha đất thuộc dự
án khu đô thị mới quốc tế Đa Phước, nằm trên hai quận trung tâm Thanh
Khê và Hải Châu. Đà Nẵng kêu gọi đầu tư và giữa năm 2006 nhận được hồ sơ đăng ký của Công ty TNHH Daewon (Hàn Quốc).
Tháng 10/2006, trước khi ban hành bản thỏa thuận nguyên tắc, lãnh đạo
UBND Đà Nẵng có buổi làm việc với nhà đầu tư Daewon, tham gia có ông Lê
Cảnh Dương (Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư) và Phan Văn Anh Vũ
(Vũ "Nhôm", Chủ tịch Công ty Cổ phần Xây dựng 79). Các bên nhất trí,
phần diện tích 29 ha dành cho việc xây dựng biệt thự và nhà liền kề,
Daewon sẽ liên doanh với một công ty Việt Nam để khai thác.
Sau buổi này, ông Trần Văn Minh (Chủ tịch UBND Đà Nẵng giai đoạn
2006-2011) chỉ đạo ông Lê Cảnh Dương xây dựng dự thảo thỏa thuận nguyên
tắc giữa Daewon và Đà Nẵng trong việc đầu tư vào dự án khu đô thị mới
Quốc tế Đa Phước. Thỏa thuận được soạn theo hướng giao khu đất xây dựng
nhà biệt thự, liền kề cho Vũ "Nhôm" để liên doanh với Daewon thực hiện
dự án.
Cáo trạng nhận định, ngay từ đầu khi ký kết thỏa thuận nguyên tắc vào
năm 2006 với công ty Daewon, ông Trần Văn Minh, Lê Cảnh Dương, Nguyễn
Điểu (Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường) đã tạo điều kiện để Công ty Cổ
phần Xây dựng 79 được tham gia dự án và nhận quyền sử dụng phần diện
tích 29 ha đất với giá 300.000 đồng một m2 tại khu đô thị Quốc tế Đa
Phước không qua đấu giá quyền sử dụng đất.
Bị can Vũ "Nhôm". Ảnh: Hữu Khoa.
|
Ngày 16/11/2006 Chủ tịch Trần Văn Minh và Daewon ký thỏa thuận nguyên
tắc do Lê Cảnh Dương soạn thảo có nội dung: Đà Nẵng chấp thuận giao cho
công ty Daewon thực hiện dự án khu phức hợp đô thị - sân golf Đa Phước
với quy mô dự án khoảng 204 ha. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm san lấp lấn
biển, xây dựng cơ sở hạ tầng trên toàn bộ diện tích của dự án. Sau khi
san lấp, chủ đầu tư sẽ bàn giao khoảng 30 ha đất để xây dựng công trình
công cộng của thành phố.
Phần diện tích 174 ha còn lại, Đà Nẵng sẽ cho Daewon thuê 145 ha trong
50 năm với giá 10 triệu USD để làm khu dịch vụ thương mại và sân golf.
Tiền thuê đất và mặt bằng không bị điều chỉnh trong suốt thời gian hoạt
động của dự án.
Với phần diện tích khoảng 29 ha dành cho việc xây dựng biệt thự và nhà
liền kề, Daewon sẽ liên kết với công ty Việt Nam để phát triển. Do hợp
tác liên doanh với Daewon, Công ty Xây dựng 79 vì thế được nhận phần đất
này, nộp 87 tỷ đồng tiền sử dụng đất.
Ngày 6/7/2012, Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích
29 ha cho Công ty Cổ phần xây dựng 79. Sau khi được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, cuối tháng 11/2015, Daewon đã ký hợp đồng chuyển
nhượng 51% vốn điều lệ tại Công ty TNHH Phát triển nhà Đa Phước cho Công
ty cổ phần xây dựng 79 với giá 340 tỷ đồng.
Sau khi chuyển nhượng vốn góp, Công ty TNHH phát triển nhà Đa Phước đổi
tên thành Công ty TNHH MTV Phát triển nhà Đa Phước do Vũ "Nhôm" làm chủ
tịch. Ngày 30/11/2015, Vũ "Nhôm" ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ phần
vốn góp tại Công ty TNHH MTV phát triển nhà Đa Phước cho ông Võ Ngọc
Châu (trú tại TP HCM) với giá 428 tỷ đồng.
Hiện dự án 29 ha thuộc khu đô thị Quốc tế Đa Phước chủ đầu tư là công ty
TNHH MTV Phát triển nhà Đa Phước do ông Võ Ngọc Châu làm Tổng giám đốc.
Công ty này triển khai xây dựng nhà liền kề thương mại và chung cư cao
tầng kết hợp thương mại – dịch vụ và đã chuyển nhượng 189 lô đất biệt
thự, diện tích 16.600 m2 cho gần 200 khách hàng, tổng giá trị giao dịch
1.280 tỷ đồng.
VKSND Tối cao kết luận, đủ cơ sở xác định hành vi nêu trên của các bị
can: Trần Văn Minh, Nguyễn Điểu, Trần Văn Toán, Lê Cảnh Dương và Phan
Văn Anh Vũ đã vi phạm quy định Luật Đất đai 2003, gây thiệt hại cho ngân
sách nhà nước hơn 11.200 tỷ đồng.
Số tiền này được tính dựa trên việc xác định giá trị thị trường của 29
ha (giữa năm 2018) là hơn 12.300 tỷ đồng trừ đi số tiền Vũ "Nhôm" nộp để
được quyền sử dụng đất 87 tỷ đồng.
Đây là một trong 7 bất động sản và 22 nhà, đất công sản bị thiệt hại
trong vụ án. VKSND Tối cao xác định vì những động cơ khác nhau, từ năm
2006 đến năm 2014, bị can Trần Văn Minh và 19 đồng phạm đã giúp Vũ
"Nhôm" thu lợi bất chính đặc biệt lớn thông qua việc nhận chuyển giao
tài sản, quyền quản lý, khai thác 18 nhà, đất công sản và 7 dự án đất.
Hậu quả, nhà nước bị thiệt hại hơn 22.000 tỷ đồng.
VKSND Tối cao truy tố 21 bị can về hai tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Vi phạm các quy định về quản lý đất đai
(điều 219 và 229 Bộ luật Hình sự 2015), trong đó có ông Trần Văn Minh,
Nguyễn Điểu, Trần Văn Toán, Lê Cảnh Dương và Phan Văn Anh Vũ.
Hà Nguyên
Vụ án Phan Văn Anh Vũ
-
Ông Trần Phương Bình tiếp tục bị truy tố
-
Vũ 'Nhôm' không nhận lại tiền bị lừa làm hộ chiếu Mỹ
-
Xét xử hai người lừa Vũ 'Nhôm' làm hộ chiếu Mỹ
-
Bị lừa tiền 'chạy' quốc tịch Mỹ, Vũ 'Nhôm' xin vắng mặt tại tòa
-
Hai cựu chủ tịch Đà Nẵng bị truy tố
Đang đeo án tù chung thân, Hà Văn Thắm lại bị truy tố
16/11/2019
06:00
GMT+7
VKSND Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố Hà Văn Thắm về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng”.
Long bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, theo quy định tại Điều 174, khoản 4 - Bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo cáo trạng, năm 2012, do cần tiền trả nợ, Long thế chấp quyền sử dụng đất tại Mễ Trì, Thụy Khuê (Hà Nội) để OceanBank cấp hạn mức tín dụng cho công ty Megastar 100 tỷ đồng.
Hà Văn Thắm |
Sau khi được cấp hạn mức tín dụng, Long đã chỉ đạo các Giám đốc, Kế toán trưởng, nhân viên kế toán thuộc các công ty do Long thành lập và điều hành lập hợp đồng/hóa đơn khống để OceanBank giải ngân cho vay 224,391 tỷ đồng.
Long đã sử dụng số tiền vay được trả nợ các khoản vay trước đó và sử dụng cá nhân. OceanBank đã thu được 132,910 tỷ đồng, còn lại 91,481 tỷ đồng, Long chiếm đoạt của OceanBank.
Cáo trạng cho rằng, Thắm đã ký quyết nghị cấp hạn mức tín dụng 250 tỷ đồng cho công ty Megastar khi tài sản đảm bảo là dự án Công viên hồ điều hòa Nhân Chính không đủ giá trị pháp lý. Việc này là vi phạm Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và các quy định khác.
Hà Văn Thắm đã chỉ đạo cấp dưới cho Long vay vốn trái quy định, gây thiệt hại cho OceanBank 91,481 tỷ đồng.
Hiện, Long đang thi hành án 10 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hà Văn Thắm cũng đang thi hành án tù chung thân về các tội: Tham ô tài sản; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Giai đoạn 2 vụ án Hà Văn Thắm: Thêm nhiều cựu 'sếp' bị khởi tố
Việc khởi tố các bị can này là thuộc giai đoạn 2 điều tra vụ án Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch HĐQT ngân ....
Ở tù chung thân, “siêu lừa” phải bồi thường hơn 1.000 tỉ đồng
(BVPL) – Ngày 18/11, TAND cấp cao tại TP HCM mở phiên tòa xét xử phần dân sự trong vụ án Dương Thanh Cường (SN 1966, nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn Bình Phát) lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Dương Thanh Cường hiện đang thụ án tù chung thân với 9 bản án về các tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Theo hồ sơ, Dương Thanh Cường là Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập
đoàn Bình Phát. Trong quá trình làm ăn, Cường lập rất nhiều công ty
trong đó có công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại Thanh Phát.
Cuối năm 2007, Cường có ý định thực hiện dự án đầu tư xây dựng cao ốc căn hộ và khu biệt thự vườn Thanh Phát tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh. Lấy danh nghĩa công ty Thanh Phát, Cường làm hồ sơ vay 700 tỉ đồng của Agribank Chi nhánh 6 để thực hiện dự án. Tài sản thế chấp là toàn bộ tài sản hình thành trong tương lai từ 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngày 4/12/2007, Agribank chi nhánh 6 đã giải ngân cho công ty Thanh Phát 628 tỉ đồng. Cường biết dự án không được cơ quan chức năng phê duyệt, biết rõ tài sản bảo đảm là dự án sẽ không hình thành nên đầu tháng 4/2008, Cường ký văn bản gửi Agribank Chi nhánh 6 xin mượn 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo đó, lý do Cường đưa ra là để làm thủ tục trình UBND TP HCM phê duyệt dự án. Nhưng thực chất Cường đem toàn bộ số giấy tờ này sang Ngân hàng Phương Nam làm thủ tục vay tiền bằng hợp đồng tín dụng mang tên một công ty khác cũng do Cường lập ra. Ngân hàng Phương Nam đã giải ngân cho Cường 79,8 tỉ đồng và 9.000 lượng vàng.
Khi vụ án bị phát hiện, Cơ quan điều tra đã kê biên đối với 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Xử sơ thẩm và phúc thẩm, 2 cấp tòa đã tuyên phạt Cường tù chung thân về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Về phần dân sự, HĐXX tuyên buộc Cường phải trả cho Agribank Chi nhánh 6 hơn 1.127 tỉ đồng bao gồm cả nợ gốc và lãi. Đồng thời tuyên hủy bỏ các quyết định kê biên và trả lại cho cho ngân hàng Phương Nam bản chính 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo HĐXX, hiện nay Ngân hàng Phương Nam là đơn vị quản lý hợp pháp đối với những tài sản này, phía Agribank chỉ nắm giữ bản sao. Việc để cho Cường mang những giấy tờ này sang Phương Nam thế chấp vay tiền tiếp là lỗi của Agribank. Tuy nhiên phần dân sự này bị Chánh án TAND tối cao kháng nghị và sau đó có quyết định Giám đốc thẩm.
Quyết định giám đốc thẩm hủy phần dân sự vì cho rằng việc hai cấp tòa tuyên như trên là sai lầm nghiêm trọng, không đúng pháp luật làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của Agribank Chi nhánh 6. Và trong quyết định giám đốc thẩm cũng nhận định 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là vật chứng của vụ án cần phải được kê biên để đảm bảo thi hành án.
Do đó, Cơ quan điều tra ra quyết định kê biên đối với 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là rất cần thiết. Từ đó, quyết định giám đốc đã hủy án phần dân sự liên quan đến 23 giấy chứng nhận quyền sử đụng đất để xử lại.
Sau khi nghị án, HĐXX cấp sơ thẩm nhận định việc Dương Thanh Cường thế chấp 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Ngân hàng Agribank và Phương Nam đều không thực hiện đúng theo quy định ngân hàng Nhà nước và quy định pháp luật, vì vậy, cần tiếp tục kê biên.
Đối với các cán bộ tín dụng tại Ngân hàng Agribank chi nhánh 6 đã cho Dương Thanh Cường vay khi hợp đồng vay không được công chứng, không có bên thứ 3 đảm bảo cho khoản vay. Hành vi vi phạm quy định cho vay của cán bộ Ngân hàng Agribank chi nhánh hiện đang chấp hành hình phạt tù.
Việc cho vay của Ngân hàng Phương Nam cho Dương Thanh Cường vay là trái pháp luật, vi phạm quy định về cho vay. Hiện số tiền cho vay không thu hồi được, gây thiệt hại nghiêm trọng. Hành vi của cán bộ ngân hàng Phương Nam có dấu hiệu tội "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tố chức tín dụng". Hiện nay, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra làm rõ vụ án.
Không đồng ý với phán quyết của tòa sơ thẩm, Ngân hàng Agribank và ngân hàng Phương Nam cùng có đơn kháng cáo.
Tại phiên tòa hôm nay, phía Agribank cho rằng, nguồn gốc 23 bất động sản với diện tích hơn 110.000 m2 là do Cường vay tiền của ngân hàng để mua, đề nghị HĐXX buộc Ngân hàng Phương Nam trả lại cho Argibank 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đại diện ngân hàng Phương Nam cũng cho rằng, số tiền Cường vay của Phương Nam là để nhận chuyển nhượng 23 bất động sản này. Hiện Phương Nam nắm giữ giấy tờ để xử lý khoản nợ là đúng theo quy định của pháp luật.
Sau khi nghị án, HĐXX nhận định cấp sơ thẩm xét xử đã đúng với quy định của pháp luật, các bên kháng cáo, tuy nhiên, không đưa ra được tình tiết mới. Từ đó, HĐXX quyết định bác toàn bộ kháng cáo của các bên./.
Bị án Dương Thanh Cường tại tòa. |
Cuối năm 2007, Cường có ý định thực hiện dự án đầu tư xây dựng cao ốc căn hộ và khu biệt thự vườn Thanh Phát tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh. Lấy danh nghĩa công ty Thanh Phát, Cường làm hồ sơ vay 700 tỉ đồng của Agribank Chi nhánh 6 để thực hiện dự án. Tài sản thế chấp là toàn bộ tài sản hình thành trong tương lai từ 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngày 4/12/2007, Agribank chi nhánh 6 đã giải ngân cho công ty Thanh Phát 628 tỉ đồng. Cường biết dự án không được cơ quan chức năng phê duyệt, biết rõ tài sản bảo đảm là dự án sẽ không hình thành nên đầu tháng 4/2008, Cường ký văn bản gửi Agribank Chi nhánh 6 xin mượn 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo đó, lý do Cường đưa ra là để làm thủ tục trình UBND TP HCM phê duyệt dự án. Nhưng thực chất Cường đem toàn bộ số giấy tờ này sang Ngân hàng Phương Nam làm thủ tục vay tiền bằng hợp đồng tín dụng mang tên một công ty khác cũng do Cường lập ra. Ngân hàng Phương Nam đã giải ngân cho Cường 79,8 tỉ đồng và 9.000 lượng vàng.
Khi vụ án bị phát hiện, Cơ quan điều tra đã kê biên đối với 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Xử sơ thẩm và phúc thẩm, 2 cấp tòa đã tuyên phạt Cường tù chung thân về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Về phần dân sự, HĐXX tuyên buộc Cường phải trả cho Agribank Chi nhánh 6 hơn 1.127 tỉ đồng bao gồm cả nợ gốc và lãi. Đồng thời tuyên hủy bỏ các quyết định kê biên và trả lại cho cho ngân hàng Phương Nam bản chính 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo HĐXX, hiện nay Ngân hàng Phương Nam là đơn vị quản lý hợp pháp đối với những tài sản này, phía Agribank chỉ nắm giữ bản sao. Việc để cho Cường mang những giấy tờ này sang Phương Nam thế chấp vay tiền tiếp là lỗi của Agribank. Tuy nhiên phần dân sự này bị Chánh án TAND tối cao kháng nghị và sau đó có quyết định Giám đốc thẩm.
Quyết định giám đốc thẩm hủy phần dân sự vì cho rằng việc hai cấp tòa tuyên như trên là sai lầm nghiêm trọng, không đúng pháp luật làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của Agribank Chi nhánh 6. Và trong quyết định giám đốc thẩm cũng nhận định 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là vật chứng của vụ án cần phải được kê biên để đảm bảo thi hành án.
Do đó, Cơ quan điều tra ra quyết định kê biên đối với 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là rất cần thiết. Từ đó, quyết định giám đốc đã hủy án phần dân sự liên quan đến 23 giấy chứng nhận quyền sử đụng đất để xử lại.
Sau khi nghị án, HĐXX cấp sơ thẩm nhận định việc Dương Thanh Cường thế chấp 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Ngân hàng Agribank và Phương Nam đều không thực hiện đúng theo quy định ngân hàng Nhà nước và quy định pháp luật, vì vậy, cần tiếp tục kê biên.
Đối với các cán bộ tín dụng tại Ngân hàng Agribank chi nhánh 6 đã cho Dương Thanh Cường vay khi hợp đồng vay không được công chứng, không có bên thứ 3 đảm bảo cho khoản vay. Hành vi vi phạm quy định cho vay của cán bộ Ngân hàng Agribank chi nhánh hiện đang chấp hành hình phạt tù.
Việc cho vay của Ngân hàng Phương Nam cho Dương Thanh Cường vay là trái pháp luật, vi phạm quy định về cho vay. Hiện số tiền cho vay không thu hồi được, gây thiệt hại nghiêm trọng. Hành vi của cán bộ ngân hàng Phương Nam có dấu hiệu tội "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tố chức tín dụng". Hiện nay, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra làm rõ vụ án.
Không đồng ý với phán quyết của tòa sơ thẩm, Ngân hàng Agribank và ngân hàng Phương Nam cùng có đơn kháng cáo.
Tại phiên tòa hôm nay, phía Agribank cho rằng, nguồn gốc 23 bất động sản với diện tích hơn 110.000 m2 là do Cường vay tiền của ngân hàng để mua, đề nghị HĐXX buộc Ngân hàng Phương Nam trả lại cho Argibank 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đại diện ngân hàng Phương Nam cũng cho rằng, số tiền Cường vay của Phương Nam là để nhận chuyển nhượng 23 bất động sản này. Hiện Phương Nam nắm giữ giấy tờ để xử lý khoản nợ là đúng theo quy định của pháp luật.
Sau khi nghị án, HĐXX nhận định cấp sơ thẩm xét xử đã đúng với quy định của pháp luật, các bên kháng cáo, tuy nhiên, không đưa ra được tình tiết mới. Từ đó, HĐXX quyết định bác toàn bộ kháng cáo của các bên./.
Trân Định - Tuấn Anh
Bắt giam "siêu lừa" bán cả vườn cây cao su của người khác
(BVPL) - Dù không có tài sản nhưng Lê Như Tiến (SN 1992) luôn "nổ" có 2 lô cao su trồng được 10 năm và đang cần bán cây cao su trên đất, sau khi lừa bán được cho 2 nạn nhân Tiến đã chiếm đoạt hàng chục triệu đồng, rồi nhắn tin cho nạn nhân báo “mày bị lừa rồi".
Giám đốc lừa đảo, làm giả "sổ đỏ" lãnh án 17 năm tù
Vụ Công ty Alibaba lừa đảo: Bộ Xây dựng nói gì?
Cụ ông 83 tuổi lãnh án 20 năm tù vì lừa đảo
Lừa bán "lô cao su của quân đội" để chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng
Ngày
25/10, VKSND thị xã Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) cho biết, đơn vị vừa mới
phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can, Lệnh tạm giam đối với Lê Như Tiến
(SN 1992, quê tỉnh Bình Phước) để điều tra về hành vi "Lừa đảo chiếm
đoạt tài sản".
Ảnh: Minh hoạ. |
Theo điều tra ban đầu, vào tháng 7/2019,
Tiến từ Bình Phước đến ở nhờ nhà anh Dương Văn Sơn (SN 1983, trú tại
Bon Phai Kol Pru Đăng, xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa). Thời gian ở đây,
Tiến nói với anh Sơn rằng, mình có 2 lô cao su trồng được 10 năm và nhờ
anh Sơn tìm người mua cây cao su trên đất.
Nghe Tiến nói vậy, anh Sơn đã giới thiệu
Tiến với ông Uông Bá Quyển (SN 1967) để mua cây cao su. Sau đó, ông
Quyển tiếp tục giới thiệu Tiến cho vợ chồng anh Nguyễn Văn Công (SN
1981) và chị Phạm Thị Đoan (SN 1981, cùng trú tại xã Đắk Nia). Không lâu
sau đó, Tiến dẫn vợ chồng anh Công đi xem 2 lô cao su ở thôn Cây Xoài
(xã Đắk Nia).
Sau khi xem xong, vợ chồng anh Công
quyết định mua cây cao su trên 2 lô đất với giá 110 triệu đồng mà không
một chút nghi ngờ. Quá trình mua bán, vợ chồng anh Công đã đưa trước cho
Tiến số tiền 50 triệu đồng, số tiền còn lại hẹn khai thác cao su xong
sẽ trả.
Đặt cọc xong, anh Công thuê người vào
khai thác cây cao su thì phát hiện 2 lô cao su mà Tiến thỏa thuận bán
thuộc quyền sở hữu của ông Lê Đức Chính và bà Nguyễn Thị Trong (cùng trú
tại thôn Cây Xoài, xã Đắk Nia). Biết mình bị Tiến lừa, vợ chồng anh
Công đã trình báo sự việc đến Công an thị xã Gia Nghĩa.
Quá trình điều tra, Tiến khai nhận trước
đó vào ngày 26 và 27/6/2019, cũng với thủ đoạn lừa bán cây cao su như
trên, Tiến đã chiếm đoạt số tiền 30 triệu đồng của anh Hoàng Văn Tuấn
(trú tại xã Đắk Wer, huyện Đắk R’Lấp). Sau khi lấy tiền, Tiến sử dụng
sim rác, nhắn tin cho anh Tuấn với nội dung “Mày bị lừa rồi”. Sau đó,
Tiến vứt chiếc sim trên rồi bỏ trốn. Với số tiền chiếm đoạt được của anh
Tuấn và vợ chồng anh Công, Tiến đã tiêu xài cá nhân hết.
Hiện vụ việc đang được cơ quan Công an thị xã Gia Nghĩa tiếp tục điều tra, làm rõ.
Chính Cương
Nhận xét
Đăng nhận xét