HIỆN THỰC KỲ ẢO 129

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
28 TÌNH HUỐNG VUI NHỘN BẠN CHẮC CHẮN ĐÃ TRẢI QUA || MONG ĐỢI VÀ THỰC TẾ

'Đời rác'... Sài Gòn: Cưới nhau nhờ bãi rác, nuôi hai con ăn học cũng nhờ rác!

1 Thanh Niên Online
Nên duyên nhờ... bãi rác, nhiều năm qua, anh An và chị Phượng vẫn chọn bãi rác ở Sài Gòn là nơi mưu sinh cho hai con được học hành đến nơi đến chốn.
Chị Phương gắn bó với công việc lựa rác mười mấy năm qua.
Ảnh: Lê Hồng Hạnh
Bô rác tạm phường Hiệp Thành (Q.12, TP.HCM) một buổi trưa nắng, xe chở rác liên tục ra vào, đất ở bô rác nhão nhoét sau cơn mưa trước đó, mùi rác hòa với mùi đất bùn bốc lên ngai ngái. Dưới những chiếc dù lớn, mái chòi được che tạm bợ để tránh mưa tránh nắng vẫn có nhiều người ngồi uống nước, ăn cơm, nghỉ trưa sau một buổi lựa rác.

Nên duyên vợ chồng nhờ… bãi rác

Tôi đến bô rác tạm vào buổi trưa để có thể gặp được những người lựa rác trong lúc họ đang nghỉ ngơi. Theo sự chỉ dẫn của quản lý bô rác tạm là bà Lê Thị Thu Nga (55 tuổi), tôi tìm đến một căn chòi nhỏ được được dựng sát mép vách bô rác. Căn chòi dựng tạm này của vợ chồng chị Đỗ Thị Phượng (49 tuổi) và anh Võ Văn An (44 tuổi).
Theo bà Nga, anh An và chị Phượng đã vào làm lựa rác ở Bô rác tạm phường Hiệp Thành được hai năm. “Nghe đâu trước khi vào đây là đã làm ở bô rác khác lâu rồi”, bà nói.
Căn chòi cao khoảng 1m5, được dựng tạm bợ bằng gỗ và tre, mái lợp bằng bạt. Căn chòi nhỏ được chia làm hai ngăn chỉ vừa đủ đặt hai chiếc ghế cho hai vợ chồng, thêm một thùng nước, võng và một số đồ dùng lặt vặt được đựng trong giỏ tre. Xung quanh là rác. Đây là nơi ăn trưa, nghỉ ngơi và trú mưa của vợ chồng chị Phượng.



'Đời rác'... Sài Gòn: Cưới nhau nhờ bãi rác, nuôi hai con ăn học cũng nhờ rác! - ảnh 1
Căn chòi nhỏ chị Phượng và anh dựng lên để nghỉ trưa, tránh mưa tránh nắng.



'Đời rác'... Sài Gòn: Cưới nhau nhờ bãi rác, nuôi hai con ăn học cũng nhờ rác! - ảnh 2



'Đời rác'... Sài Gòn: Cưới nhau nhờ bãi rác, nuôi hai con ăn học cũng nhờ rác! - ảnh 3
Căn chòi thấp và nhỏ chỉ đủ để ghế, thùng nước và một số vật dụng.



'Đời rác'... Sài Gòn: Cưới nhau nhờ bãi rác, nuôi hai con ăn học cũng nhờ rác! - ảnh 4



'Đời rác'... Sài Gòn: Cưới nhau nhờ bãi rác, nuôi hai con ăn học cũng nhờ rác! - ảnh 5
Cuộc sống cực khổ nhưng chị Phượng vẫn luôn rạng rỡ



'Đời rác'... Sài Gòn: Cưới nhau nhờ bãi rác, nuôi hai con ăn học cũng nhờ rác! - ảnh 6
Chị Phượng mang ủng "một chiếc ông, một chiếc bà" để vào lựa rác phía trong bô rác
Khác với tưởng tượng của tôi, chị Phượng cởi mở, hay cười và không ngại khi nói về nghề nghiệp của mình. Chị chỉ về phía người đàn ông đang móc rác ở phía đằng xa và giới thiệu đó là ông xã. Anh An ít nói hơn vợ, anh chỉ quay lại chòi khi thấm mệt để uống nước và nghỉ ngơi rồi quay trở lại bô rác lớn.
Cả hai người cùng làm nghề lựa rác, ban ngày anh chị ở Bô rác tạm phường Hiệp Thành tối đến mới về nhà cùng hai con nhỏ ở Phường Bình Hưng Hòa B (Q.Bình Tân, TP.HCM).
Anh chị nên duyên vợ chồng cũng nhờ bãi rác. Ngày đó chị làm nghề lựa rác ở một bô rác gần vòng xoay Phú Lâm (Q.6, TP.HCM) sau đó anh chuyển vào làm cùng chỗ. Hai người gặp nhau rồi đến với nhau. Chị Phượng và anh An có với nhau hai đứa con, con gái đầu 15 tuổi, con trai út 12 tuổi. Cả hai đều đi học và ở chung với bà nội trong khi hai anh chị đi làm.
“Mới đó mà cũng mười mấy năm rồi chứ có ít gì đâu”, chị Phượng bất giác nói khi nghĩ đến cuộc sống hôn nhân của mình. Từ ngày có gia đình, chị xoay quanh công việc lựa rác ở bô và nhà chăm con ở nhà mà không nghĩ rằng thời gian trôi nhanh đến thế.

Nuôi con cũng nhờ... bãi rác

Một ngày làm việc ở bô rác thường bắt đầu từ lúc 8 giờ sáng, chị Phượng sẽ tranh thủ chở con đến trường rồi đến bô. Khi có xe đến đổ rác, công việc của anh chị và những người lựa rác khác là phân loại rác trong nhà chứa rác lớn để xe mang rác đã phân loại đến nhà máy xử lý rác. Những thứ có thể bán được như vỏ chai nhựa, bìa giây, lon bia... thì nhặt lại gom ra để ở chòi rồi cân bán lấy tiền.



'Đời rác'... Sài Gòn: Cưới nhau nhờ bãi rác, nuôi hai con ăn học cũng nhờ rác! - ảnh 7
Chị Phượng phân loại rác ở chòi sau khi nhặt từ trong bô để cân ký



'Đời rác'... Sài Gòn: Cưới nhau nhờ bãi rác, nuôi hai con ăn học cũng nhờ rác! - ảnh 8



'Đời rác'... Sài Gòn: Cưới nhau nhờ bãi rác, nuôi hai con ăn học cũng nhờ rác! - ảnh 9



'Đời rác'... Sài Gòn: Cưới nhau nhờ bãi rác, nuôi hai con ăn học cũng nhờ rác! - ảnh 10
Anh An ít nói hơn chị Phượng, anh chỉ quay lại chòi khi thấm mệt để uống nước và nghỉ ngơi rồi lại quay trở lại bô rác
Khoảng 4 giờ chiều sau khi bô rác ngưng hoạt động, những người lựa rác sẽ quét dọn, gom rác rơi vãi từ xe chở. Nếu muốn kiếm thêm thu nhập thì có thể ở lại bô rác để lựa thêm rác gom ra chòi.
Vợ chồng chị Phượng có 2 đôi ủng khác màu. Tới lúc làm, chị Phượng đeo găng tay, lấy ủng "một chiếc ông, một chiếc bà" rồi phân loại rác đã gom ra để ở chòi để tiện cân ký.
“Người ta tạo công ăn việc làm cho mình rồi nên mình phải có trách nhiệm với công việc, mình quét dọn sạch sẽ. Công việc cũng không gò bó giờ giấc, mình muốn có tiền thì mình làm, mình không thích làm thì nghỉ. Mỗi ngày vợ chồng tôi lựa rác ra cân cũng được khoảng 200.000 đồng một người. Nhờ vậy mới có tiền gửi về cho bà nội chăm mấy đứa con”, chị chia sẻ.



'Đời rác'... Sài Gòn: Cưới nhau nhờ bãi rác, nuôi hai con ăn học cũng nhờ rác! - ảnh 11



'Đời rác'... Sài Gòn: Cưới nhau nhờ bãi rác, nuôi hai con ăn học cũng nhờ rác! - ảnh 12
Sau một ngày thì chị Phượng và những người lựa rác khác sẽ quét dọn sạch sẽ



'Đời rác'... Sài Gòn: Cưới nhau nhờ bãi rác, nuôi hai con ăn học cũng nhờ rác! - ảnh 13



'Đời rác'... Sài Gòn: Cưới nhau nhờ bãi rác, nuôi hai con ăn học cũng nhờ rác! - ảnh 14
Nhiều người lựa rác khác dựng dù chòi bên ngoài bô chứa rác lớn để nghỉ ngơi
Tôi phải cố gắng tươi cười với chị Phượng vì bản thân vẫn chưa quen với mùi bãi rác. Tôi hỏi chị sống ở bãi rác như vậy có thấy bất tiện không, ăn cơm ở bãi rác chị có thấy ngon miệng không. Chị chỉ cười buồn đáp rằng nghề của mình mà không chịu được thì sao mà sống. Với những người mới vào bãi rác, không quen là điều bình thường. Nhưng với những người đã mưu sinh ở bãi rác mười mấy năm như chị Phượng và anh thì mùi rác đã quá quen thuộc.
Buổi trưa hai anh chị mua cơm hộp vào chòi ngồi ăn tạm cho qua bữa tối về nhà mới ăn cơm gia đình. Cuộc sống cực khổ, chị Phượng không than thở mà vẫn giữ nụ cười rạng rỡ.
“Làm nghề nào cũng là cái nghề, không sợ hôi thối, chỉ cầu xin cho mình mạnh khỏe, mưu sinh kiếm đồng tiền nuôi hai đứa con. Để nó học được ngày nào hay ngày nấy. Nếu sau này nó học không nổi thì có thể đi làm kiếm tiền. Còn bây giờ nó còn đang đi học thì gắng lo cho nó đi học đến nơi đến chốn chứ không bỏ ngang được. Mình làm một người mẹ, một người cha mình phải có trách nhiệm với con mình”, chị bộc bạch.



Anh: Choáng váng phát hiện đường hầm tới khu trồng cần sa thu 120 tỷ đồng/ năm

Thứ Hai, ngày 04/11/2019 19:00 PM (GMT+7)

Sau khi nhận được tin báo từ những người hàng xóm về ngôi nhà đáng ngờ, cảnh sát Anh tới điều tra và phát hiện một đường hầm bí mật dẫn tới trang trại cần sa hàng chục triệu USD dưới lòng đất.

Anh: Choáng váng phát hiện đường hầm tới khu trồng cần sa thu 120 tỷ đồng/ năm - 1
Đường hầm bí mật dẫn tới trang trại cần sa 50 triệu USD ở Anh
Tờ Daily Mail hôm 3/11 đưa tin, đường hầm dài 21 mét chạy từ toilet của ngôi nhà 4 phòng ngủ tới khu vực rộng lớn dưới lòng đất, bên trên là các cửa hiệu thuộc đường phố Deptford, đông bắc thủ đô London, Anh.
Theo một nguồn tin, các thanh tra cho rằng khu trang trại cần sa này đã hoạt động trong suốt một thập kỷ, thu về hơn 5 triệu USD (120 tỷ đồng)/năm.
Băng nhóm tội phạm được cho là sử dụng cáp điện ngầm để cấp năng lượng cho trang trại cần sa.
Cảnh sát phát hiện đường hầm bí mật sau khi hàng xóm báo tin về một vụ đột nhập vào ngôi nhà đáng ngờ. Khi kiểm tra nhà vệ sinh, cảnh sát phát hiện nó hoàn toàn trống rỗng.
Băng nhóm tội phạm đã xây một cánh cửa bằng gạch để che giấu lối đi bí mật. Đường hầm còn có khu vực thông gió đồng thời là lối thoát trong trường hợp có sự cố.
Anh: Choáng váng phát hiện đường hầm tới khu trồng cần sa thu 120 tỷ đồng/ năm - 2
Lỗ thông gió và cũng là lối thoát trong trường hợp sự cố xảy ra tại trang trại cần sa dưới lòng đất

Ngôi nhà đáng nghi đã bị phong tỏa, đường hầm bên trong cũng bị bịt kín. Cảnh sát tin rằng kẻ thiết kế phải là một người có chuyên môn về xây dựng vì đường hầm được xây dựng vô cùng khéo léo.
Một doanh nhân sống gần ngôi nhà cho biết: "Việc này xảy ra ngay cạnh nhà tôi suốt 10 năm mà chúng tôi không hề hay biết. Tôi khá sốc khi biết tin.
Vợ tôi và tôi đôi khi nghe thấy tiếng động giống như tiếng khoan. Nó không kéo dài nhưng khiến bức tường trên lầu rung mạnh. Chúng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra và chỉ nghĩ rằng căn nhà bên cạnh đang được sửa".
Vị doanh nhân này cho biết 2 người đàn ông đã đột nhập vào khu vực phía sau nhà hồi tháng 8 và lấy đi một số chùm chìa khóa. Nhưng họ lại đi nhầm và bị vị doanh nhân bắt gặp. Một tên trong số này bỏ chạy, trong khi tên còn lại gây gổ với vị doanh nhân.
Hồi tháng 9, hai người đàn ông khác tiếp tục tới đạp cửa nhầm ngôi nhà bên cạnh, nơi có các sinh viên đang ở. Ngày 1/10, cảnh sát được gọi tới và họ tìm thấy đường hầm bí mật.
Hồi đầu năm, cảnh sát Anh cũng phát hiện hàng trăm cây cần sa tại một hầm ngầm với đèn, quạt và và máy sưởi ở thành phố Wolverhampton.
Năm 2017, 3 người đàn ông bị bỏ tù vì điều hành một trang trại cần sa dưới lòng đất ở hạt Wiltshire, Anh. Theo cảnh sát, trang trại này có thể thu về 2,5 triệu USD/năm.
Chiêu ”dị” qua mặt cảnh sát Anh của phụ nữ Việt trong ”đế chế cần sa” triệu USD
Trong cả 3 lần bị giới chức Anh bắt, người phụ nữ Việt này đều sử dụng một mánh khóe được kẻ cầm đầu băng...

Theo Nguyễn Thái - Daily Mail (Dân Việt)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

NGẬM SẦU (ĐL)