Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
THIÊN NHIÊN HOANG DÃ 49
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
ĐỘNG VẬT SĂN MỒI - CÁ SẤU
Cách ăn thịt con mồi vô cùng tàn bạo của loài đại bàng lớn nhất châu Phi
Thứ 7, 02/11/2019 | 09:30
0
Đại
bàng martial không có thói quen kết liễu con mồi mỗi khi đi săn mà
thường kẹp chặt đối phương bằng cặp vuốt sắc rồi từ từ ăn thịt khiến con
mồi chết dần trong đau đớn.
Đại bàng martial là một loài đại bàng rất lớn, tổng chiều dài có thể
lên tới 78–96 cm, trọng lượng 3-6,2 kg và đặc biệt sải cánh dài đến
1,8–2,6m. Đây là loài đại bàng lớn nhất châu Phi và lớn thứ năm trên thế
giới.
Đại bàng martial có thể được thấy ở hầu hết châu Phi hạ Sahara, bất
cứ nơi nào có thức ăn dồi dào và môi trường thuận lợi. Môi trường sống
ưa thích của nó là rừng thưa, bìa rừng, thảo nguyên và bụi gai. Nó không
sống trong rừng rậm nhiệt đới. Chúng có vẻ thích khu vực hoang vắng
hoặc được bảo tồn. Lãnh thổ của chúng rất khác nhau về kích thước tùy
thuộc vào nguồn thức ăn.
Là kẻ đứng đầu chuỗi thức ăn trên bầu trời châu Phi, con mồi của đại
bàng martial trải rộng từ các loài chim như đà điểu non, cò, diệc,...
Cho đến các loài động vật có vú: thỏ rừng, chuột lang, cầy mangut,
sóc,...Loài đại bàng này thậm chí còn săn cả các loài động vật ăn thịt
như linh miêu châu Phi, báo đốm châu Phi và chó rừng.
Đại bàng martial còn khét tiếng về độ tàn bạo do tập tính ăn thịt con
mồi khi chúng còn sống thay vì kết liễu rồi mới đánh chén. Mỗi khi bắt
được con mồi, đại bàng martial sẽ găm cặp vuốt sắc vào da thịt kẻ xấu số
để cố định, không cho đối phương chạy thoát. Một khi đã khóa cứng mục
tiêu, con đại bàng sẽ dùng chiếc mỏ khoằm nhọn hoắt và rỉa từng miếng
thịt nhỏ để ăn.
Thật xui xẻo cho kẻ nào trở thành con mồi của loài đại bàng tàn ác này.
Xem thêm >>> Video: Cầy mangut "chán sống", cả gan lao vào cà khịa cả bầy sư tử
Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi các video đặc sắc về thế giới động vật trên báo điện tử Người Đưa Tin hằng ngày.
Dù
là rắn độc hay rắn nước, bất kể loài rắn nào khi đụng độ hổ mang chúa
cũng đều phải chịu một kết cục thảm thương tương tự nhau: Chết trong đau
đớn rồi trở thành thức ăn cho "kẻ săn rắn".
Rắn sọc dưa hay còn được gọi là rắn rồng, rắn hổ ngựa là một loài có
kích thước lớn trong họ rắn nước. Loài rắn không độc sống trên cạn, song
rất dữ, dễ bị kích động, thường gặp ở đồng bằng và trung du. Chúng
thường ẩn trong các hang chuột đã bỏ không, leo trèo giỏi trên các bờ
rào, bụi cây um tùm, đôi khi trên mái nhà tranh.
Tuy nhiên con rắn sọc dưa dữ tợn đến đâu, khi đụng độ với hổ mang chúa cũng không có cơ hội sống sót.
Hổ mang chúa mang danh "kẻ săn rắn", là mối hiểm họa hàng đầu của
đồng loại. Chúng là loài rắn độc dài nhất hành tinh với kích thước có
thể đạt đến 7m. Cùng với bản tính hung hăng dữ tợn, loài rắn còn sở hữu
nọc đọc cực kỳ nguy hiểm, có thể giết chết cả những con rắn độc nhất chỉ
trong vài giây.
Cuộc đụng độ giữa rắn sọc dưa và hổ mang chúa chắc chắn sẽ là một trận tử chiến.
Phía rắn sọc dưa không có độc, vũ khí duy nhất của nó là cặp nanh sắc
nhọn, nếu tung đòn chính xác có thể khiến đối phương đau đớn tột cùng.
Trái lại hổ mang chúa sở hữu lớp vảy dày, sẽ cản được phần nào những
đòn tấn công của rắn sọc dưa. Bên cạnh đó, nhát cắn của hổ mang chúa
không chỉ gây đau đớn mà còn tiêm nhiễm chất độc vào cơ thể đối phương,
là một lợi thế vượt trội so với con rắn nước.
Cuộc chiến bắt đầu khi con rắn hổ mang lao thẳng vào tấn công trước
để giành lợi thế. Nhát cắn chí mạng vào thân của con rắn hổ mang khóa
cứng kẻ thù. Con rắn sọc dưa cố gắng quật cường nhưng vô ích, chất độc
đã ngấm vào máu khiến nó chết dần. Khi con rắn nước đã chết vì trúng
độc, con rắn hổ mang mới bắt đầu tha "chiến lợi phẩm" về tổ và ăn thịt.
Xem thêm >>> Video: Linh dương tinh ranh lên kế hoạch đào tẩu nhưng không sao thoát được báo săn
Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi các video đặc sắc về thế giới động vật trên báo điện tử Người Đưa Tin hằng ngày.
Bá Di
Cá sấu sông Nile phóng lên từ dưới dòng nước đục, đớp trọn con chim xấu số
Thứ 4, 30/10/2019 | 14:02
0
Trái
với vẻ ngoài cồng kềnh, cục mịch, cá sấu có khả năng di chuyển rất khéo
léo, tốc độ ra đòn nhanh như chớp. Thậm chí cả những con mồi phản ứng
nhanh như chim cũng chưa chắc giữ được tính mạng khi đụng độ cá sấu.
Cá sấu sông Niles hay cá sấu châu Phi là một trong những giống loài
có kích thước lớn nhất trong họ bò sát. Chúng là động vật tứ chi với 4
chân ngắn và bàn chân bẹt; đuôi dài và rất khỏe; da có vảy với các hàng
mai hóa xương chạy dọc theo lưng và đuôi của chúng; và các quai hàm
khỏe.
Trái với vẻ ngoài trông có vẻ cục mịch, cá sấu di chuyển rất linh
hoạt. Thông thường chúng trườn dọc theo bụng, nhưng cá sấu có thể phóng
nhanh, và thậm chí cả các cá thể lớn cũng có khả năng tăng tốc độ đột
biến đạt tới 12–14 km/h (7,5-8,5 dặm/h). Loài này còn có khả năng tung
mình ra khỏi mặt nước để tấn công những con mồi trên cao như hươu, linh
dương, thậm chí chim chóc.
Loài cá sấu khổng lồ có lối săn mồi phục kích, ngụy trang bản thân
dưới dòng nước đục, từ từ tiếp cận con mồi rồi tung cú đòn chớp nhoáng.
Chúng ngoạm các con mồi bằng bộ hàm to khỏe và kéo con mồi xuống nước,
cố gắng giữ con mồi ở đó cho đến khi chúng bị chết đuối vì ngạt thở rồi
mới ăn thịt.
Đây là lí do vì sao cá sấu được mệnh danh là "chúa tể vùng nước đục".
Xem thêm >>> Video: Linh dương tinh ranh lên kế hoạch đào tẩu nhưng không sao thoát được báo săn
Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi các video đặc sắc về thế giới động vật trên báo điện tử Người Đưa Tin hằng ngày.
Bá Di
Linh dương tinh ranh lên kế hoạch đào tẩu nhưng không sao thoát được báo săn
Thứ 3, 29/10/2019 | 09:19
0
Rơi
vào vòng vây của mẹ con báo săn khi đi một mình, con linh dương biết
được nếu dùng sức thì khó lòng thoát khỏi bầy thú dữ, bày mưu tìm cơ hội
đào tẩu nhưng bất thành.
Đàn linh dương vô tình đi lạc vào lãnh địa của mẹ con báo săn, nghiễm
nhiên trở thành mục tiêu của bầy thú dữ. Báo săn mẹ nhân cơ hội này dạy
cho đàn con cách săn mồi, cố gắng thực hiện mọi thứ thật chậm rãi và rõ
ràng để các con có thể quan sát và học theo.
Báo mẹ từ từ tiếp cận đàn linh dương, và khi đã ở cự ly thích hợp thì
mới lao tới và khống chế mục tiêu. Thay vì hạ gục linh dương trong một
đòn, báo mẹ cố tình giảm nhịp độ xuống, biểu diễn cho các con các bước
để vắt kiệt sức con mồi.
Chỉ một lúc sau là con linh dương đã buông xuông và nằm xuống đất,
bầy báo con lúc này mới tụ tập lại học cách cắn xé và ăn thịt con mồi.
Vì báo mẹ không tung đòn kết liễu nên con linh dương không thực sự bị
thương, nó chỉ giả vờ bị hạ gục để đánh lừa bầy thú dữ. Nó nằm bất động
trên mặt đất nhưng mắt vẫn mở thao láo, bĩnh tĩnh quan sát, tìm thời cơ
đối phương sơ hở để vùng lên bỏ chạy.
Kế hoạch của con linh dương gần như thành công, những con báo không
khỏi giật mình trước phản ứng đột ngột của con mồi, mở đường cho linh
dương chạy thoát. Dẫu vậy, xui xẻo cho linh dương, đối phương là loài
động vật nhanh nhất hành tinh. Con báo mẹ tuy có phần bất ngờ nhưng
nhanh chóng bứt tốc đuổi theo và tóm gọn con mồi tinh ranh.
Xem thêm >>> Video: Linh cẩu liều lĩnh cướp mồi của chó hoang, bị kẻ thù truy đuổi ráo riết
Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi các video đặc sắc về thế giới động vật trên báo điện tử Người Đưa Tin hằng ngày.
Bá Di
Bọ ngựa đánh nhau với rắn và cái kết khó tin
Thứ 7, 02/11/2019 | 07:00
0
Vừa sở hữu cặp càng lợi hại vừa có tài ngụy trang ở bậc thượng thừa, bọ ngựa đã tóm gọn rắn trong nháy mắt.
Bọ ngựa thường được biết đến như là võ sĩ trong thế giới côn trùng.
Chúng có cặp chân trước vô cùng chắc khỏe, được ví như cặp song kiếm ở
trước ngực. Đây chính là vũ khí lợi hại nhất của bọ ngựa, khiến cho mọi
kẻ thù đều phải khiếp sợ.
Rắn là
loài bò sát nguy hiểm chết người khi sở hữu nọc độc đáng sợ, những nhát
cắn chí mạng và những cú siết mạnh có thể kết liễu con mồi trong phút
chốc.
Trong
cuộc đối đầu giữa rắn và bọ ngựa này, con bọ ngựa đã dễ dàng hạ con rắn
có kích thước cơ thể lớn hơn mình rất nhiều. Con rắn thiếu may mắn trở
thành một bữa thịnh soạn cho kẻ được coi là võ sĩ trong thế giới côn trùng.
(Tổng hợp)
Kinh dị cảnh trăn dài 2m oằn mình nhả xác con chó xấu số
Thứ 7, 02/11/2019 | 18:00
0
Con
trăn dài 2m bắt “trộm” con chó 2 tháng tuổi của người dân ở
Chachoengsao, Thái Lan. Sau đó, nó trốn trong một chiếc hòm gỗ nhưng
không may bị phát hiện.
Theo
Daily Mail, con trăn dài 2m nuốt chửng một con chó con 2 tháng tuổi khi
nó đang đi dạo quanh sân. Chủ nhà phát hiện con trăn trốn bên trong một
hòm gỗ ở Chachoengsao, Thái Lan.
Pongsee
Parapitak phát hiện sự thật kinh hoàng khi ra ngoài cho chó ăn. Nhân
viên cứu hộ đã đến sau khi Pongsee kêu cứu và họ kéo con rắn ra ngoài
trời.
Mất 5 phút, con trăn nhả xác chó con 2 tháng tuổi.
Bà
Pongsee, 48 tuổi, có một cửa hàng nhỏ ở nhà, nói: “Tôi đem thức ăn cho
chó cưng nhưng chỉ tìm thấy một con. Tôi phát hiện có con trăn trong
vườn nhà mình, cuộn tròn. Lúc đó tôi biết ngay là con chó của mình đã bị
nuốt chửng”.
“Nó mới
chỉ 2 tháng tuổi. Tôi đã nuôi nó và người anh em của nó từ khi chúng
chào đời. Tôi rất buồn nhưng dù sao thì đã tìm lại được xác chó cưng, để
làm lễ an táng”, bà Pongsee nói.
Sau khi
kéo con trăn ra ngoài, nó bắt đầu nôn ra con chó xấu số. Cái bụng phình
to chứa con chó con dần co thắt để đẩy con chó ra miệng.
Cuối cùng, bàn chân của con chó bắt đầu thò ra khỏi hàm của kẻ săn mồi trước khi phần còn lại của cơ thể được tiêu hóa.
Arnon
Sangkaew từ Tổ chức Cứu hộ Chachoengsao, Thái Lan cho biết: “Con trăn to
gấp ba lần con chó. Đó không phải là một con trăn lớn. Nhưng nó thật
dũng cảm khi ăn con chó to như vậy. Sau đó, nó chạy vào rừng gần đó”.
Phong Linh
Trăn siêu to khổng lồ siết chết khỉ, cả đàn bất lực nhìn đồng loại chết
Thứ 6, 01/11/2019 | 18:00
0
Con trăn khổng lồ vồ và siết chặt cổ một con khỉ. Cả đàn tìm cách cứu đồng loại nhưng mọi nỗ lực đều vô ích.
Du khách
Supattra Pranimit ghi lại cảnh con trăn siết cổ một trong những con khỉ
hoang dã ở chân núi Prachuab Khiri Khan, miền nam Thái Lan.
Lúc đầu,
khi bị trăn quấn quanh cơ thể, khỉ giãy giụa tìm cách thoát thân nhưng
nó nhanh chóng bị khuất phục vì thiếu oxy do con trăn siết chặt hơn.
Đàn khỉ lao tới tìm cách giải thoát đồng loại.
Trong khi con khỉ bị mắc kẹt đang cố gắng giải thoát, hàng chục con khỉ khác cũng lao tới tìm cách cứu.
Nhưng mỗi lần chúng đến gần, con trăn ngóc đầu, nhe nanh đe dọa khiến đàn khỉ hoảng sợ bỏ chạy toán loạn.
Một con khỉ tiếp cận thành công và nắm đuôi đồng loại kéo ra khỏi con trăn nhưng nó phải bỏ cuộc bởi con trăn quá khỏe.
Người đàn ông cố gắng can thiệp giải thoát khỉ bằng cách dùng gậy đánh con trăn mà không thành công.
Một người đàn ông lớn tuổi ở địa phương cũng cố gắng can thiệp bằng cách đánh con trăn bằng gậy mà không thành công.
Supattra
Pranimit chia sẻ: “Cuối cùng, con trăn bỏ lại xác khỉ và trườn đi. Tôi
cảm thấy tiếc nuối bởi đàn khỉ đã không cứu sống được bạn”.
“Thật
cảm động khi chứng kiến đàn khỉ giúp bạn mình khỏi chết nhưng tôi thấy
rất đáng tiếc bởi chúng không thành công. Tôi nghĩ con trăn bỏ đi vì khu
vực này quá ồn ào để nó có thể ăn thịt con mồi”, cô nói.
Pranimit
không rõ con trăn thuộc loài nào nhưng theo Cơ quan Vườn quốc gia Thái
Lan, có ba loài trăn bản xứ ở nước này là trăn gấm, trăn Miến Điện và
trăn đuôi ngắn Brongersma.
Trăn gấm
(tên khoa học Python reticulatus) là một loài trăn thường được tìm thấy
ở Đông Nam Á. Chúng được cho là loài trăn dài nhất thế giới
và nằm trong số ba loài trăn nặng nhất thế giới. Giống như tất cả các
loài trăn, trăn gấm không có nọc độc và không gây ra mối đe dọa đáng kể
cho con người. Tuy nhiên, đã có một số trường hợp người dân bị giết bởi
những con trăn gấm.
Loài thứ
hai đặc trưng của Thái Lan, được gọi là trăn Miến Điện (Python
bivittatus) là một trong năm loài trăn lớn nhất trên thế giới. Loại
trăn này thường sống dưới nước và trên cây, có chiều dài lên tới 6m.
Trăn Miến Điện rất khỏe, có thể cắn hoặc giết chết con mồi bằng lực siết
cực mạnh.
Trăn
đuôi ngắn Brongersma nhỏ nhất trong ba loài trăn bản xứ ở Thái Lan.
Chúng có chiều dài 1 m, hoạt động chủ yếu vào lúc bình minh và chạng
vạng.
Phong Linh (theo Daily Mail)
Các nhà khoa học vừa tìm ra nơi khó sống nhất trên Trái Đất!
Khẳng định “nơi đâu có nước, nơi đó có sự sống” không thực sự đúng
đến từng chữ. Bằng chứng mới được công bố cho ta thấy một trường hợp
khác, tiết lộ sự tồn tại của những điều kiện sống khắc nghiệt, đến mức
cặp bài trùng nước và sự sống không thể đi đôi với nhau.
Để tìm ra
những giới hạn mới của sự sống này, các nhà khoa học đã tìm tới một
trong những nơi có môi trường sống cực đoan nhất Trái Đất: hồ núi lửa
Dallol tại Khu vực lún Danakil thuộc Ethiopia. Vùng nước muối mặn, chết
chóc này thường được cho là địa điểm nóng nhất Trái Đất, nơi không thể
tồn tại sự sống; nhưng nơi đây ẩn chứa nhiều thứ khác, không chỉ có
nhiệt độ cao.
Quang
cảnh Dallol được tô điểm bởi những hồ nước đậm tính muối và tính acid,
với những màu sắc hoang dại như xanh lá, vàng, da cam và nâu. Nhìn từ
xa, nơi đây như một miền đất thuộc thế giới khác, thế nhưng bạn hãy cứ
chiêm ngưỡng nó từ xa thôi nhé: những hồ nước nóng sẽ tạo nên khí gas
độc, có thể gây tử vong nếu một người hít vào đủ nhiều.
Môi trường
sống khắc nghiệt tột cùng của Dallol cũng là lý do khiến các nhà khoa
học để mắt tới nó. Năm 2016, nhóm các nhà nghiên cứu tới từ Trung tâm
Sinh vật học Vũ trụ của Tây Ban Nha, dẫn đầu bởi Felipe Gómez Gómez, đã
đăng tải nghiên cứu thực địa đầu tiên về khu vực khắc nghiệt.
“Nơi đây kỳ diệu nhưng cũng muôn phần chết chóc … khí clo làm rát cả đường thở của chúng tôi”, anh Gómez nói. “Bất
cứ vi sinh vật nào có thể sống trong môi trường khắc nghiệt này đều sẽ
đáng chú ý dưới con mắt của một nhà sinh vật học vũ trụ”.
Kết
quả nghiên cứu của Gómez mới chỉ được đăng tải vài tháng trước, chỉ ra
bằng chứng về sự sống có tồn tại nơi đây; những vi sinh vật chỉ nhỏ vài
nanomét đã sinh tồn được tại địa điểm khó sống nhất Trái Đất.
Thế nhưng, một nghiên cứu mới do một đội ngũ khác thực hiện đã chỉ ra điều ngược lại. “Chúng tôi tuyên bố bác lại nghiên cứu phát hiện ra sự sống tại khu vực hồ thủy nhiệt Dallol”, nhà vi sinh vật học Jodie Belilla tới từ Đại học Paris-Sud cho hay.
“Liệu
có sự sống tồn tại trong hồ nặng tính acid và tính mặn như ở Dallol
không? Chúng tôi nói là không, dựa trên những kỹ thuật nghiên cứu hiển
vi ở mức phân tử, tuy nhiên, chúng tôi phát hiện ra rất nhiều chất gây ô
nhiễm trong không khí, có liên hệ với hoạt động của con người”. Báo cáo khoa học đã
được kiểm duyệt của họ cho thấy cách thực thực hiện nghiên cứu: họ sử
dụng nhiều kỹ thuật phân tích khác nhau, để theo dõi nhiều mẫu lấy từ 4
khu vực thuộc vùng hồ Dallol. Để có được những mẫu này, nhóm các nhà
khoa học đã thực hiện tổng cộng 3 lần thực địa trong khoảng thời gian
2016-2018. Kết quả mới được công bố trong tuần vừa rồi.
“Đa
số vi khuẩn đều tương đồng với những chất bẩn vốn vẫn thấy trong các bộ
dụng cụ thử nghiệm cũng như trong phòng thí nghiệm, trong khi đó, nhiều
loại vi khuẩn có liên hệ với người nhiều khả năng đã phát ra từ hoạt
động du lịch ở khu vực lân cận”, nhóm các nhà nghiên cứu giải thích.
Dựa vào những gì tìm được, họ cho rằng khả năng cao, khu vực này không thể hỗ trợ sự sống.
“Chúng
tôi tìm ra hai rào cản vật lý hóa học ngăn sự sống tồn tại ở khu vực có
nước trên Trái Đất, nhiều khả năng những nơi có điều kiện tương tự cũng
vậy, cho dù chúng ta vẫn coi nước có trên bề mặt một hành tinh là điều
kiện để sự sống phát triển”.
Một trong những “rào cản” là nước
muối giàu magie, khiến tế bào có thể rệu rã bởi quá trình chaotrophic;
rào cản còn lại là tính cực độc của tổ hợp siêu tính acid và siêu mặn.
Tuy
vậy, nếu có một nghiên cứu khác có thể bác bỏ khẳng định của Belilla và
cộng sự, ta hoàn toàn chào đón kết quả mới. Tính tới thời điểm hiện
tại, nghiên cứu mới được đăng tải trên Nature này là cặn kẽ nhất, thử trên nhiều mẫu nhất, thế nhưng nó mới chỉ là nghiên cứu thứ hai về khu vực hồ Dallol.
Hai nghiên cứu trên cùng một khu vực cho ra hai kết quả khác nhau. Khoa học quả là khó đoán!
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất