CỨU SINH KỲ DIỆU 24

(ĐC sưu tầm trên NET)

Lạ mà hay: Chỉ trồng loài rau mọc hoang mà kiếm bộn tiền

Chủ Nhật, ngày 02/12/2018 15:00 PM (GMT+7)

Chỉ đơn giản là trồng rau má, một loài cây vốn mọc hoang nhưng 28 hộ chuyên trồng rau xanh ở xã Bình An (Châu Thành, Kiên Giang) cũng kiếm bộn tiền.

“Bỏ túi” mỗi năm 150 triệu đồng
Lạ mà hay: Chỉ trồng loài rau mọc hoang mà kiếm bộn tiền - 1
Rau má có giá từ 20.000 - 25.000 đồng/kg, cao hơn nhiều so với các loại rau khác.
Giữa trưa, bà Chanh, ngụ ấp Xà Xiêm, xã Bình An, huyện Châu Thành vẫn thoăn thoắt nhổ từng bụi cỏ mọc lẫn trong những luống rau má cạnh nhà. Bà Chanh cho biết: “Với 1.000m2 đất (1 công) trồng rau má, rau thơm, cứ 1 tháng thu hoạch được 100kg rau má, 100kg rau thơm. Hiện rau má, rau thơm đều bán được giá 20.000-25.000 đồng/kg, cao so hơn những thời điểm khác trong năm nên bà con trồng rau xóm này phấn khởi lắm”.
Nhà không ruộng đất, vợ chồng bà Chanh chỉ sống nhờ vào nghề trồng rau má, rau thơm bán hàng ngày. Có dư, bà Chanh mua thêm 4 con lợn, tự tay xách cơm cặn để có thêm thu nhập. Nghề trồng rau thơm theo bà Chanh hơn 10 năm nay, hơn 1 năm nay bà cải tạo thêm khoảnh đất cạnh nhà để trồng thêm rau má.
Lạ mà hay: Chỉ trồng loài rau mọc hoang mà kiếm bộn tiền - 2
Bà Chanh chăm sóc cho ruộng rau. Ảnh: NQ
"Trồng rau má, rau thơm nhẹ tiền đầu tư, nhẹ công chăm sóc mà thu nhập cao hơn gấp cả chục lần làm lúa...".
Bà Chanh
Theo kinh nghiệm của bà Chanh, rau má, rau thơm muốn tốt, mặt liếp cần thoát nước tốt, phân bón sử dụng cho rau màu chủ yếu là phân tro trấu được các nhà máy cho không, bà chỉ bón thêm ít phân hóa học khi vừa thu hoạch xong nên giúp tiết kiệm được chi phí đầu vào.
“8 tháng trước, tôi được Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) tỉnh Kiên Giang giải ngân cho vay 10 triệu đồng để đầu tư cải tạo đất, phân bón, mua thêm 4 con lợn nuôi đón tết. Được cho vay để làm ăn nên gia đình mừng lắm, ráng làm cho hiệu quả để còn trả nợ đúng hạn” - bà Chanh chia sẻ.
Với 15 triệu được vay từ Quỹ HTND tỉnh Kiên Giang vào tháng 3.2018, hộ ông Danh Gon (ngụ ấp Xà Xiêm) đã có thêm vốn để mở rộng ruộng trồng rau má, nâng tổng diện tích đất trồng rau má của gia đình lên 2.500m2.
Theo ông Gon, rau má dễ thích nghi với mọi điều kiện khí hậu, dễ trồng, sức sống mạnh nên ít sâu bệnh. Sau khi thu hoạch tiếp tục tưới nước, bón phân, khoảng 22 - 25 ngày sau sẽ cho lứa thu hoạch tiếp theo và có thể khai thác quanh năm. Mỗi ngày trung bình gia đình ông cung cấp cho thị trường 200kg rau má, với giá bán 22.000 - 25.000 đồng/kg, mỗi năm doanh thu từ rau má của ông Gon trên 100 triệu đồng, trừ chi phí cho lãi 80 triệu đồng/năm. Tổng doanh thu từ rau má và 15 công ruộng, ông Gon “bỏ túi” hơn 150 triệu đồng.
Rót vốn trồng rau màu
Lạ mà hay: Chỉ trồng loài rau mọc hoang mà kiếm bộn tiền - 3
Hộ ông Gon, bà Chanh là 2 trong số 28 hộ nông dân của ấp Xà Xiêm được Quỹ HTND tỉnh Kiên Giang giải ngân 300 triệu đồng hỗ trợ thực hiện dự án trồng rau màu theo hướng an toàn ấp từ tháng 3.2018.
Ông Danh Quên - Chi hội trưởng Chi hội ND ấp Xà Xiêm, Phó Chủ nhiệm dự án trồng rau màu theo hướng an toàn ấp Xà Xiêm, cho biết: “Xà Xiêm là ấp có 99% hộ đồng bào dân tộc Khmer, đời sống đa số của các hộ gia đình còn nhiều khó khăn. Điều đáng mừng, Hội ND tỉnh, huyện đã quan tâm tới bà con nông dân ấp Xà Xiêm. Quỹ HTND tỉnh Kiên Giang đã giải ngân cho 28 hộ dân vay vốn thực hiện dự án trồng rau màu theo hướng an toàn. Đa số bà con trong dự án trồng rau màu sau khi nhận vốn Quỹ HTND đều sử dụng đúng mục đích, ai cũng quyết tâm sử dụng vốn hiệu quả”.
Theo ông Danh Quên, việc Hội ND tỉnh, huyện quan tâm, hướng dẫn Chi hội ND ấp Xà Xiêm thực hiện dự án trồng rau màu có vốn đầu tư của Quỹ HTND đã góp phần nâng cao vị thế, uy tín của tổ chức Hội ND. Bà con nông dân trong ấp đã biết đến những hoạt động thiết thực của Hội ND và tích cực tham gia vào Hội.

Theo Chúc Ly - Ngọc Quyên (Dân Việt)

Dền: cây rau, cây thuốc quý

Suckhoedoisong.vn - Nguồn thảo dược ở nước ta rất phong phú và đa dạng. Có rất nhiều cây vừa dùng làm thuốc vừa dùng làm thực phẩm.
Nguồn thảo dược ở nước ta rất phong phú và đa dạng. Có rất nhiều cây vừa dùng làm thuốc vừa dùng làm thực phẩm. Đôi khi, một thảo dược cũng có nhiều tên gọi khác nhau. Để tránh nhầm lẫn trong quá trình sử dụng cần thiết có sự phân biệt giữa những thảo dược đó; nhất là khi chúng lại mang những tên giống nhau, hoặc gần giống nhau. Bài viết này xin giới thiệu một số thảo dược mang tên dền.
Dền cơm: Dền cơm cũng chứa nhiều chất bổ, như  glucid, protid; vitamin C, B1, B2, vitamin PP, caroten. Ngoài ra còn có các hợp chất ethylcholesterol, dehydrocholesterol...
Lá và cành non dền cơm có tác dụng tiêu viêm, giải độc; trị mụn nhọt và lỵ bằng cách nấu canh ăn.
Hạt dền cơm có vị ngọt, tính hàn, tác dụng mát gan, thanh nhiệt, ích khí, sáng mắt. Dùng 20g sắc uống, trị tiểu tiện bí dắt, tiểu đỏ... Ngoài ra còn trị đau mắt có màng mộng: dền cơm và thảo quyết minh (sao đen) mỗi vị 10g, hãm uống ngày 1 thang.
Dền đỏ: Thường dùng vỏ thân làm thuốc. Trong vỏ chứa tanin, alcaloid, saponin, tinh dầu. Vỏ dền đỏ có tác dụng bổ huyết, trị thiếu máu, xanh xao, tiêu hóa kém; trị sốt rét, tương tự như vỏ cây canh ki na. Dùng ngày 12-16g, sắc hoặc ngâm rượu uống.
Dền gai: Trong rễ chứa spinasterol; toàn cây chứa  sitosterol, stigmasterol, các acid béo: stearic, oleic, linoleic; lá chứa rutin.
Dền gai có vị hơi ngọt, nhạt, tính hơi lạnh. Nhân dân thường dùng nước cốt lá, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống, bã đắp ngoài, khi bị côn trùng cắn, ong đốt, hoặc bị lở ngứa, mụn nhọt. Lá dền gai sắc uống trị sốt, lỵ, viêm phổi.
Chữa lỵ ra máu: rễ dền gai 20g, lá huyết dụ 12g, đều sao vàng; lá trắc bách, cỏ nhọ nồi, mỗi vị 8g; hòe hoa 4g. Lá trắc bách, cỏ nhọ nồi, hoa hòe sao đen. Các vị sắc uống, ngày 3 lần trước bữa ăn 1 giờ.
Chữa khí hư: rễ dền gai 20g, lá bạc thau 16g. Các vị phơi khô, sao vàng, sắc uống, chia 2 lần trong ngày, trước bữa ăn 1 giờ.
Dền tía, chứa nhiều glucid, protid; nhiều vitamin C, B1, B2, vitamin PP, caroten; nhiều chất khoáng, như Ca, P...; các acid: palmitic, arachidic, oleic và các hợp chất ergosterol, stigmasterol...
Dền tía có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu tốt, tăng cường thải độc ra khỏi cơ thể. Trong nhân dân thường sử dụng lá và cành non dền tía làm rau ăn hàng ngày.
Thanh nhiệt, chống táo bón, nhất là những người tuổi cao hoặc táo bón mạn tính: rau dền tía luộc hoặc nấu canh ăn.
Phụ nữ sau sinh, cơ thể nóng, táo bón, háo khát: khoảng 50g lá dền tía, luộc, bỏ bã, lấy nước; thêm 50g gạo nếp, nấu cháo, ăn vài lần trong tuần.
Trị phát ban ở thời kỳ đầu: dền tía 8-10g; sài hồ nam, rau má, cỏ mần trầu, kinh giới, cam thảo nam mỗi thứ 8g, bạc hà 4g. Sắc uống ngày 2-3 lần trước bữa ăn.
Dền trắng: Cũng dùng làm rau ăn và cũng có tác dụng thanh nhiệt, nhất là những người bị háo khát, táo bón.
Lưu ý: tránh ăn rau dền kèm với thịt ba ba, hoặc các sản phẩm từ mai ba ba (miết giáp).
GS. Phạm Xuân Sinh

Dền gai

Theo Đông y, dền gai có tính hơi lạnh, vị ngọt nhạt, có tác dụng trừ thấp, thanh nhiệt, thu liễm ngừng tả và lợi tiểu. Do đó, vị thuốc này thường dùng trị các bệnh về thận, phù thũng và làm thuốc điều kinh. Ngoài ra, thuốc được dùng dưới dạng đắp chữa viêm mụn nhọt hoặc làm bỏng.
Dền gai

+ Tên khác: Dền hoang, La rum giê la (Bana) và Phjăc hôm nam (Tày)
+ Tên khoa học: Amaranthus spinosus
+ Họ: Dền Amaranthaceae                  

I. Mô tả cây dền gai

+ Đặc điểm thực vật
Là loại cây thân thảo, có chiều cao trung bình từ 0,3 – 0,7 m. Cây không có lông nhưng phân thành nhiều cành. Lá mọc so le với hình thuôn dài, mặt trên có màu xanh dợt. Cuống lá dền gai dài, có cánh. Ở gốc cây có gai dài khoảng 3 – 15 mm. Hoa mọc thành sim và xếp sát nhau ở nách lá. Quả có dạng túi, hình trứng nhọn một đầu. Hạt có màu đen.
+ Phân bố
Dền hoang là loại cây mọc dại nên có thể tìm thấy ở khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Có thể tìm thấy cây ở các khu đất bỏ trống hoặc ven đường.
+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
  • Bộ phận dùng: Toàn thân
  • Thu hái: Quanh năm
  • Chế biến: Có thể dùng tươi hoặc khô đều được. Đối với dạng khô, sau khi thu hoạch về đem rửa sạch, cắt ngắn và phơi khô
  • Bảo quản: Nơi khô ráo
+ Thành phần hóa học
Cây và rễ rau dền hoang chứa lượng nitrat kali nhất định.

II. Vị thuốc

+ Tính vị
Tính hơi lạnh và vị ngọt nhạt
+ Tác dụng 
Theo Đông y, dền hoang có tác dụng lợi tiểu, thu liễm ngừng tả, thanh nhiệt và trừ thấp. Mỗi bộ phận của dược liệu này đều có tác dụng điều trị bệnh khác nhau. Cụ thể:
  • Lá cây thường chữa bệnh thận, bệnh lỵ, lậu, phù thũng và dùng làm thuốc điều kinh. Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng lá để chữa các bệnh lý về đường hô hấp như viêm họng, ho hoặc ho có đờm. 
  • Rễ dùng chữa bệnh rong kinh, đau bụng và làm tiết sữa. Có thể kết hợp giữa rễ và lá sắc làm thuốc nhuận tràng cho trẻ. Đồng thời có thể dùng làm thuốc đắp chữa mụn nhọt và bỏng.
  • Hạt dùng băng bó chỗ gãy chữa trật đả ứ huyết
dền gai chữa bệnh gì
Dền gai thường chủ trị bệnh lý về đường hô hấp và giúp điều trị vết bỏng nhẹ

III. Bài thuốc chữa bệnh từ dền gai theo kinh nghiệm dân gian

+ Chữa mụn nhọt chưa vỡ
Sử dụng một nắm rau dền gai đem rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng để loại bỏ bớt ký sinh trùng. Sau đó, giã nát và đắp lên mụn nhọt 2 đến 3 tiếng. Mỗi ngày đắp 2 đến 3 lần để làm mụn nhọt vỡ nhanh
+ Điều trị ứ huyết hoặc trật đả
Dùng 10 gram cành và lá của cây dền gai đem rửa sạch và nấu nước uống. Uống liên tục hàng ngày, triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.
+ Trị ho có đờm
Chuẩn bị 50 gram thân và lá cây dền gai, 20 gram kim ngân hoa, 16 gram cam thảo đất và 20 gram lá bồng bồng. Tất cả các vị thuốc đem rửa sạch và cho vào ấm, thêm 500 ml nước vào sắc. Sau khi nước thuốc cạn còn 250 ml, chia thuốc thành 2 – 3 phần và uống trong ngày. Uống trong 5 ngày, bệnh sẽ khỏi.
Ngoài cách này ra, bệnh nhân có thể chữa ho đờm bằng cách dùng 50 gram rau dền gai sắc chung với 16 gram rễ dâu tằm, 16 gram húng chanh và 16 gram cam thảo đất. Cách sắc, liều uống và thời gian uống tương tự như trên.
+ Hỗ trợ chữa sỏi thận
Sử dụng rau dền gai đã được sao vàng sắc chung với 20 gram vỏ quả bí đao và rễ cỏ tranh, kim tiền thảo, đậu đen sao vàng, rễ thiên lý, mã đề, mỗi vị 12 gram. Tất cả vị thuốc được sắc chung với 500 ml nước cho đến khi cạn còn 250 ml, chia đều thuốc và uống trong ngày. Uống liên tục trong khoảng 10 ngày.
+ Điều trị viêm hoặc đau họng
Dùng 1 lượng lá và thân cây rau dền gai vừa đủ đem rửa sạch. Sau đó nhai chung với một ít muối và 1 – 3 lát gừng rồi từ từ nuốt nước. Mỗi ngày nên nhai 1 – 2 lần để làm dịu vòm họng, giảm ngứa rát.
Cây dền gai
Nhai dền gai với gừng tươi và muối giúp giảm đau họng
+ Điều trị kinh nguyệt không đều
Chuẩn bị 15 gram dền gai và 20 gram bạc thau. Sau khi được rửa sạch cho hai vị thuốc vào ấm, thêm 450 ml nước và sắc cạn còn 200 ml. Thuốc được chia làm 2 và uống trong ngày. Dùng liên tục 10 ngày mới hiệu quả.
+ Chữa da nổi mẩn đỏ do tiếp xúc với rơm rạ
Sử dụng rau dền gai, rau sam và lá hẹ tươi, mỗi vị một lượng bằng nhau. Sau đó đem rửa sạch và giã nát rồi đắp lên chỗ nổi mẩn đỏ. Thực hiện đắp 2 – 3 lần, chỉ sau vài ngày triệu chứng ngứa và nổi mẩn đỏ trên da sẽ giảm dần.
+ Trị bỏng nhẹ
Sử dụng rau dền rửa sạch giã nát và đắp lên vết bỏng. Thực hiện thường xuyên 2 – 3 ngày giúp vết bỏng mau lành.
+ Trị khí hư và bạch đới
Chuẩn bị 20 gram rễ rau dền gai avf 16 gram lá bạc hà đem phơi khô và thái nhỏ. Sau đó cho vào ấm và sắc chung với 400 ml nước. Sau khi nước thuốc cạn còn 200 ml, lọc lấy thuốc và chia đều ra uống. Sử dụng 7 – 10 ngày.

IV. Lưu ý khi sử dụng dền gai điều trị bệnh

Khi sử dụng rau dền gai điều trị bệnh, bênh nhân cần chú ý:
  • Dền hoang hay các loại rau dền thuộc họ dền đều có tính mát. Do đó, những người bị tiêu chảy mãn tính, phụ nữ có thai hư hàn hoặc người có cơ địa tính hàn không nên sử dụng loại rau này.
  • Người bị gút, viêm khớp dạng thấp hoặc sỏi thận nên hạn chế sử dụng. Bởi rau dền gai có chứa nhiều acid oxalic có thể làm cơ thể khó hấp thu kẽm và canxi. Bên cạnh đó, chúng có thể làm tăng nguy cơ tạo sỏi oxalate khiến bệnh thêm trầm trọng.
  • Không ăn dền hoang hoặc bất kỳ loại dền nào khác với thịt ba ba. Nguyên nhân là vì hai loại thực phẩm này kỵ nhau. Nếu sử dụng chung có thể gây độc.
  • Không nên nấu rau dền quá lâu hoặc tránh nấu đi nấu lại nhiều lần vì hoạt chất nitat có trong dền hoang có thể phân hủy và biến đổi thành chất gây ung thư, không tốt đối với sức khỏe.
Dền gai là vị thuốc dân gian giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, để hạn chế nguy cơ rủi ro có thể xảy ra khi áp dụng các bài thuốc từ dược liệu này, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc chuyên môn trước khi dùng.

Lạ mà hay: Nuôi cá trên ruộng không cần cho ăn, vẫn trúng đậm

Thứ Sáu, ngày 30/11/2018 17:20 PM (GMT+7)

Hiện nhiều nông dân trong tỉnh Kiên Giang đang tất bật thu hoạch cá nuôi trên ruộng trong mùa lũ để chuẩn bị xuống giống vụ lúa đông xuân 2018-2019. Theo ghi nhận tại một số địa phương, năm nay cá nuôi hiệu quả hơn các năm, sau khi trừ chi phí nông dân thu lợi nhuận 10-12 triệu đồng/ha.

Ông Dương Văn Đời (ngụ ấp Thạnh An 2, xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp) cho biết: “Tôi phải kéo lưới từ sáng sớm và nhờ thêm anh em trong xóm phụ mới kéo hết cá. Sau hơn 3 giờ kéo lưới, tôi bắt được hơn 1 tấn cá mè, cá chép và cá tra”.
“Nhiều năm nay rồi, mùa nước nổi nào tôi cũng nuôi cá chép, cá mè trên ruộng. Với 103 công ruộng của gia đình, có năm gia đình lời 70-80 triệu đồng nhờ giá cá cao. Năm nay cá nuôi đạt, giá cá mè hiện chỉ còn 9.000 đồng/kg, cá chép 15.000 đồng/kg, cá tra 20.000 đồng/kg, nhưng vẫn có lời vì chi phí chỉ vài triệu đồng tiền cá giống. Nếu thu hoạch thêm 5 đợt nữa đến khi sạ lúa tôi thu về được khoảng 40 triệu đồng” - ông Đời phấn khởi nói.
Lạ mà hay: Nuôi cá trên ruộng không cần cho ăn, vẫn trúng đậm - 1
Nuôi cá trên ruộng lúa mùa lũ giúp nông dân có thu nhập khá. Ảnh: NQ.
Tại huyện Giồng Riềng, bà con nông dân cũng đang tất bật thu hoạch cá trên ruộng để dọn đất gieo sạ lúa đông xuân 2018-2019.
Năm nay là năm thứ 20 ông Nguyễn Văn Giữ (ngụ ấp Hòa A, xã Hòa Lợi, huyện Giồng Riềng) thực hiện mô hình nuôi cá ruộng mùa nước nổi với diện tích hơn 2ha. Ông Giữ cho biết: “Nhờ mực nước lên cao, môi trường thoáng đãng, yên tĩnh nên cá mùa này lớn nhanh và ít hao hụt. Thời gian nuôi chỉ cần hơn 3 tháng, năng suất cá đạt trung bình từ 900kg - 1,2 tấn/ha. Trừ hết các khoản chi phí còn lãi khoảng 10 triệu đồng”.
Theo các nông dân địa phương, với hình thức nuôi cá trên ruộng, đa phần người nuôi đều tận dụng gốc rạ của vụ lúa hè thu để thả cá, lúc lúa chét mọc nhiều, tạo thêm nguồn thức ăn thiên nhiên trong suốt mùa nước nổi. Từ đó, người nuôi giảm được chi phí về thức ăn.
Dân Việt gửi đến bạn đọc những hình ảnh thu hoạch cá trên ruộng mùa lũ:
Lạ mà hay: Nuôi cá trên ruộng không cần cho ăn, vẫn trúng đậm - 2
Hình thức nuôi cá trên ruộng lúa mùa nước nổi không còn xa lạ với nhiều nông dân miền Tây. Ảnh: NQ.
Lạ mà hay: Nuôi cá trên ruộng không cần cho ăn, vẫn trúng đậm - 3
Việc tận dụng thức ăn là lúa chét giúp nông dân tiết kiệm được chi phí. Ảnh: NQ.
Lạ mà hay: Nuôi cá trên ruộng không cần cho ăn, vẫn trúng đậm - 4
Nông dân dùng lưới để kéo cá khi trên đồng còn nhiều nước. Ảnh: NQ.
Lạ mà hay: Nuôi cá trên ruộng không cần cho ăn, vẫn trúng đậm - 5
Gia đình ông Đời phải mất khoảng 1 tuần để kéo hết số cá trên diện tích ruộng 103 công do năm nay lũ rút chậm. Ảnh: NQ.
Lạ mà hay: Nuôi cá trên ruộng không cần cho ăn, vẫn trúng đậm - 6
Sau 3-4 tháng nuôi, bình quân cá chép đạt trọng lượng 2-3 con/kg, cá mè hoa 1 con/kg.
Lạ mà hay: Nuôi cá trên ruộng không cần cho ăn, vẫn trúng đậm - 7
Lạ mà hay: Nuôi cá trên ruộng không cần cho ăn, vẫn trúng đậm - 8
Sau khi dùng lưới kéo, người nuôi phải dùng xuồng nhanh chóng vận chuyển cá vào khu vực cân cá cho thương lái. Ảnh: NQ.
Lạ mà hay: Nuôi cá trên ruộng không cần cho ăn, vẫn trúng đậm - 9
Hoặc dùng lưới mành như thế này để trữ cá. Ảnh: NQ.
Lạ mà hay: Nuôi cá trên ruộng không cần cho ăn, vẫn trúng đậm - 10
Cá bán cho thương lái phải đảm bảo còn sống. Ảnh: NQ.
Lạ mà hay: Nuôi cá trên ruộng không cần cho ăn, vẫn trúng đậm - 11
Hiện thương lái đến tận ruộng nông dân mua cá chép giá từ 13.000 - 16.000 đồng/kg, còn cá mè hoa giá 9.000 - 10.000 đồng/kg. Ảnh: NQ.
Lạ mà hay: Nuôi cá trên ruộng không cần cho ăn, vẫn trúng đậm - 12
Vụ cá ruộng mùa lũ năm nay bà con Kiên Giang trúng đậm, thu về từ 10-12 triệu đồng/ha. Ảnh: NQ.

Theo Chúc Ly - Ngọc Quyên (Dân Việt)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

NGẬM SẦU (ĐL)