Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
THIÊN NHIÊN HOANG DÃ 50
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Thiên nhiên hoang dã ở Albania
Các nhà khoa học phát hiện ra loài cá voi mới có mỏ như chim trên bờ biển Nhật Bản
ĐỨC KHƯƠNG |
Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện một loài cá voi
mới có tên Berardius minimus cơ thể của chúng chủ yếu là màu đen và có
một cái mỏ nhỏ như chim.
Theo thông tin từ New Atlas, các nhà khoa học
Nhật Bản đã phát hiện ra một loài cá voi mới. Loài mới có tên Berardius
minimus, chúng sở hữu chiều dài cơ thể từ 6,2 - 6,9m và chủ yếu là có
màu đen, đồng thời chúng sở hữu một đặc điểm khá thú vị khác là có thêm
một chiếc mỏ.
Mặc dù trên thực tế loài cá voi này từ lâu đã khá
quen thuộc đối với như dân địa phương, nhưng chúng mới chỉ được các nhà
khoa học mô ta qua 6 mẫu vật được tìm thấy ở Hokkaido và gần bờ biển
Okhotsk.
Các mẫu vật của loài này được nghiên cứu bởi các nhà khoa
học từ Đại học Hokkaido, Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Quốc gia Nhật Bản,
Đại học Iwate và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Nhật Bản.
Mặc
dù chúng có chung một số đặc điểm chung với các loài cá voi đã được
biết tới, nhưng chúng cũng sở hữu một số đặc điểm khá riêng biết để có
thể phân loại chúng là một loài hoàn toàn mới.
Các nhà khoa học
cũng cho biết, loài cá voi mới này thuộc chi cá voi mõm khoằm. Đây là
một chi rất nhỏ và cho đến gần đây mới chỉ có hai loài được biết tới là
cá voi mõm khoằm Baird (Berardius bairdi), sống ở phía bắc Thái Bình
Dương và cá voi mõm khoằm Arnoux.
Hình
ảnh minh họa loài cá voi mới được phát hiện Berardius minimus (trên
cùng) và loài cá voi mõm khoằm đã được biết tới - Berardius bairdi
(dưới).
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng Berardius minimus có
kích thước nhỏ hơn loài Berardius bairdi - có chiều dài cơ thể lên tới
10m.
Ngoài ra cơ thể của 2 loài này cũng có hình dáng tương đối
khác nhau, Berardius minimus thì có màu sắc cơ thể chủ yếu là đen trong
khi đó cá voi mõm khoằm Bairdi lại mà màu xám xanh.
Để nghiên cứu kỹ hơn, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích hộp sọ, cấu trúc xương à DNA của loài này.
Một
phân tích về DNA ty thể và hộp sọ, cấu trúc xương của loài cá voi mới
cho thấy chúng thuộc chi cá voi mõm khoằm, nhưng khác với hai loài được
biết trước đó.
"Về loài Berardius minimus, vẫn còn quá nhiều điều
mà chúng tôi vẫn còn chưa biết", Takashi Matsuishi, nhà nghiên cứu chính
của nghiên cứu cho biết. "Chúng tôi vẫn không biết con cái của
loài Berardius minimus trông như thế nào và vẫn còn nhiều vấn đề liên
quan đến phân bố loài chưa được giải đáp. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục
mở rộng hiểu biết về Berardius minimus".
Trong một thời gian,
cá voi Berardius minimus vẫn là một loài cá voi mõm khoằm chưa được tìm
hiểu đối với các nhà sinh vật học thế giới, nhưng chuyên gia từ Đại học
Hokkaido, Takashi Matsuishiya, và các đồng nghiệp của ông đã nghiên cứu
những mẫu vật xác cá voi được phát hiện ở bờ biển phía bắc Hokkaido vào
năm 2012.
Chúng
rất giống với cá voi mõm khoằm Baird, nhưng đồng thời chúng có một số
đặc điểm khác biệt: da đen và nhỏ hơn, không giống như cá voi mõm khoằm
Baird, kích thước của loài mới này không quá 7m. Ngoài ra, loài mới này
sở hữu cái mỏ ngắn hơn so với tỷ lệ cơ thể khi so sánh với các loài đã
biết.
Tuy nhiên, đây có thể không phải là loài mới cuối cùng của
chi cá voi mõm khoằm sẽ được tìm thấy. Những ngư địa phương cho biết vẫn
còn có một loài cá voi màu đen khác có thân hình còn nhỏ hơn cả loài
Berardius minimus trong khu vực Karasu.
theo Trí thức trẻ
Cảnh tượng siêu hiếm: Bắt gặp cảnh "liên hoan xác thịt" dưới đáy đại
dương cùng cú twist cực mạnh về số phận của "vua săn mồi"
J.D |
Kẻ đi săn cũng có thể trở thành con mồi bất kỳ lúc nào - đó chính là sự thực đáng sợ của thế giới tự nhiên.
Bạn có biết một trong những cảnh tượng hiếm bậc nhất thế giới
tự nhiên là gì không? Chính là những bữa đại tiệc "xác thịt" dưới đáy
đại dương, khi một sinh vật chết đi trở thành mồi cho vô số những loài
vật nhỏ hơn xông vào cấu xé.
Chính xác hơn, cảnh tượng ấy rất
hiếm đối với con người, bởi xét cho cùng đại dương vẫn đang là một thế
giới bí ẩn với rất nhiều trở ngại cho chúng ta khám phá. Bởi vậy mà khi
mới tìm ra một "buổi tiệc" như vậy thời gian gần đây, giới khoa học đã
cực kỳ vui mừng vì không thể tin nổi họ đã may mắn đến như vậy.
Cụ
thể, các chuyên gia từ NOAA (Cơ quan khí quyển đại dương Quốc gia Mỹ)
đã có một chuyến thám hiểm bằng tàu ngầm ở độ sâu 450m, cách ngoài khơi
bang South Carolina 130km. Mục đích của chuyến thám hiểm là truy tìm dấu
vết của các thùng dầu từ tàu SS Bloddy Marsh. Nhưng trước khi tìm ra
dầu, họ lại trông thấy xác của một con cá kiếm.
Con cá kiếm dài
khoảng 2,5m, và thi thể đáng thương ấy nằm chìm dưới đáy biển, xung
quanh là một bầy cá mập đang làm một bữa "đại tiệc xác thịt" theo đúng
nghĩa đen. "Nguyên nhân gây ra cái chết của con cá kiếm khổng
lồ vẫn chưa được làm rõ, có thể do nó đã quá già, do mắc bệnh, hoặc bị
thương," - Peter J. Auster, chuyên gia hải dương từ ĐH Connecticut. "Qua
quan sát, chưa thấy có dấu vết của móc câu hay lưới từ loài người. Tuy
nhiên, cái xác ấy đã bị xé nát bởi hàng trăm vết cắn từ lũ cá mập."
Nói
về cá mập, thực ra trên thế giới có rất nhiều loài thuộc họ này. Nổi
tiếng nhất có lẽ là cá mập trắng - sinh vật được mệnh danh là "hung thần
đại dương" với thể hình to lớn cùng hàm răng không khác gì một cỗ máy
xay thịt. Ngoài ra còn vô số loài cá mập nhỏ hơn, như trong trường hợp
này là 2 loài "cá mập ngủ". Một là loài cá mập ngủ da thô (Centroscymnus
owstonii), và loài còn lại thì mới được tìm thấy năm 2018 là cá mập ngủ
Genie (Squalus clarke).
Cả hai loài cá mập trên rất hay được tìm
thấy ở độ sâu khoảng 450m trở lên. Bình thường, chúng di chuyển chậm rì,
cho đến khi phát hiện ra con mồi thì giống như ong vỡ tổ, xông vào cấu
xé liên tục. Mà tựu chung, đã là cá mập thì thường luôn được xem là
những kẻ săn mồi thượng thừa rồi.
Tuy nhiên trong lúc say sưa ngắm
nhìn cảnh tượng cá mập liên hoan, các nhà khoa học bỗng phát hiện ra
một cú twist lạ: một sinh vật khác xuất hiện ở góc camera, và nằm gọn
trong miệng nó là một trong những con cá mập đang hân hoan tận hưởng bữa
đại tiệc kia.
Bạn thấy gì ở góc phải màn hình không?
Cận cảnh nè...
Trên
thực tế, đa số các loài khác sẽ chẳng dám lại gần khi một đàn cá mập
đang say sưa cấu xé con mồi. Nhưng sinh vật vừa thò mặt ra thì khác. Đó
là một con cá vược đá - loài vật có khả năng săn mồi khá gớm. Chúng có
thể dài tới 2m, thể hình vượt trội hơn so với lũ cá mập bé nhỏ kia. Và
khi nhìn thấy cảnh tượng liên hoan của lũ cá mập, con cá vược chỉ rình
rập cơ hội để kiếm cho mình một bữa tối mà thôi.
Được
biết, cá vược đá thường xuyên quanh quẩn xung quanh các hang động và
xác tàu đắm dưới biển sâu. Không rõ việc nó săn cá mập là thường xuyên,
hay chỉ nhân dịp có đại tiệc. Chỉ biết rằng nếu bữa tiệc vẫn tiếp tục,
khả năng sẽ có nhiều con cá mập khác chui vào họng đồng loại của sinh
vật này mà thôi.
Quả thực là thế giới tự nhiên vẫn còn rất
nhiều điều thú vị đang chờ chúng ta. Kẻ đi săn cũng có thể bị săn bất kỳ
lúc nào, dù là cá mập đi chăng nữa. Tham khảo: Science Alert
theo Helino
Top 10 loài động vật có đôi mắt độc đáo nhất thế giới
Bảo Tuấn |
0
Chúng ta đều biết đôi mắt của chúng ta quan trọng như
thế nào: hầu hết thông tin, kinh nghiệm và ký ức đều được thu thập nhờ
qua đôi mắt.Trong thế giới động vật, thậm chí có những cặp mắt còn đáng
kinh ngạc hơn cả chúng ta. Dưới đây là danh sách 10 đôi mắt tuyệt vời và
độc đáo nhất thế giới động vật.
10. Con ếch
Đôi
mắt to của loài ếch đặc biệt trên nhiều phương diện. Trước hết, loài
lưỡng cư này dành một khoảng thời gian khá dài trong nước. Để bơi trong
nước chứa đầy rác, ếch có ba mí mắt, hai mí trong suốt và một mí bán
trong suốt. Màng bán trong suốt này được gọi là màng giả. Nó có thể đóng
hoàn toàn để những con ếch có thể bảo vệ mắt dưới nước.
Vị trí
của mắt ếch nằm trên đỉnh hai bên đầu cũng cho chúng tầm nhìn tốt hơn,
bao quát lên đến 360 độ. Chúng thậm chí có thể nhìn thấy những gì xảy ra
bên ngoài trong khi đang chìm trong nước. 9. Tarsier
Tarsier
là một loài linh trưởng nhỏ được tìm thấy trong các khu rừng ở Đông Nam
Á. Đặc điểm nổi bật nhất của chúng là đôi mắt to có đường kính lên tới
1,6 cm. So với kích thước cơ thể, đây là đôi mắt lớn nhất trong số tất
cả các loài động vật có vú trên thế giới. Giống như những con cú, đôi
mắt của loài Tarsier không chuyển động được bởi vì chúng được cố định
trong hộp sọ.
Bù lại, Tarsier có thể di chuyển đầu 180 độ sang
trái và phải giúp chúng quan sát những gì xảy ra xung quanh. Tarsiers
sống về đêm và chỉ hoạt động vào ban đêm nên đôi mắt lớn của Tarsier cho
chúng khả năng nhìn trong tối tuyệt vời. Ngoài ra, thính giác rất nhạy
bén. Cả hai đặc điểm này giúp Tarsier phát hiện con mồi trong điều kiện
ánh sáng yếu. 8. Cá mập đầu búa
Cá
mập đầu búa có một trong những cái đầu kỳ lạ nhưng thú vị nhất trong
vương quốc động vật, nó có hình dạng như một chiếc búa dẹt với đôi mắt
cách xa nhau.
Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chứng minh rằng cái
đầu có hình dạng kỳ lạ này phục vụ một mục đích cụ thể, đem lại tầm nhìn
tốt hơn so với các loài cá mập khác. Nói chính xác, đôi mắt cách xa
nhau như vậy mang lại cho chúng tầm nhìn tuyệt vời và khả năng cảm nhận
độ sâu. 7. Con mực
Mực
nang là một sinh vật biển thú vị có thể chuyển màu gần như ngay lập
tức. Điều này giúm mực nang nhanh chóng ẩn mình vào cảnh quan, trốn
tránh những kẻ săn mồi. Sức mạnh vượt trội này của mực nang có được là
sự trợ giúp của các tế bào da chuyên biệt và tầm nhìn đáng kinh ngạc của
chúng.
Chúng có một con ngươi có hình thù kỳ lạ, cho chúng tầm nhìn rộng hơn thậm chí có thể nhìn thấy những gì phía sau lưng chúng.
Ngoài
ra, chúng có thể phát hiện ánh sáng phân cực với độ chính xác đáng kinh
ngạc, thậm chí phát hiện được sự thay đổi nhỏ nhất về góc độ của ánh
sáng phân cực. Điều này giúp quan sát rõ những gì đang xảy ra xung quanh
chúng. 6. Con dê
Con
ngươi hình chữ nhật của loài dê trông có lạ không? Rõ ràng là có. Nó
đem lại khả năng nhìnvượt trội và là một ưu thế đối với loài ăn cỏ này.
Bởi vì chúng dễ bị thú săn mồi tấn công khi đang gặm cỏ.
Con ngươi
hình chữ nhật cho chúng tầm nhìn toàn cảnh chi tiết giúp phát hiện nguy
hiểm từ xa. Bên cạnh đó, chúng có thể xoay mắt giúp phát hiện chuyển
động lạ trên đồng cỏ ngay cả khi gặm cỏ. Nhờ đó, chúng có đủ thời gian
để trốn thoát khỏi động vật săn mồi. 5. Con tắc kè
Có
1500 loại tắc kè khác nhau sống ở các vùng khí hậu ấm áp trên thế giới.
Hầu hết tắc kè sống về đêm, nên để thích nghi với lối sống này, chúng
có thị lực rất ấn tượng. Nói chính xác, mắt của chúng nhạy hơn 350 lần
so với ngưỡng thị giác và màu sắc của con người. Chúng thậm chí có thể
nhìn thấy rõ màu sắc trong ánh sáng yếu. 4. Con chuồn chuồn
Một
trong những điểm tuyệt vời nhất ở chuồn chuồn là đôi mắt hình cầu tuyệt
đẹp và tinh anh. Mỗi mắt có 30.000 mặt được đặt theo các hướng khác
nhau. Kết quả là chúng có tầm nhìn lên đến 360 độ cho phép phát hiện
ngay cả những chuyển động nhỏ nhất trong môi trường xung quanh.
Chuồn
chuồn cũng có thể nhìn được tia cực tím và ánh sáng phân cực nằm ngoài
phổ thị giác của chúng ta. Điều này đóng một vai trò rất lớn trong việc
định hướng của loài chuồn chuồn. 3. Con cú
Cú
có đôi mắt hướng về phía trước rất thú vị. Vị trí mắt này mang lại lợi
thế lớn cho loài cú, tầm nhìn tốt cũng như khả năng nhận thức chiều sâu.
Một con vật hoặc một con chim có mắt ở hai bên đầu thườngcó được một
tầm nhìn tuyệt vời như vậy.
Đáng ngạc nhiên, thay vì có nhãn cầu,
đôi mắt cú có hình dạng ống. Ngoài ra, đôi mắt của chúng không thể di
chuyển như của chúng ta nhưng chúng có thể di chuyển đầu lên đến 270 độ
theo cả hướng trái và phải và có được tầm nhìn rộng hơn nhiều.
Để thích nghi với lối sống về đêm, loài cú cũng có khả năng nhìn ban đêm tuyệt vời nhời hàng triệu thanh võng mạc nhạy sáng. 2. Con tắc kè hoa
Tắc
kè hoa rất nổi tiếng với khả năng thay đổi màu sắc. Hệ thống thị giác
của họ cũng tuyệt vời không kém. Loài bò sát này có thể di chuyển hai
mắt độc lập, có thể tập trung vào hai đối tượng khác nhau theo hai hướng
khác nhau cùng một lúc. Khả năng này cung cấp cho chúng tầm nhìn 360 độ
tuyệt vời. Tắc kè hoa cũng có thể tập trung vào các vật thể với tốc độ
đáng kinh ngạc. 1. Tôm bọ ngựa
Tôm
bọ ngựa có hệ thống thị giác tốt nhất trong vương quốc động vật. Con
người, có ba thụ thể màu. Nhưng loài giáp xác này có 12 thụ thể màu khác
nhau. Con tôm bọ ngựa có thể nhìn thấy những màu sắc mà chúng ta không
thể cảm nhận được.
Đôi mắt tuyệt đẹp của tôm bọ ngựa cũng hoạt
động độc lập, xoay theo các hướng khác nhau cùng một lúc. Khả năng xoay
của mắt lên đến 70 độ, cung cấp một tầm nhìn rộng hơn. Ngoài ra, tôm bọ
ngựa có thể nhìn được tia hồng ngoại, U.V và ánh sáng phân cực.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét