BỘ MẶT CHIẾN TRANH 59

 
MỘT MAI GIÃ TỪ VŨ KHÍ 🎶 Tuấn Vũ

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng rồi thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ có sự thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, sự thấu hiểu về tính bất hạnh, vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại mới có thể ngăn chặn được chiến tranh!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh. 
 
Anti war song - We are all one! (with english/german lyrics)
------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Cuộc chiến tranh vĩ đại - Tập 9: Vòng cung Kursk | Phim tài liệu lịch sử Thế chiến II

 
Kamikaze : To die for the Emperor

Quân đội Đức Quốc xã quét sạch gần hết một sư đoàn không vận Anh

Trung Hiếu |

Quân đội Đức Quốc xã quét sạch gần hết một sư đoàn không vận Anh

Trong Thế chiến 2, trận đánh Arnhem kết thúc với việc phát xít Đức xóa sổ gần hết sư đoàn không vận số 1 của quân đội Anh.

Vào giữa tháng 9/1944, một lực lượng hỗn hợp gồm khoảng 10.000 lính Anh và Ba Lan đổ bộ đường không xuống và quanh thị trấn Arnhem ở Hà Lan trong chiến dịch Market Garden của quân Đồng minh.
Mục tiêu của lính dù là chiếm lĩnh cây cầu chiến lược bắc qua sông Lower Rhine nhằm giúp hàng trăm ngàn quân Đồng minh đổ bộ lên Normandy vài tháng trước đó có được một tuyến thông suốt đi vào vùng lõi công nghiệp của Đức Quốc xã.
Quân đội Đức Quốc xã quét sạch gần hết một sư đoàn không vận Anh - Ảnh 1.
Hình ảnh trong bộ phim "A bridge too far" nói về trận chiến ở cầu Arnhem.
Chiến dịch nói trên được hy vọng làm rút ngắn chiến tranh. Thế nhưng cây cầu ở Arnhem đã trở thành một “cây cầu quá xa”. Trận chiến Arnhem kết thúc bằng việc gần như toàn bộ sư đoàn đổ bộ đường không số 1 của quân đội Anh đã bị xóa sổ. Và do vậy, kế hoạch của Đồng minh về việc tiến nhanh vào đất Đức đã sụp đổ.
Sử gia Iain Ballyntyne đã miêu tả chi tiết trận đánh này trong cuốn sách mới mang tên “Arnhem: Ten Days in the Cauldron”. Cuốn sách đã cho thấy tấn thảm kịch mà những người lính Đồng minh đối mặt tại đây.
Khi hàng ngàn quân Anh và Ba Lan được thả xuống Arhhem vào ngày 17/9/1944, quân đội Đức nhanh chóng tập kết khoảng 10.000 lính được trang bị pháo và xe tăng để bảo vệ thị trấn này và cây cầu trọng yếu. Trong khi đó phe Đồng minh phải chật vật tập trung lực lượng bị phân tán của mình, duy trì liên lạc giữa các đơn vị và cung cấp thực phẩm, đạn dược cho lực lượng lính dù này bằng cách thả bằng dù từ máy bay.
Câu chuyện của một hạ sĩ Anh tên là Harry Tucker đã đại diện cho trải nghiệm khó khăn của những người lính Đồng minh tại Arnhem.
Tác giả Ballantyne viết: “Trong nỗ lực tới được cây cầu, đội của Harry Tucker gồm khoảng 6 lính dù ban đầu tránh được điều tệ hại nhất, nhờ vào việc trườn dọc theo một con đường nhánh, giúp họ vòng tránh an toàn qua một số vị trí của quân Đức... Có cảm tưởng họ có thể cứ thế đi thẳng tới được cây cầu kia”.
Nhưng hạ sĩ Tucker sau đó nhận ra rằng vận may của nhóm đã hết khi anh thấy vài lính dù đang ẩn nấp ở các lối vào hoặc ép người vào các bức tường. Nhìn xuống con đường, anh nhận thấy khói bốc lên từ một con phố nhánh.
“Con đường tối đen và dính dầu mỡ. Chúng tôi đều rất thận trọng và tạm ngừng. Và rồi chúng tôi nghe thấy tiếng động cơ tăng tốc...”.
Đó là một chiếc xe tăng trước đây thuộc Pháp nhưng bị quân Đức chiếm vào năm 1940 và chúng đã chuyển đổi nó thành một súng phun lửa tự hành. Chiếc xe vừa tiến vừa phun lửa và khói, tiếng gầm gừ của động cơ và tiếng bánh xích khiến những người lính dù kinh hãi.
Tucker kể tiếp: “Thực sự khủng khiếp, một vài đồng đội đi trước đã bị thiêu sống. Chúng tôi bèn nghĩ phải chuyển sang một đường khác”.
Tucker và các đồng đội của mình cuối cùng cũng nhìn thấy được lối đi dẫn lên cầu và bản thân cây cầu. Cây cầu trông thô ráp với các kết cấu bê tông và thép. Trong khi đó tiếng súng và bom đạn vẫn vang lên liên tục cho thấy trận chiến đang diễn ra quyết liệt.
“Cầu có lẽ cách chúng tôi chưa đến 500m. Ngay phía trước chúng tôi, các bên đang giao chiến dữ dội, trong đó quân Đức từ trên các rầm cầu bắn xối xả xuống phía dưới”.
Trong 9 ngày liền, các binh sĩ Anh và Ba Lan bị đói khát và thiếu vũ khí đã phải chiến đấu với quân Đức quanh cây cầu. Vào ngày 25/9/1944, Thiếu tướng Roy Urquhart – tư lệnh của Sư đoàn không vận Anh, ra lệnh cho các lực lượng còn sống sót rút lui.
Chỉ có 2.500 lính Anh và Ba Lan thoát được khỏi Arnhem. Trong chiến dịch này, khoảng 2.000 quân Đồng minh đã tử trận. Quân Đức bắt được gần 7.000 người, khiến cho Sư đoàn không vận 1 coi như tan rã. Phía Đức mất 1.300 quân, ngoài ra có gần 500 dân thường tử nạn.
Nỗ lực táo bạo của phe Đồng minh muốn chấm dứt nhanh chiến tranh bằng việc đánh chiếm một cây cầu trọng yếu đã thất bại với cái giá là sinh mạng của hàng ngàn binh sĩ.
Tucker đã vượt được sông Lower Rhine. Vào tháng 9/1944 ông là một trong các cựu binh Anh tham gia trận chiến này trở về thăm chiến trường xưa để kỷ niệm 50 năm trận đánh này. Bây giờ đã có một cây cầu đường bộ thay thế cho cây cầu trước kia ở Arnhem./.
theo VOV

Trận đánh kinh hồn: 6 vạn quân Bát Kỳ tiêu diệt 14 vạn quân Minh - Triều

Thứ Bảy, ngày 09/11/2019 00:30 AM (GMT+7)

Phải chiến đấu với lực lượng quân Minh đông hơn gấp bội, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã vận dụng những sách lược quân sự phi thường, giúp cho quân Bát Kỳ đại phá quân địch, làm nên trận thắng vang dội trong lịch sử.

Trận đánh kinh hồn: 6 vạn quân Bát Kỳ tiêu diệt 14 vạn quân Minh - Triều - 1
Quân Bát Kỳ liên tiếp giành chiến thắng trước nhà Minh, bao vây Sơn Hải quan (ảnh minh họa)
Năm 1618, lợi dụng tình trạng suy thoái của nhà Minh, do những kẻ gian thần trong triều khuấy đảo, quân đội của Nỗ Nhĩ Cáp Xích tấn công như vũ bão và bước đầu giành được thắng lợi.
Chỉ trong vòng 3 tháng, hàng loạt những thành trì của nhà Minh như Phủ Thuận, Thanh Hà, Đông Châu, thất thủ. Đáng nói, công thành chưa bao giờ là thế mạnh của quân Bát Kỳ lúc bấy giờ.
Cuối năm 1618, quân Bát Kỳ của Nỗ Nhĩ Cáp Xích tiến quân thần tốc, áp sát Sơn Hải quan. Sơn Hải quan là cửa ải đầu tiên của Vạn Lý Trường Thành, nằm ở vị trí giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Bắc và Liêu Ninh, đây cũng là cánh cổng tiến vào Trung Hoa.
Phá được Sơn Hải quan, cũng coi như phá được lớp phòng thủ mặt bắc của Vạn Lý Trường Thành.
Trận đánh kinh hồn: 6 vạn quân Bát Kỳ tiêu diệt 14 vạn quân Minh - Triều - 2
Sơn Hải quan – cửa ải chiến lược của Vạn Lý Trường Thành (ảnh minh họa)
Quân Bát Kỳ tấn công Sơn Hải quan rất dữ dội, tình thế quân Minh ngày càng trở nên nguy ngập. Đầu năm 1619, nhà Minh cử Dương Cảo làm Liêu Đông kinh lược sứ, dẫn 14 vạn liên quân Minh – Triều Tiên – bộ lạc Diệp Hách, Mông Cổ, tiến đánh quân Bát Kỳ.

Quân Minh chia làm 4 đường vây đánh, lại nói phao lên rằng có 47 vạn đại quân. Quân Bát Kỳ lúc này chỉ có vỏn vẹn 6 vạn, phần lớn đã mỏi mệt do phải công thành, chinh chiến dài ngày.
Đứng trước tình thế bị áp đảo về quân số và sức chiến đấu, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã nêu ra một triết lý quân sự phi thường, khiến cho nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, quân sự đời sau phải thán phục, ông nói:
- Bất kể chúng đi bằng bao nhiêu đường, ta chỉ đánh một đường.
Nỗ Nhĩ Cáp Xích nhận định rằng quân lực của mình ít hơn hẳn kẻ thù, 6 vạn quân suy nhược của mình, không thể đem chia làm 4 đường chặn đánh quân Minh. Ông quyết định tập trung quân lại, sử dụng ưu thế cơ động của kỵ binh để đón đánh quân địch.
Cũng phải nói đến, quân Minh đã phạm phải một sai lầm chết người. Dù tiến bằng 4 đường với mục đích bao vây quân Bát Kỳ, nhưng giữa những cánh quân Minh lại không có sự liên lạc, phối hợp, hành quân nhanh chậm không đều.
Trận đánh kinh hồn: 6 vạn quân Bát Kỳ tiêu diệt 14 vạn quân Minh - Triều - 3
Nhà Minh chia quân làm 4 đường, quyết tâm tiêu diệt quân Bát Kỳ (ảnh minh họa)
Nỗ Nhĩ Cáp Xích quyết tâm dùng 6 vạn quân, áp đảo ngược lại quân số và tiêu diệt từng cánh quân của nhà Minh, trước khi những đạo quân khác biết được thông tin và đến chi viện.
Nỗ Nhĩ Cáp Xích điều quân vượt đến trước và nắm địa thế tại bờ sông Tát Nhĩ Hử, chờ sẵn quân Minh. Vài ngày sau, 3 vạn quân Tây lộ do tướng Minh là Đỗ Tùng mới đến được trận địa. Không biết quân Bát Kỳ đã dàn trận sẵn ở bờ bên kia, Đỗ Tùng cho quân vượt sông.
Nỗ Nhĩ Cáp Xích chờ cho quân Minh tiến ra giữa dòng, cho phá đập nước đã xây sẵn trước đó, một nửa quân Minh biến thành tôm cá. Đỗ Tùng dù bị thiệt hại nặng nhưng vẫn cố chấp tiến quân qua sông.
Sau đó, Đỗ Tùng lại tiếp tục mắc phải sai lầm nghiêm trọng, khi chia nhỏ số quân ít ỏi còn lại ra làm 2 trại, dựng cách xa nhau. Nỗ Nhĩ Cáp Xích dùng lực lượng áp đảo tiêu diệt trại quân đóng bên bờ sông trước, rồi quay vòng lại, đánh vào trại chính của Đỗ Tùng đóng trên núi, tiêu diệt sạch sẽ quân Minh.
Sau khi cánh Tây lộ của Đỗ Tùng bị tiêu diệt, cánh Bắc lộ của quân Minh do Mã Lâm mới kéo đến. Biết tin Đỗ Tùng tử trận, Mã Lâm không dám lơ là, cho 3,5 vạn quân của mình lập phòng tuyến cố thủ.
Nỗ Nhĩ Cáp Xích không chần chừ, dẫn quân đánh thẳng vào trại chính của Mã Lâm. Hỏa pháo quân Minh bắn ra mù trời, nhưng vẫn không theo kịp sức tiến công của kỵ binh Bát Kỳ. Cánh Bắc lộ nhanh chóng tan vỡ.
Trận đánh kinh hồn: 6 vạn quân Bát Kỳ tiêu diệt 14 vạn quân Minh - Triều - 4
Nỗ Nhĩ Cáp Xích chỉ huy quân đội, quyết tâm tiêu diệt quân Minh (ảnh minh họa)
Sau khi tiêu diệt gọn gàng hai cánh tiên phong của quân Minh, quân Bát Kỳ nhanh chóng di chuyển, đón đánh cánh Đông lộ của Lưu Đĩnh.
Cũng phải mấy ngày sau, quân của Lưu Đĩnh mới chậm chạp kéo đến. Lưu Đĩnh vốn là một tướng tài, nhưng do bị chủ tướng là Dương Cảo chèn ép nên thường tỏ ra bất mãn, nóng lòng lập công.
Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã triệt để lợi dụng điểm yếu này. Ông cho quân của mình ăn mặc giả làm quân của Đỗ Tùng, đến thúc giục Lưu Đĩnh tiến quân cho mau, để cùng phối hợp bao vây, tiêu diệt quân Bát Kỳ.
Lưu Đĩnh mắc bẫy, cho quân tiến gấp ngày đêm và lọt vào bẫy phục kích của quân Bát Kỳ. Bản thân Lưu Đĩnh tử trận, cánh quân Triều Tiên đi theo chống trả quyết liệt nhưng gần như bị tiêu diệt hết, sau đó cũng phải đầu hàng.
Lại mấy ngày sau đó, chủ tướng của quân Minh là Dương Cảo mới nhận được tin 3 cánh quân đã bị tiêu diệt. Dương Cảo vội vàng gọi cánh Nam lộ do Lý Như Bách chỉ huy quay trở lại, nhưng đã quá muộn.
Lợi dụng lúc quân Minh hành quân đến địa hình nhỏ hẹp, Nỗ Nhĩ Cáp Xích bố trí một toán quân nhỏ chờ sẵn nhưng không đánh, mà chỉ làm nhiệm vụ nghi binh. Quân Minh lọt trúng ổ mai phục, quân Bát Kỳ hò hét, thổi kèn gióng trống, xông ra như trời long đất lở.
Quân Minh thấy vậy hoảng sợ tột độ, tranh nhau bỏ chạy, giẫm đạp lên nhau mà chết, Lý Như Bách vì sợ tội không đánh mà làm mất quân, phải tự sát tại chỗ.
Trận đánh kinh hồn: 6 vạn quân Bát Kỳ tiêu diệt 14 vạn quân Minh - Triều - 5
Quân Bát Kỳ đại thắng, sức mạnh được đánh giá ngang với quân Mông Cổ thời đỉnh cao (ảnh minh họa)
Như vậy, chỉ trong vòng 6 ngày tác chiến, 6 vạn quân Bát Kỳ đã đánh tan 14 vạn liên quân của nhà Minh, lập lên chiến tích Tát Nhĩ Hử lừng lẫy trong lịch sử Trung Quốc.
Trận Tát Nhĩ Hử cũng được xem là một trong những trận đánh kinh điển nhất của nghệ thuật dụng binh, không chỉ ở Trung Quốc mà còn được thế giới công nhận. Huyền thoại về đội quân Bát Kỳ lúc này không thua kém gì với vó sắt của quân Mông Cổ.
Sau chiến thắng Tát Nhĩ Hử, quân Bát Kỳ thừa thắng tiến đánh, thế như chẻ tre. Năm 1622, Đại Kim đã làm chủ hoàn toàn vùng đông bắc Trung Quốc, bao gồm cả Triều Tiên và một phần Mông Cổ.
Nỗ Nhĩ Cáp Xích sau đó tạm dừng chinh chiến để củng cố lực lượng, quân Bát Kỳ nhanh chóng được nâng từ 6 vạn lên 13 vạn người. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là quân số rất nhỏ so với binh lực của nhà Minh.
Tháng 1.1626, Nỗ Nhĩ Cáp Xích lại tiến công Sơn Hải quan, nhưng lần này ông đã gặp phải tay đối thủ. Thành Ninh Viễn (thuộc tỉnh Liêu Ninh – Trung Quốc), cửa ngõ tiến vào Sơn Hải Quan, lúc này do Viên Sùng Hoán, bấy giờ chỉ là viên tướng vô danh của nhà Minh, trấn giữ.
Lợi dụng khoảng thời gian ngừng chiến, Viên Sùng Hoán đã chỉ huy quân dân củng cố, xây dựng thành Ninh Viễn thật vững chắc. Trên mặt thành, ông cho bố trí rất nhiều khẩu Hồng Di đại pháo, đây là loại pháo với sức công phá lớn, được mua từ Bồ Đào Nha và Hà Lan.
Minh sử chép, Viên Sùng Hoán cử các tướng chia quân đi trấn giữ các thành Cẩm Châu, Trung Sơn, Sa Sơn, Hữu Đồn và sông Lãng, phái các đội binh mã trú đóng ở những vùng phụ cận để tiếp ứng cho Ninh Viễn, hình thành thế "ỷ giốc", tương trợ lẫn nhau. Đồng thời, xây thành đắp lũy, dựng nhà cho dân ở để làm kế lâu dài.
Trận đánh kinh hồn: 6 vạn quân Bát Kỳ tiêu diệt 14 vạn quân Minh - Triều - 6
Viên Sùng Hoán chỉ huy phòng thủ, giữ vững thành Ninh Viễn nhỏ bé (ảnh minh họa)
Dưới sự chỉ huy của Viên Sùng Hoán, thành Ninh Viễn nhỏ bé, chỉ với 1 vạn quân, đã đẩy lui sức công phá như vũ bão của 13 vạn quân Bát Kỳ hết lần này đến lần khác.
Nỗ Nhĩ Cáp Xích đốc thúc quân xung phong nhưng bị Hồng Di đại pháo bắn cho trọng thương. Lợi dụng lúc kẻ địch rút lui, Viên Sùng Hoán đổ quân ra truy kích, khiến quân Bát Kỳ tổn thất nặng nề.
Nỗ Nhĩ Cáp Xích sau đó không dám đánh thành Ninh Viễn nữa mà cho quân đi thu phục những bộ lạc khác của người Mông Cổ. Tháng 7.1626, Nỗ Nhĩ Cáp Xích qua đời, khi sự nghiệp chinh phạt nhà Minh còn đang dang dở.
Một số tài liệu thể hiện, cái chết của Nỗ Nhĩ Cáp Xích là do tuổi cao sức yếu, kèm theo thương tích lâu ngày từ trận Ninh Viễn và nỗi uất ức, khi đại bại trước một viên tướng vô danh – Viên Sùng Hoán.
Tuy nhiên, công cuộc chinh phạt của người Nữ Chân và huyền thoại về Viên Sùng Hoán vẫn chưa dừng lại ở đó.
_____________
Sau khi nếm mùi đại bại bởi Viên Sùng Hoán, cuộc chiến tranh giữa quân Bát Kỳ với nhà Minh sẽ còn diễn ra ác liệt hơn trước. Trước sự chỉ huy kiên cường của Viên Sùng Hoán, liệu quân Bát Kỳ có giành được thắng lợi hay tiếp tục hứng chịu thất bại? Mời các bạn đón đọc chi tiết trong bài kỳ sau.

Theo Vương Nam (Dân Việt)




Điều gì khiến tộc Nữ Chân nhỏ bé, bị chèn ép vùng lên xâm lược Trung Quốc?

Thứ Sáu, ngày 08/11/2019 00:30 AM (GMT+7)

Từ những bộ tộc nhỏ lẻ, lạc hậu, thường xuyên bị triều Minh áp bức, động lực nào đã giúp cho những người Nữ Chân quật khởi, trở thành một thế lực hùng mạnh, thậm chí tiêu diệt triều Minh, làm chủ cả Trung Quốc?

Điều gì khiến tộc Nữ Chân nhỏ bé, bị chèn ép vùng lên xâm lược Trung Quốc? - 1
Trước mối đại thù, những người Nữ Chân đã vùng dậy, lần thứ hai xâm lược Trung Hoa (ảnh minh họa)
Nhà Thanh là một trong những triều đại tồn tại chính thức trong lịch sử Trung Quốc với chiều dài gần 300 năm. Tuy nhiên, ít người biết rằng, nhà Thanh cũng đã phải mất tới gần một thế kỷ mới có thể lật đổ triều Minh, chinh phục thành công Trung Quốc. Suốt quá trình đó, đã diễn ra vô số những cuộc chiến ác liệt và nổi tiếng giữa hai bên. Loạt bài này sẽ kể lại về quá trình lịch sử đầy biến cố đó.
Nữ Chân là tộc người đã từng gây dựng nhà Kim, một quốc gia tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi (1115-1234) nhưng tiếng tăm thì vô cùng lẫy lừng trong lịch sử Trung Quốc.
Nhà Kim từng tiêu diệt Đại Liêu, Bắc Tống, bắt sống hai vị vua nhà Tống trong sự kiện “mối nhục Tĩnh Khang”, chèn ép Mông Cổ, mặc sức tung hoành tại Trung Quốc lúc bấy giờ.
Quốc hiệu Kim thể hiện ý chí cứng cỏi, mãi mãi không bị hủy hoại như kim loại của những người Nữ Chân. Tuy nhiên, sau khi bị Thành Cát Tư Hãn đánh cho đại bại trong chiến dịch Dã Hồ Lĩnh, nhà Kim đã dần suy yếu.
Dù vậy, với sức mạnh của quân Mông Cổ lúc bấy giờ, Thành Cát Tư Hãn vẫn không thể nào tiêu diệt được nước Kim. Mãi đến năm 1234, nhà Kim mới bị đánh bại hoàn toàn bởi liên quân Mông - Tống.
Sau khi bị diệt quốc, những người Nữ Chân phải di dời và sống phiêu bạt tại khu vực đông bắc Trung Quốc  (tỉnh Liêu Ninh). Mãi cho đến hơn 300 năm sau, tộc Nữ Chân đó lại vùng dậy, một lần nữa xâm chiếm Trung Hoa, vì phải báo một mối đại thù.

Nỗ Nhĩ Cáp Xích (1559-1626), được xem là ông tổ của nhà Thanh. Cha và ông nội của Nỗ Nhĩ Cáp Xích vì muốn bảo vệ bộ tộc, phải khuất phục và làm thuộc tướng cho viên tổng binh nhà Minh, tên Lý Thành Lương.
Năm lên 10 tuổi, mẹ của Nỗ Nhĩ Cáp Xích mất. Không thể sống nổi trong nhà do bị mẹ kế ngược đãi, ông bỏ ra nhà đi. Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã phải đi đào nhân sâm và nhặt hạt thông để kiếm sống qua ngày.
Điều gì khiến tộc Nữ Chân nhỏ bé, bị chèn ép vùng lên xâm lược Trung Quốc? - 2
Nỗ Nhĩ Cáp Xích – ông tổ của nhà Thanh (ảnh minh họa)
Nỗ Nhĩ Cáp Xích từ nhỏ đã tỏ ra rất hứng thú với văn hóa của người Hán. Ông chăm chỉ học tiếng và chữ viết Hán. Ông đặc biệt thích đọc “Tam quốc diễn nghĩa” và “Thủy hử”. Những tác phẩm đó đã ảnh hưởng rất lớn đến cách dụng binh sau này của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Ông thường nói với bè bạn:
– Muốn lập nên sự nghiệp lớn, tất phải có chí và đông anh em bạn bè, lại phải có võ nghệ, có trí tuệ và nhiều mưu kế.
Đến tuổi trưởng thành, Nỗ Nhĩ Cáp Xích quay về, cùng cha và ông nội đầu quân cho Lý Thành Lương. Gia tộc của Nỗ Nhĩ Cáp Xích dần trở nên rất có uy tín trong bộ lạc.
Theo Thanh sử, vì cố gắng giúp cho người Nữ Chân đoàn kết lại với nhau, ông nội và cha của Nỗ Nhĩ Cáp Xích trở thành cái gai trong mắt nhà Minh.
Họ đã bị Lý Thành Lương, cùng một tộc trưởng khác là Ni Kham Ngoại Lan, lập mưu ám hại. Trong một trận chiến, cả hai người đều bị “giết nhầm” bởi quân của Lý Thành Lương.
Nỗ Nhĩ Cáp Xích may mắn trốn thoát được khỏi cuộc thanh trừng đó. Năm 24 tuổi, ông trở về bộ lạc và kế thừa chức vị thủ lĩnh của cha. Nhằm xoa dịu sự bất mãn của người Nữ Chân, nhà Minh đã ban chức tước và trả lại thi thể của ông nội và cha cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích.
Sự bạo ngược của nhà Minh, khiến Nỗ Nhĩ Cáp Xích cùng những người Nữ Chân vô cùng căm phẫn, nhưng vì lực lượng còn yếu, họ nén nhịn mối nhục và chịu sắc phong.
Năm 1584, lấy danh nghĩa Long Hổ tướng quân, do nhà Minh phong, Nỗ Nhĩ Cáp Xích tập hợp quân đội, lấy 13 bộ giáp sắt của cha để lại trang bị, đi đánh Ni Kham Ngoại Lang để báo thù. Chi tiết này trong cũng phần nào thể hiện sự yếu kém của lực lượng Nỗ Nhĩ Cáp Xích lúc đó.
Điều gì khiến tộc Nữ Chân nhỏ bé, bị chèn ép vùng lên xâm lược Trung Quốc? - 3
Nỗ Nhĩ Cáp Xích từng bước gây dựng lực lượng, báo mối đại thù với nhà Minh (ảnh minh họa)
Trong trận ác chiến tại thành Đồ Luân, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đánh bại quân của Ni Kham Ngoại Lang. Tuy nhiên, tên này sau đó trốn thoát được sang bộ lạc Nga Nhĩ Hồn.
Năm 1587, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đại phá bộ lạc Nga Nhĩ Hồn, Ni Kham Ngoại Lan lại chạy đến chỗ của Lý Thành Lương. Nỗ Nhĩ Cáp Xích buộc Lý Thành Lương phải giao trả Ni Kham Ngoại Lan và giết hắn để tế bái ông cha.
Sau khi tiêu diệt được Ni Kham Ngoại Lan, danh tiếng của Nỗ Nhĩ Cáp Xích trở nên vang dội trong các bộ lạc Nữ Chân. Năm 1588, các bộ lạc người Nữ Chân hầu hết đều quy phục dưới trướng của Nỗ Nhĩ Cáp Xích.
Năm 1593, liên minh 9 bộ tộc Nữ Chân không chịu khuất phục trước Nỗ Nhĩ Cáp Xích tấn công. Ông đã đánh tan lực lượng này và thu phục họ. Đến năm 1619, Nỗ Nhĩ Cáp Xích tiêu diệt bộ lạc chống đối cuối cùng là Diệp Hách, hoàn thành việc thống nhất tất cả các bộ lạc của người Nữ Chân.
Năm 1615, Lý Thành Lương chết, toàn bộ vùng Liêu Đông và một phần Mông Cổ rơi vào tầm ảnh hưởng của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Năm 1616, ông chính thức lên ngôi Đại Hãn, lập nhà Hậu Kim.
Điều gì khiến tộc Nữ Chân nhỏ bé, bị chèn ép vùng lên xâm lược Trung Quốc? - 4
Nỗ Nhĩ Cáp Xích từng bước chinh phục những đối thủ, quyết tâm báo thù nhà Minh (ảnh minh họa)
Nỗ Nhĩ Cáp Xích tự đặt họ cho mình là Ái Tân Giác La, hàm ý kế thừa chính thống dòng máu triều Kim. Các vua nhà Thanh đời sau cũng đều lấy họ là Ái Tân Giác La.
Sau khi Hậu Kim thành lập, Nỗ Nhĩ Cáp Xích bắt đầu xây dựng lực lượng nhằm báo thù nhà Minh.
Trước hết, về văn hóa, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã cho khôi phục lại chữ viết của người Nữ Chân.
Về mặt hành chính, Nỗ Nhĩ Cáp Xích chia quân dân của mình thành các kỳ, tất cả được 8 kỳ lớn. Lực lượng quân sự cũng được ông xây dựng theo mô hình này, trở thành Bát Kỳ quân, một đội quân nổi tiếng tinh nhuệ, bách chiến bách thắng trong lịch sử Trung Quốc.
Ban đầu, mỗi cánh quân Bát Kỳ có 7.500 người, toàn quân Bát Kỳ có hơn 6 vạn người. Thông qua việc chinh phục các bộ lạc, số lượng binh sĩ Bát Kỳ cũng ngày càng tăng cả chất và lượng.
Điều gì khiến tộc Nữ Chân nhỏ bé, bị chèn ép vùng lên xâm lược Trung Quốc? - 5
Người Nữ Chân chính thức bước vào cuộc chiến với nhà Minh (ảnh minh họa)
Đến năm 1618, Đại Kim đã trở nên hùng mạnh, Nỗ Nhĩ Cáp Xích cho triệu tập đại thần và các tướng lĩnh bàn việc đánh nhà Minh. Trong bài hịch “Thất đại hận” (bảy mối thù lớn), ông đã tuyên bố bảy tội ác lớn của nhà Minh với người Nữ Chân:
– Bây giờ, ta muốn phát binh chống lại nhà Minh. Vì sao ta lại muốn tiến công triều Minh? Vì ta có bảy mối đại hận. Cái hận đầu tiên, các ngươi đã biết, ông, cha ta đã bị triều Minh giết hại, ta phải báo mối thù này.
Những mối hận tiếp theo trong “Thất đại hận” chủ yếu thể hiện việc nhà Minh nhiều lần chèn ép, cướp phá người Nữ Chân, trợ chiến cho kẻ thù của người Nữ Chân là bộ tộc Diệp Hách và nhiều lần làm nhục Nỗ Nhĩ Cáp Xích.
Bầu không khí căm thù tràn ngập, cuộc chiến tranh xâm lược Trung Hoa lần hai của những người Nữ Chân, dưới sự lãnh đạo của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, chính thức bắt đầu.
____________
Sau khi tuyên chiến với nhà Minh, những người Nữ Chân đã giành chiến thắng hay phải hứng chịu thất bại thảm khốc? Mời các bạn đón đọc chi tiết trong bài kỳ sau.
Vì sao người Nhật ít hơn gấp 10 lần lại áp đảo người Trung Quốc?
Dù dân số chỉ bằng 1/10 Trung Quốc nhưng Nhật Bản luôn thể hiện được ưu thế trong giai đoạn đầu cuộc Thế chiến lớn...

Theo Vương Nam (Dân Việt)




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

NGẬM SẦU (ĐL)