BỘ MẶT CHIẾN TRANH 57
Một Mai Giã Từ Vũ Khí [Bản Gốc]
-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
Defense of city Mogilev 1941
(ĐC sưu tầm trên NET)
Trực Tiếp Trận Phục Kích Xó,a S,ổ Sư Đoàn Quân Trung Quốc Cuộc Chiến Bảo Vệ Biên Giới Phía Bắc 1979
Nữ xạ thủ bắn tỉa huyền thoại Liên Xô Roza Shanina
Thu Hằng |
Roza Shanina đã hạ 59 tên phát xít Đức chỉ trong 10 tháng ở mặt trận Đông Phổ, trở thành nữ xạ thủ bắn tỉa Liên Xô đầu tiên được trao Huân chương Vinh quang.
Tháng 4/1944, một nữ quân nhân
Liên Xô đã bóp cò khẩu súng bắn tỉa của mình. "Tôi đã giết một tên", cô
hô lên khi nhanh chân trượt xuống chiến hào.
Cú
bắn tỉa thành công đầu tiên đó đánh dấu sự khởi đầu của một sự nghiệp
ngắn ngủi nhưng đi vào huyền thoại của nữ xạ thủ Roza Shanina. Tới cuối
năm đó, Shanina đã nổi danh với những phát đạn sát thủ và được ca ngợi
là "nỗi sợ hãi chưa từng thấy ở mặt trận Đông Phổ".
Roza
Shanina sinh ngày 3/4/1924 tại một miền quê nằm cách thành phố
Leningrad (nay là St. Petersburg) vài trăm km, nằm bên một con sông đổ
ra Bạch Hải. Mẹ cô là Anna, một người vắt sữa bò và cha Yegor là cựu
chiến binh trong Thế chiến thứ nhất.
Khi
còn nhỏ Shanina là một học sinh sắc sảo, độc lập. Năm 1938, khi cha mẹ
cô không cho con học lên trường cấp hai vì quá xa nhà, cô bé 14 tuổi đã
bỏ trốn, đi bộ 50 giờ đồng hồ đến ga tàu gần nhất để đi tới thành phố
miền Bắc Arkhangelsk.
Shanina chuyển
đến sống cùng anh trai Fyoder cho đến khi cô được nhận vào trường cấp
hai, được nhận trợ cấp và sống trong ký túc xá. Nhưng khi phát xít Đức
vượt qua biên giới phía Tây Liên Xô vào tháng 6/1941, phá vỡ hiệp ước
không xâm lược giữa hai nước, nền kinh tế Liên Xô lao dốc, giáo dục bậc
trung học miễn phí bị cắt giảm và Shanina mất quyền trợ cấp.
Để
trang trải chi phí, cô gái trẻ Shanina đã xin vào làm việc tại một
trường mẫu giáo địa phương, với hy vọng theo đuổi sự nghiệp giáo viên.
Chiến
tranh len lỏi đến gần nhà hơn và chẳng mấy chốc, Đức quốc xã bắt đầu
ném bom Arkhangelsk. Shanina dũng cảm tình nguyện làm nhiệm vụ quan sát
máy bay trên mái nhà trường nơi cô dạy. Sau đó, khi nghe tin người anh
trai Mikhail bị giết hại trong một cuộc ném bom vào tháng 12/1941, cô đã
quyết tâm nhập ngũ để trả thù cho anh trai.
Ban
đầu giới chức quân sự Liên Xô cấm phụ nữ nhập ngũ, nhưng khi tình thế
cuộc chiến trở nên khốc liệt hơn, họ đã thay đổi quyết định. Vì thế cùng
với hàng chục ngàn phụ nữ Nga khác, Shanina xin gia nhập quân đội.
Cô
đăng ký vào Học viện Bắn tỉa Nữ và tốt nghiệp loai ưu vào tháng 4/1944,
ngay sinh nhật lần thứ 20. Nhờ tài bắn chính xác đáng kinh ngạc,
Shanina được nhà trường đề nghị ở lại đào tạo, thay vì ra chiến trường.
Nhưng cô quyết trở thành một xạ thủ diệt giặc báo thù. Shanina được cử
làm chỉ huy trung đội bắn tỉa nữ của Sư đoàn Súng trường 184 ngay sau
khi tốt nghiệp.
Ba
ngày sau khi đến mặt trận phía Tây, Shanina đã hạ được tên địch đầu
tiên. Sau này cô kể lại: "Tối hôm đó, một tên lính Đức lấp ló trong
chiến hào. Tôi ước tính khoảng cách đến mục tiêu không quá 400 mét. Một
khoảng cách phù hợp.
Khi
tên Đức cúi đầu đi về phía rừng, tôi bắn, nhưng nhìn cách hắn ngã, tôi
biết mình không giết được hắn. Trong khoảng một giờ, tên Đức nằm im
trong đám bùn, không dám di chuyển. Rồi hắn bắt đầu bò. Tôi lại nổ súng,
và lần này thì không trượt".
Chỉ
vài ngày sau, Shanina hạ thêm 10 mục tiêu nữa. Và ngay tháng Năm năm
đó, tức là chỉ một tháng kể từ sau phát súng hạ địch đầu tiên, Shanina
được trao tặng Huân chương Vinh quang. Cô trở thành nữ xạ thủ bắn tỉa Liên Xô đầu tiên nhận vinh dự đó, và trở nên nổi tiếng với kỹ thuật bắn "phát đôi" chỉ trong một hơi thở.
Số
quân địch bị tiêu diệt dưới họng súng của Shanina tăng đều. Giới báo
chí bắt đầu để ý đến cô. "Hãy noi gương Roza Shanina", "Một viên đạn,
một tên phát xít" - các tờ báo giật tít.
Đưa tin từ Moskva ngày 23/9/1944, tờ Ottawa Citizen gọi Shanina là "Cô gái Hồng quân, người đã hạ 5 tên Đức chỉ trong một ngày".
Thời
điểm đó, nữ xạ thủ trẻ tuổi đã giết được 46 tên địch. Và chỉ trong vòng
10 tháng ra trận, Shanina tiêu diệt tổng cộng 59 tên phát xít Đức.
Tới
tháng Mười thì Shanina thực sự nổi tiếng. "Hãy để Người mẹ Nga vui
mừng, người đã sinh ra, nuôi nấng và ban cô con gái vinh quang cao quý
này cho quê hương!" - nhà báo Xô viết nổi tiếng Ilva Ehrenburg viết.
Trong
khi đó, Shanina bắt đầu ghi lại cuộc sống nơi chiến trường và những tâm
tư của mình qua trang nhật ký. Cuộc chiến khốc liệt đã cản trở tình yêu
của cô. Shanina có bạn trai, để rồi lần lượt mất họ trong những trận
chiến.
Trong những ngày dài lê thê
trên chiến tuyến, giữa tiếng súng dường như vô tận, những trang nhật ký
của Shanina ngày càng trở nên buồn bã. "Đóng băng vì lạnh trong xe tăng,
không quen với khói xe tăng khiến mắt tôi cay xè. Tôi không thể chịu
được thứ khói này. Ngủ như chết", Shanina viết vào 16/1/1945, vài ngày
trước khi cô hy sinh.
Ngày
27/1/1945, chỉ vài tháng trước khi chiến tranh kết thúc, hai người lính
Hồng quân tìm thấy Roza Shanina trên cánh đồng, ngực đẫm máu vì đạn
pháo, cô gục người trên một sĩ quan bị thương để che chở cho anh ta. Đã
quá muộn để cứu sống Shanina. Cô được chôn cất theo nghi thức quân đội ở
Đông Đức.
Một người bạn của
Shanina, Pyotr Molchanov, đã giữ những lá thư và nhật ký của cô trong
suốt 20 năm sau đó, và vào năm 1965 mới cho công bố chúng để công chúng
Liên Xô hiểu thêm về nữ xạ thủ mà họ ngưỡng mộ và tự hào.
https://baotintuc.vn/ho-so/nu-xa-thu-ban-tia-huyen-thoai-lien-xo-roza-shanina-20191016164515282.htm
5 chiến dịch đổ bộ đường không và đường thủy nổi tiếng của Nga
Hoàng Phạm |
Trong số này có những chiến dịch giúp Liên Xô đảo ngược được tình thế và giành thắng lợi, nhưng cũng có chiến dịch không diễn ra như ý muốn.
Các chiến dịch đổ bộ
của Nga thường không được lên kế hoạch và tổ chức một cách kỹ lưỡng.
Tuy nhiên, lính dù và thủy quân lục chiến lại cực kỳ kiên trì và can đảm
tới mức họ có thể giành được chiến thắng bên bờ vực thất bại.
Đổ bộ bờ biển Thụy Điển (1719)
Đến năm 1719, kết cục của cuộc đại chiến phương Bắc đã rõ ràng với cả Thụy Điển và Nga. Câu hỏi duy nhất là Thụy Điển sẽ mất bao nhiêu lãnh thổ. Nhận thấy lãnh đạo Thụy Điển miễn cưỡng đàm phán hòa bình, lãnh đạo Nga đã quyết định tiến hành cuộc tấn công cuối cùng.
Hơn 26.000 lính Nga trên hơn 250 con tàu, thuyền đã đổ bộ đất liền của Thụy Điển cùng các hòn đảo gần Stockholm và bắt đầu chiếm từng phần lãnh thổ. Các binh sỹ Nga khi đó không lên kế hoạch tấn công thủ đô của kẻ thù.
Họ cũng được ra lệnh không được sát hại dân chúng hay đốt các nhà thờ. Kế hoạch là không được để Thụy Điển nổi giận mà chỉ là buộc họ phải ký thỏa thuận hòa bình.
Do
một cuộc phản công của Thụy Điển, các đơn vị đổ bộ của Nga đã buộc phải
rút quân. Tuy nhiên, họ vẫn chiếm được 8 thành phố, 140 vùng đất, đốt
phá nhiều nhà máy và các nhà kho quân sự.
Các cuộc đổ bộ vẫn tiếp tục diễn ra vào năm 1720 và 1721 cho đến khi Thụy Điển cuối cùng cũng phải đầu hàng.
Chiến dịch đổ bộ Kerch-Feodosia (1941)
Trong khi hầu hết các chiến dịch quân sự và các cuộc phản công năm 1941 kết thúc bằng một thảm họa khủng khiếp thì chiến dịch Kerch-Feodosia lại là một ngoại lệ đáng chú ý, ít nhất là từ khi bắt đầu.
Cuối năm 1941, toàn bộ bán đảo Crimea bị quân đội Đức (Wehrmacht) chiếm đóng, ngoại trừ Sevastopol vẫn chưa đầu hàng. Để giành lại lãnh thổ đã mất, ngày 26/12, Hồng quân Liên Xô tiến hành chiến dịch đổ bộ lớn vào các điểm khác nhau ở phía đông Criema – bán đảo Kerch.
Ở Kerch, các binh sỹ nhảy dù từ trên máy bay xuống nước lạnh mùa đông và di chuyển lên bờ ướt như chuột lột. Điều này dẫn đến thương vong lớn do nhiều người bị chết cóng. Tuy nhiên, sương mù dày đặc những ngày sau đó đã khiến eo biển Kerch bị đóng băng, cho phép các binh sỹ khác, thậm chí cả xe tăng hạng nhẹ, có thể đổ bộ trên vùng nước đóng băng.
Trong vòng chưa đầy 1 tuần, Hồng quân đã đẩy lùi các cuộc chống cự của kẻ thù và giải phóng toàn bộ bán đảo Kerch. Họ mất hơn 40.000 người, trong kho thiệt hại của quân Đức ước tính là 10.000
Tuy nhiên, chiến thắng này không được bao lâu, tháng 5/1942 Hồng quân bị đánh bật khỏi bán đảo Kerch. Ngày 4/7 cùng năm, Sevastopol đầu hàng và toàn bộ Crimea rơi vào tay Đức.
Chiến dịch nhảy dù Vyazma (1942)
Sau cuộc phản công thành công của Hồng quân gần Moscow tháng 12/1941, chiến dịch Typhoon của quân Đức ở Moscow đã sụp đổ. Kẻ thù đã bị đẩy lùi về phía Tây 90-250 dặm.
Liên Xô quyết định rằng đây là thời điểm để giành thế chủ động. Một chiến dịch quy mô rộng nhằm vào Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) được tiến hành tháng 1/1942, và các cuộc đổ bộ đường không là một phần quan trọng của chiến dịch.
Một số nhóm lính dù đã đổ bộ vào hậu tuyến của kẻ thù gần Vyazma vào tháng 1-2/1942. Tổng thể, hơn 10.000 lính Liên Xô, được trang bị với 320 súng cối, 541 súng máy và 300 súng chống tăng đã đánh quân Đức từ hậu tuyến này. Ban đầu, họ cắt được các đường cung cấp của quân Đức tạo lợi thế cho các cuộc đổ bộ tiếp theo của Liên Xô.
Tuy nhiên, chiến dịch đã không diễn ra như dự kiến và gây thiệt hại lớn cho Hồng quân. Thay vì vài ngày, lực lượng lính dù đổ bộ cùng với Đơn vị kỵ binh cận vệ số 1 bị mắc kẹt ở hậu tuyến của địch gần 5 tháng.
Dù vậy, hai lực lượng phối hợp này đã cắt ngang hơn 500km lãnh thổ chiếm đóng của kẻ thù, phản công, tiến hành các nhiệm vụ phá hoại và mai phục. 5 đơn vị của Đức đã bị mắc kẹt bởi các chiến dịch nhỏ của họ.
Trước
khi các đơn vị lính dù và kỵ binh có thể gặp lại lực lượng chính của
Liên Xô vào tháng 6/1942, họ đã tiêu diệt hơn 15.000 binh sỹ kẻ thù.
Chiến dịch Danube (1968)
Năm
1968, một trong những thành viên chính của khối Soviet, Tiệp Khắc
(Czechoslovakia), quyết định tự đi con đường riêng. Chính phủ của
Alexander Dubček đã tiến hành một giai đoạn dân chủ hóa và tự do hóa,
nổi tiếng với tên gọi Mùa xuân Praha (Prague Spring), nhằm tách hoàn
toàn đất nước khỏi không gian ảnh hưởng của Liên Xô.
Tất nhiên Liên Xô không muốn chấp nhận điều này. Cùng với các đồng minh Hiệp ước Warsaw khác, Liên Xô đã tiến hành Chiến dịch Danube – nhằm thay đổi chế độ phù hợp hơn mong muốn của Moscow.
2h sáng ngày 21/8, một chiếc An-12 “dân sự” đã đề nghị được phép hạ cánh ở sân bay Ruzyně của Praha (ngày nay là Sân bay Václav Havel) do lỗi kỹ thuật. Sau khi hạ cánh, hàng trăm binh sỹ đã chạy khỏi máy bay. Đó là những lính dù của Đơn vị dù số 7 Liên Xô.
Họ nhanh chóng chiếm được sân bay và đảm bảo cho các cuộc hạ cánh tiếp theo diễn ra suôn sẻ. Trong lúc đó, các binh sỹ Hiệp ước Warsaw cũng đã đổ bộ vào Tiệp Khắc từ các hướng khác nhau. Hơn nửa triệu binh sỹ tham gia vào chiến dịch này.
Ngoài Ruzyně, lính dù Nga còn đổ bộ xuống các sân bay chủ chốt khác khắp đất nước Tiệp Khắc. Ở Brno một đơn vị đã nhảy dù xuống trước khi máy bay đến điểm cần đổ bộ. Lính dù Liên Xô đội những chiếc mũ beret màu xanh mới (được phê duyệt cách đó không lâu), khiến người dân địa phương ban đầu tưởng họ là lính NATO.
Vào lúc 4h30 sáng, lính dù Liên Xô đã đột kích các tòa nhà chính phủ, bắt được Dubček và các bộ trưởng, giữ họ vài giờ đồng hồ trước khi giao lại cho KGB. Mùa xuân Praha hoàn toàn sụp đổ.
Chiến dịch “sập bẫy” (1986)
Đây
là một trong những thành công hàng đầu của Lien Xô trong chiến tranh
Afghanistan. Kết quả của chiến dịch này là Liên Xô giành được căn cứ
Mujahideen quan trọng ở Kokari-Sharshari, biên giới với Iran.
Tuy
nhiên nó mở đầu không suôn sẻ. Ngày 18/8/1986, các binh sỹ của Đơn vị
Dù độc lập 345 lên kế hoạch che đậy cuộc đổ bộ bằng cách chiếm các cao
nguyên cách không xa căn cứ Mujahideen. Nhưng như thường xảy ra trong
chiến tranh, Mujahideen đã được cảnh báo một cách hoàn hảo về thời gian
và địa điểm cuộc đổ bộ.
Lính dù Liên Xô buộc phải đổ bộ từ trực thăng dưới các làn đạn dày đặc của kẻ thù, dẫn tới thương vong khá cao. Trực thăng Mi-8 đã phải làm việc không ngừng để đón những người bị thương và cố tìm cách đảo chiều cuộc chiến.
Sau khi vượt qua được sự kháng cự, cuối cùng các lực lượng của Liên Xô cũng có thể tiến về phía căn cứ kẻ thù, phong tỏa nó từ các hướng khác nhau.
Được hỗ trợ bởi các cuộc không kích của Su-25, ngày 25/8, lính Liên Xô đã nắm được căn cứ Mujahideen cùng các kho đạn dược.
Nhóm thân phương Tây của Mujahideen đều thiệt mạng trong chiến dịch này, dù lãnh đạo của nhóm, Ismail Khan, một trong những tư lệnh quan trọng của Afghanistan đã trốn thoát sang nước láng giềng Iran./.
Đổ bộ bờ biển Thụy Điển (1719)
Đến năm 1719, kết cục của cuộc đại chiến phương Bắc đã rõ ràng với cả Thụy Điển và Nga. Câu hỏi duy nhất là Thụy Điển sẽ mất bao nhiêu lãnh thổ. Nhận thấy lãnh đạo Thụy Điển miễn cưỡng đàm phán hòa bình, lãnh đạo Nga đã quyết định tiến hành cuộc tấn công cuối cùng.
Hơn 26.000 lính Nga trên hơn 250 con tàu, thuyền đã đổ bộ đất liền của Thụy Điển cùng các hòn đảo gần Stockholm và bắt đầu chiếm từng phần lãnh thổ. Các binh sỹ Nga khi đó không lên kế hoạch tấn công thủ đô của kẻ thù.
Họ cũng được ra lệnh không được sát hại dân chúng hay đốt các nhà thờ. Kế hoạch là không được để Thụy Điển nổi giận mà chỉ là buộc họ phải ký thỏa thuận hòa bình.
(Ảnh minh họa: RBTH)
Các cuộc đổ bộ vẫn tiếp tục diễn ra vào năm 1720 và 1721 cho đến khi Thụy Điển cuối cùng cũng phải đầu hàng.
Chiến dịch đổ bộ Kerch-Feodosia (1941)
Trong khi hầu hết các chiến dịch quân sự và các cuộc phản công năm 1941 kết thúc bằng một thảm họa khủng khiếp thì chiến dịch Kerch-Feodosia lại là một ngoại lệ đáng chú ý, ít nhất là từ khi bắt đầu.
Cuối năm 1941, toàn bộ bán đảo Crimea bị quân đội Đức (Wehrmacht) chiếm đóng, ngoại trừ Sevastopol vẫn chưa đầu hàng. Để giành lại lãnh thổ đã mất, ngày 26/12, Hồng quân Liên Xô tiến hành chiến dịch đổ bộ lớn vào các điểm khác nhau ở phía đông Criema – bán đảo Kerch.
Ở Kerch, các binh sỹ nhảy dù từ trên máy bay xuống nước lạnh mùa đông và di chuyển lên bờ ướt như chuột lột. Điều này dẫn đến thương vong lớn do nhiều người bị chết cóng. Tuy nhiên, sương mù dày đặc những ngày sau đó đã khiến eo biển Kerch bị đóng băng, cho phép các binh sỹ khác, thậm chí cả xe tăng hạng nhẹ, có thể đổ bộ trên vùng nước đóng băng.
Trong vòng chưa đầy 1 tuần, Hồng quân đã đẩy lùi các cuộc chống cự của kẻ thù và giải phóng toàn bộ bán đảo Kerch. Họ mất hơn 40.000 người, trong kho thiệt hại của quân Đức ước tính là 10.000
Tuy nhiên, chiến thắng này không được bao lâu, tháng 5/1942 Hồng quân bị đánh bật khỏi bán đảo Kerch. Ngày 4/7 cùng năm, Sevastopol đầu hàng và toàn bộ Crimea rơi vào tay Đức.
Chiến dịch nhảy dù Vyazma (1942)
Sau cuộc phản công thành công của Hồng quân gần Moscow tháng 12/1941, chiến dịch Typhoon của quân Đức ở Moscow đã sụp đổ. Kẻ thù đã bị đẩy lùi về phía Tây 90-250 dặm.
Liên Xô quyết định rằng đây là thời điểm để giành thế chủ động. Một chiến dịch quy mô rộng nhằm vào Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) được tiến hành tháng 1/1942, và các cuộc đổ bộ đường không là một phần quan trọng của chiến dịch.
Một số nhóm lính dù đã đổ bộ vào hậu tuyến của kẻ thù gần Vyazma vào tháng 1-2/1942. Tổng thể, hơn 10.000 lính Liên Xô, được trang bị với 320 súng cối, 541 súng máy và 300 súng chống tăng đã đánh quân Đức từ hậu tuyến này. Ban đầu, họ cắt được các đường cung cấp của quân Đức tạo lợi thế cho các cuộc đổ bộ tiếp theo của Liên Xô.
Tuy nhiên, chiến dịch đã không diễn ra như dự kiến và gây thiệt hại lớn cho Hồng quân. Thay vì vài ngày, lực lượng lính dù đổ bộ cùng với Đơn vị kỵ binh cận vệ số 1 bị mắc kẹt ở hậu tuyến của địch gần 5 tháng.
Dù vậy, hai lực lượng phối hợp này đã cắt ngang hơn 500km lãnh thổ chiếm đóng của kẻ thù, phản công, tiến hành các nhiệm vụ phá hoại và mai phục. 5 đơn vị của Đức đã bị mắc kẹt bởi các chiến dịch nhỏ của họ.
Chiến dịch Danube (1968)
(Ảnh minh họa: Sputnik)
Tất nhiên Liên Xô không muốn chấp nhận điều này. Cùng với các đồng minh Hiệp ước Warsaw khác, Liên Xô đã tiến hành Chiến dịch Danube – nhằm thay đổi chế độ phù hợp hơn mong muốn của Moscow.
2h sáng ngày 21/8, một chiếc An-12 “dân sự” đã đề nghị được phép hạ cánh ở sân bay Ruzyně của Praha (ngày nay là Sân bay Václav Havel) do lỗi kỹ thuật. Sau khi hạ cánh, hàng trăm binh sỹ đã chạy khỏi máy bay. Đó là những lính dù của Đơn vị dù số 7 Liên Xô.
Họ nhanh chóng chiếm được sân bay và đảm bảo cho các cuộc hạ cánh tiếp theo diễn ra suôn sẻ. Trong lúc đó, các binh sỹ Hiệp ước Warsaw cũng đã đổ bộ vào Tiệp Khắc từ các hướng khác nhau. Hơn nửa triệu binh sỹ tham gia vào chiến dịch này.
Ngoài Ruzyně, lính dù Nga còn đổ bộ xuống các sân bay chủ chốt khác khắp đất nước Tiệp Khắc. Ở Brno một đơn vị đã nhảy dù xuống trước khi máy bay đến điểm cần đổ bộ. Lính dù Liên Xô đội những chiếc mũ beret màu xanh mới (được phê duyệt cách đó không lâu), khiến người dân địa phương ban đầu tưởng họ là lính NATO.
Vào lúc 4h30 sáng, lính dù Liên Xô đã đột kích các tòa nhà chính phủ, bắt được Dubček và các bộ trưởng, giữ họ vài giờ đồng hồ trước khi giao lại cho KGB. Mùa xuân Praha hoàn toàn sụp đổ.
Chiến dịch “sập bẫy” (1986)
(Ảnh minh họa: Sputnik)
Lính dù Liên Xô buộc phải đổ bộ từ trực thăng dưới các làn đạn dày đặc của kẻ thù, dẫn tới thương vong khá cao. Trực thăng Mi-8 đã phải làm việc không ngừng để đón những người bị thương và cố tìm cách đảo chiều cuộc chiến.
Sau khi vượt qua được sự kháng cự, cuối cùng các lực lượng của Liên Xô cũng có thể tiến về phía căn cứ kẻ thù, phong tỏa nó từ các hướng khác nhau.
Được hỗ trợ bởi các cuộc không kích của Su-25, ngày 25/8, lính Liên Xô đã nắm được căn cứ Mujahideen cùng các kho đạn dược.
Nhóm thân phương Tây của Mujahideen đều thiệt mạng trong chiến dịch này, dù lãnh đạo của nhóm, Ismail Khan, một trong những tư lệnh quan trọng của Afghanistan đã trốn thoát sang nước láng giềng Iran./.
theo VOV
Nhận xét
Đăng nhận xét