VÌ DÂN - VÌ NƯỚC 06
-"Gốc có vững cây mới bền,
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân"
“Dễ mười lần không dân cũng chịu
Khó trăm lần dân liệu cũng xong”
“Đảng ta là một Đảng cầm quyền...phải xứng đáng là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân”
“Nước ta là Nhà nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ, trong bộ máy cách mạng từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch nước đều phân công làm đầy tớ cho dân”.
“Từ nơi quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng. Có gần gũi, hòa cùng nhân dân thì mới hiểu được dân, đồng cảm với dân, nắm được tâm tư tình cảm của dân... Hòa cùng Nhân dân còn để giác ngộ, lãnh đạo Nhân dân thúc đẩy xã hội phát triển theo chiều hướng có lợi cho Nhân dân”.
“...Máy móc, ép buộc đồng bào, nhiều việc quá trình độ, dân không hiểu, không thích. Đã thấy sai lầm mà không kịp thời sửa chữa, kịp thời báo cáo. Dùng thói quan liêu, chỉ biết ra lệnh, ép buộc dân chúng đóng góp”.
Hồ Chí Minh
------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân"
“Dễ mười lần không dân cũng chịu
Khó trăm lần dân liệu cũng xong”
“Đảng ta là một Đảng cầm quyền...phải xứng đáng là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân”
“Nước ta là Nhà nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ, trong bộ máy cách mạng từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch nước đều phân công làm đầy tớ cho dân”.
“Từ nơi quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng. Có gần gũi, hòa cùng nhân dân thì mới hiểu được dân, đồng cảm với dân, nắm được tâm tư tình cảm của dân... Hòa cùng Nhân dân còn để giác ngộ, lãnh đạo Nhân dân thúc đẩy xã hội phát triển theo chiều hướng có lợi cho Nhân dân”.
“...Máy móc, ép buộc đồng bào, nhiều việc quá trình độ, dân không hiểu, không thích. Đã thấy sai lầm mà không kịp thời sửa chữa, kịp thời báo cáo. Dùng thói quan liêu, chỉ biết ra lệnh, ép buộc dân chúng đóng góp”.
Hồ Chí Minh
------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Phim tài liệu : Võ Nguyên Giáp - Vị tướng trong lòng dân
Bài học lịch sử về “lòng dân” vẫn còn nguyên giá trị
- Trần Hưng
- • 1.9k lượt xem
Trong
lịch sử đã chứng kiến nhiều chiến công lẫy lừng bảo vệ Giang Sơn Xã Tắc
là nhờ biết dựa vào lòng dân, được dân giúp sức. Cũng có trường hợp dù
xây dựng quân đội “trăm vạn”, thành trì kiên cố, vũ khí “nhất thiên hạ”
nhưng để mất Giang Sơn rồi mới thấm thía “ngã tay chèo mới biết lòng dân
như nước”.
“Khoan sức dân làm kế rễ sâu gốc vững”
ADVERTISEMENT
Năm
1300, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn bệnh nặng do tuổi già sức yếu, khó
qua khỏi. Vua Trần Anh Tông thăm viếng. Nhà Vua hỏi rằng: “Nếu có sự
không lành xảy ra mà quân Nguyên lại sang xâm lấn thì chống cự bằng cách
gì?”
Hưng Đạo Vương đáp rằng:
“Ngày
trước Triệu Võ (Triệu Đà) dựng nước, Vua nhà Hán sai quân sang đánh,
bấy giờ, dân thì phá hết hoa màu ở đồng nội, quân thì kéo sang, dùng
đoản binh tập hậu mà đánh phá châu Khâm, châu Liêm và châu Trường Sa. Đó
là một thời kỳ.
Đến
đời nhà Đinh, nhà Lê thì dùng người hiền tài. Lúc ấy phương Nam đang
mạnh, phương Bắc đang suy, trên dưới một dạ, dân không có lòng ly tán,
đắp thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại cũng là một thời kì.
Nhà
Lý dựng cơ nghiệp, người nhà Tống sang xâm lấn. Lúc ấy, dùng Lý Thường
Kiệt đánh châu Khâm, châu Liêm, nhiều phen đánh đến tận Mai Lĩnh, ấy là
có thế lực mạnh.
Vừa
rồi, Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt đánh phá bao vây. Lúc ấy, vua tôi đồng
lòng, anh em hòa thuận, cả nước ra sức nên giặc phải chịu bó tay. Đấy là
lòng trời xui khiến.
Quân
giặc cậy vào trường trận, ta cậy ở đoản binh, đem đoản binh chống
trường trận là việc thường trong binh pháp. Nhưng cần phải cân nhắc cho
kĩ, giá thử quân giặc tràn sang như gió như lửa thì có thể chống cự
được; nếu giặc dùng cách chiếm cứ dần như tằm ăn dâu, không vơ vét của
dân, không mong đánh được ngay thì mình phải dùng tướng giỏi, xem tình
thế biến chuyển như người đánh cờ, tùy cơ mà ứng biến cho đúng, làm thế
nào thu hút được binh lính như cha con một nhà thì mới có thể chiến
thắng được. Vả lại, phải khoan sức dân làm kế rễ sâu gốc vững, ấy mới là
thượng sách, không có gì hơn được.”
Khâm định Việt sử thông giám cương mục
Lời
bộc bạch cuối đời của Hưng Đạo Vương có giá trị như vàng ngọc để hậu
thế sau này giữ nước. Hưng Đạo Vương đưa ra dẫn chứng các kế sách trong
lịch sử, nhưng cuối cùng thượng sách vẫn là dựa vào sức dân: “khoan sức
dân làm kế rễ sâu gốc vững, ấy mới là thượng sách, không có gì hơn
được”.
Nhà Trần khi biết chăm lo cho dân chúng, được người dân đồng lòng ủng hộ, thì mới có được 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông.
Thậm
chí dù được lòng dân, nhưng vào năm 1284, khi 50 vạn đại quân Nguyên
Mông (bao gồm cả dân phu) chuẩn bị tiến đánh Đại Việt, để chuẩn bị đánh
giặc, nhà Trần vẫn tổ chức hội nghị Diên Hồng, củng cố thêm quyết tâm,
dùng sức dân làm gốc rễ, nhờ đó mà thắng giặc.
“Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo thôi!”
Năm
1399, Hồ Quý Ly cho giết chết gần 400 tôn thất cùng tướng lĩnh nhà
Trần. Con cái của họ, gái thì bị bắt làm nô tỳ, trai từ một tuổi trở lên
thì bị chôn sống hoặc bị dìm nước cho chết. Nhưng có một điều Hồ Quý Ly
không để tâm: Các tướng lĩnh nhà Trần nhiều người biết cầm quân khiển
tướng, việc diệt hết các tướng họ Trần khiến quân đội nhà Hồ sau này
không còn ai có tài thao lược.
Mặt
khác các chính sách của Hồ Quý Ly khiến lòng dân oán thán. Khi quân Minh
chuẩn bị tiến đánh, Hồ Quý Ly chuẩn bị rất chu đáo để đánh trả, thành
lũy quân đội được xây dựng hùng hậu, nhiều tuyến phòng thủ kéo dài.
Để
chuẩn bị chống quân Minh, Hồ Quý Ly từng nói với các tướng muốn xây
dựng quân đội “trăm vạn”, vì thế mà quân đội dưới thời nhà Hồ rất đông,
nhiều nhà nghiên cứu cho rằng quân đội dưới thời nhà Hồ đông đúc và được
trang bị thuộc loại tốt nhất trong sử Việt. Thậm chí quân đội nhà Hồ
còn có Thần cơ thương pháo của Hồ Nguyên Trừng, được quân Minh cho là
“vũ khí nhất thiên hạ”. (Xem bài: Khi thần cơ thương pháo đối đầu với 80 vạn quân Minh – P1)
Năm
1405 trong cuộc họp bàn các tướng về kế sách chống quân Minh, Tả tướng
quốc Hồ Nguyên Trừng đã nói với Vua rằng: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ
lòng dân không theo thôi!”.
Câu nói
của Hồ Nguyên Trừng đã nói đúng vào điểm yếu của nhà Hồ lúc đó. Hồ Quý
Ly chỉ lo xây dựng thành trì quân đội, mà không hề để ý đến lòng dân.
Các tướng giỏi họ Trần đã bị giết, cải cách thi hành phục vụ chiến tranh
gây ra mâu thuẫn và bức bối trong dân chúng, người tài trong thiên hạ
không ai muốn phục vụ cho nhà Hồ.
Nhà Hồ cuối cùng đã bại trận.
Sau
này lòng dân hướng đến các cuộc khởi nghĩa khắp nơi nổ ra, trong đó
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi.
“Lật thuyền mới biết dân như nước”
Khi
nhà Hồ bị đánh bại, Nguyễn Phi Khanh lúc này đang giữ chức Đại lý tự
khanh kiêm Trung thư Thị lang, ông bị bắt và giải về Trung Quốc.
Nguyễn
Phi Khanh có người con là Nguyễn Trãi rất hiếu thảo, năm ấy đã 27 tuổi,
thấy cha bị bắt thì khóc lóc. Khi Nguyễn Phi Khanh bị giải về phương
bắc, Nguyễn Trãi quyết đi theo để ở bên cạnh chăm sóc cha mình dù Nguyễn
Phi Khanh không đồng ý.
Tuy nhiên khi
đến ải Nam Quan, nơi phân định biên giới hai nước thì Nguyễn Phi Khanh
nhất quyết bắt con mình phải quay trở về. Nguyễn Phi Khanh đã nói rằng
nuôi chí đánh bại quân Minh, bảo vệ Giang Sơn Xã Tắc mới làm tròn đại
hiếu.
Nguyễn Trãi vâng lời cha quay
trở về, khi đi ngang qua cửa biển Bạch Đằng, nơi cha ông từng ba lần
đánh bại đại quân xâm lược phương bắc, ông ngậm ngùi ngắm biển, suy ngẫm
đến vận nước, rồi cảm thán mà viết ra bài Quan hải (Cửa biển) nổi
tiếng:
Quan hải
Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền
Trầm giang thiết toả diệc đồ nhiên
Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên
Hoạ phúc hữu hồi phi nhất nhật
Anh hùng di hận kỷ thiên niên
Càn khôn kim cổ vô cùng ý
Khước tại thương lương viễn thụ yên
Trầm giang thiết toả diệc đồ nhiên
Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên
Hoạ phúc hữu hồi phi nhất nhật
Anh hùng di hận kỷ thiên niên
Càn khôn kim cổ vô cùng ý
Khước tại thương lương viễn thụ yên
Tạm dịch:
Sóng biển mênh mang cọc điệp trùng
Ngăn sông xích sắt luống toi công
Lật thuyền mới biết dân như nước
Cậy hiểm không xong trách Hoá công
Hoạ phúc phải đâu trong phút chốc
Anh hùng ôm hận với non sông
Xưa nay trời đất vô cùng ý
Khói toả cây xa sóng chập chùng
Ngăn sông xích sắt luống toi công
Lật thuyền mới biết dân như nước
Cậy hiểm không xong trách Hoá công
Hoạ phúc phải đâu trong phút chốc
Anh hùng ôm hận với non sông
Xưa nay trời đất vô cùng ý
Khói toả cây xa sóng chập chùng
Bài
thơ nói về sự thất bại của nhà Hồ, tát cả đều xoay quanh ở một câu:
“Lật thuyền mới biết dân như nước”. Dẫu nhà Hồ có đóng cọc kín cửa biển,
dẫu sông Thao, sông Lô, sông Hồng “sóng biển mênh mang cọc điệp trùng”,
dẫu có giăng xích sắt ở sông, có tìm đất hiểm xây thành đá vững bền,
cũng chẳng thể nào ngăn được quân giặc dữ. Lúc thua trận thì chợt thấm
thía rằng: “lật thuyền mới biết dân như nước”.
Bài
học về “lòng dân” trong lịch sử còn nguyên vẹn giá trị đến ngày nay.
Dẫu có xây dựng quân đội “trăm vạn”, dẫu có hệ thống an ninh tỏa khắp,
dẫu có trang bị vũ khí như thế nào, nhưng nếu để mất lòng dân thì vẫn
chỉ chuốc lấy thất bại.
Trần Hưng
Bài học về lòng dân ở triều đại nhà Hồ và mấy suy nghĩ về xây dựng “thế trận lòng dân” hiện nay
Vương
triều Hồ được thiết lập vào giai đoạn cuối triều Trần khi mà xã hội Đại
Việt đang chìm sâu trong cuộc khủng hoảng trên mọi lĩnh vực, cùng với
hiểm họa ngoại xâm. Hồ Quý Ly xuất hiện trên chính trường Đại Việt vào
tháng 3 năm Tân Hợi (1371) với chức Khu mật viện đại sứ. Sau gần 30 năm
liên tục thăng tiến, Ông được ban tước Hầu, tước Vương, giữ chức tột
đỉnh trong triều Trần: Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sự, Tuyên trung vệ quốc Đại vương.
Tháng 2 năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly đã phế truất ngôi nhà Trần,
thiết lập vương triều Hồ, đặt quốc hiệu là Đại Ngu, gần một năm sau
nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương để làm Thái thượng hoàng nhưng vẫn
nắm thực quyền. Nhà Hồ thi hành nhiều chính sách cải cách xã hội, như:
hạn điền, hạn nô, phát hành tiền giấy, định lại chế độ thuế khóa, chấn
chỉnh việc học hành thi cử, v.v. Đồng thời, đặc biệt chú trọng đến việc
tổ chức lại quân đội, mở xưởng rèn đúc vũ khí, đóng tàu thuyền, xây đắp
hệ thống thành lũy, củng cố các nơi hiểm yếu để phòng thủ đất nước. Tuy
nhiên, khi nhà Minh tiến hành xâm lược nước ta (1406), chưa đầy một năm
chống giặc, mặc dù nhà Hồ đã có nhiều cố gắng xây thành cao, hào sâu,
sản xuất nhiều vũ khí,.. để chống lại kẻ thù nhưng vẫn bị sụp đổ; tháng
6-1407, Hồ Quý Ly bị quân Minh bắt đưa về Kim Lăng (Nam Kinh, Trung
Quốc) và chết tại đó. Như vậy, vương triều Hồ tồn tại vỏn vẹn 7 năm.
Cổng phía Nam - cổng lớn và đẹp nhất trong 4 cổng của Thành nhà Hồ. (Ảnh: TTXVN) |
Đánh giá về triều đại nhà Hồ, có rất
nhiều ý kiến khác nhau. Các sử gia thời trung đại ở nước ta theo quan
điểm của hệ tư tưởng phong kiến thì đa số ý kiến đều phủ nhận những đóng
góp của Hồ Quý Ly dưới triều Trần. Ngày nay, các học giả đã nhìn nhận
những đóng góp của vương triều Hồ đối với lịch sử dân tộc Việt Nam một
cách công bằng hơn, nhất là về vấn đề cải cách do Hồ Quý Ly tiến hành,
khởi đầu trong những năm tháng cuối cùng của triều Trần. Tuy nhiên, khi
đánh giá về thất bại của nhà Hồ, tất cả các phái đều thống nhất nguyên
nhân thất bại của nhà Hồ là: không được lòng dân. Vì vậy, nên
nhà Hồ không phát động được cuộc chiến tranh nhân dân (nhân tố quyết
định thắng lợi của mọi cuộc chiến tranh giữ nước ở Việt Nam) khi đất
nước bị ngoại bang xâm lược. Mặc dù có quân đội mạnh, thành cao, hào sâu
nhưng cuộc kháng chiến chỉ kéo dài được hơn 6 tháng. Tả tướng quốc Hồ
Nguyên Trừng (con trai cả của Hồ Quý Ly) cũng nhận ra điều này, khi cả
quyết: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi”1.
Đặc biệt, nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, người có công rất lớn trong
việc phò tá Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, xây dựng nên triều đại nhà Lê là
Nguyễn Trãi (đỗ đạt ở triều Hồ và cùng với cha là Nguyễn Phi Khanh giữ
chức trọng, quyền cao tới khi nhà Hồ sụp đổ) đã đánh giá rất sâu sắc
trong Bình Ngô đại cáo: “Vì họ Hồ chính sự phiền hà, Để đến nỗi lòng người oán hận”2. Nhận xét của một bậc đại trí, đại hiền từng đỗ đạt và hưởng bổng lộc ở triều nhà Hồ chắc hẳn không sai.
Với tham vọng, hoài bão lớn và tư tưởng
cải cách rất mới mẻ, toàn diện, Hồ Quý Ly đã xây dựng Đại Ngu trở thành
một quốc gia mạnh về quốc phòng nhưng kết cục mất nước khi ngoại bang
xâm lược. Sở dĩ như vậy là vì nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do
“lòng dân không theo” bởi chế độ lao dịch nặng nề làm cho nhân dân bất
an, sợ hãi. Nhà Hồ tiến hành đồng thời cải cách về chính trị, kinh tế,
xã hội, văn hóa, giáo dục và quân sự với mục đích bảo vệ vương triều,
phục vụ chiến tranh là chính, chứ không phải vì đời sống vật chất, tinh
thần cho người dân. Cùng với đó, do không làm tốt khâu tuyên truyền nên
nhân dân chỉ thấy mặt tiêu cực của cải cách, vô cùng chán ghét khi cuộc
sống thường nhật bị thay đổi. Nguy hại hơn, vào giai đoạn cuối của nhà
Trần, thế nước đã suy, nguồn lực trong nước cạn kiệt, nhân dân đói khổ,
nhưng Hồ Quý Ly không những không “khoan thư sức dân” mà còn tiến hành
chiến tranh với Chiêm Thành và tổ chức dời Đô về Thanh Hóa xây thành trì
kiên cố khiến cho dân chúng càng thêm lầm than, dẫn tới “nhân tâm ly
tán”.
Từ bài học thất bại của nhà Hồ, để xây
dựng “thế trận lòng dân” - “chúng chí thành thành” trong sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc hiện nay, chúng ta có thể rút ra một số vấn đề cơ bản
sau:
1. Thường xuyên bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Đảng ta khẳng định luôn bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Đó là quyền của người dân được làm chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội, được pháp luật bảo vệ. Dân chủ cũng là bản chất của chế độ
xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu vừa là động lực để xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nhấn mạnh: “Hoàn
thiện, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân;
không ngừng củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc”3. Theo đó, để quyền làm chủ của nhân dân thực sự
được bảo đảm và phát huy thì phải thể chế hóa và thực hiện tốt phương
châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát", đảm bảo tất
cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân thực sự là chủ thể của
đất nước. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân,
phải khơi dậy được sự đồng tình, hưởng ứng của quần chúng nhân dân
trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Nhân dân được tham gia ở tất cả các
khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc
sống của nhân dân, từ nêu sáng kiến, tham gia thảo luận, tranh luận đến
giám sát quá trình thực hiện, nhất là, những văn bản pháp luật liên quan
trực tiếp đến quyền làm chủ của nhân dân. Đồng thời, thực hiện tốt vai
trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính
trị - xã hội trong góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; kiểm tra,
giám sát cán bộ, đảng viên, nhất là trong thực hiện Nghị quyết Trung
ương 4 (khóa XII) của Đảng. Bên cạnh đó, việc phát huy dân chủ phải đi
liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ
luật, kỷ cương và đề cao đạo đức xã hội. Cùng với phê phán những biểu
hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức, cần phải xử lý nghiêm những
hành vi lợi dụng dân chủ để làm mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn
xã hội và những hành vi vi phạm quyền dân chủ và quyền làm chủ của nhân
dân.
2. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Để thực hiện tốt vấn đề này, cần tập trung phát triển kinh tế, gắn kết
chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội, các chính sách xã hội nhằm không
ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Đồng thời, cần đẩy mạnh Cuộc vận
động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” phát
triển ngày càng sâu rộng, tuy nhiên cần chú ý không vì thành tích mà huy
động quá sức dân. Trong phát triển kinh tế, cần tạo dựng được môi
trường, điều kiện sản xuất, kinh doanh ngày càng minh bạch, an toàn, tạo
thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp phát huy khả năng sáng tạo, đầu
tư, kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, phải tăng cường phát triển hệ
thống an sinh xã hội, hỗ trợ người dân có việc làm, thu nhập ổn định,
cải thiện điều kiện việc làm; đẩy mạnh phong trào “xóa đói, giảm nghèo”,
nhất là ở vùng sâu, vùng xa; hỗ trợ nguồn lực về sản xuất để giúp hộ
nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững, thu hẹp khoảng cách về đời sống và
tiếp cận dịch vụ xã hội. Xây dựng đời sống văn hóa là vừa bảo tồn những
giá trị văn hóa truyền thống, vừa kiên quyết loại bỏ dần những hủ tục
lạc hậu, phản cảm; tôn vinh và nhân rộng cái đúng, tốt đẹp, tích cực,
cao thượng để mọi người học tập; đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu,
cái ác.
3. Thực hiện tốt công tác vận động quần chúng.
Thực ra, nhiều vấn đề cải cách của nhà Hồ thực hiện mang tính tích cực,
theo hướng có lợi cho người dân, như: thuế đinh, thuế điền, di dân khai
khẩn vùng đất mới, chính sách hạn nô, phát hành tiền giấy,... nhưng
người dân chỉ thấy phiền phức, không ủng hộ là do nhà Hồ chưa làm tốt
công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện. Đó là một điều vô
cùng đáng tiếc! Để hoàn thành thắng lợi công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới, chúng ta phải tăng cường tuyên truyền giáo dục
nâng cao nhận thức cho nhân dân về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội,
về công cuộc đổi mới, làm cho các chủ trương, chính sách của Đảng đều
được nhân dân đồng tình, ủng hộ, tạo nên sức mạnh trong tổ chức thực
hiện. Đặc biệt cần phải tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác dân vận; vận dụng sáng tạo các mô hình dân vận phù hợp với từng
lĩnh vực, địa bàn; hướng mạnh về cơ sở, địa bàn, nơi còn nhiều khó
khăn, phức tạp. Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thật sự tin dân, trọng
dân, gần dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với dân thì
dân mới tin, mới nghe, mới đồng thuận cả về ý chí và hành động. Mỗi cán
bộ, đảng viên tự giác nêu cao trách nhiệm đối với công tác dân vận. Nội
dung tuyên truyền giáo dục cần tập trung vào phổ biến sâu rộng các chủ
trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách dân tộc, tôn
giáo; truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nêu cao ý thức tự giác chấp hành, thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ công dân đúng với chính sách và luật pháp. Đồng thời,
tuyên truyền cho đồng bào hiểu rõ âm mưu thủ đoạn chia rẽ các dân tộc,
tôn giáo của thế lực thù địch; qua đó, đề cao cảnh giác không để bị lừa
gạt, kích động, lôi kéo. Cùng với đó, tăng cường phổ biến kiến thức quốc
phòng và an ninh cho nhân dân, nhất là ở những địa bàn nhạy cảm, khu
vực trọng điểm về quốc phòng - an ninh.
Hơn 600 năm đã trôi qua, nhưng bài học
về “lòng dân” trong triều đại nhà Hồ vẫn còn nguyên giá trị, cần tiếp
tục nghiên cứu thấu đáo để vận dụng vào xây dựng “thế trận lòng dân”
trong tình hình mới, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
Đại tá HỒ QUỐC TOẢN
______________
______________
1 - Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Nxb KHXH, H. 1998, tr. 211.
2 - Sđd, tr. 283.
3- ĐCSVN - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H. 2016, tr. 79.
Bài học chiến thắng từ thế trận lòng dân
Kinhtedothi - 65 năm trước, Điện
Biên Phủ là một trận quyết chiến chiến lược trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, được ghi vào lịch sử dân tộc như “một Bạch Đằng,
một Chi Lăng hay một Đống Đa của thế kỷ XX”.
Tin liên quan
- Bài viết của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhân kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
- Điện Biên Phủ - Bài học vượt qua khó khăn giành thắng lợi
- [Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ: Những dấu ấn đặc biệt
- Những hình ảnh ấn tượng về Chiến dịch Điện Biên Phủ
- Tài liệu chưa được công bố về chiến dịch Điện Biên Phủ
Chiến thắng lịch sử ấy đã được khẳng định là chiến thắng của Nhân dân cả nước, dựa trên sức mạnh của lòng dân.
Ký ức hào hùng về sức mạnh lòng dân
65
năm đã trôi qua, dư âm và dấu ấn của chiến thắng Điện Biên Phủ, một mốc
son chói lọi, vẫn còn vang vọng ở nhiều nơi trên thế giới, trên tất cả
các lĩnh vực từ chính trị, quân sự đến ngoại giao, văn hóa. Đây là một
trong những trận chiến hiếm hoi của Chiến tranh Đông Dương nhận được sự
quan tâm lớn của giới truyền thông, giới nghiên cứu trên thế giới, được
nhắc lại như một sự kiện mang tầm quốc tế trong mỗi dịp kỷ niệm.
Ở
trong nước, Điện Biên Phủ được coi là biểu tượng của tinh thần quyết
tâm tự lực, tự cường, chiến đấu và chiến thắng của dân tộc ta. Từ góc độ
quốc tế, Điện Biên Phủ là biểu tượng của lòng quả cảm, nguồn cảm hứng
bất tận cho khát vọng độc lập, tự do, chính nghĩa của các dân tộc bị đô
hộ, áp bức, bóc lột.
Sau
65 năm, từ một chiến trường đẫm máu, ngày nay, Điện Biên Phủ đã trở
thành điểm hẹn của hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc.
Như
các tướng lĩnh và các nhà nghiên cứu lịch sử quân sự đã chỉ ra, việc
chọn trận Điện Biên Phủ là trận quyết chiến đều không nằm trong kế hoạch
của cả ta và Pháp. Sự thay đổi kế hoạch từ đánh vào những điểm yếu của
địch sang đánh vào nơi mạnh nhất của địch, khi mà Pháp tập trung quân
lực mạnh nhất vào Điện Biên Phủ là sự thay đổi quyết định nhanh nhất của
Đảng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
(Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam) là người được Chủ tịch Hồ Chí
Minh tin tưởng giao toàn quyền quyết định trong trận đánh. Các tư liệu
lịch sử đã ghi lại, theo lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn Đại tướng
trước khi ra trận: Phải chắc thắng mới đánh, vì tất cả quân lực của ta
đã dồn vào trận đánh này.
Từ lời
căn dặn đó, Đại tướng đã quyết định chuyển phương án “đánh nhanh, thắng
nhanh” sang “đánh chắc, thắng chắc” để tiêu diệt và làm suy yếu dần đối
phương, đồng thời giảm thương vong ở mức thấp nhất cho bộ đội.
Chính
vì vậy, trải qua 3 đợt tấn công liên tục bắt đầu từ 13/3, sau 56 ngày
đêm chiến đấu dũng cảm, kiên cường, đến ngày 7/5/1954, quân ta đã tiêu
diệt và bắt sống toàn bộ quân địch, đập tan tập đoàn cứ điểm mạnh nhất
Đông Dương của thực dân Pháp lúc bấy giờ - một “pháo đài bất khả xâm
phạm” của quân đội thực dân Pháp đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
Tướng
De Castries, bộ tham mưu và sĩ quan, binh lính tập đoàn cứ điểm đã đầu
hàng Việt Minh vô điều kiện, buộc Pháp phải ký Hiệp định Genève, tôn
trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam, Lào và Campuchia.
Một
trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của chiến dịch Điện
Biên Phủ chính là phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Còn
trong hồi ức của các cựu chiến binh, điểm mấu chốt của chiến thắng chính
nằm ở thế trận lòng dân cùng một tinh thần quyết chiến để cùng để quyết
thắng. Tính cả trước và trong chiến dịch , có tới 62.000 dân công,
thanh niên xung phong tham gia làm và sửa chữa hàng trăm kilomet đường,
nhiều bến, cầu; vận chuyển hơn 25.000 tấn lương thực, thực phẩm, hàng
nghìn tấn vũ khí trang bị, đạn dược tới mặt trận… Khi đó, chỉ bằng sức
người là chính, bộ đội đã kéo những khẩu pháo nặng hơn 2 tấn qua núi
cao.
Bộ đội và dân công đã sử
dụng hơn 21.000 chiếc xe đạp thồ, được gọi với tên là “binh chủng xe đạp
thồ” hoạt động trên suốt chiều dài gần 1.500km. Lực lượng xe đạp thồ
được biên chế thành từng đoàn theo địa phương, mỗi đoàn có nhiều trung
đội, mỗi trung đội từ 30 - 40 xe, chia thành các nhóm khoảng 5 xe để hỗ
trợ nhau khi qua đèo, vượt dốc cao. Đội quân xe đạp thồ xuất hiện ở Điện
Biên là một sự kỳ diệu chưa từng có trong lịch sử.
Thời
gian qua đi, cuộc sống thay đổi, nhưng ký ức về trận đánh Điện Biên Phủ
hào hứng, những ngày tháng cùng đồng đội "khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm,
cơm vắt" chưa bao giời phai trong tâm trí những người đã đi qua lịch sử.
Tại
hội thảo khoa học "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và hiện
thực” vừa qua, cựu chiến binh Nguyễn Hữu Chấp (Đại đội 290, Tiểu đoàn
166, Trung đoàn 209, Đại Đoàn 312) đã xúc động chia sẻ về những giây
phút vào sinh ra tử, trải qua thử thách của chiến tranh, đối diện với kẻ
thù, với cái chết nhưng các chiến sĩ Điện Biên không nao núng, khiếp
sợ.
Ông cho biết, Đại đoàn 312
được Bộ chỉ huy mặt trận chọn tấn công vào cứ điểm Him Lam mở màn chiến
dịch. Ông vẫn nhớ như in lời chỉ huy dặn "quyết tâm đánh thắng trận đầu,
không để trận đánh kéo dài sang ngày hôm sau". Ông cùng đồng đội viết
quyết tâm thư, sẵn sàng xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong ngày
13/3/1954.
Đúng 0h, từ Tà Lèng,
Đại đoàn 312 của ông hành quân, đến gần sáng thì đến cánh đồng quanh cứ
điểm. Chỉ sau hơn 5 giờ chiến đấu, Đại đoàn đã hoàn toàn làm chủ được
trung tâm đề kháng Him Lam, tạo sức lan tỏa nhanh chóng đối với bộ đội
trên tất cả mặt trận.
Bài học còn nguyên giá trị
Chiến
thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực
dân Pháp xâm lược của quân và dân Việt Nam. Chiến thắng ấy mãi là mốc
son chói lọi, một bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh. 65 năm đã trôi qua,
từ cánh đồng Mường Thanh lịch sử những bài học của thắng lợi chiến dịch
Điện Biên Phủ đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Như
PSG.TS Nguyễn Mạnh Hà - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng chỉ ra, đó
là bài học về tập hợp và xây dựng sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn
dân để chiến thắng kẻ thù. Sau nữa là bài học về phát huy tinh thần độc
lập tự chủ, tự lực tự cường và sáng tạo, kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại trong giải quyết những vấn đề có tính chiến lược sống
còn của đất nước.
Cùng với đó, là
sự nhạy bén nắm bắt tình hình, sớm phát hiện và nhận thức thời cơ,
quyết đoán, sáng tạo trong thay đổi chủ trương, phương châm cho phù hợp
với thực tế nhằm đạt kết quả cao nhất, giành thắng lợi cuối cùng... Đặc
biệt là bài học về phát huy cao độ lòng yêu nước, ý chí quyết chiến,
quyết thắng, khắc phục mọi khó khăn gian khổ, hy sinh để hoàn thành
nhiệm vụ tưởng chừng không thể thực hiện được, góp phần vào thắng lợi
chung.
Theo PSG.TS Nguyễn Mạnh
Hà, những bài học từ chiến thắng vẫn có giá trị thời sự trong cuộc sống
hôm nay. Như bài học để tập hợp các lực lượng của toàn dân tộc, phát huy
cao nhất sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân đang ngày càng có ý
nghĩa quan trọng và cấp thiết nhằm thực hiện được các mục tiêu trong xây
dựng đất nước.
65 năm đã trôi
qua nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ của quân và dân Việt Nam vẫn mãi là
chiến thắng có một không hai trong lịch sử quân sự thế giới. Theo Thiếu
tướng, TS Nguyễn Hoàng Nhiên - Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt
Nam, những bài học kinh nghiệm từ chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn
động địa cầu” cần được vận dụng, phát huy giá trị và tiếp tục nghiên
cứu, vận dụng cho phù hợp với hoàn cảnh mới, thời đại mới.
"Thắng
lợi Điện Biên Phủ là kết quả hợp thành của nhiều nhân tố, trong đó sự
lãnh đạo đúng đắn, tài tình, sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh là nhân tố mang ý nghĩa quyết định. Nhân tố chính trị - tinh
thần giữ vai trò quan trọng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, quy tụ, tập hợp,
nhân lên sức mạnh của các lực lượng tham gia chiến dịch, xây dựng cho
cán bộ, chiến sĩ, dân công, thanh niên xung phong tinh thần quyết chiến,
quyết thắng, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, để giành thắng lợi hoàn
toàn cho chiến dịch. " - Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - (Ủy viên T.Ư Đảng, Ủy viên Quân ủy T.Ư, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam) |
Nhận xét
Đăng nhận xét