Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2019

ĐỊNH HƯỚNG XHCN? 18

ĐỊNH HƯỚNG XHCN

-Sản xuất hàng hóa đã là hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người.
-Đã là hàng hóa thì phải có thị trường tiêu thụ.
-Do vậy mà có kinh tế hàng hóa - thị trường.
-Sự phát triển nền sản xuất hàng hóa sẽ thúc đẩy thị trường mở rộng và phát triển.
-Quá trình phát triển đến hoàn thiện nền kinh tế thị trường làm nảy sinh ra chủ nghĩa tư bản.
-Vì nền kinh tế thị trường và chủ nghĩa tư bản là những hiện tượng tự nhiên nảy sinh do nhu cầu đòi hỏi của phát triển xã hội, nên mọi hình thái kinh tế - xã hội ra đời sau chúng (nếu có, nhờ cách mạng, nhờ đấu tranh) muốn tồn tại lâu dài thì không được duy ý chí loại bỏ chúng, phủ định sạch trơn chúng, mà phải kế thừa chúng.
-Mục đích cơ bản và trực tiếp của nến kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là thu hoạch được nhiều tư bản một cách tư nhân, rồi sau đó mới đến xây dựng xã hội giàu mạnh. Nghĩa là xây dựng xã hội giàu mạnh là mục đích thứ hai, gián tiếp của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
-Khi mới ra đời, trong thời kỳ đầu hoạt động còn mù quáng, chưa qua tâm tới điều tiết, do đòi hỏi gay gắt tư bản để tồn tại và phát triển, và một phần cũng do thoát thai từ xã hội phong kiến thối nát, tầng lớp tư bản, trong khi thực hiện nhiệm vụ thiên sứ của mình, đã gây ra nhiều điều tác tệ cho cuộc sống nhân quần. Chính vì vậy mà nó khuấy đảo phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột của đại chúng cần lao - là bộ phận hợp thành cuộc đấu tranh vĩ đại đòi quyền sống cơ bản, bảo vệ sự sống còn của tầng lớp bị trị đối với tầng lớp thống trị xã hội.
-Triết học duy vật Mác ra đời giữa lòng cuộc đấu tranh sôi sục ấy, trực tiếp quan sát nó và đề xướng  học thuyết về chủ nghĩa cộng sản, tưởng tượng ra một xã hội được cho là tương phản với xã hội tư bản, một xã hội công bằng, bác ái, không có áp bức bất công, người bóc lột người, mà xã hội tiền thân của xã hội ấy được gọi là xã hội XHCN, lấy kinh tế kế hoạch, phi thị trường làm nền kinh tế chủ đạo. Và muốn thế trước tiên phải thực hiện thành công cuộc cách mạnh vô sản, nhằm triệt tiêu tầng lớp tư sản, đạp đổ nhà nước tư sản (!?).
-Cách mạng vô sản thành công đầu tiên trên tế giới là cách mạng Tháng Mười Nga do Lênin vạch đường chỉ hướng và lãnh đạo.
-Tiếp theo nước Nga là hàng loạt nước Đông Âu, vài nước Châu Á và Cu - ba cũng theo học thuyết cộng sản, bắt tay xây dựng xã hội XHCN. Sau hơn nửa thế kỷ xây dựng CNXH, tuy cũng đạt được vài thành tựu nhưng nói chung, không xóa được bóc lột, mức sống của đại chúng cần lao không lấy gì làm khá hơn, nếu không muốn nói là tệ hơn, mất công bằng hơn đại chúng cần lao ở các nước tư bản.  Không những không có nước nào xây dựng CNXH thành công mà hầu hết các nước đó chế độ còn rệu rã, xã hội quay về với lối làm ăn kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
-Nguyên nhân chủ yếu vì triết học Mác còn phạm không ít sai lầm trong nhận thức lý luận nên học thuyết về chủ nghĩa cộng sản cũng không thoát khỏi sai lạc, kéo theo nhiều nghịch lý, trái khoáy, ách tắc dẫn đến thất bại trong xây dựng CNXH.
-Nhưng tại sao có một thời, đại chúng cần lao lại tin yêu chủ nghĩa cộng sản đến thế?  Đó là do chủ nghĩa cộng sản, cũng như đạo Phật, thấm đẫm lòng nhân ái đối với tầng lớp cần lao, chân thành vạch ra con đường "diệt khổ", đi đến tương lai hạnh phúc sán lạn. Chỉ khác là nếu đạo Phật rao giảng phải tu hành đơn lẻ đầy yếm thế, cải lương, thụ động, thì chủ nghĩa cộng sản lại tuyên truyền phải hợp sức đấu tranh bằng cả bầu nhiệt huyết một cách sắt máu! Do nhận thức của thời đại mà cả hai đều có đúng có sai, đều đã ngộ nhận chân lý. Tuy nhiên, để nhận ra được sự ngộ nhận ấy, không phải dễ, và phải trả giá!
-Nước ta cũng lâm vào tình trạng ấy, tức là đã đặt niềm tin kiên định đến mức bảo thủ nặng nề sự ngộ nhận chân lý ấy. Nhưng rồi sau một thời gian trung thành với những nguyên tắc xây dựng CNXH, bị chính những nguyên tắc ấy tàn phá ghê gớm, đưa xã hội cộng sản đến bờ vực của đói nghèo, kiệt quệ, đã bắt buộc phải đổi mới nếu không muốn tiêu vong, nói thẳng ra là trở về với nền kinh tế hàng hóa - thị trường để mưu cầu tồn tại, "Đổi mới là sống, không đổi mới là chết" (Nguyễn Văn Linh).
-Nhưng không lẽ tốn biết bao xương máu làm cuộc cách mạng vô sản nhằm loại trừ chủ nghĩa tư bản để cuối cùng vẫn quay lại với nền kinh tế hàng hóa - thị trường tư bản chủ nghĩa, vẫn "dung túng" tầng lớp tư sản, lực lượng bị coi là kẻ thù số một, "kẻ thù giai cấp" của đại chúng cần lao, của tầng lớp vô sản?
-Thế là các nhà lý luận macxít, các nhà lãnh đạo thủ cựu, trung thành với lý tưởng mà cả đời họ theo đuổi, đã tìm mọi cách, đủ mọi lý lẽ để biện minh cho đổi mới, coi đổi mới là hướng đi dũng cảm, đầy trí tuệ để tiến lên CNXH. Trong quá trình đó, vì đổi mới thực chất là cự tuyệt với nền kinh tế kế hoạch để đến với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa trên thực tế, nhưng trong tư duy lý luận vẫn không thể chịu đựng nổi sự "quay về" ấy, vẫn khăng khăng không thừa nhận nền kinh tế ấy, nên khái niệm "lỏng lẻo" "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" ra đời. Đến nay mấy ai hiểu được cặn kẽ khái niệm này?
-Thực ra để hiểu khái niệm "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" không khó. Ăn thua là phải thay đổi tư duy một chút.
-Thực chất cuộc cách mạng vô sản ở nước ta do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo là cuộc cách mạng "hai trong một", nghĩa là bao gồm hai cuộc đấu tranh, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và cuộc cách mạng vô sản, với mục đích duy nhất là chống xâm lược, giải phóng thống nhất đất nước, xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh, "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" để dân tộc Việt được ấm no, hạnh phúc.
-Nước ta đã hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc một cách hiển hách, vẻ vang!
-Còn cuộc cách mạng thứ hai, tức cuộc cách mạng lật đổ chế độ thực dân - phong kiến, xóa bỏ bóc lột, xây dựng một Việt Nam dân giàu nước mạnh, phi tư bản, do một số vấn đề còn ách tắc, chưa thông suốt về mặt lý luận như đã nói nên còn lắm nhiêu khê, chỉ mới hoàn thành một phần.
-Xây dựng một xã hội theo nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản phi tư bản, nhưng lại phải chấp nhận nền kinh tế hàng hoá - thị trường, và ngay cả khi dùng thuật ngữ " kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" cũng là điều rất khó dãi bày của các nhà cuồng tín chủ nghĩa Mác.
-Nhiều người không biết rằng, sự xuất hiện nền kinh tế thị trường và chủ nghĩa tư bản, cùng các cuộc đấu tranh trong nội bộ loài người đều là hiện tượng tự nhiên nảy sinh trên bước đường phát triển xã hội của xã hội loài người, dù có thể đúng hay sai, hợp lý hay không hợp lý, đều có mục đích tối hậu là vì sự sống còn của con người, vì sự sống sung túc hơn, thỏa mãn hơn của bộ phận người này hay bộ phận người khác. Như vậy, dù cũng có thế nọ thế kia, lúc này lúc khác, dù gián tiếp hay trực tiếp, nói ra hay không nói ra, thì mục đích chung nhất, cuối cùng của hoạt động loài người là đảm bảo sự sống còn, xây dựng một "xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", tạo dựng một quốc gia "dân giàu, nước mạnh". Vậy thì thực hiện chủ nghĩa cộng sản cũng vì mục đích ấy thôi và kéo theo, xây dựng "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" cũng phải có mục đích ấy.
-Cuối cùng, để cuộc cách mạng vô sản vẫn còn cần thiết và còn ý nghĩa thì xã hội nước ta phải được xây dựng khác với xã hội tư bản! Cho dù đành phải khước từ nền kinh tế kế hoạch thuần túy do nhà nước độc quyền chỉ đạo  XHCN, quay lại với nền kinh tế hàng hóa - thị trường đa thành phần thì phải xác nhận rằng đó vẫn không phải chủ nghĩa tư bản mà là "nền kinh tế hàng hóa - thị trường cộng sản chủ nghĩa", tức là "nền kinh tế hàng hóa - thị trường theo định hướng XHCN".
-Đẻ ra khái niệm rồi sau đó mới tìm hiểu khái niệm và điều chỉnh dần trong thực tiễn là chuyện ngược đời. Chính vì ngược đời như vậy cho nên trong thực tế mới xảy ra nhiều chuyện ngược ngạo như xâm hại đất đai của dân tình, tham quan lại nhũng tràn lan đến bất thường, BOT mọc chi chít, xâm hại tài nguyên vô tội vạ...
-Đơn giản, mục đích chính xác của cách mạng vô sản Việt Nam phải trùng với mục đích chung của loài người, là xây dựng một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân, nghĩa là xây dựng một xã hội độc lập, tự chủ, tất cả thực sự vì dân. Kéo theo, xây dựng hoàn chỉnh "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" có mục đích chính xác là: xây dựng một tổ quốc "dân giàu, nước mạnh", một xã hội "công bằng, bác ái, dân chủ, văn minh".
-Xác định chính xác mục đích như thế sẽ rất dễ hiểu khái niệm "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" và có thể bỏ thuật ngữ "XHCN" nghe mông lung xa vời đi, thay bằng thuật ngữ "vì dân", nghe "sát sườn" hơn.
-Qua đó cũng phân biệt được dễ dàng CNTB và CNXH (CNCS). Kinh tế của CNTB là trực tiếp cho làm giàu tư nhân rồi mới gián tiếp đến xã hội. Còn kinh tế của CNXH là trực tiếp cho giàu mạnh xã hội, từ đó mà gián tiếp đến tư nhân.
-Giãn cách giàu - nghèo càng xa, càng tư bản chủ nghĩa! 
-Vì "nền kinh tế hàng hóa - thị trường theo định hướng XHCN" thực chất là nền kinh tế hàng hóa - thị trường vì dân giàu nước mạnh, nên không phải thấy nó phát triển mù quáng là tưởng tốt!
-Muốn xây dựng thành công "nền kinh tế hàng hóa - thị trường theo định hướng vì dân giàu nước mạnh" tiên quyết phải có đội ngũ lãnh đạo hoạt động trung thành với lý tưởng "vì dân giàu nước mạnh".
-Không phải chỉ bằng tuyên truyền suông mà có được đội ngũ lãnh đạo hoạt động trung thành và tận tâm với lý tưởng "vì dân giàu nước mạnh"!
------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Nhiều sai phạm trong cổ phần hóa, Nhà nước có nguy cơ mất quyền chi phối cảng KCN Cát Lái

Dân trí Thanh tra TPHCM chỉ ra nhiều sai phạm tại Công ty IPC và các công ty con có vốn góp của IPC. Từ đó, đề nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra 4 vụ việc có dấu hiệu sai phạm gây bất lợi và thiệt hại cho vốn Nhà nước, có dấu hiệu vi phạm Điều 179 Bộ Luật Hình sự 2015.
>>Những phi vụ tiền tỷ "đẩy" ông Tề Trí Dũng vào vòng lao lý

Theo báo cáo gửi UBND TP và Thanh tra Chính phủ, Thanh tra TPHCM chỉ ra nhiều sai phạm trong việc cổ phần hóa, góp vốn liên doanh, đầu tư dự án tại Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (gọi tắt là Công ty IPC).
Theo Thanh tra TP, Công ty IPC chưa tuân thủ đúng các quy định pháp luật liên quan đến các hoạt động của công ty này. Trong quá trình hoạt động có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong tổ chức, hoạt động, công tác quản lý vốn, tài sản tài chính, việc xác định giá bán nền đất, việc thực hiện công tác cổ phần hóa, góp vốn liên doanh liên kết; việc thực hiện các dự án đầu tư chưa đúng quy định của pháp luật, dự án chậm tiến độ, kéo dài thời gian gây thiệt hại tài sản Nhà nước và của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến phát triển của công ty trong thời gian tới.





Nhiều sai phạm trong cổ phần hóa, Nhà nước có nguy cơ mất quyền chi phối cảng KCN Cát Lái - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Thanh tra TP chỉ ra nhiều sai phạm tại Công ty IPC trong việc cổ phần hóa, đầu tư dự án, góp vốn liên doanh. Trong ảnh: trụ sở Công ty IPC
Công ty IPC thuộc UBND TPHCM, hoạt động theo mô hình “công ty mẹ - công ty con”. Công ty IPC có 9 công ty (1 công ty con, 4 công ty liên doanh, 4 công ty liên kết), trong đó có Công ty TNHH MTV phát triển Khu Công nghiệp Sài Gòn (gọi tắt là Công ty IPD) về sau cổ phần hóa thành Công ty Cổ phần Tiếp vận Đông Sài Gòn (Công ty ESL).
Thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp theo quyết định của UBND TPHCM, đến tháng 5/2016, IPD hoàn tất cổ phần hóa trở thành ESL, có vốn điều lệ 652 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước là 489 tỷ đồng (75% vốn điều lệ).
Tuy nhiên, theo kết luận thanh tra, việc trình, thẩm định, đề xuất, cơ cấu, quy mô, vốn điều lệ là 652 tỷ đồng của IPD là không có cơ sở, không phù hợp với quy định. Trách nhiệm chính thuộc về tổ giúp việc, ban chỉ đạo cổ phần hóa, Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp.
Trong khi đó, việc Công ty IPC bổ sung thêm tiêu chí để lựa chọn nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần Công ty IPD là thực hiện chưa đúng trình tự theo quy định của Chính phủ và UBND TP. Trách nhiệm chính thuộc về Tổng Giám đốc Công ty IPC Tề Trí Dũng và Phó Chủ tịch UBND TPHCM.
Cụ thể, năm 2012, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước của TPHCM, trong đó Công ty IPD thực hiện cổ phần hóa Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ trong giai đoạn 2012-2015. Trên cơ sở đó, UBND TP ban hành các quyết định thực hiện cổ phần hóa, xác định tại Công ty IPD, Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.
Khi cổ phần hóa, IPD đề xuất hai phương án về tỷ lệ vốn Nhà nước là 49% và 36%, giá trị cổ phiếu cần phát hành thêm để huy động vốn là 50 tỷ đồng. Do đó, Nhà nước sẽ chuyển nhượng một phần vốn để đảm bảo theo phương án được duyệt.
Tuy nhiên, IPC (công ty mẹ) lại trình tỷ lệ vốn Nhà nước tại IPD sau cổ phần hóa là 65%, với lý do cơ bản là để Công ty IPC có quyền chi phối các quyết định về chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh của IPD.
Thời điểm đó, ông Tất Thành Cang đương chức Phó Chủ tịch UBND kết luận và chấp thuận tỷ lệ vốn Nhà nước nắm tại Công ty IPD là 65% sau cuộc họp với IPC và các sở, ngành liên quan.
Đến tháng 11/2015, Tổng Giám đốc Công ty IPC tiếp tục có văn bản 864/IPC.15 trình UBND TP đề xuất tăng tỷ lệ vốn Nhà nước vốn tại IPD lên 75%.
Thanh tra TP chỉ ra: “Phó Chủ tịch UBND TP chấp thuận tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tạm thời tại Công ty IPD 65%, sau đó tăng lên là 75% (bút phê tại văn bản số 864/IPC.15 ngày 23/11/2015 của Công ty IPC), nội dung này không đúng với ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ…”.
Đến ngày 30/12/2015, Phó Chủ tịch UBND TP quyết định chấp thuận phương án cổ phần hóa tại IPD, Nhà nước nắm giữ tới 75% vốn điều lệ.
Cũng theo Thanh tra TP, theo phương án cổ phần hóa thì công ty ESL sẽ đầu tư xây dựng, khai thác cảng Cát Lái.
Tuy nhiên, thực tế sau khi cổ phần hóa, Công ty ESL đã ký hợp đồng góp vốn thành lập pháp nhân mới là Công ty cổ phần Cát Lái Đông Sài Gòn, trong đó Công ty ESL góp vốn 20% vốn điều lệ của pháp nhân mới này, để khai thác toàn bộ khu vực cảng Cát Lái.
“Với tỷ lệ góp vốn 20% thì Công ty ESL không còn quyền chi phối, dẫn đến kết quả là đối tác khác nắm quyền chi phối, quyết định việc kinh doanh khai thác cảng”, kết luận Thanh tra nhận định.





Nhiều sai phạm trong cổ phần hóa, Nhà nước có nguy cơ mất quyền chi phối cảng KCN Cát Lái - 2
Nhấn để phóng to ảnh
Ông Tề Trí Dũng, nguyên Tổng Giám đốc Công ty IPC, bị khởi tố về 2 tội danh: tham ô tài sản và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí (ảnh: Báo NLD)
Từ những sai phạm trên, Thanh tra TP cho rằng vụ việc có dấu hiệu sai phạm gây bất lợi và thiệt hại cho vốn Nhà nước do Công ty IPC làm đại diện chủ sở hữu, có dấu hiệu vi phạm Điều 179 Bộ Luật Hình sự 2015 năm 2015 quy định về tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Do đó, Thanh tra TP kiến nghị Chủ tịch UBND TP giao Thanh tra TP phối hộp Công an TP chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngoài vụ việc trên, Thanh tra TP cũng kiến nghị chuyển quan điều tra làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật (Điều 179 Bộ Luật Hình sự) đối với các vụ việc: thực hiện dự án Long Thới và chuyển nhượng đất nền không đúng quy định, không phù hợp với giá thị trường dẫn đến khả năng gây thiệt hại cho Công ty IPC, vốn Nhà nước; việc chuyển nhượng dự án Khu công nghiệp Hiệp Phước 2 giai đoạn 2 làm rõ những sai phạm để có cơ sở kết luận những thiệt hại; Công ty IPC chuyển nhượng nền đất tại Khu định cư An Phú Tây không đúng quy định, không phù hợp với giá thị trường.
Trước đó, tối 14/52019, Công an TPHCM đã thực hiện lệnh bắt tạm giam, khám xét nơi ở của ông Tề Trí Dũng - nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận do liên quan đến các sai phạm tại Công ty này. Ông Tề Trí Dũng bị khởi tố về 2 tội danh: tham ô tài sản và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. 
Quốc Anh
 

'Nông dân thua lỗ thì bảo ráng chịu mà BOT lại chia sẻ rủi ro doanh thu'

7 Thanh Niên Online
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình băn khoăn về cơ chế chia sẻ rủi ro mà Chính phủ đề xuất trong dự luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình
Ảnh Gia Hân

Nhà nước chia sẻ 50% hụt thu

Trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay, thực tiễn triển khai các dự án PPP trong thời gian qua cho thấy việc đầu tư theo phương thức này PPP tại nước ta vẫn còn nhiều rủi ro.
Trong số đó, có những rủi ro của thị trường, nhưng cũng có nhiều rủi ro xuất phát từ các quyết định hành chính của phía nhà nước (quyết định bỏ trạm hoặc xả trạm, điều chỉnh quy hoạch, cơ chế giá, phí, chính sách ngoại tệ…) làm ảnh hưởng doanh thu dự án.
Từ đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho rằng, việc xem xét có cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu, bao gồm rủi ro của thị trường và rủi ro có nguyên nhân từ các tác động của quyết định hành chính là cần thiết.
Theo ông Dũng, dự thảo luật thiết kế “cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu” mà qua thông qua cơ chế này, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được chia sẻ một phần rủi ro khi dự án hụt thu trong thực tế. Bên cạnh đó, cho phép Chính phủ được nhận lại phần chia sẻ khi dự án tăng thu.
Cụ thể, tờ trình của Chính phủ đề xuất cơ chế: Chính phủ cam kết chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp thực hiện dự án không quá 50% phần hụt thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng. Còn nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án cam kết chia sẻ với Chính phủ không thấp hơn 50% phần tăng thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng.
Thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho hay, ủy ban này nhận thấy cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu giữa hai bên (công và tư) trong thực hiện dự án PPP là giải pháp có thể xem xét áp dụng nhằm hài hòa lợi ích của các bên, cũng như nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên trong thực hiện dự án PPP với vai trò là các đối tác trong hợp đồng PPP.




'Nông dân thua lỗ thì bảo ráng chịu mà BOT lại chia sẻ rủi ro doanh thu' - ảnh 1
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tờ trình của Chính phủ về dự án luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư
Ảnh Gia Hân
Tuy nhiên, ông Thanh đề nghị, để xử lý các rủi ro liên quan đến cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu ngay tại dự thảo luật, bảo đảm tính công khai, minh bạch của dự thảo luật này, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, quy định cụ thể hơn về cơ chế chia sẻ rủi ro, cũng như quy định rõ hơn về cơ chế áp dụng đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

"Sao ký sai rồi lại chia sẻ rủi ro?"

Nêu ý kiến sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga băn khoăn, tại sao lại đặt vấn đề về cơ chế rủi ro về doanh thu trong lĩnh vực này. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, ở đây là vấn đề trong hợp đồng thôi nên nếu để cơ chế này là "rất dở". Dẫn ví dụ các dự án BOT, bà Nga cho rằng, bản chất các dự án BOT là hợp đồng, do đó, khi ký hợp đồng thì cơ quan nhà nước phải ký cho đúng, chứ không phải làm sai rồi lại chia sẻ rủi ro.
“Khi nhà nước ký hợp đồng với doanh nghiệp thì đồng ý đặt trạm BOT ở cái chỗ người ta không đi mà lại bắt người ta phải trả tiền thì phải điều chỉnh bằng cách phải ký cho nó đúng, chứ không phải đặt cái trạm không hợp lý, không được thu ở trạm đó nữa thì lại tính đi chia sẻ rủi ro”, bà Nga nêu, và cho rằng, quy định thế này không hợp lý vì từ khi làm hợp đồng đã không hợp lý rồi.
Cùng băn khoăn về cơ chế này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình đề nghị cần phải đánh giá lại cơ chế chia sẻ rủi ro được đề xuất trong dự thảo luật.
“Chúng ta là nước nông nghiệp nhưng đối với nông dân chúng ta đã có chính sách chia sẻ rủi ro với nông nghiệp chưa mà bây giờ đến vấn đề PPP ta lại đặt ra vấn đề chia sẻ rủi ro? Trong khi nông nghiệp vẫn cảm thấy chưa chia sẻ rõ với nông dân về rủi ro. Hàng năm, khi nông dân gặp vấn đề xong thì ta nói tại thị trường như thế, nông dân ráng mà chịu”, ông Bình nêu, và cho rằng, đây là vấn đề cần phải lưu tâm.
Theo số liệu tại Báo cáo của Chính phủ về tổng kết tình hình thực hiện dự án PPP, tính đến thời điểm hiện tại, có 336 dự án PPP đã ký kết hợp đồng (trong đó, 140 dự án áp dụng loại hợp đồng BOT, 188 dự án áp dụng loại hợp đồng BT và 8 dự án áp dụng các loại hợp đồng khác). Thông qua đó, huy động được khoảng 1.609.295 tỉ đồng vào đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia.
Những dự án PPP (loại hợp đồng BOT, BT...) trong thời gian đầu triển khai tuy còn có các hạn chế, tồn tại nhưng các công trình, dịch vụ có được từ các dự án PPP đã góp phần tích cực hoàn thiện số lượng, chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, hạ tầng đô thị, xử lý nước thải, rác thải..., kịp thời giải quyết các nhu cầu bức xúc về dịch vụ công của người dân và nhu cầu cấp bách về cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội đất nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kích cầu đối với sản xuất trong nước.  
Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thì năm 2017, chất lượng cơ sở hạ tầng tổng thể của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 79, tăng 2 bậc so với năm 2014 (xếp thứ 81), tăng 16 bậc so với năm 2012 (xếp thứ 95), tăng 44 bậc so với năm 2010 (xếp thứ 123).

Tin liên quan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét