CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 138
(ĐC sưu tầm trên NET)
Câu chuyện tiến hóa : CON MẮT
6 hiện tượng bí ẩn khiến khoa học hiện đại chưa thể giải thích
(Techz.vn) Khoa học và công
nghệ ngày càng hiện đại, có những điều tưởng chừng rất bình thường nhưng
lại nằm ngoài tầm hiểu biết và giải thích của khoa học hiện tại
1. Tại sao con người lại ngáp?
Ngáp là hoạt động rất đỗi quen thuộc. Quái lạ là khoa học vẫn không giải thích được tại sao.
Một
số giả thuyết như: nghiên cứu của ĐH Binghamton (Mỹ) năm 2011 cho biết
ngáp là cơ chế điều hòa thân nhiệt, cho phép não bộ giảm tải nhiệt độ.
Có điều, mục đích sinh học thực sự của ngáp thì chưa ai biết.
Ngoài ra ngáp còn có tính lây lan, và điều này khoa học cũng chưa hiểu tại sao.
2. Loại nấm chỉ mọc ở 1 vĩ độ
Đó
là Chorioactis geaster, và nó chỉ có thể mọc được ở Texas (Mỹ) và Nhật
Bản. Cả 2 địa điểm trên đều thuộc cùng 1 vĩ độ, nhưng điều này chưa đủ
để giải thích vì sao chúng chỉ mọc cố định ở 2 địa điểm, mà không ở nơi
khác.
Theo một nghiên cứu vào năm 2014 của ĐH Harvard, loài nấm này đã tách ra làm 2 quần thể từ 19 triệu năm trước.
3. Lối sống của cá voi lưng gù
Cá
voi lưng gù đã từng có lối sống cô độc. Nhưng rồi đến một ngày, chúng
đột nhiên chuyển sang sống theo bầy, thành một đại gia đình không ai dám
động đến.
Cụ
thể, các chuyên gia từ ĐH Pretoria phát hiện ra những con cá goi lưng
gù tại biển Nam Phi bỗng chuyển sang săn mồi theo bầy từ 20 - 200 con
trong vài năm vừa qua. Tuy chưa thể khẳng định, nhưng một số chuyên gia
cho rằng có thể lý do là vì số lượng cá voi đã tăng lên, nên chúng buộc
phải săn theo đàn.
4. Khu rừng nhảy mùa ở Nga
Vùng Kaliningrad (Nga) có một khu rừng mang tên "Rừng nhảy múa". Các thân cây trong rừng không thể mọc thẳng mà thành những hình thù uốn éo, trông như đang nhảy múa thực sự.
Rừng
cây được trồng vào thập niên 1960. Nhưng vấn đề là người ta chỉ trồng,
còn thân hình của cây thì tự nhiên thế. Có nhiều giả thuyết được đặt ra,
bao gồm gió mạnh, đất xốp, ảnh hưởng của sâu bướm... nhưng đều chưa
thực sự đáng tin cậy. Một số người địa phương còn gọi đây là "Rừng say rượu".
5. Ý nghĩa tiếng rên của mèo
Khoa học chứng minh đó là một nhóm cơ phía trong cổ họng mèo, tạo ra độ rung nhất định.
rung
nhất định. Tuy nhiên, lý do vì sao chúng lại rên thì vẫn là bí ẩn. Giả
thuyết được đặt ra là tiếng rên ấy sẽ giúp xương mọc nhanh hơn, cứng cáp
hơn trước áp lực, thậm chí là cải thiện khả năng hồi phục của người
nghe.
6. Chiếc hố bí ẩn tại Siberia
Miệng hố có tên là Patom, vài người bản địa gọi nó là "Tổ Đại bàng lửa", ví nó với tử thần vì xung quanh không có thực vật cũng chẳng có thú hoang bén mảng đến.
Patom
được Vadim Kolpakov - nhà địa chất học người Nga chính thức công bố vào
năm 1949, nhưng thực chất đã có niên đại từ hơn 500 năm trước. Có điều,
chẳng ai biết cái hố này từ đâu ra cả.
Cocaine có tác động khủng khiếp trên não như thế nào?
Dân trí Những bằng chứng quét MRI cho thấy việc lạm dụng cocaine nặng có thể dẫn đến những thay đổi vật lý vĩnh viễn cho não bằng cách "ăn mòn" chất trắng.
Vụ việc gần đây nhất là một người đàn ông 45 tuổi đã đến phòng cấp cứu ở Malta (Brazil) với sự bối rối và hành vi bất thường.
Bệnh nhân thậm chí không hợp tác, không
thể thực hiện các nhiệm vụ đơn giản và không tuân theo mệnh lệnh, bác sĩ
Ylenia Abdilla, bác sĩ điều trị cho người đàn ông tại bệnh viện Mater
Dei cho biết.
Các xét nghiệm máu và các xét nghiệm khác
đều tương đối bình thường, ngoại trừ quét MRI não của anh ta cho thấy
các phần của chất trắng trong não dường như đã bị "ăn mòn".
Dựa trên những lần quét này, các bác sĩ
cuối cùng đã đạt được chẩn đoán bệnh lý bạch cầu, tổn thương tiến triển
hoặc viêm nhiễm chất trắng của não. Một tình trạng hiếm gặp tương tự,
được gọi là bệnh não chất trắng đa ổ tiến triển, được biết là do nhiễm
trùng. Điều kỳ lạ là người đàn ông này không có dấu hiệu nhiễm trùng như
vậy, kể cả virus hay vi khuẩn.
Tuy nhiên, họ đã tìm thấy một lượng
cocaine đáng kể trong nước tiểu của người đàn ông. Mặc dù người đàn ông
không uống bất kỳ loại thuốc nào trong hai đến ba ngày, anh ta là một
người sử dụng cocaine thường xuyên. Dựa trên chi tiết này, các bác sĩ
kết luận rằng tình trạng của anh ta là kết quả của việc lạm dụng
cocaine.
Các trường hợp cocaine gây ra bệnh trên
là cực kỳ hiếm, nhưng nó đã được ghi nhận một số lần trong tài liệu y
khoa. Nó cũng không rõ chính xác tại sao cocaine gây ra hiệu ứng này
trên não, nhưng các nghiên cứu cho rằng sử dụng ma túy nặng có thể dẫn
đến việc tách ra và ảnh hưởng đến lớp cách điện hình thành xung quanh
dây thần kinh cũng như sưng các sợi trục não.
Tuy nhiên, rất may mắn là người đàn ông
không tử vong. Các bác sĩ đã điều trị cho người anh ta bằng một loại
thuốc dùng để giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch và loại bỏ kháng thể
khỏi huyết tương. Anh ta thậm chí đã đi cai nghiện để điều trị các vấn
đề của mình với chứng nghiện.
"Anh ấy đã không sử dụng ma túy trong một
thời gian. Ngoài một số phàn nàn về tâm trạng thấp, anh ấy hoàn toàn
độc lập và đã trở lại trạng thái chức năng trước đây", tác giả nghiên
cứu cho biết thêm.
Trang Phạm
Theo IFL Science
“Chúng tôi đang bắt đầu nhận ra sẽ thật sai lầm khi cho rằng các hố đen ở trung tâm các dải thiên hà đều bị giới hạn kích thước, vì chúng chỉ có thể nuốt được một vài vì sao,” tiến sĩ Whiteshouse cho biết, “Các hố đen có thể ‘tiêu hóa’ cả các dạng vật chất, khí, hành tinh và cả bụi ngoài không gian nữa. Riêng hố đen mới được phát hiện này có kích thước rất lớn, thậm chí còn to hơn nhiều hố đen khác mà chúng ta từng biết, như hố đen Sagittarius A* nằm ở trung tâm dải Ngân hà, hay Messier 32 ở thiên hà Andromeda.”
Theo tiến sĩ Whiteshouse, nhiều giả thuyết vật lý khác nhau đã suy
đoán rằng ở một thời điểm nào đó trong tương lai, một hố đen có thể lớn
đến mức sẽ nuốt trọn toàn bộ vũ trụ của chúng ta:
“Nhiều giả thuyết cho rằng cuối cùng, trong một thời gian rất dài nữa, thậm chí dài hơn những gì chúng ta tưởng tượng, toàn bộ vũ trụ của chúng ta sẽ nằm trong hố đen.”
Tiến sĩ Whitehouse còn cho rằng việc nghiên cứu các hố đen là rất quan trọng, vì những đặc tính độc đáo của chúng sẽ giúp các nhà khoa học “có một cái nhìn khác về cách vận hành của vũ trụ và những gì nó tạo ra.”
“Hố đen có thể xuất hiện ở muôn hình vạn trạng. Có những loại chỉ bé bằng kích thước phân tử, nhưng cũng có những loại lớn gấp tỷ lần kích thước của mặt trời, nằm ở giữa trung tâm các dải thiên hà. Chúng là những thiên thể đầy hấp dẫn và vô cùng quyến rũ.”
Những hố đen thường dày đặc đến mức có thể tạo ra các lực hấp dẫn để hấp thụ ánh sáng. Không gì có thể thoát ra khỏi một hố đen, thậm chí thời gian và không gian ở gần chúng đều có thể bị bẻ cong. Vì thế, thời gian ở trong vùng kiểm soát của hố đen thường rất khác so với thời gian ở bên ngoài. Trên lý thuyết, chỉ những vì sao lớn hơn Mặt Trời gấp nhiều lần mới có thể hình thành được hố đen.
Vào đầu tháng này, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã ghi nhận trong một cuộc khảo sát lên chuẩn tinh PSO167-13 và 9 chuẩn tinh khác, bằng việc sử dụng kính thiên văn Chandra của NASA, các nhà thiên văn đã phát hiện được một hố đen siêu khối lượng khác trên những chuẩn tinh này. Đây được coi là hố đen được quan sát bằng kính thiên văn có khoảng cách xa nhất tính đến thời điểm hiện tại
Theo Việt Anh - Sputnik (Dân Việt)
Hố đen này được nhóm thiên văn tại Max Planck phát hiện bằng việc sử dụng một dãy các loại kính thiên văn có kích thước lớn. Nguồn dữ liệu bổ sung dồi dào từ đài thiên văn ở Chile đã giúp họ vẽ bản đồ cấu trúc của dải thiên hà Holm 15A một cách chi tiết chưa từng thấy, nhằm mô phỏng và giải thích sự hình thành của dải thiên hà trên và điểm khác thường ở khu vực trung tâm của nó.
Các hố đen, nói một cách đơn giản, là những thực thể to lớn và đầy uy lực ở ngoài vũ trụ. Với đường kính lên tới 790 Đơn vị Thiên văn (AU) (tương đương 118.182.317.853 km), chúng có thể nuốt chửng toàn bộ những hành tinh gần nhất và ném chúng ra rìa của dải thiên hà.
Tuy nhiên, hố đen mới được phát hiện tại Holm 15A vẫn chưa phải là hố đen lớn nhất được xác định, mà danh hiệu này thuộc về chuẩn tinh TON 618. Những nghiên cứu gián tiếp của giới thiên văn cho thấy hố đen trên chuẩn tinh này lớn hơn Mặt Trời tới 66 tỷ lần, và thậm chí kích thước thực của nó còn lớn gấp 8 hoặc 9 lần so với ước tính ban đầu của các nhà thiên văn học.
Dù vậy, khám phá này vẫn góp phần mở rộng một cách đáng kể sự hiểu biết của nhân loại về quy mô của vũ trụ, cũng như những nền tảng cơ bản cho sự hình thành các dải thiên hà.
Theo VIệt Anh - Engadget (Dân Việt)
Sự chuyển động của kim loại lỏng trong lõi của Trái Đất đã tạo ra từ trường. Khi Trái Đất quay, từ trường gần như thẳng hàng với trục, tạo ra hai cực bắc và nam.
Từ trường tạo ra lớp khiên vô hình, bảo vệ các sinh vật trên Trái đất trước bức xạ tia cực tím từ Mặt trời.
Trong một nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học nhận thấy từ trường đang có dấu hiệu đảo cực. Trên thực tế, từ trường trái đất đã nhiều lần đảo cực trong quá khứ với chu kỳ vào khoảng 450.000 năm. Mỗi một lần từ trường đảo cực diễn ra thường kéo dài từ 1.000 – 10.000 năm.
Giáo sư khoa học địa chất Brad Singer thuộc Đại học Wisconsin–Madison, nói lần đảo cực gần đây nhất cách đây 780.000 năm. Nghiên cứu mới của giáo sư Singer cho thấy, quá trình đảo cực phức tạp hơn nhiều, mất tới 22.000 năm để hoàn thành.
Cách đây 40.000 năm, Trái đất cũng từng bị đảo cực nhưng hiện tượng
này đã nhanh chóng quay ngược trở lại về mốc ban đầu. Ngày nay, hiện
tượng đảo cực ngày càng xảy ra với tần suất lớn hơn, cách 200.000 -
300.000 năm.
“Hiểu rõ về quá trình đảo cực địa từ đóng vai trò rất quan trọng đối với nền văn minh Trái đất trong tương lai, vì từ trường dịch chuyển có thể có tác động sâu rộng lên khắp hành tinh chúng ta”, giáo sư Singer nói.
Một số nhà nghiên cứu tin rằng, đảo cực địa từ gây ra bởi sự nhiễu loạn trong sự cân bằng giữa vòng quay Trái Đất và nhiệt độ ở lõi Trái Đất, làm thay đổi chuyển động của khối kim loại lỏng khiến từ trường đảo cực. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, quá trình chính xác của từ trường đảo cực vẫn còn nhiều bí ẩn.
Điều đáng lo ngại mà các nhà khoa học nhận thấy là trong 200 năm trở lại đây, từ trường Trái đất đã suy yếu với tốc độ nhanh chưa từng thấy, lên tới 5% mỗi thế kỷ. Điều này làm ảnh hưởng sâu rộng đến các sinh vật sống trên Trái đất.
Cực từ phía bắc hiện đang di chuyển nhanh về hướng Siberia, nhưng chưa thể xảy ra hiện tượng đảo cực trong vòng vài ngàn năm tới.
“Nghiên cứu cho thấy nhân loại có thể có đủ thời gian để phát triển công nghệ giúp tồn tại trước bức xạ Mặt trời ngày càng lớn”, giáo sư Brad Singer nói.
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)
Trang Phạm
Theo IFL Science
Vũ trụ to lớn vô cùng, một ngày có thể bị hố đen khổng lồ nuốt chửng
Thứ Năm, ngày 15/08/2019 00:30 AM (GMT+7)
Một hố đen siêu khối lượng mới được phát hiện gần đây đã mang đến cho các nhà thiên văn học một cái nhìn mới mẻ về sức mạnh tiềm tàng của các thiên thể này.
Trong tương lai, một hố đen siêu khối lượng có thể đủ lớn để "nuốt" cả vũ trụ? (Ảnh: AP)
Tiến sĩ thiên văn David Whiteshouse, trong một cuộc phỏng vấn với tờ
Daily Express, cho rằng vũ trụ của chúng ta một ngày nào đó sẽ bị nuốt
chửng bởi một hố đen khổng lồ. Ông giải thích rằng một hố đen siêu khối
lượng mới được phát hiện bởi các nhà thiên văn ở khu vực Nam Mỹ đã cung
cấp cho giới khoa học một góc nhìn mới về việc chúng có thể lớn đến mức
nào.“Chúng tôi đang bắt đầu nhận ra sẽ thật sai lầm khi cho rằng các hố đen ở trung tâm các dải thiên hà đều bị giới hạn kích thước, vì chúng chỉ có thể nuốt được một vài vì sao,” tiến sĩ Whiteshouse cho biết, “Các hố đen có thể ‘tiêu hóa’ cả các dạng vật chất, khí, hành tinh và cả bụi ngoài không gian nữa. Riêng hố đen mới được phát hiện này có kích thước rất lớn, thậm chí còn to hơn nhiều hố đen khác mà chúng ta từng biết, như hố đen Sagittarius A* nằm ở trung tâm dải Ngân hà, hay Messier 32 ở thiên hà Andromeda.”
“Nhiều giả thuyết cho rằng cuối cùng, trong một thời gian rất dài nữa, thậm chí dài hơn những gì chúng ta tưởng tượng, toàn bộ vũ trụ của chúng ta sẽ nằm trong hố đen.”
Tiến sĩ Whitehouse còn cho rằng việc nghiên cứu các hố đen là rất quan trọng, vì những đặc tính độc đáo của chúng sẽ giúp các nhà khoa học “có một cái nhìn khác về cách vận hành của vũ trụ và những gì nó tạo ra.”
“Hố đen có thể xuất hiện ở muôn hình vạn trạng. Có những loại chỉ bé bằng kích thước phân tử, nhưng cũng có những loại lớn gấp tỷ lần kích thước của mặt trời, nằm ở giữa trung tâm các dải thiên hà. Chúng là những thiên thể đầy hấp dẫn và vô cùng quyến rũ.”
Những hố đen thường dày đặc đến mức có thể tạo ra các lực hấp dẫn để hấp thụ ánh sáng. Không gì có thể thoát ra khỏi một hố đen, thậm chí thời gian và không gian ở gần chúng đều có thể bị bẻ cong. Vì thế, thời gian ở trong vùng kiểm soát của hố đen thường rất khác so với thời gian ở bên ngoài. Trên lý thuyết, chỉ những vì sao lớn hơn Mặt Trời gấp nhiều lần mới có thể hình thành được hố đen.
Vào đầu tháng này, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã ghi nhận trong một cuộc khảo sát lên chuẩn tinh PSO167-13 và 9 chuẩn tinh khác, bằng việc sử dụng kính thiên văn Chandra của NASA, các nhà thiên văn đã phát hiện được một hố đen siêu khối lượng khác trên những chuẩn tinh này. Đây được coi là hố đen được quan sát bằng kính thiên văn có khoảng cách xa nhất tính đến thời điểm hiện tại
Theo Việt Anh - Sputnik (Dân Việt)
Phát hiện hố đen lớn "chưa từng có", kích thước gấp 40 tỷ lần Mặt Trời
Thứ Ba, ngày 13/08/2019 00:30 AM (GMT+7)
Mới đây, một nhóm các nhà thiên văn học từ viện nghiên cứu Max Planck đã phát hiện ra một hố đen có kích thước lớn nhất từ trước đến nay mà kính thiên văn quan sát được từ Trái Đất.
Một hố đen "lớn nhất từ trước đến nay" có thể nhìn thấy bằng kính thiên văn mới được phát hiện (Ảnh: Engadget)
Hố đen này nằm ở trung tâm của dải thiên hà Holm 15A, cách Trái Đất
700 triệu năm ánh sáng. Kích thước của nó lớn gấp đôi kích thước hố đen
lớn nhất được phát hiện bằng kính thiên văn ở thời điểm trước đó, gấp 40
tỷ lần kích thước của Mặt Trời, và gấp 10.000 kích thước hố đen nằm ở
phần lõi của dải Ngân Hà.Hố đen này được nhóm thiên văn tại Max Planck phát hiện bằng việc sử dụng một dãy các loại kính thiên văn có kích thước lớn. Nguồn dữ liệu bổ sung dồi dào từ đài thiên văn ở Chile đã giúp họ vẽ bản đồ cấu trúc của dải thiên hà Holm 15A một cách chi tiết chưa từng thấy, nhằm mô phỏng và giải thích sự hình thành của dải thiên hà trên và điểm khác thường ở khu vực trung tâm của nó.
Các hố đen, nói một cách đơn giản, là những thực thể to lớn và đầy uy lực ở ngoài vũ trụ. Với đường kính lên tới 790 Đơn vị Thiên văn (AU) (tương đương 118.182.317.853 km), chúng có thể nuốt chửng toàn bộ những hành tinh gần nhất và ném chúng ra rìa của dải thiên hà.
Tuy nhiên, hố đen mới được phát hiện tại Holm 15A vẫn chưa phải là hố đen lớn nhất được xác định, mà danh hiệu này thuộc về chuẩn tinh TON 618. Những nghiên cứu gián tiếp của giới thiên văn cho thấy hố đen trên chuẩn tinh này lớn hơn Mặt Trời tới 66 tỷ lần, và thậm chí kích thước thực của nó còn lớn gấp 8 hoặc 9 lần so với ước tính ban đầu của các nhà thiên văn học.
Dù vậy, khám phá này vẫn góp phần mở rộng một cách đáng kể sự hiểu biết của nhân loại về quy mô của vũ trụ, cũng như những nền tảng cơ bản cho sự hình thành các dải thiên hà.
Theo VIệt Anh - Engadget (Dân Việt)
“Địa ngục” nóng 5000 độ C trong lòng đất bất ổn, báo hiệu thảm họa toàn cầu?
Thứ Hai, ngày 12/08/2019 12:00 PM (GMT+7)
Từ trường bắt nguồn từ sâu trong lòng Trái đất đang có dấu hiệu lạ, có thể báo hiệu sự đảo chiều mà không ai mong muốn.
Sự kiện:
Khám phá vũ trụ
Trái đất đang biến đổi từ trường với tốc độ nhanh hơn nhiều so với trước đây.
Theo arstechnica, từ trường Trái đất hình thành ở độ sâu 3.000km dưới
lòng đất. Nơi này được coi là “địa ngục” vì mức nhiệt lên tới 5.000 độ
C, làm tan chảy bất cứ kim loại nào.Sự chuyển động của kim loại lỏng trong lõi của Trái Đất đã tạo ra từ trường. Khi Trái Đất quay, từ trường gần như thẳng hàng với trục, tạo ra hai cực bắc và nam.
Từ trường tạo ra lớp khiên vô hình, bảo vệ các sinh vật trên Trái đất trước bức xạ tia cực tím từ Mặt trời.
Trong một nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học nhận thấy từ trường đang có dấu hiệu đảo cực. Trên thực tế, từ trường trái đất đã nhiều lần đảo cực trong quá khứ với chu kỳ vào khoảng 450.000 năm. Mỗi một lần từ trường đảo cực diễn ra thường kéo dài từ 1.000 – 10.000 năm.
Giáo sư khoa học địa chất Brad Singer thuộc Đại học Wisconsin–Madison, nói lần đảo cực gần đây nhất cách đây 780.000 năm. Nghiên cứu mới của giáo sư Singer cho thấy, quá trình đảo cực phức tạp hơn nhiều, mất tới 22.000 năm để hoàn thành.
“Hiểu rõ về quá trình đảo cực địa từ đóng vai trò rất quan trọng đối với nền văn minh Trái đất trong tương lai, vì từ trường dịch chuyển có thể có tác động sâu rộng lên khắp hành tinh chúng ta”, giáo sư Singer nói.
Một số nhà nghiên cứu tin rằng, đảo cực địa từ gây ra bởi sự nhiễu loạn trong sự cân bằng giữa vòng quay Trái Đất và nhiệt độ ở lõi Trái Đất, làm thay đổi chuyển động của khối kim loại lỏng khiến từ trường đảo cực. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, quá trình chính xác của từ trường đảo cực vẫn còn nhiều bí ẩn.
Điều đáng lo ngại mà các nhà khoa học nhận thấy là trong 200 năm trở lại đây, từ trường Trái đất đã suy yếu với tốc độ nhanh chưa từng thấy, lên tới 5% mỗi thế kỷ. Điều này làm ảnh hưởng sâu rộng đến các sinh vật sống trên Trái đất.
Cực từ phía bắc hiện đang di chuyển nhanh về hướng Siberia, nhưng chưa thể xảy ra hiện tượng đảo cực trong vòng vài ngàn năm tới.
“Nghiên cứu cho thấy nhân loại có thể có đủ thời gian để phát triển công nghệ giúp tồn tại trước bức xạ Mặt trời ngày càng lớn”, giáo sư Brad Singer nói.
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)
Nhận xét
Đăng nhận xét