HÉT LÊN ĐI, ƠI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU 50

-Cứ để xảy ra uất ức thế này thì sao gọi là định hướng XHCN ?
-Khi xảy ra bất đồng giữa chính phủ và nhân dân, thì phải ưu tiên đặt quyền lợi của nhân dân lên trên hết để giải quyết! Vì người xưa nói: " Quốc dĩ dân vi bản", "Dĩ dân vi thượng". Và Hồ Chủ Tịch từng nói: "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". "Cơm của chúng ta ăn, áo của chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng đều là mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy chúng ta phải đền ơn xứng đáng cho nhân dân. Chớ vác mặt làm quan cách mạng để dân ghét, dân khinh, dân không ủng hộ"
--------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Toàn cảnh người dân Đồng Tâm bắt giữ xe Kiểm soát Quân sự và 16 Quân Nhân?

Sự thật thông tin người dân Đồng Tâm bắt giữ quân đội?

Chiều và tối ngày 25/11, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip kèm thông tin cho rằng một số người dân bắt giữ, khống chế một số bộ đội tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội). Thời điểm thông tin lan truyền trùng với thời điểm, Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị đối thoại với công dân xã Đồng Tâm và các xã tiếp giáp với sân bay Miếu Môn tại trụ sở UBND huyện Mỹ Đức.
Trao đổi với PV về thông tin trên, lãnh đạo UBND huyện Mỹ Đức khẳng định không có chuyện người dân bắt giữ bộ đội tại xã Đồng Tâm. Đồng thời cho biết, chiều 25/11, một nhóm bộ đội làm nhiệm vụ kiểm soát quân sự phục vụ hội thao tại Trường bắn Miếu Môn (cạnh trụ sở UBND xã Đồng Tâm) có di chuyển quân trên xe ôtô qua khu vực Miếu Môn. Cùng thời gian này, tại trụ sở UBND huyện Mỹ Đức, Thanh tra Chính phủ đang tổ chức Hội nghị đối thoại với công dân xã Đồng Tâm và các xã tiếp giáp với sân bay Miếu Môn. Do vậy, người dân lầm tưởng có việc nghiêm trọng, nên đã vây xe lại.
Quanh cảnh buổi đối thoại.© Kiến Thức Quanh cảnh buổi đối thoại. Lãnh đạo UBND huyện Mỹ Đức cho biết, sau khi được giải thích, xe chở các chiến sĩ bộ đội đã di chuyển tiếp và người dân không còn tập trung đông người.
Tại buổi đối thoại với công dân xã Đồng Tâm và các xã tiếp giáp với sân bay Miếu Môn, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho biết, Thanh tra thành phố Hà Nội đã tiến hành thanh tra để làm rõ các vấn đề liên quan đến đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
Ngày 19/7/2017, Thanh tra thành phố ban hành Kết luận thanh tra số 2346/KL-TTTP-P5 "Về việc thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước đến nay đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức”, nội dung chính đã khẳng định: Toàn bộ 238ha đất thuộc địa bàn 3 xã Trần Phú, Mỹ Lương, Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ) và xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thu hồi, giao cho quân đội từ năm 1980 để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Tuy nhiên, sau khi kết luận thanh tra 2346/KL-TTTP-P5 được công bố, một số người không đồng tình và có khiếu nại với Thanh tra Chính phủ. Do đó, Thanh tra Chính phủ quyết định tiến hành rà soát, kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận nêu trên để làm căn cứ trả lời công dân.
Ngày 25/4/2019, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông báo số 611/TB-TTCP về “Kết quả rà soát, kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của Kết luận thanh tra số 2346/KL-TTTP-P5 ngày 19/7/2017 của Thanh tra thành phố Hà Nội” khẳng định, việc tiến hành thanh tra của Thanh tra thành phố Hà Nội là đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về thanh tra; các nội dung của Kết luận thanh tra phù hợp với quy định pháp luật, bảo đảm tính chính xác.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh, vừa qua, Thanh tra Chính phủ tiếp tục nhận được 2 lá đơn không đồng tình với Kết luận thanh tra số 2346/KL-TTTP-P5 và Thông báo số 611/TB-TTCP. Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị đối thoại để tiếp tục thông tin, tuyên truyền giúp người dân hiểu rõ, hiểu đúng bản chất sự việc đã xảy ra tại xã Đồng Tâm.
Ông Nguyễn Văn Thanh cho biết, liên quan đến đất sân bay Miếu Môn, hiện còn hai nhóm ý kiến. Một số hộ dân không đồng tình với kết luận thanh tra của thành phố Hà Nội, kết quả thẩm tra của Thanh tra Chính phủ và mong muốn được đối thoại làm rõ. Về nội dung này, Thanh tra Chính phủ cũng như thành phố Hà Nội luôn sẵn sàng đối thoại, làm rõ các vấn đề người dân còn băn khoăn. Hai là, Thanh tra Chính phủ cũng nhận được đơn thư của các cán bộ lão thành ở xã Đồng Tâm (có người hơn 60 năm tuổi Đảng) bày tỏ đồng thuận, mong muốn các cấp sớm thực hiện kết luận thanh tra của thành phố, xử lý nghiêm sai phạm, để sớm ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn.
Đồng thời, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cũng cho biết, liên quan đến quá trình quản lý, sử dụng đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, gần 30 cán bộ có hành vi vi phạm đã bị xử lý, trong đó có một số cán bộ bị xử lý hình sự... Đến thời điểm này, 14 hộ dân có diện tích đất trong khu vực sân bay Miếu Môn đã đồng tình ký vào biên bản được đền bù, hỗ trợ và di dời ra khỏi đất khu vực sân bay Miếu Môn theo đúng luật định. Hiện toàn bộ đất trong khu vực sân bay Miếu Môn đã, đang được giải phóng mặt bằng sạch, để sớm giao cho đơn vị quân đội quản lý, sử dụng đất.

Không có chuyện người dân xã Đồng Tâm bắt giữ bộ đội

Nhóm bộ đội làm nhiệm vụ kiểm soát quân sự phục vụ hội thao tại Trường bắn Miếu Môn, người dân đã lầm tưởng có việc nghiêm trọng, nên đã vây xe lại.

XEM CLIP Thanh tra Chính phủ đối thoại với người dân Đồng Tâm:
browser not support iframe.
Liên quan đến thông tin lan truyền trên mạng xã hội tối qua, lãnh đạo huyện Mỹ Đức, Hà Nội cho biết, không có chuyện người dân bắt giữ bộ đội tại xã Đồng Tâm.
Chú thích ảnh
Quang cảnh cuộc đối thoại giữa Thanh tra Chính phủ với công dân xã Đồng Tâm chiều 25/11
Theo lãnh đạo huyện Mỹ Đức, chiều qua, nhóm bộ đội làm nhiệm vụ kiểm soát quân sự phục vụ hội thao tại Trường bắn Miếu Môn (nằm ngay cạnh xã Đồng Tâm) có di chuyển quân trên xe ô tô qua khu vực Miếu Môn. Cùng thời gian này, tại trụ sở UBND huyện Mỹ Đức, Thanh tra Chính phủ đang tổ chức hội nghị đối thoại với công dân xã Đồng Tâm và các xã tiếp giáp với sân bay Miếu Môn. Người dân đã lầm tưởng có việc nghiêm trọng, nên đã vây xe lại.
Ngay sau khi bộ đội và chính quyền địa phương giải thích, xe của bộ đội đã di chuyển tiếp và người dân không còn tập trung đông người. Sự việc đã cơ bản được giải quyết, trật tự tại khu vực này đã ổn định.

Cũng trong chiều qua, tại buổi đối thoại với công dân xã Đồng Tâm và các xã tiếp giáp với sân bay Miếu Môn ở trụ sở huyện Mỹ Đức, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho biết, liên quan đến quá trình quản lý, sử dụng đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội, đến thời điểm này, 14 hộ dân có diện tích đất trong khu vực sân bay đã đồng tình ký vào biên bản được đền bù, hỗ trợ và di dời ra khỏi đất khu vực sân bay theo đúng luật định.
Hiện toàn bộ đất trong khu vực sân bay Miếu Môn đã, đang được giải phóng mặt bằng sạch để sớm giao cho đơn vị quân đội quản lý, sử dụng.
Phần lớn người dân đều đồng tình với kết luận của Thanh tra thành phố Hà Nội và đưa ra quan điểm luôn ủng hộ Nhà nước trong các chính sách quốc phòng an ninh. Người dân cũng ghi nhận việc chính quyền công bố các bản đồ liên quan đến khu đất sân bay Miếu Môn và mong muốn những vấn đề liên quan được xử lý dứt điểm, tạo điều kiện đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương, nâng cao đời sống người dân.
Biến cố ở Đồng Tâm

Biến cố ở Đồng Tâm

Biến cố khi người dân thôn Hoành (Đồng Tâm, Mỹ Đức) bắt giữ trái pháp luật 38 cán bộ, chiến sĩ công ....
Theo TTXVN

Chính phủ có thật sự đối thoại với người dân Đồng Tâm?

RFA
2019-11-25
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại trụ sở Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Mỹ Đức hôm 25/11/2019.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại trụ sở Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Mỹ Đức hôm 25/11/2019.
Courtesy chinhphu.vn
Theo Thông tấn xã Việt Nam, vào ngày 25 tháng 11 năm 2019, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức buổi đối thoại tại trụ sở Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Mỹ Đức, để đối thoại với công dân xã Đồng Tâm và các xã tiếp giáp với sân bay Miếu Môn (ngoại thành Hà Nội), liên quan việc khiếu kiện đất đai ở khu vực này.
Đây là khu vực từng xảy ra vụ tranh chấp đất đai ầm ĩ báo chí trong nước và quốc tế khi người dân bắt giữ 38 cảnh sát cơ động làm con tin hồi tháng 4 năm 2014. Những con tin chỉ được giải thoát sau khi Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung về tận nơi hứa với người dân tìm cách giải quyết tranh chấp đất. Tuy nhiên đến giờ vẫn chưa có giải pháp nào được cả hai phía chấp nhận.
Theo TTXVN, tham dự đối thoại lần này có Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung; Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh, một số cơ quan chính phủ có liên quan và chính quyền địa phương, cùng đông đảo người dân.
Khi chuẩn bị đến giờ xuống huyện thì họ đã đưa một xe ô tô gồm hơn hai mươi kiểm soát quân sự về với mục đích là uy hiếp tinh thần người dân Đồng Tâm chúng tôi.
-Lê Đình Công
Tuy nhiên khi trao đổi với RFA hôm 25/11, ông Lê Đình Công một trong những người dân khiếu kiện ở Đồng Tâm cho biết, chính quyền không mời người dân đối thoại như đã hứa với người dân trước đây mà mời lên để nghe đọc kết luận thanh tra:
“Mời nghe đọc kết luận thì chúng tôi không xuống, nhưng họ lại nhằm mục đích đánh lừa dư luận, nói rằng hôm nay đối thoại với dân Đồng Tâm, trong đó chỉ có một số người là bố mẹ, gia đình của những cán bộ hiện đang làm việc ở xã Đồng Tâm. Khi chuẩn bị đến giờ xuống huyện thì họ đã đưa một xe ô tô gồm hơn hai mươi kiểm soát quân sự về với mục đích là uy hiếp tinh thần người dân Đồng Tâm chúng tôi.”
Đài Á Châu Tự Do hôm 25/11 cũng đã liên lạc ông Lê Trường Huy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm, theo số điện thoại di động của ông này, để xác nhận thông tin vừa nêu, tuy nhiên sau nhiều lần cố gắng vẫn không liện lạc được.
Vào ngày 25/11, người dân Đồng Tâm cho biết họ lại bị chính quyền đe dọa, uy hiếp tinh thần khi cho xe chở lực lượng kiểm soát quân sự đến địa phương.
Vào ngày 25/11, người dân Đồng Tâm cho biết họ lại bị chính quyền đe dọa, uy hiếp tinh thần khi cho xe chở lực lượng kiểm soát quân sự đến địa phương. Screen capture from video
Ông Lê Đình Công cho biết thêm, hôm 24 tháng 11 năm 2019, ông và nhân dân Đồng Tâm nhận được một giấy mời lên huyện Mỹ Đức, để nghe ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Tổng thanh tra Chính phủ, đọc thông báo kết luận liên quan kết luận thanh tra đất sân bay Miếu Môn 2346 và nghe kết quả rà soát kết quả thanh tra 611, ông nói tiếp:
“Họ biết nếu đọc rà soát này thì nhân dân Đồng Tâm sẽ không xuống, bởi vì trước đó nhân dân Đồng Tâm đã đề nghị UBND Hà Nội, Thanh tra chính phủ, Bộ quốc phòng phỉ đối thoại với người dân Đồng Tâm. Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cũng có văn bản chỉ đạo thanh tra chính phủ, UBND Hà Nội phải về đối thoại với dân Đồng Tâm, nhưng họ lại mời chúng tôi chỉ để nghe kết luận rà soát số 611. Nhưng từ kết luận 2346 và rà soát này đều không làm việc với nguyên đơn chúng tôi.”
Theo cổng thông tin chính phủ, vào ngày 19/7/2017, Thanh tra thành phố ban hành Kết luận thanh tra số 2346 về việc thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước đến nay đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Trong đó, nội dung chính là khẳng định: Toàn bộ 238ha đất thuộc địa bàn 3 xã Trần Phú, Mỹ Lương, Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ) và xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thu hồi, giao cho quân đội từ năm 1980 để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Sau khi công bố Kết luận thanh tra 2346, vì người dân Đồng Tâm không đồng tình, Thanh tra Chính phủ đã quyết định tiến hành rà soát kết luận thanh tra 2346.
Đến ngày 25 tháng 4 năm 2019, Thanh tra Chính phủ đã ra thông báo số 611, công bố kết quả rà sát kết luận 2346 thanh tra đất đai Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội, và khẳng định toàn bộ khu đất ở sân bay Miếu Môn hơn 239 ha đều thuộc đất Quốc Phòng.
Luật sư Ngô Anh Tuấn, thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội, là luật sư đại diện cho người dân Đồng Tâm, sau khi có kết luận thanh tra vào tháng tư năm 2019, khi trả lời RFA trước đây từng nhận định:
“Với những việc trước đây thì tôi xin phép không nói vì đã có kết luận lần thứ nhất rồi. Nhưng mà mới đây giai đoạn mà chúng tôi có ký hợp đồng với nhân dân Đồng Tâm là chúng tôi bảo vệ cho những vấn đề có liên quan đến kết luận thanh tra. Kết luận thanh tra giao cho thành phố là thông báo trả lời về việc thanh tra chứ không phải là kết luận. Và đây là thông báo đơn phương từ phía họ thôi.”
Khi đó Luật sư Ngô Anh Tuấn cho biết, người dân Đồng Tâm sẽ kiên trì yêu cầu đề nghị chính quyền đối thoại, trả lời rõ ràng các thông báo, công văn; Yêu cầu chính quyền trả lời chính thức bằng văn bản hoặc sẽ đối thoại với người dân.
Giấy mời cũng không gồm thành phần như chúng tôi yêu cầu, cũng không có nội dung mời nguyên đơn khiếu nại tố cáo. Đồng Tâm có 14 cụm dân cư thì họ mời mỗi cụm 5 người gồm cụm trưởng + 2 đảng viên và 2 công dân.
-Cụ Lê Đình Kình
Trả lời RFA hôm 25/11, cụ Lê Đình Kình, nguyên Bí thư đảng ủy xã Đông Tâm, cũng là người đại diện tinh thần của người dân xã Đồng Tâm, nói:
“Trước đây chúng tôi yêu cầu về trực tiếp đối thoại với nhân dân xã Đồng Tâm phải có đủ thành phần như chính phủ, bộ quốc phòng, huyện, xã… có luật sư hỗ trợ pháp lý và có nguyên đơn đứng ra khiếu nại tố cáo, các ông ấy nói họp quốc hội xong sẽ về, nhưng hôm nay chủ tịch UBND thành phố Hà Nội lại tổ chức về trước, nhưng lại không về xã Đồng Tâm mà về huyện Mỹ Đức, và giấy mời cũng không gồm thành phần như chúng tôi yêu cầu, cũng không có nội dung mời nguyên đơn khiếu nại tố cáo. Đồng Tâm có 14 cụm dân cư thì họ mời mỗi cụm 5 người gồm cụm trưởng + 2 đảng viên và 2 công dân.”
Theo cụ Lê Đình Kình, đất quốc phòng thuộc sân bay Miếu Môn chỉ có 47,36 hecta, nhưng chính quyền lại nói là 64 hecta. Theo cụ Kình, người dân còn 59 hecta đất nông nghiệp nhưng chính quyền lại nói khu vực sân bay Miếu Môn chỉ có đất quốc phòng chứ không có đất nông nghiệp. Cụ Lê Đình Kình nói tiếp:
“Hôm nay không xảy ra bắt bớ, giữ người gì ở xã Đồng Tâm, mà dân Đồng Tâm chỉ lên cổng Ủy ban từ 12 giờ 5 phút đến 4 giờ chiều, và có đưa một số văn bản chứng minh 14 hộ dân ở xã đồng tâm này là đất nông nghiệp của họ, ngay cả quân chủng phòng không, không quân người ta cũng công nhận đây là đất nông nghiệp, khu vự này là do lịch sử để lại.”
Cụ Lê Đình Kình cho rằng, cuộc gặp hôm nay chính quyền đã giấu diếm sự thật và cũng không đối thoại đúng sự thật. Vì vậy Cụ cho biết, ngày mai Cụ và người dân Đồng Tâm sẽ tiếp tục đề nghị giải quyết tiếp vấn đề này.
Vào ngày 15/04/17, khi chính quyền xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội tiến hành cưỡng chế đất tại đồng Sênh, ở thôn Hoành, người dân xã Đồng Tâm khi đó đã gây chấn động dư luận trong và ngoài nước qua vụ việc người dân bắt giữ 38 cảnh sát cơ động và cán bộ làm con tin, để yêu cầu được đối thoại với Chính quyền thành phố Hà Nội. Trước đó, Công an Hà Nội bắt 4 người dân xã Đồng Tâm để điều tra cáo buộc gây rối trật tự công cộng, trong số này có cụ Lê Đình Kình, nguyên Bí thư đảng ủy xã, 82 tuổi vào thời điểm đó.
Căng thẳng chấm dứt vào ngày 22/4 sau khi Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về đối thoại với người dân và người dân thả toàn bộ những con tin bị bắt giữ.
Người đứng đầu thành phố Hà Nội lúc đó đã viết một bản cam kết “trực tiếp tham gia đoàn thanh tra, chỉ đạo sát sao đoàn thanh tra làm đúng sự thật, khách quan và đúng pháp luật”. Ông cũng hứa sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự của toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm sau vụ bắt giữ con tin.

Sai phạm liên quan vụ đất Đồng Tâm (Hà Nội): Gần 30 cán bộ bị xử lý

25/11/2019 20:16 GMT+7

TTO - Tại hội nghị đối thoại với công dân ngày 25-11, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho biết liên quan đến quá trình quản lý, sử dụng đất khu sân bay Miếu Môn, có gần 30 cán bộ có hành vi vi phạm đã bị xử lý.

Sai phạm liên quan vụ đất Đồng Tâm (Hà Nội): Gần 30 cán bộ bị xử lý - Ảnh 1.
Ông Nguyễn Văn Thanh, phó tổng Thanh tra Chính phủ, phát biểu tại cuộc đối thoại - Ảnh: TTXVN
Ngày 25-11, tại trụ sở UBND huyện Mỹ Đức, Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị đối thoại với công dân xã Đồng Tâm và các xã tiếp giáp với sân bay Miếu Môn.
Dự hội nghị có Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung; Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh; Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Đỗ Văn Đương; đại diện Văn phòng Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Quân chủng Phòng không - không quân; đại diện các sở, ngành của TP Hà Nội và chính quyền địa phương liên quan, cùng đông đảo người dân.
Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho biết liên quan đến quá trình quản lý, sử dụng đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, gần 30 cán bộ có hành vi vi phạm đã bị xử lý, trong đó có một số cán bộ bị xử lý hình sự...
Đến thời điểm này, 14 hộ dân có diện tích đất trong khu vực sân bay Miếu Môn đã đồng tình ký vào biên bản được đền bù, hỗ trợ và di dời ra khỏi đất khu vực sân bay Miếu Môn theo đúng luật định.
Hiện toàn bộ đất trong khu vực sân bay Miếu Môn đã, đang được giải phóng mặt bằng sạch, để sớm giao cho đơn vị quân đội quản lý, sử dụng đất.
Ông Nguyễn Văn Thanh cho rằng kết luận thanh tra toàn diện về việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước đến nay đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức và thông báo số 611/TB-TTCP ngày 25/4/2019 của Thanh tra Chính phủ về kết quả rà soát, kiểm tra tính chính xác, hợp pháp kết luận thanh tra của Thanh tra TP Hà Nội là đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, các nội dung của kết luận thanh tra phù hợp với quy định pháp luật, đảm bảo tính chính xác.
"Người dân có thể hiểu lầm là đơn vị quân đội chưa sử dụng nên có ý định xin lại để canh tác. Nguyện vọng đó theo quy định phải thể hiện qua HĐND xã Đồng Tâm, nhưng theo ghi nhận chưa từng có ý kiến đó. Một số hộ không thể đại diện cho tất cả để đòi lại khu đất này.
Bên cạnh đó, qua tìm hiểu khu đất này là để phục vụ mục đích quốc phòng, không thể chuyển đổi, cũng không hề có một dự án nào ngoài mục đích quốc phòng ở đây", Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh khẳng định.
Sai phạm liên quan vụ đất Đồng Tâm (Hà Nội): Gần 30 cán bộ bị xử lý - Ảnh 2.
Quang cảnh cuộc đối thoại - Ảnh: TTXVN
Theo Phó tổng Thanh tra Chính phủ, liên quan đến đất sân bay Miếu Môn, hiện còn hai nhóm ý kiến. Một là, một số hộ dân không đồng tình với kết luận thanh tra của TP Hà Nội, kết quả thẩm tra của Thanh tra Chính phủ và mong muốn được đối thoại làm rõ.
Về nội dung này, Thanh tra Chính phủ cũng như TP Hà Nội luôn sẵn sàng đối thoại, làm rõ các vấn đề người dân còn băn khoăn.
Hai là, Thanh tra Chính phủ cũng nhận được đơn thư của các cán bộ lão thành ở xã Đồng Tâm (có người hơn 60 năm tuổi Đảng) bày tỏ đồng thuận, mong muốn các cấp sớm thực hiện kết luận thanh tra của thành phố, xử lý nghiêm sai phạm, để sớm ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn.
Cũng tại buổi đối thoại, nhiều người dân xã Đồng Tâm bày tỏ phấn khởi khi được chính quyền các cấp lắng nghe ý kiến. Ông Trần Ngọc Viễn, đại diện 14 hộ dân đã đồng ý di dời khỏi đất sân bay Miếu Môn, cho biết gia đình ông ở trong đất sân bay Miếu Môn từ năm 1988 và biết đây là đất do quân đội quản lý.
Ông Trần Ngọc Viễn chia sẻ: "Chúng tôi đồng tình di dời khỏi đất sân bay Miếu Môn và đã giải tỏa xong bởi chúng tôi hiểu pháp luật. Chúng tôi đã vui vẻ di dời khi được Đảng, Nhà nước hỗ trợ. Người dân Đồng Tâm đa phần chấp hành, ủng hộ, chỉ có một bộ phận nhỏ phản đối".
Ông Nguyễn Quyết Thắng (nguyên bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm) cho biết người dân Đồng Tâm đồng tình với kết luận thanh tra số 2346/KL-TTTP-P5 của Thanh tra TP Hà Nội cũng như thông báo số 611/TB-TTCP của Thanh tra Chính phủ. Phần lớn người dân đều đồng tình với kết luận của Thanh tra TP Hà Nội và đưa ra quan điểm luôn ủng hộ Nhà nước trong các chính sách quốc phòng an ninh.
Người dân cũng ghi nhận việc chính quyền công bố các bản đồ liên quan đến khu đất sân bay Miếu Môn và mong muốn những vấn đề liên quan được xử lý dứt điểm, tạo điều kiện đảm bảo an ninh chính trị ở địa phương, nâng cao đời sống người dân.
Trả lời những băn khoăn của người dân xã Đồng Tâm về việc đất sân bay Miếu Môn là đất an ninh quốc phòng, tại sao huyện Mỹ Đức lại thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết theo Luật tổ chức chính quyền địa phương, việc quản lý đất đai trên địa bàn thành phố thuộc thẩm quyền của UBND TP.
Năm 2016, để rút ngắn thời gian thủ tục và thuận tiện, UBND TP Hà Nội đã phân cấp việc giải phóng mặt bằng cho chủ tịch UBND các quận, huyện thực hiện, trong đó có huyện Mỹ Đức. Thực tế việc phân cấp này đã phát huy hiệu quả, phù hợp với các quy định của pháp luật.
Trước đó, ngày 27-8-2019, thực hiện chỉ đạo của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại thông báo số 118/TB - VPCP ngày 4/7/2019 của Văn phòng Chính phủ, UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị thông tin với các cơ quan thông tấn, báo chí về quá trình thanh tra việc quản lý, sử dụng đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội.
Theo đó, từ thời điểm quyết định số 5383/QĐ- UBND của UBND TP Hà Nội được ban hành vào ngày 20-10-2014 trở về trước, không có sự tranh chấp về diện tích đất tại sân bay Miếu Môn.
Mọi sự vi phạm liên quan đến việc lấn chiếm, cản trở đơn vị quân đội trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng cần phải được xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, Thanh tra thành phố Hà Nội kết luận những sai phạm trong việc xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho 14 hộ dân sử dụng đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm là có căn cứ, đảm bảo tính khách quan.
Phương pháp xử lý của Thanh tra Hà Nội đối với các nội dung tố cáo của công dân là phù hợp với quy định pháp luật về tố cáo; kiến nghị của ông Lê Đình Kình và một số công dân là không có căn cứ, không có cơ sở.
Bên cạnh đó, qua phân tích kỹ bản đồ đất đai khu vực sân bay Miếu Môn được xác lập năm 1992. Thời điểm đó không có tranh chấp, những vi phạm đất đai đều xảy ra sau thời điểm này.
Đặc biệt, theo quy định của pháp luật, ông Lê Đình Kình không có quyền, lợi ích hợp pháp trong vùng đất thuộc sân bay Miếu Môn. Cho nên, ông Lê Đình Kình không có quyền khiếu nại kết luận của thanh tra vì không phải đối tượng của cuộc thanh tra. Đối tượng của thanh tra là chính quyền các cấp của Hà Nội và các hộ sử dụng đất.
Đến thời điểm thanh tra, toàn bộ diện tích đất cơ bản phù hợp với diện tích đất các tổ chức đã bàn giao cho Bộ tư lệnh Công binh. Quá trình đo đạc ở các thời điểm có sai số không lớn, chủ yếu do trừ đường giao thông chạy qua, không làm ảnh hưởng tới việc quản lý, sử dụng đất quốc phòng.
Từ năm 1981 đến nay, toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm do các đơn vị quốc phòng quản lý, sử dụng.
Vụ đất Đồng Tâm: Thanh tra Chính phủ khẳng định Hà Nội kết luận chính xác Vụ đất Đồng Tâm: Thanh tra Chính phủ khẳng định Hà Nội kết luận chính xác
TTO - Đây là kết luận của Thanh tra Chính phủ sau khi phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận do Thanh tra TP Hà Nội công bố liên quan đến sự việc ở Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức).
TTXVN

Đồng Tâm hôm qua: Khi niềm tin cạn kiệt

Nguyễn Anh Tuấn
26-11-2019
Buổi thông báo của Thanh tra Chính phủ lên TV trông như một buổi đối thoại. Ảnh: Vnews
Hôm qua 25/11 có hai sự việc đáng chú ý đối với Đồng Tâm.
Một là chính quyền mời cụ Lê Đình Kình và một số người dân Đồng Tâm lên UBND huyện Mỹ Đức nghe thông báo kết quả rà soát của Thanh tra Chính Phủ đối với kết luận trước đó của Thanh tra Hà Nội.

Cụ Kình quyết định không đi, bởi lẽ việc Thanh tra Chính phủ hoàn toàn đồng tình với Thanh tra Hà Nội đã được thông báo suốt 3 tháng vừa qua, giờ đi nghe thêm lần nữa có ích gì. Chưa kể, hiện cụ rất ngại rời khỏi làng, khi mà hai năm trước đây cũng một lần nghe lời cán bộ ra đồng kiểm tra mốc giới, cụ đã bị đạp lén gãy chân đau đến tận bây giờ.
Giấy mời cụ Kình lên huyện nghe thông báo. Ảnh: internet
Buổi đọc thông báo không có cụ Kình, song lại được ‘make-up’ như một buổi đối thoại, xuất hiện rất đẹp trên mặt báo nhà nước. Cụ Kình bỗng trông như một người không dám đối thoại.
Việc thứ hai là đúng lúc cụ Kình được mời lên huyện, bỗng dưng ở đâu có xe quân đội chở lính kiểm soát quân sự vào làng. Dân Đồng Tâm cảnh giác liền giữ xe lại trong sân bóng của xã, yêu cầu sĩ quan phụ trách giải trình lý do.
Mặc dù anh sĩ quan nhất mực rằng xe bị lạc đường, đi nhầm vào làng nhưng bà con vẫn không tin, và phải mất vài giờ đồng hồ trước khi cho xe rời khỏi làng.
Nhiều người cho rằng hành động này hơi quá và xe quân đội cũng có thể lạc đường. Không sai, lẽ thường thì chuyện này là không thể chấp nhận được. Song hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh của một làng từng bị cưỡng chế kiểu đánh úp, vào người thân của một cụ già bị lừa ra đồng để lính đánh gãy chân để thấy phản ứng lần này của người dân đáng được thông cảm.
Dân làng giữ xe quân đội. Ảnh: internet
Cuối cùng, vẫn hi vọng dân làng và chính quyền có thể tìm được tiếng nói chung dựa trên công lý và sự thật. Muốn thế phải thông qua đối thoại, mà là đối thoại thực tâm, cụ thể:
– Bất đồng ở Đồng Tâm thì Thanh tra Chính phủ và lãnh đạo Hà Nội cứ về làng mà đối thoại, không nên vời lên huyện khi mà dân làng đã như ‘chim sợ cành cong’ sau lần cưỡng chế;
– Phải báo trước để dân làng mời luật sư về bàn bạc chuẩn bị cho buổi đối thoại;
– Buổi đối thoại rộng cửa cho báo chí, livestream trên Internet cho người dân cả nước theo dõi để cùng đánh giá lập luận của mỗi bên;
– Đừng ngăn cản báo chí về làng, dân làng cũng có quyền cất tiếng trên báo chí để thuyết phục cả nước rằng lẽ phải thuộc về họ, chứ không chỉ chính quyền Hà Nội và Thanh tra Chính phủ. Từ sau khi Hà Nội phá bỏ lời hứa, quyết định khởi tố vụ án bắt giữ người ở Đồng Tâm đã không có báo nhà nước nào về làng nữa.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

NGẬM SẦU (ĐL)