CHUYỆN ÍT BIẾT 70

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Điều tra thác loạn giữa Sài Gòn - Tập 1
 
Cận cảnh thác loạn giữa Sài Gòn (P.2)
 
Thác loạn giữa trung tâm Sài Gòn - Tập 3: Còn bí ẩn gì? | Phóng sự điều tra

Bất ngờ về chốn ăn chơi khét tiếng ở Hà Nội đầy gái đẹp, thuốc phiện

Những năm 30 của thế kỷ 20, phố Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội) nổi tiếng là chốn ăn chơi, ngập ngụa trong thuốc phiện, gái đẹp, sòng bạc.

Chốn ăn chơi khét tiếng
Khâm Thiên (Đống Đa) - một trong những con phố nổi tiếng của Hà Nội, dài khoảng 1,2km, chạy từ đường Lê Duẩn đến Ô Chợ Dừa.
Những năm 30 của thế kỷ trước, Khâm Thiên được ví như chốn ăn chơi khét tiếng với các tiệm cô đầu, vũ trường, sòng bạc, nhà thổ (quán mại dâm - pv).
Mọi lề lối, đạo đức phong kiến truyền thống đều bị xóa nhòa, khách đến đây chủ yếu vung tiền, đắm mình trong những thú ăn chơi, trác táng. Nhiều người ‘đốt’ cả gia sản để tận hưởng giây phút hoan lạc nhất thời.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến - người từng nhận giải thưởng ‘Vì tình yêu Hà Nội năm 2012’, được ví như ‘nhà Hà Nội học’ đã có nhiều tác phẩm khảo cứu viết về khu phố này.
Bất ngờ về chốn ăn chơi khét tiếng ở Hà Nội đầy gái đẹp, thuốc phiện

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến.
Ông cho biết: ‘Sự phồn thịnh của Khâm Thiên bắt đầu từ năm 1930 kéo dài đến năm 1945 nhờ hát cô đầu và vũ trường. 
Các tiệm hát, sòng bạc chủ yếu ở ngoài mặt đường, còn phía bên trong ngõ ngách là xóm ổ chuột, nơi ngụ cư của người dân lao động, bần cùng.
Trên một đoạn phố chưa đầy 800m, có tới 40 nhà hát với trên 200 con hát, 5 tiệm khiêu vũ với khoảng dăm chục gái nhảy và có hai nhà cho thuê buồng. Các chủ nhà hát đa phần đều xuất thân từ cô đầu hay nhân tình của các quan lại cao cấp thời bấy giờ’.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ, một thứ được bán nhan nhản trong các tiệm hát lúc ấy là thuốc phiện. Nội thất bên trong thường có tràng kỷ, tủ chè. Đặc biệt, không thể thiếu chiếc sập để khách ngả bàn đèn, nằm hút thuốc phiện.
Ban ngày, các nhà hát đóng cửa im ỉm nhưng đến chập choạng tối, hàng loạt cánh cửa mở ra, đèn bật sáng trưng như bước vào một thế giới khác.
Bất ngờ về chốn ăn chơi khét tiếng ở Hà Nội đầy gái đẹp, thuốc phiện
Phố Khâm Thiên ngày nay.
Tiệm cô đầu nổi tiếng nhất có lẽ phải kể đến tiệm cô Đốc Sao (Hưng Yên) ở số 96 Khâm Thiên. Người phụ nữ này sở hữu thân hình mập mạp, da trắng và đôi mắt ướt át, khuôn mặt đa tình. Có người từng nhận xét, nhìn cô Đốc Sao là nghĩ đến chiếc giường.
Xuất thân là gái quê nhưng nhờ ngoại hình đó, cô Đốc Sao lọt vào mắt của rất nhiều vị quan cả tây, ta và các công tử nhà giàu. 
Cô Đốc Sao lấy bác sĩ người Hoa tên Lưu Nam Sao (Lầu Màn Sầu). Cô khá tinh đời trong việc câu kéo khách, các cô gái được Đốc Sao tuyển chọn thường ở độ tuổi 15 - 16 tuổi, có nhan sắc.
Sau khi tuyển, các cô gái đó được Đốc Sao thuê thầy dạy vài câu tiếng Pháp, thuộc thêm đôi ba bài hát phục vụ khách.
Ngoài ra, Đốc Sao dạy các cô đào cách uốn éo, liếc mắt đưa tình, trang điểm, chải chuốt bắt mắt. Quan điểm của Đốc Sao là hát có thể không hay nhưng phải biết nghệ thuật quyến rũ đàn ông.
Mỗi khi ra đường, các cô đầu nhà Đốc Sao có xe tay đưa đón, vừa để tăng phần sang trọng vừa tiện cho bà chủ kiểm soát. Nhờ đó, khách tìm đến nhà cô Đốc Sao đông nườm nượp.
Mối tình của vua Bảo Đại với vũ nữ nổi tiếng Hà thành
Sau này, cô Đốc Sao đi đầu trong phong trào khiêu vũ khi mở sàn nhảy ngay trong các tiệm hát. Thời điểm đó, cô Đốc Sao quan hệ tư tình với một người đàn ông du học bên Pháp về.
Nhân tình hướng dẫn cô Đốc và các đào nhảy, ăn mặc váy vóc hở da thịt, uống rượu và hút thuốc lá thơm theo lối phương tây. Từ đây, khái niệm ‘nhảy đầm’, ‘vũ nữ’ hay được nhắc đến. Sau mỗi điệu nhảy, các vũ nữ được khách boa thêm tiền.
Năm 1936 -1938, các sàn khiêu vũ lần lượt được mở ra tại Khâm Thiên. Giai đoạn 1946 - 1954, một loạt các sàn khiêu vũ được mở ra trên các con phố khác như Rex Dancing của cai thầu Trần Văn Chi trên phố Bà Triệu…
Ít ai biết, sàn khiêu vũ Rex cũng là nơi hay lui tới của vũ nữ đẹp nức tiếng Hà thành - Lý Lệ Hà.
Bất ngờ về chốn ăn chơi khét tiếng ở Hà Nội đầy gái đẹp, thuốc phiện
Vua Bảo Đại. Ảnh: Tư liệu
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến kể: ‘Theo nhiều tài liệu, Lý Lệ Hà quê gốc Hải Phòng, sớm dấn thân vào chốn ‘buôn phấn, bán hương’. Vì muốn kiếm được nhiều tiền hơn, Lý Lệ Hà về sinh sống ở Khâm Thiên, xây dựng tên tuổi.
Người ta vẫn truyền tai nhau về vẻ đẹp cuốn hút, đầy ma mị của cô. Mỗi bước nhảy, Lệ Hà khiến bao công tử mê mệt. Cùng với cô Đốc Sao, Lệ Hà trở thành vũ nữ nổi tiếng bậc nhất'.
Trong một cuộc thi hoa khôi, Lệ Hà giành danh hiệu cao nhất, danh tiếng của vũ nữ lên một tầm cao mới. Tất nhiên, để mời cô nhảy, các công tử, quan lại và kẻ có máu mặt phải chi số tiền không nhỏ. Cô cũng trải qua nhiều mối tình với doanh nhân, trí thức, thương gia’.
Mặc dù được nhiều người săn đón, cưng chiều nhưng trái tim Lý Lệ Hà chỉ thực sự rung động khi gặp vua Bảo Đại - lúc này đang sống ở Hà Nội. Cô vữ nữ nhanh chóng khiến vua Bảo Đại say mê, đổ gục chỉ trong một lần gặp mặt.
Suốt thời gian đó, hai người chung sống cùng nhau. Đêm đêm họ lui tới các nơi ăn chơi, tiệm nhảy, phung phí tiền bạc để hưởng thụ cuộc sống xa hoa.
Chuyện tình của vũ nữ Lý Lệ Hà và cựu hoàng Bảo Đại rầm rộ xuất hiện trên các mặt báo vào những năm 1940 khiến Nam Phương hoàng hậu, thứ phi Mộng Điệp vô cùng đau lòng.
Sau năm 1946, Lý Lệ Hà cùng vua Bảo Đại sống lưu vong ở Hồng Kông (Trung Quốc). Nàng vũ nữ xinh đẹp dốc hết tài sản, tiền bạc, nuôi người tình.
Sâu sắc, chân tình là vậy nhưng cuối cùng, vua Bảo Đại sớm bỏ rơi Lệ Hà, đến với mối tình mới. Đau khổ vì bị phụ bạc, Lệ Hà lên tàu sang Pháp, sống cuộc đời bình lặng cho đến khi mất.
Trai gái 2 làng cạnh nhau không được kết hôn vì lời nguyền trăm năm

Trai gái 2 làng cạnh nhau không được kết hôn vì lời nguyền trăm năm

Hai ngôi làng nằm cạnh nhau, thuận lợi về mặt địa lý nhưng trải qua hàng trăm năm, các cặp trai gái ....
Diệu Bình

Napoléon Bonaparte: 'Cà phê làm cho tôi thức tỉnh và mạnh mẽ phi thường'

0
Napoléon Bonaparte (15.8.1769 - 5.5.1821) là một trong những thiên tài quân sự kiệt xuất nhất lịch sử thế giới. Với những nỗ lực xây dựng một xã hội tiến bộ, ông được tôn vinh là 'Nhà Khai Sáng trên yên ngựa'.
Người Nhật đã định hình Trà đạo thành đạo lý của dân tộc, một nghệ thuật sống được truyền tải qua việc thưởng lãm một tách trà. Trong khi đó, Việt Nam - một cường quốc cà phê nhất nhì thế giới, có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm, nhưng đến nay, giá trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp, chủ yếu xuất thô và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành, của quốc gia.
Với mong muốn đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới - Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã dành thời gian và tâm huyết trong nhiều năm để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật…của cà phê trong mọi lĩnh vực của đời sống để cà phê trở thành “Cà Phê Triết Đạo”.
Trong suốt hành trình sáng tạo và phát triển của Trung Nguyên Legend thì tinh thần dấn thân phụng sự cộng đồng luôn là hạt nhân xuyên suốt bằng nhiều chương trình hành động để Kiến tạo khát vọng lớn, Chí hướng lớn cho quốc gia; để xây dựng vị thế mới cho ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới và trên Hành trình này, Trung Nguyên Legend mong muốn cùng chung tay với các nhà hoạch định sách lược quốc gia để Việt Nam sớm trở thành quốc gia hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới!
Người Nhật đã làm được!
Người Việt mình cũng làm được và làm tốt hơn!




Napoléon Bonaparte
Napoléon Bonaparte được sinh ra trên đảo Corsica bé nhỏ, liên tục bị nước lớn xâm chiếm, bị Ý bán lại cho Pháp. Cư dân trên đảo Corsica bị xem là tiện dân, thấp hèn hơn cả nô lệ La Mã. Người Corsica cam chịu số phận của họ là tù đày và chiến tranh.
Nhưng, Napoléon thì hoàn toàn khác biệt. Từ khi còn là một đứa trẻ, ông đã bộc lộ tính cách kiên cường, không bao giờ chấp nhận thua kém bất cứ ai. Đặc biệt, thay vì tham gia các trò chơi như bạn cùng trang lứa, ông đọc sách và tìm hiểu tiểu sử các danh vĩ nhân. Thói quen đọc sách ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính cách của Napoléon Bonaparte. Ông sớm nhìn thấy những bất công xã hội, lòng thù hận, tự ti dân tộc… dẫn tới nỗi thống khổ của con người. Từ lúc đó ông đã khát khao trở thành người kiến thiết nước Pháp và xây dựng một liên bang các dân tộc tự do với một chính quyền cấp tiến.
Khát vọng mãnh liệt đó trở thành nguồn năng lượng vô hạn để Napoléon bất chấp mọi khinh miệt, áp lực khác biệt giai cấp, miệt mài học tập và rèn luyện để được tham gia vào quân đội Pháp. 16 tuổi, Napoléon là người Corsica đầu tiên tốt nghiệp Học viện Quân sự École Militaire.
Trong suốt thời gian là lính pháo binh, Napoléon say mê lĩnh hội kiến thức và học bất cứ điều gì có thể. Ông nghiên cứu nghệ thuật quân sự lẫn tư duy chiến thuật của những nhà lãnh đạo vĩ đại: Leonidas I (vua của dân tộc chiến binh Sparta), Alexander Đại đế (vua đế quốc Macedonia, từng chinh phục nửa thế giới), Julius Caesar (một trong những lãnh tụ vĩ đại nhất đế chế La Mã), Marcus Porcius Cato Uticensis (nhà hùng biện nổi tiếng thời La Mã)…
Napoléon Bonaparte thường đọc đến khuya, đôi khi là gần sáng. Chính vì thế, thức uống yêu thích nhất của Napoléon là cà phê. Ban đầu, ông uống 2 tách cà phê vào buổi sáng và sau bữa tối. Theo thời gian, tình yêu của Napoléon dành cho cà phê ngày càng tăng lên và ông uống cà phê vào mọi lúc có thể. Napoléon Bonaparte tin rằng uống cà phê có thể vực dậy tinh thần, tăng cường sự tập trung, trí tuệ, sáng tạo, đồng thời có thể tiếp thêm sinh lực thể chất. Napoléon Bonaparte từng tuyên bố “Cà phê làm cho tôi thức tỉnh và mạnh mẽ phi thường”.




Napoléon Bonaparte
Thực tế, Napoléon Bonaparte là nhà lãnh đạo quân sự dũng cảm và sáng tạo với những chiến thuật biến hóa hiệu quả. 24 tuổi, Napoléon đang là sĩ quan pháo binh, chưa từng chỉ huy trực tiếp trên chiến trường nhưng đã chủ động nhận nhiệm vụ vô cùng mạo hiểm: dẫn quân chống lại liên minh Anh, Tây Ban Nha, Phổ, Áo, Ý trong cuộc vây hãm Toulon. Trận hải chiến này, Pháp gần như không có cơ hội chiến thắng khi đương đầu với lực lượng hải quân mạnh nhất thế đương thời. Napoléon đã vận dụng kiến thức quân khí, những hiểu biết về địa lý và kỹ năng thuyết phục nhân tâm đã học trước đó, vạch nên một kế hoạch tác chiến hoàn hảo, nhanh chóng đánh bại liên minh hùng hậu gấp bội.
Trận Toulon khởi đầu cho hàng loạt trận chiến làm thay đổi hoàn toàn lịch sử châu Âu, trong đó có những trận kinh điển như Austerlitz (1805) chinh phục liên quân Nga - Áo, Chiến dịch Italy (1796-1797), cuộc viễn chinh Ai Cập (1798-1799), trận Jena-Auerstedt (1806) đánh bại Phổ - một trong bốn đế quốc lớn mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ…
Những chiến thuật sáng tạo của Napoléon góp phần quan trọng vào sự hình thành, phát triển của bộ môn khoa học quân sự, đặt nền tảng cho học thuyết quân sự cận đại. Đồng thời đưa Napoléon bước lên đỉnh cao chính trị. 35 tuổi, Napoléon đăng quang Hoàng đế Pháp, lên ngôi vua Ý, chúa tể Liên bang Sông Rhein.




Mũ của Napoleon Bonaparte
Trong suốt những năm chinh chiến, Napoléon luôn nung nấu khát vọng xây dựng một xã hội tiến bộ. Napoléon thường xuyên đến quán cà phê Café Procope – nơi gặp gỡ của giới tri thức khai sáng đương thời như Voltaire, Diderot, Rousseau, D’Alembert… Tại đây, ông tiếp cận những lý tưởng tiến bộ về tinh thần bác ái, khoan dung, tình huynh đệ, ước vọng một chính phủ hiến pháp…
Dựa trên nền tảng của những học thuyết khai sáng được tiếp cận từ quán cà phê, Napoléon đã thực hiện hàng loạt cuộc cải cách làm thay đổi toàn nước Pháp và châu Âu. Napoléon là vị hoàng đế đầu tiên của châu Âu thực hiện chính sách hòa hợp tôn giáo, ban hành bộ luật Napoléon nhằm mở rộng nhân quyền.
Đặc biệt, Napoléon nhận thấy rõ tầm quan trọng của giáo dục trong công cuộc xây dựng xã hội mới. Ông cho rằng hiện tại và tương lai đều phụ thuộc vào giáo dục, phải hun đúc được một thế hệ công dân tích cực “có tư duy đúng đắn”. Napoléon tập hợp những nhà khoa học nghiên cứu và định chuẩn lại hệ thống giáo dục từ cấp tiểu học đến đại học. Ông cho xây dựng trường học đại chúng và lập nên hệ thống trường học giáo dục chuyên biệt như École Normale Supérieure (đại học sư phạm), École Polytechnique (đại học Bách khoa), Grandes Écoles (tổ chức đào tạo cấp cao), các học viện nghiên cứu… Trong bài diễn văn kết nạp học viên vào Học viện Pháp năm 1797, Napoléon nhấn mạnh “Sức mạnh thực sự của Cộng hoà Pháp nằm ở chỗ bất cứ một tư tưởng mới nào cũng phải thuộc về chúng ta”.
Những trường học này đã đào tạo lớp nhân tài cho nền quân sự, công nghiệp và hành chính của Pháp. Đến thế kỷ 19, một lớp người mới đã thành hình với những sáng kiến khoa học ứng dụng giúp cho Pháp trở thành quốc gia hùng cường, ảnh hưởng trên toàn châu Âu, Paris phát triển trở thành trung tâm của nền văn minh phương Tây.




Napoléon Bonaparte
Sử gia Andrew Roberts đã gọi Napoléon Bonaparte là “Nhà Khai Sáng trên yên ngựa”, ông mang tự do, tinh thần khai phóng dân tộc đến những vùng đất mà ông chinh phục. Những cải cách của ông là “dự án cách mạng” khuyến khích phát triển xã hội tiến bộ, đẩy nhanh sự kết thúc của chế độ phong kiến, xác lập chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc gia... Chính tinh thần này đã tạo ra một khối toàn kết dân tộc Pháp, thổi bùng lên lý tưởng dân tộc tại Đức, Ý, Hà Lan, Thụy Sĩ...
Các nhà nghiên cứu đều cho rằng Napoléon Bonaparte là một nhà quân sự, chính trị kiệt xuất, một trong những vĩ nhân làm thay đổi lịch sử thế giới. Những thành công tột bậc đó có được nhờ quá trình học hỏi và sáng tạo liên tục. Napoléon Bonaparte là người ứng dụng, sáng tạo và hoàn thiện những học thuyết, tư tưởng của những nhân vật ảnh hưởng trong lịch sử. Trong các chiến thuật quân sự của ông là bóng dáng của Alexander đại đế, Julius Caesar vĩ đại… Trong những cải cách xã hội của ông có tư tưởng tự do tôn giáo của Voltaire và “Khế ước xã hội” của Rousseau. Trong bộ luật Napoléon tác động đến hệ thống luật dân sự thế giới là tư tưởng của cuộc Cách mạng Pháp và Luật La Mã…
Napoléon Bonaparte là minh chứng cho thấy, một người xuất thân từ đảo Corsica nhỏ bé cũng có thể thay đổi thế giới. Chính khát vọng vĩ đại tạo nên con người vĩ đại, chính quá trình học tập, ứng dụng và sáng tạo không ngừng sẽ dẫn lối đến thành công.


Những người Nga gốc Do Thái trở thành tướng Đức Quốc xã

Lê Ngọc |


Những người Nga gốc Do Thái trở thành tướng Đức Quốc xã
Boris Shteifon. Nguồn: rbth.com

Lẽ ra những người này phải kết thúc cuộc đời trong trại tập trung nhưng họ lại chiếm được các vị trí cao trong lực lượng vũ trang của Đức Quốc xã.

Con lai
Không phải tất cả người Do Thái được gửi đến các trại tập trung ở Holocaust đều chết ở đó. Hàng chục nghìn người đã chiến đấu cho Đức trong Thế chiến II, và thậm chí còn được tặng thưởng. Những đứa con lai (như Đức Quốc xã gọi những người có gốc Do Thái lai người gốc Aryan) được phép phục vụ, nhưng chính thức bị cấm được thăng tiến. Tuy nhiên, trong thực tế, điều đó phụ thuộc vào việc cá nhân đó có lợi cho chế độ hay không.
Đã có hàng chục người là con lai chỉ huy các sư đoàn và quân đoàn trong quân đội. Về Nguyên soái không quân Erhard Milch, có cha là người Do Thái, Herman Goering (một trong những nhân vật quyền lực nhất của Đức Quốc xã) - người đánh giá cao Milch, nói: Tôi sẽ quyết định ai là người Do Thái và ai không.
Tình cảnh của những người con lai của Đức và Đông Âu rất khác nhau. Trong các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ba Lan và Liên Xô, người Đức không quan tâm đến tỷ lệ phần trăm máu của người Do Thái, tất cả những người có nguồn gốc Do Thái lai được xếp là người Do Thái, và tất cả đều chờ đợi số phận khủng khiếp như nhau. Tuy nhiên, một số người Nga gốc Do Thái không chỉ tránh được cảnh ngộ này mà còn leo được lên các vị trí cao trong quân đội Đức.
Tướng Balkan
Sau sự sụp đổ của đội quân Bạch vệ, Boris Shteifon - cựu đại tá quân đội Đế chế Nga và là cựu chiến binh Nội chiến Nga tìm được nơi ẩn náu ở Balkan - nơi ông viết hồi ký và trở thành một giáo sư khoa học quân sự. Shteifon chứng kiến việc Đức Quốc xã thôn tính Nam Tư năm 1941.
Ở tuổi 59, Shteifon không có ý định quay lại sự nghiệp quân sự của mình, nhưng sự xuất hiện của Đức Quốc xã đã làm đảo lộn các tính toán của ông. Những người cộng sản Nam Tư dưới thời Josip Broz Tito đã kiên cường kháng chiến chống quân xâm lược, nhưng khi chiến đấu với quân Đức, họ cũng thường giết cả những tàn quân Bạch vệ.
Để chống lại phong trào du kích của Tito, Đức đã lập ra Quân đoàn bảo vệ Nga (RPC), chiêu mộ những người Nga di cư sống ở Nam Tư tham gia. Với số lượng khoảng 11.000, đây là một trong những đơn vị người nước ngoài lớn nhất của quân đội Đức. Ngoài việc săn lùng những người cộng sản, quân đoàn đã bảo đảm liên lạc và thực hiện các hoạt động thanh trừng. Về sau, chính RPC đã đụng độ trực tiếp với Hồng quân đang thắng thế, như một cuộc khởi nghĩa nhỏ của Nội chiến Nga.
Shteifon được đề nghị giữ chức Tư lệnh RPC và được chấp nhận. Người Đức biết rất rõ rằng Shteifon là con trai của một người Do Thái bị đồng hóa, nhưng đã chọn cách nhắm mắt làm ngơ. Theo nhà nghiên cứu Ilya Kuksin, với các sĩ quan Đức, Shteifon là một nhà quân sự chuyên nghiệp cao cấp và có tinh thần chống cộng. Họ cho rằng, mẹ Shteifon là người Nga và chính ông đã được rửa tội, là đủ.
Trung tướng Shteifon chỉ huy RPC cho đến những ngày cuối cùng của cuộc chiến, và chết vì một cơn đau tim vào ngày 30/4/1945. Quân đoàn đã đột nhập vào Áo và đầu hàng quân Anh. Bất chấp yêu cầu của Liên Xô, RPC đã không được bàn giao cho Moscow, vì hầu hết binh sĩ đơn vị này chưa bao giờ là công dân Liên Xô.
Làm việc cho hai cơ quan tình báo
Vị tướng tương lai của Đức Quốc xã - Boris Holmston-Smyslovsky xuất thân từ một gia đình quý tộc gốc Do Thái. Trải qua thời kỳ khó khăn của WWI và Nội chiến Nga, giống như hàng nghìn sĩ quan Nga khác, ông bị lưu đày. Nhưng trong khi đa số tàn quân Bạch vệ mong muốn trả thù những người Bolshevik chỉ đứng về phía người Đức trong chiến tranh, Holmston-Smyslovsky đã gia nhập quân đội Đức sớm hơn nhiều, trước khi Hitler lên nắm quyền.
Những người Nga gốc Do Thái trở thành tướng Đức Quốc xã - Ảnh 1.
Boris Holmston-Smyslovsky. Nguồn: rbth.com
Năm 1928-1932, Holmston-Smyslovsky được huấn luyện chuyên môn tình báo tại Tổng hành dinh Reichswehr Truppenamt. Các mối quan hệ có được đã tạo điều kiện cho Holmston-Smyslovsky với nguồn gốc Do Thái leo vào hàng ngủ chỉ huy cơ quan tình báo quân đội Đức mà không gặp vấn đề gì.
Năm 1943, người đứng đầu cơ quan tình báo quân đội Đức - Đô đốc Wilhelm Canaris - đã đích thân can thiệp khi Holmston-Smyslovsky bị bắt vì tội phản quốc - công khai phản đối kế hoạch của người đứng đầu RPC Vlasov chiến đấu trên mặt trận phía Tây - Holmston-Smyslovsky tin rằng người Nga chỉ nên tiến hành chiến tranh chống lại những người Bolshevik.
Trong suốt chiến tranh, Holmston-Smyslovsky đã tổ chức và thực hiện các hoạt động trinh sát và phá hoại hậu phương Liên Xô, tìm và tiêu diệt các phân đội du kích. Để làm những nhiệm vụ này, Holmston-Smyslovsky được giao chỉ huy đội quân 10.000 người Nga, được đổi tên vào cuối chiến tranh là Quân đội Quốc gia Nga thứ nhất.
Vào tháng 5/1945, Holmston-Smyslovsky đã dẫn tàn quân của quân đội mình (vài trăm người) đến Liechtenstein. Chính phủ của quốc gia nhỏ bé này đã từ chối dẫn độ họ về Liên Xô, bác bỏ các cáo buộc về tội ác chiến tranh của Liên Xô do thiếu bằng chứng.
Holmston-Smyslovsky tiếp tục các hoạt động tình báo của mình, lần này là để phục vụ Mỹ. Holmston-Smyslovsky cũng là cố vấn cho Bộ Tổng Tham mưu các lực lượng vũ trang của Cộng hòa Liên bang Đức, và cho Tổng thống Argentina Juan Peron. Holmston-Smyslovsky qua đời năm 1988, ở tuổi 90, tại Liechtenstein./.
theo VOV

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

NGẬM SẦU (ĐL)