ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 44

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tổng bí thư, Chủ tịch nước: "Phòng chống tham nhũng không chùng lại, phải làm quyết liệt hơn"| VTV24

Chiếm đoạt hơn 1,1 ngàn tỷ đồng, lãnh 19 năm tù

Cập nhật lúc 23:50, Thứ Sáu, 22/11/2019 (GMT+7)
Tòa án nhân dân tỉnh vừa tuyên phạt bị cáo Văn Văn Nghĩa (44 tuổi, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ Tín dụng nhân dân (TDND) Tân Tiến, phường Tân Tiến, TP.Biên Hòa) 19 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Bị cáo Văn Văn Nghĩa sau phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự
Bị cáo Văn Văn Nghĩa sau phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự


Trong thời gian từ tháng 6-2012 đến tháng 11-2017, trong cương vị Chủ tịch hội đồng quản trị làm việc theo chế độ chuyên trách Quỹ TDND Tân Tiến (được thành lập vào năm 2011), Nghĩa đã có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bằng hình thức huy động vốn tại 3 Quỹ TDND: Tân Tiến, Thanh Bình (phường Quyết Thắng, TP.Biên Hòa) và Dầu Giây (xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) với tổng số tiền hơn 1,1 ngàn tỷ đồng của hơn 6,3 ngàn sổ tiết kiệm. * Nhiều thủ đoạn chiếm đoạt tài sản
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh, sau khi huy động được tiền gửi của người dân, Nghĩa đã dùng mọi thủ đoạn để chiếm đoạt số tiền tổng cộng hơn 560 tỷ đồng của khách hàng gửi tại 3 quỹ TDND nói trên.
Cụ thể từ năm 2014-2016, Nghĩa đã dùng số tiền huy động vốn để mua lại  2 quỹ TDND Dầu Giây và Thanh Bình (đang hoạt động thua lỗ) nhằm chiếm đoạt 40 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Nghĩa đã yêu cầu kế toán, thủ quỹ lập 2 hệ thống sổ sách (1 hệ thống báo cáo chịu sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và 1 hệ thống báo cáo quản trị nội bộ). Đến cuối năm 2017, số tiền Quỹ TDND Tân Tiến huy động được ngoài sổ sách kế toán báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là hơn 170 tỷ đồng. Nghĩa cũng đã chiếm đoạt toàn bộ số tiền này.
Cáo trạng cũng xác định, từ năm 2012-2015, vì cần tiền kinh doanh nên Nghĩa mua hồ sơ tín dụng giả mang tên nhiều người và 80 giấy đăng ký xe ô tô giả, 1 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả làm tài sản thế chấp để hợp thức hóa số tiền Nghĩa chiếm đoạt. Với những hồ sơ giả này, Nghĩa chỉ đạo nhân viên làm các hồ sơ tín dụng cho vay khống (không có khách hàng thật) nhằm chiếm đoạt số tiền hơn 73 tỷ đồng. Đồng thời, Nghĩa cũng chỉ đạo Quỹ TDND Tân Tiến chi lương khống gần 320 triệu đồng cho 2 nhân viên (thực tế không nhận tiền lương) rồi chiếm đoạt.
Theo cáo trạng, Nghĩa còn dùng số tiền huy động được của 3 quỹ TDND nói trên để mua, đầu tư xây dựng chung cư; mua cổ phần của Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa Tâm Hồng Phước; nhờ người khác đứng tên mua bất động sản, xe cộ, máy móc, thiết bị… Nghĩa cũng dùng tiền huy động vốn từ 3 quỹ TDND nói trên gửi lại tại các tổ chức tín dụng khác và rút ra chiếm đoạt cho mục đích cá nhân.
Đến thời điểm năm 2017, khi bị phát hiện vi phạm pháp luật thì Nghĩa đã thành lập 11 công ty chi nhánh. Nhưng thực chất các doanh nghiệp này không có vốn hoặc lấy nguồn vốn huy động từ 3 Quỹ TDND: Tân Tiến, Thanh Bình và Dầu Giây. Bằng cách này Nghĩa cũng chiếm đoạt gần 19 tỷ đồng...
* Số tiền bị cáo chiếm đoạt nhiều hơn số tiền bị truy tố
Trong suốt quá trình xử án, nghiên cứu hồ sơ và dựa trên kết luận giám định thiệt hại của Sở Tài chính, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh xác định số tiền thất thoát tại 3 Quỹ TDND: Tân Tiến, Thanh Bình và Dầu Giây lên đến hơn 1,1 ngàn tỷ đồng đều do Nghĩa chiếm đoạt (không phải hơn 560 tỷ đồng như VKSND tỉnh truy tố). Trong đó, Nghĩa chiếm đoạt của Quỹ TDND Tân Tiến gần 810 tỷ đồng, Quỹ TDND Thanh Bình hơn 275 tỷ đồng và Quỹ TDND Dầu Giây hơn 42 tỷ đồng.
Trong nhiều ngày diễn ra xét xử, VKSND tỉnh vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố về tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đối với bị cáo Nghĩa và số tiền bị cáo đã chiếm đoạt là hơn 560 tỷ đồng. Đây là số tiền mà tài liệu, chứng cứ có trong quá trình điều tra chứng minh được bị cáo đã chiếm đoạt thông qua các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, tại phần luận tội, dựa vào kết quả giám định của Sở tài chính về số tiền thiệt hại của 3 quỹ tín dụng, đại diện VKSND tỉnh cũng thống nhất đề nghị bị cáo phải bồi thường lại toàn bộ số tiền đã gây thất thoát là hơn 1,1 ngàn tỷ đồng.
Kiến nghị xử lý các tổ chức, cá nhân liên quan
Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh còn kiến nghị Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao, tòa án nhân dân cấp cao xem xét lại vụ án theo đúng thẩm quyền, tránh bỏ lọt tội phạm đối với một số cá nhân làm quản lý, kế toán, nhân viên của 3 Quỹ TDND: Tân Tiến, Thanh Bình và Dầu Giây; đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý trách nhiệm của cá nhân tổ chức khác trong Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai đã giúp sức cho bị cáo gây thất thoát số tiền hơn 1,1 ngàn tỷ đồng ở 3 quỹ TDND trên địa bàn.
Theo Hội đồng xét xử, hành vi của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của 3 quỹ TDND được pháp luật bảo vệ, làm giảm sút niềm tin và gây ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, gây hoang mang lo lắng cho người dân và ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Trong quá trình thực hiện hành vi, bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội nhiều lần nên cần có mức phạt tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo đã gây ra nhằm giáo dục và phòng ngừa chung.
Với những nhận định trên, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Nghĩa 19 năm tù và buộc bồi thường thiệt hại hơn 1,1 tỷ đồng đã chiếm đoạt cho 3 Quỹ TDND: Tân Tiến, Thanh Bình và Dầu Giây.
Để đảm bảo tiền bồi thường cho bị hại, Hội đồng xét xử xác định, đối với các tài sản có nguồn gốc mà bị cáo Nghĩa lấy từ nguồn tiền của 3 quỹ TDND nói trên để nhận chuyển nhượng mua sắm tài sản; các tài khoản công ty bị cáo và những người có liên quan đối với bị cáo được mở tại ngân hàng tiếp tục được kê biên, phong tỏa để đảm bảo thi hành án. Đối với giao dịch mà bên nhận thế chấp để cho vay, nhận chuyển nhượng, nhận mua bán tài sản (cụ thể là các cá nhân, ngân hàng) không biết nguồn gốc tài sản đó được hình thành từ việc phạm tội mà có của bị cáo Nghĩa thì được bảo vệ quyền lợi nên buộc hủy bỏ lệnh kê biên và các biện pháp ngăn chặn đối với tài sản để ngân hàng được quyền xử lý. Trong trường hợp tài sản thế chấp có giá trị lớn hơn số tiền ngân hàng phải thu hồi thì sau khi phát mãi tài sản, số tiền dư ra phải trả cho các quỹ tín dụng.
Riêng đối với các tài sản như phương tiện vận tải, máy móc thiết bị… giao cho Cục Thi hành án dân sự tạm giữ để xử lý theo đúng quy định pháp luật.         
Tố Tâm

Hà Nội: UBND huyện Đông Anh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái luật?

(NB&CL) UBND huyện Đông Anh, TP. Hà Nội đã tiến hành cấp GCNQSD đất cho người dân trước khi họ có đơn xin cấp GCNQSD đất. Trong khi đó, những hồ sơ này kê khai “mập mờ” về nguồn gốc đất, có dấu hiệu bị làm giả để hợp thức hóa việc cấp đất.

Báo nói Công luận
Báo Nhà báo và Công luận nhận được đơn của gia đình bà Lê Thị Bửu (thôn Văn Tinh) tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của UBND xã Xuân Canh (huyện Đông Anh, Hà Nội), cụ thể là tố cáo vi phạm của ông Lại Đức Mạnh - nguyên cán bộ địa chính xã, ông Nguyễn Huy Cảnh – nguyên Chủ tịch UBND xã Xuân Canh có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, thiếu trách nhiệm trong quản lý đất đai.



Mảnh đất được UBND huyện Đông Anh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình trước khi các hộ này có đơn.

Mảnh đất được UBND huyện Đông Anh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình trước khi các hộ này có đơn.


Bà Lê Thị Bửu cho rằng UBND xã Xuân Canh, UBND huyện Đông Anh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSD) cho gia đình các hộ ông Hồng Đức Sinh, Nguyễn Văn Tốn, Nguyễn Văn Khiêm (thửa đất số 36-37 tờ bản đồ số 29) là trái luật; hồ sơ xin cấp GCNQSD đất có dấu hiệu bị làm giả.
Được biết, ngày 21/9/2006, UBND huyện Đông Anh có Quyết định số 976/QĐ-UB do Chủ tịch Tô Văn Minh ký, cấp GCNQSD đất ở nông thôn cho 75 hộ gia đình xã Xuân Canh.
Tại thôn Văn Tinh, xã Xuân Canh có 8 hộ gia đình được cấp GCNQSD đất trong đó có các hộ gia đình các ông: Nguyễn Văn Nghị, Nguyễn Văn Phiên, Nguyễn Văn Khiêm và Nguyễn Văn Tốn (là anh em ruột trong một gia đình). Hộ gia đình các ông Nguyễn Văn Tốn, Nguyễn Văn Khiêm được cấp GCNQSD đất trên diện tích của bà Lê Thị Bửu mua của cụ Nguyễn Khắc Lĩnh từ 1966.



Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông Nguyễn Văn Khiêm vào 25/12/2006.

Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông Nguyễn Văn Khiêm vào 25/12/2006.


Các hộ gia đình được UBND huyện Đông Anh xác định đất có nguồn gốc do “cha ông để lại trước 18/12/1980 đã xây dựng nhà ở ổn định”.
Quyết định cũng nêu rõ: Điều 1: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất vườn liền kề khu vực nông thôn cho 75 hộ gia đình xã Xuân Canh với diện tích 21.957m2 đã làm đơn xin đăng ký và đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được Hội đồng xét cấp GCNQSD xã Xuân Canh xét duyệt, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thẩm định đề nghị.



Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông Nguyễn Văn Tốn vào 17/11/2006.

Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông Nguyễn Văn Tốn vào 17/11/2006.


Tuy nhiên, khi xem những hồ sơ liên quan đến việc cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình trên, chúng tôi nhận thấy việc cấp GCNQSD của UBND huyện Đông Anh còn “trước” cả thời điểm hộ gia đình có “Đơn xin cấp GCNQSD đất ở và đất ao vườn liền kề”; đồng thời hồ sơ có sự sai lệch về ngày tháng, nguồn gốc sử dụng đất…
Cụ thể, ngày 19/5/2006, hộ gia đình ông Nguyễn Văn Lộc – bố ông Khiêm có tiến hành làm biên bản tách thửa đất, trong đó thống nhất tách thửa đất số 36a phía Bắc cho ông Nguyễn Văn Khiêm với diện tích 164m2.
Ngày 25/12/2006, gia đình ông Nguyễn Văn Khiêm mới làm Đơn xin cấp GCN QSD đất ở và đất ao vườn liền kề với diện tích 164m2 tại thôn Văn Tinh. Ông Khiêm kê khai: “Thời điểm sử dụng: 1989 – nguồn gốc: cha ông để lại”. Như vậy, việc kê khai của ông Khiêm về thời điểm sử dụng, nguồn gốc đất của ông Khiêm sai lệch so với thời điểm sử dụng, nguồn gốc đất được UBND huyện Đông Anh xác định bằng Quyết định số 976/QĐ-UB trước đó.
Nội dung đơn cũng thể hiện tại mục 2 – về công trình xây dựng trên đất gồm các công trình nhà ở, công trình phụ và công trình khác chỉ có 5m2 nhưng lại được UBND huyện Đông Anh xác định là “đã xây dựng nhà ở ổn định”.



Quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND huyện Đông Anh cho hộ gia đình ông Tốn và ông Khiêm đã có trước khi hai hộ gia đình này có đơn.

Quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND huyện Đông Anh cho hộ gia đình ông Tốn và ông Khiêm đã có trước khi hai hộ gia đình này có đơn.


Cũng vào ngày 25/12/2006, ông Nguyễn Văn Khiêm có Bản Cam kết gửi UBND xã Xuân Canh, UBND huyện Đông Anh (được Chủ tịch UBND xã Nguyễn Huy Cảnh ký xác thực) về việc sử dụng thửa đất số 36a, tờ bản đồ số 29.
Đơn và Bản Cam kết của ông Khiêm được làm vào cùng ngày 25/12/2006. Tuy nhiên, có hai Biên bản được lập bao gồm: “Biên bản kiểm tra, xác minh hiện trạng sử dụng nhà, đất” và “Biên bản xác minh mốc giới, kích thước, hình thể, diện tích thửa đất số 36a tờ bản đồ số 29” của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Khiêm đã được làm trước đó hơn 6 tháng – ngày 22/5/2006. Biên bản đều xác nhận gia đình ông Khiêm không hề có bất kỳ công trình xây dựng nhà ở, công trình phụ nào trên diện tích 164m2 đất này.
Trường hợp tương tự, hộ ông Nguyễn Văn Tốn (anh em với ông Nguyễn Văn Khiêm): ngày 17/11/2006, ông Tốn mới tiến hành làm Đơn xin cấp GCNQSD đất với diện tích 371m2 tại thửa đất số 36b, tờ bản đồ số 29. Ông Tốn kê khai đất nguồn gốc và thời điểm xây dựng nhà ở ổn định là: Nhà cha anh để lại xây dựng năm 1984. Có thể thấy, việc kê khai về thời điểm, nguồn gốc sử dụng đất của gia đình ông Tốn cũng sai lệch so với Quyết định số 976/QĐ-UB của UBND huyện Đông Anh.
Trùng hợp với hộ ông Khiêm, hộ ông Nguyễn Văn Tốn, ngày 22/5/2006, Chủ tịch UBND xã Xuân Canh là ông Nguyễn Huy Cảnh cũng có xác nhận tại Biên bản kiểm tra hiện trạng và xác minh mốc giới, kích thước, hình thể, diện tích thửa đất số 36b tờ bản đồ số 29.
Có một điều đặc biệt, việc lập những biên bản trên của hộ gia đình ông Khiêm và ông Tốn trên thửa đất 36a và 36b cùng diễn ra tại một thời điểm nhưng ông Chủ tịch UBND xã Xuân Canh Nguyễn Huy Cảnh lại chỉ đứng tên trong thành phần khi làm biên bản đối với hộ gia đình ông Khiêm.
Qua hồ sơ trên, có thể thấy việc kê khai nguồn gốc sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất của gia đình ông Nguyễn Văn Khiêm, ông Nguyễn Văn Tốn đã thể hiện sự “mập mờ”, bởi trên cùng một thửa đất lại được khai hai nguồn gốc khác nhau, không có công trình trên đất. Vậy UBND huyện Đông Anh dựa vào cơ sở nào để xác định nguồn gốc đất của những hộ này do “cha ông để lại trước 18/12/1980 và đã xây dựng nhà ở ổn định”?



Nguồn gốc đất được UBND huyện Đông Anh

Nguồn gốc đất được UBND huyện Đông Anh "cào bằng" về thời gian sử dụng và công trình đều trước 18/12/1980.


Tại công văn số 1403/UBND-TNMT ngày 1/10/2018 gửi Tòa án nhân dân TP. Hà Nội, UBND huyện Đông Anh đã thừa nhận hộ gia đình ông Nguyễn Văn Khiêm có Đơn xin cấp GCNQSD đất ở, đất ao và đất vườn liền kề vào ngày 25/12/2006 tại thửa đất số 36a, tờ bản đồ số 29, diện tích 164m2 tại xã Xuân Canh, huyện Đông Anh. Bản cam kết của hộ ông Nguyễn Văn Khiêm cũng được làm vào ngày 25/12/2006.
Trong khi đó, ngày 21/9/2006 UBND huyện Đông Anh đã ra Quyết định cấp GCN QSD đất cho các hộ gia đình này. Phải chăng UBND huyện Đông Anh đã “cầm đèn chạy trước ô tô”, cấp GCNQSD đất trái luật?
Để tìm hiểu rõ hơn về sự việc trên, chúng tôi đã liên hệ với UBND xã Xuân Canh. Tuy nhiên, thay vì trực tiếp trả lời báo chí theo quy định, ông Nguyễn Quang Lưu – Chủ tịch UBND xã lại ủy quyền cho cán bộ tư pháp là ông Nguyễn Đăng Minh, cán bộ địa chính là ông Hoàng Ngọc Vũ. Khi được hỏi về sự việc trên, hai ông này đều cho rằng đây là việc làm của thời kỳ trước, ai sai người đó phải chịu trách nhiệm.
Về phía UBND huyện Đông Anh, cơ quan này cho biết UBND huyện đã có công văn yêu cầu UBND xã Xuân Canh báo cáo về nội dung phóng viên đặt lịch làm việc, sau 30 ngày sẽ trả lời báo.
Đề nghị UBND TP. Hà Nội, UBND huyện Đông Anh làm rõ những sự việc trên, tránh gây bức xúc trong dư luận.
Nhà báo và Công luận sẽ tiếp tục thông tin. 
Quốc Trần

CSGT Công an tỉnh Đồng Nai tố cấp trên 'bảo kê' xe vi phạm

16 Thanh Niên Online
Công an tỉnh Đồng Nai cho biết sẽ yêu cầu làm rõ và xử lý vụ việc  cán bộ thuộc Phòng CSGT đường bộ đường sắt Công an tỉnh Đồng Nai tố cáo cấp trên bảo kê xe vi phạm.
Cán bộ CSGT nhận được chỉ đạo của sếp yêu cầu bỏ qua cho xe vi phạm
Ảnh: Cắt từ clip
Chiều 23.11, trao đổi với PV Thanh Niên, đại tá Văn Quyết Thắng, Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai (hiện đang phụ trách điều hành Công an tỉnh Đồng Nai), cho biết thông qua báo chí ông đã nắm được thông tin về việc cán bộ thuộc Phòng CSGT đường bộ đường sắt Công an tỉnh Đồng Nai tố cấp trên "bảo kê" xe vi phạm và không chi trả các khoản chi phí về tiền ăn, lễ tết, trực ca đêm.
Đại tá Văn Quyết Thắng cho hay do ông mới từ Cảnh sát PCCC sát nhập về, sau đó được Bộ Công an phân công tạm thời phụ trách Công an tỉnh Đồng Nai nên chưa nắm rõ nhiều. Đối với vụ việc cán bộ Phòng CSGT đường bộ đường sắt Công an tỉnh Đồng Nai tố cấp trên bảo kê xe, và không chi trả các khoản chi phí về tiền ăn, lễ tết, trực ca đêm…, ông chỉ mới nắm thông tin qua báo chí đăng tải.
“Thứ 2 tuần sau Công an tỉnh họp xử lý vấn đề này, tôi sẽ yêu cầu Thanh tra Công an tỉnh cùng các Phòng ban liên quan báo cáo và xử lý theo quy định nếu cán bộ, chiến sĩ nào sai phạm”, ông Thắng nói.
Sáng cùng ngày, báo chí đăng tải một bài viết cùng clip (người tố cáo cung cấp) ghi lại hình Tổ tuần tra CSGT thuộc Trạm CSGT số 2 (xã Phú Túc, H.Định Quán, Đồng Nai) đang làm nhiệm vụ trên quốc lộ 20 và xử lý 1 xe tải vi phạm giao thông.
Tuy nhiên, sau đó tổ tuần tra nhận 1 cuộc gọi của một "sếp" CSGT (được cho là Trưởng trạm số 2), thì chiếc xe trên được cho đi mà không bị xử phạt. Khi cho đi, cán bộ CSGT này còn nói với tài xế: “Sếp chỉ đạo thì cho đi, nhưng phải chấp hành đàng hoàng. Đừng nói gửi sếp rồi muốn chở sao chở nha”.
Ngoài việc tố cáo "sếp" bảo kê xe vi phạm, những người tố cáo còn đề nghị cơ quan có thẩm quyền còn làm rõ các khoản tiền ăn, trực lễ tết, trực ca đêm... Vì theo những người này có cả trăm cán bộ, chiến sĩ CSGT Công an tỉnh Đồng Nai chỉ ký tên vào danh sách, chứ không nhận được tiền với nhiều tỉ đồng/năm.

TTO - 'Xe đã gửi đội', 'Xe của sếp lớn đó', 'Xe này gửi một tháng mấy triệu đó mà', 'Thôi cho đi đi'… Sau những cuộc gọi như thế, CSGT Đồng Nai đang tuần tra phải để xe quá tải đi mà không xử lý.

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai xác nhận với PV Tuổi Trẻ đã nhận được đơn tố giác của 2 sĩ quan công an đang công tác ở Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ, đường sắt công an tỉnh, tố giác cấp lãnh đạo ở đội và phòng "bảo kê", can thiệp, không cho xử lý xe quá tải trên quốc lộ. 
Một vị lãnh đạo ở Công an tỉnh Đồng Nai xác nhận "đang xin ý kiến để xử lý theo quy định pháp luật".
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, người đứng đơn tố giác đã gửi đơn gần một tháng qua, yêu cầu cơ quan bảo vệ pháp luật từ trung ương đến địa phương phải vào cuộc làm rõ lãnh đạo cấp đội, cấp phòng "đã nhiều lần bảo kê xe quá tải, can thiệp với cấp dưới để thả xe quá tải" trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 
Xử xe quá tải, CSGT Đồng Nai bị gọi: Xe này gửi một tháng mấy triệu, cho đi đi - Ảnh 2.
Sau khi bị CSGT giữ xe trên quốc lộ 20, tài xế này cho hay "mấy năm nay gửi sếp rồi". Tài xế này gọi điện và sau đó tổ tuần tra nhận được điện thoại từ "sếp" can thiệp, yêu cầu cho xe này đi (ảnh cắt từ clip)
Cụ thể, người tố giác đã cung cấp nhiều clip ghi lại hình ảnh, âm thanh cho thấy CSGT đang xử lý xe quá tải chạy trên quốc lộ 20 thì ngay sau đó lãnh đạo của đội tuần tra giao thông trên quốc lộ 20, quốc lộ 1 gọi điện can thiệp với nội dung chỉ đạo qua điện thoại "xe đã gửi đội", "xe của sếp lớn đó", "xe này gửi một tháng mấy triệu đó mà", "thôi cho đi đi"… 
Các clip ghi lại thể hiện mỗi ca trực có rất nhiều xe bị chặn lại, chỉ vài phút sau các "sếp" gọi điện đến CSGT đang tuần tra thì tài xế lên xe chạy đi mà không bị xử lý.
Theo những người tố giác, khi họ có ý kiến về việc "bảo kê xe" quá tải ảnh hưởng đến việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông với lãnh đạo phòng CSGT thì một ngày sau đã bị điều chuyển công tác đi khỏi đội. 
"Khi thấy việc bảo kê xe xảy ra nhiều lần, cá nhân tôi và một số cán bộ, chiến sĩ lên tiếng thì bị trù dập", một CSGT đứng ra tố giác (đề nghị chưa nêu tên lúc này) nói.
Xử xe quá tải, CSGT Đồng Nai bị gọi: Xe này gửi một tháng mấy triệu, cho đi đi - Ảnh 3.
Khi bị tổ tuần tra trên quốc lộ 20 xác định xe này quá tải, tài xế nói đây là "xe của sếp lớn". Sau đó, tổ tuần tra nhận được điện thoại và yêu cầu tổ tuần tra thả xe (ảnh cắt từ clip)
Trả lời Tuổi Trẻ về quy trình xử lý xe quá tải ra sao, thượng tá Đặng Thế Trung - trưởng Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Đồng Nai - khẳng định: "Khi phát hiện xe vi phạm, xe có dấu hiệu quá tải, CSGT đưa vào cân xe phát hiện quá tải thì CSGT phải lập biên bản xử lý và yêu cầu hạ tải mới cho lưu thông". 
Tuy nhiên, khi được hỏi về nội dung cán bộ, chiến sĩ tố giác đích danh một số lãnh đạo "bảo kê xe quá tải", thượng tá Trung cho hay "chưa nghe, chưa nhận thông tin gì"…
Bị tố giác, họ mời tôi lên đề nghị chi trả tiền
Ngoài việc tố giác "bảo kê xe quá tải", một thiếu tá thuộc phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Đồng Nai (PC 08) còn đề nghị cơ quan điều tra làm rõ các khoản tiền làm ca đêm, tiền ăn, tiền trực lễ tết… mà nhiều năm qua cán bộ, chiến sĩ CSGT chỉ ký khống trên danh sách nhưng không được nhận tiền.
Cụ thể, theo vị thiếu tá này, trước đây mỗi tháng mỗi cán bộ, chiến sĩ CSGT tuần tra được nhận các khoản tiền trên nhưng từ 3 năm qua bản thân ông và nhiều người khác chỉ ký khống trên danh sách ở đội mà không được thực nhận.
"Cả phòng có hơn 100 cán bộ, chiến sĩ thì tiền chi trả khoảng gần 5 tỉ/năm. Tuy nhiên rất nhiều CSGT tuần tra ở các quốc lộ cho hay chỉ ký khống mà không được nhận tiền. Sau khi tôi tố giác thì họ mời tôi lên đề nghị chi trả tiền", vị thiếu tá này nói.
Thanh tra giao thông tố Chánh thanh tra Thanh tra giao thông tố Chánh thanh tra 'bảo kê' xe quá tải
TTO - Phó đội trưởng Đội Thanh tra Giao thông quận Thanh Xuân (Hà Nội) vừa có đơn tố ông Trần Đăng Hải, Chánh Thanh tra giao thông, bảo kê xe quá tải.
THẾ THIÊN - H.MI - A LỘC

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

NGẬM SẦU (ĐL)