Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 56

 
Một Mai Giã Từ Vũ Khí

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng rồi thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ có sự thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, sự thấu hiểu về tính bất hạnh, vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại mới có thể ngăn chặn được chiến tranh!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh. 
  
Pink Floyd: Welcome to the Machine (anti war version)
------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Cuộc chiến tranh vĩ đại - Tập 8: Cuộc chiến vùng Kavkaz

Nguyên soái Liên Xô đập tan chiến dịch đẫm máu nhất lịch sử của phát xít Đức

Tên tuổi của Nguyên soái Georgy Zhukov vang xa khắp trên thế giới khi ông chỉ huy Hồng quân Liên Xô chặn đứng phát xít Đức ở cửa ngõ Mocsow và sau này là  trận  Stalingrad mang ý nghĩa quyết định.


nguyen soai lien xo dap tan chien dich dam mau nhat lich su cua phat xit duc hinh anh 1

Zhukov cưỡi ngựa trắng tại Quảng trường Đỏ.
Ngày 22.6.1941, mặc dù có đã ký với Liên Xô hiệp ước không xâm lược lẫn nhau năm 1939, phát xít Đức vẫn phát động chiến dịch Barbarossa, dồn toàn lực tấn công Liên Xô ở phía đông. Đây được coi là chiến dịch đẫm máu nhất lịch sử nhân loại trong lịch sử, theo History.
Hơn 3 triệu quân Đức đồng loạt tiến vào lãnh thổ Liên Xô từ 3 hướng. 3.000 xe tăng, 2.500 máy bay, cùng 7.000 khẩu pháo đã đổ vào một mặt trận kéo dài hàng ngàn km.
Nhóm quân phía Bắc sẽ tấn công thông qua vùng Baltic và chiếm Leningrad.
Nhóm quân chính sẽ có nhiệm vụ chiếm đóng Moscow và đoàn quân phía Nam sẽ tấn công các khu trung tâm nông nghiệp của Ukraine và chiếm những mỏ dầu ở Caucasus.
Chỉ sau 4 tháng, người Đức đã đã bao vây phía Bắc Leningrad và tiến đến vùng ngoại ô Moscow. Người Đức đã chiếm được 500.000 dặm vuông lãnh thổ Liên Xô với số dân hơn 75 triệu người.
Người giải cứu Moscow
Ngày 14.9.1941, Zhukov được giao chỉ huy tập đoàn quân Leningrad giữa lúc tập đoàn quân phía Bắc của Đức đã vây chặt thành phố.
Trong tuần đầu tiên, ông đã cùng các tướng lĩnh tổ chức lại lực lượng, đẩy lùi nhiều đợt tiến công của quân Đức. Những sĩ quan chỉ huy kém cỏi cũng như những binh sĩ bỏ chạy khỏi trận tuyến đều bị xử tử. Zhukov ra lệnh bố trí những trận địa pháo mật độ cao che chắn các những hướng chủ yếu và rải mìn dày đặc ở những khu vực có nguy cơ bị tấn công cao, đồng thời tăng cường hệ thống phòng không, đề phòng lính dù Đức.
Zhukov ra lệnh cho các binh sĩ phải tận dụng mọi cơ hội dù là nhỏ nhất để tổ chức phản kích, liên tục quấy rối ở mọi nơi, ngăn cản quân Đức tập trung binh lực tấn công mạnh vào thành phố. Sau đó ông tập hợp một lực lượng gồm 5 vạn người mở một đợt tấn công dữ đội vào mũi tấn công vươn xa nhất của quân Đức ở Leningard, gây thiệt hại nặng cho đối phương.

nguyen soai lien xo dap tan chien dich dam mau nhat lich su cua phat xit duc hinh anh 2

Zhukov đã thể hiện dấu ấn rõ rệt trong cuộc chiến chống phát xít Đức.
Zhukov nhận ra rằng, khi tập đoàn quân phía nam  của phát xít Đức thắng lớn ở Kiev, trùm phát xít Adolf Hitler sẽ thừa thắng đánh thẳng vào Moscow. Lực lượng thiết giáp của Đức ở tập đoàn quân phía bắc sẽ  được rút về chi viện cho chiến dịch chiếm Moscow.
Không nằm ngoài dự đoán của Zhukov, tập đoàn quân phía Bắc của phát xít Đức sau khi mất lực lượng thiết giáp thì không thể chiếm được thành phố, khiến Thống chế Wilhelm von Leeb bị Hitler tước quyền chỉ huy. Tháng 10.1941, khi đang làm Tư lệnh Mặt trận Leningrad, lãnh tụ Stalin gọi điện cho Zhukov nói rõ tình hình nguy cấp sát cửa ngõ Moscow ra lệnh cho ông cấp tốc về thủ đô.
Ngày 15.11, phát xít Đức mở đợt tấn công lớn thẳng vào Moscow, chỉ còn cách thủ đô Liên Xô khoảng 20km.
Mặc dù chịu áp lực nặng nề, Zhukov vẫn bình tĩnh đánh giá các mũi tấn công của người Đức. Ông nhận ra quân Đức chỉ tập trung tiến công ở hai cánh, nhưng 6 quân đoàn bố trí ở chính diện hầu như không làm gì cả. Zhukov quyết định rút bớt một phần lớn lực lượng ở trung tâm để tăng cường cho hai cánh. Nhờ vậy mà Hồng quân Liên Xô đã không phải tung lực lượng dự bị mà để dành cho cuộc phản công sau này.
Đến khi Hitler muốn đánh thẳng vào chính diện, Zhukov khéo léo huy động lực lượng chống đỡ, chặn đứng tất cả các đợt tấn công của người Đức.
Ở thời điểm đó, tập đoàn quân Liên  Xô chỉ có 1,1 triệu người và 774 xe tăng, so với tập đoàn  quân trung tâm của phát xít Đức là 1,7 triệu quân và 1.170 xe tăng. Ngày 1.12, Zhukov bất ngờ phát động chiến dịch phản công, sau hai tháng tiêu diệt hơn 500.000 quân phát xít, đánh bật đối phương khỏi Moscow và các vùng lân cận cách khoảng 100-250km.
Lãnh tụ Stalin sau này luôn nhấn mạnh rằng chiến thắng vĩ đại ở Mocsow luôn gắn liền với tên tuổi Zhukov.
Dấu ấn ở Stalingrad

nguyen soai lien xo dap tan chien dich dam mau nhat lich su cua phat xit duc hinh anh 3

Zhukov trực  tiếp kiểm tra khẩu đội súng máy ở Kursk.
Sau thất bại ở cửa ngõ Moscow, Hitler đặt mục tiêu chiếm Stalingrad năm 1942, đánh sâu xuống phía nam để kiểm soát khu vực có trữ lượng dầu mỏ dồi dào, nhằm bù đắp tổn thất. Tướng Friedrich von Paulus, tư lệnh tập đoàn quân số 6 của phát xít Đức dự đoán chiếm được Stalingrad trong 10 ngày. Nhưng người Đức không ngờ rằng họ lại có ngày sa lầy ở Stalingrad lâu đến vậy.
Ở bên kia chiến tuyến, tướng Zhukov chỉ huy Hồng quân Liên Xô lợi dụng khung cảnh đổ nát ở Stalingrad để tạo thành công sự kiên cố chặn đường quân Đức. Giao tranh giữa mùa đông ở Stalingrad diễn ra hết sức khốc liệt, hai bên giành giật từng căn nhà, từ mét vuông lãnh thổ. Giao tranh khốc liệt khiến con số người bỏ mạng mỗi tuần ở cả hai bên lên tới hàng chục ngàn người.
Lãnh tụ Liên Xô thể hiện quyết tâm giữ vững bằng được thành phố mang tên mình nên điều thêm lực lượng chi viện cho Zhukov. Ngày 19.11.1942,  Zhukov phát động đợt phản công mang tên Chiến dịch Sao Thiên Vương từ đống đổ nát ở Stalingrad.
Quân Đức đánh giá thấp đợt phản công, khiến tập đoàn quân số 6 không kịp trở tay. Zhukov đã tung vào mặt trận Stalingrad 500.000 người, 900 xe tăng và 1.400 máy bay. Chỉ trong 3 ngày, hơn 200.000 quân Đức bị vây chặt.

nguyen soai lien xo dap tan chien dich dam mau nhat lich su cua phat xit duc hinh anh 4

Zhukov là người đầu tiên được phong Nguyên soái trong chiến tranh.
Trong khi đó, Hitler không cho tập đoàn quân số 6 rút lui bằng cách phong tướng Von Paulus làm Thống chế, với mong muốn Paulus không bao giờ  được đầu hàng.
Tuy nhiên, thống chế Paulus không có tài thao lược bằng Zhukov, đành chấp nhận hạ vũ khí sau 4 tháng Hồng quân Liên Xô phản công. Ngày 18.1.1943, Zhukov được phong hàm Nguyên soái, là người đầu tiên được phong Nguyên soái trong chiến tranh.
Các sử gia hiện đại sau này đều cho rằng trận Stalingrad chính là bước ngoặt thay đổi cục diện chiến tranh Xô-Đức mà tướng Zhukov chính là người đóng vai trò quan trọng nhất.
Sau này, Zhukov còn áp dụng chiến thuật xe tăng và những kinh nghiệm ông học được từ trận đánh với người Nhật năm 1939 để đánh bại phát xít Đức trong trận Vòng cung Kursk. Đây cũng là trận đánh xe tăng lớn nhất lịch sử nhân loại
Nguyên soái Zhukov cũng là người chỉ huy Hồng quân Liên Xô tiến vào Berlin. Ngày 1.5.1945, ông chấp thuận tuyên bố đầu hàng của phát xít Đức, chấm dứt chiến tranh ở châu Âu.
Zhukov từng bị lãnh tụ Liên Xô Stalin giáng cấp, đưa đi xa khỏi Moscow nhưng rồi sau này từng được khôi phục quyền lực, trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, nhưng điều gì đã khiến Zhukov một lần nữa "rớt đài" chính trị? Bài dài kỳ tới sẽ làm rõ vấn đề trên.
Theo danviet.vn



Các nữ quân nhân lái xe tăng Liên Xô khiến phát xít Đức khiếp sợ

Trung Hiếu |



Các nữ quân nhân lái xe tăng Liên Xô khiến phát xít Đức khiếp sợ

Số nữ quân nhân Liên Xô trực tiếp lái xe tăng không nhiều nhưng họ đã thực sự gây khiếp sợ cho các đối thủ bên phía phát xít Đức trong Thế chiến 2.

Trong số hơn 800.000 phụ nữ Liên Xô tham gia Thế chiến 2, chỉ có vài chục người làm công việc đầy khó nhọc là lái xe tăng trong đội hình tăng thiết giáp Hồng quân. Khó khăn họ gặp phải còn bao gồm cả sự thiếu tin tưởng và thậm chí cả sự xem thường từ các đồng đội nam.
Các nữ quân nhân lái xe tăng Liên Xô khiến phát xít Đức khiếp sợ - Ảnh 1.
Xe tăng Hồng quân tác chiến trong Thế chiến 2. Ảnh: TASS.
Lái xe tăng không bao giờ dễ dàng trong Thế chiến 2. Thời nay, xe tăng hiện đại hơn thì còn đỡ, thời đó lái xe tăng đòi hỏi lớn về thể lực và sự tập trung cao. Đến cánh nam giới còn thấy khó, huống chi là nữ giới.
Tuy nhiên vượt qua các thành kiến và cả trở ngại theo nghĩa đen trên hành trình của mình, các nữ quân nhân xe tăng này đã giành được quyền chiến đấu trên chiến trường. Một vài người trong số họ còn được thưởng Huân chương Anh hùng Liên Xô và nhiều danh hiệu cao quý khác.
Sự trả thù ngọt ngào
Khi chồng mình tử trận trong thời kỳ đầu của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, nữ điện thoại viên Liên Xô Maria Oktyabrskaya quyết định phải gia nhập quân đội để trả thù cho cái chết của chồng mình. Tuy nhiên tại phòng tuyển quân, yêu cầu của cô đã bị từ chối. Khi đó Maria đã khá lớn tuổi (36 tuổi) và có vấn đề về sức khỏe.
Các nữ quân nhân lái xe tăng Liên Xô khiến phát xít Đức khiếp sợ - Ảnh 2.
Nữ lái xe tăng Hồng quân. Ảnh: Tư liệu.
Tuy nhiên Maria không chịu thoái chí. Cô bán hết tài sản của mình để quyên góp cho việc chế tạo một xe tăng T-34. Cô còn viết thư riêng cho lãnh tụ Liên Xô Stalin để đề nghị ông trao cho mình cơ hội chiến đấu trên chiếc xe tăng mà cô đã hỗ trợ tài chính trong việc chế tạo. Thật bất ngờ, lãnh tụ Stalin đồng ý với thỉnh nguyện của Maria.
Vào tháng 10/1943, sau một khóa huấn luyện xe tăng kéo dài 5 tháng, Maria Oktyabrskaya trở thành lái xe của một chiếc xe tăng mà cô yêu cầu được đổi tên thành “Bạn gái chiến đấu”. Cô trở thành nữ lái xe tăng đầu tiên của Liên Xô.
Maria được đề nghị lái một chiếc xe chỉ huy chưa bao giờ giao chiến nhưng cô dứt khoát từ chối.
Trong chiến đấu, Maria đã lập chiến công tiêu diệt một khẩu pháo, vài khẩu súng máy, và 70 tên lính phát xít.
Nhưng sự nghiệp chiến đấu bùng cháy của Maria không kéo dài lâu. Vào ngày 18/1/1944, cô bị thương do một mảnh đạn pháo và đã qua đời sau đó vài tháng tại một bệnh viện.
Từ Stalingrad tới Kiev
Suốt đời mình, Yekaterina Petlyuk ao ước trở thành một phi công và được thỏa chí bay lượn trên bầu trời. Tuy nhiên khi chiến tranh nổ ra, cô lại quyết định trở thành một chiến sĩ lái xe tăng. Lúc đó cô thường nói như thế này: “Trên xe tăng, tôi sẽ truy đuổi bọn phát xít Đức ra khỏi Ukraine nhanh hơn nhiều”.
Chiếc xe tăng hạng nhẹ T-60 của Yekaterina được chế tạo bằng nguồn tiền quyên góp từ trẻ em ở thành phố Omsk vùng Siberia. Chiếc xe tăng này sau đó trở nên nổi tiếng nhờ cô.
Yekaterina không chỉ tiếp đạn và tiếp nhận người bị thương ở tiền tuyến, cô còn trực tiếp tham chiến. Cô đã nỗ lực tiêu diệt nhiều công sự, xe thiết giáp và binh lính Đức Quốc xã trong các trận chiến ở Stalingrad và Ukraine.
Một dịp nọ Yekaterina đã cứu sinh mạng của vài sĩ quan Hồng quân mà cô được lệnh chở bằng xe tăng của mình. Trong đêm ấy cô đã kịp thời phát hiện ra một bãi mìn và dừng xe cách bãi mìn đúng 3m. Nhiều năm sau đó Đại úy Lepechin nhớ lại: “Khi tôi được thông báo là xe tăng chở mình do một phụ nữ lái, tôi đã e sợ. Tôi lúc đó nghĩ thà đi bộ còn hơn... Nhưng... sao cô ấy lại tài tình phát hiện ra bãi mìn thế nhỉ?”.
Không có đường lùi
Sĩ quan liên lạc Alexandra Samusenko không chỉ chỉ huy một chiếc xe tăng T-34 mà còn là nữ tiểu đoàn phó đầu tiên của tiểu đoàn xe tăng Hồng quân.
Các nữ quân nhân lái xe tăng Liên Xô khiến phát xít Đức khiếp sợ - Ảnh 3.
Nữ sĩ quan Liên Xô bên xe tăng. Ảnh: Tư liệu.
Alexandra chỉ 19 tuổi khi chiến tranh nổ ra. Trong vài năm chiến tranh, cô tham gia vô số cuộc giao chiến ở nhiều mặt trận và đã bị thương tới 3 lần. Có 2 lần cô phải bỏ lại chiếc xe tăng bốc cháy.
Trong trận đánh Kursk nổi tiếng, xe tăng của Alexandra giáp mặt với 3 chiếc tăng Tiger của Đức. Dù cho có tốc độ cao và độ linh hoạt lớn, xe tăng T-34 vẫn không phải là đối thủ của các quái vật Đức này. Kíp xe của Alexandra bắt đầu hoảng loạn. Nhưng Alexandra đã trấn an đồng đội bằng giọng nói lạnh lùng quyết đoán: “Chúng ta không có đường lùi!”.
Chiếc Tiger đầu tiên đã bị hạ nhanh chóng. Cuộc giao chiến với 2 xe tăng Tiger còn lại kéo dài vài tiếng đồng hồ và sau đó chiếc xe của Alexandra rút lui thành công.
Nhưng điều không may là Alexandra đã không sống đến ngày chiến thắng cuối cùng. Cô đã hy sinh khi tác chiến ở tây bắc Ba Lan, cách thủ đô Berlin của Đức Quốc xã chỉ có 70km./.
theo VOV

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét