ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 42
(ĐC sưu tầm trên NET)
Mới đây, Cơ quan CSĐT, Công an thành phố Hà Nội vừa khởi tố vụ án
hình sự, khởi tố bị can đối với bị can Nguyễn Hoài Thương (tức Nguyễn
Thu Trang, sinh năm 1984, ngụ tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm,
thành phố Hà Nội) về tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài
sản" theo quy định tại Điều 280, khoản 4, Bộ luật Hình sự năm 1999 (nay
là Điều 355, khoản 4, Bộ luật Hình sự năm 2015).
Nguyễn Hoài Thương giữ chức vụ Phó Giám đốc chi nhánh kiêm Giám đốc Dịch vụ khách hàng tại chi nhánh Phạm Hùng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank).
Được biết, ngoài công tác tại ngân hàng, Nguyễn Hoài Thương còn là Tổng Giám đốc của Viện thẩm mỹ Bonita tại địa chỉ số 10 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội.
Tháng 10 năm 2018, thẩm mỹ viện Bonita của Nguyễn Hoài Thương tổ chức khai trương khá hoành tráng với sự góp mặt của nhiều nữ nghệ sĩ nổi tiếng.
Trong
bài phỏng vấn với báo điện tử Doanh nhân và Pháp luật hồi năm 2018 với
vai trò TGĐ Thẩm mỹ viện nói trên, Nguyễn Hoài Thương đã từng chia
sẻ: "Có một câu nói "Đàn bà đẹp luôn có quà" như một minh chứng rằng phụ
nữ có nhan sắc sẽ dễ hạnh phúc hơn, thành công hơn trong cuộc sống. Đẹp
là có quyền nhưng không có nghĩa bạn có quyền thiếu hiểu biết".
"Sắc đẹp chỉ là điều kiện cần, là điểm cộng cho những cuộc đàm phán thành công, gây ấn tượng với đối tác, khách hàng chứ không thể là điều kiện đủ để phụ nữ đạt được thành công trong cuộc sống và tạo dựng sự nghiệp kinh doanh vững chắc", Nguyễn Hoài Thương trả lời phóng viên về vai trò của nhan sắc.
Tuy nhiên sau khi đi vào vận hành chỉ nửa năm,
tháng 5/2019, đơn vị thẩm mỹ này bị tố cáo ngang nhiên quảng cáo dịch
vụ làm đẹp có xuất xứ từ động vật khi chưa được Sở Y tế Hà Nội cấp phép.
Cụ thể, theo báo Đời sống và Pháp luật ghi nhận, trang web của thẩm mỹ viện Bonita là vienthammybonita.vn (thời điểm tháng 5/2019) cơ sở làm đẹp này vô tư quảng cáo dịch vụ: Aviar - Trẻ hóa da triết xuất từ trứng cá tầm.
"Aviar là dịch vụ trẻ hóa da sử dụng những sản phẩm được chiết xuất từ trứng cá tầm – kim cương đen của đại dương. Đây cũng là dịch vụ gây thương nhớ cho rất nhiều chị em tại Viện thẩm mỹ Bonita", cơ sở này tung hô.
Cùng với đó, trên trang web và fanpage của Thẩm mỹ viện Bonita cũng đăng tải nhiều hình ảnh, clip thể hiện đang thực hiện trẻ hóa da từ cá tầm cho nhiều khách hàng, dù đây là dịch vụ chưa được cơ quan chức năng, cụ thể là Sở Y tế Hà Nội cấp phép.
Bên cạnh việc không được cơ quan chức năng cấp phép thì nguồn gốc, xuất xứ của những sản phẩm được quảng cáo là chiết xuất từ trứng cá tầm do cơ sở này sử dụng cho khách hàng cũng khiến dư luận đặt ra nghi vấn. Bởi một dịch vụ chưa được cấp phép sẽ tiềm ẩn nguy cơ lớn đối với người sử dụng, bên cạnh yếu tố pháp lý không đảm bảo.
Đến thời điểm hiện tại việc sử dụng động vật trong các dịch vụ làm đẹp vẫn chưa được Sở Y tế các tỉnh thành cấp phép cho bất cứ cơ sở nào gồm spa, phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ, bệnh viện trên cả nước. Do đó việc quảng cáo và thực hiện dịch vụ này là không đảm bảo quy định pháp lý, coi thường sức khỏe khách hàng, qua mặt cơ quan chức năng.
Khi vụ việc kinh doanh dịch vụ không phép tại thẩm mỹ viện Bonita chưa đi đến hồi kết, Nguyễn Hoài Thương tiếp tục bị Ngân hàng TPBank tố giác có hành vi lợi dụng chức vụ là Phó Giám đốc Ngân hàng TPBank - Chi nhánh Phạm Hùng chỉ đạo nhân viên cấp dưới làm thủ tục để Thương phê duyệt, tất toán khống 5 sổ tiết kiệm của khách hàng. Thương đã chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn của TPBank.
Báo Vietnamnet đưa tin, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội cũng ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bị can Thương trong thời hạn 4 tháng để tiến hành điều tra. Các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đã được Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội phê chuẩn.
Đại diện TPBank cho biết: Sự việc này đã được chính TPBank phát hiện trong quá trình rà soát quy trình, hồ sơ nội bộ để đảm bảo an toàn cho ngân hàng và tài sản của khách hàng. Đây là việc làm định kỳ hàng tháng tại TPBank. Sau khi phát hiện ra vụ việc của bà Thương, TPBank đã chủ động đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra để phối hợp xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Bà Thương sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và ngân hàng về hành vi vi phạm của mình.
Về việc đảm bảo an toàn tài sản của khách hàng gửi tiền, đại diện TPBank khẳng định các khách hàng có liên quan trong vụ việc đều được TPBank đảm bảo quyền lợi, đều đã được hoàn trả đầy đủ gốc và lãi các sổ tiết kiệm đã gửi đúng theo quy định.
Sau thông tin khởi tố khởi tố vụ án và khởi tố bị can Nguyễn Hoài Thương (tức Nguyễn Thu Trang), cả website và fanpage của thẩm mỹ viện Bonita đều đã ở trạng thái dừng hoạt động.
Xác định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như thế nào
Chân dung nữ Phó giám đốc chi nhánh xinh đẹp vừa bị khởi tố tội chiếm đoạt tài sản của TPBank
Nguyễn Hoài Thương từng chia sẻ với báo giới: "Phụ nữ có nhan sắc sẽ dễ hạnh phúc hơn, thành công hơn trong cuộc sống. Đẹp là có quyền nhưng không có nghĩa bạn có quyền thiếu hiểu biết."
Nguyễn Hoài Thương giữ chức vụ Phó Giám đốc chi nhánh kiêm Giám đốc Dịch vụ khách hàng tại chi nhánh Phạm Hùng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank).
Được biết, ngoài công tác tại ngân hàng, Nguyễn Hoài Thương còn là Tổng Giám đốc của Viện thẩm mỹ Bonita tại địa chỉ số 10 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội.
Tháng 10 năm 2018, thẩm mỹ viện Bonita của Nguyễn Hoài Thương tổ chức khai trương khá hoành tráng với sự góp mặt của nhiều nữ nghệ sĩ nổi tiếng.
Nguyễn Hoài Thương và các khách mời nổi tiếng tại sự kiện khai trương thẩm mỹ viện. Nguồn: Kinh tế doanh nghiệp.
"Sắc đẹp chỉ là điều kiện cần, là điểm cộng cho những cuộc đàm phán thành công, gây ấn tượng với đối tác, khách hàng chứ không thể là điều kiện đủ để phụ nữ đạt được thành công trong cuộc sống và tạo dựng sự nghiệp kinh doanh vững chắc", Nguyễn Hoài Thương trả lời phóng viên về vai trò của nhan sắc.
Nguyễn
Hoài Thương phát biểu tại buổi khai trương thẩm mỹ viện Bonita với vai
trò Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ doanh nghiệp này. Nguồn: Kinh tế doanh
nghiệp.
Cụ thể, theo báo Đời sống và Pháp luật ghi nhận, trang web của thẩm mỹ viện Bonita là vienthammybonita.vn (thời điểm tháng 5/2019) cơ sở làm đẹp này vô tư quảng cáo dịch vụ: Aviar - Trẻ hóa da triết xuất từ trứng cá tầm.
"Aviar là dịch vụ trẻ hóa da sử dụng những sản phẩm được chiết xuất từ trứng cá tầm – kim cương đen của đại dương. Đây cũng là dịch vụ gây thương nhớ cho rất nhiều chị em tại Viện thẩm mỹ Bonita", cơ sở này tung hô.
Cùng với đó, trên trang web và fanpage của Thẩm mỹ viện Bonita cũng đăng tải nhiều hình ảnh, clip thể hiện đang thực hiện trẻ hóa da từ cá tầm cho nhiều khách hàng, dù đây là dịch vụ chưa được cơ quan chức năng, cụ thể là Sở Y tế Hà Nội cấp phép.
Bên cạnh việc không được cơ quan chức năng cấp phép thì nguồn gốc, xuất xứ của những sản phẩm được quảng cáo là chiết xuất từ trứng cá tầm do cơ sở này sử dụng cho khách hàng cũng khiến dư luận đặt ra nghi vấn. Bởi một dịch vụ chưa được cấp phép sẽ tiềm ẩn nguy cơ lớn đối với người sử dụng, bên cạnh yếu tố pháp lý không đảm bảo.
Đến thời điểm hiện tại việc sử dụng động vật trong các dịch vụ làm đẹp vẫn chưa được Sở Y tế các tỉnh thành cấp phép cho bất cứ cơ sở nào gồm spa, phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ, bệnh viện trên cả nước. Do đó việc quảng cáo và thực hiện dịch vụ này là không đảm bảo quy định pháp lý, coi thường sức khỏe khách hàng, qua mặt cơ quan chức năng.
Khi vụ việc kinh doanh dịch vụ không phép tại thẩm mỹ viện Bonita chưa đi đến hồi kết, Nguyễn Hoài Thương tiếp tục bị Ngân hàng TPBank tố giác có hành vi lợi dụng chức vụ là Phó Giám đốc Ngân hàng TPBank - Chi nhánh Phạm Hùng chỉ đạo nhân viên cấp dưới làm thủ tục để Thương phê duyệt, tất toán khống 5 sổ tiết kiệm của khách hàng. Thương đã chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn của TPBank.
Báo Vietnamnet đưa tin, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội cũng ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bị can Thương trong thời hạn 4 tháng để tiến hành điều tra. Các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đã được Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội phê chuẩn.
Đại diện TPBank cho biết: Sự việc này đã được chính TPBank phát hiện trong quá trình rà soát quy trình, hồ sơ nội bộ để đảm bảo an toàn cho ngân hàng và tài sản của khách hàng. Đây là việc làm định kỳ hàng tháng tại TPBank. Sau khi phát hiện ra vụ việc của bà Thương, TPBank đã chủ động đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra để phối hợp xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Bà Thương sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và ngân hàng về hành vi vi phạm của mình.
Về việc đảm bảo an toàn tài sản của khách hàng gửi tiền, đại diện TPBank khẳng định các khách hàng có liên quan trong vụ việc đều được TPBank đảm bảo quyền lợi, đều đã được hoàn trả đầy đủ gốc và lãi các sổ tiết kiệm đã gửi đúng theo quy định.
Sau thông tin khởi tố khởi tố vụ án và khởi tố bị can Nguyễn Hoài Thương (tức Nguyễn Thu Trang), cả website và fanpage của thẩm mỹ viện Bonita đều đã ở trạng thái dừng hoạt động.
Theo Trí Thức Trẻ
Bắt hàng loạt lãnh đạo ban quản lý dự án và nhà thầu
Cơ quan điều tra Bộ Công an xác định việc dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi vừa đưa vào sử dụng đã bị hư hỏng là có nhiều sai phạm
trong quá trình thi công và nghiệm thu.
Ngày 14.11, Cơ quan CSĐT Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố bị
can, thực hiện lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với 4 bị can là lãnh
đạo Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (gọi tắt là
Ban quản lý) và một số nhà thầu đề điều tra tội vi phạm quy định về xây
dựng gây hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể, các bị can gồm: Nguyễn Tiến
Thành, nguyên Giám đốc Ban quản lý; Hà Văn Bình, nguyên Giám đốc gói
thầu số 7 thuộc Ban quản lý; Phạm Đình Phú, Phó tổng giám đốc Công ty
Phương Thành, Giám đốc Ban điều hành gói thầu số 5 và Nguyễn Thành An,
thành viên Cienco 1, Phó giám đốc Ban Điều hành gói thầu số 7.
Gây hậu quả nghiêm trọng
Theo Cơ quan CSĐT Bộ Công an, việc khởi tố các bị can nêu trên diễn ra trong quá trình điều tra vụ án hình sự vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC),
Ban quản lý và các đơn vị liên quan. Các bị can nêu trên đã có hành vi
sai phạm, gây thiệt hại trong quá trình thi công, nghiệm thu dự án đường
cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Hiện Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang tiếp tục khẩn trương điều tra mở
rộng vụ án, củng cố tài liệu chứng cứ để làm rõ hành vi phạm tội của các
bị can và những người liên quan; xác minh tài sản để thu hồi, kê biên
triệt để theo đúng quy định của pháp luật.
Liên quan đến những sai phạm trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, từ tháng 8.2018 đến nay Báo Thanh Niên đã có nhiều bài viết phản ánh, nêu vấn đề chất lượng đường kém. Điển hình như: Vì sao cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi bị chê (7.8.2018), Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi hư hỏng do... đọng nước mưa? (11.10.2018), “Vết dầu loang” chất lượng kém trên cao tốc 34.000 tỉ đồng? (23.10.2018), Chống dột hầm chui cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi bằng... băng keo (22.11.2018), Thêm nhiều cây cầu trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi bị sụt lún (27.11.2018), Cao tốc 34.000 tỉ đồng “lún kỹ thuật” hay kém chất lượng? (29.11.2018), Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi lại xuất hiện lún, võng (27.6.2019)...
Khi trao đổi với PV Thanh Niên tại
thời điểm đó, lãnh đạo Ban quản lý khẳng định những hư hỏng trên không
phải do chất lượng của công trình; thậm chí ông Nguyễn Tiến Thành còn
cho rằng hư hỏng có phần do… mưa đọng cục bộ tại một số vị trí! Ông
Thành cũng “đẩy” trách nhiệm cho các nhà thầu khi nói rằng công trình
được bảo hành 24 tháng và tất cả những hư hỏng đang xảy ra đều thuộc về
nhà thầu xây lắp.
Mạnh Cường
Đường liên tục hư hỏng
Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi do VEC, thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp,
làm chủ đầu tư. Dự án có tổng chiều dài 139,2 km, khởi công xây dựng
vào 19.5.2013. Sau khi hoàn thành các hạng mục trên tuyến chính, Hội
đồng Nghiệm thu nhà nước đã kiểm tra, đánh giá và chấp thuận nghiệm thu,
đưa vào khai thác theo quy định. Trong đó, đoạn Đà Nẵng - Tam Kỳ đưa
vào khai thác từ 2.8.2017, đoạn Tam Kỳ - Quảng Ngãi thông xe đưa vào
khai thác từ 2.9.2018. Tuy nhiên, khi vừa mới đưa vào sử dụng, tuyến
đường này đã liên tục hư hỏng.
Cụ thể, từ đầu tháng 10.2018, mặt đường đoạn từ Km 0 - Km 65 xuất
hiện nhiều vị trí bong tróc, ổ gà. Cuối tháng 10.2018, 21 cầu trên tuyến
cao tốc có hiện tượng nước thấm từ dải phân cách giữa xuống mố trụ;
thấm nước mối nối các ống thoát nước mặt cầu. Cuối tháng 11.2018, mặt
đường tiếp giáp với một số cầu bị lượn sóng, xuất hiện một số vết nứt.
Bên cạnh đó, một số công trình cầu, hầm chui dân sinh
trên toàn tuyến xuất hiện thấm, dột; một số vị trí mái taluy bị xói lở
do nhà thầu chưa hoàn thiện công tác trồng cỏ và gia cố mái. Do tuyến
đường đang trong thời gian bảo hành nên các nhà thầu đã nhiều lần tiến
hành sửa chữa, đảm bảo giao thông. Từ cuối năm 2018, các nhà thầu tiến
hành cào bóc, thi công lại móng và mặt đường nhưng năm 2019, đoạn tuyến
này lại tiếp tục bị hư hỏng.
Cuối tháng 10.2018, sau quá trình kiểm tra thực tế trên dự án, VEC
đã ra quyết định cảnh cáo 4 đơn vị, gồm: Ban Điều hành liên danh nhà
thầu gói 4; Ban Điều hành liên danh nhà thầu gói 6; Ban Quản lý dự án Đà
Nẵng - Quảng Ngãi; Ban Điều hành quản lý khai thác đường cao tốc Đà
Nẵng - Quảng Ngãi (VECS). VEC cũng cảnh cáo 5 cá nhân, gồm: giám đốc
điều hành liên danh nhà thầu gói 4, giám đốc điều hành liên danh nhà
thầu gói 6, cán bộ phụ trách thi công nhà thầu gói 4 (đoạn Công ty Tuấn
Lộc thi công), cán bộ phụ trách thi công nhà thầu gói 6 (đoạn Tổng công
ty Thành An thi công), phó giám đốc kiêm đội trưởng đội vận hành và bảo
trì VECS; tạm đình chỉ công tác ông Nguyễn Tiến Thành. Cùng thời điểm
cuối tháng 10.2018, Bộ GTVT cũng đã quyết định thanh tra đột xuất toàn
diện dự án.
Cơ quan điều tra vào cuộc vụ tuyến tránh Chư Sê 250 tỉ gãy như 'động đất'
Công an tỉnh Gia Lai vào cuộc điều tra vụ tuyến tránh H.Chư Sê trị giá 250 tỉ đồng chưa bàn giao đã sụt lún, đứt gãy 'như động đất'.
Ngày 14.11, đại tá Phan Thanh Tám, Phó giám đốc Công an tỉnh Gia
Lai, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai đã tổ chức
khám nghiệm hiện trường tuyến tránh H.Chư Sê 250 tỉ đồng bị hư hỏng.
Để phục vụ công tác điều tra, UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu Ban quản lý dự án 6 (BQLDA 6, Bộ Giao thông vận tải) tạm dừng việc dỡ tải đoạn đường hư hỏng để cơ quan điều tra khám nghiệm theo quy định.
Trao đổi với PV Thanh Niên,
đại tá Phan Thanh Tám nói: “Giám định hiện trường là bước ban đầu. Động
thái này nhằm phòng tránh việc bị xóa trộn hiện trường khi các đơn vị
của BQLDA 6 dỡ tải”.
Việc điều tra tuyến tránh Chư Sê
được Công an tỉnh Gia Lai kiến nghị và UBND tỉnh chấp thuận, đồng ý
bằng văn bản. Đây là căn cứ để xác định trách nhiệm (nếu có) của các bên
tư vấn, giám sát và thi công.
Như Thanh Niên đã đưa tin, dự án đường Hồ Chí Minh, tuyến tránh H.Chư Sê vừa hoàn thành được 3 tháng đã bị lún sâu, mặt đường rách toạc với nhiều vết nứt.
Công trình 250 tỉ đồng này chưa nghiệm thu, chưa bàn giao do BQLDA 6
làm chủ đầu tư. Tổng chiều dài hơn 10,8 km; thi công vào tháng 5.2018;
hoàn thành vào tháng 6.2019.
Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh Gia Lai xác định nguyên nhân hư hỏng
của tuyến tránh Chư Sê 250 tỉ đồng là do 2 lớp đất yếu (trạng thái dẻo
mềm đến dẻo chảy) nằm phía dưới lớp vỏ cứng, phân bổ rộng khắp khu vực
sự cố và xuất hiện nước ngầm. Tuy vậy, các đơn vị chủ đầu tư,
tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu không phát hiện để xử lý
triệt để trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án của tuyến tránh Chư
Sê 250 tỉ đồng.
Nhận xét
Đăng nhận xét