ĐỊNH HƯỚNG XHCN? 17
ĐỊNH HƯỚNG XHCN
-Sản xuất hàng hóa đã là hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người.
-Đã là hàng hóa thì phải có thị trường tiêu thụ.
-Do vậy mà có kinh tế hàng hóa - thị trường.
-Sự phát triển nền sản xuất hàng hóa sẽ thúc đẩy thị trường mở rộng và phát triển.
-Quá trình phát triển đến hoàn thiện nền kinh tế thị trường làm nảy sinh ra chủ nghĩa tư bản.
-Vì nền kinh tế thị trường và chủ nghĩa tư bản là những hiện tượng tự nhiên nảy sinh do nhu cầu đòi hỏi của phát triển xã hội, nên mọi hình thái kinh tế - xã hội ra đời sau chúng (nếu có, nhờ cách mạng, nhờ đấu tranh) muốn tồn tại lâu dài thì không được duy ý chí loại bỏ chúng, phủ định sạch trơn chúng, mà phải kế thừa chúng.
-Mục đích cơ bản và trực tiếp của nến kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là thu hoạch được nhiều tư bản một cách tư nhân, rồi sau đó mới đến xây dựng xã hội giàu mạnh. Nghĩa là xây dựng xã hội giàu mạnh là mục đích thứ hai, gián tiếp của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
-Khi mới ra đời, trong thời kỳ đầu hoạt động còn mù quáng, chưa quan tâm tới điều tiết, do đòi hỏi gay gắt tư bản để tồn tại và phát triển, và một phần cũng do thoát thai từ xã hội phong kiến thối nát, tầng lớp tư bản, trong khi thực hiện nhiệm vụ thiên sứ của mình, đã gây ra nhiều điều tác tệ cho cuộc sống nhân quần. Chính vì vậy mà nó khuấy đảo phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột của đại chúng cần lao - là bộ phận hợp thành cuộc đấu tranh vĩ đại đòi quyền sống cơ bản, bảo vệ sự sống còn của tầng lớp bị trị đối với tầng lớp thống trị xã hội.
-Triết học duy vật Mác ra đời giữa lòng cuộc đấu tranh sôi sục ấy, trực tiếp quan sát nó và đề xướng học thuyết về chủ nghĩa cộng sản, tưởng tượng ra một xã hội được cho là tương phản với xã hội tư bản, một xã hội công bằng, bác ái, không có áp bức bất công, người bóc lột người, mà xã hội tiền thân của xã hội ấy được gọi là xã hội XHCN, lấy kinh tế kế hoạch, phi thị trường làm nền kinh tế chủ đạo. Và muốn thế trước tiên phải thực hiện thành công cuộc cách mạnh vô sản, nhằm triệt tiêu tầng lớp tư sản, đạp đổ nhà nước tư sản (!?).
-Cách mạng vô sản thành công đầu tiên trên thế giới là cách mạng Tháng Mười Nga do Lênin vạch đường chỉ hướng và lãnh đạo.
-Tiếp theo nước Nga là hàng loạt nước Đông Âu, vài nước Châu Á và Cu - ba cũng theo học thuyết cộng sản, bắt tay xây dựng xã hội XHCN. Sau hơn nửa thế kỷ xây dựng CNXH, tuy cũng đạt được vài thành tựu nhưng nói chung, không xóa được bóc lột, mức sống của đại chúng cần lao không lấy gì làm khá hơn, nếu không muốn nói là tệ hơn, mất công bằng hơn đại chúng cần lao ở các nước tư bản. Không những không có nước nào xây dựng CNXH thành công mà hầu hết các nước đó chế độ còn rệu rã, xã hội quay về với lối làm ăn kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
-Nguyên nhân chủ yếu vì triết học Mác còn phạm không ít sai lầm trong nhận thức lý luận nên học thuyết về chủ nghĩa cộng sản cũng không thoát khỏi sai lạc, kéo theo nhiều nghịch lý, trái khoáy, ách tắc dẫn đến thất bại trong xây dựng CNXH.
-Nhưng tại sao có một thời, đại chúng cần lao lại tin yêu chủ nghĩa cộng sản đến thế? Đó là do chủ nghĩa cộng sản, cũng như đạo Phật, thấm đẫm lòng nhân ái đối với tầng lớp cần lao, chân thành vạch ra con đường "diệt khổ", đi đến tương lai hạnh phúc sán lạn. Chỉ khác là nếu đạo Phật rao giảng phải tu hành đơn lẻ đầy yếm thế, cải lương, thụ động, thì chủ nghĩa cộng sản lại tuyên truyền phải hợp sức đấu tranh bằng cả bầu nhiệt huyết một cách sắt máu! Do nhận thức của thời đại mà cả hai đều có đúng có sai, đều đã ngộ nhận chân lý. Tuy nhiên, để nhận ra được sự ngộ nhận ấy, không phải dễ, và phải trả giá!
-Nước ta cũng lâm vào tình trạng ấy, tức là đã đặt niềm tin kiên định đến mức bảo thủ nặng nề sự ngộ nhận chân lý ấy. Nhưng rồi sau một thời gian trung thành với những nguyên tắc xây dựng CNXH, bị chính những nguyên tắc ấy tàn phá ghê gớm, đưa xã hội cộng sản đến bờ vực của đói nghèo, kiệt quệ, đã bắt buộc phải đổi mới nếu không muốn tiêu vong, nói thẳng ra là trở về với nền kinh tế hàng hóa - thị trường để mưu cầu tồn tại, "Đổi mới là sống, không đổi mới là chết" (Nguyễn Văn Linh).
-Nhưng không lẽ tốn biết bao xương máu làm cuộc cách mạng vô sản nhằm loại trừ chủ nghĩa tư bản để cuối cùng vẫn quay lại với nền kinh tế hàng hóa - thị trường tư bản chủ nghĩa, vẫn "dung túng" tầng lớp tư sản, lực lượng bị coi là kẻ thù số một, "kẻ thù giai cấp" của đại chúng cần lao, của tầng lớp vô sản?
-Thế là các nhà lý luận macxít, các nhà lãnh đạo thủ cựu, trung thành với lý tưởng mà cả đời họ theo đuổi, đã tìm mọi cách, đủ mọi lý lẽ để biện minh cho đổi mới, coi đổi mới là hướng đi dũng cảm, đầy trí tuệ để tiến lên CNXH. Trong quá trình đó, vì đổi mới thực chất là cự tuyệt với nền kinh tế kế hoạch để đến với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa trên thực tế, nhưng trong tư duy lý luận vẫn không thể chịu đựng nổi sự "quay về" ấy, vẫn khăng khăng không thừa nhận nền kinh tế ấy, nên khái niệm "lỏng lẻo" "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" ra đời. Đến nay mấy ai hiểu được cặn kẽ khái niệm này?
-Thực ra để hiểu khái niệm "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" không khó. Ăn thua là phải thay đổi tư duy một chút.
-Thực chất cuộc cách mạng vô sản ở nước ta do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo là cuộc cách mạng "hai trong một", nghĩa là bao gồm hai cuộc đấu tranh, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và cuộc cách mạng vô sản, với mục đích duy nhất là chống xâm lược, giải phóng thống nhất đất nước, xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh, "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" để dân tộc Việt được ấm no, hạnh phúc.
-Nước ta đã hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc một cách hiển hách, vẻ vang!
-Còn cuộc cách mạng thứ hai, tức cuộc cách mạng lật đổ chế độ thực dân - phong kiến, xóa bỏ bóc lột, xây dựng một Việt Nam dân giàu nước mạnh, phi tư bản, do một số vấn đề còn ách tắc, chưa thông suốt về mặt lý luận như đã nói nên còn lắm nhiêu khê, chỉ mới hoàn thành một phần.
-Xây dựng một xã hội theo nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản phi tư bản, nhưng lại phải chấp nhận nền kinh tế hàng hoá - thị trường, và ngay cả khi dùng thuật ngữ " kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" cũng là điều rất khó dãi bày của các nhà cuồng tín chủ nghĩa Mác.
-Nhiều người không biết rằng, sự xuất hiện nền kinh tế thị trường và chủ nghĩa tư bản, cùng các cuộc đấu tranh trong nội bộ loài người đều là hiện tượng tự nhiên nảy sinh trên bước đường phát triển xã hội của xã hội loài người, dù có thể đúng hay sai, hợp lý hay không hợp lý, đều có mục đích tối hậu là vì sự sống còn của con người, vì sự sống sung túc hơn, thỏa mãn hơn của bộ phận người này hay bộ phận người khác. Như vậy, dù cũng có thế nọ thế kia, lúc này lúc khác, dù gián tiếp hay trực tiếp, nói ra hay không nói ra, thì mục đích chung nhất, cuối cùng của hoạt động loài người là đảm bảo sự sống còn, xây dựng một "xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", tạo dựng một quốc gia "dân giàu, nước mạnh". Vậy thì thực hiện chủ nghĩa cộng sản cũng vì mục đích ấy thôi và kéo theo, xây dựng "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" cũng phải có mục đích ấy.
-Cuối cùng, để cuộc cách mạng vô sản vẫn còn cần thiết và còn ý nghĩa thì xã hội nước ta phải được xây dựng khác với xã hội tư bản! Cho dù đành phải khước từ nền kinh tế kế hoạch thuần túy do nhà nước độc quyền chỉ đạo XHCN, quay lại với nền kinh tế hàng hóa - thị trường đa thành phần thì phải xác nhận rằng đó vẫn không phải chủ nghĩa tư bản mà là "nền kinh tế hàng hóa - thị trường cộng sản chủ nghĩa", tức là "nền kinh tế hàng hóa - thị trường theo định hướng XHCN".
-Đẻ ra khái niệm rồi sau đó mới tìm hiểu khái niệm và điều chỉnh dần trong thực tiễn là chuyện ngược đời. Chính vì ngược đời như vậy cho nên trong thực tế mới xảy ra nhiều chuyện ngược ngạo như xâm hại đất đai của dân tình, tham quan lại nhũng tràn lan đến bất thường, BOT mọc chi chít, xâm hại tài nguyên vô tội vạ...
-Đơn giản, mục đích chính xác của cách mạng vô sản Việt Nam phải trùng với mục đích chung của loài người, là xây dựng một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân, nghĩa là xây dựng một xã hội độc lập, tự chủ, tất cả thực sự vì dân. Kéo theo, xây dựng hoàn chỉnh "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" có mục đích chính xác là: xây dựng một tổ quốc "dân giàu, nước mạnh", một xã hội "công bằng, bác ái, dân chủ, văn minh". Ngày nay, hầu như tất cả các nước phát triển hay không phát triển, cộng sản hay không cộng sản, nhiều hay ít, nhất là các nước bắc Âu như Đan Mạch, Bỉ, Phần Lan... đều xây dựng xã hội thỏa mãn mục đích ấy.
-Xác định chính xác mục đích như thế sẽ rất dễ hiểu khái niệm "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" và có thể bỏ thuật ngữ "XHCN" nghe mông lung xa vời đi, thay bằng thuật ngữ "vì dân", nghe "sát sườn" hơn.
-Qua đó cũng phân biệt được dễ dàng CNTB và CNXH (CNCS). Kinh tế của CNTB là trực tiếp cho làm giàu tư nhân rồi mới gián tiếp đến xã hội. Còn kinh tế của CNXH là trực tiếp cho giàu mạnh xã hội, từ đó mà gián tiếp đến tư nhân. Do đó, mục tiêu trước hết và trên hết tạo dựng các công trình công cộng là phục vụ xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống cho toàn dân chứ không ưu tiên cho tầng lớp có của.
-Giãn cách giàu - nghèo càng xa, càng khuếch trương tính không tốt của tư bản chủ nghĩa!
-Vì "nền kinh tế hàng hóa - thị trường theo định hướng XHCN" thực chất là nền kinh tế hàng hóa - thị trường vì dân giàu nước mạnh, nên không phải thấy nó phát triển bành trướng mù quáng là tưởng tốt!
-Muốn xây dựng thành công "nền kinh tế hàng hóa - thị trường theo định hướng vì dân giàu nước mạnh" tiên quyết phải có đội ngũ lãnh đạo hoạt động trung thành với lý tưởng "vì dân giàu nước mạnh".
-Không phải chỉ bằng tuyên truyền suông mà có được đội ngũ lãnh đạo hoạt động trung thành và tận tâm với lý tưởng "vì dân giàu nước mạnh"!
------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Muốn phát triển kinh tế thị trường càng cần định hướng xã hội chủ nghĩa
Nhà hàng ở Đà Nẵng nói về hóa đơn bữa ăn hải sản có giá 85 triệu đồng: "Họ gọi món sang nhất nên đắt"
Đình Thức |
"Đoàn khách này ăn ở đây nhiều lần rồi. Họ luôn chọn món sang, đắt tiền nhất", quản lý nhà hàng chia sẻ.
Những ngày qua, mạng xã hội facebook dậy sóng khi tài khoản
có tên Ngọc Ly Phạm chia sẻ hóa đơn 1 bữa ăn hải sản có giá lên đến hơn
85 triệu đồng. Chủ tài khoản này cho hay đây là bữa ăn đón tiếp 1 đoàn
khách nước ngoài.
Tuy nhiên, tài khoản Ngọc Ly Phạm cũng khẳng định "chỉ ăn thuần túy chứ không có bất cứ gì ngoài ăn mà tính tiền kiểu này thì ai đến Đà Nẵng mà không khiếp". Người này cũng nêu tên tuổi nhà hàng là quán Mỹ Hạnh (đường Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) đồng thời kêu gọi mọi người tẩy chay.
Tài khoản này còn đăng tải hóa đơn bữa ăn để làm minh chứng. Theo hóa đơn, đoàn khách đã ăn 5kg tôm hùm (loại 4,4 triệu đồng/kg) với số tiền phải thanh toán là 22 triệu đồng, 11,2kg tôm tít (loại 2,5 triệu đồng/kg) với tiền phải thanh toán là 28 triệu đồng, 2,6kg tôm tít (loại 2,3 triệu đồng/kg) với tiền phải thanh toán là 5.980.000 đồng, 10 kg mực ống (loại 250 ngàn đồng/kg) với số tiền phải thanh toán là 2,5 triệu đồng…
Ngoài ra, đoàn khách còn ăn nhiều món khác nghêu, gà, sò lông, thịt rang… với số lượng nhiều.
Thông tin trên ngay khi đăng tải đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng do giá trị bữa ăn lên đến hơn 85 triệu đồng. Ngoài ra, nhiều người còn phát hiện nhà hàng tính thiếu 4 triệu đồng cho giá tiền bữa ăn. Nhiều ý kiến lập tức phản đối thông tin trên và cho rằng đoàn khách gọi toàn những món đắt tiền, quán có niêm yết giá cả.
Trao đổi với phóng viên, anh Dương Hiển Thanh, quản lý nhà hàng Mỹ Hạnh, xác nhận hóa đơn trên là của nhà hàng.
"Đó
là đoàn khách có khoảng hơn 40 người bao gồm cả trẻ em. Tôi rất bất ngờ
khi thấy hóa đơn đó được đưa lên mạng và chỉ trích chúng tôi chặt chém.
Đoàn khách này họ ăn ở đây vài lần rồi. Họ ăn toàn những món sang, đắt tiền. Thấy khách gọi nhiều chúng tôi có tư vấn nhưng họ vẫn cứ gọi thêm.
Khi thanh toán tiền họ cũng vui vẻ chứ không có ý kiến gì. Không biết có một anh khách nào đó trong đoàn thấy nhiều tiền rồi anh đăng lên Facebook", anh Thanh nói.
Theo quản lý, giá tất cả các loại hải sản ở quán đều được niêm yết rõ ràng. Khách hàng thường tham quan rồi mới lựa chọn món. Ngoài ra, cùng là 1 loại hải sản nhưng có nhiều mức giá khác nhau tùy thuộc vào kích cỡ. Anh Thanh ví dụ loại tôm hùm đoàn khách trên gọi có giá 4,4 triệu đồng/kg vì đây là loại có trọng lượng trên 2kg/con.
"Họ gọi món sang nhất nên đắt. Tính trung bình thì mỗi người ăn hết hơn 2 triệu. Nếu gọi món bình thường thì khoảng 700 đến 800 nghìn đồng/người là phù hợp", anh Thanh chia sẻ.
Ngoài ra, vị quản lý nhà hàng Mỹ Hạnh cũng phủ nhận thông tin đoàn khách bị tính tiền chén bát vỡ như trong hóa đơn. Theo đó, số tiền 200 nghìn đồng tiền chén bát là do khách mua để mang về.
Tuy nhiên, tài khoản Ngọc Ly Phạm cũng khẳng định "chỉ ăn thuần túy chứ không có bất cứ gì ngoài ăn mà tính tiền kiểu này thì ai đến Đà Nẵng mà không khiếp". Người này cũng nêu tên tuổi nhà hàng là quán Mỹ Hạnh (đường Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) đồng thời kêu gọi mọi người tẩy chay.
Tài khoản này còn đăng tải hóa đơn bữa ăn để làm minh chứng. Theo hóa đơn, đoàn khách đã ăn 5kg tôm hùm (loại 4,4 triệu đồng/kg) với số tiền phải thanh toán là 22 triệu đồng, 11,2kg tôm tít (loại 2,5 triệu đồng/kg) với tiền phải thanh toán là 28 triệu đồng, 2,6kg tôm tít (loại 2,3 triệu đồng/kg) với tiền phải thanh toán là 5.980.000 đồng, 10 kg mực ống (loại 250 ngàn đồng/kg) với số tiền phải thanh toán là 2,5 triệu đồng…
Ngoài ra, đoàn khách còn ăn nhiều món khác nghêu, gà, sò lông, thịt rang… với số lượng nhiều.
Thông tin trên ngay khi đăng tải đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng do giá trị bữa ăn lên đến hơn 85 triệu đồng. Ngoài ra, nhiều người còn phát hiện nhà hàng tính thiếu 4 triệu đồng cho giá tiền bữa ăn. Nhiều ý kiến lập tức phản đối thông tin trên và cho rằng đoàn khách gọi toàn những món đắt tiền, quán có niêm yết giá cả.
Trao đổi với phóng viên, anh Dương Hiển Thanh, quản lý nhà hàng Mỹ Hạnh, xác nhận hóa đơn trên là của nhà hàng.
Đoàn khách này họ ăn ở đây vài lần rồi. Họ ăn toàn những món sang, đắt tiền. Thấy khách gọi nhiều chúng tôi có tư vấn nhưng họ vẫn cứ gọi thêm.
Khi thanh toán tiền họ cũng vui vẻ chứ không có ý kiến gì. Không biết có một anh khách nào đó trong đoàn thấy nhiều tiền rồi anh đăng lên Facebook", anh Thanh nói.
Theo quản lý, giá tất cả các loại hải sản ở quán đều được niêm yết rõ ràng. Khách hàng thường tham quan rồi mới lựa chọn món. Ngoài ra, cùng là 1 loại hải sản nhưng có nhiều mức giá khác nhau tùy thuộc vào kích cỡ. Anh Thanh ví dụ loại tôm hùm đoàn khách trên gọi có giá 4,4 triệu đồng/kg vì đây là loại có trọng lượng trên 2kg/con.
"Họ gọi món sang nhất nên đắt. Tính trung bình thì mỗi người ăn hết hơn 2 triệu. Nếu gọi món bình thường thì khoảng 700 đến 800 nghìn đồng/người là phù hợp", anh Thanh chia sẻ.
Ngoài ra, vị quản lý nhà hàng Mỹ Hạnh cũng phủ nhận thông tin đoàn khách bị tính tiền chén bát vỡ như trong hóa đơn. Theo đó, số tiền 200 nghìn đồng tiền chén bát là do khách mua để mang về.
theo Trí Thức Trẻ
Bỏ các loại Quỹ ngoài ngân sách - Chống thất thoát & “móc túi” dân
Thanh Trúc, RFA
2019-08-15
2019-08-15
Nghiên Cứu để loại bỏ ngay hoặc giữ lại những qũy tài chính ngoài
ngân sách Nhà Nước là đề nghị mới đây nhất của Đoàn Giám Sát thuộc Ủy
Ban Thường Vụ Quốc Hội Việt Nam.
Không hiệu quả thì bỏ
Theo nguồn từ báo chí trong nước thì chiều ngày 13 tháng Tám Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội đã tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý và sử dụng các qũy tài chính nhà nước ngoài ngân sách được thành lập trong giai đoạn 2013-2018.
Chuyên gia tài chính Ngô Trí Long giải thích:
Những qũy này không phải từ tiền ngân sách nhà nước mà tiền từ các tổ chức doanh nghiệp và của người dân đóng góp vào, thí dụ như Qũy Phòng Chống Tác Hại Của Thuốc Lá thì nó trích bao nhiêu phần trăm không phải từ ngân sách.
Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý và sử dụng các qũy tài chính nhà nước ngoài ngân sách là công việc đúng và cần thiết, là nhận định của đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc:
Có lẽ chỉ những người giám sát trực tiếp và có nghiệp vụ thì mới phát hiện được một là không có hiệu quả, không hiệu quả thì có thất thoát. Vì thế mà tôi cho việc giám sát này liên quan đến tiền bạc ngân sách trong bối cảnh cơ chế đẻ ra rất nhiều yếu tố lỏng lẻo trong quản lý và kẽ hở của luật pháp để mà thất thoát.
Trong báo cáo kết quả giám sát, chủ nhiệm Ủy Ban Tài Chính –Ngân Sách trong quốc hội, ông Nguyễn Đức Hải, cũng khẳng định việc giám sát nhằm xem xét hiệu quả từ các qũy tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được lập ra trong quá trình cải cách kinh tế giai đoạn 2013 đến 2018.
Kết quả giám sát cho thấy do trước nay chưa có cơ quan nào từ Trung Ương đến địa phương giữ trách nhiệm thống nhất quản lý, vì thế nhiều mặt tồn tại và hạn chế đã phát sinh khi thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến các qũy tài chính ngoài ngân sách đó.
Mặt khác, vẫn lời ông Nguyễn Đức Hải, nguồn tài chính hình thành các qũy này còn nhiều bất cập, chưa bảo đảm hoạt động độc lập với ngân sách, Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng việc thể hiện chức năng, nhiệm vụ của các qũy tài chính ngoài ngân sách có dấu hiệu trùng lặp trong lúc hiệu quả hoạt động không cao.
Thuế chồng thuế là sai
Dưới mắt chuyên gia tài chính Ngô Trí Long, việc loại bỏ nhiều loại qũy tài chính ngoài ngân sách, trong đó có Qũy BảoTrì Đường Bộ, Qũy Phòng Chống Thiên Tai chẳng hạn, là một đề nghị cần thiết: :
Về quan điểm là hoàn toàn đúng, nhưng phải xét cụ thể từng loại một. Thứ nhất mục đích của qũy là gì, có nên lập qũy đó hay không. Vấn đề thứ hai là nguồn thu của qũy từ đâu, và cái thứ ba là vấn đề sử dụng qũy đó ra làm sao, thứ tư là vấn đế quản lý qũy đó như thế nào. Ví dụ Qũy bảo Trì Đường Bộ là bỏ rồi, là vì ông trong Ủy Ban Tài Chính Quốc Hội, là ông Hải đấy, ông nói rằng thực chất qũy là một loại thuế, mà như vậy là thuế chồng thuế, phí chồng phí rất không cần thiết. Hiện chính phủ đã quyết định bỏ cái Qũy Bảo Trì Đường Bộ rồi, còn những qũy kia thì đang nghiên cứu và xem xét.
Đại biểu Dương Trung Quốc đồng tình với ý kiến đơn cử là đề nghị bãi bỏ ngay Qũy Bảo Trì Đường Bộ từ Trung Ương cho đến địa phương mà Đoàn Giám Sát Quốc Hội đưa ra:
Người dân đương nhiên có nghĩa vụ khi sử dụng các phương tiên đi lại trên đường hạ tầng nhưng mà nó chồng chéo với nhau. Ô tô khi sử dụng mặt đường vừa phải mua xăng vừa phải đóng nhiều khoản thu là vô lý. Vì thế tôi nghĩ việc làm này là qui về một mối và đó là đúng. Tất nhiên lần này mới xử lý một số qũy mà nó bộc lộ quá rõ những hạn chế, những tiêu cực. Tôi nghĩ về lâu dài cũng phải xem xét lại việc bất kỳ một chi tiêu nào của nhà nước cũng phải nằm trong vòng kiểm soát của ngân sách.
Ngoài Qũy Bảo Trì Đường Bộ, còn có một loạt qũy tài chính nhà nước ngoài ngân sách khác như Qũy Phòng Chống Thiên Tai, Qũy Bình Ổn Giá Xăng Dầu, Qũy Dịch Vụ Viễn Thông Công Ích, Qũy Phòng Chống Tác Hại Của Thuốc Lá vân vân…
Kết quả kiểm tra còn phát hiện quá nhiều qũy ở địa phương làm phát sinh nhiều chi phí quản lý và tổ chức biên chế. Ngoài ra, một số qũy tài chính ngoài ngân sách còn bộc lộ sự yếu kém về quản lý và hoạt động, trong khi đó công tác kiểm tra, thanh tra và kiểm toán chưa thực hiện đến nơi đến chốn.
Đoàn Giám Sát còn kiến nghị Quốc Hội xem xét ban hành Nghị Quyết nhằm tăng cường quản lý cũng như kiểm tra việc sử dụng các qũy tài chính ngoài ngân sách đó.
Theo nhà nghiên cứu độc lập trong nước, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, hầu hết những qũy tài chính ngoài ngân sách, thí dụ Qũy Bảo Trì Đường Bộ, là nguồn cơn của tình trạng thuế chồng thuế, phí chồng phí mà dân phải gánh chịu:
Đoàn Thanh Tra đã đề nghị bỏ bớt một số qũy thì tôi nghĩ nhân dịp này nên cố gắng công bố đầy đủ tất cả các qũy đã được lập ra, do cơ quan nào lập,ai chịu trách nhiệm, chi tiêu như thế nào, công khai minh bạch đến đâu, việc bảo đảm sự giám sát độc lập như thế nào. Tất cả những việc ấy rất cần thiết bởi các qũy này đều là tiền của dân, nếu không được công khai mình bạch , không đước đảm bảo có sự giám sát của người dân thì chắc chắn người dân không đồng tình.
Cái nào còn tồn thì phải xem xét lại nguồn hình thành từ đâu, sử dụng thế nào, quản lý ra sao… Phải xem xét cụ thể từng qũy một, ví dụ Qũy Bảo Trì Đường Bộ xét thấy không hợp lý là yêu cầu bỏ rồi, Qũy Phòng Chống Tác Hại Của Thuốc Lá bây giờ cũng cần phải xem xét lại.
Không phải cái nào cũng bỏ hết mà xem ra có những cái rất cần, không nên cực đoan quá. Riêng Qũy Bình Ổn Giá Xăng Dầu hiện có 2 quan điểm là nên bỏ hoặc không nên bỏ. Quan điểm của Bộ Tài Chính và chính phủ là không nên bỏ bởi vì hiện nay giá xăng dầu không do thị trường quyết định mà do Nhà Nước quyết định. Nhà Nước quyết định cho nên trong bối cảnh kiểm soát lạm phát và tăng mặt hàng dầu rất quan trọng mà nếu không có qũy dự phòng thì sẽ tác động. Cho nên bây giờ phải xem xét lại qũy đó, hình thành từ đâu, người tiêu dùng đóng góp vào một lít xăng là bao nhiêu, doanh nghiệp có phải đóng hay không, sử dụng như thế nào.
Được biết kiến nghị của Đoàn Giám Sát đều nhấn mạnh đến việc nghiên cứu để trình Chính phủ cho ý kiến về lộ trình bãi bỏ hay sát nhập hoặc cơ cấu lại từng qũy tài chính ngoài ngân sách. Tuy nhiên với động thái của đoàn giám sát -Ủy ban thường vụ quốc hội, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, lần đầu tiên có một bản báo cáo tương đối đầy đủ về tình hình hoạt động của các quỹ và kết luận nên chấm dứt việc cứ mỗi khi ban hành một luật thì lại cho ra đời một quỹ.
Không hiệu quả thì bỏ
Theo nguồn từ báo chí trong nước thì chiều ngày 13 tháng Tám Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội đã tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý và sử dụng các qũy tài chính nhà nước ngoài ngân sách được thành lập trong giai đoạn 2013-2018.
Chuyên gia tài chính Ngô Trí Long giải thích:
Những qũy này không phải từ tiền ngân sách nhà nước mà tiền từ các tổ chức doanh nghiệp và của người dân đóng góp vào, thí dụ như Qũy Phòng Chống Tác Hại Của Thuốc Lá thì nó trích bao nhiêu phần trăm không phải từ ngân sách.
Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý và sử dụng các qũy tài chính nhà nước ngoài ngân sách là công việc đúng và cần thiết, là nhận định của đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc:
Có lẽ chỉ những người giám sát trực tiếp và có nghiệp vụ thì mới phát hiện được một là không có hiệu quả, không hiệu quả thì có thất thoát. Vì thế mà tôi cho việc giám sát này liên quan đến tiền bạc ngân sách trong bối cảnh cơ chế đẻ ra rất nhiều yếu tố lỏng lẻo trong quản lý và kẽ hở của luật pháp dẫn đến thất thoát. - Ông Dương Trung QuốcĐó là kết quả một cuộc giám sát trong bối cảnh ngân sách công hay đầu tư công đang được siết chặt. Vả lại khi thành lập những qũy ấy tất nhiên có nhiều lý do để cho là cần thiết, nhưng mà lẽ ra nó chỉ cần thiết ở thời điểm nào đó thôi và phải được giám sát một cách chặt chẽ.
Có lẽ chỉ những người giám sát trực tiếp và có nghiệp vụ thì mới phát hiện được một là không có hiệu quả, không hiệu quả thì có thất thoát. Vì thế mà tôi cho việc giám sát này liên quan đến tiền bạc ngân sách trong bối cảnh cơ chế đẻ ra rất nhiều yếu tố lỏng lẻo trong quản lý và kẽ hở của luật pháp để mà thất thoát.
Trong báo cáo kết quả giám sát, chủ nhiệm Ủy Ban Tài Chính –Ngân Sách trong quốc hội, ông Nguyễn Đức Hải, cũng khẳng định việc giám sát nhằm xem xét hiệu quả từ các qũy tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được lập ra trong quá trình cải cách kinh tế giai đoạn 2013 đến 2018.
Kết quả giám sát cho thấy do trước nay chưa có cơ quan nào từ Trung Ương đến địa phương giữ trách nhiệm thống nhất quản lý, vì thế nhiều mặt tồn tại và hạn chế đã phát sinh khi thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến các qũy tài chính ngoài ngân sách đó.
Mặt khác, vẫn lời ông Nguyễn Đức Hải, nguồn tài chính hình thành các qũy này còn nhiều bất cập, chưa bảo đảm hoạt động độc lập với ngân sách, Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng việc thể hiện chức năng, nhiệm vụ của các qũy tài chính ngoài ngân sách có dấu hiệu trùng lặp trong lúc hiệu quả hoạt động không cao.
Thuế chồng thuế là sai
Dưới mắt chuyên gia tài chính Ngô Trí Long, việc loại bỏ nhiều loại qũy tài chính ngoài ngân sách, trong đó có Qũy BảoTrì Đường Bộ, Qũy Phòng Chống Thiên Tai chẳng hạn, là một đề nghị cần thiết: :
Về quan điểm là hoàn toàn đúng, nhưng phải xét cụ thể từng loại một. Thứ nhất mục đích của qũy là gì, có nên lập qũy đó hay không. Vấn đề thứ hai là nguồn thu của qũy từ đâu, và cái thứ ba là vấn đề sử dụng qũy đó ra làm sao, thứ tư là vấn đế quản lý qũy đó như thế nào. Ví dụ Qũy bảo Trì Đường Bộ là bỏ rồi, là vì ông trong Ủy Ban Tài Chính Quốc Hội, là ông Hải đấy, ông nói rằng thực chất qũy là một loại thuế, mà như vậy là thuế chồng thuế, phí chồng phí rất không cần thiết. Hiện chính phủ đã quyết định bỏ cái Qũy Bảo Trì Đường Bộ rồi, còn những qũy kia thì đang nghiên cứu và xem xét.
Đại biểu Dương Trung Quốc đồng tình với ý kiến đơn cử là đề nghị bãi bỏ ngay Qũy Bảo Trì Đường Bộ từ Trung Ương cho đến địa phương mà Đoàn Giám Sát Quốc Hội đưa ra:
Người dân đương nhiên có nghĩa vụ khi sử dụng các phương tiên đi lại trên đường hạ tầng nhưng mà nó chồng chéo với nhau. Ô tô khi sử dụng mặt đường vừa phải mua xăng vừa phải đóng nhiều khoản thu là vô lý. Vì thế tôi nghĩ việc làm này là qui về một mối và đó là đúng. Tất nhiên lần này mới xử lý một số qũy mà nó bộc lộ quá rõ những hạn chế, những tiêu cực. Tôi nghĩ về lâu dài cũng phải xem xét lại việc bất kỳ một chi tiêu nào của nhà nước cũng phải nằm trong vòng kiểm soát của ngân sách.
Ngoài Qũy Bảo Trì Đường Bộ, còn có một loạt qũy tài chính nhà nước ngoài ngân sách khác như Qũy Phòng Chống Thiên Tai, Qũy Bình Ổn Giá Xăng Dầu, Qũy Dịch Vụ Viễn Thông Công Ích, Qũy Phòng Chống Tác Hại Của Thuốc Lá vân vân…
Kết quả kiểm tra còn phát hiện quá nhiều qũy ở địa phương làm phát sinh nhiều chi phí quản lý và tổ chức biên chế. Ngoài ra, một số qũy tài chính ngoài ngân sách còn bộc lộ sự yếu kém về quản lý và hoạt động, trong khi đó công tác kiểm tra, thanh tra và kiểm toán chưa thực hiện đến nơi đến chốn.
Đoàn Giám Sát còn kiến nghị Quốc Hội xem xét ban hành Nghị Quyết nhằm tăng cường quản lý cũng như kiểm tra việc sử dụng các qũy tài chính ngoài ngân sách đó.
Theo nhà nghiên cứu độc lập trong nước, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, hầu hết những qũy tài chính ngoài ngân sách, thí dụ Qũy Bảo Trì Đường Bộ, là nguồn cơn của tình trạng thuế chồng thuế, phí chồng phí mà dân phải gánh chịu:
Đoàn Thanh Tra đã đề nghị bỏ bớt một số qũy thì tôi nghĩ nhân dịp này nên cố gắng công bố đầy đủ tất cả các qũy đã được lập ra, do cơ quan nào lập,ai chịu trách nhiệm, chi tiêu như thế nào, công khai minh bạch đến đâu, việc bảo đảm sự giám sát độc lập như thế nào. Tất cả những việc ấy rất cần thiết bởi các qũy này đều là tiền của dân, nếu không được công khai mình bạch , không đước đảm bảo có sự giám sát của người dân thì chắc chắn người dân không đồng tình.
Đoàn Thanh Tra đã đề nghị bỏ bớt một số qũy thì tôi nghĩ nhân dịp này nên cố gắng công bố đầy đủ tất cả các qũy đã được lập ra, do cơ quan nào lập,ai chịu trách nhiệm, chi tiêu như thế nào, công khai minh bạch đến đâu, việc bảo đảm sự giám sát độc lập như thế nào. - TS. Lê Đăng DoanhKiến nghị còn nói chính phủ, trong việc quản lý duyệt xét, cần vạch lộ trình cho những quyết định như rà soát, tái cơ cấu, sát nhập, dừng hoạt động hoặc giải thể đối với các qũy không hiệu quả, trùng lập, không đúng mục tiêu và không phù hợp với tình hình kinh tế xã hội . Tiến sĩ Ngô Trí Long cho biết điều này không có nghĩa là bãi bỏ hết tất cả các qũy tài chính ngoài ngân sách:
Cái nào còn tồn thì phải xem xét lại nguồn hình thành từ đâu, sử dụng thế nào, quản lý ra sao… Phải xem xét cụ thể từng qũy một, ví dụ Qũy Bảo Trì Đường Bộ xét thấy không hợp lý là yêu cầu bỏ rồi, Qũy Phòng Chống Tác Hại Của Thuốc Lá bây giờ cũng cần phải xem xét lại.
Không phải cái nào cũng bỏ hết mà xem ra có những cái rất cần, không nên cực đoan quá. Riêng Qũy Bình Ổn Giá Xăng Dầu hiện có 2 quan điểm là nên bỏ hoặc không nên bỏ. Quan điểm của Bộ Tài Chính và chính phủ là không nên bỏ bởi vì hiện nay giá xăng dầu không do thị trường quyết định mà do Nhà Nước quyết định. Nhà Nước quyết định cho nên trong bối cảnh kiểm soát lạm phát và tăng mặt hàng dầu rất quan trọng mà nếu không có qũy dự phòng thì sẽ tác động. Cho nên bây giờ phải xem xét lại qũy đó, hình thành từ đâu, người tiêu dùng đóng góp vào một lít xăng là bao nhiêu, doanh nghiệp có phải đóng hay không, sử dụng như thế nào.
Được biết kiến nghị của Đoàn Giám Sát đều nhấn mạnh đến việc nghiên cứu để trình Chính phủ cho ý kiến về lộ trình bãi bỏ hay sát nhập hoặc cơ cấu lại từng qũy tài chính ngoài ngân sách. Tuy nhiên với động thái của đoàn giám sát -Ủy ban thường vụ quốc hội, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, lần đầu tiên có một bản báo cáo tương đối đầy đủ về tình hình hoạt động của các quỹ và kết luận nên chấm dứt việc cứ mỗi khi ban hành một luật thì lại cho ra đời một quỹ.
Nhận xét
Đăng nhận xét